1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quangtungah

    quangtungah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/04/780584/
    Vào đọc đi anh em ơi...
  2. graywolf83

    graywolf83 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    329
    PhĂt 'iĂn vĂ bọn khựa nĂy mất - QuĂn tử trả thĂ 100 nfm khĂng muTn
  3. graywolf83

    graywolf83 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    329
    Đời đời nhớ ơn các bác các chú đã hi sinh vì đất Việt
  4. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=255833&ChannelID=3
  5. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Trường Sa xanh, trắng, đỏ
    Lao Động số 100 Ngày 06/05/2008 Cập nhật: 8:42 PM, 05/05/2008

    (LĐ) - Chiếc xuồng đỏ lắc lư theo từng cơn sóng giật đúng như một con lật đật Nga. Mấy cô văn công quả có trí tưởng tượng phong phú. Cập được vào sát chân nhà giàn DK 1.11 để theo thang sắt trèo ngược lên lúc này là quá mạo hiểm với cả đoàn.
    Rất nhanh và dứt khoát, trưởng đoàn công tác, đại tá Nguyễn Hữu Vinh quyết định, sẽ chỉ mình ông lên nhà giàn để thăm chiến sĩ. Quà đất liền được chuyển từ xuồng lên bằng dây thừng.
    Từ trên cao, lính nhà giàn áo trắng chỉnh tề buồn ra mặt. Phía dưới xuồng, mắt chị Sâm - Chủ tịch CĐ ngành GTVT tỉnh Đồng Nai và mấy cô văn công bắt đầu đỏ hoe. Chỉ cách mấy mét thôi, nhưng chị không thể bắt tay, không thể ôm những đứa em, đứa con vào lòng. Chúng tôi cũng thấy cay xè nơi sống mũi. Chưa khi nào thấy Trường Sa gần đến thế mà lại xa đến thế...
    Suýt lỗi hẹn với Tư Chính
    Đó là tình cảnh của đoàn chúng tôi trong buổi sáng đến thăm nhà giàn DK 1.11 (còn gọi là Trạm dịch vụ KHKT Tư Chính) trong chuyến công tác đi thăm một loạt đảo thuộc quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía nam tổ quốc cuối tháng 4 như Trường Sa lớn, Đá Tây, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Núi Le...
    Sáng đó, biển động. "Con lật đật" cứng đầu không chịu nghe lời những thuỷ thủ dạn dày kinh nghiệm của tàu HQ 957 (Lữ đoàn 125), cứ lắc qua lắc lại, trồi lên trụt xuống như muốn trêu ngươi. Chỉ một sơ sẩy thôi, đại tá Hữu Vinh - Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân - cũng có thể trở thành nạn nhân của nó. Nhưng rất may, cuối cùng ông cũng đã lên được nhà giàn an toàn. Bắt tay, thăm hỏi, động viên các chiến sĩ của mình trong giây lát, rồi ông phải trở lại xuồng, cũng với một sự khó khăn không kém lúc lên. Sáng đó, chúng tôi đã lỗi hẹn với Tư Chính...
    Trong khi đó, một mũi công tác khác lại lên được nhà giàn 1.14 một cách an toàn và khá dễ dàng nhờ chiếc xuồng thô sơ từ tàu Biển Đông 21 đang đỗ gần đó. "Con lật đật" hiện đại quá đâm làm hại chúng tôi. Nó to, nặng và tròn ủng nên đương đầu chật vật với những con sóng cao ngất, trong khi chiếc xuồng thô sơ lại nhẹ nhàng trườn qua những con sóng để đưa người lên nhà giàn an toàn.
    Không nói ra, nhưng tất thảy chúng tôi đều thầm ghen tị với các bạn. Nhà giàn, thực chất là những đảo chìm sâu dưới nước và trên đó, chúng ta phải dựng lên những ngôi nhà bằng thép với các cột trụ khổng lồ và cao ngất để chống chọi với những con sóng dữ dội. Nơi gian khó và hiểm nguy nhất trong số các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, cũng là nơi mà ai cũng muốn một lần đến để thăm và hiểu về cuộc sống của những người lính đang sống ở đây.
    Sớm hôm đó, trước khi lên nhà giàn, cả đoàn công tác đã làm lễ tưởng niệm các liệt sĩ - những cán bộ chiến sĩ hải quân - đã anh dũng hy sinh tại vùng biển này trong cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên khắc nghiệt. Sức tàn phá khủng khiếp của bão tố đã làm đổ và chìm các nhà giàn vào những năm 1990, 1996, 1999 và 2000. Không tránh khỏi những mất mát, nhưng qua đó lại sáng lên những tấm gương.
    Đó là liệt sĩ trung uý Trần Hữu Quảng, chính trị viên nhà giàn DK1.3 Phúc Tần. Khi nhà bị đổ, anh đã cùng đồng đội bơi nhiều ngày trên biển. Sau cùng, trước con sóng lớn, anh đã nhường lại chiếc phao cá nhân và miếng lương khô cuối cho chiến sĩ yếu nhất và anh dũng hy sinh ngày 5.10.1999. Đó là liệt sĩ đại uý Vũ Quang Chương - Chỉ huy trưởng nhà giàn DK 1.6 Phúc Nguyên - người đã bình tĩnh chỉ huy các chiến sĩ của mình rời trạm trong cơn bão hung dữ tháng 12.1999. Anh và đảng viên Nguyễn Văn An ở lại thu tài liệu, cuộn lá cờ tổ quốc vào lòng và rời nhà giàn cuối cùng. Ác nghiệt thay, hai anh đã bị bão cuốn đi. Vợ anh An lúc đó đang mang bầu đứa con đầu lòng...
    ...Như hiểu được tâm tư mọi người, ngay đầu giờ chiều hôm đó, đại tá Vinh quyết định lên lại nhà giàn 1.11 bằng chiếc xuồng thô sơ kia. Phải mất nhiều chuyến đi hơn, nhưng quả thật, mọi người đều thấy dễ dàng và an toàn hơn nhiều. Chị Sâm đã được ôm những chiến sĩ chị coi như đứa em, đứa con của mình vào lòng.
    Các cô văn công của đoàn ca múa dân tộc Đắc Lắc có dịp hát những bài hát về biển, về núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Lính nhà giàn say sưa hát và nghe hát. Múa cùng văn công. Đọc thơ và nghe thơ. Chất lính trong các anh vẫn luôn thế: Trẻ trung, lạc quan và yêu đời dù phải sống trong những điều kiện khó khăn, gian khổ nhất.
    Tuyệt vời thay, chúng tôi đã không lỗi hẹn với Tư Chính!
    Lớp học trên Trường Sa lớn

    Trong lớp học trên đảo Trường Sa lớn của cô Nhung.
    Trường Sa lớn, thủ đô của quần đảo Trường Sa là nơi chúng tôi đặt chân lên đầu tiên sau 2 ngày lênh đênh trên biển khơi mênh mông kể từ khi rời cảng Ba Son (TPHCM). Dù đã được biết trước, nhưng đoàn chúng tôi (gồm hơn 10 nhà báo và đại biểu 3 tỉnh Đắc Lắc, Đồng Nai, Cần Thơ) không khỏi ngỡ ngàng bởi một màu xanh ngắt bao trùm cả đảo.
    Màu xanh của phong ba, bão táp, bàng vuông - một đặc sản của đảo - cùng với các loại rau quả trong vườn đã thực sự khiến khung cảnh Trường Sa lớn không khác một làng quê trù phú vùng đồng bằng Bắc Bộ là bao. Ở đây, xương rồng cũng ăn được. Nấu lẩu hoặc canh đều khá ngon. Đó là giống xương rồng Mexico mà một đồng chí lãnh đạo cấp cao của nước ta trong lần thăm đảo đã tặng anh em.
    Đảo trưởng Trường Sa lớn, thượng tá Nguyễn Đại Dương cho biết, vào mùa biển lặng, trung bình mỗi anh em tăng gia được 14kg rau, còn mùa biển động cũng phải gần 7kg. Ở đảo mới đây cũng đã có sóng điện thoại di động nên việc liên lạc về đất liền cũng dễ dàng hơn. Nước ngọt bây giờ cũng nhiều hơn. Ngoài những bể chứa nước mưa với dung tích cả trăm mét khối luôn đầy ắp, ở trên đảo còn có giếng nước ngọt.
    Khoả tay vào chậu nước mát lịm, tôi chợt nhớ lại mấy câu thơ mà chính trị viên của đảo, trung tá Nguyễn Văn Đình, ngẫu hứng đọc lúc đón chúng tôi từ tàu: "Nước mặn con ăn ngày ba bữa/Chờ mãi ông trời chẳng mưa cho/Đồng đội nhường nhau ca nước cuối/Nhường nhau ca nước bỗng nên thừa". Đó là khoảng 10 năm về trước, khi anh mới đặt chân ra đảo.
    Đi cùng với đảo trưởng là Chủ tịch thị trấn Trường Sa - anh Nguyễn Quốc Thiện, trước vốn là Đội trưởng Đội TNXP tỉnh Khánh Hoà. Thiện mới 28 tuổi, nhưng dáng vẻ chững chạc và điềm tĩnh. Thiện cho biết, cuộc sống của nhân dân thị trấn Trường Sa đang được cải thiện từng ngày, cùng với sự hỗ trợ đắc lực từ phía bộ đội. Dẫn chúng tôi đi thăm những ngôi nhà khang trang, rộng rãi và đầy đủ tiện nghi của cư dân thị trấn Trường Sa, Chủ tịch thị trấn không giấu được niềm tự hào của mình. Nhưng vẫn còn điều khiến anh lo lắng, đó là chuyện học của các cháu nhỏ...
    Số lượng các cháu đến tuổi đi học đã khá nhiều, nhưng do điều kiện xa xôi đất liền nên số giáo viên còn hạn chế. Hiện ở thị trấn mới có lớp dạy đến lớp 3, còn sau đó, các cháu sẽ phải trở về đất liền học tiếp. Nhưng trong tương lai không xa, thị trấn sẽ kết hợp với bên hải quân để mở thêm các lớp cao hơn nữa cho các cháu và đặc biệt sẽ mở thêm một lớp dạy tiếng Anh do chính cán bộ của đảo đứng lớp như trước kia đã từng mở một lớp để dạy cho các chiến sĩ trên đảo.
    Lúc chúng tôi đến thăm, cô giáo Bùi Thị Nhung đang đứng lớp giờ toán cho các cháu lớp 1. Phòng cạnh đó, thầy Lê Minh Cảnh cũng đang đứng lớp mẫu giáo lớn dạy các cháu biết đọc bảng chữ cái và số đếm. Lớp học của cô Nhung khá đơn sơ, nhưng gọn gàng và ngăn nắp. Để có mặt ở đây, cô Nhung và chồng đã phải mất khá nhiều công sức thuyết phục và làm tư tưởng cho gia đình cả hai bên nội ngoại, để mọi người hiểu và cảm thông cho quyết định này khi mà công việc của 2 vợ chồng ở Khánh Hoà đang khá ổn định.
    Ông bà vẫn lo lắng cho đứa cháu mới 20 tháng tuổi, nhưng hai vợ chồng cô Nhung đã quả quyết với bố mẹ: Con của chúng con chắc chắn sẽ cứng cáp và trưởng thành rất nhanh khi được sống ở một nơi như Trường Sa lớn... Tôi tự nhủ thầm, khi có điều kiện, chắc chắn tôi sẽ quay trở lại đây trong một ngày không xa, để được thấy đứa con bé bỏng và những học sinh của cô cứng cáp, trưởng thành đúng như cô mong muốn.
    Còn bạn, nếu như bạn chưa có được may mắn như tôi, chưa từng một lần đặt chân đến Trường Sa - một phần máu thịt của tổ quốc, thì hãy tưởng tượng về nó thật đơn giản thế này thôi: Nơi ấy có màu trắng của cát, màu xanh của cây phong ba, bão táp và có cả màu đỏ - màu máu các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã đổ để gìn giữ trọn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
    Nơi ấy, chính là Trường Sa!
    Kiều Minh
    http://www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2008/5/87245.laodong
  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Trung Quốc: Những đối sách chiến lược
    khi phát triển kinh tế biển

    (Trích bài Chiến lược phát triển kinh tế biển của Trung Quốc đăng trên Thông tin những vấn đề lý luận, số 4, 2-2008)

    Trước xu thế lớn là, nhân loại sẽ tiến ra biển theo "chiều sâu", "chiều rộng" và "chiều cao", trong thế kỷ XXI, Trung Quốc phải kiên trì tư tưởng chỉ đạo về phát triển kinh tế biển "toàn diện", "hiệu quả cao" và "bền vững" mà các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc đề xướng, dựa vào "Đề cương quy hoạch phát triển kinh tế biển toàn quốc", chú ý giải quyết các vấn đề ở 5 phương diện:
    1 - Điều chỉnh, hoàn thiện cơ cấu ngành nghề kinh tế biển
    Từ khi nước Trung Hoa mới thành lập tới nay, các nghề biển của Trung Quốc luôn giữ vững nguyên tắc "cùng tổ chức nhiều nghề", kết cấu và bố cục không ngừng hợp lý hơn, nhưng do hàng loạt nguyên nhân, hiện vẫn tồn đọng một số vần đề không thể xem nhẹ. Theo phân tích của các chuyên gia, hiện trạng và đặc điểm của cơ cấu ngành nghề biển của Trung Quốc là: có đầy đủ các nghề về biển, trong số các nghề chủ yếu thì nghề truyền thống lại nhường ngôi cho các nghề mới; 3 ngành nghề biển đang trong thời kỳ điều chỉnh, ngành nghề mới sẽ có sự nhảy vọt về chất, các nghề mới ra đời phát triển khá nhanh, các nghề truyền thống vẫn chiếm vị trí chủ đạo; các nghề biển nhìn chung phát triển khá nhanh, nhưng đang tồn tại sự không cân đối giữa các ngành và khu vực. Theo bố trí tổng thể về phát triển biển và tình hình cơ cấu ngành nghề biển, hướng tới xu thế phát triển kinh tế biển mới của nhân loại trong thế kỷ mới, hiện nay và trong thời gian tới, việc điều chỉnh và hoàn thiện cơ cấu ngành nghề biển Trung Quốc cần áp dụng các biện pháp chủ yếu sau: Một là, phải nâng cao tố chất của các nghề biển truyền thống, nâng cao hàm lượng kỹ thuật và đẳng cấp sản phẩm; Hai là, phải đẩy nhanh phát triển các nghề biển mới, đặc biệt nghề khai thác dầu khí biển, nghề du lịch ven biển và nghề nuôi trồng hải sản; Ba là, phải tích cực thúc đẩy các nghề biển trong tương lai lớn mạnh, đặc biệt phải từ tầm cao chiến lược quan tâm tới sự phát triển của các nghề như y dược sinh học, sử dụng tổng hợp nước biển, sử dụng năng lượng biển và khoáng sán biển.
    2 - Tăng cường xây dựng khu kinh tế biển
    Khu kinh tế biển phân thành khu vực bờ biển và vùng biển phụ cận, hải đảo và vùng biển phụ cận, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, khu vực đáy biển quốc tế.
    Phát triển kinh tế biển phải hết sức coi trọng việc xây dựng khu kinh tế biển. Theo bố trí tổng thể về phát triển biển và bố cục các khu kinh tế biển, khi khai thác xây dựng khu kinh tế biển, Trung Quốc cần áp dụng các biện pháp sau: Một là, phải điều chỉnh tương ứng thứ tự khai thác xây dựng khu kinh tế biển. Từ trước tới nay, Trung Quốc đã cơ bản triển khai theo trật tự "trước tiên là đất liền sau đó tới biển, trước là gần bờ sau đó tới ven biển và khu tiếp giáp, không hoặc ít đụng chạm đến khu vực có tranh chấp" trong khai thác tài nguyên biển đặc biệt là nguồn dầu khí biển.
    Xét lợi ích lâu dài của kinh tế biển quốc gia, Trung Quốc phải có những điều chỉnh cần thiết đối với trật tự này, vì tài nguyên biển đặc biệt là tài nguyên dầu khí trên đất liền, ven biển và khu vực không tranh chấp đã là "miếng thịt" trong bát chúng ta, người khác muốn cướp cũng rất khó, lúc nào khai thác cũng không ảnh hưởng tới tình hình chung, còn nếu không khẩn trương khai thác tài nguyên ở khu vực tranh chấp và vùng lãnh hải quốc tế ở biển xa, thì Trung Quốc sẽ có nguy cơ bị mất vĩnh viễn cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên biển ở những khu vực đó. Phương châm phổ biến khi khai thác tài nguyên biển trên thế giới hiện nay là "giữ phần của mình, chia sẻ phần của chung".
    Vì vậy khi khai thác tài nguyên biển đặc biệt là tài nguyên dầu khí, Trung Quốc cũng nên giữ nguyên tắc "trước tiên là biển xa, sau đó biển gần, trước tiên là khu vực tranh chấp sau đó là khu vực do mình kiểm soát, trước tiên ở nước ngoài sau đó về trong nước", ít nhất phải cố gắng đẩy mạnh khai thác ở biển trung và biển xa để Trung Quốc không mất ưu thế ở các khu vực biển trong cuộc cạnh tranh quyết liệt giành giật thời gian và tốc độ phát triển biển toàn diện. Hai là, phải chú ý cải thiện cục diện khai thác xây dựng khu kinh tế biển. Do các khu vực phát triển không đồng đều, cục diện khu kinh tế biển của Trung Quốc hiện vẫn tồn tại một số vấn đề , nhất là liên quan đến các hoạt động khai thác ở biển xa; các vùng biển phụ cận các thành phố ven biển, vùng châu thổ các cửa sông phát triển khá cao, các khu vực còn lại phát triển chậm... Để đảm bảo phát triển kinh tế biển toàn diện, hiệu quả cao và bền vững, giai đoạn mới phải điều chỉnh căn bản cục diện xây dựng phát triển các khu kinh tế biển: phải căn cứ vào các yếu tố phát triển như điều kiện tự nhiên, ưu thế tài nguyên, cơ sở kinh tế của các khu vực ven biển cũng như hiện trạng phân vùng hành chính, đẩy mạnh xây dựng khu vực bờ biển, thông qua phát huy ưu thế tương đối của khu vực, hình thành khu vực kinh tế dải bờ biển có bản sắc; phải áp dụng các phương thức cùng coi trọng xây dựng và bảo vệ, quân đội và nhân dân cùng quan tâm, kết hợp sức mạnh quân sự và biện pháp hòa bình, tăng cường xây dựng quản lý các đặc khu kinh tế hải đảo, thực hiện thống nhất phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường tài nguyên và an ninh quốc phòng ở khu nghề cá biển và khu dầu khí biển có thể sử dụng lâu dài, phát triển các vùng đặc quyền kinh tế và khu khai thác tài nguyên biển ở thềm lục địa.
    3 - Làm tốt công tác bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên biển
    Trung Quốc luôn hết sức coi trọng công tác phòng ngừa và xử lý ô nhiễm biển, bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, thông qua việc kịp thời xác lập các phương châm chính sách tương ứng, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp quy và từng bước kiện toàn thể chế quản lý tương ứng, Trung Quốc đã thu được những thành tích lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên biển. Tuy nhiên, do nhiều
    nguyên nhân, hiện vẫn đang tồn tại mộ t s ố vấn đề nghiêm trọng không thể xem nhẹ; cửa sông, vịnh và khu vực biển gần bờ bị ô nhiễm nghiêm trọng, chất lượng môi trường suy thoái từng năm; phạm vi ô nhiễm ở biển gần không ngừng mở rộng, hàm lượng các chất hữu cơ như Ni-tơ, Phốt-pho trong nước biển tăng rõ rệt; liên tiếp xảy ra các vụ ô nhiễm làm hại vùng biển, hiểm họa môi trường; tự nhiên và sinh thái biển bị phá hoại nặng nề, các hoạt động phạm pháp ngày một nghiêm trọng ? Những vấn đề trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế biển. Hiện nay và trong thời gian tới, trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên biển, Trung Quốc cần áp dụng các biện pháp sau: Một là, phải tiếp tục thực hiện quy định hạn chế đánh bắt, kiểm soát và thu hẹp cường độ đánh bắt của nghề cá truyền thống, tiếp tục thực hiện chế độ khu cấm đánh bắt cá, thời kỳ cấm đánh bắt cá và xác định thời gian để cá nghỉ ngơi; bảo vệ hiệu quả tài nguyên cá; Hai là, cần tăng cường công tác phòng ngừa và xử lý ô nhiễm biển, kiểm soát nghiêm ngặt lượng chất ô nhiễm thải ra biển, trọng điểm là xử lý các chất ô nhiễm như kim loại nặng, các loại dầu, chất hữu cơ, đồng thời kiên quyết giữ gìn chất lượng môi trường các vùng biển chưa bị ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường các cửa sông, vịnh và vùng biển gần thành phố đã bị nhiễm, khống chế các vụ ô nhiễm ở mức thấp nhất; Ba là phải tiếp tục bảo vệ sinh thái biển, trọng điểm là tăng cường bảo vệ hệ sinh thái biển điển hình, khôi phục khu chức năng sinh thái ở biển gần, tăng cường bảo vệ hệ sinh thái biển đặc biệt, mở rộng một loạt khu bảo tồn thiên nhiên biển và khu bảo vệ đặc biệt; Bốn là, cần tăng cường bảo vệ bờ biển, cửa sông và bãi bồi, phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ven bờ, áp dụng biện pháp thích hợp cho từng nơi, chú trọng tiến hành chấn chỉnh tổng hợp khu vực cửa sông, kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động quai đê, khai khẩn bãi bồi và lấp biển.
    4 - Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, pháp quy liên quan
    Những năm gần đây, lãnh đạo Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng công tác lập pháp về biển. Nhiều bộ luật, pháp quy vô cùng quan trọng về biển đã được thông qua trong thập niên 90 thế kỷ XX. Tuy nhiên, những bộ luật và pháp quy này chưa đáp ứng được nhu cầu chiến lược kinh tế biển toàn diện. Đặc biệt, bước sang thế kỷ XXI càng thấy rõ hệ thống luật pháp về biển của Trung Quốc chưa đủ kiện toàn, dẫn đến tình trạng bị động và bất lợi ở một số mặt nào đó. Hiện nay và trong thời gian tới, công tác xây dựng hệ thống luật pháp về biển của Trung Quốc tập trung vào những hướng chủ yếu sau: Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp quy liên quan, khẩn trương đưa ra và tổ chức thực thi chế độ quản lý quyền sở hữu vùng biển, hoàn thiện thể chế thống kê kinh tế biển; Hai là tăng cường xây dựng, phối hợp và thống nhất đội ngũ chấp pháp về biển, đẩy mạnh thực thi các luật, pháp quy như "Luật quản lý sử dụng vùng biển nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?, ?oLuật bảo vệ môi trường biển nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?, "Luật an toàn giao thông trên biển nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Luật tài nguyên khoáng sản nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" và ?oLuật nghề cá nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".
    5 - Tăng cường quản lý tổng hợp biển
    Theo sự chỉ đạo chiến lược của Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện, Trung Quốc đã lần lượt thành lập các cơ quan quản lý biển, như Cục Hải dương quốc gia, Tiểu ban lãnh đạo nghiên cứu phát triển bảo vệ tài nguyên biển quốc gia, Nhóm chuyên gia nghiên cứu phát triển bảo vệ tài nguyên biển toàn quốc, Cục Hải dương các tỉnh (khu, thành phố) ven biển và Cục Hải dương thuộc thành phố đơn vị kinh tế độc lập; đồng thời cơ chế quản lý biển kết hợp giữa trung ương và địa phương cũng được xác lập. Nhưng nhìn chung, cơ chế quản lý này chủ yếu vẫn là chia cho các ngành tự quản lý, lực lượng quản lý tổng hợp còn khá mỏng. Hiện tại và trong thời gian tới; khi tăng cường quản lý tổng hợp biển, Trung Quốc cần áp dụng các biện pháp sau: Một là giải quyết thỏa đáng "4 mối quan hệ lớn giữa trung ương và địa phương, quản lý hành chính trong nội bộ trung ương, quản lý theo chiều dọc của chính quyền địa phương, chủ thể hành chính biển các cấp và đội ngũ giám sát biển các cấp?. Hai là, kiên quyết thực thi "5 nhiệm vụ lớn" quản lý sử dụng biển, quản lý tài nguyên biển, quản lý môi trường biển, quản lý dịch vụ công ích biển, và quản lý quyền lợi biển.
  7. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  8. TMTVhero

    TMTVhero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    lần đầu tiên thấy cái ảnh này,thích quá,vote cho "tuaasn" nè
  9. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Đề nghị các bác nghiên cứu cách chống sóng thần cho Trường Sa ,gấp
    Được doncoi_noixaxoi sửa chữa / chuyển vào 21:33 ngày 19/05/2008
  10. quangtungah

    quangtungah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Em biết đây là thông tin hơi cũ nhưng ghe tạm vậy
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=232776&ChannelID=330
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này