1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    http://www.lyhathao.com/tacphamlht/truongsa_ky8.htm
    =========
    Kỳ VIII: "Thủ phủ"
    của quần đảo Trường Sa

    Lý Hà Thao




    7 giờ 15 phút ngày 21-4-2007. Đoàn chúng tôi đặt chân lên đảo Trường Sa Lớn với niềm hân hoan khôn tả của quân và dân nơi đây vì đảo vừa được nâng lên thành thị trấn theo Nghị định 65 của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, biệt danh đảo với vai trò ?othủ phủ? của quần đảo Trường Sa đến nay đã chính thức được Nhà nước công nhận.
    Quân và dân trên đảo, nơi người dân của Tổ quốc ta nhìn thấy ánh mặt trời đầu tiên, ra tận cầu tàu đón chúng tôi vừa trang trọng như đón khách quí lại vừa tình cảm như đón người thân yêu. Đây cũng là đảo có cầu tàu cho tàu cập bến để mọi người ung dung bước thẳng lên đảo mà không phải dùng xuồng chuyển tiếp.
    Đảo Trường Sa Lớn ở tọa độ 8038?T30?T?T độ vĩ Bắc, 111055?T55?T?T độ kinh Đông, ngang khoảng vĩ độ với mũi Cà Mau. Đảo nằm ở trung tâm quần đảo cách Cam Ranh khoảng 450 km, cách Vũng Tàu hơn 500 km, có hình dáng gần giống một tam giác vuông, diện tích khoảng 0,2 km2. Đây cũng chính là nơi thuận lợi cho tàu đánh cá của ngư dân vào neo đậu, tránh bão. Xung quanh đảo có thềm san hô rộng lớn với nhiều loài cá quí có sản lượng lớn như: cá ngừ, cá thu, cá mú, tôm hùm và nhiều loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.
    Trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đảo đã được giải phóng vào ngày 29-4-1975. Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng, phát triển và chiến đấu, đến nay đảo có Đảng bộ gồm các chi bộ: cơ quan, tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, các cụm chiến đấu 1, 2, 3; phân đội xe tăng, phân đội pháo binh. Với những thành tích to lớn trong xây dựng, chiến đấu. Năm 1985, đảo được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bên cạnh đó, đảo còn nhận được nhiều phần thưởng khác như: Huân chương chiến công hạng II, III; cờ thi đua của Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân.v.v?
    Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11-4-2007 thành lập các đơn vị hành chính của huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Theo đó, huyện Trường Sa có ba đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Trường Sa và các xã Song Tử Tây, Sinh Tồn. Thị trấn Trường Sa được thành lập trên cơ sở đảo Trường Sa Lớn và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận. Xã Song Tử Tây được thành lập trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận. Xã Sinh Tồn được thành lập trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
    Để đi vào trung tâm đảo, chúng tôi phải đi qua đường băng sân bay láng coóng. Trên đảo rợp bóng cây xanh, thứ mà dân đảo quí như cơm ăn, áo mặc, nước uống. Ở đây còn có Trụ sở UBND huyện Trường Sa; Trung tâm cứu hộ, cứu nạn; Trạm khí tượng hải văn?Vóc dáng một thị trấn với vị trí trung tâm của quần đảo hiện ra trước mắt chúng tôi rất rõ nét.
    Các cán bộ, chiến sĩ ăn mặc chỉnh tề, tập trung ngay sân cột mốc chủ quyền. Thượng tá Nguyễn Đại Dương, Chủ tịch lâm thời UBND Thị trấn, thay mặt quân và dân báo cáo công tác xây dựng, bảo vệ đảo với đoàn. Trong năm 2006 và quí I năm 2007, đảo quan sát được 8.887 lượt chiếc máy bay, trong đó có 78 lượt chiếc máy bay quân sự, 16 lượt chiếc máy bay của Trung Quốc và Philippines; 621 lượt chiếc tàu thủy, trong đó có 20 lượt tàu quân sự Trung Quốc; tăng gia được 25,5 tấn rau quả. Đặc biệt là bộ đội đã cung cấp cho ngư dân đánh cá trong khu vực 560 lít nước ngọt, cấp cứu thành công 3 ca, khám và chữa bệnh cho hàng trăm lượt ngư dân. Bộ đội trên đảo luôn yên tâm công tác, trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu đạt yêu cầu 100%. Mỗi cán bộ chiên sĩ đều sử dụng thành thạo từ 2 đến 3 loại vũ khí, khí tài quân sự.
    Đại tá Nguyễn Văn Lăng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh thay mặt đoàn Bến Tre trao thư và tặng quà cho quân và dân Trường Sa. Sau đó, chúng tôi đi tham quan đảo. Những con đường bê tông thẳng tắp rợp bóng cây bàng vuông, phong ba. Đây là điểm đảo đầu tiên chúng tôi thấy có trồng được chuối và bí rợ. Tất cả đều rất tốt. Trên đảo có các giếng nước lợ cung cấp cho tắm giặt, tưới cây. Những áp- phích nổi bật các hàng chữ ?oĐảo là nhà, biển cả là quê hương? hoặc ?oMạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan? đã nói lên phần nào phương châm sống của quân dân Thị trấn đảo. Trước những gì được ?omục kích sở thị? Đại tá Nguyễn Văn Lăng cho biết: ?oTôi rất tự hào về các anh bộ đội hải quân trên quần đảo Trường Sa. Tôi vô cùng biết ơn và xúc động trước sự kiện 64 anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trong chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền biển, đảo Trường Sa. Tôi cũng rất khâm phục quân dân Trường Sa dù sống trong điều kiện khó khăn nhưng vẫn giữ được cảnh quan, môi trường sạch đẹp. Với vị trí chiến lược quan trọng và giàu tiềm năng về dầu khí, thủy sản ở biển, đảo Trường Sa, tôi sẽ tham mưu cho Tỉnh ủy để tuyên truyền ý thức bảo vệ chủ quyền và khai thác tài nguyên biển, đảo Trường Sa rộng rãi trong nhân dân Bến Tre?.
    Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre Phan Văn Mãi cũng tỏ rõ quan điểm và lòng nhiệt tình. Anh nói: ?oSau chuyến đi này trở về, tôi sẽ phát động trong tuổi trẻ Bến Tre các phong trào như: ?oNghĩa tình biên giới? hoặc ?o Cả nước vì Trường Sa?. Đi từ đảo Nam Yết sang tới đây, thấy những bãi đá ngầm bị Trung Quốc xâm chiếm mà lòng xót xa. Tôi thấy tuổi trẻ ở đất liền hôm nay và mai sau phải có trách nhiệm tham gia vào việc khôi phục lại chủ quyền. Nếu quân đội có kế hoạch tuyển thanh niên tỉnh nhà làm nhiệm vụ ở Trường Sa, Tỉnh đoàn sẽ làm công tác tuyên truyền để tuổi trẻ Bến Tre nhiệt tình tham gia?.
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    http://www.lyhathao.com/tacphamlht/truongsa_ky9.htm
    =====
    Kỳ IX: "Thủ phủ"
    của quần đảo Trường Sa
    (tiếp theo và hết)

    Lý Hà Thao




    13 giờ 30 ngày 21-4-2007. Quân dân thị trấn Trường Sa cùng các đoàn đại biểu tập trung trước trụ sở UBND Thị trấn rợp mát bóng cây để nghe Chuẩn Đô đốc Phan Khuê Tảo, Phó Tư lệnh quân chủng Hải quân, báo cáo về công tác chuẩn bị bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XII, công tác bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Theo báo cáo của ông, tình hình trên biển Đông đang diễn ra rất phức tạp.
    Hiện nay, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc có quân số đông được biên chế thành sư đoàn và các lữ đoàn, trang bị nhiều tàu chiến, tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa hòng thực hiện âm mưu khống chế toàn bộ biển Đông. Họ đã thành lập đội tàu kiểm ngư, áp đặt các qui định khai thác thủy hải sản, bắt các nước trong khu vực phải làm theo. Thậm chí, họ còn có kế hoạch triển khai cả hàng không mẫu hạm. Đặc biệt nghiêm trọng, họ ngang nhiên tự vạch đường phân chia biển Đông cho nước ta chỉ có 70 hải lý từ bờ ra và chạy suốt theo chiều dài bờ biển nước ta. Trung Quốc đã triển khai 19 giàn khoan trên biển Đông, trong đó có 10 giàn khoan đang khai thác; triển khai 2 giàn khoan thăm dò chỉ cách đường phân chia vịnh Bắc Bộ 6 hải lý. Họ tổ chức 6 đợt hoạt động thăm dò cách đảo Lý Sơn , đảo Bạch Long Vĩ chỉ 70 hải lý. Năm 2006, Trung Quốc tổ chức tập trận có 6 tàu ngầm tham gia. Trên các bãi đá ngầm mà Trung Quốc xâm chiếm của ta trong quần đảo Trường Sa, họ tăng cường xây dựng các tòa nhà kiên cố, trạm thu phát sóng vệ tinh, trạm hướng dẫn máy bay. Năm 2006, trên quần đảo Trường Sa có tới 2.145 lượt chiếc tàu của Trung Quốc đánh bắt thủy sản. Phía Mỹ cũng tăng cường viện trợ một cách có hệ thống cho các hoạt động xâm chiếm, tranh chấp quần đảo Trường Sa của Philippines. Mỹ tổ chức các cuộc tập trận trên biển Đông, mời gọi nhiều nước có chung biển Đông hoặc trong khu vực Đông Nam Á tham gia trừ Việt Nam và Trung Quốc.v.v?
    Chuẩn Đô đốc Phan Khuê Tảo cũng đề nghị các tỉnh, thành trong cả nước tiếp tục tuyên truyền về ý thức bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa cũng như sự giàu tiềm năng trên biển, đảo của Tổ quốc sâu rộng trong nhân dân. Các nhà khoa học nhiệt tình lập các dự án khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển, xây dựng cơ sở hạ tầng trên quần đảo phục vụ lợi ích dân sinh. Nhà nước và Bộ quốc phòng tăng cường trang bị phương tiện chiến đấu; hỗ trợ việc đánh bắt xa bờ; trang bị phương tiện tuần tra, kiểm soát trên biển; trang bị phương tiện hiện đại cho cảnh sát biển.v.v?
    Hàng ngày, tôi vốn được sống trong ?ochăn êm nệm ấm? trên đất liền nên không ngờ được tình hình biển Đông phức tạp đến như vậy! Với sự hiểu biết của ?oếch ngồi đáy giếng?, tôi càng không thể biết bộ đội ta đang chịu đựng biết bao gian khổ, đương đầu với bao âm mưu đen tối và hành động xâm chiếm biển, đảo của các thế lực bên ngoài và có thể phải hy sinh xương máu bất cứ lúc nào!
    Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53- 55% GDP, 55- 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.
    14 giờ 30. Chúng tôi tham quan buổi diễn tập và bắn đạn thật trên đảo. Tất cả các mục tiêu giả định đều bị bắn tan tành sau những loạt đạn của bộ đội ta. Sau đó, các hoạt động thi đấu giao hữu bóng chuyền giữa đội Đất liền và đội Thị trấn, trao tặng Kỷ niệm chương cho các trưởng đoàn và biểu diễn văn nghệ của đoàn Văn công Hải quân đã diễn ra trong không khí thật ấm áp tình quân dân.
    22 giờ đêm. Tàu nhổ neo trong sự lưu luyến của quân và dân Trường Sa. Những bàn tay vẫy mãi. Điệp khúc bài hát ?oGần lắm Trường Sa!? được cả người trên tàu và người trên đảo hát lên thật da diết, bùi ngùi: ?o?Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh?vì Trường Sa luôn bên em?! Vậy là chuyến đi này con tàu đã đưa chúng tôi ghé thăm được 7 điểm đảo. Trong những ngày qua, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đã thay mặt đoàn đại biểu tỉnh ta trao thư và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Tây; ông Nguyễn Văn Tùng, chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh trao thư và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Lát. Ngày mai, chúng tôi tiếp tục ghé thăm nhà giàn Quế Đường DK/18 trên thềm lục địa Tổ quốc thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
    Kể từ hôm ghé thăm Khu hậu cần nghề cá thuộc Tổng Công ty Hải sản biển Đông, Bộ Thuỷ sản, trên đảo Đá Tây, nơi có ?obia? khắc bài thơ ?oNam quốc sơn hà? của Lý Thường Kiệt, tôi như kẻ bị những câu thơ bất hủ (dù đã thuộc lòng từ hồi còn là cậu bé học sinh cấp II) hớp hồn hớp vía. Trong đầu tôi luôn vang lên: ?oNam quốc Sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.? Chưa bao giờ tôi cảm nhận được tinh thần độc lập dân tộc, ý thức bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc trước sự xâm phạm như bây giờ. Chính nhờ chuyến đi Trường Sa mà tôi có được cảm nhận như vậy!
    Từ nay trở đi, cứ mỗi khi ở Bến Tre nhìn vầng dương đang mọc vào buổi bình minh hay lúc nhìn vầng trăng rằm vừa tỏ, tôi sẽ nhớ ngay đến Trường Sa. Dù nơi ấy ?oxa tít mù khơi? nhưng là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc và có bao người chiến sĩ đang lặng thầm canh giữ từ xa cho từng giấc ngủ an lành, từng bữa ăn ngon của tôi trong đất liền thanh bình, ấm áp!
    (Hết)
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Trong trang đó có nhiều ảnh đẹp, do thời gian có hạn nên tôi ko đưa lên (Ảnh kèm bài viết).
  4. nhansydatcang1

    nhansydatcang1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    1
    Cam on tac gia Ly Ha Thao, bai viet cam dong qua, vua doc vua roi nuoc mat!
  5. chiensi

    chiensi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc có quân số đông được biên chế thành sư đoàn và các lữ đoàn, trang bị nhiều tàu chiến, tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa hòng thực hiện âm mưu khống chế toàn bộ biển Đông. Họ đã thành lập đội tàu kiểm ngư, áp đặt các qui định khai thác thủy hải sản, bắt các nước trong khu vực phải làm theo. Thậm chí, họ còn có kế hoạch triển khai cả hàng không mẫu hạm. Đặc biệt nghiêm trọng, họ ngang nhiên tự vạch đường phân chia biển Đông cho nước ta chỉ có 70 hải lý từ bờ ra và chạy suốt theo chiều dài bờ biển nước ta. Trung Quốc đã triển khai 19 giàn khoan trên biển Đông, trong đó có 10 giàn khoan đang khai thác; triển khai 2 giàn khoan thăm dò chỉ cách đường phân chia vịnh Bắc Bộ 6 hải lý. Họ tổ chức 6 đợt hoạt động thăm dò cách đảo Lý Sơn , đảo Bạch Long Vĩ chỉ 70 hải lý. Năm 2006, Trung Quốc tổ chức tập trận có 6 tàu ngầm tham gia. Trên các bãi đá ngầm mà Trung Quốc xâm chiếm của ta trong quần đảo Trường Sa, họ tăng cường xây dựng các tòa nhà kiên cố, trạm thu phát sóng vệ tinh, trạm hướng dẫn máy bay. Năm 2006, trên quần đảo Trường Sa có tới 2.145 lượt chiếc tàu của Trung Quốc đánh bắt thủy sản. Phía Mỹ cũng tăng cường viện trợ một cách có hệ thống cho các hoạt động xâm chiếm, tranh chấp quần đảo Trường Sa của Philippines. Mỹ tổ chức các cuộc tập trận trên biển Đông, mời gọi nhiều nước có chung biển Đông hoặc trong khu vực Đông Nam Á tham gia trừ Việt Nam và Trung Quốc.v.v?
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    ông chiensi này
    có copy and paste cũng phải ngó ngàng đã có chưa!
    Ngay trên đầu ông đấy, có cả link đàng hoàng, ko như ông đâu
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tổng hợp một số bài viết tương đối mới về Trường Sa. Có thể có bài trùng.
    Thứ Ba?y, 14/04/2007, 10:46 (GMT + 7)
    Nhịp sống mới ở Trường Sa
    Sau hai ngày đêm hành trình bằng con đường vượt trên những ngọn sóng biển khiến ai nấy đều phờ phạc. Thế nhưng khi vừa nghe tiếng loa trên tàu thông báo: Tàu chuẩn bị cập cảng Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà) thì tất cả mọi người liền nhào dậy, lao cả ra mạn tàu. Hình như ai cũng muốn mình là người trước tiên nhìn thấy Trường Sa, một vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc nằm giữa biển khơi điệp trùng sóng gió...
    Trường Sa xanh
    Cách đây đúng bảy năm, cũng vào dịp tháng tư, tôi đã được ra Trường Sa. Trường Sa ngày ấy đã để lại trong tôi thật nhiều ấn tượng về tinh thần vượt gian khổ, khó khăn của quân và dân trong quá trình xây dựng, bảo vệ đảo. Nhưng ngày ấy, Trường Sa đã để lại trong tôi một hình ảnh khó quên đó là những dải cát san hô trắng đến loá mắt. Ở đảo Trường Sa Lớn, lúc bấy giờ đang vào mùa xây dựng, nên cả đảo ngổn ngang hệt một công trường. Xung quanh đảo, phủ lên những dải cát san hô là những cụm muống biển xòa xuống cả mặt sóng. Duy nhất khu vực giữa đảo, loi choi mấy cây bàng vuông, bàng ta và một vài cây dừa đã táp lá vì gió mặn. Đứng từ đầu đảo có thể nhìn xuyên đến cuối đảo. Thế nhưng bảy năm sau, Trường Sa đã hoàn toàn đổi khác. Trước mắt chúng tôi là một hòn đảo xanh rì cây lá. Những ngôi nhà trước đây nằm chơ vơ trên đảo thì nay đã khuất lấp dưới những tán cây. Thượng tá Nguyễn Đại Dương, đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn nói với chúng tôi: ?oTrồng cây trên đảo là một việc làm cực kỳ gian truân. Chúng tôi đã ra hẳn một nghị quyết chuyên đề về việc trồng cây trên đảo. Chỉ tiêu trồng cây được quy định tới từng cán bộ, chiến sĩ. Cụ thể mỗi năm, một người phải trồng được tối thiểu là hai cây sống. Đến mùa mưa, cả đảo lại tay cuốc, tay choòng đục đá trồng cây. Ngay cả chỉ huy đảo cũng phải trực tiếp đào hố, tưới cây...?.
    Có lẽ vì thế mà sau bảy năm, Trường Sa Lớn từ một đảo cát san hô đã trở thành một hòn đảo xanh. Những tán phong ba, bão táp, bàng vuông, dừa, tra? đã vươn tận ra ngoài mép sóng. Bên dưới các tán cây là những hàng ghế đá. Buổi chiều, khi mặt trời sắp ngã vào lòng biển thì dưới các ghế đá lại đan kín những bóng áo hải quân cùng những cánh thư, tờ báo vừa nhận từ đất liền. Trường Sa lúc bấy giờ hệt như một công viên của tuổi trẻ.
    Không chỉ riêng ở Trường Sa Lớn mới có cây xanh mà các đảo nổi khác như Trường Sa Đông, Phan Vinh, An Bang v.v? cũng đều đã được phủ kín cây xanh. Ở đảo An Bang, một hòn đảo nhỏ thực chất là một cồn cát chồi lên từ dải san hô, nên quanh năm sóng vỗ bốn bề. Ngay cả vào dịp tháng tư, thời điểm được coi là yên bình nhất của đảo thì các ngọn sóng quanh đảo vẫn cao tới ba, bốn mét. Kèm theo các ngọn sóng là từng vạt nước mặn bốc lên như sương, theo gió bay thốc vào đảo. Cứ tưởng rằng ở một nơi thời tiết khắc nghiệt như thế thì khó có loại cây nào sống nổi. Ấy thế mà các cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang vẫn trồng được cây xanh. Cả đảo hiện nay có tới gần 100 cây bàng, cây các loại. Để giữ cho cây sống được, sau khi trồng, các chiến sĩ đảo An Bang đã phải kiếm tre, gỗ, vải ni-lông quây kín xung quanh, hệt như một ngôi nhà không mái. Hằng ngày, anh em phải thay nhau phun nước rửa mặn trên từng chiếc lá cây. Với những kỳ công như thế, nên bây giờ ?olò vôi thế kỷ An Bang? đã bắt đầu được khoác chiếc áo màu xanh.
    Trường Sa gần
    Hòn đảo gần nhất của quần đảo Trường Sa cũng cách đất liền tới hai ngày đêm hành trình. Làm thế nào để Trường Sa gần lại với đất liền là một câu hỏi lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Đảng, Nhà nước ta nói chung. Sau nhiều năm đầu tư, củng cố, hệ thống truyền thông trên đảo đã được xây dựng khá cơ bản. Hiện nay, ở đảo nào cũng có vô tuyến truyền hình xem được tất cả các kênh với chất lượng tốt. Truyền hình đang được coi là kênh chuyển tải thông tin chính giữa đất liền với đảo. Được sự quan tâm của Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân, nên những năm gần đây, các chuyến tàu từ đất liền ra đảo cũng thường xuyên hơn. Vì vậy, sợi dây liên hệ giữa đảo và đất liền cũng ngày càng thắt chặt hơn.
    Hiện nay, một số nước trong khu vực đã tiến hành phủ sóng điện thoại di động trên các đảo chúng ta cũng cần nghiên cứu để thực hiện phủ sóng điện thoại trên khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Việc phủ sóng điện thoại không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở huyện đảo Trường Sa mà còn phục vụ tốt cho nhiệm vụ củng cố quốc phòng, giữ gìn trật tự, an ninh trên vùng biển đảo xa xôi của Tổ quốc. Có mạng điện thoại di động, việc liên lạc của các ngư dân tham gia đánh bắt trong khu vực quần đảo sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Các ngư dân có thể nắm bắt kịp thời mọi thông tin về thời tiết, khí hậu? từ đất liền, bảo đảm xử lý kịp thời những tình huống bất trắc trên biển.
    Và Trường Sa sẽ giàu
    Không ai có thể phủ nhận tiềm năng kinh tế biển, tiềm năng kinh tế từ du lịch, dịch vụ của huyện đảo Trường Sa, nhưng từ nhiều năm nay việc bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy, hải sản và thúc đẩy dịch vụ, du lịch ở Trường Sa chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy những cái thu được từ huyện đảo Trường Sa còn quá ít, chưa xứng với tiềm năng của nó. Hiện nay, Bộ Thủy sản đã chỉ đạo cho Trung tâm dịch vụ nghề cá đảo Đá Tây tổ chức thử nghiệm nuôi trồng thủy sản, trước mắt là nuôi hai loại cá có giá trị kinh tế cao là cá ngựa và các mú. Đến đầu tháng 3-2007, Trung tâm dịch vụ nghề cá đảo Đá Tây đã thả được 9.000 cá mú giống và 12.000 con cá ngựa. Theo đồng chí Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Thủy sản, người đi cùng đoàn công tác trực tiếp ra kiểm tra tình hình nuôi cá ***g bè tại đảo Đá Tây thì hiện nay, cả hai loại cá đều có thể phát triển tốt. Sau vài tháng nuôi thử nghiệm, số cá mú đã thả đều đạt mức gần 1kg/con, số cá ngựa có tốc độ phát triển tốt. Điều đó cho thấy môi trường của vùng biển Trường Sa rất phù hợp với hai loại cá nói trên. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi cho rằng, việc phát triển nuôi cá ***g tại Trường Sa rất cần được ngành Thủy sản nghiên cứu mở rộng về quy mô và đa dạng hóa về chủng loại. Cần phải coi việc nuôi trồng thủy sản là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở huyện đảo Trường Sa, để có dự án đầu tư đúng hướng, bảo đảm thu được hiệu quả cao.
    Hiện nay, trong khu vực Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa mỗi năm có hàng nghìn lượt tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động. Để bảo đảm duy trì cho các tàu cá có thể hoạt động dài ngày trên biển thì việc thúc đẩy hoạt động dịch vụ nghề cá ở Trường Sa là việc cần phải làm ngay. Đi cùng với việc cung cấp các cơ sở vật chất thiết yếu như dầu, nước ngọt v.v? ngành thủy sản cần phải tính đến cả các dịch vụ khác như xây dựng nơi nghỉ cho ngư dân, nơi neo đậu tàu thuyền, nơi thu mua, sơ chế hải sản v.v.. sao cho khu vực dịch vụ nghề cá phải như một trung tâm kinh tế, đáp ứng được cơ bản những nhu cầu tối thiểu của ngư dân đánh bắt xa bờ.
    Vừa củng cố cơ sở hạ tầng, vừa từng bước tạo ra những mũi nhọn kinh tế, xã hội ở huyện đảo Trường Sa là một việc làm cần được tỉnh Khánh Hòa quan tâm thỏa đáng. Tuy nhiên, đây là một vùng lãnh thổ vừa ở xa đất liền lại vừa đặc biệt khó khăn, vì vậy rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương. Khi cả nước cùng chung tay xây dựng Trường Sa thì chúng ta mới có thể khai thác hết tiềm năng dồi dào và phong phú của Trường Sa.
    Bài và ảnh: TRẦN ANH TUẤN
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Thứ Hai, 23/04/2007, 04:46 (GMT + 7)
    Gặp đoàn làm phim tài liệu Hà Nội với Trường Sa:
    Đầu tháng 4 vừa rồi, đoàn đại biểu đại diện nhân dân Thủ đô Hà Nội do đồng chí Nguyễn Quốc Triệu-Chủ tịch UBND TP Hà Nội làm trưởng đoàn đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa. Chúng tôi gặp đạo diễn Nguyễn Trọng Văn-trưởng ban biên tập Văn nghệ của đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội sau chuyến đi này và nghe anh kể lại những câu chuyện sau ống kính khi thực hiện bộ phim tài liệu ?oHà Nội với Trường Sa? nhân chuyến công tác vừa rồi.
    Hình ảnh bộ đội Trường Sa: Lịch sự, kín đáo và nhiệt thành
    Đoàn công tác của đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội trong chuyến đi Trường Sa lần này có 4 người: Nguyễn Trọng Văn-trưởng đoàn, Nguyễn Đình Thanh-phóng viên, Lương Bá Duy-quay phim và Lê Hoàng Dũng là kỹ thuật viên. Cũng phải nói thêm rằng nhiệm vụ của đoàn là truyền tải thông tin chuyến công tác của đồng chí Nguyễn Quốc Triệu-Chủ tịch UBND TP Hà Nội đến thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa. Ngoài ra còn có 5 đoàn đại biểu của các địa phương khác cũng tham gia trong chuyến đi này là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Trị và Quảng Ngãi.
    Tàu cập bến Trường Sa Lớn. Cả đoàn công tác bước đi giữa hai hàng ?otiêu binh? quân hàm, quân hiệu tề chỉnh, quân phục trắng tinh. Khi nhận những bó hoa từ tay các thiếu nữ trao tặng, ?olính đảo? bước lên một bước đĩnh đạc chào đúng kiểu con nhà lính rồi đưa hai tay ra nhận không quên kèm theo lời cám ơn chân thành. Với nhiều thiếu nữ ít được biết đến tác phong quân đội thì rất ngạc nhiên.
    Trong suốt thời gian đoàn công tác lưu chân tại đảo Trường Sa Lớn luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía bộ đội. Khi giáp mặt, bộ đội thường là người cất câu chào trước. Đạo diễn Trọng Văn nói: ?oHọ không chỉ trỏ bàn tán, không bình phẩm, tò mò lắm thì đứng từ đằng xa nhìn lại. Ngỡ anh em ngại giao tiếp nhưng khi nhờ họ giúp đỡ mới biết là không phải. Nhiều chiến sĩ chỉ đáng tuổi con tuổi em mình thôi nhưng rất tự tin trong giao tiếp, phát biểu gọn gàng đâu ra đấy, nhờ giúp việc gì anh em cũng nhiệt tình làm chu đáo". Mọi người trong đoàn công tác thường tấm tắc bảo nhau: "Bộ đội Trường Sa lịch sự thật!?.
    Mà lịch sự thật. Một chi tiết nhỏ ở đảo An Bang khiến mọi người thêm xúc động. Do sóng to, thuyền vận tải không cập bến được, Chỉ huy vùng D hải quân cho phép bộ đội từ đảo An Bang ra giao lưu với đoàn công tác trên tàu. Anh em trong đảo khăn gói quả mướp quấn trên cổ, mặc quần đùi áo may ô từ thuyền vận tải lội nước leo lên thuyền. Cúi đầu chào các cô các bác rồi anh nào anh nấy vội vàng đi thay quần áo. Anh em chỉnh trang quần áo cho nhau. Cũng vuốt nếp tóc, chỉnh ve áo, mũ mão, quân hàm, quân hiệu? chốc lát lại tinh tươm gọn gàng trong bộ quân phục. Nhìn anh em ?olàm duyên? cho nhau, nhiều đại biểu cảm động nhận xét: Anh em chúng nó tình cảm quá!
    Đại biểu đến thăm đảo chìm lại tấm tắc khen anh em ngăn nắp, gọn gàng. Khâm phục nhất là những vườn rau trên đảo. Bộ đội chăm sóc khéo quá. Chắt chiu từng giọt nước ngọt tưới cho cây lên xanh tốt. Lính đảo chìm còn biết sử dụng vườn rau để trang trí như một vườn sinh cảnh, vừa đẹp nhà lại vừa được? ăn.
    ?oCác anh có đi tìm đồng hương Hà Nội không??-Tôi hỏi đạo diễn Trọng Văn. ?oCó chứ. Hà Nội mình có 2 anh: đại úy Tăng Ngọc Anh ở quận Long Biên và thiếu úy Quyền Trung Thực ở quận Thanh Xuân. Họ cũng nhờ chúng tôi chuyển thư về gia đình?. ?oCác đại biểu khác có tìm đồng hương không??. ?oCó chứ. Vui lắm, cứ túm tụm thăm hỏi nhau. Ở đảo nào cũng có người tìm được đồng hương? đôi khi chúng tôi còn thấy ghen với niềm vui được gặp đồng hương của họ?.
    ?oBố con thay nhau giữ đảo?
    Đạo điễn Nguyễn Trọng Văn kể: Tôi rất tiếc câu chuyện về chiến sĩ Nguyễn Hải Triều không thể ?okể? được hết trong phóng sự này.
    Đó là hôm mới vào đảo Trường Sa Lớn. Tôi và nhiều người ấn tượng ngay với một chiến sĩ trẻ có gương mặt khôi ngô, sáng sủa, thư sinh, phong thái rất đàng hoàng, tế nhị. Sau khi mời chúng tôi uống nước, em lui ra ngoài lúi húi làm việc. Tôi để ý thấy là em gom từng chén nước ngọt để tưới cây. Trong câu chuyện với đồng chí phó đảo trưởng Tạ Trung Đức tôi có hỏi về chiến sĩ trẻ đó thì anh kể: Đó là binh nhất Nguyễn Hải Triều, con trai của đồng chí Nguyễn Hồng Quân, nguyên Đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn. Đồng chí Hải Triều học xong cấp ba có đủ điều kiện đi học tiếp nhưng lại tình nguyện đi bộ đội, tình nguyện ra đảo Trường Sa, nói là để rèn luyện cho cứng cáp. Tình cờ và may mắn, Nguyễn Hải Triều được biên chế về đúng đảo Trường Sa Lớn nơi có bố là đồng chí Nguyễn Hồng Quân đang là Đảo trưởng. Lúc nhận quân, Đảo trưởng Quân cố tìm xem con mình ở đâu nhưng không thể nhận ra được con mình, còn Hải Triều thì vẫn đứng nghiêm trong hàng ngũ. Cuối cùng Phó đảo trưởng Trung Đức đành ?ora lệnh? vào mi-crô: ?oAi là con của đồng chí Nguyễn Hồng Quân, bước lên một bước!?. Lúc đó bố mới nhận ra con, mừng mừng tủi tủi. Sau đó đồng chí Nguyễn Hồng Quân được chuyển về công tác trong đất liền. Hai cha con gặp nhau được vài ngày ở đảo rồi lại chia tay.
    ?oCâu chuyện về bố con đồng chí Nguyễn Hồng Quân thay nhau giữ đảo cứ ám ảnh mãi tôi. Chúng tôi đang tìm cách thể hiện câu chuyện này trên phim một cách ?othật? nhất?- Đạo diễn Nguyễn Trọng Văn tâm sự.
    Hiện nay kíp làm phim của ban Văn nghệ đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội đang gấp rút hoàn thành hai tập phim: ?oHà Nội với Trường Sa? và ?oTrường Sa thiêng liêng?. Mỗi tập dài khoảng 25 phút dự định sẽ phát sóng vào dịp 30 tháng 4?.
    ĐÔNG HÀ
  9. chiensi

    chiensi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Xori bac rongxanhpmu18. Em cũng chỉ muốn nhấn mạnh lại những thông tin quan trong bác đã đưa thôi vì những thông tin này là đáng quan tâm nhất
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Cập nhật, Thứ tư, 20/06/2007, 07:00 GMT+7
    Trường Sa và những kỷ niệm không phai
    Đối với tôi, chuyến đi công tác tại một số đảo ở nơi ?ođầu sóng, ngọn gió? tiền tiêu của Tổ quốc này dịp tháng 4 vừa qua là điều may mắn và thật đáng nhớ trong ?ođời? gần 10 năm làm báo.
    (VOV)_ Một đồng nghiệp lớn tuổi đã nói với tôi rằng: ?oĐời làm báo thì ít nhất một lần phải ra Trường Sa, vì đó là nơi không mấy dịp đến được?. Có lẽ đối với mỗi người, nếu có lần đến với quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà) thì chắc chắn đó là những ngày tháng với nhiều kỷ niệm khó quên và cảm động.

    Có rất nhiều chuyện về những con người và vùng đảo ở cách xa đất Mẹ hàng ngàn cây số, nhưng có lẽ chuyện phóng viên tác nghiệp khi đi công tác Trường Sa thật đặc biệt và chẳng giống? ở bất cứ đâu. Nói như vậy vì bất cứ nhà báo nào khi ra đảo hầu hết đều ?onếm đủ? những cơn say sóng đến lẫng bẫng cả thể xác và tinh thần, những lần lên xuống xuồng đến chóng mặt để vào với những người lính đảo. Rồi thường trực đối mặt với những ?otai nạn? nghề nghiệp không đâu vào đâu dù đã được nghe từ những đồng nghiệp đi trước?

    Tai nạn nghề nghiệp và chuyện tác nghiệp ở Trường Sa

    Lên đến bất cứ đảo nào, anh em phóng viên mỗi người một việc tác nghiệp nhoay nhoáy, toả đi chụp ảnh, tìm đối tượng để khai thác, phỏng vấn. Không mấy khi được ra Trường Sa nên tôi cùng các anh em khác giơ máy ảnh ?obắn? liên tục, cố chụp cho được những bức ảnh độc đáo. Ở đảo Trường Sa lớn, ngay hôm đầu tiên đến quần đảo Trường Sa, trong khi mọi người đều ?ođược việc?, mặt mũi hể hả khoe nhau những khuôn hình đẹp thì ?ophóng viên già? Đỗ Hoàng của Hội Nhà văn Việt Nam mặt buồn thiu vì đánh rơi chiếc máy ảnh mới cáu cạnh xuống đất do bị vấp ngã khi đang đi giật lùi ngắm trái bàng vuông. Ông cau có: ?oGiời ạ! Thế có chán không cơ chứ. Tôi đã định mang 2 máy đi để chụp, nhưng cứ nghĩ chiếc này cơ quan mới mua hơn ngàn đô (hơn 1.000 USD) hỏng làm sao được nên không mang chiếc khác xơ-cua. Giờ thì biết lấy gì mà chụp. Có phải lúc nào cũng ra đây (Trường Sa) được đâu??. Nghe thấy vậy, Hữu Sáng - phóng viên Báo Hải quân Việt Nam phân trần: ?oLần đi trước cách đây mấy năm tôi cũng bị tai nạn tương tự, bài học xương máu lắm đấy. Ở đất liền thì còn mua đồ để thay thế, chứ ra ngoài đảo thì có tiền cũng chịu. Quan trọng nhất là không có đồ nghề tác nghiệp. Điên lắm?. Ấy vậy mà 2 hôm sau, khi ra đảo Thuyền Chài, Hữu Sáng cũng bị ?odính?: Ống kính chiếc camera của anh bị đập xuống đất do sơ ý vấp ngã, thế là máy quay bị loạn bộ điều khiển điện tử, ghi hình lúc được, lúc không, đành vác đi để làm cảnh. Rồi có đồng nghiệp khi thử máy ghi âm thì chạy tốt, lúc phỏng vấn lính đảo xong chủ quan không nghe lại, khi về tàu mở ra nghe chỉ toàn âm thanh loẹt xoẹt. Thế là hỏng việc, không thể quay ra đảo vừa lên được nữa vì tàu đang tiếp tục hành trình đến đảo khác. Rồi phóng viên Anh Tuấn (báo Vietnamnet) cũng xuýt gặp nạn khi mải mê giật lùi chụp ảnh, ngã ngồi xuống vùng san hô sát đảo. May mà Anh Tuấn còn kịp giữ chiếc máy ảnh không để nhúng xuống nước biển?

    Đợt đi vừa rồi, đoàn chúng tôi có 12 anh em là dân báo chí và có duy nhất một nữ đồng nghiệp cùng Đài Tiếng nói Việt Nam với tôi. Đó là Thu Hoà ?" phóng viên Ban biên tập phát thanh dân tộc. Hoà còn khá trẻ, mới công tác ở Đài được ít năm nên hăm hở và đầy nhiệt huyết. Được phân công phụ trách mảng Biên giới-hải đảo, khá ?ohóc? đối với phái nữ, nhưng cô gái quê thành phố biển Hải Phòng rất hãnh diện vì được đi khá nhiều nơi biên cương của Tổ quốc, được tiếp xúc, ăn, ở với người dân và chiến sĩ vùng sâu, vùng xa khó khăn nên khá dạn dĩ. Chẳng thế mà Thu Hoà đã mừng rú lên như bắt được vàng khi ríu rít với tôi qua máy điện thoại: ?oAnh ơi! Hai anh em mình được cùng nhau đi Trường Sa rồi đấy. Thế là lần này được thoả mơ ước rồi?. Thú thực, đi công tác ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa cũng đã rất mệt và đối mặt với đầy khó khăn, nhưng đi đến Trường Sa thì còn mệt và khó khăn gấp bội. Đối với cánh đàn ông còn oải, huống gì đối với một phóng viên nữ. Cứ lên đến đảo là Thu Hoà lao đi ?osăn? lính đảo, nhất là lính trẻ, vì Hoà cho rằng mình cũng trẻ nên sẽ dễ trò chuyện, khai thác thông tin hơn. Cứ nhìn cường độ làm việc của nữ phóng viên này cũng thấy ớn vì chặng đường trung bình từ 1-2km đi xuồng từ tàu ra các đảo cũng khá mệt, trong khi đó một ngày cứ lên, rời đảo rồi về tàu cũng 4 lần như vậy. Hoà cho biết, đi biển cũng mệt lắm, nhưng cứ gặp được lính đảo, tâm sự, trò chuyện với họ là sự mệt nhọc như tan biến. Chẳng thế mà Hoà được các cán bộ, chiến sĩ hải quân đi cùng tàu và anh em phóng viên gọi bằng cái tên thân mật: ?oHoà dũng cảm?.
    Có đi mới biết? Trường Sa

    Tàu HQ 996 đưa đoàn công tác đến 8 đảo và 1 nhà dàn DK1 ở thềm lục địa phía Nam. Lịch trình chuyến công tác này khá dầy đặc: 4 ngày đến 8 đảo, trong khi các đảo cách nhau khá xa với hành trình vài giờ tàu chạy. Vậy là, sáng xuống xuống lên đảo, về tàu, rồi đến chiều lại một điệp khúc tương tự trong 4 ngày liên tiếp. Mệt ở chỗ đây là chuyến đi thăm, kiểm tra và tặng quà của lãnh đạo Tổng cục Chính trị QĐND, Bộ Tư lệnh Hải quân cùng các ban, ngành, đoàn thể trong đất liền nên đoàn không có kế hoạch ở lại nghỉ ở bất cứ đảo nào, mà cứ thế đi và đến liên tục các điểm đảo. Cánh nhà báo vì vậy chạy bở hơi tai theo lịch trình này. Đúng là có đi mới biết thế nào là công tác ở Trường Sa.

    Sáng sớm, 5 giờ 30, hiệu lệnh ?otoàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu? nhắc đi nhắc lại trên hệ thống loa truyền thanh nội bộ. Mọi người nhanh chóng bật dậy làm vệ sinh cá nhân. 6 giờ ăn sáng với cơm và thức ăn nóng sốt (không như ăn bún, phở như trong đất liền đâu nhé) vì kinh nghiệm của hải quân: ăn cơm chắc dạ vì đi biển, sóng lắc lư rất nhanh đói. Và một thông báo ngắn gọn là sẽ không ăn uống ở trên đảo. Mấy anh em báo chí nghe nói vậy liền ?olót dạ? mỗi người 3 bát cơm no căng bụng. Sau đó, quân tư trang chỉnh tề, quơ hết mọi đồ nghề máy ảnh, camera, máy ghi âm, giấy bút, tất tần tật cho vào túi nilon chuyên dụng, buộc chặt lại vì rất dễ lỡ tay rơi xuống biển. 6 giờ 30, cánh báo chí được ưu tiên xuống xuồng đầu tiên để vào đảo. Lúc nào sóng nhẹ còn đỡ, xuồng bập bềnh đôi chút khi leo xuống, nhưng những lúc sóng to, xuồng quật vào mạn tàu bằm bặp, từ trên tàu bước xuống không dứt khoát là dễ mất chân như chơi. Có lúc sóng lớn đến độ nhịp lên xuống của chiếc xuồng so với mạn tàu đến 1,5-2m rất nguy hiểm. Và chúng tôi đã gần 20 lần lên, xuống như vậy. Phải có sức khoẻ kha khá mới theo được cường độ làm việc này.

    Và những câu chuyện cảm động
    Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ có dịp được chứng kiến những câu chuyện cảm động tương tự. Thật không thể tưởng tượng được hình ảnh những người lính đảo ào xuống biển, lao người qua những con sóng vỗ mặt để tạo một hàng ?otiêu sống? dài hàng chục mét dẫn đường cho xuồng chở khách từ đất liền vào thăm đảo. Đó là những người lính ở đảo Phan Vinh. Cũng bởi ở đảo này, thềm san hồ tuyệt đẹp màu xanh ngọc có diện tích khá rộng so với các đảo khác, nên việc đi xuồng vào đây khá khó khăn, thậm chí đã có vài lần khách đến thăm đảo phải bỏ xuồng lội bộ hơn cây số do xuồng bị mắc cạn.

    Nhưng ấn tượng nhất là chuyện ở đảo An Bang - một trong ít đảo đẹp ở Trường Sa với những doi cát trắng bao bọc quanh đảo như một bãi tắm. Tuy vậy, An Bang là đảo khó vào nhất vì xung quanh nhấp nhô những ngọn đá ?omồ côi?, những con sóng bạc đầu dung dữ chạy xung quanh đảo luôn sẵn sàng cuốn mọi thứ quật vào những ngọn đá này. Chính vì vậy, sau khi quan sát và hội ý nhanh, chỉ huy đoàn công tác quyết định: Để đảm bảo an toàn, chỉ có duy nhất một chiếc xuống chở quà tặng được vào đảo và cũng chỉ ưu tiên cho phóng viên Anh Tuấn (báo QĐND) được đi cùng xuồng. Những người đi trên xuồng đều là các cán bộ Hải quân dày dạn kinh nghiệm đi biển, giỏi bơi lội và xử lý tình huống nếu xuồng bị lật. Đích thân Đại tá Nguyễn Xuân Thuỷ - Tham mưu phó Vùng 4 Hải quân chỉ huy chiếc xuồng ?ocảm tử? này.
    Chiếc xuồng cứ chòng chành, voặn vẹo như muốn vỡ, rồi chồm lên, tụt xuống như bị nuốt chửng trước những cơn sóng dữ. Gần một trăm con người trên tàu HQ 996 nín thở theo dõi trong không khí căng như dây đàn và dường như ai cũng thầm mong sẽ không có chuyện gì xảy ra. Gần như tất cả cán bộ, chiến sĩ của đảo An Bang đều tập trung ở khu vực chiếc xuống sẽ cập vào. Họ đứng thành hàng dọc, tay bám chặt vào một đoạn dây dài như một cuộc thi kéo co, chờ đợi thời cơ để kéo chiếc xuồng vào bờ. Xuồng đi từ tàu ra đến gần đảo mất khoảng 20 phút, nhưng đến sát đảo lại cứ loanh quanh mãi không cập được do sóng lớn cứ vỗ dồn dập. Sốt ruột quá, đảo trưởng đảo An Bang cùng 3 chiến sĩ khác tay cầm đầu dây kéo, không thèm cởi quần áo, lao ra bơi đến gần chiếc xuồng trong tình thế khá nguy hiểm vì nếu không cẩn thận sẽ bị sóng cuốn người đập vào xuồng. Cuối cùng, sợi dây cũng được buộc vào đầu xuồng để các chiến sĩ trên đảo hò nhau kéo lên bờ. Chúng tôi đứng ở trên tàu cách đảo đến hơn cây số mà còn nghe rõ tiếng hò của các chiến sĩ vang rền trong tiếng sóng gào. Khi chiếc xuồng lao vọt lên bờ cát, tất cả mọi người trên tàu như trút được gánh nặng, cùng reo vui và vỗ tay chúc mừng. Còn ở trên đảo, những người trên xuồng và cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang cũng lao vào ôm chặt lấy nhau như những người thân lâu ngày mới gặp. Sau này tôi mới biết, chỉ có duy nhất chiếc xuồng cảm tử này cập vào được đảo, trong khi một vài tàu khác cũng đi thăm An Bang mà không thể cho xuồng vào được.

    Những giọng hát qua hệ thống bộ đàm

    Có một kỷ niệm nữa là việc được tận mắt chứng kiến các nữ văn công của Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội đi theo đoàn hát cho các chiến sĩ ở đảo An Bang nghe qua hệ thống bộ đàm trên tàu. Trong chuyến đi này, đoàn văn công gồm 10 thành viên, trong đó có hai thành viên đoạt giải nhì Sao Mai-Điểm hẹn năm 2004, đã đem lời ca, tiếng hát của mình phục vụ các chiến sĩ Trường Sa. Họ cũng như cánh phóng viên rất buồn do không được vào đảo An Bang. Chuẩn đô đốc, Thiếu tướng Trần Thanh Huyền ?" Phó Chính uỷ Quân chủng Hải quân đã gọi cả đoàn văn công lên boong chỉ huy tàu để hát cho các chiến sĩ đảo An Bang qua máy bộ đàm. Vừa hát, ánh mắt của họ cứ dõi nhìn vào đảo mà hai hàng nước mắt cứ chảy. Tiếng hát nức nở, ngắt quãng do quá xúc động của các nữ văn công làm cho tướng Huyền cũng như các anh em báo chí cảm động. Mắt ai cũng đỏ hoe.
    Tướng Trần Thanh Huyền thỉnh thoảng gọi vào bộ đàm: ?oĐảo có nghe được văn công hát không??. Tiếng đầu bên kia sột soạt trả lời: ?oDạ thưa thủ trưởng, đảo nghe rõ ạ. Xin cảm ơn thủ trưởng và các đồng chí!?. Tướng Huyền xúc động nói với anh em báo chí: ?oCác anh thấy đấy, chỉ có chút đường từ tàu đến An Bang thôi mà chịu không đưa anh em vào được. Chúng tôi cũng cân nhắc kỹ lắm mới phải làm thế. Nhìn anh em trên đảo thương lắm, mấy tháng nay rồi mới được nhận quà từ đất liền đấy. Trong đời bộ đội của mình, tôi cũng chưa bao giờ tổ chức cho các chiến sĩ trên đảo nghe hát qua bộ đàm như thế này. Đây cũng sẽ là kỷ niệm khó quên đối với tôi cũng như các cán bộ, chiến sĩ Hải quân?.

    Tôi cố chụp vài kiểu ảnh rồi phải tạm bỏ ra ngoài boong để trốn cái không khí cảm động đó. Mắt tôi cũng rơm rớm. Tiếng hát ngắt quãng ?o?không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em, vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh?? cứ day dứt mãi. Con tàu lại lên đường theo hành trình đã định. Biển vẫn xanh dội sóng và nắng lấp lánh với cánh chim hải âu./.
    Nguyễn Hải
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này