1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1
    Bay trong nắng lửa
    ?oNắng Phan Rang nắng vàng cây lúa
    Gió Phan Rang gió úa cành cây?
    Chẳng hiểu câu ca trên đã có tự bao giờ, nhưng ai đã từng đến mảnh đất cực Nam Trung bộ này, đều cảm nhận được cái nắng ?osạm da, cháy thịt? với những cơn gió ?ođỏ tóc? của Phan Rang. Nhưng có lẽ không ai hiểu cái nắng, cái gió bằng các chiến sĩ ở sân bay Thành Sơn. Người lính không quân từng truyền miệng: ?oPhan Rang, Phù Cát đã từng/ Thọ Xuân, Yên Bái xin đừng dọa nhau?. Nghĩa là, ai đã từng sống và làm việc ở sân bay Thành Sơn (Phan Rang - Ninh Thuận) hay Phù Cát (Bình Định), thì có về sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa), hay ra sân bay Yên Bái cũng chẳng ngại gì. Và câu nhắn nhủ: ?oPhan Rang thừa nắng, thiếu mưa/ Ai chưa đến đó thì chưa hiểu mình? sẽ tiếp tục cùng các chiến sĩ sân bay Thành Sơn bay suốt chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian trên bầu trời Tổ quốc.
    Mùa bay huấn luyện năm 2008, các chiến sĩ Đoàn Không quân C37 đã hoàn thành hơn 110% kế hoạch đề ra. Những ngày đầu mùa khô, họ vẫn miệt mài huấn luyện không mệt mỏi. Thượng tá Bùi Đức Thành, Chính ủy đơn vị, là bạn thân với tôi khi anh còn là một ?otay lái? trẻ trên bầu trời Thanh Hóa. Người con của dân tộc Mường này ít nói, nhưng khi nói lại rất dí dỏm và có duyên. Bước qua tuổi 40, trông anh vẫn như cây vầu non mơn mởn trong rừng. Gặp anh sau chuyến bay nhào lộn phức tạp, tôi cảm nhận được sức sống và niềm tin của các chiến sĩ Thành Sơn mạnh mẽ đến mức nào. Bùi Đức Thành nói:
    - Năm nay nhiệm vụ bay vẫn ?ochồng chất?. Ngoài việc đào tạo, nâng cấp phi công, đào tạo giáo viên bay, chỉ huy bay, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của chúng tôi vẫn phải được đặt lên hàng đầu.

    Trở về sau chuyến bay an toàn, thắng lợi.
    Tôi còn nhớ những ngày đầu khôi phục lại phiên hiệu đoàn bay C37 cuối tháng 11-1988, bao nhiêu khó khăn, vất vả đều chất cả lên vai người chiến sĩ. Doanh trại cũ, nát. Nước sạch thiếu trầm trọng. Đời sống của bộ đội luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn. Ấy vậy mà chúng tôi vẫn bay mút mùa. Công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu được tổ chức chặt chẽ, an toàn. Chỉ sau một năm, những cánh bay của chúng tôi đã có mặt ở dọc tuyến biên giới Tây Nam, vùng thềm lục địa phía Nam và các hải đảo xa xôi của Tổ quốc. Những ngày giáp Tết Kỷ Tỵ (1989) phi công Võ Văn Tuấn (nay là Thiếu tướng ?" Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không ?" Không quân) và phi công Hồ Kim Tuấn thực hiện chuyến bay ra quần đảo Trường Sa. Hôm ấy thời tiết xấu. Dọc đường bay, những đám mây đan vào nhau làm cho các anh rất khó phân biệt được đâu là trời, đâu là biển. Võ Văn Tuấn tự nhủ: ?oPhải bay bằng được đến đảo xa, để gửi lời chúc Tết đồng đội?. Nhìn qua kính chiếu hậu, Võ Văn Tuấn vẫn thấy Kim Tuấn mờ mờ bám theo sau. Anh nói trong đối không: ?oNếu số 2 thấy khí tượng phức tạp quá, cứ quay trở về căn cứ, để mình tôi làm nhiệm vụ?. Kim Tuấn trả lời: ?oTôi vẫn bám tốt?. ?oOK!?. Ra tới đảo, các anh đã nhìn thấy dải đất thân yêu hình tam giác dưới cánh bay. Hai phi công vẽ một vòng tròn quanh đảo rồi hạ thấp độ cao. Khi liên lạc được với đảo, Võ Văn Tuấn trào dâng niềm xúc động. Anh nói từ trên không: ?oChúng tôi, những chiến sĩ Không quân anh hùng, xin gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN?. Dưới mặt đảo, sĩ quan dẫn đường bay và anh em Hải quân cũng cảm xúc không kém: ?oXin cảm ơn các anh, những cánh bay của ?oPhi đội Quyết thắng? năm xưa. Các anh cho chúng tôi gửi lời chúc mừng năm mới đến đất liền nhé?. Thay cho câu trả lời, Võ Văn Tuấn cua một vòng gấp, anh giảm độ cao và ép cần lái nghiêng cánh chào. Trên đảo, tất cả mọi người đều ùa ra vẫy chào. Có người còn cởi cả áo vẫy mãi?
    Mười năm qua, những cánh bay mà tiền thân là ?oPhi đội Quyết thắng? năm xưa đã đánh một trận lịch sử vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều ngày 28-4-1975, luôn được mệnh danh là ?oNhững cánh bay an toàn?. Với bộ đội Không quân, an toàn bay bao giờ cũng được coi trọng đặc biệt, nhất là đối với đơn vị bay phản lực như C37. Từ đội ngũ phi công, thợ máy, các thành phần phục vụ khác phải tỉ mỉ, thận trọng và tập trung tối đa trí lực khi tổ chức bay. Chỉ một sai sót nhỏ, chỉ vài giây lơ là, chỉ một chút cảm giác sai là hậu quả sẽ khôn lường. Trung tuần tháng 11, sân bay đầy nắng gió. Càng về trưa, nắng dữ dội như thiêu, như đốt. Trung tá Phạm Trường Sơn, Phi đội trưởng phi đội 2 dẫn tôi ra sân đậu. Chao ơi là nóng. Nóng từ trên cao đổ xuống, nóng từ mặt đất bốc lên, ngùn ngụt như khói sương. Mồ hôi túa đầy lưng áo, ướt cả mái tóc vẫn trong làn gió chướng thổi phần phật. Những tia nắng bắn căng xuống mặt đất, được gió tiếp thêm năng lượng, tạo ra hơi nóng hầm hập táp vào da thịt người chiến sĩ. ?oĐường băng và sân đậu bây giờ phải nóng gần 500C? ?" Trường Sơn nói. ?o500C? ?" Tôi thốt lên - Thế thì chín hết còn gì?. ?oChín làm sao được. Lính Phan Rang là mình đồng, da sắt cơ mà?. Trường Sơn đã bay ở Phan Rang hơn 20 năm. Anh đã nhiều lần thực hiện những chuyến bay trinh sát ra đảo xa và là một giáo viên bay có kinh nghiệm. Năm 2007 và 2008, anh đã cùng đội ngũ giáo viên bay của đơn vị, chuyển loại thành công cho nhiều phi công sơ cấp lái thành thạo máy bay siêu âm.
    Theo qui định, những phi công muốn tập lái máy bay ở đoàn C37, phải qua đào tạo lái máy bay ở Liên Xô (trước đây), hoặc những phi công lái MiG-21 tốt nghiệp loại giỏi ở Trường sĩ quan Không quân. Ấy vậy mà lãnh đạo, chỉ huy C37 nhận nhiệm vụ mới này rất thoải mái. Đảng ủy đơn vị họp bàn hạ quyết tâm. Phi đội 2 đã có nhiều buổi chụm đầu bàn bạc, cùng cơ quan quân huấn xây dựng kế hoạch huấn luyện tỉ mỉ, chặt chẽ, khả thi. Từng cá nhân các giáo viên bay, phi công được phân công trách nhiệm cụ thể. Toàn phi đội tập trung vào việc chuẩn bị kỹ về sức khỏe, tâm lý, nội dung học lý thuyết cho phi công mới. Các anh chia phi công sơ cấp ra từng tổ, mỗi tổ phân công cán bộ và hai giáo viên theo dõi, kèm cặp từ khi học lý thuyết bay, chuẩn bị mặt đất đến khi thực hành bay. Tất cả phải tuyệt đối theo phương châm ?oCơ bản, thiết thực, vững chắc, an toàn, tiết kiệm?, lấy an toàn là mục tiêu số 1. Ngay cả chỉ huy đơn vị như đoàn trưởng Trần Ngọc Đông, Chính ủy Bùi Đức Thành, các đoàn phó Trần Lâm, Đoàn Thế Sự? cũng tham gia dạy bay cho phi công mới. Sau khi đào tạo lý thuyết xong, các anh lựa chọn những học viên giỏi đưa vào bay trước để xây dựng niềm tin và làm động lực phấn đấu cho số còn lại. Cứ như vậy, một thầy, một trò gắn bó, kèm cặp nhau ở mặt đất cũng như khi bay trên trời. Từ công tác chuẩn bị, đến các yếu lĩnh, hiệp đồng thầy và trò phải hiểu nhau để phối hợp nhịp nhàng, ăn ý trong suốt quá trình huấn luyện. Gần nửa năm học lý thuyết và thực hành bay, lần lượt các phi công Phan Việt Anh, Kiều Việt Anh, Đỗ Chí Dũng, Đỗ Tất Lợi? đã thả đơn an toàn, thắng lợi trong niềm vui hân hoan của cả đơn vị. Đến nay, các anh đã được phiên vào trực chiến và tham gia huấn luyện các khoa mục phức tạp hơn như bay tuần tiễu, trinh sát, bay đồng hồ, bay nhào lộn phức tạp, chặn kích, bắn, ném bom các mục tiêu mặt đất...
    Một ngày bay cường độ cao lại rộn rã trên miền nắng gió. Ngồi trên đài chỉ huy kỹ thuật cùng Trung tá Đinh Xuân Phương, Phó chủ nhiệm kỹ thuật hàng không của đơn vị, tôi nghe rõ từng lời gắn kết với nhau giữa bầu trời và mặt đất. ?oHoàng Mai gọi 23??. ?o23 nghe rõ. Tôi đang ở tọa độ X, độ cao 6.500, tốc độ 650. Máy bay hoạt động tốt?. ?oKiểm tra lại các thiết bị, chuẩn bị vào công kích?. ?o23 nghe tốt?. Trên bầu trời lúc này có 6 chiếc máy bay đang hoạt động. Nhìn những cánh bay lên xuống nhộn nhịp, tôi bất chợt bắt gặp những đài trạm ra-đa đang tung cánh lên bầu trời. Trong các xe thông tin, hay trên đồi ra-đa phía xa, chiến sĩ ta cũng phải gồng mình chịu đựng cái nóng khủng khiếp của miền Trung. Họ giống như anh em kỹ thuật, phục vụ xe máy, xăng dầu, công binh, nuôi quân. Đó là những người đi sớm về muộn, những người làm việc thầm lặng nhưng rất quan trọng cho nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ của bộ đội không quân. Niềm vui lớn nhất của họ chính là những chuyến bay ?oAn toàn, thắng lợi?.
    Tôi ngửa mặt lên bầu trời xanh. Những tia nắng chói lòa ùa đầy vào ánh mắt. Bầu trời miền Trung đẹp quá. Đẹp như những chuyến bay và những ước mơ của đồng đội nơi miền nắng lửa này. Dưới cánh bay của các anh là quê hương, đất nước đang đổi mới từng ngày. Thành Sơn vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Những người vợ, người con của bộ đội không quân vẫn một nắng hai sương trên những cánh đồng, hay miệt mài trên bục giảng để các anh yên tâm gắn bó với bầu trời. Nhìn ra sân bay, tôi như vẫn thấy bóng dáng của 5 phi công trong ?oPhi đội Quyết thắng? ngày nào trở về trong niềm hân hoan chiến thắng. Tôi vẫn như thấy các thế hệ phi công đàn anh như: Âu Văn Hùng, Vũ Kim Điến, Nguyễn Hùng Sơn, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Kim Cách, Lê Văn Phương, Lâm Quang Đại? đang cùng những chiến sĩ Thành Sơn hôm nay giữ vững và phát huy tốt truyền thống vẻ vang của đoàn bay C37 anh hùng.
    Tôi chợt thầm mong chiều nay có mưa, để làm dịu đi cái nắng gió rộp da trên vùng đất này, để đồng đội của tôi sẽ có những ngày mát mẻ trên bầu trời, để Phan Rang không thiếu nước sạch và cỏ cây bừng lên sức sống mới, những người chiến sĩ bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, hải đảo và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
    Bài và ảnh: LÊ PHI HÙNG

  2. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1
    Có thấy gì đâu?
    Họ kể lại chuyện cũ mà?
    Hình như Tết năm nào không quân chả bay ra chúc Tết?
  3. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    Bài báo còn cái hình
    [​IMG]
  4. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    Mấy hình này không biết đã có ai post chưa
    [​IMG]
    [​IMG]
    (ảnh sưu tầm)
  5. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7

    [​IMG]
    xuồng vào nhà giàn
    [​IMG]
    xuồng cập mạn tàu
    (ảnh sưu tầm)
    Được binhnhat sửa chữa / chuyển vào 23:52 ngày 28/11/2008
  6. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    Trường Sa
    [​IMG]
    Đảo chìm
    [​IMG]
    Máy tập thể dục trên đảo chìm
    (ảnh sưu tầm)
  7. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    Trường Sa
    Nhiệt liệt chào mừng thủ trưởng và đoàn công tác ra thăm - kiểm tra đảo
    [​IMG]
    [​IMG]
    (ảnh sưu tầm)
  8. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    Trường Sa
    Nhiệt liệt chào mừng thủ trưởng và đoàn công tác ra thăm - kiểm tra đảo
    [​IMG]
    [​IMG]
    (ảnh sưu tầm)
  9. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7

    Nhà giàn DK
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được binhnhat sửa chữa / chuyển vào 00:03 ngày 29/11/2008
  10. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7

    Nhà giàn DK
    [​IMG]
    (ảnh sưu tầm)
    Được binhnhat sửa chữa / chuyển vào 00:03 ngày 29/11/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này