1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. WLH

    WLH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    Chuyện xưa như Trái Đất rồi,ai mà chả biết.Đưa lên đây làm cái gì nữa hả trời????
  2. badinh

    badinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Xem tin mới này nhé.
    BỘ ĐỘI *****
    Đảo xanh Nam Yết
    Thứ hai, 19/05/2008, 00:11 (GMT+7)
    Nằm ở phía Bắc của quần đảo Trường Sa, đảo Nam Yết được ví như ?ohòn đảo xanh? giữa trùng khơi bão tố. Đặt chân lên đảo, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là khung cảnh ngút ngàn của dừa xanh, của các loại cây đa, nhàu, chuối, đu đủ, mù u? mọc khắp nơi trên đảo. Đi đến đâu trên hòn đảo xinh đẹp này cũng gặp một màu xanh của cây lá khác hẳn với trước đó gần chục năm, hòn đảo chỉ trơ ra cái nắng gắt cháy bỏng và những bãi cát chìm trong gió biển mịt mù?
    Chăm sóc cây nhàu tại công trình lấn biển thuộc đảo Nam Yết.
    Thượng tá Đảo trưởng Ngô Văn Cải chỉ tay về bãi bồi nằm phía Nam của đảo giới thiệu về công trình lấn biển được thực hiện bởi mồ hôi và công sức của toàn thể cán bộ - chiến sĩ trên đảo trong hơn 2 năm qua.
    Anh cho biết: Lợi dụng lúc thủy triều rút xuống, anh em khuân đá đắp thành một con đập chạy dài uốn lượn theo doi cát nhô lên trên mặt nước. Đắp đá đến đâu là chuyển cát lấp vào đến đó. Cứ như vậy, lâu dần trở thành một bãi bồi nhô lên trên mặt biển, có đoạn cao hơn 1m. Có được mét vuông đất nào là phải giữ bằng đủ cách, từ lấp xuống cây, lá, rác mùn đến chuyển đất thịt từ đất liền ra. Đất ?onở? ra đến đâu được anh em cho trồng cây xanh ngay đến đó. Đầu tiên là trồng cây dừa, cây nhàu chắn gió, chắn cát, sau đến chuối, đu đủ phủ xanh đảo.
    Chỉ tay về phía doi cát nhô lên mỗi khi con sóng rút xuống, Thượng tá Đảo trưởng Ngô Văn Cải nhẩm tính: ?oChỗ đó cũng hơn 1.000m² và chỉ 1 năm nữa thôi là thành đất, thành lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc với màu xanh được phủ kín?.
    Để màu xanh phủ kín trên hòn đảo là cả một quá trình gian nan được các chiến sĩ trên đảo ví như một việc làm ?odời non, lấp biển?. Đảo trưởng Ngô Văn Cải nhớ lại: ?oĐầu năm 1996, hai cây dừa đầu tiên được mang ra đảo trồng thử nghiệm trong điều kiện nước ngọt và đất trồng thiếu trầm trọng. Cả đảo dồn mọi công sức, vật dụng để che chắn gió cát và chăm sóc, tưới nước cho dừa dưới cái nắng gió của biển đảo. Dừa nhanh chóng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt và trở thành ?ocây chiến lược? tạo màu xanh cho đảo. Đến cuối năm 1999, đảo Nam Yết được phủ xanh bóng dừa.
    Sau cây dừa, anh em trên đảo đưa cây nhàu ra trồng thử nghiệm. Khác với cây dừa, cây nhàu cần một lượng nước rất lớn để sinh trưởng, nhưng khi đã bám rễ được trên cát rồi thì lớn rất nhanh. Quả và lá nhàu phơi khô, sắc ra uống còn là vị thuốc chữa được các bệnh thông thường.
    Cây nhàu dễ trồng ở chỗ chịu được nắng gió và có thể trồng xen với các loại cây khác như mù u, đu đủ? Mỗi con đường trên đảo được trồng một loại cây khác nhau và mang tên ?oĐường thanh niên?.
    Bí thư chi đoàn đảo Nguyễn Đình Hoán cho biết, phong trào trồng cây xanh trên đảo được phát động rất rầm rộ và lấy cây nhàu làm chỉ tiêu phấn đấu. Ở đâu có đất là anh em cắm cây nhàu xuống và chỉ một mùa là đã lên xanh tốt. Hiện toàn đảo đã trồng được hàng ngàn cây xanh, trong đó nhiều nhất là dừa (hơn 300 cây), sau đến là nhàu và đu đủ. Dừa của đảo Nam Yết hiện nay còn được đưa sang trồng tại nhiều đảo ở Trường Sa và nhanh chóng tạo màu xanh, giữ đất cho đảo.
    Dẫn chúng tôi đi thăm khu trại chăn nuôi trên đảo, chiến sĩ Vũ Đức Thuấn giới thiệu: Nhờ có màu xanh của cây lá, mấy năm gần đây đảo đã nuôi được heo, gà vịt - điều mà nhiều năm trước chỉ có chó sống được. Dưới bóng mát của hàng dừa, các chiến sĩ trung đội 2 dùng lưới quây lại thả hơn 20 con vịt cỏ. Đàn vịt hơn 1 tháng tuổi rộ lên cạp cạp khi Thuấn vãi nắm thóc xuống đất.
    Để ?otắm? cho vịt, các chiến sĩ dùng một chảo lớn đổ nước vào để đàn vịt ?otung tăng? mỗi ngày một lần. Với cách nuôi này, cả đảo hiện đã nuôi được hơn 200 con vịt lớn nhỏ. Còn gà và ngan (vịt Xiêm) thì đơn vị nào cũng nuôi được. Heo những năm trước chỉ đến dịp tết đất liền chuyển ra mới có - thì nay tháng nào anh em trên đảo cũng giết heo cải thiện bữa ăn.
    Thuấn còn cho biết, không chỉ gia súc chăn nuôi được trên đảo mà nhờ có cây xanh, bóng mát những năm gần đây các loài chim biển và chim di trú còn tụ về sinh sống, đã tạo nên cho hệ sinh thái biển đảo Trường Sa thêm phong phú và đa dạng.
    Chia tay đảo Nam Yết, Đảo trưởng Nguyễn Văn Cải không ngần ngại khi nói với chúng tôi về ?ohòn đảo xanh? trong tương lai không xa sẽ đón những cư dân đầu tiên ra đảo sinh sống. Và màu xanh hôm nay sẽ tạo một vùng sinh thái bền vững trên vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc giữa muôn trùng khơi.
    Phạm Hoài Nam
    http://www.sggp.org.vn/chinhtri/bodoicuho/2008/5/152686/
  3. huuthanh81

    huuthanh81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chào các chú, các anh Mod.
    Em vào diễn đàn cũng chừng được hơn 1 năm. Vì kiến thức hạn hẹp, nên em chỉ đọc để tìm hiểu là chính.
    Mục " Trường Sa: Biển đảo quê hương ! " này em cũng hay vào xem. Nhân lúc ngồi nói chuyện với 1 anh về HS và TS. Em hiểu rằng topic này chắc chắn sẽ còn tồn tại lâu. Vì vậy, em xin phép gửi 1 mong muốn cá nhân đó là: ghi thêm hai chữ " Hoàng Sa " bên cạnh " Trường Sa " vào tên của Topic này, để nó thành " Trường Sa , Hoàng Sa: Biển đảo quê hương ! " . Em hiểu rằng Hoàng Sa đã mất, khó có thể đòi ... Nhưng bản đồ nước mình thì vẫn có - đó là một sự khẳng định chủ quyền; em cũng như mọi người, em thấy thiêu thiếu gì đó và không muốn vắng đi hai chữ Hoàng Sa ở topic này các anh ạ.
    Mạn phép các anh, mong các anh chỉ bảo ạ :)
    Được huuthanh81 sửa chữa / chuyển vào 01:46 ngày 23/05/2008
  4. WLH

    WLH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    Chí phải.
  5. DamSearch

    DamSearch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
  6. DamSearch

    DamSearch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0

    Chiến lược biển của Trung Quốc
    Trần Bình Nam
    Chiến lược trên mặt biển của Hải quân Trung quốc
    Đầu tháng 5/2008, tạp chí tư nhân của Hoa Kỳ Janes Intelligence Review chuyên về quốc phòng cho phổ biến một số hình ảnh mua được của hãng vệ tinh tư nhân DigitalGlobe cho thấy Trung Quốc đang thiết lập một căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại Yulin (Sanya) nằm ở cực nam đảo Hải Nam. Giới quốc phòng Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc châu, New Zeland và các nước trong khối Hiệp hội Đông nam á (Asean) tỏ ra rất quan tâm.
    Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ với nhiều vệ tinh thám thính tinh vi hơn các vệ tinh thương mãi của hãng DigitalGlobe lẽ dĩ nhiên đã có các hình ảnh này trước nhưng không tiết lộ.
    Các hình ảnh cho thấy một căn cứ tàu ngầm khổng lồ với nhiều cửa hầm (thấy được ít nhất 14 cửa) bề ngang 16 mét mở từ biển dẫn vào các hầm bên trong nằm dưới mặt đất. Các hình khác cho thấy hai cầu tàu dài và nhiều cầu tàu ngắn hơn có khả năng làm chỗ neo cho ít nhất hai đội Mẫu hạm Chiến đấu (Carrier Strike Group).
  7. DamSearch

    DamSearch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    [Tấm không ảnh đáng quan tâm nhất là tấm hình cho thấy sự có mặt tại căn cứ Yulin một chiếc tàu ngầm phóng hỏa tiễn chạy bằng nguyên tử lực loại 094 (Jin-Class). Tàu ngầm này mỗi chiếc trang bị 12 hỏa tiễn loại JL-2 mang đầu đạn nguyên tử có tầm bắn xa từ 7.200km đến 8.000km, theo ước lượng đầu năm 2008 của Hoa Kỳ. Giới tình báo quân sự Hoa Kỳ biết Trung Quốc có hai tàu ngầm loại này trong nhiều năm qua nhưng vẫn neo tại căn cứ tàu ngầm Xiaopingdao trong vịnh Bố Hải thuộc tỉnh Hồ Bắc ở phía Bắc. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí này được bố trí xa về phía nam nhìn vào vùng nam Thái Bình Dương. Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc sẽ có 5 chiếc tàu ngầm loại 094 vào năm 2010.
    Sự di chuyển loại tàu ngầm này đến vùng biển Đông nằm đầu thủy đạo đi vào Ấn Độ Dương là một dấu hiệu Trung Quốc thay đổi sự bố trí chiến lược quan trọng, mặc dù cho đến lúc này không một giới chức thuộc giới quốc phòng trên thế giới đoán biết Trung Quốc có khả năng gì và dự tính gì.
    Đặt vấn đề khả năng vì trước đây loại tầu ngầm mang hỏa tiễn nguyên tử Xia của Trung Quốc đã ra khơi nhưng không làm ai e ngại vì di chuyển đến đâu cũng bị hải quân Hoa Kỳ theo sát (Trung Quốc chưa nắm vững kỹ thuật khử từ trường của vỏ tàu). Nhưng lần này các hình ảnh cho thấy tại căn cứ Yulin có cơ sở khử từ, và nếu cơ sở này hữu hiệu thì tàu ngầm loại 094 sẽ có khả năng chiến lược và tính đe dọa rất cao. Nhất là vùng biển nam Hải Nam là vùng biển sâu. Chỉ cần ra biển vài kilomét là đã có độ sâu 5000 mét, nên khi tàu ngầm loại 094, nếu đã được khử từ tốt xuất phát công tác thì rất khó phát hiện.
    Hai nước quan tâm nhất đến các hình ảnh mới tiết lộ này là Ấn độ và Hoa Kỳ. Nếu tàu ngầm loại 094 vào hoạt động tại Ấn Độ Dương thì bất cứ mục tiêu nào của Ấn độ cũng ở trong tầm bắn của hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử JL-2. Lục địa Hoa Kỳ (CONUS) cũng là một mối lo trên nguyên tắc, nhưng Hoa Kỳ hẵn còn thừa khả năng theo dõi và Trung quốc biết điều này.
    Các nước Đông Nam Á và Nam Á dù có quan tâm cũng không làm gì được để tự bảo vệ, cho nên chỉ có hai chọn lựa để mua sự an toàn chiến lược: hoặc chọn thế đồng minh với Hoa Kỳ, hoặc chọn thế đồng minh với Trung Quốc. Riêng Việt Nam sự chọn lựa không phải dễ dàng, nếu thật sự muốn làm một sự chọn lựa.
    Đi với Hoa Kỳ sẽ bị áp lực (nếu không quân sự là kinh tế) không chịu nổi của Trung Quốc. Đi với Trung Quốc thì an ninh quốc gia trong lâu dài không bảo đảm.
    Sự triển khai lực lượng hải quân nguyên tử của Trung Quốc tại căn cứ Yulin ở đảo Hải Nam ảnh hưởng đến thế chiến lược toàn cầu, nhưng nước bị đe dọa nhất là Việt Nam. Căn cứ Yulin chỉ cách Hà Nội 500 km, Đà Nẵng 285 km, Sài gòn 870 km đường chim bay (trong khi cách xa Manila đến 1284 km). Dù là bạn hay không với Trung quốc, căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại đảo Hải Nam là một gọng kềm bên phải của Việt Nam. Gọng kềm bên trái là phía Lào.
    Việt Nam vốn có nhiều ảnh hưởng chính trị, kinh tế và quân sự với Lào và Lào là chiếc giáp bảo vệ sườn phía tây của Việt Nam thì Trung quốc cũng đang vận đụng sức mạnh và sự giàu có của mình để chọc thủng chiếc giáp này.
    Cuối tháng 3/08 vừa qua thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm Lào, ký 7 thỏa thuận với thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh bao gồm thỏa thuận về thương mãi, giáo dục, khai thác tài nguyên và quốc phòng. Ông Ôn Gia Bảo thuyết phục Lào công khai ủng hộ chính sách của Trung Quốc đối với cuộc đàn áp tại Tây Tạng ngày 14/3 trước đó, và tuyên bố Trung quốc và Đài Loan là một quốc gia.
    Với hai gọng kềm này Việt Nam thật là khó thở trong tay người bạn ?omôi hở răng lạnh? Trung Quốc .
  8. DamSearch

    DamSearch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0

    Nhưng dù Trung Quốc đã có khả năng gì thì dự tính của Trung quốc khi thiết lập căn cứ tàu ngầm hỏa tiễn nguyên tử tại đảo Hải Nam cũng là để chuẩn bị đối đầu với hải quân Hoa Kỳ trên biển cả. Trung quốc cần đường thông ra các đại dương. Thủy đạo từ Bắc Thái Bình Dương thông ra Ấn Độ Dương băng qua eo biển Ma Lai Á đi qua biển Đông có 3 vị trí chiến lược: Hải Nam, Cam Ranh và Trường Sa. Tuy nhiên sự chọn lựa Cam Ranh hay Trường Sa không phải không có vấn đề. Cam Ranh tốt nhất về mặt cơ sở nhưng phải thương thuyết với Việt Nam và việc này tạo thành sự dòm ngó của thế giới và sự khó chịu của Hoa Kỳ, nếu không muốn nói cả Liên bang Nga (cả hai nước này đều đã sử dụng căn cứ Cam Ranh). Nếu chọn Trường Sa thì sẽ làm tái xuất hiện sự tranh chấp với các nước trong khối Asean và Việt Nam. Hơn nữa Trường Sa không đủ đất. Chọn Hải Nam là thượng sách vì là đất nhà không ai nói ra nói vào được .
    Tháng 8/2008 này Trung Quốc tổ chức Thế Vận hội, và là thời điểm Trung Quốc chọn để mở đầu kỷ nguyên siêu cường. Việc triển khai lực lượng hải quân nguyên tử, trước hết là tàu ngầm với hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử cùng với các đội Mẫu hạm Chiến đấu hải quân Trung Quốc sẽ có khả năng hiện diện và chiến đấu ở bất cứ nơi nào. Hoa Kỳ sẽ không còn thế thượng phong trên biển, và khi các tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc có thể lặn sâu, đi xa mà không bị khám phá thì trên nguyên tắc lục địa Hoa Kỳ không còn là vùng đất bất khả xâm phạm nữa.
    Điều này không có nghĩa Trung Quốc chỉ chờ có sức để đánh úp Hoa Kỳ. Ít nhất vào giữa thế kỷ 21 Trung Quốc mới có khả năng này. Hơn nữa, Trung Quốc từng tuyên bố chính sách nguyên tử của Trung Quốc là ?okhông đánh trước?.
    Nhưng một khi lục địa Hoa Kỳ nằm trong tầm bắn lý thuyết của các đầu đạn nguyên tử của Trung Quốc thì Hoa Kỳ phải bảo đảm bằng mọi giá một sự việc như vậy không thể xảy ra. Kết quả là sự săn đuổi rình mò nhau ngoài biển khơi giữa các hải đội tàu ngầm trang bị hỏa tiễn với đầu đạn nguyên tử của Hoa Kỳ và Trung Quốc và một cuộc chạy đua vũ khí ít nhất là hỏa tiễn chống hỏa tiễn trên không trung sẽ mở đầu một hình thức chiến tranh lạnh.
    Có thể đó là kịch bản của tình hình thế giới trong những thập niên tới.
    May 27, 2008
    [/quote]
  9. cattrang08

    cattrang08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    56
    Hoang Sa Trường Sa đã kết nối với VINASAT
    http://www.thanhnien.com.vn/CNTT/2008/5/31/241868.tno
  10. sigmafx

    sigmafx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    29
    Kết nối với Hoàng Sa làm gì hả trời
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này