1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    "Vùng đảo yêu thương" của nhà văn Nguyễn Thị Như Trang:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    ko biết bao giờ mình mới được đặt chân lên Hàng Không Mẫu Hạm nhỉ? hy vọng năm sau hehe lúc đó anh em mình mua vé chợ đen tranh nhau lên xem nhể các bác
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Những chiến sỹ áo trắng trên quần đảo Trường Sa
    Người chiến sỹ quân y trên đảo cũng ăn, ở, sinh hoạt và chịu đựng khó khăn từ thiên nhiên khắc nghiệt như mọi chiến sỹ hải quân. Hàng đêm, họ còn cặm cụi đọc thêm sách, nghiên cứu tài liệu để có thể chữa được những căn bệnh khó giữa nơi nghìn trùng sóng vỗ này.
    Bác sỹ Trần Huy Ngọc là một trong những bác sỹ trẻ của viện 109 (Quân khu 2) được phân công ra đảo Trường Sa đông công tác. Lúc đầu ra đảo, Ngọc cũng lạ lẫm lắm. Nào là sóng, nào là gió, thiếu thốn mọi bề. Nhưng, anh em đã giúp Ngọc vượt qua tất cả. Thương anh em vất vả luyện tập ngày đêm, Ngọc và nhóm quân y sỹ trên đảo chăm sóc sức khoẻ cho anh em không kể ngày đêm, tư vấn, giúp đỡ anh em cách bảo vệ sức khoẻ để đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Anh duy trì lịch khám sức khoẻ định kỳ cho anh em cán bộ, chiến sỹ và đảm nhận việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên đảo cũng như bảo vệ vệ sinh môi trường trên đảo.
    Mùa trái gió, ruồi trên đảo sinh sôi khá nhanh, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, chính vì vậy anh và nhóm quân y đã triển khai biện pháp diệt ruồi bằng bẫy. Chỉ với một bình nhựa cũ, một vài thanh sắt nhỏ và chút mồi, những chiếc bẫy này đã phát huy tác dụng. Tất cả những nỗ lực của bác sĩ Ngọc và anh em quân y trên đảo đã giúp cho sức khoẻ cán bộ chiến sỹ trên đảo Trường Sa đông luôn đảm bảo tốt 100%. Bác sỹ Ngọc cho biết: ?oCông tác quân y trên đảo được lãnh đạo quan tâm đặc biệt, chính vì thế những đảo cấp 3 như Trường Sa đông nay đã có thể chữa được những căn bệnh thông thường, sơ cấp cứu và có thể làm những phẫu thuật nhỏ, mà trước đây thường phải chuyển vào đất liền hay chuyển dang các đảo lớn khác?.
    Cũng như bác sỹ Ngọc, bác sỹ Lê Đình Phúc ở đảo chìm Đá Đông cũng rất say mê với công việc của mình. Người bác sỹ trẻ này mang theo hành trang ra biển là những cuốn sách y học nói về việc chăm sóc và cứu chữa những bệnh liên quan tới biển. Anh nói: ?oTrong nhà trường, chúng tôi có học về những bệnh mà môi trường biển có thể gây ra, nhưng thực tế công tác tại đây, chúng tôi mới thấy nhiều loại bệnh khác nhau mà mình phải nghiên cứu thêm để đúc rút kinh nghiệm?. Bên cạnh khám chữa bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho anh em, bác sỹ Lê Đình Phúc còn giúp nhiều ngư dân vào đảo nhờ khám chữa bệnh. Anh cho biết: ?oBà con mình quý bộ đội lắm, cho nên hễ có vấn đề gì liên quan tới sức khoẻ là đều ghé vào nhờ bộ đội khám chữa bệnh. Với chúng tôi, được dân tin yêu thì rất vui và hạnh phúc. Những căn bệnh bình thường thì chúng tôi chữa chạy ngay, nhưng có những ca bệnh nặng như đau ruột thừa, hay bà con bị cá lớn tấn công, hoặc sơ suất bị dụng cụ đánh cá hay san hô làm dập nát tay, chân? chúng tôi đã phải sơ cấp cứu nhanh chóng, rồi điện cho các đảo lớn có điều kiện, chuyển bà con tới để các bác sỹ ở đó cứu chữa kịp thời?. Bác sỹ Phúc cho biết: Bà con mình đi biển nhiều khi chủ quan trước sóng gió không có những phương tiện cấp cứu tối thiểu nên có những trường hợp bị thương lâu ngày, khi tìm đến quân y thì bàn tay, hay ngón chân đã hoại tử? Chính vì vậy, khi gặp bà con bác sỹ Phúc đều nhắc nhở bà con phải đem theo thuốc, hay dụng cụ y tế, và khi bị thương phải tìm tới quân y trên các đảo ngay? Cũng có khi anh cấp thêm bông, băng y tế cho bà con khi ghé vào đảo thăm bộ đội.
    Còn với y sỹ Phạm Thái Đản ở đảo Đá Tây, hay Nguyễn Văn Cường ở đảo Thuyền Chài thì những câu chuyện giúp đỡ ngư dân của các anh cũng nhiều vô kể. Anh Cường kể: Có ngư dân ở Bình Thuận đi biển lâu ngày, rồi bị ngộ độc, trúng gió vào đảo nhờ cấp cứu trong tình trạng sức khoẻ rất xấu, anh cùng các chiến sỹ trên đảo nhanh chóng cấp cứu và chỉ sau hai ngày sức khoẻ người ngư dân bình phục. Tạm biệt anh, người ngư dân không để lại địa chỉ? nhưng chỉ một tháng sau đó anh trở lại với một con cá lớn và rất nhiều quà đất liền. Người ngư dân nói: ?oĐây là quà của vợ tôi và gia đình gửi quân y và cả đảo. Không có các anh, chắc tôi đã gửi thân cho biển cả?. Y sỹ Phạm Thái Đản cho rằng: Giúp đỡ ngư dân là một trong những nhiệm vụ và là trách nhiệm của người chiến sỹ quân y trên đảo Trường Sa.
    Cùng với việc hoàn thành tốt công tác chuyên môn, các bác sỹ, y sỹ trên đảo còn tham gia các hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cũng như các hoạt động văn hoá văn nghệ khác. Bác sỹ Trần Hồng Quang, trưởng trạm Quân y đảo Trường Sa lớn là một người như vậy. Anh không chỉ là một bác sỹ ngoại khoa giỏi, đã thành công trong các ca phẫu thuật cho cán bộ, chiến sỹ và bà con ngư dân, anh còn là một cây ghi ta giỏi phục vụ cho các đêm văn nghệ của đảo. Bên cạnh đó, với vốn tiếng Anh của mình, anh đã mở một lớp tiếng Anh để anh em cán bộ, chiến sỹ trên đảo tham gia học. Lớp tiếng Anh được mở vào các tối thứ 3,5,7 đã giúp nhiều chiến sỹ và sỹ quan trẻ củng cố vốn tiếng Anh của mình phục vụ cho công tác và sau này khi xuất ngũ.
    Người chiến sỹ áo trắng trên đảo Trường Sa cũng ăn, ở, sinh hoạt và chịu đựng những khó khăn như một chiến sỹ hải quân. Có ai biết, trong khi các chiến sỹ ngủ ngon, họ còn cặm cụi đọc thêm sách, nghiên cứu tài liệu để có thể chữa được những căn bệnh khó giữa nơi nghìn trùng sóng vỗ này. Và trong những chiến công của cán bộ, chiến sỹ đoàn Trưòng Sa, có một phần đóng góp của các anh.
    Theo Đồng Mạnh Hùng ( VOV)
  9. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Vững vàng nơi đầu sóng
    Trường Sa còn được gọi là ?oQuần đảo bão tố? bởi vùng đất này luôn ẩn chứa những khắc nghiệt của biển cả với bão dông, gió chướng, sóng ngầm... Ở đó cuộc sống vẫn còn nhiều thiếu thốn nhưng những người lính đã đạp bằng gian khó, vững vàng nơi ?ođầu sóng, ngọn gió? để mỗi hòn đảo như những chiến hạm, canh giữ cho dáng đứng Việt Nam mãi bất tử...
    ...Đá Lát, Đá Thị, Đá Nam, Đá Đông, Cô Lin... vốn trước đây là những đảo chìm, chỉ khi nào thủy triều xuống mới nhô lên những mỏm san hô sắc lẹm, giờ đã là những ngôi nhà ấm nóng tình người - nhờ sự chi viện của đồng bào cả nước. Bằng biết bao công sức, tiền của và cả xương máu, từng tấc đất thiêng của cha ông ngàn đời để lại đã được gìn giữ, tôn tạo. Ở Trường Sa, phải là những người lính biết vượt lên mọi gian khó, biết vượt lên mọi thử thách mới có thể vững vàng ở những nơi ?ođầu sóng, ngọn gió? như thế. Trên quần đảo này, có những điều rất đỗi bình thường với cuộc sống trong bờ nhưng giữa biển khơi mênh mông sóng nước thì không hề ?obình thường? chút nào. Một tiếng gà cục tác, một tiếng lợn ủn ỉn đã từng là mong ước của lính đảo. Một ngọn rau xanh, một miếng thịt lợn tươi trước đây chỉ có trong các dịp Tết, khi tàu chở hàng ra cho bộ đội đón Xuân. Bây giờ, theo cách nói của những người lính lâu năm gắn bó với đảo ?ongày nào bộ đội cũng có Tết?. Cách nói ấy cũng không ngoa lắm bởi bữa ăn hằng ngày đều có rau, có thịt để ăn. Rau xanh trên quần đảo này đã do bàn tay của lính vun trồng. Đảo lớn thì anh em xây tường, quây thành ?onhà?, đảo chìm thì dùng khay compozit, khay gỗ chứa đất, dùng áo mưa, tăng võng, bạt để che gió, chống nước biển tạt hơi mặn. Ngoài những giờ huấn luyện, SSCĐ, cán bộ, chiến sĩ, ai nấy đều dành công sức lo cho công tác tăng gia sản xuất vì thế mà rau xanh, thịt tươi tuy chưa ?othoải mái? như đất liền nhưng cũng liên tục là món ?ocải thiện?. Binh nhì Phạm An Dũng (đảo Đá Lát), vừa cẩn thận sẻ ca nước ngọt tưới khay rau vừa ?ogiới thiệu? một ?ochú ỉn? chừng ba mươi ký, một đôi ngan và một đôi gà. Lợn, gà đều do anh em bên đảo Song Tử Tây mang tặng. Dũng bảo gà trên đảo vẫn đẻ trứng nhưng khó ấp nở, phải các đảo lớn có bóng cây, anh em đặt ổ, đặt cả chậu nước mát xung quanh trứng mới bớt hỏng.
    Song Tử Tây có lẽ là đảo dẫn đầu về TGSX với kết quả mà không ít đơn vị đất liền cũng phải ?onể mặt?: Này nhé, rau xanh tự túc đủ nhu cầu với mức thu đạt 170kg/người/năm; thịt gia súc, gia cầm 19,5 kg/người/năm, tổng giá trị thu được 828.000 đồng/người/năm! Anh Hồ Bá Nhiên, Phó trưởng phòng Bảo đảm cục Quân nhu bảo: Thật là những con số biết nói! Và rồi anh cùng tôi đi xem chuồng lợn mấy chục con nuôi tập trung của đảo. Ấn tượng hơn cả là cặp lợn bố mẹ, mỗi con nặng hơn 3 tạ, tai to như chiếc quạt mo nằm dưới gốc cây bàng quả vuông thở phì phì. Đôi ?ouyên ương? này có 5 năm chung sống và mỗi năm chúng sinh nở hàng chục lợn con. Lợn bố mẹ sống ở đảo nên khi ra đời đàn con có vẻ thích nghi, chịu đựng tốt hơn so với lợn giống mang ra từ đất liền. Nhờ đàn lợn phát triển mà riêng Song Tử Tây, mỗi tháng có hai ngày mổ lợn. Thượng úy Kim Đức Bình, trợ lý hậu cần của đảo mau miệng ?okhoe?:
    - Tết này, tụi em sẽ chi viện thêm cho các đảo chìm. Bảo đảm từ ngày 29 Tết trở đi, đảo sẽ chẳng kém đất liền, ?olợn kêu eng éc?, đủ các món giò, chả, nem... bày cỗ?
    Y sĩ Trần Văn Thắng thì nhỏ nhẹ:
    - Tết đến mà có ?ocây nhà lá vườn?, sản phẩm do chính bàn tay chiến sĩ làm nên giữa trùng khơi này sẽ ấm áp thêm nỗi lòng anh ạ!
    So với đảo nổi và cả đảo chìm thì bộ đội ở nhà dàn có phần vất vả hơn nhưng cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ thì rất lãng mạn. Đặt chân đến DK1/2, ai cũng tỏ ra ngạc nhiên. Màu xanh mơn mởn của các loại rau, hoa cảnh khiến cho nhà dàn giống một nốt ?otròn? trên khuông nhạc màu xanh của sóng. Sau những giờ huấn luyện, canh trực căng thẳng, công việc tưới tỉa, chăm bón cây là việc làm thư giãn của bộ đội. Thiếu tá Trang Hải Âu, chỉ huy trưởng lúi húi bê một chậu mai giữa mấy chục gốc cây: lá lốt, ớt, đinh lăng, hoa đại... Anh bảo gốc mai này mang ra từ thành phố Vũng Tàu, mấy xuân rồi đều ra hoa, tuy không nở rộ như trong đất liền nhưng cũng đủ giúp cho cán bộ, chiến sĩ lấp đi khoảng trống vắng xa xôi. Dậu mồng tơi, vạt rau cải, khóm rau dền giữa lưng chừng trời nước còn là cảm hứng cho tâm hồn những người lính luôn yêu đời. Xin chép lại đôi vần trong bài thơ ?oRau trên trạm? của Nguyễn Văn Phương: ?oNhà tôi mấy chục bồn rau/ Hết giờ học tập cùng nhau vun trồng/ Căng bạt che nắng che dông/ Mưa to, gió lớn rau không việc gì/ Vườn rau chẳng thiếu thứ gì/ Bên cạnh bồn nước li ti rau dền/ Rau muống hoa nở bên thềm/ Mồng tơi vươn ngọn trên giàn đung đưa... Rung rinh đón ánh mặt trời/ Xanh xanh rau mọc biển khơi trập trùng?.
    Thế đấy, giữa bao la biển trời mới cảm nhận sâu sắc hơn thế nào là ?obộ đội Trường Sa?. Ở Trường Sa, tình người, tình đồng đội và hơn thế nữa, tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên luôn quyện hòa, gần gũi.
    Bài và ảnh: NGÔ ANH THU ( Quân Đội Nhân Dân)
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tiếp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này