1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vongonthong

    vongonthong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép các bác em khai trương một blog về Trường Sa và Hoàng Sa. Mục đích không gì khác ngoài việc sử dụng blog làm một công cụ để duy trì sự quan tâm - hiện nay là không lớn - của thế giới blogger vào vấn đề này. Nếu có sử dụng tài liệu các bác đưa lên trên ttvnol thì xin các bác đừng kiện về tội ăn cắp bản quyền nhé :D. Chúc mọi điều tốt lành.
    Bác nào có blog mời add vào, đây là đường link: http://blog.360.yahoo.com/blog-cKB5tw85dKfKhwZHZBPZomjnJhSXWQ--?cq=1
    Một cây làm chẳng nên non, rất mong được cộng tác với những bác có cùng tâm huyết để truyền bá nội dung này đến thế giới blogger, cho công cụ internet trở nên hữu ích hơn với đời sống! Cảm ơn nhiều nhiều các bác nhé.
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trường Sa nhật trình ký
    (Cập nhật: 4/5/2007)
    Trong mỗi cuộc hành trình bao giờ cũng có điểm kết thúc, tạm biệt Trường Sa, hành trang trở về của chúng tôi đầy ắp những kỷ niệm không bao giờ quên. ở nơi đó, chúng tôi đã hiểu thêm rất nhiều về những giá trị cuộc sống, về những hy sinh thầm lặng của những người lính đảo, và hơn thế nữa, nơi đó chúng tôi đã có thêm những người bạn mới?
    12 giờ 15 phút ngày 8/4, con tàu HQ 996 đang đưa chúng tôi đến đảo An Bang, một trong những điểm dừng chân cuối cùng của đoàn trước khi trở về đất liền. Nằm cách đảo Tốc Tan khoảng 13 hải lý về phía Tây Bắc, cách đảo Châu Viên khoảng 47 hải lý về phía Đông, nhìn từ xa, đảo có dạng gần tròn, đường kính khoảng 50m, nằm ở đầu cuối phía Đông Bắc một nền san hô hình vành khuyên dài khoảng 5 hải lý theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
    Đảo An Bang là nơi để lại cho tôi ấn tượng nhất vì có bãi cát tuyệt đẹp, nhưng lúc này biển đang động, những đợt sóng cao từ 3 - 4m thi nhau ập vào đảo tạo nên những cột sóng hung hãn sẵn sàng đập nát và nhấn chìm mọi thứ. Vì đảo có dạng tròn nên sóng bao phủ quanh đảo trắng xóa. Đứng ở trên phòng chỉ huy, Chuẩn đô đốc Trần Thanh Huyền trao đổi nhanh với các sĩ quan và quyết định, để đảm bảo an toàn, đoàn công tác không ai vào đảo trừ một chiếc xuồng chở hàng, những thủy thủ đưa hàng vào đảo là những người có kinh nghiệm và bơi cực giỏi. Được lệnh vào đảo nhưng phải mất một lúc khá lâu trồi lên hụp xuống, chiếc xuồng kéo và xuồng chuyển tải mới tách ra khỏi được tàu mẹ. Tất cả mọi người trong đoàn công tác hầu như đã có mặt hết trên boong tàu để nín thở theo dõi 2 chiếc xuồng nhỏ mỏng manh đang bị những ngọn sóng lừng đội lên hụp xuống, nhiều lúc tưởng chừng như bị nuốt chửng vào lòng đại dương. Do sóng lớn nên Chuẩn đô đốc Trần Thanh Huyền cũng rất sốt ruột, ông xuống mũi tàu đứng quan sát để chỉ huy việc vào đảo qua bộ đàm. Ông cho biết, mỗi chuyến ra đảo, anh em biết và chuẩn bị đón chờ đoàn từ hàng tháng trời, nhưng ra đến nơi, vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt không thể vào đảo, thương anh em, người thì không vào được nhưng hàng thì bằng mọi cách phải đưa vào đảo.
    Chiếc xuồng kéo đã vào gần đến đảo, vì sóng to nên xuồng có thể lật bất cứ lúc nào nên theo lệnh, chiếc xuồng kéo mở hết ga chạy thẳng vào đảo, vượt qua hai ba con sóng dựng đứng, chiếc xuồng đột ngột quay ngoặt chạy ra ngoài để chiếc xuồng chở hàng theo đà lao vào đảo. Nhưng sóng lớn khiến xuồng chở hàng vào gần đảo thì dừng lại và rất nguy hiểm. Không ngần ngại, thiếu tá Nguyễn Văn Trang, đảo trưởng đã cùng với các chiến sĩ lao xuống biển vật lộn với sóng gió để kéo xuồng vào đảo an toàn.
    Trao đổi với anh em trên đảo qua bộ đàm, biết nguyện vọng được nghe các bạn văn công hát, Chuẩn đô đốc Trần Thanh Huyền đã mời các bạn văn công lên cabin chỉ huy để hát cho anh em trên đảo nghe qua bộ đàm. Đang tâm trạng rất buồn vì đến đây, không được lên đảo phục vụ anh em, niềm vui tràn ngập trên khuôn mặt các bạn văn công Trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội khi có mặt trên cabin để hát cho lính đảo nghe. ?oAnh có nghe em hát biển chiều...? lời bài hát vừa cất lên, những giọt nước mắt đã lặng lẽ xuất hiện trong khóe mắt ca sĩ Nhật Huyền, Mai Ly... rồi sự xúc động lan truyền đến mọi người có mặt trên cabin tàu, những tiếng hát nghẹn ngào, mọi cảm xúc, tình cảm kìm nén bất chợt bùng lên, tất cả mọi người gần như lùi lại để giấu những cảm xúc. Từ đây vào đảo không xa, một khoảng cách rất ngắn mà chúng tôi không vào được, không gặp được các anh, đảo nhỏ gần lắm mà tưởng chừng xa lắm Trường Sa ơi!
    Chuẩn đô đốc Trần Thanh Huyền tay bấm bộ đàm để cho các bạn văn công hát mà khóe mắt ông cũng đỏ hoe, ở cương vị chỉ huy ông biết, chỉ một giọt nước mắt của mình chảy xuống là cảm xúc của mọi người sẽ lại trào lên và bài hát sẽ bị gián đoạn, ông đang cố nén cảm xúc của mình lại để động viên các bạn văn công tiếp tục hát.
    Trên đảo, những người lính đang ngồi gần mép sóng để nghe tiếng hát yêu thương từ đất liền vọng ra từ chiếc bộ đàm bé nhỏ, cả những người lính mình vẫn còn đẫm nước vì vừa vật lộn với sóng gió để đưa hàng vào đảo. Đáp lại tiếng hát từ trên tàu là những tiếng hát mộc mạc của những người lính đảo ?oĐời mình là một khúc quân hành...? lại một bài hát nữa cất lên, tất cả chúng tôi và các anh đã hòa chung tiếng hát, ở nơi đây, giữa biển trời bao la của Tổ quốc, tiếng hát của chúng tôi và các anh hòa nhịp với tiếng nhạc đệm là tiếng sóng, tiếng gió biển, cảm xúc cứ trào dâng, trào dâng mãi...
    Tạm biệt Trường Sa, hành trình trở về của chúng tôi đầy ắp những kỷ niệm không bao giờ quên. ở nơi đó, chúng tôi đã hiểu thêm rất nhiều về những giá trị cuộc sống, về những hy sinh thầm lặng của nhưng người lính đảo và hơn thế nữa, nơi đó chúng tôi đã có thêm rất nhiều những người bạn mới.
    Toàn Thắng
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    10 ngày với Trường Sa
    Đầu tháng 4.2007, nhóm PV Đài PT-TH Hà Nội do đạo diễn Trọng Văn làm trưởng đoàn có một chuyến công tác đặc biệt. Từ cảng Ba Son (TP Hồ Chí Minh) sau 43 giờ, vượt qua 345 hải lý, họ đến đảo Trường Sa. Lần đầu đến với Trường Sa, những PV của Thủ đô Hà Nội đã có nhiều kỷ niệm khó quên trong hành trang trở về.
    Hiểu hơn về Trường Sa
    Những ?othường dân? trên đảo đó là tên gọi vui mà nhóm phóng viên TH Hà Nội đặt cho những cán bộ của trạm khí tượng thuỷ văn trên đảo Trường Sa. Còn ?onho biển? bạn đã được ăn bao giờ chưa? Nhắc đến Trường Sa, nhiều người đã nghe nói đến cây phong ba và bàng vuông nhưng có lẽ không phải ai cũng biết cây phong ba còn được cư dân trên đảo gọi là ?onho biển?. Bởi phong ba ra quả cũng thành chùm, khi chín ăn được và có vị chua chua ngọt ngọt không khác trái nho là mấy. Trên đảo Trường Sa hiện có 7 giếng nước tương đối ngọt, có thể tắm giặt, ăn uống và tưới cây được. Điều đáng nói là chỉ khi nào thuỷ triều lên, giếng mới có nước. Điều đó chứng, độ mặn của nước biển khi thẩm thấu qua thân đảo đã giảm bớt đi rất nhiều để trở thành nguồn nước quan trọng thứ 2 sau nước mưa tại nơi đây. Rau trên đảo thì được trồng trong những vườn treo đặc biệt. Bạn hãy hình dung những vườn lan quý được người nghệ nhân chăm sóc chu đáo như thế nào thì vườn rau ở đây cũng được các chiến sĩ bộ đội giữ gìn cẩn thận như vậy.
    Vi phạm nội quy để? ghi được hình
    Hôm tàu tiếp cận đảo An Bang, cũng là lúc biển động mạnh hơn lúc nào hết. Để đảm bảo an toàn cho đoàn công tác, Chỉ huy hải quân trên tàu đã cử một nhóm chinh sát dùng xuồng vào tiền trạm trước. Đoán trước khả năng phóng viên được vào đảo là rất ít nên nhóm PV TH Hà Nội đã hội ý chớp choáng. Với quyết tâm bằng mọi giá phải có được hình ảnh sinh hoạt của các chiến sĩ trên đảo An Bang, nên PV Đình Thanh đã bí mật dùng máy quay loại nhỏ (DVCam) trốn xuống xuồng. Đợi đến khi xuồng rời tàu tiến về phía đảo khi ấy việc PV trốn đi mới được báo cho lãnh đạo. Và đúng như dự đoán, sóng quá to nên kế hoạch vào đảo bị huỷ bỏ. Tuy nhiên, mọi hình ảnh và hoạt động về đảo đã được PV Đình Thanh theo chân đội tiền trạm ghi lại đầy đủ. Đánh giá giữa công và tội, đoàn PV Hà Nội chỉ bị nhắc nhở vì nhờ sự mạo hiểm đó, những hình ảnh chân thực về các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió mới có thể đến được với đồng bào Thủ đô.
    Tác nghiệp trong nước mắt
    Chuẩn bị cho chuyến đi lần này, đạo diễn Trọng Văn quyết định mang theo 2 máy quay, 20 cuốn băng cùng 1 biên tập, 1 quay phim, 1 kỹ thuật. Những ngày đầu biển lặng, yên ả. Vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ như báo trước những ngày tiếp theo sẽ là khó khăn. Mọi người không khỏi lo lắng và sự thật không ngoài dự đoán. Sang ngày thứ 4, biển bắt đầu động cấp 4, 5 và nhiều lúc lên tới cấp 7. Hôm tầu tới đảo Ba Kè, một đảo chìm, để giữ đảo, một chiếc nhà giàn diện tích 60 m2 được dựng lên và mọi sinh hoạt nghỉ ngơi của bộ đội trên đảo đều diễn ra tại đó. Sóng lớn, tàu không thể ghé đảo như dự kiến. Mọi người ai nấy đều ngậm ngùi nhất là các nghệ sĩ thuộc Đoàn chèo Hà Nội. Có ý kiến đề xuất: Tàu không vào được thì hát qua bộ đàm cho chiến sĩ trong đảo nghe. Đề xuất được mọi người tán thưởng và triển khai ngay. Giữa sóng gió, các nghệ sỹ đã cố gắng hát thật to, mọi chiếc bộ đàm trên tàu đều được huy động để truyền tiếng hát vào đảo. Lời ca được truyền đi trong nước mắt. Không chỉ nghệ sĩ, chiến sĩ mà cả anh quay phim đang bấm máy cũng không cầm được nước mắt. Sau tiết mục văn nghệ đầy xúc động ấy, quay phim Bá Duy đã quay sang nói nhỏ với đạo diễn Trọng Văn: Đoạn này, nếu hình có hơi bị nhoà thì anh đừng mắng em nhé.
    Hơn 600 phút băng đã được ghi lại sẽ là chất liệu quý giá trong những phóng sự và bộ phim tài liệu dự kiến sẽ ra mắt khán giả Thủ đô trong thời gian tới.
    Yến Trang
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Gần lắm, Trường Sa!
    Cuối cùng, sau hơn bốn mươi giờ đồng hồ lênh đênh trên biển, con tàu của Quân chủng Hải quân đã đưa đoàn đại biểu đại diện cho đảng bộ và nhân dân thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng, quê lúa Thái Bình cùng các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam vượt qua hải trình hơn 300 hải lý đến với vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng ở phía nam của Tổ quốc. Đoàn Thái Bình do đồng chí Hoàng Đình Thạch, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn, đây cũng là lần đầu tiên có đoàn đại biểu chính thức đại diện cho Đảng bộ, nhân dân Thái Bình đến với đảo. Không biết có phải vì sóng yên, biển lặng hay tâm lý hồi hộp, háo hức được lần đầu đến với Trường Sa khiến cho tất cả thành viên của đoàn đều thấy phấn khởi, quên hết mỏi mệt của một hành trình dài. Từ tờ mờ sáng, khi ông mặt trời còn chưa ngủ dậy, khi mặt biển vẫn còn toàn là một màu xanh đen thẫm, mọi người đã tập trung trên boong chính của tàu, mắt hướng về dải đất mờ mờ phía xa. Trường Sa đấy! Mặt trời lên, trước mắt chúng tôi, Trường Sa dần hiện ra giữa bạt ngàn màu xanh của cây phong ba, cây tra, cây bàng quả vuông...
    Mất gần một tiếng sau, tàu của chúng tôi mới cập cầu cảng đảo Trường Sa Lớn, được coi là ?othủ đô? của quần đảo Trường Sa. Cán bộ, chiến sĩ đã xếp hàng ngũ chỉnh tề đón khách quý. Thượng tá, đảo trưởng Nguyễn Đại Dương, người con của quê hương Tuyên Hóa, Quảng Bình, gây ấn tượng mạnh với... nước da đen cháy, dõng dạc báo cáo: ?oToàn đảo đã sẵn sàng đón đoàn đến thăm và kiểm tra đảo?. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu, Chính ủy Quân chủng Hải quân Nguyễn Văn Tình cùng các thành viên trong đoàn lần lượt bắt tay, thăm hỏi từng người. Sau phút giây đó, cả chủ và khách dường như hòa vào nhau trong không khí ấm áp của tình quân dân. Nhưng cánh phóng viên chúng tôi cùng một số anh em văn nghệ sĩ của thủ đô Hà Nội lập tức trở lại tàu để đến với cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Lát gần đó.
    60 phút đáng nhớ ở Đá Lát
    Đá Lát cách Trường Sa Lớn khoảng 14 hải lý. Biết sắp có khách từ đất liền tới thăm, anh em cán bộ, chiến sĩ trên đảo ngóng trông từ sớm. Đón chúng tôi, đại úy đảo trưởng La Văn Năm cho biết: Mặc dù điều kiện thời tiết nhiều khó khăn, xa đất liền, song 100% cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Lát đều xác định tốt tư tưởng, yên tâm công tác, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Trong khi chúng tôi tác nghiệp thì nhóm văn nghệ sĩ thủ đô cũng nhanh chóng ?odàn dựng sân khấu? để giao lưu cùng các chiến sĩ trên đảo. Nói là sân khấu cho oai chứ thực tình đó chỉ là mấy chiếc chiếu trải tạm trên ban công tầng hai, ngay bên cạnh ụ súng phòng không của đảo. Lời ca tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước, quân đội vang lên giữa tiếng vỗ tay không ngớt. Để bảo đảm lịch trình công tác, chúng tôi chỉ được ở Đá Lát đúng một tiếng. Sáu mươi phút trôi qua thật nhanh, rồi cũng đến lúc chúng tôi phải chia tay nhau. Anh chiến sĩ trẻ dúi vào tay tôi mẩu giấy nhỏ, nói khẽ: ?oVề đất liền nhớ gửi ảnh ngay cho tụi em anh nhé?. Tàu quay mũi, trực chỉ hướng đảo Trường Sa Lớn. Trên boong chính, giám đốc Đài PTTH Thái Bình Bùi Phú Hảo trầm ngâm: ?oThương và tin ở các em nhiều lắm?. Đã đi xa, ngoảnh lại, chúng tôi vẫn còn thấy những cánh tay giơ lên vẫy chào tạm biệt...
    Sao khắc nghiệt thế, sóng ơi?
    Theo hải trình, đoàn công tác sẽ lần lượt ghé thăm các đảo Đá Tây, Trường Sa Đông, Thuyền Chài, An Bang và DK1. Ba đảo đầu, dù khó khăn song chúng tôi vẫn được đặt chân lên đảo. Tuy nhiên, thời tiết ngày càng diễn biến bất lợi. Biển động, gió mạnh dần, những con sóng bạc đầu bắt đầu xuất hiện và ngày càng mạnh lên. 15 giờ 15 phút ngày thứ năm của cuộc hành trình, tàu đã đến đảo An Bang. Chiếc xuồng nhỏ được thả xuống để làm nhiệm vụ dò luồng lạch đưa đoàn lên đảo. Song chỉ cần nhìn vào những con sóng đã có thể linh cảm được điều khó khăn. Và rồi khi tổ điều hành chuyến công tác thông báo để bảo đảm an toàn mọi người sẽ ở lại tàu thì chúng tôi biết mình đã lỡ hẹn với đảo. Tự nhủ lòng mình, đành hẹn lần sau.
    Sau một đêm buồn vì lỡ hẹn với An Bang, đoàn đã có mặt tại khu vực DK1. Nhưng một lần nữa con sóng bạc ngăn chúng tôi đến với những người lính đảo. Tàu đã thả neo cách khu vực DK1 không xa, nhà giàn đã ở ngay trước mắt mà chiếc xuồng không thể thả xuống được. Quà của đoàn tặng anh em cán bộ, chiến sĩ nhà giàn cũng phải gửi sang chiếc tàu trực gần đó để khi nào con sóng ?odịu? lại mới có thể chuyển lên. Vì lẽ đó mà cuộc giao lưu văn nghệ giữa anh chị em văn nghệ sĩ trên tàu với các chiến sĩ nhà giàn cũng diễn ra trong điều kiện hết sức đặc biệt: hát cho nhau nghe qua máy bộ đàm. Trên tàu, sau mỗi bài hát, chúng tôi nghe rõ tiếng vỗ tay tán thưởng của các chiến sĩ. Nghệ sĩ Thanh Mai, đoàn Hà Nội, nghẹn ngào không cất lên lời. Nghệ sĩ Thu Huyền, nhà hát chèo Hà Nội, quay mặt đi giấu những giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Sau lời căn dặn của đồng chí Chính ủy Quân chủng Hải quân, toàn tàu nghe rõ tiếng đồng chính trị viên nhà giàn: ?oThưa thủ trưởng và đoàn công tác, toàn thể cán bộ, chiến sĩ DK1 phát huy truyền thống Anh hùng của Quân chủng Hải quân, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của nhân dân cả nước?. Tàu phải nhổ neo để bảo đảm lịch trình. Đã gần đến thế mà vẫn không thể gặp nhau, lại lỡ hẹn nữa rồi.
    Sao khắc nghiệt thế, sóng ơi?
    Tổ quốc không bao giờ quên các anh!
    Ngày thứ sáu của cuộc hành trình. Chưa đến sáu giờ sáng mà toàn tàu đã tập trung đầy đủ tại boong chính. Một không khí trầm lắng trước lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Vào các năm 1990, 1996, 1999 và 2000 bão tố đã làm sập nhà giàn ở khu vực DK1, 8 cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh. Chính tại nơi đây, một chính trị viên nhà giàn khi biết mình sẽ ở lại với biển cả đã nhường chiếc áo phao cá nhân cho đồng đội. Có người vĩnh biệt cuộc sống mà vẫn ôm chặt lá cờ Tổ quốc trong lòng. Anh chuẩn úy chuyên nghiệp trẻ tuổi trong giông bão vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ giữ thông tin liên lạc với đất liền, phút cuối cùng gửi lời tạm biệt đất mẹ... Các anh nằm lại giữa biển khơi, là tấm gương sáng để đồng đội tiếp bước hôm nay. Lần lượt các thành viên trong đoàn thắp hương tưởng niệm những người đã khuất trước khi một vòng hoa được thả xuống biển. Ai nấy đều xúc động... Bên tôi, mấy cô văn công, chị Phó bí thư tỉnh đoàn Quảng Nam mắt đỏ hoe. Không khí càng trầm lắng hơn khi tổ điều hành lại thông báo: ?oVì điều kiện sóng to, gió lớn, đoàn chúng ta không thể lên nhà giàn?.
    Trên đảo Trường Sa Đông, sau những cái bắt tay thân mật, các thành viên của đoàn công tác cùng thắp hương cho những người đã ngã xuống trong khi làm nhiệm vụ ở đảo. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu đứng lặng hồi lâu trước mộ chiến sĩ Quách Hoàng Lâm, quê ở TP.HCM. Anh nằm lại trên đảo, giữa biển khơi mênh mông sóng vỗ, bên những đồng đội thân yêu khi vừa chớm tuổi 22, cái tuổi tràn đầy sức sống với bao dự định, ước mơ đẹp đẽ. Kế bên, tấm bia trên mộ liệt sĩ Vương Viết Mão, quê huyện Diễn Châu, Nghệ An, ghi rõ: sinh 3/9/1975, hi sinh 17/1/2004. Trọn tuổi xuân các anh cống hiến cho Tổ quốc!
    Không xa đâu Trường Sa ơi!
    Chuyến đi mang nặng nghĩa tình đất liền hướng về Trường Sa thân yêu. Các tỉnh, thành phố đã tặng các chiến sĩ Trường Sa nhiều ti vi, đầu máy DVD, máy phát điện, tranh ảnh, báo chí..., những vật dụng hết sức cần thiết, hữu hiệu đối với lính đảo. Báo Thái Bình cũng chọn lựa những ấn phẩm đặc sắc nhất gửi tặng các anh. Nghệ sĩ Thu Huyền nói rằng, bản thân chị cùng anh chị em văn công trong đoàn rất phấn khởi vì được đến với bộ đội Trường Sa, hát tặng các chiến sĩ Trường Sa. Còn nghệ sĩ Quốc Anh thì tâm sự, mong muốn được một lần nữa ra diễn ở đảo, dù chuyến đi này của anh còn chưa kết thúc. Với tất cả mọi người, Trường Sa gần lắm Trường Sa ơi!
    Hôm nay, đời sống vật chất, tinh thần của các cán bộ, chiến sĩ Trường Sa không ngừng được cải thiện và nâng lên. Nếu như trước đây, nước ngọt và rau xanh được xem là mặt hàng ?oxa xỉ? của lính đảo thì nay đã được dùng khá thoải mái. Công tác tăng gia, sản xuất được đẩy mạnh. Rau xanh được trồng trong những khay đất mang từ đất liền ra. Ở đảo Đá Tây, các chiến sĩ còn trồng cả cây xương rồng và rau muống trong chậu để làm cảnh. Từng giọt nước ngọt được chắt chiu để tưới cho rau và cây. Giữa biển khơi mênh mông đầy nắng và gió vẫn mơn mởn một màu xanh đầy sức sống!
    Chia tay Trường Sa, trong tôi cứ văng vẳng câu hát ?oKhông xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em, vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh?. Xúc cảm của nhạc sĩ viết lên bài hát có lẽ cũng là tấm lòng của đất liền hướng về đảo yêu thương. Trường Sa mãi mãi thuộc về Việt Nam, là máu, là thịt của mỗi người dân đất Việt!
  5. HoangCamTu

    HoangCamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    Sao các bác không đưa ảnh cuộc sống của Quân dân quần đảo Trường Sa nhỉ, như vậy nó sống động và thực tế hơn, để anh em dễ hiểu và thông cảm hơn với những người lính đảo
  6. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Tình hình là em chuyển bị vượt cạn nên mong các bác chăm sóc Trường Sa giúp iem nhá
    Trăm sự iem nhờ các bác cả đới
  7. HoangCamTu

    HoangCamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    Bác nào có hình ảnh mới về Trường Sa đăng lên cho anh em thưởng thức đi, em muốn lắm
  8. redwindhnvn

    redwindhnvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Mối tình hữu nghị "núi liền núi, sông liền sông" giữa Việt Nam và Trung Quốc là báu vật trời cho của nhân dân hai nước. Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự giúp đỡ quý báu của nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến, đánh sụp chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới, góp phần đẩy tới phong trào giải phóng dân tộc, làm tan rã hệ thống thuộc địa, củng cố vững chắc vai trò và vị thế của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong một bối cảnh của thế giới mới.
    Máu xương của nhiều thế hệ Việt Nam đổ ra cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình, cũng trực tiếp góp phần vào sự nghiệp chung chống thực dân, đế quốc làm sụp đổ hệ thống thuộc địa, giành quỵền độc lập tự chủ của nhiều quốc gia. Vì vậy, nhân dân Việt Nam càng trân trọng những "chữ vàng" mà phía Trung Quốc thường trang trọng nhắc đến mỗi khi cần nói đến mối quan hệ Việt Trung.
    Đáng tiếc là việc làm vừa rồi của Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo, trong đó gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ bất khả xâm phạm của Việt Nam. Việc làm ngang ngược này đã trực tiếp làm hoen ố những chữ vàng thường được nói đến trên kia.
    Nhân dân Việt Nam vốn trân trọng lời răn của Khổng Tử: "Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tòng chi", tạm dịch là "làm trước điều mình muốn nói, rồi sau hãy nói" (Luận Ngữ, thiên Vi Chính). Chính vì vậy, việc làm của Quốc vụ viện Trung Quốc khiến người Việt Nam nhớ đến, cũng lời răn của Khổng Tử: "Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã", tạm dịch là "Việc ấy nhẫn tâm làm được thì việc gì mà không nhẫn tâm làm được" (Luận Ngữ, thiên Bát Dật), điều mà đức Khổng Tử thường lên án: "Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỉ nhân", tạm dịch là "nói năng khéo léo, nét mặt vờ niềm nở, hạng người đó ít lòng nhân" (Luận Ngữ, thiên Học Nhi). Chính vì vậy, chúng ta tin rằng nhân dân Trung Quốc vĩ đại, một nhân dân có bản lĩnh "hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ", (trợn mắt coi khinh ngàn lực sĩ) như đại văn hào Lỗ Tấn viết, cũng sẽ không tán đồng với việc làm thiếu cân nhắc nói trên.
    Trong thời đại toàn cầu hóa, khi mà ngôi làng toàn cầu đã trở nên gần gũi và nhỏ hẹp, nhất cử nhất động, mỗi việc làm của một quốc gia, lập tức được toàn thế giới biết đến. Chỉ việc thiếu nhà giam, Brazil giam chung nữ tù nhân với nam tù nhân lập tức bị Ủy ban Nhân quyền quốc tế đến tận nơi điều tra. Chỉ một con tin người Pháp Ingrid Betancourt trong số 45 con tin do FARC ("quân đội cách mạng" Colombia) giam giữ khiến Tổng thống Pháp đang được yêu cầu làm trung gian hòa giải sau khi vai trò hòa giải của Tổng thống Venezuela chấm dứt. Vậy thì, chuyện chiếm giữ lãnh thổ bất khả xâm phạm của nước láng giềng thì tránh sao được sự phê phán của dư luận thế giới.
    Là một cường quốc, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, vị thế của Trung Quốc trong khu vực và trên trường quốc tế đang cần có một diện mạo thân thiện. Vừa qua, chỉ một chuyện mặt hàng đồ chơi Trung Quốc bị tẩy chay vì vi phạm tiêu chuẩn chất lượng, Chính phủ Trung Quốc đã lập tức có chính sách rất nghiêm túc và sòng phẳng đối với các nhà sản xuất trong nước, nhằm lấy lại uy tín của thương hiệu Trung Quốc. Điều này nói lên nhân dân Trung Quốc rất coi trọng chữ tín. Việc bất chấp sự thật lịch sử về chủ quyền của một nước, ngang nhiên đưa Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào một huyện của mình, điều ấy sẽ khiến cho Trung Quốc hiện diện trước thế giới như thế nào đây?
    Nhân dân Việt Nam có thể quên đi sắc chỉ của Minh Thành tổ ngày 21.8.1406 gửi viên tướng viễn chinh Chu Năng "...một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách vở và bản in đạo Phật, đạo Lão thì không tiêu hủy, ngoài ra, hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến những loại ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ nhỏ, loại sách có câu thượng đại nhân, khưu ất kỷ? một mảnh, một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước, phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều gìn giữ cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ để còn...". Có thể quên vì đó là chính sách thông thường của các triều đại phong kiến, khi nhà Thanh thiết lập nền thống trị lên đất nước Trung Hoa, thì điều ấy cũng đã diễn ra ngay trên đất nước của Minh Thành tổ, ông vua đã ban ra chỉ dụ kia!
    Bằng bản lĩnh quật khởi vốn là truyền thống của dân tộc, nhân dân ta trân trọng nền văn hóa có bề dày lịch sử hàng nghìn năm của nước Trung Hoa vĩ đại, trong quá trình tiếp biến văn hóa, những tinh hoa của nền văn hóa ấy cũng đã làm phong phú thêm nền văn hóa của ta, âm mưu hủy diệt văn hóa của các triều đại phong kiến xâm lược không thể nào tận diệt được. Ngược lại, nó càng nung nấu và sục sôi tinh thần dân tộc gắn liền với ý chí độc lập của con người Việt Nam.
    Tinh thần dân tộc là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam. Mỗi khi nền độc lập của đất nước bị uy hiếp thì chủ nghĩa dân tộc ấy lại bùng phát mãnh liệt "nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" (*) như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.
    Hy vọng rằng, trong bối cảnh mới của thế giới bước vào kỷ nguyên của thế kỷ XXI với xu thế hòa bình và hợp tác, ý chí và tinh thần dân tộc của Việt Nam bắt gặp được ý chí và nguyện vọng hòa bình của nhân dân Trung Quốc, lời nói đi đôi với việc làm, cùng nhau tôn trọng những chữ vàng hữu nghị để trong vị thế địa-chính trị chiến lược núi liền núi, sông liền sông cùng nhau sánh bước đi lên trong đời sống hòa bình và phát triển của khu vực Đông Nam Á, châu Á và cả thế giới.
    T.L
    * Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 6, tr.171

    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 11:05 ngày 26/12/2007
  9. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Ứng cứu 3 sĩ quan không quân Mỹ
    Trưa 10/7/1988, đã gần 6 tháng tàu HQ11 tuần tra bảo vệ ở khu vực đảo Đá Lớn, quần đảo Trường Sa. Khoảng 11 giờ 15, sĩ quan trực phát hiện có tiếng động cơ lạ trên bầu trời. Vài phút sau, một chiếc phi cơ vận tải xuất hiện bay từ phía Singapore sang Indonesia. Lệnh sẵn sàng chiến đấu được ban bố khẩn cấp, nhiều chiến sĩ bỏ dở bữa cơm trưa vừa mới bắt đầu, lao vào vị trí. Nhưng đường bay của chiếc phi cơ rất lạ, là là mặt nước và khi còn cách tàu HQ11 khoảng 1 km thì nó vòng ra phía xa rồi từ từ lao xuống biển.
    - Hình như máy bay gặp nạn!
    Có ai đó hét lên trên boong tàu. Đại úy Hoàng Văn Thể, thuyền phó quân sự lao lên boong dùng ống nhòm quan sát. Chiếc máy bay chìm nhanh xuống dưới mặt biển, để lại một vầng nước trắng xóa bọt. Nhưng từ điểm máy bay vừa chìm xuất hiện một chiếc xuồng cao su với 3 người ngồi trên. Hội ý chớp nhoáng, Ban chỉ huy tàu quyết định hạ thủy hai thuyền cứu sinh vì "phải cứu người trước đã". Dù vậy, thực tiễn không cho phép chủ quan, hơn chục chiến sĩ trang bị vũ khí sẵn sàng chiến đấu do đại úy Hoàng Văn Thể chỉ huy xuống thuyền, lao nhanh về phía mục tiêu.
    Trên chiếc xuồng cao su, ba sĩ quan Hoa Kỳ, trong đó có một phụ nữ, mặc sẵn áo phao, vẻ mặt chưa hết nét hoảng hốt sau tai nạn. Sự việc được báo cáo ngay về đất liền xin ý kiến. Lệnh hỏa tốc: phải đối đãi tử tế, chờ tàu ra đưa về đất liền. Vậy là diện tích câu lạc bộ sĩ quan trên tàu được trưng dụng để cho ba vị "khách đột xuất" nghỉ ngơi. Đây là nơi tiện nghi nhất trên tàu, có tủ lạnh, ti-vi, quạt máy... Nhưng khó nhất là thức ăn. Gần 6 tháng bám trụ chiến đấu ngoài biển khơi, nước uống, lương thực trên tàu HQ11 gần như đã cạn, nhất là nước ngọt. Mỗi ngày, tiêu chuẩn của một người chỉ được hơn lít nước ngọt, chủ yếu dùng cho ăn uống. Còn lại vệ sinh, tắm rửa... đều phải dùng nước biển. Cơm thì nấu bữa sống, bữa nhão... vì phải tiết kiệm dầu cho chiến đấu, nhưng như thế vẫn còn hơn phải nhai... gạo rang. Đến bữa, cơm được dọn lên bàn, nhưng cả ba vị khách chỉ ngồi... nhìn để rồi anh nuôi lại bê xuống nguyên xi. Lại hội ý Ban chỉ huy tàu. Sau đó, mì tôm, sữa đặc - khoản thực phẩm dự trữ chiến lược - được đem ra thết "khách". "Họ ăn cũng rất ít. Hình như họ hiểu được tình hình lúc đó ở Trường Sa và những khó khăn của tàu ta". Riêng có món thuốc lá là họ xin nhiều nhất. Cả cô phi công cũng hút. Lính ta lúc đó toàn xài thuốc vê, nhưng đưa họ hút, họ cũng luôn miệng "Good, good" và "Thank you"" - thượng tá Thể nhớ lại.
    Sau 3 ngày đêm ở lại trên tàu HQ11, chiều 13/7, tàu HQ128 từ Trường Sa về đất liền mang theo 3 phi công người Mỹ. Một cuộc chia tay bịn rịn diễn ra. Các phi công Mỹ xúc động thật sự với những gì HQ11 dành cho họ. Cô phi công đã khóc òa lên làm hai viên sĩ quan cũng rơm rớm nước mắt. Trước khi xuống thuyền qua tàu HQ128, cô xin giấy, mượn viết và viết vội bức thư cảm ơn gửi lại tàu. Bức thư nữ phi công người Mỹ viết vội trở thành kỷ vật được trưng bày tại Nhà truyền thống Đoàn M71.
    http://vietbao.vn/Xa-hoi/Truong-Sa-hao-hiep/45192728/157/
    Hà nhìn nhầm việc xẩy ra từ năm 1988 lúc đó nhà ta vừa thua trận ... nhưng mà năm 1988 các bác nhà ta đã chủ trương nịnh Mỹ rồi .
    Được Masan_1 sửa chữa / chuyển vào 04:04 ngày 13/12/2007
  10. alzaqawi

    alzaqawi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    8
    Có bài này hay, em xin phép dán vào đây:
    An ninh và kinh tế biển: ?oHội nhập là phương án phòng thủ tối ưu?
    CẬP NHẬT: 15/12/2007 12:01:59 (GMT+7)
    Trần Lê
    http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=10&id=270a4810f5fb41

    Tại Hội nghị Trung ương 4 vừa qua, Đảng đã khẳng định luận điểm ?oThế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương?, phù hợp với sự lựa chọn chiến lược phát triển của đất nước ta trong giai đoạn tới.
    Tuy nhiên, chúng ta còn nhiều hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển. Kinh tế biển còn nhỏ bé về qui mô, chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề, chúng ta chưa thực sự dựa vào biển để phát triển đúng tiềm năng và thế mạnh của biển. Quan điểm chỉ đạo của chiến lược là nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát huy mọi tiềm năng từ biển, với tầm nhìn dài hạn.
    Vừa qua, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội thảo về ?oTầm nhìn kinh tế biển và phát triển thuỷ sản Việt Nam?. Nhiều tham luận có giá trị về tư duy và thực tiễn đã góp phần sáng tỏ tiềm năng và hạn chế của chúng ta về kinh tế biển.
    Vấn đề đặt ra là sau hội thảo, các ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý, sẽ được tiếp thu, bổ sung và thực hiện như thế nào. Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến trong hội thảo này.
    ?oChấp nhận mạo hiểm để vươn ra đại dương?
    (TS. Nguyễn Việt Thắng, Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
    ?oPhát triển thuỷ sản, ngoài ý nghĩa đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, còn là đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển.
    Kinh tế thuỷ sản tăng trưởng liên tục bình quân 5-7%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981. Năm 2006, tổng sản lượng thuỷ sản đạt gần 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (1,8 triệu tấn) và nuôi nước lợ (1 triệu tấn).
    Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2000 đạt 1 tỉ USD, năm 2002 là 2 tỉ USD, 2005 đạt 2,5 tỉ USD, 2006 là 3,7 tỉ USD, và năm 2007 ước đạt 4 tỉ USD, thuộc 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu thuỷ sản.
    Ngành thủy sản đã thực hiện đúng đắn công ước quốc tế về luật biển, ký nhiều hiệp định và biên bản ghi nhớ với nhiều nước, đóng góp tích cực trong việc phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc...
    Hiện nay, không thể để tình trạng hiện nay có đội tàu cá quá lớn (trên 90.000 chiếc) nhưng 80% là tàu nhỏ dưới 45CV, khó tiến ra biển xa, và nhất định phải tổ chức lại nghề cá trên biển, có thể chấp nhận mạo hiểm để vươn ra đại dương.
    Cũng vào năm 2020, thuỷ sản phấn đấu tăng trưởng kinh tế gấp 2 lần hiện nay (khoảng 7 tỉ USD), trong đó 70% tỉ trọng vẫn từ vùng nước lợ và biển. Cho nên đòi hỏi đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, duy trì đánh bắt gần bờ hợp lý, tăng cường nuôi trồng thuỷ sản trên biển theo công nghệ cao kết hợp với chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên biển...
    Vấn đề quan trọng là phải hướng ra biển sâu, từ ven biển và đảo mở rộng dần ra biển bên ngoài, cùng với bảo tồn biển, bảo vệ đa dạng sinh học, quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển, trước mắt đối với 15 khu bảo tồn đã trình Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích bằng 0,3% vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (đến năm 2010) và khoảng 3% vào năm 2020...?
    ?Đã đến lúc thống nhất một mối cơ quan quản lý biển đảo?
    (PGS. TS. Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển)
    ?oĐể đảm bảo thực hiện chiến lược kinh tế biển của Đại hội 10, cần triển khai một hệ thống giải pháp.
    Trước hết phải thật sự quán triệt, thật sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân. Tư duy về biển phải được thể hiện trong chính sách phát triển của ngành liên quan và các tỉnh có biển. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh nhằm khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên biển, đảo của tổ quốc.
    Cần xây dựng tuyến ven biển và tuyến đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quí, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc thành những điểm kinh tế mạnh và căn cứ hậu cần kỹ thuật vững chắc. Từ nay đến 2010, thực hiện thí điểm xây dựng thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn và các đảo khác, cùng các công trình phụ trợ để người dân yên tâm bám trụ, sản xuất. Thí điểm xây dựng các khu quốc phòng - kinh tế tại quần đảo Trường Sa, vùng biển Đông -Bắc...
    Lực lượng nòng cốt trong khu quốc phòng-kinh tế là hải quân theo mô hình: cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và nuôi trồng hải sản trên vùng biển xa bờ, các cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái biển. Nghiên cứu xây dựng mô hình hành chính phù hợp song song với nâng cao năng lực quản lý về biển.
    Căn cứ vào chiến lược này, cần triển khai ngay quy hoạch vùng biển, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng vịnh Bắc Bộ, các vùng biển miền Trung, vùng vịnh Thái Lan, các khu vực có khả năng đột phá như Móng Cái, Vân Đồn, Nghi Sơn, Vũng áng, Đà Nẵng, Dung Quất-Chu Lai, Vân Phong, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quí.
    Cần quy hoạch theo tầm nhìn kinh tế thị trường, dài hạn, hiện đại, công nghiệp chế biến sản phẩm từ biển. Cần nhất quán quan điểm coi vùng duyên hải gắn với kinh tế biển là vùng động lực để mở cửa, thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
    Đã đến lúc thống nhất một mối cơ quan quản lý biển đảo. Tuy nhiên, chỉ xem xét phân cấp cho địa phương quản lý biển từ đường cơ sở trở vào đất liền, và phải chịu sự điều phối chung của cơ quan quản lý nhà nước về biển. Từ đường cơ sở trở ra phải do Nhà nước quản lý. Đi liền với bộ máy là chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biển bao gồm nhiều loại.
    Biển là môi trường hoạt động có nhiều rủi ro, nên cần có chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho kinh tế biển, bằng hệ thống dự báo thời tiết, khí hậu, bão, sóng thần, trung tâm tránh bão, lực lượng và phương tiện hỗ trợ, hoạt động bảo hiểm... Cần thực hiện thật tốt các chính sách khuyến khích người dân ra biển làm kinh tế.
    Các hoạt động hỗ trợ chính là: xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biển, hải đảo như sân bay, bến cảng, đường bộ, điện, nước, bưu chính viễn thông, cáp quang biển, công trình nối đất liền với đảo, kết nối khu công nghiệp - đô thị mới - khu du lịch - tuyến du lịch biển...
    Chính sách đưa dân ra đảo cần gắn thật chặt chẽ chương trình xây dựng đảo là tiền tiêu, là hậu cần vững chắc về an ninh - quốc phòng, đặc biệt là chương trình xây dựng các tuyến đảo từ Bắc vào Nam. Trong hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển, đặc biệt chú ý tăng cường hợp tác với các nước lân cận Biển Đông và những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học-công nghệ mạnh về biển.
    Đồng thời, cần quán triệt sâu sắc quan điểm về xã hội hoá trong lĩnh vực đầu tư, kể cả các công trình thuộc kết cấu hạ tầng lớn như cảng biển, đường giao thông, khu đô thị, khu công nghiệp của mọi hình thức sở hữu, bao gồm các hình thức BOT, BT...?

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này