1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giangnam_hynb

    giangnam_hynb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tướng Bình (giữa) đang kiểm tra dụng cụ y tế trên đảo Phan Vinh.
    [​IMG]
    Sống ngoài khơi sóng to gió lớn, rất dễ gặp tai nạn.
    [​IMG]
    Quân số nhà dàn khu DK1 cũng chỉ được vài chục người, nhân viên y tế quá cũng không hợp lý.
    (bài và ảnh lấy từ vietnamnet)
  2. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Phía sau cái xuống chở mấy chú lính có một hàng dài các tảng bê tông với cọc nhọn, không biết để làm gì các bác nhỉ? Đánh dấu lãnh thổ để mấy thằng khác không nhảy vào cắm lều được à? Hay là chống tàu đổ bộ? Chuẩn bị làm cầu tàu? kéo dài đảo???
  3. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản nó để chắn song thôi mà bácbác thấy đấy ở ngoài hàng bê tông đó sóng khá to còn phía trong sóng yếu hơn hẳn màCũng mong NC đem đấy cát ra đấy mở rộng đảo, vừa phát triển KT vừa làm quốc phòng thành công
  4. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
  5. V_Kid

    V_Kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    http://cand.com.vn/News/Search.aspx?SearchTerm=tr%c6%b0%e1%bb%9dng%20sa
  6. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Em được ông chú nói là quân nhân nào xung phong ra TS thì sẽ được thăng 2 quân hàm và gia đình trong đất liền sẽ được QĐ bao chi toàn bộ, còn ko muốn ra TS thì xung phong đi Tây Nguyên cũng được thăng 1 cấp đó, bác nào là lính thì ko nên bỏ lỡ cơ hội leo cao này
  7. badinh

    badinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Được lên cấp trước thời hạn thì có thể , sau khi hết thời gian làm nv ở TS thì về sẽ dc 1 số tiền cũng kha khá . Quang trọng hơn dc ưu đãi trong xin việc làm . Chứ còn gia đình mà duoc QĐ bao chi toàn bộ thì ko có chuyện đó đâu . Các quân nhân Hải quân ko kể làm NV ở TS hay cảng đều có 1 giấy phép ,vào các khu du lịch giải trí ko mất tiền mua vé ,tham quan ko phải mua .Cách đây vài năm ông chú họ chỉ làm lính ở Cam Ranh ,ông ý vào HCMC chơi mình dẫn ông ý đi chơi ,ông ấy vào Đầm Sen , Suối Tiên và Thảo Cầm Viên , Dinh Thống nhất chỉ đưa thẻ quân nhân ra là dc vào , ko phải mua vé .
    Sau khi ra quân ông ý dc nhà nước cho 14 triệu . Anh nào ở TS thì 20t .Bây giờ thì chắc nhiều hơn vì kinh tế càng ngày càng khá , nhà nước cũng ưu tiên cho TS nhiều hơn trước rất nhiều .
  8. nuibaden

    nuibaden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Có bài viết mới trên VNN về Trường Sa:
    http://vietnamnet.vn/bandocviet/2007/05/691238/
    Gặp những người lính thợ Trường Sa
    14:18'' 04/05/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Vượt hàng trăm hải lý trên biển, tàu Titan của Đoàn M25 Hải quân đã đưa đoàn công tác chúng tôi đến đảo Song Tử Tây - điểm đầu trong chuyến thăm huyện đảo Trường Sa. Tiếng còi tàu trầm hùng kéo dài chào đảo. Chúng tôi chạy ào lên boong. Điều làm tôi vô cùng ngỡ ngàng là giữa đại dương bao la có những ngôi nhà khang trang, kiên cố, mái đỏ tươi xen lẫn với bạt ngàn cây xanh.

    Lính thợ giữa đại dương
    [​IMG]
    Sau cái bắt tay chắc nịch của những người giữ đảo, chúng tôi được chỉ huy đảo Song Tử Tây bố trí về ở cùng cán bộ, chiến sỹ Cụm CĐ1. Ngay cạnh nơi chúng tôi ở có một dãy nhà tạm được che chắn cẩn thận bằng các loại tôn, ván, cót ép cũ. Điều lạ là đã gần 3 giờ chiều mà trong dãy nhà tạm đó có rất đông bộ đội đang ăn cơm. Chờ cho bộ đội ăn xong, tôi rủ thêm một anh phóng viên báo Quân đội nhân dân sang thăm họ.

    Người ra đón chúng tôi là thiếu tá Lâm Thiên Chống. Anh Chống giới thiệu, anh là quyền Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 886 thuộc Đoàn Công binh T3 Hải quân. Hàng năm, anh được trên giao nhiệm vụ chỉ huy đơn vị ra đảo làm nhiệm vụ xây dựng các công trình quốc phòng.

    Như đoán được sự có mặt "đột xuất" của chúng tôi, vừa rót nước mời khách, anh Chống vừa nói: ?oHôm nay thuỷ triều xuống muộn, nên toàn đơn vị phải tập trung bốc xếp, chuyển tải hết số vật liệu xây dựng còn lại trên tàu, để cho tàu còn hành trình, cấp phát hàng hoá cho các đảo theo kế hoạch. Ngày biển êm như thế này, nếu không tận dụng tối đa thời gian để bốc xếp hết số vật liệu đó, đến khi gặp phải đợt sóng to, biển động thì có khi cả tuần cũng chẳng có vật liệu để làm. Do vậy, trong thời gian làm nhiệm vụ ở đảo, có thời điểm chúng tôi không thể duy trì các chế độ theo quy định được, ví dụ như hôm nay, nếu để đơn vị nghỉ ăn trưa thì tiến độ công việc sẽ bị chậm, nên giờ này đơn vị mới tổ chức "ăn bữa trưa" là vì lí do đó?.

    Mệt nhọc, vất vả là vậy, nhưng tất cả các chiến sỹ lần đầu tiên ra đảo làm nhiệm vụ xây dựng công trình đều tự tin và quyết tâm. Binh nhất Lê Văn Tài, quê ở Đà Nẵng, là thanh niên lớn lên ở thành phố, nhưng mọi việc nặng nhọc được giao, Tài vẫn hăng hái đảm nhận và hoàn thành tốt.

    Tài cho biết: ?oDo yêu cầu công việc, có hôm cả đơn vị phải làm việc từ 5 giờ sáng tới trưa, ăn trưa xong lại tiếp tục làm đến tối mới nghỉ, có hôm làm đến 9, 10 giờ đêm cũng là chuyện bình thường?.

    Để hoàn thành được nhiệm vụ "bình thường" mà theo Tài nói, có lẽ cũng ít người tin rằng, bình quân những ngày bốc vật liệu, mỗi người lính công binh phải bốc vác 100 bao cát, gạch, xi măng từ tàu xuống xuồng và từ xuồng lên đảo với quãng đường hơn 100 mét.

    Tôi nhẩm tính sơ bộ mỗi ngày họ phải vác trên vai tới 5 tấn. Đó là chưa kể tới những hôm trời nắng nóng như "thiêu", vận chuyển những khối vật liệu "khổng lồ", họ vẫn trụ vững nơi đảo xa như những con ong thợ cần mẫn xây tổ.

    Trực tiếp chứng kiến công việc họ làm, tôi hiểu rằng: Có lẽ, ý thức trách nhiệm của mình trước vận mệnh Tổ quốc, dân tộc đã tôi luyện cho họ có ý chí, nghị lực và sức mạnh đó.

    Cứ thế, hết công trình này, rồi lại đến công trình khác; hết năm cũ lại đến năm mới, những người lính công binh hải quân có mặt khắp quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ.

    Họ thấy được tầm quan trọng của những công trình mà mình đang xây dựng. Nếu công trình họ xây dựng vượt tiến độ sớm đưa vào sử dụng không chỉ tiết kiệm được ngân sách của Nhà nước, mà điều quan trọng là giúp cho đồng đội mình nơi đảo xa bớt được một phần khó khăn, vất vả. Đó chính là động lực, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ - những người lính công binh hải quân đi xây dựng công trình đảo.

    Phía sau người lính công trình
    [​IMG]
    Ngoài công việc nặng nhọc hàng ngày họ làm, có lẽ khó khăn lớn nhất của lực lượng công binh xây dựng công trình đảo chính là điều kiện đảm bảo nơi ở, sinh hoạt và các chế độ, tiêu chuẩn. Riêng nước ngọt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng chỉ đảm bảo được 24 lít/người/ngày.

    Ngoài chế độ tài chính theo quy định, họ cũng chỉ được trả thêm 5.000 đồng cho một ngày công lao động. Đó là chưa kể đến hàng năm họ phải đi xa đơn vị, gia đình từ 8 đến 10 tháng.

    Nếu như một quân nhân làm nhiệm vụ ở Trường Sa liên tục 18 tháng, sau đó được luân chuyển vào bờ, thì người lính công binh xây dựng công trình đảo không có khái niệm "luân chuyển". Họ chỉ "luân chuyển" đi xây dựng công trình ở đảo này rồi đến đảo khác.

    Thiếu uý chuyên nghiệp Nguyễn Văn Nhuận, 33 tuổi, thợ xây dựng Đoàn Công binh T3 Hải quân có thâm niên 15 năm trong quân ngũ, thì có tới 14 lần nhận nhiệm vụ xây dựng công trình ở Trường Sa. Nếu tính liên tục thì anh Nhuận có trên 10 năm ở đảo.

    Được biết, vợ anh cũng là công nhân viên quốc phòng đang công tác cùng đơn vị. Trong quá trình làm nhiệm vụ ở đảo, mọi chuyện chăm lo xây dựng gia đình, giáo dục con cái đều đè nặng lên đôi vai người vợ. Khi gia đình anh có chuyện gì bất trắc xảy ra thì vợ anh chỉ biết nhờ đến đồng đội ở bờ đến giúp đỡ, vì gia đình nội ngoại đều ở ngoài miền Bắc. Ấy vậy mà khi hỏi về nguyện vọng, không chút đắn đo, suy nghĩ, anh Nhuận bảo: ?oChỉ mong sao cho sóng yên, biển lặng để các công trình xây dựng ở đảo đảm bảo được tiến độ thi công và đạt chất lượng tốt. Còn việc gia đình đã được chỉ huy đơn vị thường xuyên quan tâm, giúp đỡ rồi?.

    Những ước nguyện khiêm nhường, giản dị của người lính công trình nơi đảo xa đã làm tôi thật sự xúc động và cảm phục. Họ luôn vững vàng nơi tuyến đầu của Tổ quốc, chúng ta càng yên tâm và tin tưởng về sự trường tồn của đất nước Việt Nam.

    Tạm biệt Trường Sa. Một ngày mới lại đến. Những cây phong ba, bàng vuông đang đua nhau nở hoa, khoe sắc làm cho Trường Sa đẹp hơn, xanh hơn. Rồi đây, Trường Sa còn được Nhà nước tiếp tục đầu tư để cho Trường Sa ngày càng mạnh về phòng thủ, đẹp về lối sống, tốt về cảnh quan môi trường, trong đó có phần công sức đóng góp của bộ đội công binh hải quân.

    *
    Đàm Duy Khánh, Hải Quân
  9. nuibaden

    nuibaden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.chinhtri.congtacchinhtri.16055.qdnd
    Bài phỏng vấn tư lệnh hải quân NDVN. Thông tin cũng hơi chung chung, nhưng mà các bác nhà mình bắt đầu quan tâm đến "Chiến lược biển" rồi. Muộn còn hơn không, chậm nữa thằng Khựa nó ăn trọn thì chít
    Hải quân ra "biển lớn"
    (Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân trả lời phỏng vấn phóng viên (PV) báo Quân đội nhân dân nhân kỷ niệm 52 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam)
    [​IMG]
    PV: Thưa Phó Đô đốc, Đảng ta vừa ra Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Đây là nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Hải quân nhân dân Việt Nam có trách nhiệm rất nặng nề để góp phần đưa Nghị quyết vào cuộc sống?
    Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, biển đảo đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm đi biển, khai thác nguồn lợi biển phục vụ đời sống, đồng thời có bề dày truyền thống đánh giặc trên sông biển để bảo vệ đất nước.
    Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng về Chiến lược biển, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại. Trong quá trình tiến ra biển và làm chủ biển, Hải quân nhân dân Việt Nam ý thức được trách nhiệm nặng nề của mình, góp sức cùng cả nước phấn đấu vì mục tiêu nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.
    Nước ta trong tương lai gần phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Đây là quan điểm rất mới và rất quan trọng của Đảng, sẽ chi phối đến mọi nhiệm vụ của bộ đội Hải quân, nếu không nghiên cứu kỹ, không tuyên truyền giáo dục cho bộ đội nhận thức đầy đủ thì không thấy được hết trách nhiệm của mình để xây dựng lực lượng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Vì thế Thường vụ Đảng ủy Quân chủng xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác giáo dục chính trị tư tưởng thời gian tới là giáo dục cho bộ đội nhận thức đầy đủ quan điểm đó của Đảng.
    PV: Đảng ta cũng xác định là phải kết hợp kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường?
    Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến: Đó cũng chính là mục tiêu xây dựng lực lượng của Hải quân. Nghĩa là bộ đội Hải quân không chỉ giỏi về quốc phòng, an ninh, mà còn phải hiểu biết về kinh tế, xã hội, môi trường và đặc biệt là nắm chắc về chính sách đối ngoại của Đảng ta để vừa thực hiện, vừa tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân đội có chính sách phù hợp nhằm kết hợp tốt những mối quan hệ đó trên biển theo đúng quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng. Nhiệm vụ đặt ra cho Quân chủng là phải có ngay kế hoạch để đào tạo bộ đội Hải quân có kiến thức toàn diện. Đương nhiên mục tiêu đào tạo là lâu dài, nhưng trước mắt Quân chủng sẽ tập trung mở rộng các hình thức đào tạo, nhất là đào tạo tại chỗ cho những lực lượng đang trực tiếp công tác trên biển, ví dụ như cảnh sát biển, bộ đội trên đảo?
    PV: Những năm gần đây bộ đội trên đảo Trường Sa, nhất là chiến sĩ trẻ có phong trào học ngoại ngữ khá sôi nổi?
    Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến: Đúng thế. Nhưng không chỉ trên đảo Trường Sa mà toàn Quân chủng từ năm 2002 đã phát động thành phong trào tự học tập rất có hiệu quả. Cũng không chỉ học ngoại ngữ mà học cả văn hóa, kinh tế đối ngoại, khoa học công nghệ mới? Tuy nhiên, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn thì tinh thần tự học tập của bộ đội Trường Sa là rất cần biểu dương, khen ngợi. Sẽ thật là ý nghĩa nếu tinh thần khắc phục khó khăn tự học, tự rèn lại được tuổi trẻ Quân chủng phát động "ngược" từ biển vào đất liền?
    PV: Về định hướng học tập, đào tạo, thưa Phó Đô đốc?
    Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến: Với tư tưởng chỉ đạo là, thiếu đâu thì bồi dưỡng đấy; nội dung gì cần trước thì bồi dưỡng trước? Quân chủng xác định phải tập trung làm trước là học tập, tìm hiểu nắm chắc những chủ trương, chính sách lớn của Đảng khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Cụ thể là những cam kết liên quan đến các lĩnh vực của nền kinh tế đất nước. Bộ đội Hải quân phải hiểu rõ: WTO là gì? Vì sao nước ta phải gia nhập WTO? Gia nhập WTO có cơ hội và thách thức gì? Giải pháp gì để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức? Vai trò của kinh tế biển trong hội nhập? Nhất là thách thức trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh khi nền kinh tế nước ta ra "biển lớn" hội nhập phải được nghiên cứu, tìm hiểu rất kỹ.
    PV: Cũng phải cần nhận thức đúng về cơ hội và thách thức?
    Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến: Đúng thế, nhất là nhận thức về thách thức, tuy là sức ép, nhưng tác động đến đâu còn phụ thuộc vào nỗ lực và khả năng vượt qua của chúng ta. Liên hệ vào bộ đội Hải quân, nếu nhận thức đầy đủ những khó khăn, thiếu thốn và có quyết tâm vượt qua thì chính thách thức lại biến thành động lực phát triển. Tôi hình dung trong tương lai, người chiến sĩ Hải quân không chỉ làm chủ vũ khí trang bị, mà còn có kiến thức về kinh tế, xã hội, môi trường; nắm chắc luật lệ hàng hải trong nước và quốc tế; thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng của những nước trong khu vực để giao lưu với bạn bè quốc tế trên biển. Được như thế chính là bộ đội hải quân đã biến thách thức thành cơ hội.
    PV: Còn nhiệm vụ trước mắt của bộ đội Hải quân với vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc?
    Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến: Thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân hôm nay phải có trách nhiệm xây dựng Quân chủng ngày càng vững mạnh, phối hợp cùng với các lực lượng xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên biển vững chắc, nâng cao năng lực quản lý chặt chẽ vùng biển, đảo; thường xuyên cảnh giác, phát hiện và xử lý hiệu quả mọi tình huống xâm phạm vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Phải tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, góp phần tạo nên phong trào chính trị sâu rộng hướng về biển, đảo quê hương.
    Một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Hải quân hiện nay là phải tích cực tham gia phát triển kinh tế-xã hội biển, đảo. Tiếp tục sắp xếp đổi mới doanh nghiệp trong quân chủng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh với những lĩnh vực có thế mạnh như khai thác cảng biển, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, sửa chữa, đóng mới tàu, thuyền, xây dựng công trình... Chủ động, tích cực hỗ trợ nhân dân làm ăn trên biển và ven biển, nhất là những vùng biển và hải đảo xa đất liền. Trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, Hải quân phải làm tốt hơn nhiệm vụ đối ngoại quân sự bằng nhiều hình thức, xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển?
    PV: Xin đồng chí cho biết nét nổi bật của truyền thống Hải quân nhân dân Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?
    Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến: Được thành lập ngày 7-5-1955, trong hơn nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng Hải quân đã lập nên những thành tích vẻ vang, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Quân chủng và nhiều đơn vị, cá nhân được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
    Đặc biệt là trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Hải quân đã sáng tạo những phương thức vận chuyển độc đáo, mở tuyến vận tải chiến lược trên biển Đông mang tên Bác Hồ kính yêu. Tuyến vận tải này đã vượt qua hàng chục cơn bão lớn, hàng trăm cuộc vây ráp của kẻ thù, để vận chuyển hàng trăm nghìn tấn vũ khí, hàng nghìn lượt cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần phát triển chiến tranh cách mạng sau lưng địch.
    Đường Hồ chí Minh trên biển không chỉ là huyền thoại của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mà còn đang được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân nói riêng, toàn quân nói chung nghiên cứu, học tập vận dụng vào xây dựng "con đường huyền thoại" mới trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
    PV: Xin cám ơn đồng chí.
    HUY THIÊM (thực hiện)
  10. anhhungquansu

    anhhungquansu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Thực sự thì không phải vừa mới quan tâm đâu bác ạ,mà thực tế là bây giờ mình đã mạnh lên rùi,có tiền mua tàu to rùi.Chứ như hồi trước kinh tế chưa mạnh mà lại gây sự với khựa thì được bao nhiêu phần thắng??
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này