1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Khi sự sống và cái chết chỉ cách nhau 1-2 cm[​IMG] 
        Có một lần tôi được theo đoàn công tác của Tổng cục Chính trị ra thăm bộ đội ở hải đảo Trường Sa. Chuyến đi kéo dài hơn nửa tháng lênh đênh trên biển, thăm 6 đảo trong quần đảo Trường Sa. Chúng tôi được đưa đi bằng một chiếc tàu lớn mà theo giới thiệu của thuyền trưởng thì đây là chiếc tàu cứu hộ hiện đại nhất của Quân chủng Hải quân Việt Nam, do Công hoà Liên bang Đức sản xuất. Tàu có đến 5 tầng, các phòng ở dù hẹp nhưng có máy lạnh, tủ lạnh, tivi. Trên tàu còn có cả máy cất nước biển thành nước ngọt nên hành khách tắm giặt thoải mái trên suốt chuyến hải hành. Tham gia đoàn có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ ở Hà Nội và TPHCM, ngoài ra còn có các ca sĩ, diễn viên múa, nhạc công của các nhà hát ở Hà Nội, thế nên không khí luôn vui nhộn. Tối nào trên bong tàu cũng có một buổi liên hoan cùng hát, khiêu vũ, đọc thơ, kể chuyện cho nhau nghe. Cả đời tôi sẽ còn nhớ mãi cảm giác hạnh phúc được nghe tiếng nhạc, tiếng hát dìu dặt khi tàu đang chạy băng băng trên sóng biển Đông dưới trời đêm rợp ngợp trăng sao.
        Hôm ấy, khi tàu sắp đến đảo An Bang thì vướng phải đá ngầm, đội ở khoảng giữa đáy tàu. Dù đã mở hết công suất máy nhưng tàu vẫn không sao thoát được, trong khi nước triều đang xuống. Tàu lắc lư tròng trành dữ dội, nguy cơ đáy tàu bị xé vỡ đang đe dọa. Nhiều người trong đoàn - ngay cả một số thuỷ thủ - đã bị say sóng đến nôn mật xanh mật vàng. Lệnh báo động được ban ra. Mọi người đều phải mặc áo phao và lên bong tàu. Không khí căng thẳng vì ai cũng hiểu rằng mình đang ở ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Đến chiều, đang lúc nguy kịch, mọi người đang lặng lẽ nhìn nhau lo âu, một số người khóc rấm rức, thì có hai thuỷ thủ ra đốt nhang đèn và thả xuống biển một con gà luộc. Tàu vẫn cứ lắc lư như chực lật úp hoặc bị xé làm đôi, máy tàu gầm gừ như con thú bị mắc bẫy đang cố vẫy vùng trong tuyệt vọng. Và rồi điều kỳ diệu đã đến, nước triều đang lên, nâng dần con tàu lên, trong một nỗ lực cuối cùng, con tàu dũng mãnh trườn qua được khối đá ngầm. Nhiều người mừng rỡ ôm nhau, nước mắt lưng tròng.
        Tai qua nạn khỏi, hôm sau, trong bữa cơm, có một ông nhà báo nhắc lại chuyện thuỷ thủ cầu khấn và cúng kiếng lễ vật, rồi lớn giọng chế nhạo rằng Quân chủng Hải quân hiện đại sao còn mê tín quá vậy. Nhiều người trong đoàn bất bình vì lời phán khiếm nhã đó, có người còn nói thẳng: ?oSao hôm qua tôi thấy mặt ông xanh mét như tàu lá, mà bây giờ phát biểu nghe hùng hồn quá vậy!?. Vị tướng là trưởng đoàn trong chuyến đi này đã đứng dậy ôn tồn nói: ?oNgày hôm qua, chúng ta đều nghĩ rằng ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ còn cách nhau gang tấc, nhưng thực ra không được là gang tấc nữa, mà ranh giới đó chỉ còn mỏng mảnh 1-2 cm vỏ tàu thôi. Chúng ta đang ở rất xa đất liền để có thể có tàu ra ứng cứu kịp thời. Trong tình huống đó, những phương tiện hiện đại mà chúng ta đang có và những kiến thức khoa học mà chúng ta đã trang bị cũng không giúp được gì nữa rồi. Nếu xảy ra tâm trạng lo âu, hoảng loạn sẽ ******** thế thêm nguy kịch. Lúc ấy có thuỷ thủ đã cúng kiếng theo như tập tục của người đi biển, đừng ai nỡ phán đó là mê tín, trong giờ phút nguy nan người ta cần bấu víu vào tất cả những cơ hội để bình tĩnh hơn, sáng suốt hơn và đứng vững hơn?.
        Tôi nhớ mãi lời của vị tướng ấy, lòng quý trọng và khâm phục một người đã từng xông pha trận mạc, vào sinh - ra tử, nay mái tóc đã bạc trắng như cước, sợ gì cái chết nữa, nhưng trong cảnh nguy nan vẫn rất hiểu lẽ đời và rất thương lính.
        Ngẫm ra khi vượt qua gian nguy chính là lúc để luận ai là anh hùng và ai hèn hạ.
    Được fddinh sửa chữa / chuyển vào 22:17 ngày 01/09/2008
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Cái này không phải là TS mà là các trạm DK-xx
    [​IMG]
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 03/09/2008
  3. DamSearch

    DamSearch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  4. aitymo

    aitymo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    2
    Sáng Nay Thứ trưởng mẽo họp báo Trả lời câu hỏi của Phóng viên báo quân đội nhân dân về phản ứng cũng như phản ứng của mỹ về tranh chấp ở biển đông: Mỹ sẻ không can thiệp vào tranh chấp tay đôi nhưng yêu cầu các bên nên giải quyết vấn đề theo luật biển của liên hợp quốc. Thôi đi tý đã sau quay lại về vấn đề Các công ty nước ngoài làm ăn với việt nam trên biển đông..
  5. nimbus_2000

    nimbus_2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    Phóng sự dưới đây nói là 100% chiến sỹ ở Trường Sa đều đạt loại giỏi khi bắn đạn thật.
    http://www6.thanhnien.com.vn/Xahoi/2008/9/14/261655.tno
    ----------------
    Trường Sa chắc tay súng
    00:28:00, 14/09/2008


    Các chiến sĩ đảo Song Tử Tây huấn luyện sẵn sàng chiến đấu - Ảnh: Tấn Tú
    Những ngày này, thời tiết vùng biển Trường Sa rất xấu, sóng cao và gió giật lên cấp 6, cấp 7. Thế nên công việc của những người lính đảo càng vất vả hơn.
    Chống bão và hăng say huấn luyện
    Gần 1 tuần nay, đảo Song Tử Tây trời mưa như trút nước, mùa này hay có lốc bất thường nên cán bộ, chiến sĩ và quân dân trên đảo luôn trong tình trạng chống bão.
    Từ mấy ngày trước, những người lính đảo đã tập trung dùng dây chằng buộc nhà cửa, dùng bao đựng đầy cát giằng lên mái nhà của đơn vị và các hộ dân trên đảo. Ngoài việc đó, việc chống ngập lụt trận địa, công sự luôn được cán bộ, chiến sĩ ưu tiên hàng đầu. Dù mưa to gần cả tuần nay nhưng do tích cực phòng chống nên hầm hào, công sự của đảo luôn khô ráo, bảo đảm cho việc sẵn sàng chiến đấu.
    Thượng tá, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây Trịnh Lương Vượng cho biết: "Từ ngày có dân đến sinh sống và lập nghiệp trên đảo, cuộc sống ở đây vui hơn rất nhiều. Hết giờ trực chiến, các chiến sĩ hay kéo xuống chơi đùa với các cháu nhỏ. Nhất là những ngày này, khi thấy thời tiết diễn biến bất thường, đảo đã phân công 1 đội thanh niên xung kích xuống từng nhà dân để giúp dân phòng chống bão". Thiếu tá Đặng Văn Phi, trợ lý kỹ thuật đảo Song Tử Tây hồ hởi: "Tôi ra đảo đã 4 tăng rồi (mỗi tăng là một năm - PV), 3 tăng trước, tôi đã ở các đảo Sinh Tồn Đông, Nam Yết và Phan Vinh. Làm gì thì làm chứ công tác sẵn sàng chiến đấu luôn được chúng tôi ưu tiên lên hàng đầu".
    Còn trung sĩ Lê Minh Đức, Khẩu đội trưởng khẩu đội phòng không đảo Song Tử Tây (quê ở tiểu khu 7, thị trấn An Lão, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) thì nói: "Tôi ra đảo lần đầu. Những ngày đầu tiên ở đảo, tôi nhớ bố, nhớ mẹ và gia đình lắm. Càng nhớ nhà, chúng tôi càng hăng say huấn luyện nên lần kiểm tra bắn đạn thật, khẩu đội chúng tôi cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 100% mục tiêu luôn bị tiêu diệt ngay từ loạt đạn đầu..".
    Giúp ngư dân tránh bão
    ?oLần kiểm tra bắn đạn thật gần đây, đơn vị nào trên toàn đảo cũng đều đạt loại giỏi? - Thiếu tá Đặng Văn Phi Trợ lý kỹ thuật đảo Song Tử Tây (Trường Sa)

    ?oMùa mưa bão cũng là mùa mà những người lính Trường Sa thường xuyên cứu giúp ngư dân gặp nạn?- thượng tá, Chỉ huy trưởng đảo Nam Yết Phạm Văn Hòa cho chúng tôi biết. Vào ngày 12.9.2008 vừa qua quân y đảo Nam Yết đã cứu sống ngư dân Trần Dư trên tàu đánh cá BTh 98778 do lặn sâu bị ngất phải lên đảo cấp cứu. Trước đó, quân y đảo cũng đã tiến hành mổ cấp cứu ruột thừa cho ngư dân Nguyễn Minh Đức của tàu QNg 96347 TS mà nếu không mổ kịp thì khó chu toàn mạng sống.
    Anh Trần Vũ Lân - cán bộ văn hóa xã hội xã Song Tử Tây nói với chúng tôi: "Ngày thường, cán bộ, chiến sĩ trên đảo rất quan tâm đến cuộc sống của người dân chúng tôi. Những ngày mưa bão vừa qua, lúc nào cũng có những người lính đến thăm và động viên chúng tôi, giúp chúng tôi chằng chống nhà cửa. Biết mưa quá không đánh cá được để ăn, chỉ huy đảo đã mổ heo và chia cho người dân chúng tôi rất nhiều...".

  6. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Ở nơi gần Trường Sa, xa đơn vị
    Nguồn : http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.xaydungquandoi.32226.qdnd
    Đó là cơ sở 2 của Đoàn công binh M31 Hải quân, còn gọi là Bộ phận chỉ đạo vận tải phục vụ Trường Sa. Nơi đây hầu như ngày nào cũng có tàu ra các đảo ở khu vực Trường Sa, không phải tàu của M31 thì cũng là tàu của các đơn vị bạn; hoặc là tàu của các ngành: bản đồ, hàng hải, khí tượng thủy văn? và nhiều nhất là tàu đánh cá của bà con ngư dân. Thế cho nên với Trường Sa thì anh em rất gần gũi, nhưng với đơn vị thì xa? vời vợi gần hai nghìn cây số.
    ?oGần Trường Sa, xa đơn vị?, nên cuộc sống của anh em nơi đây cũng chẳng khác gì bộ đội ở Trường Sa. Chỉ ?osướng? hơn là được? gần đất liền, được đọc báo hằng ngày, thư từ của người thân cũng không bị ?ongâm? hằng tháng. Nhưng áp lực công việc thì lớn lắm, phải lo toan đủ thứ: Từ xi măng, sắt thép, gạch đá xây dựng? đến cơm gạo, mắm muối cho anh em đi làm công trình ngoài đảo; rồi lo bảo đảm phương tiện kỹ thuật, sửa chữa tàu thuyền vận tải v.v.. Mà lo toan quanh năm. Mùa biển động thì lo nguồn hàng tập kết để mùa biển lặng là bước vào chiến dịch vận chuyển. Trước Tết thì lo hàng Tết; sau Tết thì lo hàng xây dựng; mùa hè vừa lo nước ngọt cho anh em công binh, vừa bảo đảm nước ngọt để trộn hồ vữa, bê tông xây dựng; mùa đông phải tính toán dự trữ rau xanh vì tàu vào ra đảo thưa hơn mùa nắng? Cứ thế, nhiều cán bộ phải ?oxoay như đèn cù? hết năm này qua năm khác. Thiếu tá kỹ sư Phạm Hồng Hà tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật quân sự năm 1990, về đoàn M31 là được điều vào đây từ đó đến nay. Trung úy chuyên nghiệp Nguyễn Công Hoạch ở bộ phận hậu cần cũng trụ ở đây từ năm 1995, gia đình riêng ở mãi tận Hải Phòng, năm ngoái vợ sinh con cũng không về được, vì đang trong giai đoạn cao điểm của chiến dịch xây dựng công trình bảo vệ Trường Sa?
    Tôi đến thăm những người lính ?ogần Trường Sa, xa đơn vị? vào một ngày cuối tháng Ba vừa qua. Bấy giờ đơn vị ở ngoài Bắc đang lất phất mưa phùn, nhưng tại cơ sở 2 ở trong này, những mái tôn dã chiến đã cong vênh lên dưới ánh nắng chói gắt. Mọi năm, phải đến tầm này mới bắt đầu những chuyến vận tải, nhưng năm nay mới đầu tháng Ba, anh em đã hoàn thành 4 chuyến ?otiếp tế? hàng xây dựng và hàng hậu cần cho anh em đang làm công tác dân vận, xây nhà kiên cố giúp ngư dân ở một số đảo nổi?
    Lan man câu chuyện dân vận ở Trường Sa, anh em kể chuyện dân vận trong bờ cũng thật vui. Chuyện là, ngoài việc lo khai thác, tập kết và vận chuyển vật liệu cùng hàng hóa hậu cần phục vụ các đơn vị xây dựng đảo, cơ sở 2 của đoàn M31 còn được Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ khai thác và vận chuyển đất trồng, phân bón và hạt giống cho bộ đội trên các đảo chìm ở Trường Sa tăng gia sản xuất. Đừng tưởng đất và phân thì dễ kiếm, bởi vùng này toàn cát, mấy năm nay bà con lại có phong trào làm bếp bi-ô-ga nên chuồng trại chăn nuôi cứ sạch bong. Thế là trong hợp đồng mua lợn và bò với các chủ trang trại, có thêm điều khoản phải bán kèm đất mùn và phân chuồng. Một điều kiện đi kèm không mấy phiền phức nên cả bên A lẫn bên B đều rất vui vẻ. Thêm một tin vui nữa. Thiếu tá chủ nhiệm hậu cần Ngô Văn Quyết cho biết: Các hợp đồng khai thác vật liệu xây dựng và hàng hậu cần 6 tháng đầu năm 2008 đều được ký kết từ trước Tết Nhâm Tý. Sau tết, giá cả tăng cao, có mặt hàng tăng gấp đôi, nhưng các đại lý vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ và thanh toán theo giá cũ. Được như vậy là nhờ anh em khéo làm dân vận và bởi tấm lòng của nhân dân đối với Trường Sa thân yêu?
  7. TMTVhero

    TMTVhero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    ơ, sao có bác bảo là ta có thể trộn xi măng bằng nước mặn luôn mà, thế này là thế nào nhỉ???
  8. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Nước biển không dùng để trộn bê tông được. Cũng như không dùng để pha xà phòng, giặt quần áo hay pha nước rửa chén để rửa bát đĩa được, vì xà phòng hay nước rửa chén sẽ kông lên bọt.
    Tại sao lại thế thì mình nghĩ là do nồng độ muối cao nên giảm khả năng khuyếch tán các chất không hòa tan. Không biết có đúng không.
    Bạn có thể tiến hành thực nghiệm là biết ngay ấy mà, khỏi cần hỏi ai: Hôm nào lấy nước pha muối rồi thử trộn 1 chút bê tông xem.
  9. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Các bác tham khảo thêm bài này
    Biến cát và nước biển thành bê tông
    Nhiều năm qua, giới khoa học TPHCM vẫn xôn xao chuyện một nhà khoa học bỏ ?ocông dã tràng? nghiên cứu loại vữa bê tông bằng cát biển và nước biển. Nhưng bằng cơ sở khoa học, TS Nguyễn Hồng Bỉnh và cộng sự đã chứng minh được công trình nghiên cứu của họ hoàn toàn khả thi.
    Ngày 12/5 tới, dự án ?oCông nghệ cải tạo đất, cát mặn, nước mặn tạo thành cốt liệu cho vữa và bê tông? của tiến sĩ Bỉnh và cộng sự sẽ được tiến hành nghiệm thu.
    Để có được thành quả hôm nay, nhóm của ông đã phải trải qua thời gian dài nghiên cứu trong điều kiện thiếu kinh phí và không tin tưởng của mọi người. Khoảng cuối năm 1999, ông Bỉnh gõ cửa nhiều nơi để xin đăng ký đề tài làm vữa bê tông từ cát, nước biển, song đều bị từ chối vì lý do chưa ai nghiên cứu và không có tính khả thi. Nhóm của ông đã phải tự bỏ tiền túi để thực hiện.
    Rất nhiều lần sản phẩm là cát ra đằng cát, nước ra đằng nước, nhóm vẫn không nản. Năm 2000, họ tạo được sản phẩm bê tông từ đất cát, nước biển đầu tiên. Ông thổ lộ: ?oSản phẩm đông kết được tuy còn thô sơ, dễ vỡ nhưng mọi người mừng và sướng lắm. Riêng tôi không ngủ được mà chỉ muốn tìm chỗ vắng la thật to?.
    Nhờ bạn bè cho ?oké? kiểm định chất lượng
    Ra được sản phẩm nhưng tiền đâu để kiểm tra chất lượng sản phẩm? Chỉ tính sơ một lần kiểm tra, chi phí trả là 50.000 đồng. Một sản phẩm hoàn chỉnh, nhóm nghiên cứu cần kiểm tra vài trăm mẫu, tính sơ bộ sẽ tốn gần chục triệu đồng. Thấy và hiểu được công việc của ông, bạn bè tại Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi đã giúp phân tích kiểm nghiệm chất lượng.
    Sau nhiều thử nghiệm, cuối cùng nhóm đã tìm được công thức cấp phối hợp lý nhất cho 1 m3 vữa bê tông như sau: 1,2 m3 cát mặn; 180 lít nước biển (độ mặn 28,2 g/lít); 0,3-0,5 lít phụ gia CSSB (do nhóm nghiên cứu phối chế); 359 kg xi măng Holcim PCB40. Kiểm tra chất lượng, sản phẩm tiếp xúc với nước mặn mà không bị xói mòn, rỗ mặt chỉ cần sau 3 ngày đổ. Cường độ chịu nén cao, có thể chịu được từ 160 kg/cm2 trở lên. Từ kết quả nghiên cứu này, những sản phẩm gạch lót nền, sân phơi... ra đời.
    Có được sản phẩm, tiến sĩ Bỉnh cùng cộng sự lại tiếp tục ròng rã mấy năm trời xin đăng ký dự án sản xuất thử nghiệm. Dự án được tiến hành trong năm 2004, tại bãi biển Cần Giờ. Công trình là một đoạn kè chắn sóng tại bờ biển ấp Đồng Hòa, xã Long Hòa, dài 15 m, cao 1 m, bề mặt 2 m, đáy 3 m. Kè được làm hoàn toàn bằng cát, nước biển tại Cần Giờ phối trộn xi măng và phụ gia. Công trình được hoàn thành vào đầu tháng 3. Qua khảo sát của vài đoàn các nhà khoa học, đoạn kè vẫn không bị tác động của nước biển làm rỗ bề mặt hay bị bào mòn, vỡ. Độ chịu nén cao, đo được 160-200 kg/cm2. TS Bỉnh khẳng định: ?oChúng tôi rất tin tưởng vào kết quả, nguyên lý chúng tôi nghiên cứu về bê tông bằng cốt liệu từ nước mặn?.
    http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2004/05/3B9D2335/
  10. sunny03k2

    sunny03k2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    110
    đúng là nc biển nếu chỉ dùng đơn thuần thay thế nc ngọt thì không làm bê tông đc.nên người ta phải chế thêm phụ gia vào hỗn hợp làm bê tông.cái này thì VN mình sản xuất đc rồi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này