1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    sao ko nuôi cả chó Phú QUốc ở đó nhỉ, hay loại chó Phú QUốc chỉ hợp với địa danh Phú Quốc thôi hả các bác, có mấy loại chó khôn chúng ta như có các chiến sỹ thiện chiến để bảo vệ đảo, nhất là loài chó khôn nổi tiếng ấy.
  2. badinh

    badinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Vn chúng ta có 1 giống chó rất khôn và nổi tiếng là chó Phú Quốc .Loại chó này vẫn nuôi dc ở đất liền mà nhưng mà ra TS chắc khó vì bạn thấy đó Mèo và Chuột ra TS thành bạn .Khác gì trong chuyện cổ tích :( .
    Nói thế thôi chứ chắc các bác nhà mình cũng chọn lọc cả đấy chứ nhỉ
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Hầu như đảo nào mà ta chẳng nuôi chó, nhất là những đảo nổi. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là chó thường. Ở Trường Sa có đảo còn nuôi cả ngỗng đấy. Cái giống ngỗng này không cũng chẳng kém gì chó đâu. Cứ có động là nó gào lên ngay.
  4. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Chèo Hà Nội đến Trường Sa
    Đoàn Nghệ thuật Hà Nội gồm 15 nghệ sĩ trẻ Nhà hát chèo, 2 nghệ sĩ Nhà hát cải lương, 2 nghệ sĩ Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long-Hà Nội đã lên đường đi biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân tại đảo Trường Sa.
    Nhóm nghệ sĩ chèo Hà Nội (NSƯT Mai Hương, NSƯT Thu Huyền, Minh Hà, Minh Hòa, Thảo Quyên, Ngọc Thắng, Khắc Huy...) sẽ biểu diễn nhiều làn điệu chèo ngợi ca quê hương và người lính đảo, cùng nhiều trích đoạn chèo cổ, hài hước như: Ba giá hầu đồng, Từ Thức gặp Tiên, Thị Mầu lên chùa và Thị Hến kén chồng. Nhóm nghệ sĩ ca múa nhạc Thăng Long (ca sĩ Quang Tám, nghệ sĩ đàn bầu Hoàng Anh Tú) trình diễn nhiều bài hát, độc tấu đàn bầu về Hà Nội và tình yêu người lính biển...
    NSƯT Thúy Mùi-Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội cho biết: Lần đầu được ra đảo, đến biểu diễn phục vụ những người lính trẻ đang ngày đêm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, anh chị em nghệ sĩ trẻ chúng tôi rất hồi hộp và có nhiều cảm xúc. Nhà hát chèo đã chọn những nghệ sĩ trẻ, có giọng hát chèo hay nhất, muốn gửi gắm qua những làn điệu chèo tình hậu phương đằm thắm, mượt mà đến với các anh.
    Đoàn thanh niên Nhà hát Chèo, Đoàn thanh niên Sở VHTT Hà Nội đã chuẩn bị 6 thùng quà gồm: 300 đĩa CD tuyển chọn giọng hát chèo hay nhất của NSƯT Thúy Mùi, NSƯT Thu Huyền, Thanh Loan, rất nhiều sách báo, tạp chí, truyện, vở viết, giấy viết thư, tem thư, bút... gửi tặng chiến sĩ Trường Sa.
    ANH HOÀNG (Quân Đội Nhân Dân )

  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Vui vẻ 1 chút:
    ------------
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=80938&ChannelID=4
    -------------
    Thứ Tư, 11/04/2007, 09:35
    Các chuyến thăm Trường Sa của nhân dân ngày càng nhiều
    TP - Trong chuyến công tác Trường Sa vừa qua, PV báo Tiền phong đã có cuộc trao đổi với đại tá Mai Tiến Tuyên ?" Chủ nhiệm Chính trị vùng D hải quân về cuộc sống của các chiến sỹ trên quần đảo.
    Chính ủy Quân chủng Hải quân Nguyễn Văn Tình tặng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu cành hoa và trái bàng vuông - biểu tượng thiên nhiên quần đảo Trường Sa.
    Đại tá Tuyên cho biết:
    Cứ vài ba năm, tình hình đời sống vật chất tinh thần của anh em lại được cải thiện lên mức cao hơn hẳn. Ví dụ, các đảo chìm như Đá Lát, Cụm đảo Đá Tây như các anh thấy, ngôi nhà hình dáng lô cốt xây dựng từ năm 1990-1991 làm nhà ở, giờ được chuyển làm khu chăn nuôi, trồng rau hoặc nhà luyện tập thể thao, thể hình.
    Nhà đảo nổi xây mới tuy vẫn vô cùng nhỏ bé trước biển rộng, nhưng khang trang, bố trí phòng ốc tiện nghi như ngôi nhà chung cư ở đất liền. Các chiến sỹ được trang bị đầy đủ phương tiện nghe nhìn. Có ti vi màu màn hình lớn, từ 25 inch trở lên, có đủ radio, dàn đĩa CD, đầu karaoke.
    Trước, Quân chủng Hải quân phải giành riêng một tàu vận tải chuyên cung cấp nước sinh hoạt cho các đảo, mỗi năm chỉ vài chuyến tàu tiếp tế. Nay các đảo đều được xây hầm chứa nước mưa để đủ dùng quanh năm, hầu như quý nào cũng vài chuyến tàu lớn hoặc nhỏ từ đất liền ra. Khi đó, các chiến sỹ được nhận thư nhà, được bổ sung sách đọc luân chuyển và báo.
    Sự quan tâm của nhân dân các địa phương ở đất liền đến với các chiến sỹ như thế nào, thưa đồng chí?
    Tần suất chuyến đi của nhân dân các tỉnh thành, Dân chính Đảng thăm bộ đội các đảo ở Trường Sa ngày một nhiều hơn. Năm nay đã có ba đoàn thăm, mang quà tặng, như đoàn công tác của chúng ta đây chẳng hạn.
    Thành phố Hồ Chí Minh ngoài mỗi năm gửi tặng các đảo từ 3 tỷ đồng trở lên, còn tặng mỗi đảo một phòng tập thể thao đa năng hiện đại. Nhiều nhóm nhà khoa học của TP Hồ Chí Minh cũng ra đảo nghiên cứu về môi trường sống, dinh dưỡng, các tác động tâm lý? Tình cảm và sự quan tâm của hậu phương đã động viên rất kịp thời và hiệu quả, khiến anh em cán bộ chiến sỹ trên đảo rất cảm động.
    Sinh hoạt văn nghệ với các chiến sỹ trên đảo chìm Đá Lát.
    Chế độ chính sách, đãi ngộ với cán bộ chiến sỹ trên đảo có gì mới?
    Khi ra quân, anh em được các địa phương ưu tiên giải quyết học nghề, tạo công ăn việc làm. Hiện, rất nhiều chiến sỹ khi hết hạn nghĩa vụ đã có nguyện vọng ở lại phục vụ lâu dài trong quân đội. Vùng D Hải quân chúng tôi đã chọn chiến sỹ đã đóng quân trên đảo ở lại phục vụ lâu dài trong quân đội với tỷ lệ cao hơn đơn vị khác.
    Chúng tôi được biết, ngoài thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ như hiện nay, Quân chủng Hải quân đang nghiên cứu, tham mưu với cấp trên có chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện tốt, đầy đủ hơn nữa, để cán bộ chiến sỹ trên đảo càng yên tâm công tác, gắn bó với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và phát triển chiến lược kinh tế biển.
    Kết thúc chuyến thăm quần đảo Trường Sa và DK1 thềm lục địa phía Nam
    Chiều 8/4, sau gần mười ngày cùng các cán bộ chiến sỹ Hải quân Vùng D hành quân trên biển, đoàn công tác do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu làm trưởng đoàn, đồng chí Nguyễn Văn Tình, Phó Đô đốc ?" Chính ủy Quân chủng Hải quân làm phó đoàn, đã cập bến cảng Ba Son (TPHCM) an toàn.
    Đoàn gồm hơn một trăm người của 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Trị, Quảng Nam cùng đội văn công xung kích TP Hà Nội và nhiều nhà báo trung ương, địa phương đi thăm cán bộ chiến sỹ quần đảo Trường Sa và DK1 thềm lục địa phía Nam từ cuối tháng 3/2007.
    Chí Thiện
    Thực hiện
  6. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Bài viết dưới đây đăng tên báo QĐND điện tử ngày 9/4/2007 (trong mục Quốc phòng - An ninh) và nói là đăng lại từ bài của báo Nhân Dân. Lâu lắm rồi mới thấy một bài viết nhắc đến sự kiện 1988 một cách công khai, rõ rằng. Đặc biệt là thay vì dùng những từ ngữ trung tính như "đối phương" ở một số bài viết khác thì bài viết đã dám sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ như "tàu địch", "pháo địch" để chỉ bọn xâm lược.
    Một lần nữa xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của các chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Trường sa trong gần 20 năm trở lại đây.
    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.xaydungquandoi.14548.qdnd
    Chuyện những người lính đảo
    Trên hàng chục điểm đảo Trường Sa, những người lính sống không hề thầm lặng. Ðược sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, cuộc sống của người lính trên các đảo ngày càng sinh động, đầy đủ hơn...
    Những người lính trẻ
    Hú ba hồi còi chào cảng, tàu HQ 936 hùng dũng rẽ sóng, tiến thẳng ra Biển Ðông trong buổi hoàng hôn. Mặt biển Cam Ranh một chiều gió to, sóng lớn, cứ tím sẫm đến nao lòng. Trong số những người lính ra đảo đợt này, có những người đã gần chục lần đi đảo, có cả người lần đầu ra Trường Sa. Nhưng tất cả những khuôn mặt đều bộc lộ vẻ háo hức.
    Thiếu tá Văn Sửu, Thuyền trưởng tàu HQ 936, cho biết, đội ngũ trên thuyền, dù năm nào cũng vài lần ra các đảo nhưng luôn có cảm giác ấy trên suốt chặng hành trình. Với nhiều người, Trường Sa trở thành nhà, thành quê hương thân thiết.
    Ra trường năm 1995, chàng trai trẻ quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh Phan Công Bình trở thành lính hải quân vùng D. Tròn một con giáp, đến nay Trung úy cơ yếu Công Bình đã "kịp" có năm lần công tác tại bốn đảo, bắt đầu ở Tốc Tan và giờ tại Trường Sa Lớn. Năm lần đón Tết ở biển, nhưng cái Tết đáng nhớ nhất với Bình là ở đảo Nam Yết, khi vợ anh báo tin vừa cho ra đời một cháu gái xinh xắn.
    Thời gian ấy, Bình cứ đoán già đoán non về khuôn mặt của con, nhẩm thử bao nhiêu cái tên mà vợ anh sẽ đặt. Thế nhưng chính cuộc sống nơi đảo xa và nỗi nhớ đất liền đã trở thành động lực thôi thúc Trung úy Bình vươn lên trong công tác, luôn bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác cho lãnh đạo các đảo. Cộng với tác phong sống và ý thức rèn luyện, học hỏi nghiệp vụ, cuối năm 2006, Bình là một trong ba chiến sĩ của đảo Trường Sa Lớn được đơn vị bầu chọn là Chiến sĩ thi đua.
    Sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Tuấn tình nguyện đi Trường Sa. Môi trường biển đảo hun đúc Tuấn trở thành hạt nhân tốt trong các phong trào của đơn vị. Còn rất trẻ, chưa lập gia đình nhưng Tuấn từng phục vụ tại các đảo Tốc Tan, Ðá Ðông, giờ là Ðá Lát. Tuấn cho biết: Là một quân nhân trẻ, tôi luôn xác định mục tiêu rèn luyện và phấn đấu để trưởng thành và gắn bó với quân đội. Ðặc biệt, với vai trò của một cán bộ đoàn, Tuấn luôn cùng đồng đội vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngày 19-8-2004, Tuấn vinh dự trở thành đảng viên, trở thành tấm gương cho nhiều chiến sĩ trẻ. Tại đảo chìm Ðá Tây, Thiếu úy Phạm Văn Duẩn, Khẩu đội trưởng DK 2, mới 27 tuổi, nhưng cũng đã có tổng cộng 60 tháng sống trên các đảo An Bang, Ðá Nam.
    - Khẩu đội trưởng Duẩn có nhớ nhà không? Tôi hỏi.
    - Dạ nhớ, nhưng khi được về thăm gia đình thì lại nhớ đồng đội ở ngoài này.
    Tuy ở Trường Sa còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, nhưng những người lính trẻ coi đó là môi trường lý tưởng để rèn luyện và khẳng định mình. Ý chí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc đã thôi thúc họ cống hiến trọn tuổi thanh xuân nơi biển đảo xa xôi. Thượng tá Nguyễn Ðức Vượng, Phó Chính ủy Lữ đoàn Trường Sa, cho biết, năm 2006, toàn quần đảo Trường Sa kết nạp 120 đồng chí vào Ðảng, tăng gần 20 người so với năm 2005.
    Tình người giữa biển
    Chuyến tàu mang theo lương thực, thực phẩm và quà Tết Ðinh Hợi của lãnh đạo Hải quân vùng D, của Lữ đoàn Trường Sa đã đem không khí mới đến các điểm đảo xa xôi. Thuyền trưởng Văn Sửu tự ví con tàu HQ 936 như cánh én đem mùa xuân đến đảo thật chẳng sai chút nào.
    Ở đảo nào cũng thế, người lính ùa ra mép nước đón chúng tôi bằng những cánh tay với dài và khuôn mặt rưng rưng muốn khóc. Không khí rộn rạo, nhộn nhịp hơn khi tàu cập cảng. Thực phẩm và cả những bó hoa, cành mai đón Tết được các chiến sĩ hồ hởi khuân lên. Những cái đầu chụm lại đọc thư nhà. Có người nhảy tung tăng khi nhận được lá thư của người yêu hay thấy ảnh đứa con đầu lòng.
    Ở đất liền, thời đại @ và cuộc sống kỹ thuật số sôi động đã làm giảm dần những lá thư viết tay, nhưng với người lính đảo vẫn còn thiêng liêng, quý báu lắm. Những lá thư mang dòng chữ thân thương của bố, mẹ, của người yêu, người vợ hiền khiến ngày nhận thư nhà trở thành một ngày đặc biệt với tất thảy những chiến sĩ Trường Sa.
    Ngoài thời gian rèn luyện, học tập và canh giữ biển trời Tổ quốc, những người lính Trường Sa luôn bận rộn với các hoạt động ngoại khóa như tăng gia, thể thao hoặc săn, bắt hải sản. Cuộc sống trên đảo vì thế mà sinh động, làm họ thân thiết hơn.
    Từ các đảo chìm An Bang, Ðá Nam đến các đảo nổi như Song Tử, Trường Sa, đâu đâu cũng bắt gặp những hình ảnh cảm động, nghe những tiếng cười hồn nhiên. Ðó là lúc người lính Trường Sa chụm đầu rôm rả bên bàn cờ tướng, lúc cắt tóc cho nhau hay cùng tưới rau, câu cá. Nhưng sôi động và tình cảm hơn cả là trong hoạt động thể thao. Tại các đảo chìm, thiếu không gian tập luyện, các chiến sĩ thường tụ tập quanh các bộ tập đa năng. Nhưng trên những đảo nổi thì rộn rã hơn với các sân bóng chuyền, bóng đá.
    Tại đảo Trường Sa Lớn, có đến bảy sân bóng chuyền và hai sân bóng đá. Ðiều kiện vật chất thiếu thốn, khi thi đấu bóng chuyền, cờ hiệu là cành bàng vuông to đùng, tiếng còi là huýt sáo. Mỗi khi có cuộc thi đấu bóng chuyền giữa các phân đội, các chiến sĩ vây quanh, hò reo, bình phẩm. Sân bóng đá gọi là sân cho oai chứ thật ra là tận dụng đường băng của sân bay. Có lẽ chẳng ở đâu mà mỗi trận đấu bóng đá lại có đông cầu thủ trên sân đến thế. Tôi đếm được đến gần 50 người quần nhau đến mệt lử với trái bóng, và bò ra cười khi thấy một hậu vệ của đội này đứng mãi chẳng được chạm bóng, đến khi có bóng rồi thì lại nổi hứng trở thành tiền đạo, sút luôn vào lưới nhà.
    Những người không thích đá bóng và chơi bóng chuyền thì chạy bộ, hoặc tập xà, tập tạ. Chiều xuống, đảo cứ như là một trung tâm thể dục-thể thao. Thượng tá, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lớn Nguyễn Ðại Dương cho biết, có hôm mưa, anh em thèm chơi nên đội mưa đá bóng. Và phần thưởng cho đội thắng cuộc có khi chỉ là... bắt đội thua "hít đất".
    Không chỉ là vui chơi, các môn thể thao còn là hoạt động rèn luyện thể chất, huấn luyện thể lực để sẵn sàng chiến đấu. Hoạt động này cũng trở thành một mục tiêu thi đua trong huấn luyện hằng năm.
    Ðể những người lính yên tâm làm nhiệm vụ
    Ðất nước đã yên bình, nhưng biển khơi luôn đầy sóng. Nhiều thế hệ chiến sĩ Trường Sa giữ trong con tim, khối óc tinh thần cảnh giác cao độ, vẫn nhớ mãi sự kiện một ngày cách đây gần hai mươi năm, mốc son bi tráng, hào hùng của Hải quân Việt Nam. Ngày ấy, trên đảo Cô Lin, tàu địch bất ngờ xuất hiện, khiêu khích và đổ bộ lên đảo hòng giật lá cờ Tổ quốc. Các chiến sĩ trên tàu 604 của Hải quân Việt Nam kiên cường chiến đấu. Nhiều đồng chí đã hy sinh khi kiên quyết giữ vững cờ và vị trí. Tàu HQ 604 bị hạ chìm; tàu HQ 505 đến ứng cứu cũng bị pháo địch bắn trúng. Thuyền trưởng tàu HQ 505 cho tàu lao hẳn lên đảo, để lá cờ đỏ sao vàng trên nóc tàu tung bay.
    Nhắc lại câu chuyện ấy, Trung tá Nguyễn Hữu Quế, Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lớn, cho rằng, sự anh dũng, hiên ngang của các chiến sĩ hy sinh ngày ấy đã trở thành bài học cảnh giác cho các thế hệ sau này. Dù hy sinh nhưng hình ảnh họ vẫn sống mãi cùng các chiến sĩ Trường Sa, để mùa xuân mỗi năm, những người lính đảo lại một lần thả hoa tưởng nhớ.
    Một đồng nghiệp cùng đi nhiều lần ra đảo nhận xét rằng, Trường Sa đã thay đổi nhiều quá, không phải từng năm mà từng tháng, từng ngày. Vừa giữ biển, đảo bình yên, các chiến sĩ Trường Sa lại vật lộn với bão gió, chung tay xây dựng những ngôi nhà khang trang, vững chãi, có nơi trú ngụ cho ngư dân đi biển gặp nạn và tránh bão (và mỗi năm đã có hàng chục tàu, thuyền, hàng trăm ngư dân vào tránh, trú bão an toàn), có nước giếng sinh hoạt, có điện thoại nối đất liền, có truyền hình vệ tinh.
    Người lính ra đảo, gia đình họ được chính quyền các cấp quan tâm, giúp đỡ. Chính sự quan tâm đó đã tạo niềm tin cho lớp lớp thế hệ chiến sĩ yên tâm sống, chiến đấu nơi đầu sóng, đầu gió. Thời gian sẽ qua đi, nhưng cũng như những mầm cây đang đua nhau vươn ra phía biển, ngày càng có nhiều chiến sĩ, và cả người dân nữa, đến với Trường Sa, sống và trưởng thành trên đảo, giữ cho Trường Sa mãi trường tồn.
    Theo Bảo Trung (Nhân dân)

  7. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    đã rất lâu rồi ( hôm trước tình cờ ngồi cập nhật tin để up lên mới đọc được bài phóng sự này của đồng nghiệp )
    Vẫn biết ở nơi ấy có biết bao nhiêu khó khăn với anh và đồng đội nhưng chỉ an phận rằng mình sẽ là hậu phương vững chắc
    Có những câu chuyện cảm động, những thông tin mà chỉ nghe đến thôi cũng khiến chúng ta giật mình, bức xúc đến vô cùng ...........
    Cảm ơn các đồng chí đã đóng góp vào đây những thông tin vô cùng bổ ích để chúng ta cùng đọc và cùng hiểu
    im lặng quá...........
    chợt nghe bước Anh về
  8. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    Vn mình phản công lại đây..tất cả vì TS - HSthân yêu...
    ----------------
    Trường Sa mùa nắng

    Hoa mười giờ trên đảo Tốc Tan - Ảnh: Y.Trinh
    TT - Trường Sa có hai mùa: mùa mưa trùng với mùa sóng to gió lớn; mùa nắng là mùa khát nhưng cũng là mùa sóng yên biển lặng. Mùa biển lặng cũng là mùa lính đảo được hội ngộ với người từ đất liền.
    Thế nhưng, trong chuyến đi đầu tháng tư này, sóng bạc đầu cấp 6 đuổi theo chúng tôi suốt hải trình...
    Day dứt con sóng ơi!...
    Buổi sáng mới ngủ dậy, cơn say đã như một bàn tay vô hình kéo tôi lên rồi thả rơi xuống tận cùng. Tôi vẫn nằm dán mình xuống sàn tàu. Những cơn sóng cấp 6 làm tàu dập dềnh. Đau buốt đầu óc! Hơn hai ngày qua, phần lớn khách trên tàu HQ 957 bỏ cơm. Ngay cả những thanh niên vai u thịt bắp cũng nằm chết dí trên võng, chẳng buồn động đậy. Thế nhưng khi chiếc loa ồm ồm thông báo: ?oToàn tàu chú ý, chúng ta đang có mặt ở vùng biển thềm lục địa phía Nam...? thì cả đoàn choàng tỉnh. Mọi người đổ ra boong.
    Dưới ánh bình minh, Trạm khoa học kỹ thuật, dịch vụ khu vực Ba Kè thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ra sừng sững. Cách đất liền hàng ngàn cây số, khối nhà bằng sắt thép ngâm chân giữa biển san hô. Nơi ấy, vào các năm 1990, 1996, 1999, 2000, những cơn bão tố khủng khiếp đã nhấn chìm nhà giàn. Nhiều người con kiên trung của Tổ quốc đã nằm lại vĩnh viễn giữa trùng dương. Nơi ấy có người vĩnh biệt cuộc sống mà vẫn còn ôm lá cờ Tổ quốc vào lòng... Nơi ấy ngày nay nhiều chàng trai vẫn đang trụ giữa trùng khơi để nghiên cứu và làm nhiệm vụ bảo vệ vùng lục địa phía Nam.

    Trạm khoa học kỹ thuật, dịch vụ khu vực Ba Kè, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bao con người đã sống, cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc ở nơi này
    Thế mà ?ovì sóng to gió lớn, đoàn chúng ta không thể lên giàn!? - tiếng loa thông báo khiến không khí chùng lại. Kế hoạch lên trạm thăm các anh bị gãy. Hơn 100 thành viên của đoàn ngậm ngùi thả những cánh hoa tươi xuống biển tưởng nhớ những người đã khuất rồi nhìn nhà giàn xa xa.
    ?oNghe tin đoàn ra, mấy hôm rồi các anh trên trạm cứ nhìn ra các phía. Đêm qua nhiều anh vui không ngủ được? - anh Vũ Ngọc Tâm - chính trị viên tàu HQ 624 đang làm nhiệm vụ ở khu vực này - kể.
    Không nỡ đi, tàu neo lại cách trạm hơn 1 hải lý. Boong tàu - nơi chúng tôi đứng - bị sóng xô xoay hướng nào, các anh trên trạm cứ chạy theo hướng ấy để nhìn. Cầm lòng không được, tàu chúng tôi tiến gần đến trạm hơn chút xíu để các anh nhìn rõ hơn. Thật bất ngờ, giữa biển cả các anh căng cờ Tổ quốc, cờ Đoàn thanh niên vẫy chào. Các anh cứ đứng như thế cho đến khi tàu nhổ neo, đi xa hút...
    Chiều ngày thứ tư của hải trình, đảo Phan Vinh hiện ra trước mắt. Nhưng những con sóng bạc đầu cấp 6 và giật trên cấp 6 khiến tàu không thể cập bến. Lại thêm một lần lỗi hẹn. Bữa cơm chiều hôm ấy buồn vắng lạ lùng. Nhiều người bỏ cơm không chỉ vì say sóng.
    Hôm sau đó, không còn hoa tươi. Chúng tôi xếp hoa giấy để chuẩn bị viếng mộ người chiến sĩ quê TP.HCM vĩnh viễn nằm lại ở Trường Sa Đông. Ngày thứ năm, tôi và một số phóng viên được xuống chuyến tàu nhỏ đầu tiên ra đảo. Con sóng vẫn chưa buông tha. Tàu tròng trành. Đi khoảng năm phút, nhiều anh em trên tàu đã nôn thốc tháo. Tàu còn va vào rạn san hô. Chúng tôi đành quay trở lại tàu lớn. Đã qua biết bao hải lý rồi, vậy mà...
    Hình ảnh các anh chiến sĩ cứ đứng ngóng chơi vơi trên đảo khiến chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo, phó tư lệnh quân chủng hải quân, cùng các anh chị quyết định: cố gắng đi lần nữa! Ca sĩ, phóng viên và các chị được ưu tiên. Cuối cùng, chúng tôi cũng được đặt chân lên đảo.
    Đón khách quí, thiếu úy Cao Ngọc Sơn không giấu được xúc động: ?oĐược nắm tay mọi người rồi. Mừng quá! Lúc nãy thấy tàu ra đảo không được phải quay vô, anh em buồn thắt lòng. Cầu mong cho nước nhanh lên để đoàn còn vào kịp. Mong cho mọi người đừng bỏ đi vội. Nghe đoàn ra, đêm qua nhiều anh em không ngủ được. Dù đoàn chưa đến, các anh đã ra bãi đứng chờ từ 5g sáng?.
    Hoa giữa trùng dương

    Thả hoa tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh trên vùng thềm lục địa phía Nam - Ảnh: Y.Trinh
    Đón chúng tôi khi đặt chân lên đảo Tốc Tan là hai chậu hoa mười giờ kiêu hãnh khoe màu hồng tươi. Thứ hoa bình dị mọc bên thềm nhà ở đất liền đã thành ấn tượng về sức sống trên đảo san hô.
    Không riêng gì mười giờ, ở đảo chìm Đá Tây A, lính đảo còn trồng xương rồng và rau muống trong chậu để làm kiểng. Một chậu kiểng đổi bằng bao chậu rau. Rau ở đảo quí như vàng vì rau phải trồng trên những khay đất hiếm hoi mang hàng ngàn cây số từ đất liền.
    Mùa này ngay cả tắm giặt, ăn uống, mỗi người lính cũng chỉ được chưa đầy 20 lít nước ngọt/ngày. Chủ yếu là nước mưa trữ lại. Có mùa hạn mỗi người chỉ được 5 lít nước ngọt/ngày, nhưng các anh vẫn không để hoa chết khát.
    Đó là chưa kể khi gió ?ođánh? bên này đảo, các anh lại ôm vườn kiểng ?otản cư? sang bên kia. Có ai nhìn cái vườn rau nhỏ xíu ?otreo? giữa trùng khơi, nhìn người lính trẻ chắt chiu từng giọt nước ngọt - được ví như giọt máu của đảo - để tưới cây mới thấm thía vẻ đẹp kỳ diệu của bông hoa giữa biển. Lãng mạn và đầy sức sống!
    Nói đến sức sống ở Trường Sa, không thể không nhắc đến cây. Thật bất ngờ, giữa mùa nắng mà trên các đảo san hô cứ xanh um màu lá. Ngoài phong ba và bão táp - hai loại cây có tình yêu mãnh liệt với khí hậu khắc nghiệt của đảo xa, trên Trường Sa Đông còn có những cây bàng quả vuông ưỡn thân ra đón gió. Dù gió, muối làm đọt lá cây quăn queo rất đặc trưng nhưng cây vẫn sống. Lính đảo còn nuôi sống dây bầu, dây mướp, dây muống biển...

    Tuần tra trên đảo
    Đêm ngủ ở Trường Sa Lớn, anh Nguyễn Văn Đua - phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM - thú vị: ?oGió trên đảo không thổi phần phật vào phòng mà dịu dàng xuyên qua kẽ lá?. Khác với hình ảnh trơ trọi nhiều năm về trước. Đó là những cây đu đủ đang cho quả ngọt. Đó là những cây chuối đang nảy con xanh mướt. Đó là những cây tra đang xòe những chiếc lá to bằng hai bàn tay người che nắng gió cho đất.
    Nhờ đất được phủ xanh mà giếng nước ngọt trên đảo luôn mát rượi. Nhờ nước ngọt mà lính đảo có hoa giấy, hoa sứ tặng các cô gái hôm giao lưu. Nhờ có nước ngọt mà trên đảo có tiếng gà cục tác, có tiếng heo ủn ỉn. Và hi vọng sau này trên Trường Sa sẽ có tiếng trẻ con.
    Chẳng có phép mầu nào biến đá san hô thành cây, thành hoa ngoài bàn tay con người. Màu xanh trên đảo biểu trưng cho sự sống và phát triển. Đoàn thành phố trồng hai cây xanh trên Trường Sa thay lời chúc. Trong chuyến này, quà chúng tôi mang về thành phố còn có cây bàng quả vuông và đóa hoa phong ba trắng muốt.
    Từ 3 đến 10-4, đoàn công tác của TP.HCM do Phó bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
    Các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp TP.HCM đã ủng hộ cho huyện đảo Trường Sa 1,88 tỉ đồng. Ngoài ra, Công ty cổ phần vi mạch điện tử Việt Vmicro Corp và Công ty cổ phần xe máy Hoa Lâm - Kymco đã ủng hộ trực tiếp 1 tỉ đồng cho Quân chủng hải quân (số tiền này không nằm trong 1,88 tỉ đồng như số báo ngày 11-4 đã thông tin).
    Thành đoàn TP.HCM mang tặng bộ đội Trường Sa 10 cây đàn ghita, 1.300 quyển sách, 130 băng đĩa nhạc, 1 cờ đoàn và 60 quả bóng (bóng đá, bóng chuyền).

  9. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này mới có không khí chiến đấu nè:
    http://www2.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2007/4/16/188883.tno
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Báo Lao động: Trường Sa ký sự
    http://www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2007/4/32278.laodong

    Lính đảo Trường Sa Đông đón các nữ khách quý
    (LĐ) - Kỳ 1: Nhật ký hải trình
    Sóng. Đó là kỷ niệm lớn nhất của tôi trong suốt chuyến hải hành đến vùng biển đảo Trường Sa - cực đông tổ quốc. Sóng biển mạnh "kỷ lục" suốt hơn 1.000 hải lý hành trình, vẫn không át nổi sóng tình rung động không ngớt trong lòng mỗi người, dù ở đất liền ra hay ở ngay đảo.
    Sóng dậy trên đôi mắt long lanh của các cô ca sĩ hát trong gió đảo, sóng lắc hoài theo nhịp rừng cánh tay nhiệt liệt hưởng ứng của những anh lính đảo... Và tấm tình với biển đảo tổ quốc luôn vượt qua sóng gió gian nan...
    Cưỡi sóng đến "quần đảo bão tố"
    Tàu HQ 957 khởi hành từ bến cảng Ba Son - TP.Hồ Chí Minh lúc bình minh. Đây là đoàn công tác thứ ba trong 5 đoàn công tác thăm và kiểm tra quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía nam; đoàn bao gồm quân chủng hải quân, TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và một số cơ quan thông tấn báo chí.
    Giữa chiều, tàu vừa ra đến biển, tôi lập tức ấn tượng - và suốt hải trình nhiều người cũng đã quen với cách nói đặc trưng trên tàu, phát ra từ loa thông báo: "Toàn tàu chú ý, chú ý toàn tàu, chúng ta đang có mặt tại vùng biển thềm lục địa phía nam của tổ quốc...". Đoàn công tác tổ chức họp báo ngay tại câu lạc bộ chiến sĩ trên tàu, chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra "lệnh hành quân": "Toàn tàu quyết tâm, quyết tâm toàn tàu" đi đúng hải trình đến với biển đảo, dẫu áp thấp nhiệt đới đã hình thành trên vùng biển Đông VN, sóng gió cấp 6, lên đến cấp 7...". Tại đây, tôi "học" bài học đầu tiên trong chuyến hải hành ngay trên biển đảo quê hương, khi hiểu ra sự nhầm lẫn của nhiều bản tin dự báo bão năm 2006 đã vô tình gọi nơi này là vùng biển Nam Hải...

    Tàu HQ957 trước giờ khởi hành tại cảng Ba Son
    Ngay trước lúc khởi hành, khi "lục lọi" thông tin để bổ sung vào hiểu biết - đáng tiếc, vốn quá ít ỏi của mình về biển đảo, tôi cũng đã đọc tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, một đoạn nguyên văn về "quần đảo Trường Sa": "Các bản đồ địa lý Việt Nam cổ ghi nhận Bãi Cát Vàng (được dùng để chỉ chung cả Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ 17.
    Trong cuốn "Phủ biên tạp lục" của học giả Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi. Ông miêu tả đó là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Tài liệu ghi chép Việt Nam vào thế kỷ 17 nhắc đến các hoạt động kinh tế được tài trợ của chính phủ dưới triều nhà Lê từ 200 năm trước đó.
    Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu địa lý về các đảo từ thế kỷ 18"...
    Ngay đêm ấy vẫn kịp diễn ra trên boong tàu buổi "dạ hội" giao lưu đầu tiên giữa đoàn công tác và các chiến sĩ hải quân tàu 957, mà chủ công là câu lạc bộ sáng tác trẻ của Nhà văn hoá Thanh niên TP.Hồ Chí Minh. Toàn tàu, và lính đảo, đều gọi họ là "các em văn công".
    Khuya, sau khi kịp ngắm trăng 16 vằng vặc trên biển, cơn say sóng lần lượt vật ngã "từng em một". Suốt ngày hôm sau, sóng to gió lớn đánh tạt nước biển lên cả boong tàu. Đoàn công tác hầu hết "cố thủ" trong phòng. Tôi cùng nhiều nhà báo trong cơn say sóng vật vờ vẫn cố lên buồng lái, tranh thủ tìm hiểu thêm "chuyện biển" từ các chiến sĩ hải quân. Ngày sau nữa, kế hoạch "đổ bộ" đến thăm các nhà giàn Trạm khoa học kỹ thuật - dịch vụ Ba Kè (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và đảo Phan Vinh buộc phải "phá sản" bởi "sóng cản mũi". Tàu vẫn neo lại gần đó.
    Ống kính máy ảnh zoom đến từng khuôn mặt ngóng chờ, những đôi tay vẫy cao đón chào trên nhà giàn. Nhà giàn ngâm chân trong nước biển, cờ đỏ sao vàng lộng gió vươn trên nền trời thẫm xanh. Và lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh qua bão táp, qua các biến cố để giữ vững thế đứng ấy, diễn ra trên sóng. Hoa tươi từ đất liền mang ra kết thành vòng, thành chuỗi thả xuống biển quê hương...
    Tấm tình vượt sóng

    Luyện tập bảo vệ đảo
    Trường Sa - huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hoà, cách vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý về phía đông, với hơn 100 đảo, đá và bãi cạn, cấu tạo bởi san hô và vụn san hô, nằm trên một diện tích biển kéo dài từ tây sang đông khoảng 800km và từ bắc xuống nam khoảng 600km - theo Bách khoa toàn thư Việt Nam - còn có tên gọi Spradly - bởi các nhà hàng hải phương Tây khi ngang qua đây từ thế kỷ XVII đã phải gọi là "quần đảo bão tố".
    Điều đó quả không ngoa. Đại tá Phạm Huy Tú - Trưởng phòng Dân vận - Quân chủng Hải quân cho biết: "Thời tiết Trường Sa rất khắc nghiệt, là nơi sinh ra các cơn bão biển Đông. Tháng tư là tháng ít gió mạnh nhất, thuận lợi nhất cho việc đi biển, nhưng riêng chuyến đi này thì quả thật là xưa nay hiếm".
    Những ngày sau đó, sóng to gió lớn không làm chùn bước những người từ đất liền đặt chân lên đảo. Đảo Tốc Tan - ngôi nhà lâu bền vươn cao trên sóng bạc đầu. Nơi ấy, các chiến sĩ hải quân như chuẩn uý Dương Thành Giang 7 năm qua chắc tay súng bảo vệ biển quê hương.
    Đại uý Nguyễn Văn Thịnh đã 25 năm trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, biết bao lần đón các đoàn công tác từ đất liền ra thăm đảo, mà lần này vẫn rưng rưng: "Cảm động nhất đối với lính đảo là tình cảm của đất liền...". Đảo Trường Sa Đông - đảo nổi chỉ vừa vặn nhô lên khỏi mặt nước biển. Gần như tất cả lính đảo đều ra bến đón đoàn công tác.
    Trên tàu, mặc cho sóng gió lảo đảo, ai cũng tranh nhau "một suất" vào đảo, nhưng "mệnh lệnh tình cảm" đã được đưa ra: Ưu tiên các nữ khách, nữ ca sĩ và... một số nhà báo. Tôi "tranh" được một suất cùng "thiểu số may mắn" đặt chân lên đảo, sau chuyến tàu nhỏ đầu tiên vào đảo đã phải quay lại vì sóng gió không tha, gãy cả chân vịt. Mấy cô ca sĩ vừa lên đảo là đàn hát say sưa, như chưa hề nôn thốc tháo...
    Ngày hôm ấy, đoàn công tác "thừa thắng xông lên", đến cả 3 đảo. Sau đảo Đá Tây, đêm xuống cũng là lúc tàu đến với đảo Trường Sa Lớn. Một đêm duy nhất trên đảo, đã là niềm hạnh phúc đối với nhiều người trong đoàn. Lễ thăm và kiểm tra chính thức quần đảo Trường Sa diễn ra ngay "quảng trường lớn" trên đảo. Trưởng đoàn, ông Nguyễn Văn Đua - Phó Bí thư Thành uỷ TP.Hồ Chí Minh - xúc động nói: "Chúng tôi vô cùng cảm phục quân và dân huyện đảo Trường Sa đã nêu cao ý chí tự chủ, tự lực tự cường, trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, bảo vệ và xây dựng biển đảo, thềm lục địa phía nam của tổ quốc".
    Chia sẻ, hỗ trợ Trường Sa, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đóng góp tặng quân và dân huyện đảo tổng cộng gần 1,9 tỉ đồng. Ngoài ra, Cty xe máy Hoalam Kymco và Cty CP vi mạch điện tử còn tặng 50 tivi và 14 bộ pin năng lượng mặt trời trị giá 1 tỉ đồng. Thành đoàn TNCS HCM TP.Hồ Chí Minh tặng bộ đội Trường Sa món quà đầy ý nghĩa, đó là 10 cây đàn ghita, 1.300 cuốn sách, 130 băng đĩa nhạc và 60 quả bóng đá, bóng chuyền... Thời gian còn lại đến nửa đêm là cuộc giao lưu, "hát cho nhau nghe". Tiếng hát át cả tiếng gió tiếng sóng ầm ào ở "quần đảo bão tố"...
    Lại sóng. Đến lúc quay trở về, sóng vẫn cấp 6, cao 2-3 mét. Chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo kết luận: "Sóng to "đuổi theo" tàu suốt cuộc hải hành hơn 1.000 hải lý, có thể nói là "kỷ lục" trong vô vàn chuyến công tác đến Trường Sa trong 4 năm qua. Nhiều lúc quân số đoàn công tác chỉ còn 30%, thậm chí "toàn tàu say sóng, say sóng toàn tàu", song tình cảm giữa đất liền và biển đảo cực đông tổ quốc, với quân dân huyện đảo Trường Sa vẫn vượt lên trên tất cả"! (Kỳ 2: Trường Sa trong mắt tôi)
    Trương Tâm Thư
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 09:55 ngy 16/04/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này