1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG PTTH LÊ HỒNG PHONG ( 1975 ĐẾN NAY)

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Milou, 21/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bác Milou vào mà xem lại, có nhiều chỗ chưa hoàn chỉnh lắm. Sửa xong rùi thì bác đính cái topic đó ngay trên đầu trang luôn đi. Bác là Mod mà.
    Kieu Phong
    Được sửa chữa bởi - kieuphong vào 14/05/2002 03:27
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tui không moderate boc ni mần reng mà dính nó được ? Sửa chỗ mô thì ghi ra đây
    <:3)~~ <:3)~~ <:3)~~
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hu...hu..., em vừa mới sửa xong cái bài viết về trường mình của bác, tốn hơn 1 tiếng đồng hồ, đọc hoa cả mắt, thế mà khi định gửi đi thì computer bị đứng. *********!!! Thế là toi công!!! Trời ơi là trời!!!. Bác vào coi lại đi. Nói chung là sai nhiều lắm, từ tên riêng, tên cá nhân (có 1 số tên kô rõ ràng) đến tên các tổ chức (nói đúng hơn là cách viết hoa). Có gì thì chỉnh lại cách trình bày cho bắt mắt 1 chút. Để khi nào em hết nổi điên thì sẽ vào góp ý sau. Trời ơi!!!!
    Kieu Phong
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Đang sửa lỗi chính tả trong đó
    <:3)~~ <:3)~~ <:3)~~
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Xong lỗi chính tả.
    <:3)~~ <:3)~~ <:3)~~
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bác Milou! Giá có thêm chút trang trí cho dễ phân biệt giữa các tiêu đề thì tuyệt. Bác làm hay em làm đây?
    Kieu Phong
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    chú muốn làm sao thì cho nó ra đây rùi tui sửa theo ý chú.
    <:3)~~ <:3)~~ <:3)~~
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PETRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ (1927-1975), TRƯỜNG PTTH LÊ HỒNG PHONG (1975 ĐẾN NAY)
    A - CHƯƠNG 1 : Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký 1928-1945
    Năm 1925 kiến trúc sư Hebrard de Villeneuf được chỉ định lập bản đồ thiết kế một ngôi trường mới tại Chợ Quán .
    Năm 1928 Toàn Quyền Đông Dương ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ tên là Collège de Cochinchine.
    Năm 1928 khi các khu trường mới xây dựng xong,ngày 11/8/1928 Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều thành lập tại Chợ Quán, kể từ kỳ tựu trường 1928-1929 một trường Cao Đẳng Tiểu Học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sát nhập một hệ Trung học bậc hai bản xứ và được mang tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký.
    Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký thường gọi tắt là Lycée Petrus Ký khai giảng ngày đầu tiên là ngày 1-10-1928. Hiệu Trưởng đầu tiên là Ông Sainte Luce Banchelin, chưa có Tổng Giám Thị chỉ có phát ngân viên là Ông Mahé, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị là Ông Gazano và 3 ủy viên người Việt Nam là Ông Nguyễn Thành Giung, tiến sĩ khoa học, giáo sư khế ước, Ông Hồ Bảo Toàn và Trần Lê Chất quan chức là 2 phụ huynh học sinh.
    Trường có 2 cấp học : Cấp Cao Đẳng Tiểu Học thi bằng Cao Đẳng Tiểu Học Đông Dương (DEPSI) và cấp Trung Học (cycle secondaire) thi bằng Tú Tài Pháp bản xứ. Ban giáo sư lúc đó có 8 giáo sư chánh ngạch người Âu và 7 giáo sư bổ Khuyết với 23 người Việt. Khóa học đầu tiên có 10 học sinh được cấp học bổng bán phần và 43 học sinh được cấp học bổng toàn phần. Năm học 1928-1929 trường đã được dư luận xã hội quan tâm qua một bài báo đăng trên tờ La tribune indochinoise ra ngày 4/01/1929 với nội dung Lycée Petrus Ký dành cho học sinh bản xứ được đối xử như người bà con nghèo. Sau vụ Bài báo sang năm học thứ hai Hiệu Trưởng Banchelin bị đổi và Ông Paul Valencot giáo sư thạc sĩ chánh ngạch ngoại hạng được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng vào tháng 8/1929. Cũng trong năm học này Thống đốc Nam Kỳ bổ nhiệm Ông Renault, Chủ Tịch Ban Thị Chính Chợ Lớn thay thế Ông Gazano làm Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Lycée Petrus Ký.
    Vào học tại trường lúc bấy giờ ở bậc Trung Học(tức lớp học thi Tú Tài) là những học sinh đã tốt nghiệp bằng DEPSI ở các trường Cao Đẳng Tiểu Học Saigon, Mỹ Tho, Cần Thơ, còn vào học lớp Đệ Nhất Niên Cao Tiểu phải qua thi tuyển, cũng học sinh nhiều tỉnh về thành thị. Năm 1930 trường có 680 học sinh trong đó có 48 người học thi Tú Tài. Do thi tuyển gắt gao nên học sinh vào học đều là học sinh giỏi chăm học. Từ ý thức về sự bất bình đẳng trong đối xử giữa trường Tây và trường Ta, trong bối cảnh cuộc đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược của nhân dân ta, Thầy và Trò Lycée Petrus Ký sớm có ý thức về dân tộc, về lòng yêu nước, về thân phận bị nước ngoài cai trị. Những năm đầu thành lập trường Thầy và Trò đã bước đầu hình thành một Truyền Thống học giỏi và yêu nước. Năm 1931 giáo sư Đặng minh Trứ, đậu Tiến Sĩ tại Đại Học Montpellier ở Pháp về dạy môn Vật Lý tại trường, buổi đầu tiên tiếp xúc với học sinh lớp 3ème année A bằng tiếng Việt "Tôi là người Việt Nam, giảng khoa học cho các em thì theo đúng chương trình phải giảng bằng tiếng Pháp, tôi không phải là dân Tây". Cả lớp bất ngờ vì vào thời điểm này Hiệu Trưởng và các Giáo Sư đều tiếp xúc với học sinh bằng tiếng Pháp. Lúc giảng bài Vật Lý, Hóa Học Thầy thường lòng qua bài giảng dạy điều hay lẽ phải, như gặp việc phải mà không làm là tham dật úy lao, gặp giặc mà không dám đánh là tham sanh úy tử đều trái với chữ liêm.
    Vào những năm 1930 những học sinh của các lớp thi Tú Tài học giỏi của trường có các Anh Phạm Quang Lễ (sau này là Trần Đại Nghĩa), Nguyễn Tấn Gi Trọng, Lâm Văn Bổn, Lê Văn Mười, Trương Cang, Dương Minh Châu, Nguyền Văn Đức. Các giáo sư toàn là người Pháp, chỉ có 2 giáo sư Việt Nam là Thầy Nguyễn Thành Giung dạy Sinh vật, Thầy Nguyễn Văn Nam dạy chữ nho. Giáo sư dạy litterature là Ông Paquier và Ông Ruiz, giáo sư Toán là Ông Marquis, Vật Lý là Ông Charvet, dạy Hóa Học là Cô Jane Loye khá xinh đẹp, dạy Sử Địa là Bà Tissot, dạy Triết là Ông Pechmalbec, dạy cả triết lý Khổng, Mạnh, Lão, Trang. Lớp Tú Tài 1 có 2 nữ sinh là Cô Hoa và Cô Chi (sau này là bác sĩ nha khoa tại Paris). Vài năm sau có anh Nguyễn Đạt Xường (sau này là nhà bác học nổi tiếng tại Pháp). Năm 1930 sách báo Cách mạng lan truyền trong nhà trường, có truyền đơn tuyên truyền về Đảng Cộng Sản chuyền tay nhau trong học sinh. Anh Nguyễn Văn Đức bị mật thám bắt về tội làm Cộng sản. Học sinh nội trú liên tục bị giám thị khám xét sách vở. Các anh chị khóa này sau khi đậu Tú Tài thì một số ra Hanoi tiếp tục học Trường Cao Đẳng hay Đại Học như bác sĩ Đặng Văn Chung, Nguyễn Tấn Gi Trọng, một số sang Pháp học như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Đạt Xương v.v?, một số đã tham gia Cách Mạng như Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Văn Kính, Huỳnh Văn Nghệ.
    Ngày 6/12/1937 nhân lễ kỷ niệm đệ bách chu niên sinh nhật nhà văn hào, nhà bác học J.B.Pétrus Trương Vĩnh Ký, trường Lycée Petrus Ký đặt tượng bán thân Ông Trương Vĩnh Ký tại giữa sân trường. Cũng trong năm 1937 học sinh Pétrus Ký và trường Nữ Trung Học Áo Tím (Gia Long) có cuộc bãi khóa phản đối các giáo sư người Pháp miệt thị Học sinh Việt Nam như đầm Saint Marty. Hiệu Trưởng trường Áo Tím thường chửi và hành hạ Học sinh nữ, giáo sư Gaudry dạy Pétrus Ký chửi học sinh "Đồ Annam dơ bẩn". Tây đàn áp cuộc nỗi dậy này và bắt anh Nguyễn Văn Kính.
    Những năm 1937-1938, Thầy Trần Văn Nguyên và Thầy Hồ Văn Lái tập cho học sinh diễn các Hài kịch Harpagon, Le Bourgeois Gentilhomme của Molière. Theo đà này học sinh tiến tới tổ chức Câu Lạc Bộ học tập lấy tên Scholar Club, tập hợp đông đảo học sinh của trường với hình thức công khai là giao lưu tình cảm bạn học nhưng nội dung hoạt động là thể hiện lòng yêu nước và tư tưởng chống thực dân. Học sinh hoạt động tích cực của Câu Lạc Bộ này là các Anh Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước dưới sự hướng dẫn của Ông Khúc Duy Tiển một cán bộ hoạt động bí mật tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngoài ra còn có các Anh Nguyễn Phùng Xuân, Phan Hữu Tùng, Trần Văn Khê, Trần Hửu Kiếm, Nguyễn Đăng Pierre, Nguyễn Việt Nam, Lê Văn Nhàn, Vương Văn Lê, Trần Thanh Xuân, Đặng Ngọc Tốt, Trương Công Cán, Phan Văn Hổ, Huỳnh Xuân Hương, Trần Cửu Kiến, rất năng nỗ đầy nhiệt huyết trong phong trào. Scholar Club của Lycée Pétrus Ký đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp khai sáng và phát triển nền âm nhạc mới của Việt Nam như Lưu Hữu Phước đã sáng tác những tác phẩm đầu tiên mở màn cho kỷ nguyên nhạc mới có chất điệu trẻ trung khỏe mạnh của thanh niên học sinh và chứa chan tình cảm yêu nước, yêu quê hương. Scholar Club còn mở rộng hoạt động đến nhiều trường khác tại Sài Gòn như Nữ Trung học Áo Tím, trường Mỹ Nghệ, trường Bá Nghệ, và các tư thục Taberd, Huỳnh Khương Ninh, Lê Ba Cang, Nguyễn Văn Khuê.v.v?
    Vào buổi họp tất niên để về nghỉ Tết năm 1940, học sinh của trường tổ chức đêm văn nghệ Đưa Ông Táo về Trời tối 23 tháng chạp, anh Huỳnh Văn Tiếng sáng tác bài phú "Đưa lính thợ sang Pháp" tả nỗi niềm thống khổ Của người dân bị bắt đi xa và kêu gọi người lính thợ đừng quên đất nước mình đang đau khổ. Sau Tết nay không lâu nhà trường không cho phép Scholar Club hoạt động nữa. Không chịu bó tay để không có tổ chức hoạt động, các anh trong câu lạc bộ xin gia nhập vào hội SAMIPIC (Nam kỳ đức trí TDTT) nhờ Thầy Hồ Văn Lái giúp các học sinh chuẩn bị làm lễ ra mắt tại nhà hát lớn Sài Gòn với vở kịch của Huỳnh Văn Tiếng "Những người đau khổ nhất" và vở Lương Kha. Ngày 30/8/1940 nhà cầm quyền thực dân ở Saigon ra lệnh cấm diễn và tiếp theo cấm học sinh hoạt động. Từ năm 1941-1943 một số anh học hết Tú tài ra Hà Nội học tiếp và một số trở về Sài Gòn giúp học sinh liên lạc với sinh viên Hà Nội hình thành tổ chức công khai mới lấy tên Association Sportive (Hiệp hội thể thao) anh Trần Văn Khê làm Tổng thư ký năm 40-41 và anh Nguyễn Khắc Cần năm 42-43. Trong thời gian này đội bóng đá của trường thuộc loại mạnh. Mỗi lần đội bóng Lycée Pétrus Ký gặp đội bóng Lycée Chasseloup Laubat thì học sinh của trường đến xem thật đông, từng bừng cổ vũ cho đội nhà đá cho thắng đội Tây. Tổ chức Hiệp Hội Thể Thao này cũng gặp khó khăn trong nội bộ và qua những lần di dời trường học, Hiệp hội rã dần.
    Từ năm 1942 đến 1946 học sinh Pétrus Ký trôi nổi từ Trường Sư Phạm (gần Sở Thú) đến trường nữ học đường (College des jeunes filles), đến trường tiểu học Tân Định, rồi lại về chủng viện Saint Joseph (nay là Đại chủng viện thánh Giuse). Năm 1943 học sinh Pétrus Ký hình thành một dạng tổ chức mới: Đoàn Set (Section d'excursion et de tourisme), đoàn du ngoạn và du lịch tập hợp học sinh tự nguyện đi tham quan các cảnh đẹp của đất nước, lãnh đạo đoàn lúc đầu là các anh Trịnh Kim Ảnh, Nguyễn Văn Ánh (tức giáo sư dược sĩ Nguyễn Duy Cương), giáo sư Võ Thế Quang. Tiếp nối về sau là các anh Đỗ Tường Hoàn (bí danh Nguyễn Hoài Nam nguyên chỉ huy phó đội tự vệ Sài Gòn, hi sinh năm 1948 tại Vườn Thơm (Long An), Lê Hoài Đài, Nguyễn Công Tộc (hi sinh tại chuồng cọp Côn Đảo năm 1961). Thường thường đoàn tổ chức đi cấm trại tại Lái Thiêu, suối Lồ Ồ, Thủ Dầu Một, núi Bửu Long, núi Châu Thới Biên Hòa. Đoàn tổ chức các trò chơi tập thể, văn nghệ, phổ Biến các bài hát mới của Lưu Hữu Phước, nhắc lại công lao các vị Anh hùng dân tộc, khêu gợi lòng yêu nước và bí mật truyền bá tư tưởng Cách mạng. Phong trào lan rộng nhanh chóng nên bị thực dân Pháp ra lệnh cấm.
    Trong lúc học sinh có những hoạt động trong phong trào như vậy thì một số Thầy của trường như Thầy Trần Văn Quế, Thầy Lê Văn Huấn, Thầy Lê Văn Chí, Thầy Nguyễn Văn Chì, Thầy Phạm Thiều, v.v? qua những bài giảng đã gieo vào tâm hồn học sinh tinh thần yêu nước, ước mơ làm nên sự nghiệp lớn để giúp nước. Thầy Trần Văn Hanh, Nguyễn Văn Chì cùng một số học sinh phát động phong trào truyền bá quốc ngữ trong càc xóm bình dân.
    B - CHƯƠNG HAI : Lycée Pétrus Ký từ 1945-1954
    Mùa thu năm 1945 ,Cách mạng tháng tám thành công,những người yêu nước trong đó có học sinh Pétrus Ký thỏa lòng ước mơ nhưng chẳng bao lâu thực dân Pháp trở lại xâm lược đất nước ta, cuộc kháng chiến Nam Bộ bùng nổ, nhiều Thầy và trò xếp bút nghiên đi kháng chiến. Tối 24 và 25 tháng 8 ********* giành được chính quyền ở Sài Gòn, các giáo sư của trường như Thầy Nguyễn Văn Chí, Đặng Minh Trứ, Lê Văn Chí, Trần Văn Nguyên? tay không tiến đến tiếp thu Nha Học Chánh Nam Kỳ. Thầy Nguyễn Văn Chí được bầu làm Giám Đốc Nha Học Chánh Nam Bộ tại Sài Gòn. Tháng 12 năm 1946 chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố toàn quốc kháng chiến, các Thầy Phạm Thiều, Hồ Văn Lái, Nguyễn Văn Chì, Đặng Minh Trứ, Lê Văn Chí, Trần Văn Hanh, Lê Văn Cẩm ra chiến khu, về phía học sinh tham gia kháng chiến ngay từ đầu có các anh Đỗ Tường Hoàn, Nguyễn Công Tộc, Lê Hoài Đông, Cao Minh Lộc, Huỳnh Văn Nghệ, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Tấn Phát??
    Sau khi tái chiếm Sài Gòn người Pháp cho mở cửa lại các trường học, học sinh Pétrus Ký lúc bấy giờ di dời về học tại trường Tiểu Học Tân Định rồi tạm nghỉ, đến ngày 1/4/1946 học trở lại tại Đại Chủng Viện Saint Joseph, đến năm 1947 mới dời về học tại trường cũ. Ngày 20/8/1946 Thầy Lê Văn Kiêm, giáo sư cử nhân chánh ngạch hạng nhì được chỉ định làm Giám Học của Lycée Pétrus Ký và đến năm 1947 Thầy Kiêm làm Hiệu Trưởng thay thế Ông Taillade, cũng từ năm học này Hiệu Trưởng của trường là người Việt Nam. Tổ chức học sinh cứu nước dần dần xây dựng cơ sở bí mật trong vùng địch tạm chiếm và những phong trào đấu tranh của học sinh lại nối tiếp hoạt động trong trường học như bãi học, bãi thi. Để đối phó, địch cho cài mật thám vào trường theo dõi hoạt động học sinh. Ngày 18/5/1949 đội cảm tử Thành đột kích vào trường trong giờ dạy Pháp văn của giáo sư Huỳnh Văn Hai, gọi hai học sinh ********* ra thi hành án xử tử tại lớp học. Vụ đột kích này trấn áp bọn học sinh ********* theo làm mật thám cho Pháp. Tháng 9 năm 1949 chính phủ bù nhìn Nam Kỳ đưa Bảo Đại đến thăm trường Pétrus Ký và Gia Long, học sinh cả hai trường quyết định tẩy chay cuộc viếng thăm này, truyền đơn vạch mặt bù nhìn tay sai được tung ra, nhiều lớp gây hỗn loạn, các giám thị và lực lượng an ninh của ngụy không trấn áp được đành phải chịu thua. Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1949 nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra chống độc lập giả hiệu, đòi học bằng tiếng Việt trong nhà trường, truyền đơn rải đều. Địch tăng cường theo dõi và đuổi học một số đại biểu học sinh hoạt động công khai và sau đó bắt 4 học sinh của trường là: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Văn Nhiễu, Trần Văn Tự, Đỗ Thị Kim Chi. Hướng đấu tranh lại chuyển về phía chống lại việc đuổi học và đòi thả những học sinh bị bắt. Ngày 23/11/1949 toàn trường bãi khóa đòi thả 5 học sinh của trường bị bắt, ngày 24/11/1949 địch ra lệnh đóng cửa trường vô thời hạn. Đến tháng 12/1949 phụ huynh và học sinh đòi nhà cầm quyền mở cửa trường trở lại cho học sinh đi học. Nha học chánh Saigon bắt buộc học sinh muốn đi học lại phải làm cam kết. Cuộc đấu tranh dằn co đến ngày 9/01/1950 các trường đồng loạt hẹn nhau đi biểu tình và cử phái đoàn đại điện trực tiếp yêu cầu giám đốc Nha học chánh và Thủ Hiến giải quyết. Chánh quyền bù nhìn không giải quyết được và cuối cùng vào lúc 12g20 theo lệnh của đế quốc Pháp đưa lính đến giải tán và đàn áp cuộc biểu tình, chúng nổ súng vào đám đông học sinh làm bị thương nhiều người và giết chết Anh Trần Văn Ơn học sinh lớp Seconde của trường Pétrus Ký. Tin tức lan nhanh ra cả nước về việc Chánh quyền Pháp và bù nhìn giết hại học sinh vô tội, dấy lên làn sóng công phẫn âm vang đến cả thế giới. Ngày 12/01/1950 gần cả triệu người ở Sài Gòn và nhiều tỉnh về dự đám tang Anh Ơn, hầu như cả thành phố ngưng hoạt động, ngưng họp chợ, các cửa hàng đóng cửa, công chức không đến sở, học sinh sinh viên trường công, tư, công nhân, người buôn bán, cyclo... đến dự lễ truy điệu Anh Ơn tại trường Pétrus Ký, biến lễ tang thành cuộc đấu tranh rộng lớn, chống thực dân đế quốc tàn bạo. Máu của Anh Trần Văn Ơn từ đây tô son cho truyền thống đấu tranh của học sinh Pétrus Ký và mở đầu ngày truyền thống yêu nước của thanh niên học sinh Việt Nam. Việc tháng giêng chưa nguôi thì vào ngày chủ nhật 19/3/1950 tàu Mỹ kéo tới neo tại Cảng Sài Gòn, học sinh của trường cùng nhiều trường khác và đồng bào Sài Gòn kéo nhau mitting tại trường Tôn Thọ Tường cùng với luật sư Nguyễn Hữu Thọ phản đối ý đồ can thiệp của Mỹ vào VN. Cuộc biểu tình từ sáng đến trưa, địch đàn áp bằng đùi cui, vòi rồng, lựu đạn cay và đám đông chống trả quyết liệt. Sau đó trường bị đóng cửa vô thời hạn, nhưng cuối cùng cũng mở cửa lại và nhà cầm quyền Pháp bãi bỏ chế độ nội trú của trường.
    Vào năm 1950 Thầy Ưng Thiều giáo sư Việt văn đã viết hai câu đối được Ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Còn cho khắc trước cổng trường để chỉ rõ đạo lý học tập cho học sinh của trường về đạo đức và trí dục như sau :
    "Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
    Tây Âu khoa học yếu minh tâm"​
    Trong giai đoạn đấu tranh sôi nổi này nhiều học sinh của trường vẫn học giỏi và thành đạt sau này như tiến sĩ Trần Thanh Trai trong lĩnh vực thông tin, tiến sĩ Toán Nguyễn Ngọc Trân Đại học Sorbonne Pháp, kỹ sư tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn tốt nghiệp École Polytechnique Paris, tiến sĩ Hóa đầu Nguyễn Văn Tuyên tại Paris và nhiều giáo sư, bác sĩ, kỹ sư khác trong và ngoài nước mà nhóm truyền thống rất mong các bạn bổ sung.
    C - CHƯƠNG BA : Lycée Pétrus Ký thành trường Trung Học Pétrus Ký (1954-1975)
    Sau Hiệp định Genève, từ tháng 5 nam 1954 trường Pétrus Ký bị trưng dụng cho di dân miền Bắc vào tạm trú đến tháng 10-1954 trường mới được trả lại để khai giảng năm học mới và học chương trình Việt từ lớp Đệ Thất, các lớp học theo chương trình Pháp trước đây vẫn tiếp tục học cuốn chiếu và kỳ thi Tú Tài 1 và Tú Tài toàn phần chương trình Pháp vẫn tồn tại đến năm 1960.
    Tình hình chính trị xã hội lúc này trải qua nhiều biến động dữ dội và không ngừng tác động đến sinh hoạt của trường học. Bên cạnh trường Petrus Ký, ở trong khu sân vận động của trường, một dãy nhà tre lá cất tạm cho học sinh trường Chu Văn An ở Hà Nội vào học. Tháng 8 năm 1954 phong trào bảo vệ Hòa bình ra đời dưới sự lãnh đạo của luật sư Nguyễn Hữu Thọ, đại diện cho trường Pétrus Ký là anh Nguyễn Văn Ngon học lớp đệ nhị. Anh Nguyễn Văn Thiện bỏ thi Tú Tài 2 ở trường Chasseloup Laubat về căn cứ ở Mộc Hóa cùng Anh Nguyễn Đông Hà (Ba Lâm) từ tháng 6, cũng vừa trở ra được bố trí vào lớp Triết trường Pétrus Ký để thành lập nhiều nhóm hoạt động công khai và móc nối nhau khi cần tham gia vào các cuộc biểu tình. Những học sinh của trường tham gia các nhóm hoạt động là Hồ Văn Trai, Hồ Văn Nguyên, Lê Tấn Lộc, Phan Văn Dinh (Chín Kế), Lê Tấn Nghiệp, Trần Văn Hai, Võ Trí Nhơn, Đặng Văn Sanh, Cao Văn Hong, Nguyễn Khắc Sĩ, Ng. Văn Đĩnh, Nguyễn Văn Hiếu, Phan Khắc Khuyến, Lê Văn Thanh, Trần Quang, Trần Kim Quế ?. Ngày 15/9/1954 anh em họp tại nhà Ng. Khắc Sĩ thành lập Hội Ái Hữu học sinh và ra tờ báo Ái Hữu do anh Trường Giang (Ng. Văn Thiên) làm chủ bút. Ngày 7/11/1954 đại diện một số trường trong đó có trường Pétrus Ký họp với sinh viên trường luật ra tờ báo Gió Lên. Ngày 10/01/1954 nội bộ trường cho ra tờ báo Kiên Chí và tập văn Chân Trời Mới trong buổi họp tại nhà Anh Nguyễn Khắc Khuyến. Tháng 2 năm 1955 học sinh không được phép mang tờ Kiên Chí vào trường.
    Ngày 30/3/1955 quân Bình Xuyên và của Diệm bắn nhau tại đường Galliéni (Trần Hưng Đạo ngày nay) và Công An xung phong Bình Xuyên vào đóng trong trường, học sinh phải nghỉ học. Tới 28/4/1955 súng lại bắt đầu nổ, ngày 30/4/55 quân của Diệm chiếm trường, quân Bình Xuyên rút lui, nhà của Giám Học, Tổng giám thị bị bắn loan lổ, tượng Pétrus Ký trúng đạn nơi gò má. Chiến sự gây cháy nhiều xóm nhà đường Galliéni, Nancy, Bàu Sen và Quận 8 nên ngày 4/5/55 học sinh Pétrus Ký và Gia long liên kết thành lập Ban Cứu trợ đồng bào bị cháy nhà do Anh Ngô Khắc Cần làm thư Ký, Anh Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Đông Hà ủy viên liên chi bộ được phân công vào Ủy Ban Cứu Tế. Từ tháng 7/55 đến năm 1956 học sinh trường tham gia biểu tình đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Lãnh đạo của Đảng tại trường là Anh Nguyễn Đông Hà và Nguyễn Văn Thiện Anh Lê Văn Quới từ văn phòng xứ ủy thay thế anh Nguyễn Đông Hà phụ trách trường, vào học lớp thi Tú Tài. Năm 1956 Chi Bộ được thành lập bí thư là anh Lê Minh Quới, đảng viên là các anh Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đỉnh. Năm 1957 anh Thiện trở lại dạy tại trường và làm bí thư chi bộ, phát triển thêm các đ/c Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Cảnh, Đào Văn Lộc. Tháng 5/1960 đường liên lạc từ rừng bị bể, các Anh Quới, Hiếu, Đỉnh và sau đó anh Thiện bị địch bắt.
    Từ 1960 đến 1975 dưới ngọ cờ của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng,đấu tranh chính trị kết hợp với bạo lực nổi dậy. Hè 1960 chương trình học bằng tiếng Pháp chấm dứt, Lycée Pétrus Ký trở thành Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp Pétrus Trương Vĩnh Ký. Anh Lê Quang Vịnh, cử nhân Toán, vào trường dạy học năm học 1960-61 trực tiếp nhận chỉ đạo của đ/c Trần Quang Cơ, người thay thế đ/c Lê Minh Quối. Mùa hè 1961 đ/c Vịnh về căn cứ Mỹ Hạnh Đức Hòa học tập bị địch bắt. Sau đó chúng đưa Anh Vịnh ra tòa xử tử hình và đày ra Côn Đảo. Năm 1962 anh Nguyễn Chơn Trung làm Bí Thư Chi Đoàn thanh niên, xây dựng lại lực lượng cơ sở tại trường. Năm 1963 trong phong trào chống Ngô Đình Diệm, nhiều lần học sinh Pétrus Ký kéo nhau biểu tình, chi đoàn trường vận động học sinh nổi dậy, hò la tại trường. Sau khi Diệm bị lật đổ (1/11/63) Chi Đoàn trường vận động học sinh nổi dậy đòi lật đổ Hiệu Trưởng và Tổng Giám Thị. Mỗi năm vào ngày 9/01 học sinh của trường tổ chức kỷ niệm bằng cách mặc đồ trắng, xếp hàng đứng nghiêm một phút trước khi vào lớp. Nhiều Thầy Cô tán thành, Hiệu Trưởng và Giám Thị ra lệnh cấm lấy lệ. Đặc biệt ngày 9/01/1964 dưới sự chỉ đạo của Anh Ng. Chơn Trung chi đoàn tổ chức công khai kỷ niệm Anh Trần Văn Ơn, có sự đồng ý của Hiệu Trưởng đương thời và Hội Đồng Giáo sư. Buổi lễ tiến hành rất trang nghiêm, có đại diện các trường bạn dự, có bài phát biểu của Hiệu Trưởng, bài ai điếu và lễ truy điệu. Sau đó Tổng Nha cảnh sát ngụy cảnh cáo Hiệu Trưởng. Năm 1964 Thủ Tướng Ngụy Trần Văn Hương chủ trương tách chính trị ra khỏi học đường, anh Nguyễn Chơn Trung được bầu làm Chủ Tịch Tổng đoàn học sinh tổ chức hội thảo với các trường phản đối chủ trương này và việc bắt bớ đàn áp học sinh. Học sinh Pétrus Ký thành lập ủy ban đấu tranh, tổ chức bãi khóa và nổi dậy chiếm trường trong một tuần lễ đòi thả tất cả học sinh bị bắt.
    Năm 1967 Chi Bộ trường gồm các anh Nguyễn Chơn Trung, Đỗ Thiết Hùng, Phan Văn Tư đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị kết hợp với các đội vũ trang tuyên truyền vào đợt Tết Mậu Thân. Đêm Mùng 2 Tết anh Trung bị bắt và sau đó bị đày ra Côn Đảo. Anh Đỗ Thiết Hùng tiếp tục xây dựng cơ sở bí mật và phát triển thêm các học sinh Nguyễn Sĩ Hiền, Huỳnh Tấn Mẫm, Phạ Mi Mốt, Hà Văn Dũng. Trong đợt tấn công Tết Mậu Thân một học sinh của trường là anh Nguyễn Văn Minh, tự Minh Vồ, tham gia lực lượng võ trang đã hy sinh tại Tân Sơn Nhất mà nhà thơ Lê Anh Xuân đã ca ngợi gương hy sinh của anh trong bài "Dáng đứng Việt Nam". Năm 1970 học sinh Pétrus Ký cùng học sinh, sinh viên Sài Gòn tổ chức đêm đốt lửa căm thù (5/9/70) sau vụ Lonnol tàn sát Việt Kiều tại Campuchia và tiếp theo là tham gia phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe", "Dậy mà đi"?
    Trong gia đoạn này có nhiều học sinh của trường học rất giỏi và tham gia phong trào phản chiến tại Mỹ như Tiến sĩ Toán học Nguyễn Hữu Anh, và anh Nguyễn Thái Bình du học tại Mỹ đã công khai tố cáo tội ác chiến tranh của Đế Quốc Mỹ trên nhiều diễn đàn ở Mỹ, anh bị sát hại khi máy bay chở Anh về sắp đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Năm 1973 anh Phạm Văn Thạch làm bí thư kế tục hoạt động đấu tranh trong thời kỳ Hiệp định Paris cho đến ngày hoàn toàn giải phóng.
    C - CHƯƠNG BỐN : Nhà trường XHCN từ năm 1975 đến nay
    Chiều ngày 30/4/1975 ngọn cờ Mặt Trận Giải Phóng dân tộc Miền Nam Việt Nam được các giáo viên yêu nước kéo lên trước cổng trường. Chưa đến tối Ban Chỉ Huy tiền phương của Thành Ủy đã đến đóng quân tại trường. Trường được vinh dự là 1 trong số ít điểm mà Thành Ủy chọn làm nơi họp để ban hành những quân lệnh đầu tiên vào thời điểm lịch sử này. Ngày 01/5/1975 đ/c Phan Trọng Tân thay mặt tiểu ban giáo dục đặc khu Saigon-Gia định giao nhiệm vụ cho đ/c Nguyễn Văn Thiên làm Trưởng Ban điều hành lâm thời trường Pétrus Ký. Ngày 24/7/1975 Sở Giáo Dục Thành Phố được thành lập và bắt đầu xây dựnh hệ thống quản lý về mặt nhà nước các cơ sở Giáo dục. Cuối tháng 9/1975 các học sinh đang học niên khóa 1974-1975 dự thi tốt nghiệp Trung Học Đệ Nhất cấp và Tú Tài. Tháng 10/1975 Sở Giáo Dục chỉ đạo chấm dứt nhiệm vụ Ban Điều Hành lâm thời ở các trường học và Anh Nguyễn Văn Thiên được cử Làm Hiệu Trưởng trường Pétrus Ký. Ngày 19/10/1975 là ngày khai giảng năm học đầu tiên của miền Nam được hoàn toàn giải phóng, với chương trình và sách giáo khoa mới do Bộ Giáo Dục cấp. Ngày 20/10/1975 theo sự chỉ đạo và gợi ý của Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng lâm thời Thành Phố, trường Trung Học Pétrus Ký đổi tên Trường Trung học cấp 2 & 3 Lê Hồng Phong và nhận thêm một số học sinh trường Tư Thục Bác Ái, Hưng Đạo giải thể. Ngày 18/4/1976 ngành giáo dục tổ chức Đại Hội Đảng tại Sở Giáo Dục, đ/c Nguyễn Văn Thiên làm Bí Thư Chi Bộ liên trường Lê Hồng Phong, Trần Khai Nguyên và Thánh Linh (Ba Đình sau này). Trong tháng 4/1976 Hội Nhà Giáo Yêu nước chấm dứt hoạt động thay vào đó là Công Đoàn giáo Dục. Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động và trở thành nồng cốt trong mọi phong trào. Trong hệ thống giáo dục mới trường chính thức là trường Trung Học phổ thông cấp 3 nên bắt đầu năm học 1975-1976 trường không thu nhận học sinh lớp 6 (Đệ Thất cũ) và các lớp 7, 8, 9 (Đệ Lục, Ngũ, Tứ cũ) lần lượt chấm dứt theo cuốn chiếu. Trong năm học đầu tiên đ/c Võ Văn Kiệt, bí thư Thành Ủy và đ/c Nguyễn Thị Bình Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục đến làm việc nhiều ngày tại trường. Năm 1976 đ/c Tổng Bí Thư Lê Duẩn đến thăm trường và nói chuyện với giáo viên. Năm 1978 phái doàn Chính phủ Nước CHXHCN Tiệp Khắc do Bộ Trưởng Giáo Dục dẫn đầu đến thăm trường và sau đó viên trợ cho trường hai phòng thí nghiệm Lý Hóa hiện đại. Trong năm học này Đoàn Đại Biểu Hội Đồng Trung Ương các Chủ Tịch Công Đoàn Liên Xô thăm trường và tặng huy hiệu kỷ niệm. Từ năm 1975 đến nay Thầy và Trò trường PTTH Lê Hồng Phong giữ vững và tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước và học giỏi. Năm 1978 100% Đoàn viên của trường đã làm đơn tình nguyện tòng quân bảo vệ Biên giới Tây Nam của Tổ Quốc, 18 đoàn viên trúng tuyển lên đường chiến đấu. Có bạn đã trưởng thành trên đường binh nghiệp như Mai Xuân Tùng, nguyên Bí Thư Đoàn trường năm 1978, có bạn đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường biên giới Tây Nam như liệt sĩ Trần Kim Anh,Võ Việt Hùng ?.
    Năm học 1980-1981 trường bắt đầu có lớp Chuyên Toán của Thành Phố. Năm học 1989-1990 trường được Thành Phố giao nhiệm vụ đào tạo học sinh giỏi theo hướng chuyên ban thi Đại học và thu nhận học sinh vào các lớp chuyên Văn, Anh, Pháp, Nga, Toán, Vật Lý, và trường đổi tên Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong. Năm 1992 trường mở thêm các lớp chuyên Hóa, Sinh và Tin Học. Năm 1997 trường tuyển các nhóm học sinh chuyên Sử, Địa. Tiếp nối truyền thống học giỏi, từ năm 1981 đến nay nhiều học sinh của trường đạt nhiều giải học sinh giỏi Quốc Gia và Quốc Tế. Năm 1982 các Em Lê Tự Quốc Thắng đạt giải nhất Toán Quốc Tế tại Bucarest, Nguyễn Vĩnh Khanh và Hồ Trung Dũng giải ba Quốc Tế môn Vật Lý tại CHLB Đức. Năm 1985 Ninh Xuân Hương giải khuyến khích Quốc Tế môn Vật Lý tại Áo. Năm 1988 Trần Thanh Hải giải ba Toán Quốc Tế tại Úc. Năm 1989 Đoàn Hồng Nghĩa giải ba Toán Quốc Tế tại Bungari. Năm 1993 Nguyễn Trí Đoàn giải nhất Guitare thế giới. Năm 1995 Nguyễn Hoàng Dũng giải khuyến khích tin học quốc tế tại Bungari. Năm 1997 Quách Vũ Đạt giải nhì (huy chương đồng) môn Hóa học Quốc Tế tại Canada. Năm 1998 Nguyễn Cao Nhã giải ba (huy chương bạc) môn Hóa học Quốc Tế tại Thái Lan. Ngày 13/11/1989 Hội Đồng Nhà Nước tặng cho trường Huân Chương Lao Động hạng ba về thành tích xuất sắc dạy tốt và học tốt. Nhiều học sinh của trường thành đạt như Lê Tự Quốc Thắng tiến sĩ Toán đang giảng dạy tại trường Đại học Mỹ và Nhật, Đặng Đức Trọng tiến sĩ Toán giảng dạy tại Đại Học Saigon, đây là những học sinh thuộc nhóm chuyên Toán đầu tiên của trường, Lê Nguyễn Minh Quang tiến sĩ xây dựng tại École centrale của Pháp và rất nhiều tiến sĩ, Bác sĩ, Thạc Sĩ, kỹ sư ?, đang giữ các chức vụ lãnh đạo trong mọi lãnh vực của Thành Phố. Mỗi năm tỷ lệ học sinh đậu Tú Tài từ 99.9 đến 100% và số học sinh đậu Đại học từ 90 đến 95%. Năm 1995 trường được chọn là Trung Tâm chất lượng cao của các tỉnh phía Nam, nhà nước đầu tư tôn tạo và trường nhân học giỏi của các tỉnh phía Nam vào học.
    BAN TRUYỀN THỐNG
    P.S: Em mạn phép đề nghị bác sửa lại 1 số tên viết Hoa như Sài Gòn - Chợ Lớn, Hà Nội. Bác xem lại, nếu thấy vừa ý thì lấy bài này đem dán lại vào topic truyền thống của trường ta.
    Kieu Phong
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Ai khoá nó lợi, mở ra để cho cái ni dzô
    Dáng đứng Việt Nam
    Lê Anh Xuân
    --------------------------------------------------------------------------------
    Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
    Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
    Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
    Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
    Chợt thấy Anh, giặc hốt hoảng xin hàng
    Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
    Bởi Anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm
    Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
    Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
    Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng
    Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
    Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
    Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
    Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường
    Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ:
    Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
    Tên Anh đã thành tên đất nước
    Ôi anh Giải phóng quân!
    Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
    Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
    3.1968
    <:3)~~ <:3)~~ <:3)~~
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hay tuyệt! Nên chăng cho bài thơ này vào cái topic của trường ta luôn cho nó chiến? Dù sao cũng được sáng tác với cảm hứng từ 1 học sinh trường ta mà?
    Kieu Phong
    Được sửa chữa bởi - kieuphong vào 24/05/2002 03:56

Chia sẻ trang này