1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. shamanking_quang

    shamanking_quang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    360
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Thị trấn mới giữa đại dương
    NDĐT - Đến Trường Sa hôm nay giống như bước vào một công viên cây xanh rợp bóng mát, với những hàng cây bàng quả vuông, cây tra, cây phong ba, bão táp thẳng tăm tắp. Nhìn từ xa, thị trấn mới như một ?okhu rừng? xanh nhô lên giữa nền xanh mênh mông của biển cả, tạo lên một khung cảnh trữ tình, thơ mộng.
    Công viên giữa biển
    Không như những gì tôi từng tưởng tượng về một Trường Sa đầy khắc nghiệt chỉ có nắng, gió, san hô, cát, sỏi và nước mặn. Khi đặt chân lên đảo, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là cả hòn đảo bây giờ được một ?orừng cây? xanh ngắt bao phủ, một màu xanh của sự bình yên, màu xanh của sức sống mãnh liệt hiên ngang trước phong ba, bão tố.
    Chúng tôi đến thăm đảo Trường Sa đúng vào dịp kỷ niệm 32 năm giải phóng quần đảo này (29-4-1975). Tham gia đoàn có những vị tướng lĩnh, những sĩ quan chỉ huy cấp cao của quân đội, trong đó có những người trước đây từng là lính, là sĩ quan đóng quân tại các hòn đảo khác nhau trên quần đảo Trường Sa. Nhiều người trong số họ không giấu được sự xúc động khi thấy Trường Sa đã đỏ da, thắm thịt.
    Theo lời kể của đại tá Phạm Văn Sơn, Trưởng Phòng Tổ chức, Cục Chính trị Hải quân, (người từng là chính trị viên đảo Trường Sa Lớn cuối những năm 90 của thế kỷ trước), khoảng 10 năm về trước trên đảo chỉ có một vài cây bàng quả vuông trước khu nhà chỉ huy đảo và vài cây phong ba, bão táp mọc ở rìa đảo. Nếu đứng trên boong tàu từ xa nhìn vào, hòn đảo trông như một đụn cát trắng nhô lên trên mặt biển. Ngày trước, trên đảo cũng có giếng nước đào nhưng nước mặn và lợ, khó sử dụng và đời sống vật chất của cán bộ chiến sĩ vô cùng khó khăn.
    Bây giờ, với biết bao mồ hôi công sức và trí tuệ của con người, cả hòn đảo như một công viên cây xanh, giữa đó là những con đường bê tông, những khu phố được quy hoạch vuông vắn, sạch đẹp do thanh niên tự quản. Hai bên đường là những hàng cây tra, cây phong ba rợp bóng mát, hoa nở trắng ngần với mùi thơm dễ chịu. Nhờ có cây xanh giữ nước ngọt khi trời đổ mưa xuống đảo, nước giếng bây giờ đã rất nhiều và được ngọt hoá để dân đảo có thể tắm giặt và tưới cây, tưới rau quanh năm.
    Ẩn náu dưới những tán cây bàng, cây tra là những khu nhà được làm kiên cố, khang trang, có thể trụ vững trước những trận bão biển dữ dội. Chung quanh các khu nhà mọc lên nhiều vườn rau xanh có tường rào bao quanh với đủ các loại rau như khoai lang, rau muống, rau cải, rau bí ngô, giúp làm mát lòng các chiến sĩ trong mỗi bữa ăn sau những giờ huấn luyện vất vả trên thao trường. Trước khu nhà chỉ huy là những cây bàng quả vuông cổ thụ đang đơm hoa, kết trái, toả bóng mát xuống hàng ghế đá nơi các chiến sĩ có thể nghỉ mát, tâm tình giữa nắng hè gay gắt hay mỗi buổi chiều về.
    Theo đại tá Đỗ Văn Thành, Chủ nhiệm hậu cần Quân chủng Hải quân, để có được một công viên xanh như hiện nay, chúng ta phải chở từng xẻng đất từ đất liền vượt trùng dương ra đảo để trồng cây, trồng rau vì trước đây trên đảo chỉ có cát và san hô khô khốc. Các loại giống cây trồng trên đảo cũng được nghiên cứu, thử nghiệm một cách tỉ mỉ.
    Để trồng được một cây xanh, bộ đội phải đào hố rộng chừng 1m2, rào chung quanh hố bằng những tấm xi măng cao khoảng 2m để chắn gió biển và không để cho lợn phá hoại. Sau đó, các chiến sĩ phải chăm bẵm hết sức cẩn thận. ?oSau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, bây giờ tôi có thể khẳng định rằng chúng ta đã thành công trong việc xanh hóa nhiều hòn đảo trên quần đảo này,? đại tá Thành tâm sự.
    Thị trấn sầm uất đang hình thành
    Trong hào khí của cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, ngày 29-4-2975 đảo Trường Sa được giải phóng. Trải qua hơn 30 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa đã lập nhiều chiến công to lớn, thành tích vẻ vang. Đảo được tuyên dương danh hiệu cao quý ?oĐơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân? và hàng trăm tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương, bằng khen và giấy khen các loại.
    Vừa mới đây thôi huyện đảo Trường Sa đã có thị trấn đầu tiên trong quần đảo Trường Sa - thị trấn Trường Sa. Thị trấn này được thành lập trên cơ sở đảo Trường Sa Lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận. Không phải ngẫu nhiên mà Trường Sa Lớn được chọn làm thủ phủ của huyện đảo Trường Sa.
    Bước lên cầu cảng được xây dựng bằng bê tông kiên cố, nơi có thể đón những con tàu hàng nghìn tấn cập đảo những lúc triều cường, hình ảnh chúng tôi bắt gặp đầu tiên là một ngôi nhà tiếp dân khang trang, bề thế mới được xây dựng. Theo thượng tá Đảo trưởng Nguyễn Đại Dương, đây là nơi để bà con ngư dân Việt Nam và cả người nước ngoài tạm trú khi gặp nạn trên biển và cần giúp đỡ.
    Theo dự kiến, trong một tương lai không xa, một trung tâm dịch vụ nghề cá đa năng, hiện đại cũng sẽ được xây dựng quanh khu vực đảo để đáp ứng nhu cầu đánh bắt cá xa bờ của bà con ngư dân. Tại đây, những cảng và bến cá, nhà máy sản xuất nước đá, khu dịch vụ vật tư, thiết bị, nhiên liệu phục vụ khai thác thủy sản sẽ hình thành. Ngư dân có thể mua xăng dầu để chạy tàu, mua đá lạnh để ướp cá và bán lại sản phẩm cho trung tâm ngay tại chỗ mà không phải quay về đất liền, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế cho mỗi chuyến đánh bắt hải sản.
    Cũng trên hòn đảo này, bệnh xá trung tâm đang được đầu tư, nâng cấp cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế lẫn con người để có thể kịp thời cứu chữa bộ đội, ngư dân gặp nạn khi đánh bắt cá xa bờ. Đại tá Đỗ Văn Thành cho biết, trong quý II này, số lượng y bác sĩ làm việc trên đảo sẽ tăng lên 10 người thay vì sáu người như hiện nay, trong đó có một bác sĩ ngoại khoa, một bác sĩ gây mê hồi sức để có thể tiến hành các ca phẫu thuật tương đối phức tạp ngay tại đảo. Những trường hợp vượt quá khả năng cứu chữa của đội ngũ y sĩ, bác sĩ trên đảo sẽ được đưa về đất liền điều trị bằng tàu biển hoặc máy bay.
    Đặc biệt, trong một tương lai không xa, khoảng cách giữa đảo và đất liền ?osẽ được rút ngắn đáng kể? sau khi có thể truy cập Internet băng thông rộng tại đảo với tốc độ đường truyền nhanh không kém gì tại các trung tâm đô thị lớn trên đất liền. Sau khi có Internet, nhân dân trên đảo có thể cập nhật tin tức thời sự trong nước và quốc tế từng giờ, từng phút mà không phải mất hai tháng một lần ngóng chờ những chuyến tàu mang báo ra đảo như hiện nay.
    Đại tá Đoàn Nhật Tiến, Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Hải quân nói: Lần sau anh em mình ra đảo chắc chắn sẽ được truy cập Internet thoải mái. Theo Đại tá Tống Thành Đại, Phó TGĐ Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, hiện trên đảo đã bảo đảm kênh truyền dữ liệu, chỉ cần đầu tư mua sắm thiết bị đầu cuối là có thể truyền dữ liệu được một cách dễ dàng để ?ongười dân trên đảo sẽ được gần với đất liền hơn? nhờ Internet.
    Huy Cường
    Ảnh: Cây bàng quả vuông đang nở hoa kết trái giữa đảo
    [​IMG]
  3. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    QĐND Online - Chúng tôi có mặt tại Quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa-Khánh Hòa) đúng vào dịp quân dân huyện đảo đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 32 năm ngày giải phóng quần đảo. Hàng loạt các hoạt động thi đua sôi nổi đang diễn ra trên khắp huyện đảo Trường Sa. Ở các đơn vị đứng chân trên đảo, phong trào thi đua được thể hiện bằng những chỉ tiêu thiết thực như tiết kiệm nước ngọt, nâng sản lượng rau xanh, sẵn sàng chiến đấu cao không để sót lọt mục tiêu, thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh trên đảo? Hầu hết các chỉ tiêu thi đua đều được hoàn thành tốt, làm cho quần đảo như có một bộ mặt mới, một nhịp sống mới. Trong quãng thời gian ngắn ngủi, chúng tôi đã kịp ghi lại những hình ảnh sinh động về Trường Sa, một vùng lãnh thổ phía đông của Tổ quốc.
    Trần Anh Tuấn
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Người lính già nơi đảo xa
    Ngày 20/4/2007. Cập nhật lúc 15h 16''
    Gọi là ?ogià?, vì anh là một trong những người nhiều tuổi tôi gặp ở ngoài đảo, và cả vì 2/3 quân số ở đảo Nam Yết đều trìu mến gọi anh là ?obố?.
    Sinh năm 1955, Trung tá Đỗ Hồng Vân, hiện là đảo phó phụ trách quân sự của đảo Nam Yết, nhập ngũ từ tháng 1-1973. Theo chiều dài lịch sử, khi đang là cán bộ trung đội quân đoàn II, hành quân từ Quảng Trị vào, đúng ngày 30-4-1975, anh là một trong những người lính có mặt và tiếp quản Trường Võ Bị Thủ Đức. Sau 1975, chiến tranh kết thúc, những tưởng được quay về với cày cuốc, nhưng cấp trên lại điều anh quay trở ra Bắc, làm Trưởng ban tác huấn Trung đoàn của Sư đoàn 433.
    Bốn năm dùi mài kinh sử, năm 1989 Hồng Vân tốt nghiệp Học viện Lục quân Đà Lạt, anh về nhận nhiệm vụ đảo trưởng đảo Trần ở Quảng Ninh (cách Cô Tô 10 km về phía bắc), và, như duyên nghiệp, cuộc đời anh bắt đầu gắn bó với biển, với đảo.
    Trong câu chuyện với chúng tôi, anh dè dặt khi nói về mình, nhưng nhắc đến các chiến sỹ thì anh hào hứng hẳn. Với 27 năm tuổi Đảng, lại trải qua nhiều vị trí công tác, trong giờ làm việc, anh là một thủ trưởng nghiêm khắc, nhưng ngoài giờ huấn luyện, anh được lớp lính trẻ rất yêu quý, họ gọi anh là chú, là bố, và với anh, đó là điều hạnh phúc nhất.
    Anh ra Nam Yết từ năm 2004, từ đó đến nay anh mới đi phép 1 lần. Khi từ đất liền trở lại đảo, các chiến sỹ trẻ ào ra đón anh, và nghe lời reo của họ ?obố đã về?, anh trào nước mắt ! Nhắc lại chi tiết này, người lính già rưng rưng, đây là một trong những kỷ niệm cảm động và sâu sắc nhất theo anh trong cuộc đời binh nghiệp. Tôi cũng hiểu rằng, anh phải gắn bó và yêu quý lớp lính trẻ đến nhường nào thì họ cũng mới dành cho anh sự kính trọng và yêu quý đến thế.
    Khi nhận xét về cuộc sống ở đảo, anh nhấn mạnh về nhận thức của những người lính. Lớp chiến sỹ trẻ bây giờ không chỉ ý thức trong nhiệm vụ mà họ còn rất ý thức trong trách nhiệm xây dựng đảo; Cuộc sống ở đảo được cải thiện rõ rệt không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần; Mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nơi ăn chốn nghỉ tốt hơn trước nhiều, tạo sự an tâm cho anh em; Đó cũng là tiền đề để công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu ngoài đảo luôn hoàn thành xuất sắc.
    Đã trải qua nhiều đơn vị, cả trong chiến tranh cũng như trong thời bình, cả trên đất liền cũng như ngoài xa khơi, anh khẳng định: ?oLính đảo vô cùng tình cảm, hết sức yêu thương quý mến và kính trọng nhau, khi ra đến đây họ đều coi nhau như anh em một nhà, niềm vui của người này cũng là niềm vui của người kia và ngược lại, ở đây họ biết dựa vào nhau, và điều đó được nhân lên thành sức mạnh đoàn kết để giúp nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.?
    Tạm biệt đảo Nam Yết, tạm biệt anh em chiến sỹ trên đảo, trong tôi cứ đọng lại hình ảnh người lính già khi về phép, đêm nằm cà râu lên khuôn mặt thơ ngây của đứa cháu trai lên 8 tuổi, để nghe cháu thủ thỉ: ?oÔng ngoại là chú bộ đội, sau này cháu lớn, cháu cũng làm chú bộ đội như ông!?
    Thy Huệ
  5. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết dưới đây thấy mừng thì ít mà bức xúc thì nhiều.
    Ai cũng biết sinh viên Y trước khi tốt nghiệp dù đã có vài năm đi học lâm sàng tại bệnh viện, nhưng để sinh viên đó trở thành một bác sĩ phẫu thuật thành thạo, được cầm dao mổ thì cũng cần vài năm phụ mổ tại bệnh viên (sau tốt nghiệp). ĐẾn một bệnh viện dân sự bình thường nhất ở đát liền cũng phải làm như vậy . Thế mà Bộ tư lệnh Hải quân và bên Cục quân y dám điều một sinh viên Y vừa mới ra trường để làm bác sĩ tại một đảo lớn như đảo Phan Vinh thì không thể hiểu là họ nghĩ gì về sinh mạng của người chiến sĩ????? Tức là người chiến sĩ có thể ko bị giết bởi bọn Tàu, bởi thiên nhiên hung dữ mà có thể bị giết bởi sự tắc trách và vô trách nhiệm của những người chỉ huy ở hậu phương. Bị giết bởi những lý do lãng xẹt.
    Bên Cục quân Y thiếu bác sĩ đến thế ư??????
    Thêm nữa, nếu người chiến sĩ bị chết do những chuyện này liệu có được công nhận là liệt sĩ không, tôi nghĩ là khó! Họ sẽ chỉ được coi là bện binh thôi. Vậy là cả khi sống lẫn khi chết như vậy, chiến sĩ ở Trường sa đều thiệt thòi sơ với đất liền.
    Xin tự hỏi với những yếu tố như vậy người chiến sĩ ngoài đó có an tâm để sẵn sàng chiến đấu ko?
    Ngày chiến thắng 30 tháng 4 sắp đến gần, gần đây báo chí cũng liên tục có những bài viết nói là quân đội và nhân dân ta hướng về Trường sa, nhưng qua những thông tin thế này thì càng thấy lo lắng hơn về việc bảo vệ Trường sa. Việc tổ chức về quân -một việc thuộc về phần phuc vụ chiến đấu - tức là tương đối đơn giản, mà còn vô trách nhiệm như vậy thì nói gì đến việc chuẩn bị cho sẵn sàng chiến đấu.

    Chuyện "lính mới" Trường Sa mổ 4 ca ruột thừa
    11:46'' 21/04/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Một bác sĩ quân y vừa ra trường, được điều ra đảo đã mổ liền 4 ca ruột thừa khiến ngay cả những người trong ngành không khỏi kinh ngạc. Đó là trường hợp anh Nguyễn Quang Đạo, bác sĩ tại Đảo Phan Vinh, một đảo nổi trong Quần đảo Trường Sa.
    Những ngày đầu tiên ra đảo (8/2005), Đạo đã gặp ngay ca khó ?" một ngư dân được người thân đưa vào đảo trong tình trạng đau bụng. Đạo phải xác định nhanh xem bệnh nhân bị gì, và trong thời gian rất ngắn Đạo khẳng định là viêm ruột thừa. Không còn cách nào khác, phải mổ ngay vì không kịp đưa vào đất liền hoặc qua Trường Sa lớn.
    Với viêm ruột thừa thì bác sĩ chẩn đoán bao giờ cũng kèm theo giờ. Những trường hợp mới thì rất đơn giản nhưng những trường hợp đến muộn hoặc vỡ thì gây viêm toàn bộ ổ bụng xử trí khó khăn hơn rất nhiều. Có trường hợp ruột thừa ở trung ương hẳn hoi nhưng bác sĩ tìm mấy tiếng không ra.
    Giữa mênh mông biển cả, việc mổ ca ruột thừa không hề đơn giản, một mình Đạo điều khiển người gây mê, người truyền dịch, rồi tự mổ trong điều kiện gây mê không được tốt. Ca mổ diễn ra mấy tiếng đồng hồ, trong sự hồi hộp của đồng đội.

    Đạo mừng đến chảy nước mắt khi ca mổ đầu tiên thành công, anh nín thở chờ sự phục hồi của bệnh nhân và ngày ngư dân được mổ có đủ sức khỏe quay lại làm việc trở thành ngày hội lớn của Đảo.
    Cũng trong năm, Đạo gặp 3 ca ruột thừa nữa và anh đã có kinh nghiệm hơn nhiều. Tuy nhiên đến ca thứ ba thì gặp sự cố, bệnh nhân được đưa đến quá muộn và Đạo quyết định phải mổ càng nhanh càng tốt. Đạo nói: Ca này ở đất liền xác suất thành công đã không cao, tuy nhiên do thể lực của người đi biển quá tốt nên mới qua được.
    Sau khi gặp Đạo, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Bình, Phó giám đốc Học viện Quân y, người trực tiếp kiểm tra y tế tại các đảo, bày tỏ sự trân trọng: Tôi rất ấn tượng với Đạo vì làm trong ngành y nhiều năm, tôi biết rằng không phải bác sĩ nào mới ra trường cũng dám cầm dao rạch bụng bệnh nhân, thậm chí công tác 5-7 năm nhưng không say sưa tìm tòi thì chưa chắc đã làm nổi, ngay cả khi có các thầy đứng sau lưng.
    "Bác sĩ Đạo vừa ra trường được mấy tháng, trong điều kiện hiện nay ?" sinh viên nhận bằng bác sĩ khả năng còn yếu ?" đây là quyết tâm rất cao. Có thể có lý do khách quan, được tập huấn trước khi ra đảo nhưng cũng có thể là do không còn lựa chọn nào khác. Song, trong điều kiện như thế mà đồng chí ấy bình tĩnh cắt được ruột thừa, bệnh nhân trở lại làm việc bình thường thì quả thật là tôi cảm phục. Đây là lòng quả cảm, tự tin và bản lĩnh", Thiếu tướng Bình nói.
    Chăm sóc ngư dân như người nhà
    Ngoài những việc lớn như mổ xẻ được thực hiện ở các đảo nổi thì còn vô vàn những vấn đề sức khỏe ngư dân nhờ đến chiến sĩ đảo.

    Y sĩ đảo Đá Lát Lê Ngọc Trai cho biết, mỗi khi ngư dân gặp vấn đề về sức khỏe, họ tìm đến đảo là được trợ giúp. Chính tay Trai đã mổ, khâu vết thương cho nhiều trường hợp ngư dân bị tai nạn.
    Tại Trường Sa lớn, lãnh đạo đảo rất tự hào báo cáo đã khám chữa bệnh cho dân, cứu hộ cứu nạn dân gặp nạn. Người dân quanh đảo coi đây là bệnh viện, là trung tâm cứu hộ, nơi tiếp tế lương thực, nước ngọt?
    Đảo Đá Tây cũng khắc nghiệt như bao đảo khác: Luôn phải chịu sóng to, gió lớn. Điểm thuận lợi của đảo là kết hợp tốt với Bộ Thủy sản có được Trung tâm dịch vụ nghề cá nên đây là điểm thu hút ngư dân tập trung làm ăn và cũng là ngư cần được giúp đỡ nhiều nhất.
    Đảo Tốc Tan đón 1.700 lượt tàu thuyền ra đánh cá, trong năm cũng đã giúp bà con mổ một ca ruột thừa. Trên đảo không có phương tiện y tế để mổ nên anh em dùng xuồng chở gấp sang Đảo Phan Vinh.
    Kỷ niệm làm anh em đảo Tốc Tan nhớ nhất là đầu năm có 3 ngư dân khỏe mạnh vào đảo xin được khám bệnh. Ngư dân coi đảo như nhà mình. Tranh thủ lúc anh em quân y khám, lính đảo hỏi thăm về tình hình ở đất liền. Khám bệnh xong những ngư dân cứ muốn nán lại trên đảo vì không ngờ anh em trên đảo tình cảm và vui tính thế.
    Nghe những câu chuyện cứu dân trên đảo, tuy không gặp được nhiều tàu cá ngư dân như dự định trước khi đi nhưng trong tôi cảm giác an toàn, yên bình tràn ngập dù biển đang động cấp 6.
    Nơi rèn luyện bản lĩnh và y đức
    Với bác sĩ Nguyễn Quang Đạo, việc công tác tại đảo là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời anh. Vừa ra trường, tháng 10/2004, anh và người yêu quyết định cưới nhau để kịp trước khi anh ra đảo. Anh tâm sự: Hai vợ chồng cố kiếm một đứa con để vợ ở nhà khỏi buồn nhưng trời chưa cho, đây là điều làm anh canh cánh nhất khi công tác tại đảo, còn những chuyện gian khổ khác không thấm vào đâu.

    Y sĩ quân y Hoàng Văn Đông sau một tăng ra đảo đã xin ở lại thêm tăng nữa dù vợ con anh ở TP.HCM đang rất mong anh về. Anh bảo, cả năm chỉ liên lạc được về nhà một hai lần qua thư từ nhưng cứ nghĩ đến anh em gian khổ, vất vả và trọng trách nhận được ở đảo làm anh cảm thấy tự hào và vững tâm thêm khi làm nhiệm vụ.
    Hầu hết các bác sĩ, y tá quân y trên đảo khi được hỏi có lo lắng gì không, đoàn công tác chỉ nhận được câu trả lời lo lắng về thuốc men, thiết bị, phòng khi phải cứu chữa nhiều người liền một lúc. Tôi không nhận thấy sự lo lắng hay sợ hãi vô hình nào dù ngoài biến, sóng đang rất to và mỗi lần có bão thì sóng đánh tràn qua đảo.
    Thiếu tướng Nguyễn Tiến Bình nhận xét: Những anh em công tác ở đảo về trưởng thành lên rất nhiều, vì đã trải qua gian khổ, sóng gió. Những khó khăn ở đất liền không thấm gì so với khó khăn nơi đây.
    "Tính mạng của bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh thày thuốc và với những người trở về từ Trường Sa, trong người đã toát lên một bản lĩnh vững vàng để có thể tự chủ quyết định trong những trường hợp rất khẩn cấp", Tướng Bình nói.
    Trong suốt chuyến công tác, ông Bình không quên dặn dò những đồng nghiệp trẻ của mình cố gắng đọc nhiều sách, rèn luyện kỹ năng? hẹn ngày anh em trở về ông được đón tiếp tại nơi đăng ký học cao học của Học viện Quân y.
    Phạm Tuấn
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/04/687458/
    [​IMG]
    Kiểm tra dụng cụ y tế trên đảo Phan Vinh.
    Bác sĩ Nguyễn Quang Đạo (bên phải) nhận giấy khen của Tổng Cục Chính trị vì những thành tích công tác.
    [​IMG]
    Y sĩ đảo Đá Lát Lê Ngọc Trai kiểm tra tủ thuốc quân y.
    [​IMG]
    Góc làm việc và học tập của y sĩ Hoàng Văn Đông.
    [​IMG]
    Được mitanomini sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 21/04/2007
  6. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    bác ơi, thía Hoàng Sa không phải là biển đảo quê hương àh???
  7. Iceface

    Iceface Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/06/2004
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    1
    Bức xúc gì pa! Bài báo nói một đằng, ông lại hiểu một nẻo. Đâu có chỗ nào trong bài báo nói là bác sĩ mới ra trường thì cho mổ ruột thừa liền đâu??? Chẳng qua là vì hoàn cảnh lúc đó nó thế nên phải làm thế.
  8. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
  9. HelloVINA

    HelloVINA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi đảo lớn nhất ở Trường Sa là đảo nào? Lớn nhất ở Hoàng Sa là đảo nào? Trường Sa và Hoàng Sa anh nào lớn hơn về tổng diện tích (diện tích khu vực và diện tích đất)?
  10. giangnam_hynb

    giangnam_hynb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    ?oNgư dân vùng Trường Sa bị nạn, hãy gặp quân y?
    "Nhiệm vụ của quân y vùng Trường Sa và DK1 không chỉ là phục vụ quân đội mà còn cứu chữa tất cả các trường hợp cho bà con vùng biển đảo?, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Bình, Phó Giám đốc Học viện Quân y khẳng định khi trả lời phỏng vấn VietNamNet.
    - Ông đánh giá sao về quân y tăng cường ra vùng biển đảo Trường Sa?
    -Việc bố trí lực lượng quân y ngoài quần đảo Trường Sa là bắt buộc. Hiện tại Cục Quân y đã có nhiều cố gắng và cơ bản đã trang bị cho các tổ quân y trang thiết bị tương đối đầy đủ có thể xử lý những sự cố hằng ngày như tai nạn thông thường, những cấp cứu bụng, ngoại khoa như thủng dạ dày, ruột thừa cấp?.
    Nhìn tổng thể hơn thấy vẫn còn rất nhiều khó khăn. Lần này về tôi sẽ có trách nhiệm báo cáo lại với đồng chí Cục trưởng Cục Quân y để có kế hoạch chu đáo hơn. Ví dụ đã xảy ra trường hợp các đồng chí hy sinh ngoài đảo, việc đưa xác về đất liền gặp rất nhiều khó khăn; những bệnh lý đặc thù của vùng sóng nước như bệnh lý thay đổi áp suất khi lặn sâu cần trang bị thêm phương tiện cứu chữa.
    Về đào tạo của Học viện Quân y cũng cần có điều chỉnh, làm sao để các bác sĩ trẻ có điều kiện thực hành nhiều hơn, nhất là với chiến sĩ ra đảo. Cần trang bị những kiến thức cần thiết để có thể xử trí được các tình huống thường gặp với bộ đội và ngư dân trên đảo xa xôi.
    Tuy nhiên, về lâu dài như thế vẫn chưa ổn, ví dụ một cơn đau bụng cấp có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Không phải đau bụng nào cũng là viêm ruột thừa mà có thể chỉ là đau quặn thận, đau do rối loạn tiêu hóa hoặc vấn đề gan mật. Với một y sĩ ở đảo chìm là hết sức lo lắng, xử trí khó khăn, chỉ có thể điện vào đất liền. Không thể để người bệnh bị đau ngoài đó mà tổ quân y không xử trí được.
    Tôi nghĩ trên thực, tế chẩn đoán một trường hợp có thể đúng nhưng nhiều trường hợp sai, nhiều khi đưa người bệnh vào đến đất liền bệnh tự khỏi, vừa không cần thiết, vừa gây tốn kém.
    - Như ông đã nói, nhiệm vụ của quân y là còn là giúp đỡ ngư dân và đồng bào quanh khu vực đảo Trường Sa, nhiệm vụ này cụ thể là gì?
    - Các tổ quân y được điều ra đảo không chỉ phục vụ cho quân đội mà phục vụ tất cả các trường hợp, nên đồng bào cũng hết sức yên tâm là khi xaỷh ra vấn đề sức khỏe thì chắc chắn được quân y giúp đỡ vì đây là nhiệm vụ đã được phân công từ đất liền.
    Với kinh tế của chúng ta hiện nay thì quân y có thể được trang bị tốt hơn, thậm chí cả máy siêu âm, điện tim xách tay để cấp cứu kịp thời, tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.
    - Thực tế quân y đã giúp đồng bào trên vùng đảo Trường Sa thế nào?
    - Qua kiểm tra ở các đảo tôi thấy các đồng chí làm rất tốt. Có đảo cứu được 10-15 trường hợp như Trường Sa, lớn trong đó bộ đội chỉ chiếm 1/4 còn lại là ngư dân đánh cá vào nhờ cứu giúp. Bộ đội mình xác định rõ ràng tinh thần phục vụ đồng bào rất tốt.
    - Với nhiệm vụ nặng nề như vậy thì liệu lực lượng quân y ở các đảo có mỏng quá không?
    Đương nhiên là lực lượng còn mỏng, ví dụ như nhà dàn chúng ta đi qua chỉ có vài đồng chí. Với các đảo chia thành mấy điểm như Thuyền Chài, các điểm cách nhau cả chục hải lý (vài chục km), một điểm chỉ có bác sĩ, các điểm còn lại chỉ có y tá thì như vậy là mỏng.
    Ví dụ sự cố xảy ra ở điểm A, đợi đón được người ở điểm B và C về không phải là vài giờ mà giải quyết được, trong khi khám chữa bệnh thì thời gian là vàng. Thêm cho mỗi đảo một hai xuồng cũng là cần thiết.
    - Sau chuyến đi này, ông có đề xuất gì để tăng cường năng lực cho quân y vùng biển đảo?
    - Hằng năm tôi cũng tham gia trực tiếp vào chuẩn bị cho các tổ công tác đi Trường Sa. Mỗi viện quân y phụ trách 1 đảo, ví dụ: Trường Sa Lớn: Viện Quân y 175; Nam Yết: 103; Sinh Tồn Lớn: 108? Hằng năm có đổi quân, thường là vào tháng 4.
    Các bác sĩ được phân công ra đảo công tác cần được tập trung trước 3 tháng để tập huấn cứu chữa những trường hợp thông thường ở ngoài đảo. Một bác sĩ cần làm 2 việc thì cần chuẩn bị cho họ làm 10 việc.
    Các đồng chí mang theo vật dụng cần thiết: Thuốc men, sách vở. Cần mang theo những cẩm nang cần thiết với người bác sĩ thực hành.
    Và quan trọng là giáo dục tinh thần. Các đồng chí ra đảo phải xác định nhiệm vụ thiêng liêng góp phần bảo vệ vùng biển tổ quốc. Có thể quay phim tư liệu để các tổ xem trước khi ra đảo để có hình dung cụ thể công việc mình phải làm. Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiêmj giữa kíp trước và kíp sau để chuẩn bị kỹ về tinh thần và vật chất.
    - Đó là trước mắt, về lâu dài, theo ông mô hình y tế vùng biển khơi, hải đảo thế nào là hợp lý?
    - Có thể xây dựng trạm trung chuyển giữa các đảo, ví dụ như Côn Đảo với Quần đảo Trường Sa để đảm bảo hậu cần và kỹ thuật để rút ngắn khoảng cách với đảo để có thể hỗ trợ khi cần thiết.
    Những điểm trung chuyển đó có thể là những bệnh viện dã chiến có thể thực hiện các phẫu thuật, cấp cứu bệnh nhân tốt hơn, hoặc có thể là những tàu y tế dã chiến nằm giữa biển.
    Thế giới đã có những bệnh viện trên tàu, vừa đảm bảo về kỹ thuật, hậu cần. Lâu dài có lẽ như thế và điều này giúp chúng ta đỡ tốn kém hơn là cứ phải vào tận đất liền. Việc hỗ trợ, chi viện cho các đảo nhỏ sẽ nhanh chóng hơn.
    Đây mới chỉ là những ý tưởng lóe lên trong đầu, tôi nghĩ cần có nghiên cứu nghiêm túc để chúng ta thực sự mạnh về y tế trên biển, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế biển đến 2020.
    Phạm Tuấn (thực hiện)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này