1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sigmafx

    sigmafx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    29
    Đấy em bảo súng phòng không là mấy cái đây đấy, bộ đội mình ngon hơn chắc xài tên lửa
  2. gaquecut

    gaquecut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Thế này thì bơi thuyền mủng ra cũng chén được bọn này, thì ghét thế, chỉ muốn xiên cho thằng kia một nhát.
  3. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    số đảo của nó ít nhưng các số lượng tàu chiến thường trực của nó ở khu vực này lúc nào cũng đông nhất, mà bác biết rồi đấy, mặc dù các tàu thwưòng trực của nó ở đó ko phải là hiện đại nhất nhưng cũng hơn tàu mình, với lại đang ổn định, giờ mà dở dói ra là cũng khá mệt đấy,
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Không rõ mấy bài này đã có chưa, cứ pót vậy!
    Link: http://www.lyhathao.com/tacphamlht/truongsa_ky1.htm
    =======
    Kỳ I: Nao nức và hồi hộp

    Lý Hà Thao




    Lời người viết: Trong tinh thần ?oTrường Sa vì cả nước, cả nước vì Trường Sa?, đặc biệt là Nghị quyết TW 4 về ?oChiến lược biển đến năm 2020?, từ ngày 15-4 đến ngày 24-4-2007, đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre cùng các tỉnh bạn và Bộ Tư lệnh Hải quân đã đến thăm một số đảo trong quần đảo Trường Sa. Đoàn đã ân cần thăm hỏi và tặng quà cho các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ở những nơi cách xa đất liền hơn 2 ngày, 2 đêm đi tàu thủy. Qua chuyến đi này, Lý Hà Thao đã ghi lại những tình cảm, hoạt động và hình ảnh thắm thiết tình quân dân cùng sự hy sinh, gian khổ của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió.

    Lòng dạ tôi thật nao nức và hồi hộp suốt cả tuần khi được Tòa soạn phân công đi cùng đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre đến thăm các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ canh giữ biển, đảo của Tổ quốc trên quần đảo Trường Sa.
    4 giờ 30 ngày 15-4-2007, xe chở đoàn chúng tôi rời khỏi sân Văn phòng Tỉnh ủy Bến Tre để đến nơi tập trung- Bộ Tư lệnh Hải quân, số 1A, Tôn Đức Thắng, quận I, TP. HCM.
    Lên xe, tôi nói rõ tâm trạng của mình. Hóa ra mọi người đều giống nhau. Đại tá Nguyễn Văn Lăng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Trưởng đoàn, bày tỏ: ?oMình cũng vậy, thức dậy từ 3 giờ khuya. Nghĩ đến chuyện đi Trường Sa lòng dạ nôn nao quá, ngủ không được?.
    Đoàn Bến Tre đi thăm quần đảo Trường Sa gồm có: Đại tá, Chính ủy Nguyễn Văn Lăng, Trưởng đoàn; ông Phan Văn Mãi, Bí thư Tỉnh đoàn; ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; ông Nguyễn Quốc Nhân, Trưởng ban Pháp chế, HĐND tỉnh; bà Huỳnh Thị Thùy Giao, Ủy viên Thường vụ, BCH Hội LHPN tỉnh; ông Nguyễn Văn Tùng, chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; đạo diễn Thanh Sơn, Đài PTTH tỉnh; biên tập viên Thanh Phong, Đài PTTH tỉnh; phóng viên Hoàng Vũ, Báo Đồng khởi và tôi; tổng số 10 người. (Ảnh: Đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre chụp hình lưu niệm với Đại tá Nguyễn Cộng Hòa- người thứ hai từ trái sang, hàng thứ nhất, bên cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa, ảnh do Hoàng Vũ chụp).
    8 giờ, Đoàn có mặt tại Hội trường Bộ Tư lệnh Hải quân đúng theo lịch trình. Qua điểm danh chúng tôi được biết trong chuyến đi lần này có 140 đại biểu của 8 tỉnh, 2 ngành TW, đoàn Văn công Hải quân, trong đó có 40 phóng viên, nhà báo. Trước khi lên tàu, chúng tôi được các sĩ quan trong Bộ Tư lệnh Hải quân phổ biến những qui định về an ninh, an toàn trong chuyến đi.
    Chúng tôi đi ra quần đảo Trường Sa bằng tàu HQ 996 của Hải quân do Thiếu tá Lê Hải Sơn làm Thuyền trưởng. Tàu có trọng tải hơn 1.000 tấn, dài 110m, rộng hơn 10m, cao 4 tầng. Để thực hiện sứ mệnh chở ?ohơi ấm đất liền? đến với các chiến sĩ Trường Sa, con tàu đã được cung cấp hơn 800m3 nước ngọt, 300m3 dầu, lương thực, thực phẩm đủ cho 200 người ăn mỗi ngày 4 bữa trong vòng nửa tháng. Tất nhiên, trên tàu còn có 200 chiếc giường ngủ, trong đó có 100 chiếc lót nệm và trải ra (drap) trắng. Thủy thủ đoàn gồm 30 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và cũng từng đó nhân viên phục vụ. Đây là chuyến thứ 5, tàu HQ 996 làm nhiệm vụ chở đoàn đại biểu TW và địa phương đi thăm quần đảo anh hùng. (Tàu này được Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Hải phòng, đóng năm 1994, chuyên dụng chở bộ đội).
    Ban lãnh đạo đoàn công tác gồm có: Chuẩn Đô đốc Phan Khuê Tảo, Phó Tư lệnh Hải quân, Trưởng đoàn; Đại tá Nguyễn Cộng Hòa, Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân, Phó trưởng đoàn; Đại tá Nguyễn Văn Liên, Chỉ huy phó Vùng 4, Trưởng đoàn hành quân. Bên cạnh đó còn một số sĩ quan khác làm các nhiệm vụ được giao.
    9 giờ. Các đoàn đại biểu xuống tàu tại cảng Ba Son. Mỗi buồng trên tàu có 8 giường. Đoàn Bến Tre được bố trí ở buồng D26, đối diện với buồng D25 của đoàn Nghệ An. Bà Huỳnh Thị Thùy Giao được bố trí ở chung với buồng phụ nữ dưới tầng E, phóng viên Hoàng Vũ được ghép ở chung buồng D23 của đoàn Ninh Bình.
    10 giờ. Con tàu rúc một hồi còi dài và rời cảng. Các đại biểu đứng trên boong tàu và mạn tàu vẫy tay đáp lại các sĩ quan của Bộ Tư lệnh Hải quân và các thiếu nữ tiễn đưa. Dù chúng tôi rất nao nức mong sớm tới Trường Sa nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác bịn rịn, lưu luyến với người trên đất liền. Chúng tôi ý thức rất rõ rằng mình sẽ đi thật xa và tạm xa đất liền những 10 ngày để đem bao tình cảm, sự chia sẻ và niềm tin của Đảng bộ, nhân dân các địa phương trong đất liến đến với các chiến sĩ Trường Sa. Vì lẽ đó, những bàn tay đang vẫy kia không đơn thuần chỉ là sự vẫy chào lưu luyến mà còn là sự trao gửi tình cảm, trách nhiệm cho những người trên tàu. Chúng tôi đứng mãi trên mạn tàu và chỉ trở về buồng khi không còn nhìn thấy những chiếc áo quân phục màu trắng và những tà áo dài thiếu nữ màu xanh trên cầu cảng Ba Son.
    Ngay khi ổn định việc sắp xếp đồ đạc cá nhân, mỗi phòng được cấp phát bột giặt Viso, xà bông lifeboy, dầu gội đầu pantene, giấy tissue, có thêm cả bình thủy nước sôi, bộ bình tách pha trà. Ngoài ra, mỗi người còn được trang bị một nón cối có gắn quân hiệu, một đôi dép rọ, một túi nhựa để đựng đồ khi xuống xuồng lên đảo, tránh bị sóng đánh ướt đồ mang theo. Tuy nhiên, buồng trên tàu rất hẹp, bình quân 1 người/1m2. Giường tầng rất thấp, chỉ để nằm, không ngồi được.
    12 giờ. Loa gọi một số buồng đến câu lạc bộ hành khách ăn cơm, trong đó có đoàn Bến Tre. Trên tàu có tới hai nơi để ăn cơm nhưng vì diện tích hẹp nên phải chia ra làm ba đợt ăn, mỗi đợt cách nhau 45 phút. Mỗi bàn ăn có 6 người, đồ ăn gồm: thịt gà kho sả, thịt heo siêu nạc luộc, canh rau mồng tơi nấu với cua đồng, rau muống luộc, dưa leo, món la- sép là quýt Thái Lan. Bữa ăn trên tàu như vậy là quá tươm tất và ngon!
    16 giờ. Tàu ra tới bãi Trước, Vũng Tàu. Những dãy núi nằm phơi mình trong nắng chiều vàng rực, soi bóng xuống làn nước biển xanh trong. Thành phố Vũng Tàu trông thơ mộng và đẹp quá!
    17 giờ. Bữa cơm chiều được dọn ra với các món: cá trê kho, mực xào, cải bẹ xanh luộc, canh khổ qua. Ngoài ra, mỗi người còn có một lon bia 333. Món la-sép là dưa hấu.
    19 giờ. Đoàn công tác tổ chức giao lưu văn nghệ trên boong thượng. Con tàu rẽ sóng chạy băng băng trong đêm, giữa biển trời của Tổ quốc. Trong tiếng sóng vỗ rì rào, chúng tôi cùng nhau say sưa ca hát. Đó chính là niềm hạnh phúc, niềm tự hào của người dân đang làm chủ đất nước. Đêm văn nghệ với nòng cốt là đoàn Văn công Hải quân nhưng các anh chị ca sĩ chỉ tham gia vài ba tiết mục. Chủ yếu các đoàn đều phải ?ohát cho nhau nghe?. Đã lâu lắm rồi, cứ nghe ca khúc trên sân khấu hoặc trong đĩa CD, nó chuyên nghiệp, bài bản quá. Người nghe và người hát cách xa nhau vời vợi. Với sự dẫn dắt chương trình của ca sĩ kiêm MC Quang Long, ai bạo dạn, tự tin thì đơn ca, ai thích đông vui thì tốp ca. Ai ?onhát đèn?, mắc cỡ thì vừa vỗ tay vừa hát theo thoải mái.
    Các đoàn hào phóng đãi nhau toàn ?ođặc sản? văn nghệ. Đoàn Nghệ An mang theo hai ca sĩ Hoài Sinh và Kim Oanh của Nhà hát dân ca Nghệ An đã cho cả tàu thưởng thức: ?oMời rượu?, ?oGiận mà thương?, ?oĐường vô xứ Nghệ?. Đoàn Quảng Bình mời món ?okhoai khoai toàn khoai? (lời cải biên cho vui từ bài Quảng Bình quê ta ơi). Đại tá Nguyễn Cộng Hòa cũng bị đoàn ?otrưng dụng? vì ông là người Quảng Bình. Chị Thùy Giao, đoàn Bến Tre, rất tự tin làm một ?oDáng đứng Bến Tre? ngay trên boong tàu. Đoàn Thừa Thiên- Huế ngân nga câu hò ?omái nhì? da diết, dịu dàng đến độ chúng tôi cứ ngỡ mình đang ở trên sông Hương.
    Bầu trời càng về khuya sao càng dày đặc. Những vì sao như những đôi mắt lung linh nhấp nháy đang ngắm nhìn con tàu, ngắm nhìn chúng tôi. Người ta thường nói mỗi vì sao trên trời ứng với một con người. Vậy là trên trời cũng sẽ có một con tàu đang chở đầy những vì sao băng băng rẽ sóng ngân hà đi tới những vùng ánh sáng diệu kỳ.
    Ảnh từ trên xuống dưới:
    1- Đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre chụp hình lưu niệm trước cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa. (ảnh: Hoàng Vũ)
    2- Tàu HQ 996. (ảnh: H.V)
    3- Ca sĩ Hoài Sinh, Nhà hát Dân ca Nghệ An, người luôn hào phóng thết đãi "đặc sản" dân ca Nghệ An cho bộ đội Trường Sa. (ảnh: Hoàng Vũ)
    3- Ca sĩ Kim Oanh, Nhà hát Dân ca Nghệ An, bị say sóng khi ngồi trên xuồng từ đảo Đá Tây trở về tàu HQ 996. Người may mắn được chọn làm "điểm tựa" là Nhà báo Trường Ca, Đài PTTH Nghệ An. (ảnh: Hoàng Vũ)
    Kỳ sau: BÌNH MINH TRÊN BIỂN.
  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    http://www.lyhathao.com/tacphamlht/truongsa_ky2.htm
    Kỳ II: Bình minh trên biển

    Lý Hà Thao
    Sáng 16-4. Trời vừa sáng rõ, cánh phóng viên báo chí kéo nhau lên boong tàu HQ 996 ngắm cảnh bình minh trên biển. Anh em ở các đài truyền hình vác theo máy quay, chân máy khá lỉnh kỉnh. Cánh báo viết chúng tôi trông gọn nhẹ hơn với những chiếc máy chụp hình kỹ thuật số nhỏ nhẹ như gói thuốc lá. Riêng tôi cứ vung tay, bước đi thoải mái. Thực ra, tôi cũng đang tròn mắt mà ghi hình, căng tai mà ghi âm vào cái bộ nhớ cuối thế hệ 5X không còn nhạy nữa. Việc chụp hình bằng máy đã có Hoàng Vũ, một mình lia hai chiếc khá hiện đại.
    Bầu trời rất trong và xanh. Nước biển đã đổi màu từ lúc nào mà chúng tôi không hay. Ở những vùng nước nông khoảng 100m, màu nước xanh như cẩm thạch nhưng ở độ sâu 500-1.000m trở lên thì nước cứ xanh đen như mực Cửu Long. Trời yên biển lặng. Thời tiết như thế này là tuyệt đẹp cho những người đi biển. Thiếu tá Lê Hải Sơn, Thuyền trưởng của tàu cho biết: ?oTàu đang đi ở vùng nước sâu cả ngàn mét. Tháng 4, tháng 5 là hai tháng có thời tiết thuận lợi nhất trong năm cho tàu đi Trường Sa. Những tháng khác, sóng lớn, đánh ướt cả mạn tàu. Thậm chí, nhiều khi tàu không thể cho xuồng cập vào đảo được?.
    Tôi thầm cám ơn trời, biển và tòa soạn đã cho đi chuyến này. Tôi rất tâm đắc với lời tâm sự của Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng Trần Văn Hiệp: ?oTôi có thể một mình đi công tác, đi du lịch ở nhiều nước. Nhưng với Trường Sa nếu không có chuyến đi này thì có lẽ cả đời khó mà đặt chân đến được?!
    Mặt trời tròn và đỏ rực trông như một vòng hồng tâm khổng lồ đã hiện ra nơi chân sóng. Con tàu cứ nhằm thẳng vòng hồng tâm ấy mà lao thẳng tới như một mũi tên. Mặt trời lên cao hơn, sáng hơn, giống như một chiếc đèn pha quét xuống mặt biển luồng ánh sáng. Con tàu cứ theo ?ocon đường ánh sáng? ấy thẳng hướng tới Trường Sa.
    Đứng trên boong tàu, bằng mắt thường nhìn ra bốn phía xung quanh, tôi thấy chân trời là một vòng tròn khép kín mà cái tâm là con tàu, nơi tôi đang đứng. Tôi mặc sức phóng tầm mắt giữa bao la trời nước mà chẳng có vật gì che khuất. Thượng tá Lê Xuân Thủy, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4, nói: ?oTrời quang mây tạnh như vầy tầm nhìn xa trên biển bằng mắt thường đạt tới 20-30 km?.
    Ở giữa biển cả mênh mông, tôi chợt ?ongộ? ra một điều rằng sinh mạng mình, cái ?othằng tôi? quá nhỏ bé, chẳng bằng một con tép, con tôm. Nếu bây giờ mà có ai tóm lấy tôi, quăng cái vèo xuống biển này thì tôi sẽ tan biến nhanh hơn một hạt muối.
    Một con cá nhỏ vô danh phóng lên khỏi mặt nước bên mạn tàu. Một đôi cánh hải âu chao lượn trước mũi tàu. Trông chúng thật an nhiên, tự tại và hạnh phúc! Ngẫm lại mình thấy sao tội nghiệp quá với một kiếp người đầy ?ohỉ nộ ái ố?. Chắc có người sẽ bảo: ?oThằng chả nói dóc. Hắn đâu phải là cá, là hải âu mà biết chúng hạnh phúc?. Vậy thì tôi xin mượn lời Trang Tử thưa rằng: ?oAi đó ơi! Người đâu phải là ta mà biết ta biết cá, biết hải âu hạnh phúc! Đó là chưa kể đến yếu tố chúng đang được tự do tung tăng bay lượn trong biển trời của Tổ quốc của tôi đấy nhé!?
    6 giờ sáng ngày 17-4. Tàu thông báo, chúng tôi còn cách đảo Nam Yết 89 hải lý (160km). Dự kiến tàu sẽ tới và thả neo ngoài đảo vào lúc 15 giờ. Tàu sẽ ưu tiên những chuyến xuồng đầu tiên để chở quà và nhà báo lên đảo, các đại biểu lên sau. Riêng ở đảo Nam Yết, văn công và nhà báo sẽ ngủ trên đảo, đại biểu ngủ dưới tàu và lên đảo vào sáng hôm sau. Đạo diễn Thanh Sơn, phóng viên Hoàng Vũ, tôi và một số nhà báo khác cùng đoàn văn công sẽ lên đảo ở chuyến xuồng thứ ba. Chúng tôi càng nao nức chờ đợi giây phút đặt chân lên hòn đảo đầu tiên. Ai cũng sắp xếp lại đồ dùng cá nhân, chỉ đem theo lên đảo những thứ thật cần thiết. Bí thư Tỉnh đoàn Phan Văn Mãi sắp xếp, phân chia hơn 300 lá thư của các em học sinh và tuổi trẻ Bến Tre gửi các chiến sĩ Trường Sa thành nhiều phần, tương ứng với các đảo mà đoàn sẽ đến thăm. Phần quà của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre gửi tặng các chiến sĩ Trường Sa gồm có TV, micro...trị giá 38,5 triệu đồng sẽ được các thủy thủ chuyển bằng xuồng lên từng đảo để đại biểu trao tặng tận tay các chiến sĩ.
    Sáng nay tôi tranh thủ đi giặt đồ. Ở trên tàu có nước ngọt, xà bông để tắm giặt đầy đủ. Đã lâu lắm rồi, ở nhà mình dù giàu hay nghèo, tôi cũng đã quen cái thói ?omột mình một cõi?, muốn tắm, muốn giặt giờ nào cũng được. Bây giờ ở trên con tàu mà có tới 200 người như vầy cũng là dịp luyện tập tính kiên nhẫn đứng xếp hàng và tận dụng ?okhoảng trống hiếm hoi? ngay khi có thể. Tôi đem đồ lên phơi trên boong dâng. Ở đây đồ phơi thật mau khô và thơm phức nắng gió biển Đông.
    11giờ 30. Tàu chạy qua đảo Đá Lớn. Từ xa, chúng tôi thấy tòa nhà của các chiến sĩ giữ đảo trông như một lô cốt nổi bật trên nền nước biển xanh ngắt. Đại tá Nguyễn Văn Liên cho biết đảo Đá Lớn là một bãi san hồ ngầm, gồm 3 khu vực A, B, C, dài hơn 10km.
    13 giờ 30. Tàu đi ngang qua bãi san hồ ngầm Ga Ven do Trung Quốc chiếm đóng. Nhìn từ xa nhưng chúng tôi vẫn thấy rõ những những tòa biu- đinh đồ sộ, bên cạnh có tàu chiến giương cao nòng pháo canh giữ. Đại tá Nguyễn Văn Lăng, Chính ủy BCHQS tỉnh thốt lên: ?oĐau quá! Đau quá!?
    14 giờ 30. Tàu cách đảo Nam Yết khoảng 5km. Đảo hiện ra như một viên ngọc bích khổng lồ với màu xanh của cây cối. Xung quanh đảo được viền bởi dải cát sáng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Những con cá heo nhào lộn trên mặt biển phía bên phải mạn tàu. Từng đàn cá chuồn bay vèo vèo như chào đón con tàu và đoàn chúng tôi.
    15 giờ. Tàu kéo một hồi còi dài chào đảo Nam Yết, thả neo cách cầu tàu khoảng 300m. Cây trên đảo mà chúng tôi đứng trên tàu nhìn thấy nhiều nhất, rõ nhất là dừa. Mới xa đất liền có 53 tiếng đồng hồ nhưng khi vừa nhìn thấy dừa, lòng dạ tôi sao đã bồi hồi nhớ Bến Tre đến vậy! Càng ngẫm nghĩ tôi càng cảm phục các chiến sĩ Trường Sa biết bao! Các anh phải nén đi nỗi nhớ đất liền để canh giữ biển, đảo hàng năm trời mới được về!
    Kỳ sau: Đảo Nam Yết anh hùng rợp bóng dừa xanh.
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    http://www.lyhathao.com/tacphamlht/truongsa_ky3.htm
    ====
    Nhật ký Trường Sa:

    Kỳ III: Đảo Nam Yết anh hùng rợp bóng dừa xanh

    Lý Hà Thao




    16 giờ 30 ngày 17-4, chúng tôi đặt chân lên đảo Nam Yết anh hùng, đảo đầu tiên trong chuỗi đảo mà chúng tôi sẽ lần lượt ghé thăm. Điều đầu tiên làm chúng tôi ngạc nhiên là ở đây sạch sẽ và rợp bóng cây xanh dù thời tiết đang ở vào đỉnh điểm nắng nóng của mùa khô. Quang cảnh nhìn từ xa cũng như khi đến tận nơi đều thấy đẹp như một hòn đảo trong chuyện cổ tích. Những con đường bê- tông thẳng tắp rợp bóng cây xanh. Đặc biệt là dừa ở đây rất nhiều làm chúng tôi ngỡ mình đang đi trên đất Bến Tre. Các loại cây khác có nhiều trên đảo là: nhàu, mù u, phi lao, keo. Riêng hai loại cây nổi tiếng gắn liền với tên tuổi Trường Sa là phong ba và bão táp thì lại mọc ngoài rìa đảo.
    Đi tham quan một vòng quanh đảo mới thấy hết kỳ công của bao lớp chiến sĩ ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ và xây dựng đảo. Để bê tông hóa hoàn toàn một hòn đảo rộng 96.500m2 cách xa đất liền hơn hai ngày, hai đêm đi tàu thủy quả thật không phải chuyện đơn giản. Bộ đội phải vượt qua sóng to, gió lớn để chở từ đất liền ra đảo các loại vật liệu: cát, đá, xi- măng, sắt thép và nước ngọt để trộn bê- tông. Việc xây bờ kè quanh đảo kéo dài 8 năm, bắt đầu từ năm 1998 và hoàn thành vào năm 2006. Đại úy Lê Việt Hùng, Trợ lý công binh trên đảo cho biết: ?oChúng tôi thường phải thi công bờ kè từ 9 giờ tối đến 4 giờ sáng, thời điểm thủy triều xuống. Bình quân độ dài bờ kè tính theo mỗi bước chân trị giá khoảng 30 triệu đồng?. Chúng tôi tận mắt thấy không chỉ bờ kè mà hệ thống công sự, giao thông hào, lô cốt chằng chịt trên toàn đảo đều được bê tông hóa kiên cố.
    Đảo Nam Yết ở tọa độ 10011?T00?T?T độ vĩ Bắc; 114021?T42?T?T độ kinh Đông, cách đảo Ba Bình do Đài Loan đang chiếm giữ khoảng 10 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Ga Ven do Trung Quốc đang chiếm giữ khoảng 6 hải lý về phía Đông. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, bộ đội ta giải phóng hoàn toàn đảo vào ngày 27-4-1975. Trải qua nhiều năm tháng xây dựng và trưởng thành, đảo đã giành được nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quí của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Quân chủng hải quân. Đặc biệt, năm 2004, đảo được Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.
    Chúng tôi gặp chiến sĩ Cao Tuấn Anh (ảnh- Hoàng Vũ), quê Sầm Sơn, Thanh Hoá, da sạm đi vì nắng gió nhưng gương mặt, ánh mắt vẫn ngời lên vẻ tự tin, kiên định. Anh đã ra đảo được một năm. Anh tâm sự: ?oChúng em là thanh niên, ở xa đất liền lâu ngày nên khát khao tình cảm lắm. Nghe tin có tàu ra thăm đảo, cả đêm em thao thức, không tài nào ngủ được . Em trông tàu ra để nhận thư, nhận quà?. Tôi hỏi: ?oBây giờ em có nguyện vọng gì thêm nữa??. Anh trả lời ngay: ?oCó tàu ra đảo thường xuyên và cho em được phục vụ quân đội lâu dài?. Những gì được ?omắt thấy, tai nghe? tại đây đã làm dịu ngay những ánh mắt, nét mặt trong đoàn chúng tôi lúc ban đầu lộ vẻ nghi ngại, lo lắng về tư tưởng, đời sống của bộ đội trên đảo.
    Đại úy Trịnh Quang Khương đang chỉ huy anh em đào hố móng xây bể nước và nhà kho, ngưng tay xà beng, quệt mồ hôi, tươi cười chào đón chúng tôi. Giữa hố móng rộng khoảng 4m2, sâu hơn 1m, một cây dừa cao khoảng 4m vẫn đứng ung dung. Nghe tôi hỏi, anh Khương cho biết: ?oLính đảo vốn quí từng chiếc lá xanh nên giữ cây dừa lại cho đến lúc nào vẫn còn có thể?.
    Tôi đã từng nghe, trong quần đảo Trường Sa có rất nhiều đảo chìm. Những nơi ấy quanh năm trời tuôn nắng lửa. Lính ta luôn khát khao trên đảo có một vòm lá xanh tạo cảm giác dịu bớt cái nắng vốn chói chang đến độ ?ophỏng? cả mắt lại còn được nước biển phản quang thêm một lần nữa cho thêm bỏng rát cũng mãnh liệt như mơ ước nhìn thấy một mái tóc dài thiếu nữ vậy.
    Riêng chuyện trồng và chăm sóc rau trên đảo của bộ đội ta rất công phu. Điều đó còn cực khổ hơn việc chăm sóc cây kiểng ở trong đất liền. Đất trồng rau được đựng vào ba lớp bao để tránh rơi vãi hoặc bị nước biển thấm vào trong khi vận chuyển từ đất liền ra. Bộ đội được trang bị những chiếc khay hoặc tận dụng những thứ khác như thùng hư, can bể, xoong, nồi lủng đựng đất vào. Nước ngọt để tưới rau cũng phải định lượng như khẩu phần nước cho người. Vào tháng có gió Đông Bắc thổi bụi nước biển lên đảo, các anh bộ đội phải lấy vải mủ, lá dừa che cho rau. Khi nào gió thổi mạnh quá, các anh phải bưng các khay, chậu rau vào nhà. Nếu lỡ tay để chậm một đêm thì rau bị ?ocháy? không có gì cứu vãn nổi. Chúng ta ở trong đất liền, nơi mà chuyện ?orau cỏ? luôn thừa thãi nên vô tình không nghĩ đến sự quan trọng của nó trong mối tương quan về chế độ dinh dưỡng. Nếu con người mà thiếu rau lâu ngày trông sẽ khô khốc như ?ocây củi nương?, còn ruột thì cứ như bị thắt lại từng khúc.
    Mặc dù việc trồng rau khó khăn và vất vả như vậy nhưng Thượng tá Ngô Văn Cải, Đảo trưởng, cho biết năm 2006, bộ đội tự túc được bình quân 14 kg rau/người/tháng với các loại như: bầu, bí, rau mồng tơi, rau muống, rau lang, rau sam.v.v... Có năm nhờ thời tiết thuận lợi cả đảo thu hoạch đến 3 tấn rau xanh, 4 tấn bầu bí. Rõ ràng để trồng được nhiều rau trong hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy, các anh không chỉ đơn thuần là trồng rau vì nhiệm vụ, vì cải thiện bữa ăn mà phải có cả niềm đam mê, yêu thích và nghệ thuật. Bằng tất cả sự kính trọng và cảm phục, tôi xin được gọi các anh là ?onghệ nhân? trồng rau! Tất nhiên, nguồn thực phẩm của các chiến sĩ không chỉ có rau xanh. Bên cạnh đó các anh còn thu hoạch từ chăn nuôi được 1.000 kg heo, gà, vịt... Nguồn hải sản mà các anh đánh bắt có năm được tới 3 tấn cá, 2 tấn rùa biển.
    Đến với quần đảo Trường Sa lần này còn có ba vị Tiến sĩ của Viện ứng dụng công nghệ. Các anh đem xương rồng Nopal ra trồng thử nghiệm trên đảo, coi đó là một cách chia sẻ những khó khăn về rau xanh với bộ đội. Tiến sĩ Phan Xuân Dũng, Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng, Viện trưởng, cho biết: ?oXương rồng Nopal có xuất xứ từ Nam Mỹ. Lá non của nó làm rau ăn, hiện có bán tại các siêu thị bên đó. Lá già được nghiền ra đề lấy bột dùng làm nguyên liệu chế mỹ phẩm và dược phẩm. Đặc biệt là loại xương rồng này chịu nắng hạn rất tốt?. Chưa ai biết chắc kết quả của việc trồng xương rồng Nopal trong tương lai thế nào. Tuy nhiên, việc ba vị Tiến sĩ đã rời khỏi bàn giấy trong những căn phòng có máy điều hòa không khí ?ohàn lâm? để dãi dầu nắng gió trong thời điểm thời tiết cực kỳ nắng nóng này là một việc làm mang lại hiệu quả cổ vũ tinh thần và chia sẻ tình cảm đối với bộ đội Trường Sa chắc chắn là không nhỏ!
    7 giờ 30 tối. Đoàn Văn công Hải quân biểu diễn phục vụ với một chương trình khá bài bản, có đơn ca, tam ca, tốp ca, múa, ảo thuật.v.v...Sân khấu là nền sân ngay bên cột mốc chủ quyền đảo Nam Yết. Tuy nhiên, những tiết mục giao lưu văn nghệ đầy ngẫu hứng của của các ca sĩ, diễn viên với bộ đội thường là những tiết mục vui vẻ, sôi động nhất. Bộ đội vừa hát theo vừa vỗ tay rền vang, những tiếng cười át cả tiếng sóng biển. Chúng tôi thật bất ngờ khi tốp ca của đảo bước lên sân khấu. Các chiến sĩ hát rất đúng nhịp với giọng hát hào hứng, lạc quan. Thậm chí có chiến sĩ còn lên nhảy với ca sĩ Hồng Nhung khi được mời. Có anh chiến sĩ nói với tôi: ?oLính đảo thấy văn công như lân thấy pháo?.
    10 giờ tối. Các anh bộ đội bố trí cho đoàn Văn công nghỉ tại khu nhà Ban chỉ huy. Cánh nhà báo được chia ra làm hai, một tốp nghỉ ở khu A, tốp kia nghỉ ở khu B. Trung úy Phan Nhiên Thạo nhường giường cho tôi. Tất cả nhà cửa trên đảo đều xây dựng kiên cố, có cái một tầng, có cái hai tầng và đều lót gạch bông. Bộ đội ăn ở cực kỳ sạch sẽ và ngăn nắp, mền gối xếp khéo léo, vuông vức như cái hộp hình chữ nhật.
    6 giờ sáng ngày 18-4, các đoàn đại biểu từ dưới tàu lên tập trung tại cột mốc chủ quyền để thăm hỏi, tặng quà cho bộ đội. Đại tá Nguyễn Văn Lăng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, thay mặt đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre lên trao thư và tặng quà cho các chiến sĩ.
    Thay mặt cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo, Thượng tá Ngô Văn Cải, Đảo trưởng, báo cáo một số hoạt động trong công tác xây dựng, bảo vệ biển, đảo. Bình quân, hàng năm các anh quan sát, phát hiện 1.500 lần chiếc máy bay hoạt động trên không; 800 lượt tàu thuyền xuất hiện trên biển, khả năng xử lý mục tiêu ngày càng chính xác.v.v...
    Thay mặt đoàn công tác, Chuẩn Đô đốc Phan Khuê Tảo, Phó Tư lệnh Hải quân, căn dặn bộ đội luôn đề cao cảnh giác, tăng cường luyện tập, quan sát mọi diễn biến trên biển, trời; kịp thời báo cáo lên cấp trên; sẵn sàng đánh tan mọi cuộc đột kích, tấn công lên đảo.
    Để đáp lại lòng tin cậy của Đảng, nhân dân và các cấp chỉ huy, bộ đội trên đảo đã tổ chức bắn đạn thật như một lời báo cáo về kết quả tập luyện, sẵn sàng chiến đấu của các anh. Tất cả các mục tiêu giả định đều bị các anh bắn trúng chính xác.
  7. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    http://www.lyhathao.com/tacphamlht/truongsa_ky4.htm
    =======
    Kỳ IV: Đảo Sinh Tồn Đông- pháo đài trên biển

    Lý Hà Thao




    9 giờ 30 ngày 18-4, tàu chúng tôi nhổ neo, tiếp tục chuyến hải hành tới đảo Sinh Tồn Đông.
    11 giờ 30. Tàu đi ngang qua bãi đá ngầm Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của nước Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Ngày 14-3-1988, tàu chiến Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam, bắn chìm 2 tàu vận tải của ta là HQ 604, HQ 605 và bắn bị thương tàu HQ 505, làm hy sinh và mất tích trên biển 64 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam ở khu vực các bãi đá ngầm Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin. Ngay trong năm này, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép 6 bãi đá ngầm của ta là: Ga Ven, Gạc Ma, Hu Gơ, Xu Bi, Chữ Thập, Châu Viên...Năm 1995, Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng trái phép thêm bãi đá ngầm Vành Khăn, nâng tổng số lên 7 bãi. Theo những số liệu tin cậy, trong vòng 6 tháng của năm 2006, Trung Quốc đã huy động hơn 50 vạn tấn vật liệu xây dựng, tương đương mức huy động của Việt Nam trong 10 năm qua, ra xây dựng các tòa nhà bền vững, cao tầng tại các bãi đá ngầm chiếm đóng trái phép. Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng các trạm thu phát sóng vệ tinh, trạm hướng dẫn máy bay, đèn biển, khơi thông nhiều luồng lạch ra vào các bãi đá ngầm. Năm 1974, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày nay, Trung Quốc tiếp tục mở chiến dịch tuyên truyền rằng quần đảo Trường Sa là của họ; kêu gọi Nhà nước và nhân dân Trung Quốc tiến nhanh ra Trường Sa. Riêng năm 2006, có 2.145 lượt tàu cá Trung Quốc đến đánh bắt thủy sản trái phép tại vùng biển quần đảo Trường Sa. Bên cạnh đó, quần đảo Trường Sa còn bị Philippines chiếm đóng 8 đảo và bãi đá ngầm, Malaysia chiếm 5 đảo và bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa và xây dựng sân bay có đường băng dài hơn 1km, đủ điều kiện cho máy bay chiến đấu phản lực cất cánh và hạ cánh.
    Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Riêng quần đảo Trường Sa còn được gọi với tên khác là Spratley. Ở khu vực này còn là nơi sinh ra những cơn bão trên biển Đông nên đôi khi được gọi là ?oquần đảo bão tố?. Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo, bãi đá, bãi cạn, bãi ngầm với tổng diện tích khoảng 180 ngàn km2. Quần đảo nằm ở phía Đông- Đông Nam bờ biển Nam Trung Bộ, trong giới hạn từ vĩ độ 06030?T00?T?TN đến vĩ độ 12000?T00?T?TN và từ kinh độ 111030?T00?T?TE đến kinh độ 117030?T00?T?TE, thuộc lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ tháng 4-1975 đến nay, Hải quân nhân dân Việt Nam vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, dũng cảm đấu tranh ngoan cường, xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền 9 đảo nổi và 12 đảo chìm trên quần đảo Trường Sa.
    Đảo Sinh Tồn Đông ở tọa độ 9052?T30?T?Tđộ vĩ Bắc, 114034?T45?T?T độ kinh Đông, dài 200m, rộng 40m. Đảo nằm trên nền san hô ngập nước kéo dài từ chân đảo ra khoảng 400m. Đầu năm 1978, tình hình trên khu vực quần đảo Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp. Tháng 2 năm 1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Ponata, đồng thời tăng cường các hoạt động thăm dò, trinh sát quanh khu vực của ta đang đóng giữ. Trước tình hình đó, ngày 15- 3- 1978, tàu 679 của Hải đoàn 128 đưa một lực lượng cán bộ, chiến sĩ ta ra đổ bộ lên đảo an toàn. Đảo Sinh Tồn Đông nằm trong khu vực có nhiều bãi đá ngầm, nước ngoài đóng giữ trái phép và chưa có người ở. Nguy cơ bùng nổ tranh chấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cho nên công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của đảo hết sức căng thẳng và nặng nề. Đảo thường xuyên hiệp đồng với đơn vị tàu trực để quản lý theo dõi chặt chẽ các mục tiêu, các hoạt động trên khu vực được phân công. Đảo duy trì nghiêm 24/24 giờ các chế độ công tác, sẵn sàng chến đấu, trực chỉ huy, trực ban các cấp?Sở chỉ huy đảo ngày càng được nâng cấp xây dựng mới cùng với việc đầu tư nâng cấp, trang bị kỹ thuật, khí tài phục vụ cho chỉ huy tác chiến ngày càng hiện đại. Hệ thống các trạm quan sát đối không, đối hải được nâng cấp và tổ chức quan sát ngày càng chặt chẽ, theo dõi, quản lý các mục tiêu trên biển, trên không cả ngày lẫn đêm. Hàng năm đảo phát hiện hàng ngàn lần chiếc máy bay, tàu thuyền các loại, tổ chức bắn xua đuổi các tàu nước ngoài xâm phạm vùng lãnh hải để đánh bắt hải sản, thăm dò, nghiên cứu trái phép.
    11 giờ 45 phút. Tàu thả neo cách đảo Sinh Tồn Đông khá xa, cách bãi đá ngầm Gạc Ma khoảng 10 km. Từ đây chúng tôi nhìn thấy rất rõ tàu chiến của Trung Quốc neo đậu canh gác bãi đá ngầm và các tòa nhà đồ sộ trên đó. Nhiều đại biểu trong đoàn nhìn khoảng cách quá gần giữa đảo Sinh Tồn
    Đông và bãi đá ngầm Gạc Ma với ánh mắt lo lắng. Tôi hiểu đó là sự lo lắng rất có tâm- tình- ý, thật đáng trân trọng! Tuy nhiên, trải qua 29 năm kể từ ngày đóng giữ bảo vệ đảo, bộ đội Sinh Tồn Đông không ngừng trưởng thành, xây dựng và phòng thủ đảo ngày càng vững chắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Các thế hệ chiến sĩ không ngừng ?osinh tồn? để xây dựng đảo thành một pháo đài sừng sững giữa biển khơi.
    12 giờ 25 phút, chúng tôi đặt chân lên đảo. Dưới cái nắng như đổ lửa giữa ban trưa một ngày tháng tư nhưng các anh bộ đội đứng xếp thành hai hàng ngay đầu cầu tàu, nét mặt rạng rỡ, nở những nụ cười tươi rói chào đón chúng tôi. Trung úy Nguyễn Văn Điều, quê Thái Bình, đã 2 lần được trui rèn chí trai trên đảo, lần trước anh nhận nhiệm vụ tại đảo Nam Yết, tâm sự thật chân tình: ?oChúng em rất yên tâm công tác trên đảo. Nhưng mỗi lần nghe nói có tàu, có người từ đất liền ra thăm là vẫn cứ trông mong còn hơn cả khô hạn trông mưa rào vậy!?
    Thượng úy Đỗ Hữu Hóa, Bếp trưởng, cho chúng tôi biết: ?oBây giờ bộ đội trên đảo có xây hồ chứa nước mưa rồi, trồng được rau xanh rồi, bình quân 7kg/người/tháng. Đời sống tinh thần vật chất của bộ đội ngày càng được cải thiện. Tất nhiên, cuộc sống nơi đây mà đòi hỏi phải đầy đủ, sung sướng như trong đất liền là điều không thể có.?
    Thiếu tá Nguyễn Thanh Ba, Đảo trưởng, thay mặt cán bộ chiến sĩ báo cáo một số hoạt động, công tác của bộ đội trên đảo với đoàn. Tình hình diễn biến trên biển thuộc khu vực các anh phụ trách khá phức tạp. Trong 4 tháng đầu năm 2007, bộ đội ta đã quan sát được 14 lượt tàu quân sự Trung Quốc, 89 lượt tàu đánh cá Trung Quốc, 162 lượt tàu Philippines xâm nhập trái phép vùng lãnh hải của ta. Việc tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống thu hoạch được: 300 kg rau xanh, 182 kg cá, 231 kg thịt. Tất cả bộ đội đều yên tâm làm nhiệm vụ, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đạt yêu cầu 100%. Công tác chuẩn bị tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII cũng đã chuẩn bị xong.
    Các đoàn đại biểu đã tận dụng hết thời gian cho phép để ân cần thăm hỏi các chiến sĩ. Bà Huỳnh Thị Thùy Giao, Ủy viên Thường vụ BCH Hội LHPN tỉnh, thay mặt đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre trao thư và tặng quà cho bộ đội. Qua thực tế, chúng tôi thấy đảo này cũng là đảo nổi giống như đảo Nam Yết và được bê tông hóa rất kiên cố với hệ thống công sự, vũ khí, khí tài bố trí khắp nơi. Tuy nhiên, đảo nhỏ hơn Nam Yết và ít cây xanh bóng mát.
    Dù giữa trưa nắng nóng nhưng bộ đội ta vẫn reo hò, cười vang với từng tiết mục văn nghệ. Nhà ăn đã dọn dẹp xong, sạch boong, không hề có một con ruồi, con kiến nào. Ngay tức khắc, nhà ăn được đổi đời thành ?onhà hát? và chỉ hát theo ?oyêu cầu thính giả?. Chuẩn úy Nguyễn Trường Xuân yêu cầu ca sĩ Phương Anh hát bài ?oLời của gió? và anh được mời lên song ca với ?oNgôi sao điểm hẹn?. Có lẽ bị khớp nên mới đầu anh bị quên lời nhưng đồng đội liền nhắc cho. Vậy là anh hát ngon lành! Đến câu ?oGió hãy nói rằng anh yêu em? thì có vẻ như đó chính là ?olời muốn nói? của rất nhiều đồng đội nên những tràng vỗ tay và tiếng ?ođồng ca? bất ngờ vang xa khắp đảo. Đại úy Nguyễn Hữu Thái cũng tham gia một màn ảo thuật với những trò nuốt than, nuốt lưỡi dao lam. Thậm chí, anh nuốt một dây với cả lố dao lam, dài cả mét làm diễn viên ảo thuật Quang Hợp cũng phải bắt tay nể trọng.
    Được tận mắt chứng kiến ý chí, nghị lực và sức sống của các anh bộ đội nơi đây tôi chợt nghĩ chính bao thế hệ chiến sĩ đã đổ mồ hôi và máu xây dựng và gìn giữ hòn đảo xứng danh đảo Sinh Tồn nơi cực Đông của biển trời Tổ quốc!
  8. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    http://www.lyhathao.com/tacphamlht/truongsa_ky5.htm
    =========
    Kỳ V: "Nghĩa trang đỏ" giữa trùng khơi

    Lý Hà Thao




    16 giờ ngày 18-4. Chúng tôi tập trung trên boong tàu HQ 996. Tàu đang neo tại khu vực gần các bãi đá ngầm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin. Khu vực này, bộ đội Trường Sa gọi là ?oNghĩa trang đỏ?, nơi không hề có một nấm mộ hay một tấm bia. Biển trời bao la nhưng ngay lúc này không hề có một ngọn gió, ngọn sóng. Mặt biển phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Thiên nhiên, cảnh vật như đang lắng đi để nhường cho tình cảm, suy nghĩ từ những nơi sâu kín nhất trong tâm khảm con người trỗi dậy.
    Trên boong có đông đủ các đại biểu, sĩ quan trong đoàn công tác và thủy thủ trên tàu. Gương mặt Chuẩn Đô đốc Phan Khuê Tảo, Đại tá Nguyễn Cộng Hòa, Đại tá Nguyễn Văn Liên và các sĩ quan trong đoàn công tác hôm nay trông rất nghiêm trang, buồn. Nét tươi vui, niềm nở của các anh thường ngày với chúng tôi nay chợt biến mất.
    Dù đã được thông báo trước nhưng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước nghi lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh và mất tích ngay tại khu vực tàu đang neo đậu. Tại đây, cách nay 19 năm, ngày 14-3-1988, đã diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trước cuộc tấn công trắng trợn và phi lý của lực lượng tàu chiến hải quân Trung Quốc.
    Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ bao đời nay vốn là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, với mưu đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, từ cuối năm 1987, đầu năm 1988, Trung Quốc ngang nhiên đưa lực lượng quân sự xuống chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa.
    Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên, các cán bộ chiến sĩ ta đã kiềm chế, chủ động tránh đối đầu, giữ vững nguyên tắc, đường lối đối ngoại của Đảng, không dùng vũ lực để tranh chấp. Điều này phù hợp với xu thế đối thoại và tập quán quốc tế vì lợi ích hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Trước ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền biển đảo của bộ đội ta, lực lượng quân sự trên tàu chiến Trung Quốc nổ súng tấn công, bắn chìm 2 tàu, bắn bị thương một tàu của ta. Các tàu này đều là tàu vận tải mang số hiệu HQ 505, 604, 605. Từ cuộc chiến đấu đó đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tập thể cán bộ chiến sĩ trên các tàu thuộc Lữ đoàn 125, 146 và Trung đoàn công binh 83. Bên cạnh đó là những tấm gương của các anh hùng liệt sĩ: Trần Đức Thông, Trung tá, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; Anh hùng liệt sĩ Vũ Phi Trừ, Đại úy, Thuyền trưởng tàu HQ 604. Đặc biệt là tấm gương anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương, Thiếu úy, Phó chỉ huy trưởng bãi đá ngầm Gạc Ma. Trước sự tấn công cuồng bạo của lực lượng xâm chiếm, anh đã động viên đồng đội của mình rằng: ?oKhông được lùi bước! Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của quân chủng?. Trong trận chiến đấu này, 64 anh hùng, liệt sĩ của Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh và vĩnh viễn nằm lại với vùng biển nơi đây, với quần đảo quanh năm chịu nhiều bão tố và những âm mưu thôn tính đen tối của các thế lực bên ngoài. Các anh là những người đã gắn bó với quần đảo Trường Sa ngay từ những ngày đầu mới giải phóng, tạm gác riêng tư, bất chấp nguy hiểm, dâng hiến trọn vẹn tuổi xuân, xương máu cho sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo Trường Sa.
    Trước bàn thờ, thay mặt tất cả những người trên tàu HQ 996, Đại tá Nguyễn Cộng Hòa, Chủ nhiệm Chính trị, Quân chủng Hải quân, Phó đoàn công tác, xúc động phát biểu: ?oHôm nay, đoàn chúng tôi đi qua nơi các đồng chí đã chiến đấu kiên cường và anh dũng hy sinh. Trong niềm biết ơn vô hạn và xúc động sâu sắc này, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các đồng chí. Mong hương hồn 64 anh hùng, liệt sĩ yên nghỉ ngàn thu giữa lòng đại dương, bên quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc! Theo tập quán của những người đi biển, chúng tôi xin được thắp nén hương và thả vòng hoa tưởng niệm hương hồn các đồng chí!?.
    Tiếng nhạc ?oChiêu hồn tử sĩ? bi hùng, sâu lắng nổi lên. Nghi lễ tuy giản dị nhưng quá đỗi thiêng liêng! Một tràng hoa được buộc vào chiếc phao tròn, đặt trên bàn trước cờ Tổ quốc. Trên đó bày một ít hoa quả như: chuối, khóm, táo, hoa đồng tiền, hoa huệ... Đây là những loại hoa quả thân thuộc luôn có sẵn ở mọi miền quê, nơi các anh đã cất tiếng khóc chào đời bên vầng trăng ngà và ngọn tre la đà trong gió đồng nội. Chúng tôi không chỉ biết ơn các anh hùng liệt sĩ mà còn biết ơn cả những miền quê đã sinh ra các anh, sinh ra những người con bất tử. Từ những miền quê ấy, mỗi lần nhớ, nghĩ đến các anh, có biết bao mẹ già, bao người vợ trẻ, bao đứa con thơ luôn hướng ánh mắt thương tiếc về phía biển khơi.
    Sau khi tất cả chúng tôi lần lượt kính cẩn thắp một nén nhang, ba hồi còi tàu vang lên. Mặt biển bỗng chòng chành! Nghe lòng như có sóng cồn!
    Tràng hoa từ từ được thả xuống biển. Biết bao giọt nước mắt cũng đang thánh thót rơi và tan hòa vào biển cả. Như mọi người, tôi cũng thả một bông hoa nho nhỏ và thành tâm khấn nguyện: ?oXin vong hồn các anh linh thiêng phù hộ cho hải lộ của tôi luôn được bình an, chuyến đi thành công! Tôi không bao giờ quên các anh, những người đã hóa thân vào vùng biển này để bao con tàu lướt sóng qua đây sẽ an toàn cập bến bờ hạnh phúc!?
    Nghi lễ tưởng niệm đã xong nhưng chúng tôi cứ đứng mãi trên boong tàu, vời trông theo những bông hoa đang dần trôi đi thật xa.
    Nhìn muôn lượn sóng biển lung linh dưới ánh hoàng hôn, tôi tin lời khấn nguyện của mình đã được các anh đón nhận!
    ------------------------
    Ảnh trên: Chuẩn Đô đốc Phan Khuê Tảo dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ. (Ảnh: Hoàng Vũ)
    Ảnh dưới: Tàu HQ 996 đang tiến hành nghi lễ thả tràng hoa tưởng niệm xuống biển. ( Ảnh: Hoàng Vũ)
    Kỳ sau: Đảo Tiên Nữ.
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    http://www.lyhathao.com/tacphamlht/truongsa_ky6.htm
    =========
    Kỳ VI: Đảo Tiên Nữ

    Lý Hà Thao




    6 giờ 30 ngày 19-4, chúng tôi đặt chân lên toà nhà hình lục giác, cao 3 tầng, sơn màu kem nổi bật giữa mênh mông sóng nước. Đó cũng là nơi duy nhất nổi trên vùng biển bao la ngay thời điểm chúng tôi đến bởi vì đảo Tiên Nữ là đảo chìm.
    Đảo Tiên Nữ nằm ở tọa độ 8025?T00?T?T độ vĩ Bắc, 114039?T00?T?T độ kinh Đông, dài 9km, rộng 8 km; là một trong những đảo ở xa đất liền nhất, cách Cam Ranh hơn 700 km. Đảo là vành đai san hô khép kín, gắn liền với huyền thoại về một người con gái xuất hiện giữa biển khơi, mang bình yên đến cho hòn đảo này. Thềm san hô quanh đảo có chiều rộng từ 300- 500m. Phía trong vành đai san hô là hồ có kích thước 7,5km x 3,4km. Đảo có vị trí chính trị, kinh tế, quân sự quan trọng, nằm trong khu vực III của quần đảo Trường Sa. Khoảng cách từ đảo Tiên Nữ đến các đảo Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh không xa, thuận lợi cho việc đi lại, thông tin, giao lưu. Đây cũng là chỗ dựa tin cậy của các ngư dân ra đánh bắt thủy sản.
    Đảo nằm ngoài cùng bên phía Đông của quần đảo Trường Sa. Với vị trí tiền tiêu như vậy, đảo dễ dàng phát hiện mục tiêu từ xa. Cùng với đảo Trường Sa, đảo tạo thành lá chắn, bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc. Xung quanh khu vực đảo có nhiều loài tôm cá quí như: cá ngừ, cá mú, cá tráp, tôm hùm, rùa biển. Thượng tá Khổng Minh Hải, Lữ đoàn phó Lữ 146 chỉ tay xuống làn nước trong xanh nói: ?oCá ở đây nhiều như cá trong chậu?. Tôi bước xuống gần mé nước và thấy lời anh nói không sai chút nào. Đặc biệt, tại đảo này, trong lòng hồ có phao neo tàu, luồng ra vào có tiêu chỉ dẫn. Đó là những điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu dừng chân, tránh bão cho các tàu đánh cá của ngư dân. Tòa nhà trên đảo được anh em gọi vui là ?oLục giác đài? vừa là công trình phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu vừa là nơi ăn nghỉ của bộ đội.
    Cuối năm 1987, đầu năm 1988, quần đảo Trường Sa có những diễn biến hết sức phức tạp bởi lực lượng quân sự nước ngoài đến xâm chiếm các bãi đá ngầm. Trước tình hình đó, cán bộ và chiến sĩ Lữ đoàn 146 và Đoàn công binh 83 chấp hành mệnh lệnh cấp trên, nhanh chóng bốc dỡ, vận chuyển vật liệu xây dựng lên đóng giữ đảo vào ngày 25-1-1988.
    Trong những năm qua, đảo luôn xử lý tốt các tình huống người nhái, tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền lãnh hải của nước ta. Các vụ việc luôn được giải quyết kịp thời, đúng đối sách, đảm bảo an toàn và báo cáo kịp thời với cấp trên, không để xảy ra các tình huống bất ngờ, bị động. Hàng năm, bộ đội trên đảo tập trung bổ sung các phương án chiến đấu, phòng ngự, bảo vệ đảo. Đặc biệt, đảo chú trọng đến các phương án đánh địch đổ bộ bằng đường biển, tập kích đường không, đánh địch tập kích ban đêm; tổ chức hiệp đồng chiến đấu với các tổ, cụm chiến đấu, tàu trực và các đảo trong cụm.
    Những năm qua, hoạt động của tàu thuyền nước ngoài xung quanh khu vực đảo thường xuyên diễn ra, tăng cả về số lượng, cường độ và thời gian hoạt động. Tuy nhiên, bộ đội ta vẫn luôn giữ đúng đối sách, vừa bảo vệ được đảo vừa giữ được môi trường hòa bình.
    Trên đảo, bộ đội ta nuôi rất nhiều chó, có tới hơn 30 chục con. Đảo trưởng, Thượng úy Hoàng Thanh Tú cho biết: ?oNuôi chó vừa cho vui vừa để tham gia bảo vệ đảo. Chỉ tiếc rằng ở đây chúng tôi không nuôi được gà. Thèm nghe được tiếng gà gáy lắm anh ạ!? Còn Chính trị viên của đảo, Thượng úy Mai Văn Cảnh, tâm sự: ?oEm cưới vợ được một tháng là ra đảo. Bao nhiêu nhớ thương của hai đứa đều gửi gắm vào những lá thư mà có khi phải chờ nửa năm trời mới nhận được?!
    Nghe các anh nói tôi lặng người đi vì không biết phải nói như thế nào để có thể chia sẻ được nỗi khát khao ấy. Nỗi khát khao của các anh làm cho tôi ?ogiật mình? thấy cuộc sống của tôi trong đất liền đang có biết bao niềm vui, hạnh phúc mà các anh bộ đội ở đây phải chắt chiu, mơ ước. Sao nhiều lúc tôi vẫn còn đầy rẫy những ?otham sân si? đến vậy? Trong lòng tôi cảm thấy hổ thẹn với các anh lắm! Tôi nhớ một câu triết lý đại ý nói rằng: ?oKhi bị mất, bị thiếu cái mình có thường ngày mới thấy nó quí giá? quả thật không sai. Một người hiểu ý nghĩa một câu triết lý không phải chuyện khó nhưng để cảm nhận được cái ý nghĩa đó cần phải trải qua thực tế. Chính hòn đảo nơi tôi đang đứng, chính cuộc sống của các anh bộ đội nơi đây đã cho tôi cái cảm nhận từ thực tế.
    Ông Nguyễn Quốc Nhân thay mặt đoàn đại biểu tỉnh ta trao thư và tặng quà của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre cho bộ đội trên đảo. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã quan tâm, giúp cải thiện cuộc sống cho bộ đội trên đảo cả tinh thần lẫn vật chất rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều điều mà không ai có thể chia sẻ với các anh được. Đó là sự hy sinh những quyền lợi chính đáng trong cuộc sống đời thường của các anh bộ đội, những người đang canh giữ biển, đảo của Tổ quốc. Dù ở đây chưa nói đến sự hy sinh xương máu nhưng cũng đã làm tôi kính trọng các anh biết dường nào!

    Ảnh trên: Tòa ?oLục giác đài? trên đảo Tiên Nữ. (ảnh: Hoàng Vũ)
    Ảnh dưới: Ông Nguyễn Quốc Nhân thay mặt đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre trao thư và tặng quà cho bộ đội trên đảo Tiên Nữ.

    Kỳ sau: Câu cá ở Trường Sa.
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    http://www.lyhathao.com/tacphamlht/truongsa_ky7.htm
    ============
    Kỳ VII: Câu cá ở Trường Sa

    Lý Hà Thao




    19 giờ ngày 20-4-2007. Trăng thượng tuần cong và mảnh như một chiếc câu liêm bằng bạc in trên bầu trời. Sau khi tiếp tục đưa đoàn đại biểu và phóng viên báo chí đi thăm đảo chìm Núi Le, Đá Tây, tàu HQ 996 thả neo tại khu B thuộc khu vực đảo Đá Tây. Ngọn hải đăng trên đảo đã chiếu sáng. Thiếu tá Thuyền trưởng Lê Hải Sơn cho biết từ đây đi tới đảo Trường Sa Lớn còn khoảng 60 km.
    Đại tá Nguyễn Cộng Hòa, Đại tá Nguyễn Văn Liên, Thượng tá Lê Xuân Thủy, diễn viên ảo thuật Quang Hợp ra mạn phải tàu câu cá. Một chùm bóng đèn nê-ông loại 1,2 m được treo bên thành tàu. Mọi người kéo nhau ra xem cảnh câu cá mà không dễ mấy khi có được. Đây là lần đầu tiên tôi được xem câu cá ở giữa biển trời bao la của Tổ quốc, nơi cách xa đất liền khoảng 500 km. Tàu neo đậu trên một nền san hô có độ sâu khoảng 100m. Ở độ sâu này, ban ngày nước trông xanh như màu cẩm thạch. Thuyền trưởng Lê Hải Sơn cho biết phía ngoài quần đảo Trường Sa có những luồng nước sâu tới 2.000-3.000m. Mặc dù những ngày không có sóng gió trông mặt biển rất phẳng lặng nhưng trong lòng biển có những dòng chảy rất xiết. Ở những nơi đó có nhiều cá mập.
    Mấy ngày nay, tôi đã nghe anh em thủy thủ trên tàu nói nhiều về tài câu cá của Đại tá Liên, người sĩ quan hải quân đã gắn bó hơn 30 năm với biển. Vậy mà bây giờ được xem ông rê mồi, thả câu, tôi vẫn không tránh khỏi kinh ngạc. Với đôi tay mang găng, ông nắm ngay đoạn cước cách cục chì khoảng nửa mét, quay tít. Vèo một cái, cục chì bay xa ra biển làm cuộn dây cước dài khoảng 200m trong tay ông vơi đi một nửa. Đại tá Liên bảo: ?oỞ đây là thềm san hô nên câu lửng là thích hợp nhất để lưỡi câu không vướng vào san hô?.
    Ca sĩ Quang Long kiêm MC của Đoàn Văn công Hải quân đứng vợt cá chuồn và mực để cung cấp mồi câu. Cá chuồn bay rất giỏi. Hàng trăm con cá giương vây làm cánh bay là là trên mặt nước, có con bay xa tới 100m. Thậm chí, trong chuyến đi này tôi còn được chứng kiến có con cá chuồn bay cao hơn 1m. Lũ cá chuồn coi vậy mà nhiều con khôn đáo để. Có con vừa thấy bóng vợt là nó đảo ngay hướng, bơi cà ngoằng, cà ngoèo. Quang Long phải đoán hướng chặn đầu. Tưởng là được rồi, ai dè vừa nâng vợt lên là nó phóng thẳng một hơi. Tuy nhiên, nhiều con cá chuồn say ánh sáng đèn, cứ bay thẳng vào thành tàu, rớt cái đùng. Những con cá này thì chân dẻo, tay mềm như mấy nữ diễn viên văn công cũng có thể vớt được. Từ hồi nào tới giờ, tôi cứ tưởng chỉ có con thiêu thân mới bay vào ánh sáng đèn. Bây giờ mới biết cá chuồn cũng ?omê? ánh sáng chẳng kém gì. Quang Long nói với tôi: ?oNhững chuyến trước đi Trường Sa, em vớt được cả mấy chục kí cá chuồn?. Nghe nói phát ham, tôi mượn cây vợt thử xem sao. Ai dè cây sào dài hơn 4m lại gắn cái vợt có gọng sắt to đùng kia rất nặng khiến tôi trở nên chậm chạp, vụng về trước lũ cá chuồn.
    Đã nửa tiếng đồng hồ trôi qua mà chưa có con cá nào cắn câu. Mọi người tỏ ra sốt ruột. Đại tá Liên mỉm cười và nói: ?oHãy kiên nhẫn. Trăng lặn là mọi thứ sẽ thay đổi đấy!? Đại tá Hòa cho biết ngay trong chuyến đi Trường Sa hôm đầu tháng, Đại tá Liên chỉ trong một đêm đã câu được 36 con cá ngừ với tổng trọng lượng 250 kg. Đại tá Liên tháo găng tay cho chúng tôi xem. Bàn tay ông có nhiều vết sẹo do cước xiết đứt. Tôi thực lòng hỏi: ?oSao anh mê câu cá đến như vậy?? Vị Đại tá trả lời: ?oMình phải hứng chịu nhiều phong ba, bão tố nên mỗi lần câu được con cá cứ vui như là phần thưởng mà biển cả dành cho. Vui lắm!? Ông vừa thoăn thoắt kéo dây cước vừa cho biết thêm câu cá là một nghệ thuật, là bài tập luyện tính kiên nhẫn tuyệt vời. Ông giải thích khá cặn kẽ rằng nếu khi rê mồi mà kéo dây cước không đều tay, quá nhanh hoặc quá chậm đều không được. Nhiều người thích móc luỡi câu vào gần đuôi con mồi nhưng ông lại thích móc vào đầu. Tuy nhiên, nghệ thuật áp dụng khi cá đã cắn câu mới là chuyện đáng nói nhưng khó diễn đạt. Ngay khi cá đớp mồi, tay ghịt nhẹ dây cước. Theo bản năng, con cá tưởng con mồi đang tìm cách thoát thân nên nó đớp và nuốt vào. Vậy là cá đã cắn câu thiệt sự. Khi đó ta phải tận dụng thời cơ để từ từ kéo nó nhích lại gần phía mình. Nếu nó bất ngờ phóng đi thì ta phải thả dây theo nhưng luôn phải giữ độ căng. Cứ như vậy ta phải tùy cơ ứng biến với thuật cương-nhu, tiến- thoái, phục kích- dứt điểm. Cá càng lớn, thời gian ?othu phục? càng lâu và đòi hỏi người câu phải tinh nhạy, khéo léo. Ngay lập tức như để minh hoạ ?obài giảng? về thuật câu cá của ông, một con cá cắn câu. Khoảng vài ba phút kể từ lúc cá cắn câu, dù chưa thấy con cá đâu nhưng ông bảo: ?oCon cá này nhỏ, dưới 10kg?. 5 phút sau, con cá ngừ đã nằm gọn trên bàn cân và trọng lượng của nó là 7kg.
    Đằng mạn tàu phía mũi tiếng reo hò cũng vang lên khi diễn viên ảo thuật Quang Hợp câu được một con cá trông rất lạ nhưng đẹp, nặng khoảng 3 kg. Với gương mặt đầy nét hài hước nhưng anh nói với giọng chân tình: ?oTừ hồi nào tới giờ tôi luôn câu bằng mồi thật vậy mà cá chẳng hề cắn câu. Hôm nay được vậy là thỏa mãn rồi!?.
    Đại tá Liên kéo con mồi lên kiểm tra. Con mồi đã bị rỉa hết, chỉ còn cái đầu và bộ xương. Hình ảnh này làm tôi chợt nhớ đến truyện ?oÔng già và biển cả? của nhà văn Hemingway. Vậy là trong lòng đại dương vẫn còn biết bao ?othế lực? luôn rình rập và chuyên đi rỉa mồi! Tôi liếc trộm vị Đại tá nhưng nét mặt ông không biểu lộ điều gì. Ông tiếp tục thay con mồi mới và quăng xuống biển.
    Khoảng 10 giờ tối, một con cá nữa cắn câu. Tôi thấy thuật câu cá mà Đại tá Liên đã nói cho nghe bây giờ đang được thể hiện qua từng động tác, cái nhíu mày, cái mím môi. Ông nói: ?oCon cá này to đấy!?. Tôi nhìn xuống vẫn chỉ thấy nước mênh mông. Một thủy thủ tay cầm cái móc sắt sẵn sàng trợ giúp. Khoảng 15 phút kể từ lúc cắn câu, chúng tôi đã thấy bóng con cá trắng vừa lạng một vòng ra xa thành tàu. Mọi người nín thở hồi hộp dõi theo. Khi Đại tá Liên vừa lựa thế kéo đầu con cá trồi lên khỏi mặt nước, móc sắt cũng cắm phập vào mình cá. Hai người kéo con cá lên mạn tàu trong tiếng reo hò vang dậy của mọi người. Ai cũng lại rờ một cái vào con cá như để xem cái cảnh này là thật hay mơ. Tôi theo mọi người đưa con cá ngừ đi cân và nó nặng đúng 30 kg. Tôi quay trở lại mạn tàu thấy vị Đại tá đang ngồi lặng lẽ gỡ rối cho đống dây cước. Ông nói với tôi: ?oTrường Sa là một ngư trường rộng lớn với rất nhiều loại tôm cá quí. Mong sao ngày càng có nhiều ngư dân mình ra đây đánh bắt?. Mong muốn của vị Đại tá có hơn 30 năm gắn bó với biển, với Trường Sa thật đáng trân trọng và tôi tin điều đó sẽ sớm trở thành hiện thực!

    Ảnh 1: Cá chuồn đang bay trên mặt biển Trường Sa, nước có màu xanh như cẩm thạch. (ảnh: Hoàng Vũ)
    Ảnh 2: Cá ngừ câu được ở Trường Sa (ảnh: Hoàng Vũ)
    Kỳ sau: ?oThủ phủ? của quần đảo Trường Sa.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này