1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Nhịp sống mới ở Trường Sa

    Sau hai ngày đêm hành trình bằng con đường vượt trên những ngọn sóng biển khiến ai nấy đều phờ phạc. Thế nhưng khi vừa nghe tiếng loa trên tàu thông báo: Tàu chuẩn bị cập cảng Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà) thì tất cả mọi người liền nhào dậy, lao cả ra mạn tàu. Hình như ai cũng muốn mình là người trước tiên nhìn thấy Trường Sa, một vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc nằm giữa biển khơi điệp trùng sóng gió...
    Trường Sa xanh
    Cách đây đúng bảy năm, cũng vào dịp tháng tư, tôi đã được ra Trường Sa. Trường Sa ngày ấy đã để lại trong tôi thật nhiều ấn tượng về tinh thần vượt gian khổ, khó khăn của quân và dân trong quá trình xây dựng, bảo vệ đảo. Nhưng ngày ấy, Trường Sa đã để lại trong tôi một hình ảnh khó quên đó là những dải cát san hô trắng đến loá mắt. Ở đảo Trường Sa Lớn, lúc bấy giờ đang vào mùa xây dựng, nên cả đảo ngổn ngang hệt một công trường. Xung quanh đảo, phủ lên những dải cát san hô là những cụm muống biển xòa xuống cả mặt sóng. Duy nhất khu vực giữa đảo, loi choi mấy cây bàng vuông, bàng ta và một vài cây dừa đã táp lá vì gió mặn. Đứng từ đầu đảo có thể nhìn xuyên đến cuối đảo. Thế nhưng bảy năm sau, Trường Sa đã hoàn toàn đổi khác. Trước mắt chúng tôi là một hòn đảo xanh rì cây lá. Những ngôi nhà trước đây nằm chơ vơ trên đảo thì nay đã khuất lấp dưới những tán cây. Thượng tá Nguyễn Đại Dương, đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn nói với chúng tôi: ?oTrồng cây trên đảo là một việc làm cực kỳ gian truân. Chúng tôi đã ra hẳn một nghị quyết chuyên đề về việc trồng cây trên đảo. Chỉ tiêu trồng cây được quy định tới từng cán bộ, chiến sĩ. Cụ thể mỗi năm, một người phải trồng được tối thiểu là hai cây sống. Đến mùa mưa, cả đảo lại tay cuốc, tay choòng đục đá trồng cây. Ngay cả chỉ huy đảo cũng phải trực tiếp đào hố, tưới câ...?.
    Có lẽ vì thế mà sau bảy năm, Trường Sa Lớn từ một đảo cát san hô đã trở thành một hòn đảo xanh. Những tán phong ba, bão táp, bàng vuông, dừa, tra? đã vươn tận ra ngoài mép sóng. Bên dưới các tán cây là những hàng ghế đá. Buổi chiều, khi mặt trời sắp ngã vào lòng biển thì dưới các ghế đá lại đan kín những bóng áo hải quân cùng những cánh thư, tờ báo vừa nhận từ đất liền. Trường Sa lúc bấy giờ hệt như một công viên của tuổi trẻ.
    Không chỉ riêng ở Trường Sa Lớn mới có cây xanh mà các đảo nổi khác như Trường Sa Đông, Phan Vinh, An Bang v.v? cũng đều đã được phủ kín cây xanh. Ở đảo An Bang, một hòn đảo nhỏ thực chất là một cồn cát chồi lên từ dải san hô, nên quanh năm sóng vỗ bốn bề. Ngay cả vào dịp tháng tư, thời điểm được coi là yên bình nhất của đảo thì các ngọn sóng quanh đảo vẫn cao tới ba, bốn mét. Kèm theo các ngọn sóng là từng vạt nước mặn bốc lên như sương, theo gió bay thốc vào đảo. Cứ tưởng rằng ở một nơi thời tiết khắc nghiệt như thế thì khó có loại cây nào sống nổi. Ấy thế mà các cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang vẫn trồng được cây xanh. Cả đảo hiện nay có tới gần 100 cây bàng, cây các loại. Để giữ cho cây sống được, sau khi trồng, các chiến sĩ đảo An Bang đã phải kiếm tre, gỗ, vải ni-lông quây kín xung quanh, hệt như một ngôi nhà không mái. Hằng ngày, anh em phải thay nhau phun nước rửa mặn trên từng chiếc lá cây. Với những kỳ công như thế, nên bây giờ ?olò vôi thế kỷ An Bang? đã bắt đầu được khoác chiếc áo màu xanh.
    Trường Sa gần
    Hòn đảo gần nhất của quần đảo Trường Sa cũng cách đất liền tới hai ngày đêm hành trình. Làm thế nào để Trường Sa gần lại với đất liền là một câu hỏi lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Đảng, Nhà nước ta nói chung. Sau nhiều năm đầu tư, củng cố, hệ thống truyền thông trên đảo đã được xây dựng khá cơ bản. Hiện nay, ở đảo nào cũng có vô tuyến truyền hình xem được tất cả các kênh với chất lượng tốt. Truyền hình đang được coi là kênh chuyển tải thông tin chính giữa đất liền với đảo. Được sự quan tâm của Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân, nên những năm gần đây, các chuyến tàu từ đất liền ra đảo cũng thường xuyên hơn. Vì vậy, sợi dây liên hệ giữa đảo và đất liền cũng ngày càng thắt chặt hơn.
    Hiện nay, một số nước trong khu vực đã tiến hành phủ sóng điện thoại di động trên các đảo chúng ta cũng cần nghiên cứu để thực hiện phủ sóng điện thoại trên khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Việc phủ sóng điện thoại không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở huyện đảo Trường Sa mà còn phục vụ tốt cho nhiệm vụ củng cố quốc phòng, giữ gìn trật tự, an ninh trên vùng biển đảo xa xôi của Tổ quốc. Có mạng điện thoại di động, việc liên lạc của các ngư dân tham gia đánh bắt trong khu vực quần đảo sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Các ngư dân có thể nắm bắt kịp thời mọi thông tin về thời tiết, khí hậu? từ đất liền, bảo đảm xử lý kịp thời những tình huống bất trắc trên biển.
    Và Trường Sa sẽ giàu
    Không ai có thể phủ nhận tiềm năng kinh tế biển, tiềm năng kinh tế từ du lịch, dịch vụ của huyện đảo Trường Sa, nhưng từ nhiều năm nay việc bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy, hải sản và thúc đẩy dịch vụ, du lịch ở Trường Sa chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy những cái thu được từ huyện đảo Trường Sa còn quá ít, chưa xứng với tiềm năng của nó. Hiện nay, Bộ Thủy sản đã chỉ đạo cho Trung tâm dịch vụ nghề cá đảo Đá Tây tổ chức thử nghiệm nuôi trồng thủy sản, trước mắt là nuôi hai loại cá có giá trị kinh tế cao là cá ngựa và các mú. Đến đầu tháng 3-2007, Trung tâm dịch vụ nghề cá đảo Đá Tây đã thả được 9.000 cá mú giống và 12.000 con cá ngựa. Theo đồng chí Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Thủy sản, người đi cùng đoàn công tác trực tiếp ra kiểm tra tình hình nuôi cá ***g bè tại đảo Đá Tây thì hiện nay, cả hai loại cá đều có thể phát triển tốt. Sau vài tháng nuôi thử nghiệm, số cá mú đã thả đều đạt mức gần 1kg/con, số cá ngựa có tốc độ phát triển tốt. Điều đó cho thấy môi trường của vùng biển Trường Sa rất phù hợp với hai loại cá nói trên. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi cho rằng, việc phát triển nuôi cá ***g tại Trường Sa rất cần được ngành Thủy sản nghiên cứu mở rộng về quy mô và đa dạng hóa về chủng loại. Cần phải coi việc nuôi trồng thủy sản là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở huyện đảo Trường Sa, để có dự án đầu tư đúng hướng, bảo đảm thu được hiệu quả cao.
    Hiện nay, trong khu vực Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa mỗi năm có hàng nghìn lượt tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động. Để bảo đảm duy trì cho các tàu cá có thể hoạt động dài ngày trên biển thì việc thúc đẩy hoạt động dịch vụ nghề cá ở Trường Sa là việc cần phải làm ngay. Đi cùng với việc cung cấp các cơ sở vật chất thiết yếu như dầu, nước ngọt v.v? ngành thủy sản cần phải tính đến cả các dịch vụ khác như xây dựng nơi nghỉ cho ngư dân, nơi neo đậu tàu thuyền, nơi thu mua, sơ chế hải sản v.v.. sao cho khu vực dịch vụ nghề cá phải như một trung tâm kinh tế, đáp ứng được cơ bản những nhu cầu tối thiểu của ngư dân đánh bắt xa bờ.
    Vừa củng cố cơ sở hạ tầng, vừa từng bước tạo ra những mũi nhọn kinh tế, xã hội ở huyện đảo Trường Sa là một việc làm cần được tỉnh Khánh Hòa quan tâm thỏa đáng. Tuy nhiên, đây là một vùng lãnh thổ vừa ở xa đất liền lại vừa đặc biệt khó khăn, vì vậy rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương. Khi cả nước cùng chung tay xây dựng Trường Sa thì chúng ta mới có thể khai thác hết tiềm năng dồi dào và phong phú của Trường Sa.
    TRẦN ANH TUẤN ( QDND)

    đọc xong chỉ muốn ra ngay TS sống thôi
    " Anh đứng gác dưới trời khuya gió mát trăng thanh, giữa biển khơi trập trùng sóng vỗ, chỉ thiếu em thôi - người con gái anh yêu thương vô cùng "
    Được motthoang_hn02 sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 16/04/2007
  2. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Trường Sa, ngày trở lại
    00:37:18, 16/04/2007Lưu Quang Phổ
    http://www2.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2007/4/16/188883.tno
    Khi chiếc tàu Titan kéo hồi còi trầm hùng chào đảo Trường Sa Lớn, thủ phủ của huyện đảo Trường Sa, chúng tôi chạy lên boong... Và điều làm tôi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng là nơi đây đã bao phủ một màu xanh ngăn ngắt của cây lá.
    Cách đây 11 năm, lần đầu tiên tôi đến đây, cả Trường Sa Lớn chỉ là một vệt cát trắng mỏng tang dán trên mặt biển xanh mênh mông, nhô lên vài nóc nhà của các đơn vị bộ đội và trạm hải đăng Trường Sa. Chỉ có hai hoặc ba cây bàng quả vuông trước cửa ngôi nhà của Ban chỉ huy đảo, vài cây phong ba phất phơ mọc ở phía nam hòn đảo rộng nhất quần đảo Trường Sa này.
    Trường Sa Lớn bây giờ không khác gì một khu phố. Bước qua cầu cảng bằng bê tông kiên cố có thể đón những con tàu nghìn tấn cập đảo những lúc triều cường, chúng tôi đi vào con đường thẳng tắp hai bên phủ đầy cây xanh. Một ngôi nhà tiếp dân khang trang vừa được xây dựng. Theo thượng tá Đảo trưởng Nguyễn Đại Dương, đây là nơi để bà con ngư dân Việt Nam và cả người nước ngoài tạm trú khi gặp nạn trên biển và cần giúp đỡ. Theo quy định của các đơn vị đồn trú trên các đảo Trường Sa, cứu trợ và giúp đỡ người và phương tiện bị nạn là một nhiệm vụ quan trọng, vừa khẳng định chủ quyền Việt Nam, vừa mang ý nghĩa nhân đạo.
    Chúng tôi thực sự bất ngờ khi đi trên những con đường quy hoạch vuông vắn như một khu phố mới trên đảo. Tất cả đều rộng rãi, phong quang, con đường nào cũng rợp mát cây xanh. Thật kỳ diệu, chỉ hơn mười năm, hòn đảo nổi tiếng là nắng gió và khắc nghiệt về khí hậu này đã hoàn toàn thay đổi. Xưa, chỉ có cát sỏi và nước mặn, nay những tầng cây xanh ngắt đã khiến cho Trường Sa Lớn có nước ngầm và quan trọng hơn, nước đã rất nhiều và rất ngọt. Ngày trước, Trường Sa Lớn không thể trồng được rau xanh một cách bình thường vì nắng, gió và vì... chuột. Khi đó rau cải, rau muống phải gieo trong những chậu gỗ chống gió, những máng gỗ này lại phải đặt trên những cột cao trát đầy dầu mỡ để chống chuột leo. Nay những vườn rau đã được xây thành tường bao, rau muống, rau cải, rau lang xanh um bên cạnh một vườn bí ngô đầy quả bên đầu hồi nhà chỉ huy đảo. Dưới góc sân trước nhà, các chiến sĩ đã dọn ra những bộ bàn ghế để chúng tôi ngồi chơi dưới gốc những cây tra, cây bàng quả vuông đang nở hoa. Khung cảnh thanh bình và mát mẻ không khác gì một công viên lớn. Có thể nói, cây xanh ở Trường Sa Lớn và rất nhiều hòn đảo khác trên quần đảo Trường Sa là một kỳ quan mới trên vùng biển đầy nắng và gió này.
    Theo đại tá Đỗ Văn Thành, Chủ nhiệm hậu cần Quân chủng Hải quân, để có được một cây xanh như hôm nay là cả một vấn đề không đơn giản. Đảo chỉ có cát và san hô, đào một cái hố, đổ đất do tàu hải quân chở từ đất liền ra, trồng cây xuống và tưới nước hằng ngày. Những cây phong ba, cây bàng quả vuông, cây tra lần lượt bén rễ trên đá san hô khô khát và để nhân giống những loài cây kỳ lạ này, những người lính đảo Trường Sa còn nghĩ ra cách "nhân bản vô tính" bằng cách chiết cành theo cách của những người trồng cây ăn quả trên đất liền! Đáng ngạc nhiên, chúng tôi còn thấy cả những cây nhàu không hiểu từ đâu đã đến với các hòn đảo Trường Sa. Giống như cây cà phê nhưng lá rất to, loài cây này xanh tốt bất ngờ và trổ hoa, kết trái. Ngay tại Trường Sa, khi đến thăm hải đăng đảo Song Tử Tây, người viết bài đã được những công nhân gác đèn ở đây đãi một chầu nước nhàu ngọt mát.
    Đêm trên đảo Trường Sa Lớn, trong khi đợi theo dõi buổi tập bắn đạn thật theo chương trình huấn luyện thường xuyên của quân chủng, tôi nằm trên đường băng sạch bong của sân bay Trường Sa ngắm trăng sao. Biển ì ầm phía trước, gió lộng lẫy bốn bề. Trong tiếng sóng, tiếng gió, tôi nghe tiếng động cơ máy bay huấn luyện rồi những đường đạn thẳng căng lao vút vào trời đêm. Chỉ hai điểm xạ dài, chiếc máy bay mô hình đã trúng đạn, nó tròng trành và rơi xuống biển trong giây lát. Ngay tức khắc, từ những trận địa bố trí bên bờ sóng, những loạt đạn khác lại nổ vang, lần này là những mục tiêu trên biển. Những tấm bia đánh dấu bằng đèn pin bập bềnh trên sóng nước cũng lần lượt tan rã sau những đường đạn đỏ rực. Đã từng qua quân ngũ và không xa lạ với những cuộc diễn tập thực binh, nhưng "trận đánh" làm người viết quá bất ngờ, bởi tác giả của những đường đạn chính xác đến từng cm kia chính là những chàng lính trẻ măng chiều nay còn cười tươi trước ống kính của tôi và tíu tít xin địa chỉ của những cô văn công trẻ. Có những người lính như thế đứng ở tuyến đầu Tổ quốc, chúng ta có thể yên tâm về sự trường tồn của đất nước Việt Nam này.
    Có sân bay rồi nhé,
  3. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    [red]Trường Sa sẽ là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân[/red]
    (VietNamNet) - Ngay sau khi kết thúc chuyến thăm và kiểm tra Quần đảo Trường Sa, Thiếu tướng, Phó Chính ủy, Chuẩn đô đốc Hải quân Trần Thanh Huyền đã trả lời phỏng vấn VietNamNet về chiến lược phát triển kinh tế gắn với quốc phòng vùng Quần đảo.
    - Xin ông cho biết mục đích, kết quả chuyến thăm quần đảo Trường Sa năm nay
    Thực hiện kế hoạch của Bộ Quốc phòng, đoàn công tác Tổng cục Chính trị cùng với các đại biểu thuộc trung ương, địa phương, Quân chủng Hải quân, Vùng 4 Hải quân đi thăm và kiểm tra Quần đảo Trường Sa. Đây là nội dung hằng năm Bộ Quốc phòng vẫn tổ chức, tuy nhiên năm nay, số lượng của đoàn đông hơn và đi thăm cả đảo nổi, đảo chìm của Quần đảo Trường Sa và các nhà dàn thềm lục địa phía Nam tổ quốc.
    Đoàn đã kiểm tra toàn diện các mặt công tác trên quần đảo Trường Sa gồm công tác Đảng, quân sự, hậu cần kỹ thuật.
    Các cơ quan ban ngành trung ương và địa phương ra nghiên cứu về biển, sau khi có nghị quyết trung ương 4 khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến 2020. Các cơ quan đi nghiên cứu, tham mưu cho Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng để thực hiện chiến lược gắn kinh tế với Quốc phòng, trong đó hải quân là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân miền Trung và miền Nam đánh bắt xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.
    Việc tuyên truyền chủ quyền, các hoạt động trên biển, đảo cũng rất quan trọng. Các phóng viên chứng kiến, tiếp xúc để tuyên truyền về chiến đấu, xây dựng đảo, giúp dân? Thực tế cho thấy ngư dân đánh cá vùng quần đảo nhận được nhiều sự giúp đỡ của hải quân: Thuốc men, nước ngọt, cấp cứu? Báo chí làm sao phản ánh được nội dung này để bà con yên tâm đi biển.
    Chuyến công tác cũng đưa tình cảm hậu phương đến với Trường Sa và nhà dàn DK1. Các đoàn đại diện ra thăm hỏi bộ đội trường Sa, nơi đầu sóng ngọn gió, nơi biên cương hải đảo khó khăn để các chiến sĩ thấy luôn có hậu phương phía sau. Trong chuyến công tác này, các đoàn đại biểu đã đóng góp được nhiều phần quà thiết thực cho bộ đội: Nghe nhìn, cây xanh, tăng gia chăn nuôi? Những tình cảm này đã thực sự động viên bộ đội.
    Cả nước đóng góp được gần 300 thùng quà và hơn 1 tỷ đồng cho bộ đội Trường Sa. Đất nước cũng còn khó khăn nhưng đã đóng góp được cho bộ đội Trường Sa nhiều như vậy, chúng tôi giáo dục bộ đội rằng cả nước vì bộ đội Trường Sa như vậy thì bộ đội Trường Sa cũng phải vì cả nước.
    - Năm nào các đoàn cũng đi thăm và kiểm tra Trường Sa, năm nay có nội dung gì khác những năm trước hay không thưa ông?
    Các chuyến đi thăm được tổ chức hằng năm cho quân đội, Trung ương và địa phương, nhưng đợt này có nội dung khác. Trung ương 4 vừa có nghị quyết về chiến lược biển đến 2020. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta mà trước đây ta chưa có. Làm sao chúng ta phải đưa nghị quyết vào cuộc sống.
    Đợt này đi, ngoài công tác kiểm tra quân sự, sẵn sàng chiến đấu, công tác Đảng, hậu cần, kỹ thuật? các cơ quan nghiên cứu để tham mưu cho Bộ Quốc phòng, cho Đảng và Nhà nước để đưa nghị quyết trung ương 4 khoá X về chiến lược biển đến 2020 vào cuộc sống.
    - Theo ông làm sao để kết hợp thực sự hiệu quả giữa kinh tế với quốc phòng như chiến lược biển đến 2020 đã chỉ ra?
    - Biển đảo của ta có vị trí hết sức quan trọng. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa phía Nam có vị trí tiền tiêu, tạo thành vòng cung án ngữ bảo vệ tổ quốc ở phía Đông. Trong lịch sử trong 14 cuộc chiến tranh với nước ngoài thì có đến 10 cuộc xâm lược bằng đường biển.
    Đất nước ổn định phát triển kinh tế thì trước hết chúng ta phải có sức mạnh về quốc phòng, cho nên chúng ta phải tăng cường sức mạnh phòng thủ của đất nước từ hướng biến. Muốn vậy cần phối hợp một các toàn diện, ví dụ Bộ Giao thông , thủy sản, GD ĐT, Bưu chính viễn thông nghiên cứu? để làm sao phối kết hợp tạo thành sức mạnh tổng hợp, làm sao kết hợp quốc phòng với kinh tế.
    Có quốc phòng an ninh tốt, ngư dân mới ra đánh bắt hải sản. Ngược lại, kinh tế phát triển tốt thì mới phát triển được kinh tế toàn đất nước. Trong quá trình này, kinh tế và quốc phòng kết hợp chặt chẽ. Quốc phòng trên biển mạnh sẽ là chỗ dựa cho bà con ngư dân, các lực lượng ra làm ăn trên biển.
    Trong 2 cuộc kháng chiến thì chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân trên đất liền đã rõ nhưng trên biển thế nào cần phải nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đang giao cho các cơ quan ban ngành nghiên cứu, chắc chắn trong tương lại các cơ quan sẽ tham mưu cho Đảng và Nhà nước làm sao chúng ta mạnh trên biển.
    Ngoài ra, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền để đông đảo người dân hiểu được biển, nhất là thế hệ trẻ để tiếp tục sự nghiệp bảo vệ và phát triển vùng biển đảo. Thế hệ trẻ hiện nay chưa phải ai cũng hiểu được chủ quyền đất nước, giá trị cha ông chúng ta tạo ra. Hình thức giáo dục cũng cần đổi mới và trước mắt là ngư dân làm ăn trên biển và các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ này cần nghiên cứu kỹ để phát huy hiệu quả tuyên truyền biển đảo.
    - Theo ông, công tác tuyên truyền trên báo chí trên thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa?
    - Trước khi có nghị quyết trung ương 4 khóa X về chiến lược biển đến 2020, được sự đồng ý của Ban tư tưởng, Quân chủng Hải quân đã phối hợp với 29 tỉnh thành với các ban tuyên giáo để mở đợt tuyên truyền về biển đảo. Đợt Tết vừa qua Quân chủng cũng đưa các phóng viên đi khắp các vùng biển với số lượng gần 100 phóng viên?
    Các cơ quan thông tấn báo chí vừa qua rất tích cực trong tuyên truyền về biển đảo, lực lượng hải quân, ngư dân trên biển? Song song vậy, báo chí đã đưa ra các chứng cứ về chủ quyền biển đảo để đông đảo nhân dân hiểu được những công sức thế hệ cha ông đã đổ bao công sức, xương máu để giữ chủ quyền, thế hệ này và tương lại phải làm thế nào để xứng đáng với sự hy sinh của cha ông để bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
    Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

    Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 ?" 55% GDP, 55 ?" 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.

    TÔI YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM VÔ CÙNG, NGUYỆN HIẾN DÂNG TẤT CẢ VÌ VIỆT NAM YÊU THƯƠNG.

    Source: http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/04/685372/
    Được Nakata sửa chữa / chuyển vào 18:57 ngày 16/04/2007
  4. Iceface

    Iceface Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/06/2004
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    1
    Tin vui đây
    Thị trấn đầu tiên ở quần đảo Trường Sa
    Theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành, huyện Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) có 3 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Trường Sa và các xã Song Tử Tây, Sinh Tồn.
    Thị trấn Trường Sa được thành lập trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận. Xã Song Tử Tây được thành lập trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận. Xã Sinh Tồn được thành lập trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận. Cũng theo nghị định trên, huyện mới Cam Lâm (thuộc tỉnh Khánh Hòa) được thành lập có 54.382 ha diện tích tự nhiên, 103.369 nhân khẩu, với 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Cam Đức và 13 xã trước đây thuộc thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh.
    Nguồn: Thanh Niên Online
    Xem thêm về nghị định 65/2007/NĐ-CP
    http://www.doanhnghiep24g.com.vn/cms/detail.php?id=9398
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11

    Kỳ 2: Trường Sa trong mắt tôi
    http://www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2007/4/32433.laodong
    Tôi may mắn ở cùng một phòng trên tàu và nhờ vậy được tiếp xúc với "hồi ký miệng" về biển của thượng uý hải quân Trường Sa - Đồng Minh Sĩ và nhà báo Phan Tô Hoài của chuyên mục Biển đảo Việt Nam - Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh.
    >>> Kỳ 1: Nhật ký hải trình
    Tôi cũng ghi nhớ ngay lập tức lời phát biểu của Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo khi vừa khởi hành: Biên giới tổ quốc trên đất liền rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng biên cương trên biển thì phải nhìn bằng cả tâm hồn, lòng yêu nước. Và tôi - một gã nhà quê ven biển miền Trung - khi ra tít tận khơi xa, mới hay mình yêu biển quê hương nhiều đến nhường nào!
    Sự lãng mạn biển đảo
    Dẫu lắm sóng nhiều gió, nhưng với hầu hết những người trong đoàn công tác vốn lần đầu đến với Trường Sa, biển đảo cực đông tổ quốc vẫn lắm vẻ quyến rũ. Nhiều người cố nén cơn say sóng, vẫn mỗi ban mai và đêm đêm lên boong tàu, để nhìn thấy vầng trăng mùa rằm mọc lên từ biển dát vàng sóng nước và vầng thái dương cũng nhô lên ngay trên biển chia làm hai màu xanh mặt biển bởi nơi lấp lánh ánh san hô phản chiếu xanh lục nhạt khác với vùng xanh thẳm tận đáy đại dương.
    Rất nhiều người lặng mình trước doi cát vàng tuyệt đẹp, vẽ nên trước đảo Trường Sa Đông một nét cong vút thon thả mường tượng như eo lưng thiếu nữ xinh xắn. Đại Hoàng Sa, Bãi Cát Vàng - những cái tên trong thư tịch cổ Việt Nam, gọi chung Trường Sa và Hoàng Sa xuất phát từ cái nhìn phát hiện của cha ông thuở trước về vẻ đẹp này đây.
    Và giữa vẻ kỳ vĩ của thiên nhiên đại dương, những ngôi nhà giàn, nhà lâu bền sừng sững đứng canh là kỳ quan nhiều ấn tượng nhất, gợi khí phách hiên ngang và hào hùng đầy ngưỡng mộ trong lòng tôi, trong lòng những người trẻ tuổi đến với biển đảo.
    Đảo Tốc Tan vững chãi giữa biển
    Chuyến hải hành sóng gió khiến tôi không thể trải nghiệm hết những thú vị "nhiều như... biển" qua câu chuyện đường dài của thượng uý Đồng Minh Sĩ, nhà báo Phan Tô Hoài cũng như nhiều chiến sĩ hải quân. Những lúc tàu neo lại giữa biển, đoàn công tác tổ chức câu cá. Dây nhợ và mồi câu trên tàu luôn luôn sẵn.
    Nhà báo Phan Tô Hoài là một tay câu "rất chuyên nghiệp", với bộ cần câu không bị quên mang theo giữa đống đồ nghề vốn lỉnh kỉnh của dân báo hình. Anh cũng mang theo cả đồ lặn, và trong khoảng thời gian ngắn ngủi hiếm hoi gần đảo Đá Tây, cuộc thám hiểm chớp nhoáng nhưng độc nhất vô nhị này đã làm "lé mắt" cả đoàn.
    Chỉ tiếc, các tay câu lão luyện nhất trên tàu đều chỉ biết tiếc rẻ mãi về những con cá to - vốn chẳng xuất hiện chứ chưa nói đến chuyện sổng mất. Tôi cũng tiếc mình không được chứng kiến cảnh cá heo từng đàn chạy theo tàu. Nhưng dẫu sao, cảnh tượng những chú cá chuồn bay vèo vèo trên sóng cũng khiến đôi mắt nhiều vị khách vui cười.
    Khi lên đảo Trường Sa Đông, vô tình, tôi vừa hỏi chuyện chiến sĩ đầu tiên trên đảo đã "vớ" ngay một đồng hương "Quảng Nôm" - trung uý Huỳnh Quốc Trưởng, quê Tam Thái, TP.Tam Kỳ. Trưởng chỉ kịp vừa đi vừa trò chuyện, tạm dừng lại dưới bóng cây xanh để tôi nháy vài kiểu hình gửi về nhà và tự "chú thích" luôn là "làm nhiệm vụ trên đảo", rồi nói "anh thông cảm, em làm công tác Đoàn" thế rồi vội đến ngay với cuộc giao lưu văn nghệ.
    Các em văn công vừa đặt chân đến đảo, chưa kịp tỉnh sóng trên bờ đã lập tức say sưa lao vào cuộc hát đàn, phục vụ mấy anh lính đảo, và nhận về mình quà tặng là "hoa của đảo" - những vỏ sò vỏ ốc đủ màu sắc - món quà mà sau đó tôi được mấy cô nhà báo đem ra khoe.
    Tôi cũng kịp nhìn thấy những anh lính đảo "thiếu nhạy bén" vội "sửa sai" bằng cách nhảy ngay xuống vạt hoa muống biển để "lấy quà tặng". Tôi yêu biết bao những chàng binh nhất bình nhì vô tư mà tôi được ngủ cùng phòng ở đảo Trường Sa Lớn, như Phạm Thanh Nông, Mạc Trung Hiếu, Trần Văn Cường, Lê Quốc Đạt... Tôi yêu họ ở cái vẻ bẽn lẽn trước những cô nàng ca sĩ TP.Hồ Chí Minh vốn "hiểu thấu" khát khao tình cảm của lính đảo nên vừa biểu diễn vừa chủ động "triệt tiêu khoảng cách" giữa nghệ sĩ và người nghe...
    Võ Thị Dương Liễu, cô Bí thư Đoàn TNCS HCM của Cục Hải quan TPHCM lúc vừa rời đi cứ chong mắt đỏ hoe vẫy tay về phía đảo Trường Sa Lớn, nhưng cô cũng khoe ra cuốn sổ kịp đầy những dòng nhắn gửi thắm thiết của những chàng lính đảo hiên ngang, mà tôi liếc sơ qua trong ấy cũng "thống kê" được ngay những cụm từ được dùng nhiều nhất là "biển đảo" và "đất liền"...
    Tôi dùng từ "đất nước"!
    Thượng uý Đồng Minh Sĩ tâm sự: Đã rất nhiều lần ra đảo, nhưng mỗi lần đi đều thấy mới lạ, thấy đẹp, thấy thêm yêu biển đảo Trường Sa. Trước chuyến hải trình, tôi cũng may mắn được đọc và đặc biệt là được nghe hồi ức và kiến văn của một nhà văn - nhà báo bậc thầy, về cụm từ "đất nước". Việt Nam không chỉ là sông với núi - "sơn hà", mà rộng hơn, là đất nước - đất liền, sông suối và biển đảo.
    Từ biển xa xa nhìn vào đảo Trường Sa Lớn như "một chấm xanh" - màu xanh mát dịu hoà nhã từ cây cối, ngạc nhiên thay, lại nổi bật hẳn lên trên nền xanh thẫm của nước biển. Một đêm trên đảo, nghe tâm sự "lãng mạn thượng thừa" về những em gái miền quê của những anh lính binh nhất binh nhì giữa tiếng sóng ầm ào tạt vào bờ đảo. Sáng ra, lại hứng lấy những gàu nước mát lạnh chảy ra từ mạch ngầm lòng đất giữa biển, tôi càng thấm thía về cụm từ "đất nước".
    Càng cảm phục thế hệ cha ông ngày trước đã có cái nhìn chiến lược hướng biển rõ rệt, về vùng biển đã và vẫn đang là một trong hai tuyến đường vận tải biển lớn nhất thế giới này. Phủ biên tạp lục của học giả Lê Quý Đôn viết năm 1776 kể rất rõ về đội Hoàng Sa và đội Trường Sa thường xuyên ra đây để khai thác hoá vật của tàu đắm và hải sản, và bao thế hệ người Việt đến bây giờ đang hiện hữu, làm những "đảo chủ" thực sự của nơi này.
    Huyện đảo Trường Sa bây giờ không còn cảnh khó khăn như hồi ức của những người từng đến đây khoảng mươi năm về trước. Từ năm 1998 đến nay thôi, cũng đã khác. Chủ tịch HĐND huyện đảo Trường Sa - ông Biện Xuân Khương - "tóm lược": "Nhiều đảo đã phủ xanh bóng mát các loại cây trồng. Rau đậu ngày càng nhiều, nhờ áp dụng các biện pháp chăm bón hiệu quả, đáp ứng tương đối nhu cầu tại chỗ.
    Heo, bò được chăn nuôi trên một số đảo. Nước ngọt không còn thiếu. Nhiều dự án kinh tế - xã hội đầy triển vọng cũng đã và đang được nghiên cứu, triển khai. Đặc biệt, sự hỗ trợ từ đất liền ngày càng có chiến lược, phát huy hiệu quả thực sự trong quá trình đưa đời sống huyện đảo đi lên".
    Tôi không chỉ một lần có cảm giác khó tả khi nhìn lá cờ tổ quốc phấp phới bay ở nóc cao nhất những nhà giàn, in dấu trên nền màu xanh trong bầu trời và vươn lên cao giữa bao la màu xanh sẫm đại dương, và lạ thay, mỗi khi như vậy tôi lại thấy bồi hồi, nhớ nhà cồn cào. Bài phát biểu của ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thành uỷ TPHCM - không chỉ một lần chân thành bày tỏ trước các chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa, rằng chúng tôi - những người đang ở đất liền phải cảm ơn biết mấy những người đang canh giữ và xây dựng biển đảo quê hương.
    "Biển không chỉ là lá chắn giúp đất liền có thành tựu, mà biển còn cung cấp, hỗ trợ rất nhiều cho đất liền, và là hướng mở, là lối ra rộng lớn của đất liền. Việc tiến ra biển, khai thác và làm chủ vùng biển của tổ quốc ngày càng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
    Phải làm cho biển thật sự bình yên, cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội biển đảo mang lại hiệu quả to lớn, để một thời gian không xa Việt Nam trở thành một quốc gia "mạnh lên từ biển, giàu lên từ biển" như mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 về chiến lược biển mà Đảng đã vạch ra"...
    ...Trường Sa, trong mắt tôi, chính là đất nước. Chắc chắn từ đây về sau, tôi sẽ dùng cụm từ "đất nước", thay vì "sông núi", để tả tổ quốc mình.
    Trương Tâm Thư
  6. song_hong79

    song_hong79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Sân bay và cầu cang Trường Sa. mấy bac Không quần duyệt binh.
  7. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Đoàn công tác các bộ, ngành thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa
    Vừa qua, đoàn công tác Bộ Quốc phòng, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Ngoại giao, Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Quân chủng Hải quân, do Trung tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dẫn đầu đã đi thăm, kiểm tra, tặng quà cho quân, dân huyện đảo Trường Sa.

    Chuyển hàng lên nhà giàn (ảnh Trần Anh Tuấn)

    Tại các điểm đảo, các thành viên trong đoàn đã tiếp xúc, trao đổi với cán bộ, chiến sĩ đóng quân trên các đảo, nhà dàn DK-1, nghe lãnh đạo, chỉ huy các đảo báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng củng cố quốc phòng-an ninh trên vùng biển đảo của Tổ quốc. Kiểm tra công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trên tuyến đảo phía Bắc quần đảo Trường Sa và thềm lục địa, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Khắc Nghiên biểu dương, động viên cán bộ, chiến sĩ trên các đảo đã thực hiện nghiêm túc kế hoạch huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ ngư dân bị nạn trên biển, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chăm lo xây dựng mối đoàn kết thống nhất trong cấp ủy chỉ huy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng chí nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ các đảo thời gian tới phải làm thật tốt công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XII, khắc phục khó khăn, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đảm bảo tốt vũ khí trang bị, khí tài, cơ sở vật chất sẵn có, bảo đảm đúng, đủ tiêu chuẩn chế độ hậu cần, tài chính, lương thực, thực phẩm dự trữ sẵn sàng chiến đấu, đồng thời tích cực chủ động phát triển tăng gia sản xuất tại chỗ, góp phần nâng cao đời sống bộ đội. Tại đảo Song Tử Tây, Đoàn công tác đã tham dự Lễ mít tinh kỷ niệm 32 năm ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29-4-1975/29-4-2007).
    Trong chuyến đi này, các đại biểu đoàn công tác và cán bộ, chiến sĩ đoàn Văn công Quân khu 1 đã tham gia giao lưu văn nghệ, tặng quà cho bộ đội Trường Sa và tàu HQ960, để lại tình cảm tốt đẹp giữa đất liền với quân và dân huyện đảo Trường Sa.
    XUÂN TRƯỜNG
  8. thepeoplewholovelanguages

    thepeoplewholovelanguages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi sân bay thể thì chắc đáp đc mig 21 hả bác??Thế có sân bay rồi sao kô tiếp tế bằng đường hàng không mà theo đường biển chi cho lâu thế mấy bác?
  9. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
    Chở đưọc nhiều hơn. thời gian chắc cỡ 2 ngày đêm ra tới nơi.
    Có sân bay rồi, khi cần thiết sẽ có máy bay ra.
    Có sân bay thế là tốt rồi!
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sân bay chỉ dài có khoảng hơn 500m thôi mà, máy bay vận tải còn khó đáp nữa là máy bay chiến đấu. Trực thăng thì lại không với tới, do vậy đành phải dùng đường biển.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này