1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PAVEN

    PAVEN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2003
    Bài viết:
    911
    Đã được thích:
    0
    Su 22 bay qua rồi nghiêng cánh chào TS, hình như chỉ có 1 lần thui thì phải
  2. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Su-22 mang theo hai bình dầu phụ, 0 quả bomb và tên lửa
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Su-22M4 của đơn vị C37 đoàn B70 nghiêng cánh chào Trường Sa. Trung tá phi công Nguyễn Hồng Sơn đã cho máy bay bay ở độ cao khoảng 100m. Chuyến bay này được thực hiện vào thứ 3 ngày 29/01/2008 và chiếu trên VTV ngày Mùng 3 Tết trong chương trình "Chúng tôi là CS". Mời các bạn xem ở đây:
    http://www.vtv.vn/HTML/Data/resources/Preview/Video/2008/2/12/200821215307_Chung-toi-la-
    Hoặc vào:
    http://media.vtv.vn/
    xem tiếp mục show game
  4. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    http://www.vtv.vn/HTML/Data/resources/Preview/Video/2008/2/12/200821215307_Chung-toi-la-
    Vì link này của bác triumf cung cấp xem không được,
    Nên Em xin bổ sung lại địa chỉ link để các bác xem film chương trình Chúng tôi là chiến sỹ hôm mùng 3 tết. Mời các bác nhấp vầo đây để xem nhé Su-22 nhé.
    mms://www.vtv.vn/HTML/Data/resources/Original/Video/2008/2/12/200821215306_chung toi la chien si.wmv
    Copy toan bo dong roi paste len dia chi web de xem
    Bác nào save lại up lên youtube cho anh em coi luôn đi
    Em cũng vừa save film đọan quay máy bay xong ~3MB. và vừa up lên youtube.
    Mời các bác xem đoạn dưới đây xem rõ nét không nhé:
    "Hinh anh Su-22 KQVN bay qua Dao truong sa"
    http://www.youtube.com/watch?v=_VfmVKoLGzg
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 15/02/2008
  5. TMTVhero

    TMTVhero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    thanks bác su30,bác thêm 5sao rùi kìa
  6. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Cảm ơn bác mời bác và anh em vào xem đoạn phim su-22 em post trên youtube:
    Hinh anh Su-22 KQVN bay qua Dao truong sa:

    http://www.youtube.com/watch?v=_VfmVKoLGzg
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 14:23 ngày 15/02/2008
  7. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    16h10'' chiều nay trên VTV1:Phóng sự "Những thông điệp từ Trường Sa"
  8. TMTVhero

    TMTVhero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    bác masan ơi,nếu su22 mún ra TS phải mang theo 2 bình dầu phụ vậy nếu mà có"ấy ấy" thì cso mang thêm đồ chơi dc ko???nếu ko mang đồ chơi dc thì....
  9. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Tôi nghĩ là mang được một quả Kh-31A (tầm bắn 50km), vì quả này nặng có 650kg. Có điều quả này TQ cũng có, họ tung nhiễu cái có khi trượt.
  10. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0

    Nhà báo ở Trường Sa
    http://www2.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2008/2/20/226677.tno
    Chưa bao giờ nhà báo đi Trường Sa đông như thế. Có gần 50 nhà báo chia làm 3 cánh đi hầu hết các điểm đảo của quần đảo Trường Sa mùa xuân này. Trên tàu HQ 936, có 18 nhà báo ở các báo hàng đầu như Nhân Dân, Thông Tấn xã VN, VTV, Báo Thanh Niên, Lao Động, Tuổi Trẻ, Nông thôn ngày nay... Các nhà báo tạo thành một lực lượng đông đảo, gây ấn tượng với bất cứ điểm đảo nào mà tàu ghé thăm.
    Với các đảo nổi, thường thì tàu buông neo và cho xuồng chở các nhà báo vào ngay, nhưng với các đảo chìm, phải chờ con nước. Nước triều lên mới có thể đi xuồng vào gần đảo nếu không sẽ phải lội rất xa. Mà không ai muốn các nhà báo phải lội vì đá trơn, san hô non có thể gây ngứa lâu.
    HQ 936 là một tàu dễ lên xuống xuồng nhất. Phương tiện hành nghề của nhà báo thường nặng và rất kỵ nước, nhất là nước mặn nên mỗi người được các anh nhà tàu phát cho một túi ni lon chuyên dụng, to và đủ dày màu xanh thẫm, khi cho đồ vào, buộc chặt lại có thể nổi trên mặt nước.
    Các bạn VTV thường mang theo nhiều đồ nghề nhất, chân máy cồng kềnh, máy quay nặng nhiều thứ lỉnh kỉnh khác. VTV1 có phóng viên thời sự quen mặt Ngọc Quang từng đi Trường Sa 2 lần. Anh còn nhắc mãi kỷ niệm làm truyền hình trực tiếp với Trường Sa, khi đó chỉ có điện thoại video, BTV Châu Anh chơi piano trong trường quay ở Hà Nội, các chiến sĩ ở đảo Trường Sa Lớn hát bài Tâm tình người lính Trường Sa. Cảm giác xúc động ấy làm Ngọc Quang ?ogai? hết cả người.
    Lần này, anh vẫn đầy cảm xúc với những người lính sống ở đảo, ngoài việc thực hiện các phóng sự, Quang còn ghi nhớ những thứ mà đảo chìm cần nhất, anh nhắc đi nhắc lại tháng 4 tới nếu đi được anh muốn mang đến cho họ những chiếc máy phát điện và những bao xi măng, bởi đó là thứ anh thấy đảo chìm cần nhất.
    VTV6 là kênh truyền hình thanh thiếu niên đang trong thời gian phát thử nghiệm chờ ngày lên sóng chính thức, lần này đi Trường Sa VTV6 có 4 phóng viên. Nữ nhà báo Lê Thị Thu Thủy là người vô cùng thân thiện và chan hòa với tất cả mọi người. Chị có khả năng kết nối, nhớ tên những người đã gặp, luôn tươi cười chào hỏi và sẵn sàng hát tặng các chiến sĩ trên đảo. Không say sóng, không bị mệt mỏi, chị mang theo cả áo dài để làm giao lưu với các chiến sĩ, hàng ngày làm tin liên tục qua voice để gửi về Đài. Cũng là người thương các chiến sĩ ở đảo chìm nhất, chị đã bật khóc khi hát cùng những người lính ở điểm B Đá Lớn, chị tặng họ từ cuốn lịch đến những cuốn tạp chí truyền hình, tặng chu đáo cả những gói mứt sen, trứng chim, bánh đậu xanh để các anh nếm chút đặc sản miền Bắc mùa Tết. Chắc chắn Thu Thủy là nhà báo để lại ấn tượng tốt đẹp nhất trong lòng những người lính nơi chị ghé thăm.
    Những kỷ niệm khó quên
    Ở đảo Song Tử Tây, các nhà báo ở lại một đêm trên đảo. Theo quy định an ninh trên đảo, buổi tối sẽ có mật khẩu để khi đi lại có thể nhận biết tránh người lạ xâm nhập đảo. Một số nhà báo ra bãi biển chơi, khi bị một người lính gác bắt đọc mật khẩu đã nói ?ovodka?, ?olạc rang? dù hôm đó mật khẩu trên đảo hoàn toàn khác. Anh lính trẻ hiểu ra ngay vấn đề, đã reo lên: Các anh là nhà báo chứ gì? Sau đó về tàu, phòng của các anh cũng quy định mật khẩu, đề phòng đêm tối, ai mượn dép hay bất cứ thứ gì sẽ hỏi để nhận dạng người cùng phòng!
    Trước khi đi đảo, điều mọi người lo lắng và chia sẻ với nhau nhiều nhất chính là sợ say sóng. Những người có kinh nghiệm đến 4 lần đi Trường Sa như phóng viên Tấn Tú Báo Thanh Niên đã tư vấn cho chúng tôi cần mang theo những gì khi lên tàu. Cần thiết nhất là võng, vì theo anh, khi sóng to, nếu mắc võng ngang nằm thì độ lắc của tàu chỉ giống như độ lắc của võng, sẽ đỡ say rất nhiều. Nhà báo Thu Uyên thì dặn tôi nhớ là nếu say quá có thể uống rượu vào sẽ đỡ say, và phải luôn đeo máy ảnh vào cổ đề phòng rơi xuống nước.
    Phóng viên Ngọc Quang thì nhắc lại kỷ niệm năm 1998, anh đi cánh phía Nam trên tàu Trường Sa 12, sóng đến mức cả tàu không ăn cơm được, sĩ quan cũng say la liệt, những cơn sóng lừng có thể làm đang ăn cả mâm cơm bỗng nhiên đổ ụp xuống, có người đập cả đầu vào thành tàu. Những con heo mang theo cũng say nằm la liệt trên boong tàu, lẫn cả với lính, có anh lính ôm cả heo nằm ngủ vì quá say sóng. Đội nấu bếp say hết, những sĩ quan ít say nhất phải vào bếp nấu. Nấu ăn trên tàu khi có sóng to là một cảnh kỳ khôi nhất nếu ai đã từng chứng kiến. Người nấu phải dạng chân, 2 tay nhấc 2 tai nồi, nước cho vào cơm phải cho từ từ vì nếu không sẽ đổ ra ngoài hết. Cứ giữ như vậy cho đến khi cơm chín. Thế nên chẳng ngạc nhiên những hôm sóng to là những hôm cơm thường nát.
    Cuộc gặp gỡ bất ngờ
    Trên tàu HQ 936 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Sửu trong chuyến khởi hành mùa xuân này thật may cho các nhà báo là biển lặng, lặng đến hơn 10 ngày đầu tiên của hành trình. Chúng tôi đã đến được cả 3 điểm của đảo Đá Lớn, vốn là nơi thường chỉ có thể ghé duy nhất điểm A trung tâm do sự phức tạp của đường vào.
    Mấy ngày đầu ở đảo nổi, ăn chủ yếu là thịt. Đến khi tàu buông neo ở những điểm đảo chìm, bắt đầu có nhiều cá. Hai bên mạn neo là các tay câu. Con cá kỷ lục mà chúng tôi chứng kiến là một chú cá mú nặng khoảng 30 kg. Các nhà báo được nhà tàu thết đãi trên ca-bin một bữa cá sống ăn với mù tạt wasabi. Những ngày sau đó cá câu được liên tục. Chưa kể các đảo tặng cho tàu những con cá bò to, ốc nhảy và nhiều thứ đặc sản của biển được đặt bằng những cái tên chỉ có lính đảo mới nghĩ ra và tôi không thể nói tên được vì nó quá... tục!
    Bất ngờ nhất với đoàn nhà báo có lẽ là cuộc gặp với tàu Trường Sa 22, một tàu trực ở trên biển. Hơn 30 chiến sĩ trẻ của tàu 22 đã có một cuộc gặp vui ngập tràn với các nhà báo chúng tôi. Hai nhà báo nữ duy nhất là nhà báo Lê Thị Thu Thủy và tôi đã được ưu tiên sang tàu trước. Ngay lập tức chúng tôi tác nghiệp với những cuộc giao lưu trực tuyến một bên là các chiến sĩ của tàu 22 cùng Tòa soạn ở đất liền. Đêm hôm sau là Giao thừa sớm, có rượu vang, có cá mú đỏ, đặc sản ở vùng biển này. Và với những người trẻ như chúng tôi không thể thiếu việc hát hò, dancing. Một đêm vui trọn vẹn với những người giữ biển sẽ ở lại Tết lần thứ 2 trên vùng biển này. Để sáng hôm sau khi tàu của chúng tôi nhổ neo, hú những hồi còi dài tạm biệt Sinh Tồn Đông và Trường Sa 22, nghe tàu Trường Sa 22 hú hồi còi dài mãi như không dứt, như lời chia tay lưu luyến, ai cũng nghẹn ngào xúc động.
    Trên tàu cũng có 3 sinh nhật đáng nhớ, sinh nhật của Trường Giang - Vietnamnet, sinh nhật của Ngọc Quang - VTV1 và khi ở trên đảo Sinh Tồn Đông, tôi hơi bất ngờ khi nghe phóng viên Nguyễn Gia Tưởng - báo Nông thôn ngày nay hỏi: Con gái 1 tuổi thì thích quà gì nhất hả Thái Hòa? Chưa kịp đáp, ông bố trẻ ấy đã nói khẽ, hôm nay là sinh nhật con gái mình, sáng nay vừa gọi điện về nhà, thương cháu quá. Phóng viên Lê Hoài Nam của Thông tấn xã VN cũng nói, từ khi anh đi xa, con gái mới 1 tháng tuổi của anh không chịu ngủ buổi tối.
    Tất cả các phóng viên có mặt trên chuyến hành trình này, trên hải lộ mùa biển động đều đã chịu những hy sinh nho nhỏ để có mặt trong chuyến đi, để đến để gặp để viết chân thực nhất và để chia sẻ với những người ở đảo xa một cái Tết không có ở nhà. Và chúng tôi đều hiểu rằng, sau chuyến đi này, sẽ còn nhiều những chuyến đi khác, những chuyến đi mà chúng tôi, những người làm báo không bao giờ lắc đầu.
    Lê Thị Thái Hòa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này