1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương ! (phần 2) - Đoạn phim đầy xúc động về "Vòng tròn bất tử" tại trang 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chipheovd, 09/04/2009.

  1. 31 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 31)
  1. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    Trung Quốc tiếp tục mưu đồ lấn chiếm với chiêu bài "nghiên cứu hải dương học".
    Tuyên bố ngày 15.4.1988 của Bộ Ngoại giao Việt Nam
    [​IMG] [​IMG]
  2. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    Dư luận phương Tây khi đó đã nhận ra chính sách "ngoại giao pháo thuyền" của Trung Quốc và cách "thử phản ứng" cho vai trò tương lai của Trung Quốc ở châu Á.
    Bài trên báo Nhân Dân, ngày 10.4.1988
    [​IMG]
    Trước 30/4/1975, Hải quân Việt Nam Cộng hoà đóng giữ 5 đảo của quần đảo Trường Sa: Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Trường Sa.
    Hiện nay tại Trường Sa, Hải quân nhân dân Việt Nam đóng giữ 21 đảo, với 33 điểm đóng quân. Chúng ta đóng giữ thêm 16 đảo khi nào, như thế nào, xemlại phần 1 topic này. Riêng chiến dịch CQ-88 (Chủ Quyền 88), trước sự kiện 14.3.1988, ta đã đóng giữ thêm gần chục đảo, trước mũi tàu Trung Quốc.
    [​IMG]
    Được DinhPhDc sửa chữa / chuyển vào 16:55 ngày 11/04/2009
  3. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Danh sách 21 đảo do Hải quân Việt Nam đóng giữ, đăng trên báo Nhân Dân ngày 14.4.1988. Các đảo được liệt kê theo toạ độ, từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Việc Quốc hội khoá 7 của Trung Quốc thông qua quyết định thành lập tỉnh Hải Nam - bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, được đánh giá là có tầm quan trọng chiến lược ngang với việc đưa quân vào Tây Tạng năm 1950, đẩy đường biên giới tây-nam của Trung Quốc tới giáp phía Bắc dãy Himalaya.
    Bài trên báo Nhân Dân số ra ngày 20.4.1988 và 21.4.1988 tóm lược quá trình Trung Quốc chinh phục đảo Hải Nam, ý đồ của Bắc Kinh khi thành lập tỉnh Hải Nam.
    Dân tộc Lê (Ly) bản địa ở Hải Nam có liên quan đến dân tộc Ly ở Thanh Hoá.
    [​IMG][​IMG]
  4. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Cho đến đầu thế kỷ 20, các chính quyền Trung Quốc đều coi lãnh thổ của họ chỉ từ Hải Nam trở lên phía Bắc. Hàng loạt tài liệu chính thức và không chính thức của Trung Quốc đều thể hiện, điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Như: Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ xuất bản năm 1896, Đại Thanh đế quốc toàn đồ xuất bản năm 1905, tái bản năm 1910. Cuốn Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư xuất bản năm 1906 ghi rõ: điểm cực Nam của Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Cuốn sách này còn nói rõ, điểm cực Nam ở vĩ tuyến 18 độ 13 phút Bắc...
    [​IMG]Từ năm 1909, Trung Quốc mới bắt đầu bộc lộ tham vọng ôm lấy Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam... Năm 1950, Trung Quốc xuất bản bản đồ Trung Hoa nhân dân cộng hoà quốc phân tỉnh tinh đồ, trong đó điểm cực Nam được đưa xuống xa hơn 1.500 km, tới tận vĩ tuyến 4 độ Bắc, gần bờ biển Malaysia. Theo bản đồ này, biên giới trên biển của Trung Quốc trùm lên 80% biển Đông...
    [​IMG]
    Từ yêu sách trên bản đồ và lời nói, nhà cầm quyền Trung Quốc từng buớc hành động. Năm 1956, lợi dụng việc quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế quân Pháp ở Hoàng Sa, Bắc Kinh đưa quân chiếm đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
    [​IMG]Tháng 1.1974, sau khi ký Thông cáo chung Thượng Hải với Mỹ, Trung Quốc đánh chiếm nốt nhóm phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chỉ huy chiến dịch bành trướng bờ cõi này là Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh, được đích thân Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai uỷ nhiệm... Họ xây dựng hạm đội Hải Nam thành hạm đội mạnh nhất của hải quân Trung Quốc, mở những cuộc tập trận từ Hải Nam tới tận Trường Sa...
    Từ tháng 8/1987, Trung Quốc chuẩn bị thành lập tỉnh Hải Nam, nhằm hợp pháp hoá việc thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Sau khi đã chuẩn bị kỹ về dư luận, về lực lượng quân sự và dự án lập pháp, Trung Quốc bắt đầu hành động, gây nên sự kiện 14.3.1988.
    Phương cách "chính trị pháo thuyền" của Trung Quốc khơi động những mối lo ngại từ lâu về chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa ở Đông Nam Á.
    Được DinhPhDc sửa chữa / chuyển vào 17:03 ngày 11/04/2009
  5. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Ngày 25.4.1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo, công bố Văn kiện về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chủ trì họp báo, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Đinh Nho Liêm khẳng định: "Các Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một cách thực sự, liên tục và hoà bình chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này khi chúng còn là đất vô chủ, ít ra là từ thế kỷ XVII đến nay."
    Để làm rõ vấn đề này trước công luận, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, bác bỏ những luận cứ phi lý, xuyên tạc lịch sử và địa lý của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố văn kiện về hai quần đảo đó. Văn kiện gồm 3 phần:
    Phần 1 - Những luận cứ của Việt Nam và Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, theo tập quán quốc tế, việc xác định chủ quyền của một nước đối với một lãnh thổ dựa trên nguyên tắc thật sự, nghĩa là chủ quyền phải được thực hiện một cách thật sự, liên tục và hoà bình.
    [​IMG]
    Các triều đình Việt Nam từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX, dưới chế độ cai trị của Pháp, chính quyền Sài Gòn và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đều thực hiện chủ quyền bằng biện pháp hoà bình, không hề dùng vũ lực để chiếm đoạt hai quần đảo này của bất cứ nước nào.
    Trung Quốc chỉ chiếm đóng Hoàng Sa tháng 4.1956 và tháng 1.1974, chiếm đóng một số bãi đá ngầm ở Trường Sa từ tháng 1.1988, cả ba lần đều bằng vũ lực.
    Phần 2 - Thái độ của các nước về "Chủ quyền của Trung Quốc" đối với hai quần đảo.
    Chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã bị bác bỏ tại các hội nghị quốc tế bàn về lãnh thổ Trung Quốc như Hội nghị Cairo tháng 11.1943, Hội nghị Posdam tháng 7.1945, Hội nghị San Fransisco tháng 9.1951.
    [​IMG]
    Thứ trưởng Đinh Nho Liêm cũng vạch rõ dụng ý của Trung Quốc trong việc trích dẫn ba lần tuyên bố của Việt Nam năm 1956, 1958 và 1965. Theo ông, cần xem xét ba lần tuyên bố này trong bối cảnh tình hình từ năm 1956 đến năm 1965... Khi đó, là đồng minh của nhau, Việt Nam tin cậy Trung Quốc, cho rằng sau chiến tranh vấn đề lãnh thổ giữa hai nước sẽ được giải quyết... (hơn 20 năm trước Ngọai giao VN đã nói rõ về vấn đề này, 20 năm sau các bác "rân chủ" lôi ra chửi bới, hô hào này nọ, không biết ngượng mồm - sửa lúc 17:52 11/4/09)
    Phần 3 - Thương lượng hoà bình, con đường đúng đắn nhất để giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo.
    [​IMG] 
    Được DinhPhDc sửa chữa / chuyển vào 17:52 ngày 11/04/2009
  6. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861

    Cảm ơn bác DinhPhDc rất nhiều. Bác đã cung cấp những bài báo, những tài liệu mà chỉ những người tâm huyết và thực sự quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng đối với biển đảo quê hương mới có thể làm được. Em vote bác 2 lần 5*. Mong bác tiếp tục phát huy.
  8. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Cảm ơn bác!
    Vừa rồi iem vào lục trong quansuvn thấy có 1 số tư liệu như iem pót lúc chiều, đang ngại có ai đó nói iem chôm bên đó sang bác ạ!
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Xoá bài viết đã được chứng minh là phao tin đồn nhảm của nick PVND9, mời bác lên cây 01 tuần vì đây là lỗi cố ý. Các bài viết quote hay trả lời lại trở thành vô nghĩa nên bị dọn dẹp theo. Đề nghị các bác gặp bài viết kiểu này nhấn than phiền thay vì té nước theo mưa.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  10. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Vài hình ảnh mới nhất về Trường sa.
    http://www.panoramio.com/user/2767966/tags/VN.%20Truong%20Sa%20-%20Khanh%20Hoa

Chia sẻ trang này