1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    uh nhỉ?
    thế bác định bỏ bao nhiêu để anh em còn bít đường mà bỏ thêm cho hòm hòm
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    1. Có gì đâu mà bác lionking_hau nóng nảy thế. Nói mà những người quan tâm hiểu là được thôi, chứ làm gì có thứ ngôn ngữ chung mà bắt thành viên phải theo cho được ở mấy topic nói về Đông Á này.
    2. Xin Update version2 cho đỡ loãng vì mấy chuyện cãi cọ vô bổ. Em có thắc mắc: Tại sao Đài Loan ngự được trên một vài đảo trong quần đảo Trường Sa, các bác nhỉ?
    3. Em thấy có trò này, khi chưa có tàu lớn thì ta nghịch chơi cho đỡ buồn. http://www.trochoiviet.com/games/pnFlashGames-display-id-143.phtml
    Tàu nó bắn chỉ cần 3 phát là chết, đón ta vào đảo.
    Tải về: http://download.yousen***.com/629C51F95F3BA1AB
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 03:26 ngày 09/01/2007
  3. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Bác nào có bản đồ minh họa thì tốt, xem diện tích bọn chúng nó chiếm có to hơn mình không.
  4. CCK

    CCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    495
    Đã được thích:
    114
    Bố khỉ, sao thằng thiết kế trò chơi lại đưa hình bộ đội cầm AR15 nhỉ? Phải cho cầm AK chứ. Cũng may là nó còn cho cờ đỏ sao vàng
  5. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Từ cuộc điện thoại đầu tiên ở Trường Sa
    Ra huyện đảo Trường Sa công tác, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là hệ thống điện thoại nơi đây luôn thông suốt với đất liền, nối gần đảo với những người thân nơi quê nhà.
    Có nhiều trường hợp, bố mẹ cán bộ, chiến sĩ mất, biết tin mà đâu có cách gì về được, thì chỉ có đường điện thoại giúp chia sẻ tình cảm của những người lính đảo xa với người thân. Tôi được biết, hệ thống thiết bị VSAT để cung cấp 4 kênh điện thoại cho đảo là do Trung tâm Viễn thông quốc tế khu vực 2 (VTQT KV2) triển khai và duy trì liên tục suốt 10 năm qua và đó là một nhiệm vụ hoàn toàn không đơn giản. Giám đốc trung tâm Nguyễn Xuân Hùng tâm sự: ?oNăm nào chúng tôi cũng tổ chức một đoàn cán bộ ra đảo để bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị VSAT. Mỗi đoàn đi 6 người, ròng rã cả tháng trời, kinh phí cho mỗi chuyến đi hàng trăm triệu đồng, nhưng chúng tôi xác định đó là trách nhiệm với người lính?.
    Phó giám đốc trung tâm Tăng Ngọc Trường An nhớ những ngày triển khai liên lạc ra Trường Sa cách đây 10 năm. Đầu tháng 5-1996, sau khi nhận được lệnh của đồng chí Đặng Văn Thân, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, trung tâm VTQT KV2 đã hối hả chuẩn bị các trang bị theo tàu hải quân ra đảo. Dù không quen với khí hậu nơi biển cả, nhưng nhìn thấy những ánh mắt mong ngóng nối thông tin với đất liền của cán bộ, chiến sĩ hải quân, các anh lại hăng hái bắt tay vào làm việc bất kể ngày đêm. Cuộc gọi điện thoại đầu tiên là của anh An gọi cho Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân báo cáo thông tuyến liên lạc. Nghe tiếng trả lời từ đất liền, mọi người ôm chầm lấy nhau reo lên sung sướng. Không ai cầm được nước mắt. Tiếng ai đó hét lên: ?oTừ nay Trường Sa hết xa rồi anh em ơi!?.
    Đài VSAT trên đảo Trường Sa chính thức đi vào hoạt động từ ngày 8-5-1996, từ phiên liên lạc đầu tiên ấy. Ngày ấy mới chỉ có một bộ VSAT bảo đảm cho 4 máy điện thoại liên lạc đảo với đất liền, nên độ vững chắc của hệ thống không cao. Lãnh đạo trung tâm đã quyết định tặng thêm cho đảo một bộ VSAT nữa để làm dự phòng. Đến Tết Nguyên đán năm 1997, lần đầu tiên đảo Trường Sa lập cầu điện thoại với đất liền và cũng từ đó những người thân nghe được tiếng nói con em mình ngoài đảo.
    Tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, các kỹ thuật viên trung tâm đã tìm được một công ty có bán thiết bị nối với hệ thống VSAT truyền được hình ảnh. Thế là các anh tìm cách liên lạc, mượn thiết bị; triển khai thử nghiệm cầu truyền hình Tết Nguyên đán năm 1998 nối đảo Trường Sa với đất liền trên kênh truyền hình VTV3. Ngày đó, hình ảnh chưa thật rõ, nhưng đã gây xúc động mạnh cho đồng bào cả nước về những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc. Đến Tết năm 2004, một lần nữa trung tâm lại triển khai cầu truyền hình nhưng kỹ thuật hiện đại hơn nhiều lần trước. Các cán bộ kỹ thuật, như: Trần Quang Ngọc, Lê Việt Dũng? đã cùng anh em ăn Tết trên đảo, họ càng hiểu thêm nhu cầu tình cảm của những người chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió. Người của trung tâm ra Trường Sa nhiều nhất phải kể đến Lê Việt Dũng. Anh đã giữ kỷ lục ra đảo đến 10 lần. Bố của anh nguyên là sĩ quan công tác ở Quân chủng Phòng không-Không quân, mỗi lần ra đảo anh lại chuyển quà của bố gửi bộ đội phòng không.
    Mới đây, Lê Văn Được, đội phó đội phát triển dịch vụ vừa ra đảo về, kể lại chuyến đi nhớ đời. Đoàn của anh ra đảo gồm 6 anh em, khởi hành từ ngày 14-6-2006 mà mãi đến 3-8-2006 mới về đến Vũng Tàu, tổng cộng 52 ngày đêm lênh đênh trên biển khơi và ở trên đảo. Lúc về đến nhà, người anh gầy rộc, da đen nhẻm, đến nỗi cậu con trai 2 tuổi mọi ngày quấn quýt với bố, mà hôm anh về, cháu lạ không chịu cho bố bế.
    Hai tiếng Trường Sa rất đỗi thân thương, gần gũi với cán bộ, công nhân viên trung tâm VTQT KV2. Chị Trần Thị Tuyết Mai, Phó giám đốc trung tâm mấy lần đòi ra đảo thăm anh em, nhưng mọi người lo cho sức khỏe của chị, nên ngăn cản. Mỗi một lần một đoàn chuẩn bị ra đảo là cả trung tâm VTQT KV2 lại rộn ràng: Đoàn thanh niên lo mua sách vở, bóng đá, bóng chuyền; Hội phụ nữ, công đoàn mua quà bánh để gửi tặng bộ đội Trường Sa. Nhiều em gái còn thêu khăn tay gửi tặng các chiến sĩ? Còn các sĩ quan ngoài đảo về thành phố đều đến thăm trung tâm, lúc thì tặng cây bàng vuông, lúc thì cành san hô.
    Mới đây, trung tâm và cán bộ, chiến sĩ hải quân đã xây biểu tượng kỷ niệm trên đảo Trường Sa Lớn. Biểu tượng là viên đá đen hình con tàu, mang dòng chữ: ?oTất cả vì Trường Sa thân yêu!?. Tấm lòng của cán bộ, nhân viên kỹ thuật trung tâm VTQT KV2 đã nối Trường Sa không còn xa đất liền từ phiên liên lạc đầu tiên ấy.
    ĐOÀN HOÀI TRUNG
    (báo QDND)
  6. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    cậu biết ko, bản đồ thì nhiều dã man từ các trang web trước, riêng bản thântôi thì có in riêng một bản đồ về Trường Sa và Hoàng sa dán trước màn hình nên chẳng cần phải mở này nọ trên mấy tính
  7. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Quần đảo Trường Sa :
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa
    Được motthoang_hn02 sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 09/01/2007
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    http://www.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2005/4/25/108123.tno

    Những điều kỳ diệu ở Trường Sa - Kỳ 1:
    Những bàn tay vàng trên đảo Trường Sa Lớn

    Trên một đảo chìm của quần đảo Trường Sa - ảnh: Tấn Tú.
    Lần nào đến Trường Sa trong chúng tôi cũng ngập tràn sự cảm phục đối với những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm gìn giữ đảo. Ở nơi đầu sóng ngọn gió này, họ đang ngày đêm vượt qua khó khăn để làm nên những kỳ tích.
    Khởi hành từ Cam Ranh, sau hơn 30 giờ lênh đênh trên sóng nước, tàu HQ 996 đã kéo những hồi còi dài vui mừng để chào đảo Trường Sa Lớn, nơi được mệnh danh là "thủ đô" của quần đảo Trường Sa. Từ nơi neo tàu nhìn vào, đảo ngập tràn một màu xanh của những hàng cây phong ba thẳng tắp, trong đó thấp thoáng màu áo trắng của những người lính hải quân...

    Lúc những chiếc xuồng chuyển tải từ tàu HQ 996 chở những người đầu tiên vào đảo vừa cập bến, các chiến sĩ giữ đảo với quân phục gọn gàng, hàng ngũ chỉnh tề đã đợi sẵn để đón chào. Nhưng do sóng lớn, xuồng chuyển tải cứ tròng trành, sợ không an toàn cho khách, họ vội chạy ngay đến rồi lần lượt đưa từng người lên đảo với những cái xiết tay thật chặt.
    Được chỉ huy đảo Trường Sa Lớn giới thiệu, chúng tôi liền tìm đến bộ phận quân y để được nghe về những ca phẫu thuật ?oxuất thần? để cứu đồng đội, cứu người dân trong cơn hiểm nghèo của đội ngũ y, bác sĩ trẻ mặc áo lính. Tuy rất xuất sắc trong chuyên môn nhưng những y, bác sĩ ở đây lại rất kiệm lời, chúng tôi phải gặng hỏi mãi, cộng thêm sự động viên của đại tá Nguyễn Viết Nhiên - Chỉ huy trưởng Vùng 4 Hải quân mới được nghe về những chiến công thầm lặng ấy.
    Nguyễn Đình Thiện, 31 tuổi, là nhân viên của hải đăng đảo Đá Lát, thuộc Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải. Do sơ ý ăn phải cá nóc, anh bị ngộ độc nặng, được đưa đến quân y đảo Đá Lát trong tình trạng đau bụng dữ dội. Sau khi sơ khám, quân y Đá Lát liền liên lạc về đất liền và được Bộ Chỉ huy Vùng 4 Hải quân cho tàu đang trực chiến đến đưa Nguyễn Đình Thiện về ngay đảo Trường Sa Lớn. Đến nơi, bệnh nhân đã ở trong tình trạng rất xấu, bụng chướng lên, toàn thân gần như tím tái. Trước tình hình trên, thượng úy bác sĩ Đinh Ngọc San - tổ trưởng quân y trên đảo liền điện thoại ngay cho Bộ Chỉ huy Vùng 4, sau đó anh liên lạc với Bệnh viện Quân y 175 ở TP.HCM yêu cầu giúp đỡ. Ngay sau đó, điện thoại từ phòng mổ trên đảo Trường Sa Lớn đã được kết nối với những bác sĩ giỏi của Bệnh viện 175. Thiếu úy y sĩ Nguyễn Đình Vượng tiến hành gây mê và mũi dao của bác sĩ Đinh Ngọc San đã mở toang ổ bụng của nạn nhân. Sau hơn 1 giờ phẫu thuật dưới sự hướng dẫn từ đất liền qua điện thoại, các anh đã giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Thế nhưng do dịch tiết ra quá nhiều, lại chưa có thuốc giãn cơ nên chưa thể đóng ổ bụng lại, các y bác sĩ lại đặt ống dẫn lưu, dùng xi-lanh hút hết dịch ra rồi đóng ổ bụng. Những ngày sau đó, bệnh nhân có dấu hiệu tràn dịch lên phổi, y sĩ Nguyễn Đình Vượng lại cần mẫn dùng xi-lanh hút dịch ở miệng, ở mũi. Mấy ngày sau, khi bệnh nhân đã hồi tỉnh, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải đã thuê máy bay trực thăng đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị tiếp. Sau ca phẫu thuật này, các y bác sĩ trên đảo Trường Sa Lớn đã nhận được lòng biết ơn và cảm phục của cơ quan, gia đình bệnh nhân Nguyễn Đình Thiện. Các anh đã trở thành niềm tự hào của lính đảo.

    Sau đó không lâu, ngư dân Đỗ Văn Phúc, 41 tuổi, ở Bình Thạnh, Bình Sơn, Quảng Ngãi cũng đã được tổ quân y ở đây cứu sống trong gang tấc. Đang ra khơi đánh bắt trên tàu Quảng Ngãi 99017, Đỗ Văn Phúc bỗng ôm bụng quằn quại. Về đất liền thì không thể, chủ tàu liền cho tàu chạy thẳng đến đảo Trường Sa Lớn. Sau khi chẩn đoán bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp, các anh đã nhanh chóng đưa bệnh nhân lên giường mổ. Khi đã cắt xong đoạn ruột thừa mưng mủ sắp vỡ, các y bác sĩ thở phào nhẹ nhõm vì chỉ chậm thêm một chút nữa thôi, tính mạng anh Phúc khó được bảo toàn... Rồi đến anh Đặng Đình Thắng của Công ty ACC đang thi công sân bay trên đảo bị vật nặng đập vào trán, có nguy cơ tử vong, cũng đã được các y bác sĩ kéo trở lại với cuộc sống.
    Lúc chúng tôi đến đảo, các ngư dân Nguyễn Công Thành và Trương Đát ở Phú Quý, Bình Thuận đang vào tổ quân y xin khám bệnh và thuốc uống. Anh Thành nói: "Chúng tôi thường đánh cá ở khu vực này, mỗi lúc tàu hết dầu, hết nước ngọt hay có ai đau bệnh cần cấp cứu thì chúng tôi cho ngay tàu vào đảo để nhờ giúp đỡ. Rất nhiều ngư dân như chúng tôi đã được cán bộ, chiến sĩ trên đảo hỗ trợ và cứu sống...".
    Ghi chép của Tấn Tú


  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    http://www.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2005/4/26/108203.tno
    Những điều kỳ diệu ở Trường Sa - Kỳ 2: Những người "nâng" Tổ quốc cao thêm
    Đảo An Bang là điểm dừng chân cuối cùng theo kế hoạch mà chúng tôi sẽ đến trên quần đảo Trường Sa. Ở đây, ngoài các chiến sĩ đang đêm ngày giữ đảo, chúng tôi còn được gặp rất đông những người lính công binh đang xây dựng đảo. Các anh được nhiều đồng đội trên các đảo gọi một cách trìu mến là ?oNhững người kê Tổ quốc cao thêm?...
    Từ nơi neo đậu của tàu HQ 996 nhìn vào, ngoài phần xanh um của đảo chính với ngọn hải đăng và đài quan sát cao vút, chúng tôi thấy đảo còn được bao bọc bởi một doi cát vàng tuyệt đẹp. Theo những chiến sĩ hải quân thì doi cát khổng lồ ấy không nằm cố định mà cứ xoay xung quanh đảo theo từng mùa gió. Nhìn bờ cát thoai thoải, ai cũng nghĩ rằng vào đảo sẽ dễ dàng nhưng không phải như vậy. Đã có những chiến sĩ đã hy sinh khi chuyển tải, khi tìm luồng vào đảo. Trước thực trạng ấy, Bộ Tư lệnh Hải quân đã quyết định xây dựng một bờ kè chắn sóng, chắn gió, không để bãi cát vàng ấy cứ xoay vần mãi, và những chiến sĩ công binh đã có mặt.
    Trong doanh trại được xây dựng dã chiến trên đảo, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện thú vị với thượng tá Nguyễn Kiều Kinh - Đoàn phó chính trị Đoàn công binh M31. Qua cuộc nói chuyện chúng tôi biết được rằng, hằng năm đơn vị có hơn 6 tháng xây dựng trên đảo, được các anh gọi một cách dí dỏm là mùa chim làm tổ. Công việc chính của đơn vị là xây dựng các công trình trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Khó khăn nhất với các anh là việc chuyển tải vật tư hàng hóa từ tàu vận tải đang neo đậu ở biển vào đảo, cái khó kế đến là tổ chức thi công, phải tùy theo con nước thủy triều, mà ác thay thời điểm thi công thuận lợi ấy lại là từ 24 giờ đến 7 giờ sáng. Khi bình minh ló dạng thì công việc phải tạm ngưng và các chiến sĩ lại trở về với công việc chuyển tải.
    Tại phía sau doanh trại, chúng tôi càng cảm nhận được những khó khăn trong công việc của những người lính công binh. Đã 3 giờ chiều mà nắng còn như đổ lửa, da chiến sĩ nào cũng đen xạm. Mỗi người mỗi việc, người thì lội ào ra đón xuồng rồi ghìm chúng lại, người thì nhanh chóng nhảy phắt lên xuồng để khuân những bao nhỏ đựng cát, sỏi, xi măng chuyển lên vai đồng đội đang đứng đợi ở mạn xuồng... Dừng tay sắp xếp vật tư đang chất cao như núi, thiếu tá Đoàn Vĩnh Kha - Tiểu đoàn phó chính trị 884 cho biết: Đơn vị đến đây đã hơn 1 tháng với nhiệm vụ xây dựng tuyến kè để bảo vệ đảo khỏi bị xói mòn, để "nâng cao đảo, nâng cao thêm Tổ quốc". Anh nói: "Niềm vui của chúng tôi là khi những công trình hoàn thành đúng thời gian với chất lượng tốt. Ví dụ công trình này nếu không hoàn thành trước tháng 6 tới thì con nước sau, toàn bộ dải cát vàng này sẽ bị cuốn đi nơi khác".
    Chúng tôi được giới thiệu về những gương mặt tiêu biểu, xuất sắc của đơn vị. Đó là chuẩn úy Đỗ Phú Linh, quê ở Hải Phòng, nhập ngũ năm 1992, sau khi học xong sơ cấp xây dựng anh về nhận nhiệm vụ ở Tiểu đoàn 884. Chúng tôi gặp Linh khi anh đang tẩn mẩn kiểm tra lại đoạn kè vừa thi công đêm trước. Nhìn dáng người nhỏ nhắn ít ai nghĩ được rằng, Đỗ Phú Linh đã có thành tích đáng nể là liên tục 10 năm được bình bầu là chiến sĩ thi đua, có năm đạt cấp toàn quân, anh đã nhận được nhiều bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân về những thành tích xuất sắc của mình. Khi hỏi về những khó khăn khi phải thường xuyên xa nhà, Linh nhỏ nhẹ: "Là công binh, chúng tôi đã xác định được chuyện phải thường xuyên xa nhà, với chúng tôi, đây là điều đáng để tự hào. Anh nghĩ mà xem, có ai được đi Trường Sa nhiều như chúng tôi không?". Quả là đúng như vậy thật.
    Chia tay với Linh, chúng tôi gặp thiếu úy Hoàng Văn Thùy - quản lý bếp ăn của tiểu đoàn khi anh đang cần mẫn xả thịt một chú cầy tơ vừa mới mang từ hầm lạnh của tàu vận tải về. Dừng tay dao, anh nói với chúng tôi: ?oMón này cực tốt với công việc làm đêm anh ạ, nhiều đạm lắm!?. Nhập ngũ năm 1995, quê ở Hải Dương, nhiệm vụ chính của Thùy là lo cơm, cháo hằng ngày, hằng đêm cho hàng trăm con người. Từ 2 giờ sáng, Thùy cùng anh em trong tổ bếp đã phải thức dậy để lo cơm sáng cho đồng đội. Anh đã thực hiện công việc của mình với phương châm: Dù sóng to hay bão lớn, dù đang trên đảo hay trên tàu, bao giờ cũng phải có cơm chín, nước sôi cho đồng đội. Có lẽ vì vậy mà gần 10 năm qua, năm nào thiếu úy Hoàng Văn Thùy cũng được bình bầu là Chiến sĩ thi đua của đơn vị.
    Đi bất cứ đảo chìm đảo nổi nào ở quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc, chúng tôi cũng gặp những công trình xây dựng của Đoàn công binh M31. Chính vì những chiến công thầm lặng đó mà vào năm 1989, Đoàn công binh M31 đã được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng và nhiều năm sau đó được tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý khác.
    Ghi chép của Tấn Tú

  10. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Chấm mút? Nó ngoạm mất toi cái đảo to nhất rồi còn gì?Mấy cái đảo của mình thành ra mẩu rơi vãi nó kô thèm rờ đến(hồi đấy mà biết vậy chắc nó kô tha cả mấy cái đảo chìm luôn)
    Hình như là nó ra ngồi ở đấy trước kô biết là lúc nào,nhưng cả VNCH và ta sau này kô tiện hỏi nó vì nó là đồng minh của VNCH còn bây giờ nó là thằng đầu tư vào nước mình nhiều nhất...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này