1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1

    Ra Trường Sa câu cá (Phần I)
    Chuyến đi lịch sử
    Tôi vinh dự được chọn là 1 trong những người đầu tiên được tham dự chuyến du lịch Trường Sa. Đây là chuyến du lịch đầu tiên nhưng cũng có thể coi là chuyến cuối cùng vì?nó liên quan đến vấn đề chính trị. Dẹp chuyện đó qua một bên, tôi xin hầu chuyện các bô lão về câu cá tại khu vực biển Trường Sa. Cũng phải nói thêm rằng, toàn bộ số ảnh tôi có được đã trở thành nạn nhân của 2 bên đang đấu đá. Một đồng chí phóng viên cũ của VnExpress rảnh việc đã xóa dùm. Mặc dù rất cay nhưng thiết nghĩ, kỷ niệm mà có gì đó thiếu thiếu (ảnh lưu) có khi lại hay. Đành bỏ qua cho em ý. Ảnh trong bài này tôi lấy lại của đồng nghiệp Phan Công bên báo Vietnamnet.
    Chuyến tàu du lịch Trường Sa đầu tiên xuất phát từ TP.HCM mang theo một đoàn nhà báo cùng không ít ?odân thường?, những người có mơ cũng chẳng bao giờ nghĩ là mình được đến Trường Sa. Đúng là tháng 3 bà già đi biển. Biển êm một cách lạ thường. Những khuôn mặt xanh xao của chị em phụ nữ chuẩn bị cho một trận say sóng đã hồng hào trở lại. Đi biển sướng thế này á? Một số người cười: ?oĐúng là chã biết gì??.
    Có vẻ như cả đoàn mỗi người có một mục đích riêng nên gần như ai cũng lén tìm một góc để tâm sự với các chiến sĩ hải quân trên tàu HQ996. Còn tôi, bỏ qua lời mời ăn uống, nhậu nhẹt với chỉ huy, tôi tìm đến các chiến sĩ (lái tàu, tổ máy, hoa tiêu?). Kinh nghiệm làm báo cho biết, đó mới là những người có nhiều trò, và một trong những trò tôi nghiện nhất là câu cá. Anh Sửu, một trong những chỉ huy của đội lính chuyên chăm sóc buồng máy thừa nhận: ?oCâu cá gặp đội lính là đúng rồi. Anh em hàng ngày câu cá cho chỉ huy ăn, giải trí mỗi khi tàu neo bến nên biết nhiều lắm?. Tôi như mở cờ trong bụng. Thậm chí anh em còn đảm bảo có những thông tin độc quyền về câu cá cho tôi.
    Lại vẫn bỏ qua những bữa cơm với các chỉ huy, tôi lượn xuống phía đuôi tàu. Anh em chiến sĩ đang tụ tập chuẩn bị bữa cơm trưa. Rượu, thứ không thể thiếu trong mọi bữa cơm được đem ra. ?oAnh được phép uống 2 lít một ngày?, Sơn, một đồng chí lính thuộc phòng máy đặt uỵch cái can 5 lít xuống trước mặt tôi. Ok, gì chứ rượu thì tôi chẳng ngán. Đám lính thủy khoái lắm: ?oNói thật với anh bọn em đưa nhiều đoàn ra Trường Sa rồi nhưng đoàn nào cũng phải e dè một chút vì toàn nhà báo, các lãnh đạo. Đoàn này tự dưng có anh xuống ngồi ăn với bọn em. Lạ quá?. Thế là tưng bừng. Rượu xoay vòng uống thấy đã. Rồi mỗi người chúc nhà báo 1 chén. Ặc ặc. Chỉ sợ say nhưng không hiểu sao vẫn không say. Lạ thật.
    Chợt tôi chú ý đến một túm dây buộc cuối đuôi tàu. ?oCâu cá hả?? tôi hỏi mà như hét lên. Cuộn dây cước xanh cỡ lớn đang căng đét. Nói về kỹ thuật thì tôi không biết nó thuộc cước gì, dầy bao nhiêu. Nhưng như các đồng chí kia cho biết thì đủ sức dong cá mập. Ôi dời, đời tôi chưa thấy cá mập lớn bao giờ mà mới chỉ thấy mấy con cá nhám dân chài vẫn hay đánh bắt được thôi. Tôi quyết định kéo thử lên xem?có gì không. Trời, sức cản của nước cộng theo tốc độ chạy của con tàu HQ996 khiến sợi dây câu căng như giây đàn, nặng khủng khiếp. ?oKhông có gì đâu anh ạ. Có cá là giây nó giựt giựt, liệng hết bên này qua bên kia cơ?. Hehe, để chưa ngượng, tôi đành kéo hết lên để xem lưỡi câu làm như thế nào. Ui chà, có đến tận 3 cái móc to hình lưỡi câu, ngạnh được làm rất thô xuyên qua miếng cá thu to bổ chảng. Đáng chú ý nhất là từ lưỡi lên cước, anh em cuốn dây thép cực chắc ước chừng 30-40cm. Không làm vậy đám cá mập, cá thu (cá gì gì đó tôi quên rồi?) táp 1 cái là mất cả chì lẫn chài.
    Thấy tôi có vẻ hứng thú với trò câu cá hơn là uống rượu, anh em nhắc khéo: ?oCâu kiểu này ít được lắm anh ơi. Bọn em cứ vứt đó hên xui thôi. Anh cứ nhậu, đến bãi san hô lớn anh sẽ được thỏa chí?. Xin nói thêm rằng, Ban tổ chức đã lên chương trình câu cá tại một bãi san hô ngầm nằm sát khu vực quần đảo Trường Sa. Hơn 100 ống cước, lưỡi câu các loại đã sẵn sàng. Cá mồi cũng đã để sẵn cả một núi dưới hầm lạnh. Thiếu thì anh em thủy thủ sẽ dùng vợt bắt cá chuồn cho khách làm mồi?câu. Thế là tôi lại phải ngồi vào nhậu tiếp. Xin nói rõ về vụ nhậu. Anh em trên tàu HQ996 có thể thiếu nước ngọt nhưng riêng rượu thì uống đến xỉu cũng không hết. Một chuyện khá hay nữa là dù uống rượu, một tiếng máy lạ nhỏ kêu ai cũng biết. Họ chạy vội xuống khoang máy, kiểm tra, chỉnh sửa rồi lại lên uống tiếp. Anh Sửu cho biết: ?oTàu đã xuất phát thì không ai được phép ốm. Có sốt đến 40 độ thì anh vẫn cứ phải vào buồng máy mà nằm. Mọi sai sót ở bộ phận của anh anh phải chịu?. Tôi chợt thấy mình vẫn còn sướng lắm.
    Loay hoay một hồi tôi lại lôi họ về với chuyện cá. Có vẻ như cá đã trở thành món quá ngấy đối với đám thủy thủ nên họ chẳng hào hứng cho lắm. Họ kể đầy uể oải: ?oCá voi thì thì thoảng bọn em mới thấy. Nó phun nước lên cao lắm nhưng hình như bọn nó đuổi theo đàn cá nên chỉ xem được 1 lúc là mất hút. Còn cá heo thì gặp suốt. Nhất là mấy hôm sáng trăng, chúng bơi theo tàu, huýt sáo víu víu?. Ôi, cá heo, tôi ước được 1 lần nhìn thấy chúng. ?oGì chứ cá ngừ đại dương thì bọn em ăn suốt. Thực ra thì toàn lấy xương, đầu nấu cháo. Còn thì lại đem ra câu hay chấm mù tạt nhậu. Nói thực 1 con cỡ hơn 20 kg ăn sao hết. Ngấy lắm rồi?. Trong khi cái mặt tôi đang ngẩn hết cả ra thì mấy anh lính tỏ ra hững hờ. Ờ thì cả năm trên biển ăn cá ngán thật. Nhưng kể cho khách nghe cũng phải hào hứng 1 tí chứ. Không sao, dù gì thì đội này cũng đã hứa sẽ cho tôi câu riêng, câu cá xịn, không đụng hàng với bất kỳ ai rồi. Hơn nữa, theo dự đoán của thuyền trưởng, tối nay sáng trăng, có thể có cá heo. Thông tin đó làm rồi hồi hộp khôn tả.
  2. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1

    Ra Trường Sa câu cá (Phần II)
    Diện kiến cá heo
    Trận nhậu từ trưa đến gần chiều rồi lại tiếp tục từ chiều đến 7h tối khiến tôi nằm bẹp trong phòng. Muốn say hẳn quá mà không say được. Nhưng ngại hơn là một đồng chí đã bị tát đỏ cả má vì can tội mải buôn chuyện quên không mang cơm lên cho chỉ huy. Theo tôi được biết, lúc đó chỉ huy đang tiếp các đồng chí đài THVN và một nhân vật quan trọng trong ngành. Hihi, khổ thân đồng chí lính này chỉ vì mải nói chuyện mà ăn đòn oan (xin nói rõ là những ai phục vụ cơm nước cho chỉ huy không được phép uống rượu, ăn cơm sau chỉ huy và luôn phải trong tình trạng sẵn sàng mỗi khi chỉ huy gọi). Sau một hồi an ủi, tôi rúc lên giường nằm ngủ lấy sức. Sóng có vẻ lớn hơn, nằm thì thoảng lại lắc qua bên này, bên kia 1 cái.
    Hình như là 8h30 tối thì tôi bị 1 người lay dậy: ?oTìm mãi mới ra được phòng anh. Lên xem cá heo?. Tôi phóng từ trên giường tầng 2 xuống, chạy như điên theo anh chiến sĩ bị tát đỏ má hồi chiều. Phía mũi tàu đã có sẵn 1-2 phóng viên. Mọi thứ xung quanh im lặng. Nghe xa xa đâu đó như có tiếng huýt sáo vang vang. ?oBọn nó kìa?. Loang loáng dưới bóng trăng, dưới làn nước bị mũi tàu rẽ tung sóng, những cái vây lưng đặc trưng của cá heo hiện ra. Nó lượn sát thành tàu rồi lại vút ra ngoài. Có những con quạt đuôi rồi cứ bám sát thành tàu mà lướt. Tôi rút chiếc máy ảnh Kodak 2.1 chụp lia lịa. Xin giải thích thêm rằng dù chỉ là máy 2.1 nhưng đến tận bây giờ, nhiều máy 5 hay 6 chấm vẫn thua xa về màu, độ sắc nét của con máy cổ lỗ này. Nhưng mọi nỗ lực của chúng tôi đều vô vọng. Dùng đèn Flash thì chỉ hiện lên cái bóng và 2 con mắt đo đỏ của cá heo. Chụp không đèn thì gần như chỉ thấy ánh trăng phản chiếu trên sóng biển.
    Cố lắm cuối cùng cũng chỉ chộp được 3 tấm ảnh thấy rõ hình cá. Ước chừng đàn này có hơn chục con. Chúng bám theo tàu gần nửa tiếng đồng hồ rồi mất tăm. Thi thoảng vài con lượn ra xa rồi hơi khẽ lao lên mặt nước. Một thủy thủ nói, vậy là trời đẹp. Nó mà hay nhảy lên mặt nước thì không tốt lắm. Sáng hôm sau, cả đoàn báo chí cứ tiếc mãi. Nhiều người không được xem cá heo cứ trách không gọi. Tôi chỉ còn biết giải thích: ?oSợ gọi mọi người xong thì đến bản thân tôi cũng chẳng kịp thấy cá heo nữa?. Những bức ảnh tôi chụp cuối cùng chẳng thuyết phục được ai. Tức thật.
    Lại một sự cố giúp tôi hiểu thêm thế nào là kỷ luật sắt của quân đội. Một đồng chí hoa tiêu lại bị tát vì can tội để 1 tàu đánh cá tiến sát HQ996 mà không phát hiện ra. Theo quan sát trên màn hình, chiếc tàu này không hiện lên. Chỉ đến khi chiếc đèn biển lập lòe thì một chiến sĩ mới phát hiện ra. Báo động toàn tàu (tất nhiên chẳng hành khách nào biết). Rất may đó chỉ là một tàu đánh cá. Đồng chí hoa tiêu bị đích thân thuyền trưởng cho 1 cái bạt tai cùng vô vàn lời giáo huấn. Đặt vào hoàn cảnh đó, có lẽ người chỉ huy không còn cách nào khác.
    Chiếc tàu đi chậm lại khi qua khu vực mỏ dầu Bạch Hổ. Chụp tạm mấy cái ảnh, tôi lại chạy ra chỗ mấy anh lính. Tay vợt tay đèn, mấy anh giúp tôi bắt cá chuồn. Phải công nhận là cá chuồn nhiều thật. Ban ngày đi thỉnh thoảng lại gặp cả đàn cá chuồn đua nhau phóng lên khỏi mặt nước. Khỏi cần câu làm gì cho mệt, chiếc bóng đèn công suất lớn được trưng ra và anh em cứ việc múc. Chỉ 15 phút đã được đâu 2kg cá. 1 đồng chí đem vội mấy con còn ngo nghoe đi đâu đó. Một lúc sau 1 đĩa cá nướng hoành tráng xuất hiện cùng 1 can rượu. Lại nhậu. Tôi cố lôi thêm cô bé bên báo CAND đi cùng nhưng được 1 lúc thì cô cũng mất dạng. Thế là lại 1 mình tôi chiến đấu với anh em.
    Chuyện gia đình, chuyện nhớ vợ nhớ con của những người thủy thủ khiến chén rượu như càng dễ vào hơn. Chẳng ai thấy say, ngược lại càng thấy tỉnh. Họ thấy nhớ gia đình hơn, thèm được ôm vợ ôm con trong chăn ấm nệm êm hơn. Nhưng đời thủy thủ là vậy. Nhằm giảm bớt không khí buồn nhớ vợ con, tôi lại kéo họ về với chuyện câu cá. Một người tâm sự: ?oNói là câu chứ mấy khi bọn em câu đâu. Toàn lôi đèn ra rồi dùng vợt xúc cá, mực là được cả mấy chục ký. Tại các anh lạ nên mới sắm cước, cần, lưỡi đàng hoàng đó. Mực ở đây to như ma, nó đi đến đâu là cá chuồn chạy, lao khỏi mặt nước vùn vụt. Nếu mà câu chỉ khi nào tàu dừng hẳn hoặc đến bãi san hô thì anh em mới kiếm cá lớn?. Chưa lúc nào tôi mong ngày trôi nhanh đến thế. Còn đúng 1 ngày nữa chúng tôi mới đến bãi san hô ngầm lớn nhất khu vực Trường Sa. Ở đó có thể gọi là 1 trong những cái rốn cá với vô vàn chủng loại cá lớn, cá bé, cá ngon cá dở.
    Theo mô tả của các thủy thủ, rặng san hô này rộng vài km, khá sâu nên cá sinh sống rất nhiều. Đáng quan tâm nhất chẳng phải thu, chuồn, mực, cá ngừ mà là cá mú. Các mú ở đây toàn loại bự con. Nhẹ thì 2-3kg, nặng thì cùng phải đến?(nói thực là không có cân nên tôi chẳng biết thế nào mà nói). Chính vì cái món mú này mà lần nào đưa quân hoặc hàng hóa ra Trường Sa, tàu cũng dừng lại ở đây thu hoạch rồi mới chịu rút về. Một chiến sĩ nói nhỏ: ?oChỉ huy ở đây khoái cá mú lắm nên bọn em ngoài phục vụ sếp còn thủ vài con cho anh em chiến đấu. Nói thật là không có gì đã bằng con mú này?. Tôi lại tiếp tục nhận được lời hứa 1 mình 1 chiến trường câu cá mú. Hồi hộp quá.
  3. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1

    Ra Trường Sa câu cá (Phần III)
    Đêm hoành tráng
    Cuối cùng thì con tàu HQ996 cũng đã dừng hẳn lại. Dường như thông tin câu cá biển chỉ được phổ biến đến phân nửa đoàn khách. Tụ tập quanh tàu chỉ có 20-30 người, phần còn lại đi đâu tiệt. Ai dà, ai cũng hồ hởi tranh cước, cần (ngắn cũn). Nhiều nàng chỉ biết lấy cước, cần xong là chạy tuốt ra thành tàu đòi câu. Thấy mọi người cười hô hố, nàng lại ỏn ẻn quay lại điểm xuất phát để xin các anh lính thủy ưu tiên buộc lưỡi và mồi. Không khí vô cùng hứng khởi.
    Chiếc đèn cao áp chĩa thằng ra biển, dài cỡ 5m. Ánh sáng bao chùm cả hai bên mạn tàu. Vài anh nhà báo vội vàng tung cước quăng mồi rồi lại cuốn lên thở dài. ?oSao ko có cá??. Vài tiếng la ó phản đối vang lên. Khổ thân các chiến sĩ phải giải thích hết người này đến người khác là đợi 1 chút. Vài chú cá chuồn xuất hiện rồi phóng cái rẹt qua. Cả chục miếng mồi đuổi theo một cách vô vọng. Mấy nàng nhà báo chán nản tung xuống kéo lên 1 cách uể oải. Mấy anh nhà báo thì cứ thắc mắc, sao cá chuồn không ăn. Thủy thủ lại phải giải thích, mồi các anh đang câu là 1 khúc cá chuồn nên cá chuồn không xử được. Hết cách, mấy anh thủy thủ đành vác vợt ra cho các đồng chí này đua nhau hớt cá chuồn cùng vài con cá gì đó dài và bạc như 1 thanh đoản kiếm.
    Bỗng đám cá lao đi toàn loạn. Sự xuất hiện của vài chú mực ống khiến đám phóng viên nhà báo hào hứng hơn bao giờ hết. Lại tiết mục mồi đuổi mực diễn ra. Con mực bị bao vây bởi một loạt mồi choáng quá lượn lờ 1 lúc lại bỏ đi. Đám thủy thủ được 1 trận cười bể bụng. Không còn cách nào khác, một thủy thủ đành mượn cần câu biểu diễn cho mọi người xem. Sau vài nhịp đung đưa trên sàn tàu, miếng mồi lao tuốt ra xa. Anh chàng lính thủy vừa cuốn cước vừa nhịp nhịp dử mực. Đến đúng khu vực đèn chiếu sáng, 1 chú mực đã bám sát. Anh chàng lính thủy cho miếng mồi chạy chậm lại rồi dứ dứ nhẹ. Nước trong tới mức người ta có thể thấy rõ từng cái tua con mực đang thử bấu vào miếng mồi. Chỉ đến khi nó ôm chặt lấy, anh thủy thủ mới giật nhẹ một cái. Tên mực dính lưỡi phụt ra một dòng mực đèn ngòm. Hắn bị cẩu lên bờ, xúc tua bấu víu lung tung cả. Phóng viên nhà báo hò reo ầm ĩ. 2 trong số 3 chiếc lưỡi câu bám chắc vào phần thịt dẻo và nhầy nhầy của con mực. Thế này thì chạy đâu cho thoát.
    Chợt phía bên kia bạn thuyền có tiếng hò reo. Một chú cá nục. Lại tiếp một chú cá thu. Rồi hai bên mạn thuyền đua nhau reo hò. Từ cá chuồn vớt bằng vợt cho đến mực, thu, nục? liên tục được đưa lên bờ. Không khí vô cùng náo nhiệt. Theo ước tính bằng mắt thường, con nào con nấy cũng phải 2-3 kg. Mà đấy là so với kích thước cá hồ, trong khi theo tôi biết thì cá biển chắc, cùng kích thước nhưng có thể nặng hơn cá nước ngọt. Tôi đang mải chụp ảnh thì có người vỗ nhẹ vào lưng và thì thầm: ?oĐi thôi anh?. Vẫn là đồng chí đã dính 1 cái tát của thuyền trưởng. Đã đến giờ diễn của tôi. Anh em thủy thủ sau khi lo đầy đủ hậu cần cho khách đã tập trung tại đuôi tàu. Từng miếng cá đã được cắt sẵn, vài sợi cước cũng đã được thả xuống. Tôi được hướng dẫn vài bước cần thiết như buộc cước vào thành tàu đề phòng tuột, thả mồi theo hướng nào thì dòng nước biển cuốn trôi đến chỗ có cá là vừa, chiều dài cước bao nhiêu?Họ bảo là chúng ta câu sát đáy mới xịn. Câu kiểu kia là nhà quê. Và rồi lại rượu. Vừa ngồi thành tàu, vừa dứ dứ cước, vừa uống rượu với cá nướng, bao vây tôi là mùi cá. Thật đã đời.
    Chợt tay tôi nằng nặng rồi cước tuốt tay bỏng rát. Trúng cá rồi. Tôi cố bám lấy sợi dây cước mà kéo dù thực sự là nặng và rát tay. Mọi sự cố gắng đều có vẻ là vô ích. Tôi vội gọi anh Sửu ra hỗ trợ. Anh chàng gần như xô tôi ra rồi tóm lấy sợi cước. Anh cuốn 1 vòng cước quanh lòng bàn tay rồi thoăn thoắt kéo lên. Bỗng hẫng một cái. Hụt rồi. Anh chàng có vẻ tiếc còn tôi thì ngẩn cả người. ?oCon này có vẻ to đấy?, anh Sửu nhận xét. ?oỜ thì con cá mất là con cá to mà?. ?oKhông, bọn em câu nhiều rồi nên biết, kéo lên nặng lắm?. Anh rút hết cước. ?oMất lưỡi rồi?. Anh Sửu quyết định giảng giải cho tôi bài học kinh nghiệm: ?oKhi cảm thấy có cá cắn anh phải kéo dứt khoát và nhanh để cá không kịp chạy về tổ. Tốc độ càng nhanh nó càng không kịp chạy và do thay đổi áp xuất, nó sẽ bị nổ mắt, nổ bong bóng và hết đường chống cự. Anh mà chậm nó về tổ là hết cứu, đứt cước là bình thường. Nếu nó không về tổ mà chạy loạn dưới đó thì anh cũng tuốt da tay vì nó rất khỏe?.
    E hèm, thì từ hồi nào đến giờ toàn ròng cá nước ngọt, có bao giờ dám quá tay đâu. Giờ kiến thức mới xổng 1-2 chú cũng không sao. Bỗng một thủy thủ cạnh đấy hùng hục kéo cước. Chẳng hiểu tay hắn làm bằng gì mà tóm cước kéo cứ thoăn thoắt, chẳng sợ đứt tay. Dưới anh đèn pin, hình dạng 1 chú cá mú tròn tròn, đen đen ló dạng dưới nước biển. Hắn bị nhấc lên sàn tàu trong tình trạng mắt lòi ra ngoài, mồm há hốc, trung trương phình. Ôi, một chú cá mú to hơn tất cả những chú cá mú tôi đã thấy ở mấy nhà bè Quảng Ninh. Cầm lên chụp ảnh một cái. Úi dời, dù đã gồng hết sức nhưng cuối cùng tôi vẫn cứ phải tay này thọc vào mang cá, một kia đỡ tay này để nhấc bổng nó lên. Thực ra thì cũng chỉ vài cân thôi nhưng không hiểu sao khó nhấc thế. Huhu, đã quá. Anh lính thủy câu được cá ước chừng 4kg rồi lại nhanh nhẹn mắc mồi câu mới.
    Chỉ 5 phút sau, tôi, chính tôi là người lên được con cá thứ hai và cũng là con mú khủng nhất hội. Tôi vẫn dứ dứ đều rồi chợt thấy nặng. Nhưng lạ là không thấy cá chạy. Chỉ khi thử kéo lên, con mú khủng này mới bắt đầu cưỡng lại. Y lời của anh Sửu, tôi guồng tay cuốn cước con cá chống cự quyết liệt. Nặng khủng khiếp và lại e xổng lần nữa, tôi lại gọi hỗ trợ. Anh Sửu nhanh tay cuốn tên mú này lên bờ. Hắn tỏ vẻ khá ngoan ngoãn và chỉ còn ngáp ngáp khi bị đặt bên cạnh chú mú lên trước đó 5 phút. Chúa ơi, nó to và nhìn hầm hố hơn hẳn. Anh Sửu áng chừng 5kg. Sướng quá sướng quá. Lại làm 1 kiểu ảnh so sánh (đến đây càng thấy tiếc vì toàn bộ số ảnh đã bị cô bé đáng ghét kia xóa mất). Sau cả chục phút ngồi gỡ đống cước đã rối vì cuốn vội, tôi lại tiếp tục thả. Gần như ngay tức khắc, một chú mú nữa lên bờ. Đúng là như anh Sửu nói, câu kiểu này toàn trúng mú. Con này của tôi chắc chỉ được 1,5-2kg là cùng. Ngay bên cạnh, các đồng chí thủy thủ thi thoảng cũng kéo lên 1 chú. Chỉ trong vòng 1 tiếng, 5 chú cá mú đã bị cẩu lên cùng vài con cá gì đó tôi không rõ. Anh Sửu cuối cùng chốt hạ một chú cá mú có vẻ trắng hơn thường lệ. Sợ cái là mắt mũi nó nổ tung tóe, cái miền rách toác. Khổ thân, rơi đúng phải tay anh lực điền.
    Cuộc chơi tạm kết thúc dù toàn bộ cước câu vẫn được vứt xuống, anh Sửu phân công: ?o1 đứa đi kiếm con? (con cá gì mà dài thòng, màu bạc, dẹt dẹt ý các bác nhỉ), cá nục, thu rồi nướng muối ớt. 1 đứa đi xử mấy con mú này. Còn lại chuẩn bị bát đĩa, chiếu, rượu ra đây?. Chưa ai kịp xuất phát thì thuyền phó xuất hiện. ?oNghe nói các chú kiếm được cá mú, thuyền trưởng xin 1 con mời khách?. Nói là 1 con nhưng anh chàng phục vụ thuyền trưởng bẽn lẽn theo sau rồi xách mấy 2 con to nhất đi. Tôi tiếc ngẩn người còn anh Sửu lại an ủi. Bốn con này em cho khách 2 con, anh em mình 2 con là chết bỏ rồi?. Mấy anh em bắt đầu lụi cụi đi làm trong khi tôi tiếp tục hi vọng kiếm thêm được vài con nữa.
    Bỗng lại nặng tay, tôi cuống lên kéo. Chẳng hiểu cá gì mà lạ lùng, nặng kinh khủng. Tôi kéo về được bao nhiêu, gần như nó lấy lại cước bấy nhiêu. Nhưng những kinh nghiệm của anh Sửu cuối cùng đã giúp tôi chiến thắng. Chú cá dần lên mặt biển kéo theo một sợi cước khác vẫn đang cố kéo lại con cá. Tôi vội dùng dao cắt sợi cước lạ hoặc kia phi tang trước khi bò lăn ra sàn tàu cười. Chỉ nghe thấy ở thành tàu có ai đó gào lên tức tối: ?oĐứt bố nó cước rồi. Con này chắc to lắm?. Tội nghiệp con cá, chẳng hiểu ăn thế nào mà được cả hai miếng, bị giằng qua giằng lại rách cả mồm mà vẫn không thoát. Thế là lại được tống vào bếp. Vừa hay món cá nướng được đưa lên. Chỉ có tôi, anh Sửu và vài thủy thủ ngồi ?oxé? cá nhậu. Nguyên đội làm mấy con mú đi đâu hết.
    Anh Sửu bật mí: ?oTất cả đống cá này được nướng trên máy tàu. Anh không biết nó nóng thế nào đâu, cá để lên 5 phút là đủ chín rồi. Mà cứ phải đỏ lòng thế này mới ngon?. Cuộc nhậu này có lẽ chóng tàn nhất bởi mọi người đã ngấm từ các trận rượu trước. Hơn nữa, tôi vẫn không rời mắt khỏi đống cước câu cá nên họ đành cho tôi câu tiếp. Nhưng hình như đã hết giờ cá ăn, HQ996 cũng bắt đầu chầm chập đi. Chán, vứt nguyên cả 1 đống 4-5 cuộn cước đã găn mồi ở đó, tôi về phòng dưỡng sức. Nhưng cũng chẳng được bao lâu.
    Vẫn là anh chàng bị thuyền trưởng xử vì tội lơ đễnh đến dựng tôi dậy. ?oAnh em khoang máy mời anh xuống dự tiệc?. Thấy tôi uể oải, cậu ta bồi thêm: ?oLần này hoành tráng lắm anh ạ?. Lần theo các bậc cầu thang, tôi xuống tầng thấp nhất của tàu. Không như tưởng tượng, hầm tầu nóng nhưng sạch và gọn gàng. Khoang câu lạc bộ đông vui lạ. Rất nhiều người từ hôm lên tàu đến giờ tôi mới gặp. Phải bắt tay từng người, uống với từng người, tôi ợ ra cả rượu. Chẳng hiểu rượu gì mà không say mới chết chứ. Sau một hồi tuyên bố lý do, giới thiệu tên từng người, tôi chỉ biết hít hít cái mùi ngầy ngậy đâu đó từ góc bếp bay ra.
    Biết tôi đã ?obay bay? anh Sửu chỉ đạo mang nồi cháo ra trước. Trời đất quỷ thần ơi, cháo quánh đặc, thịt cá trắng phóc chem lẫn với hạt cháo, váng mỡ nổi đặc kệt, mùi vô cùng hấn dẫn. Một bát nước mắm cốt có ớt tươi, hạt tiêu cùng một bát tô thịt cá nửa rán nửa rim với hành khô để bên cạnh. Tôi quất liền 2 chén rồi lại quay sang với món mới, cá mú mù tạt. Ặc ặc, chưa bao giờ đã đời như thế, chưa bao giờ ăn nhiều như thế và cũng chưa bao giờ tôi uống nhiều như thế. Chỉ biết ngày hôm sau mở mắt ra là tôi đã đòi ăn cháo cá mú. Anh Sửu cười: ?oTôi biết anh ghiền món này nên đã để riêng 1 tô chứ không thì giờ này anh em nó ăn sạch rồi??. Đúng là chỉ khi tỉnh rượu, tôi mới cảm nhận hết cái vị ngon của nó. Thơm, ngọt, ngậy. Nói chung là đã đời.
  4. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1

    Ra Trường Sa câu cá (Phần IV)
    Đêm không ngủ ở Trường Sa
    Dường như cả đoàn du lịch Trường Sa có mỗi tôi là kẻ may mắn nhất. Từ chuyện 1 mình một chiến trường với cá mú, trò chuyện tâm tình với lính thủy, gặp cá heo, chứng kiến những sự cố trên HQ996 cho đến cả việc được ngủ lại trên đường băng sân bay đảo Trường Sa lớn, lặn bắt cá ngay rặng san hô quanh đảo, đi thăm nhưng chú lợn đang tắm biển, nghía sơ qua những công sự và nguyên tắc tránh sóng dữ ập vào thế nào?Để nối tiếp phóng sự Trường Sa-Những ngày tuyệt duyệt, tôi xin kể tiếp chuyện đi bắt cá tay không với các bác sỹ trên đảo Trường Sa lớn.
    Tàu HQ996 cập bến đảo Trường Sa lớn. Bên dưới đôi hình danh dự của lính đảo đã xếp hàng nghiêm chỉnh. Người chỉ huy vẻ mặt nghiêm nghị nhưng vẫn không giấu nổi nét mong đợi, háo hức đón đoàn khách du lịch đầu tiên. Vẫn là cánh nhà báo được xuống trước để chụp ảnh. Tiếng giậm chân nghiêm.
    Tiếng chào đoàn du lịch theo quân lệnh khiến tôi sởn tóc gáy vì cảm động. Nó vang át cả tiếng sóng vẫn vỗ oàm oạp dưới thân tàu. Cảm động lắm. Hình như các chị mắt hoe đỏ. Đám phóng viên chúng tôi cứ tranh nhau chụp ảnh mà không cần biết cần hạn chế vì card đã gần hết. Tôi còn nhớ mãi tấm ảnh tôi chộp được. Đó là cảnh một sỹ quan vẫy tay chào với một ánh mắt trông ngóng, rưng rưng. Tay anh giơ lên như mua, dáng đứng vẫn theo quân lệnh nhưng có gì đó như sẵn sàng lao đến ôm đoàn khách đặc biệt này. Nhìn vào ánh mắt, cử chỉ đó, người ta thấy được mọi nỗi khát khao của người lính đảo xa.
    Sau màn tặng quà, chào hỏi, thăm từng dãy nhà của anh em lính trên Trường Sa lớn, đoàn khách chia làm từng nhóm đến giao lưu văn nghệ với lính đảo. Họ nhận đồng hương, trao quà và gửi gắm cả những nụ hôn. Tôi dù rất muốn chia sẻ tình cảm với đoàn nhưng cái máu lang thang của tôi lại nổi lên. Tách khỏi những sinh hoạt tập thể, tôi lẳng lặng đi tới những chỗ vắng người nhất. Đó là khu bóng chuyền bãi biển, chốt canh, phòng y tế. Chỉ ở đó tôi mới gặp được những người đang thực sự thèm khát nói chuyện với những người đến từ đất liền. Họ không cần chụp ảnh, không cần nói chuyện. Họ chỉ muốn chúng tôi nghe họ kể, giới thiệu về đời sống của mình trên đảo.
    Đó có thể chỉ là 1 luống rau được chăm chút từng luống, là cây phong ba, là quy luật chắn sóng của đường hào... Có một chuyện mà chúng tôi luôn áy náy, đó là chiến sỹ nào cũng muốn chúng tôi cùng ăn trưa. Từ chối hết cũng không được, mà nhận lời hết không xong, tôi quyết định ăn cơm ở chỗ anh em nào cũng biết mà đoàn du lịch lại không ghé thăm: Trạm y tế. Bữa cơm đơn giản với toàn đồ hộp và được gọi với những cái tên quen thuộc: Bate hộp luộc-Giò luộc; Bate rán-Chả... Ngoài ra lại có món khoái khẩu của tôi-Cá. Cá đối với các anh ở đây thừa nhưng lại thiếu. Theo điều lệnh, cấm các chiến sỹ đánh bắt cá. Nhưng với chúng tôi, sẽ có 1 luật riêng.
    Luật riêng đó là: Bác sỹ của đảo (với một chút quyền lực riêng) sẽ dẫn tôi và cô bạn báo CAND đi bắt cá. Thế là với 1 tấm lưới, vài cái kính lặn, ống thở, chúng tôi ra mé đảo lặn bắt cá mặc cho đoàn du lịch đua nhau đi tắm biển. Đứng từ trên bờ, một chiến sỹ lướt tầm mắt nhìn ra phía ngoài rồi chợt nháy tôi: "Kia rồi, khoảng hơn chục con cỡ gần 1kg". Ngay lập tức lưới được bủa 1 góc, tôi cùng 2 chiến sỹ khác lùa cá lại từ phía kia. Nhìn qua kính lặn, những rặng san hô quanh đảo Trường Sa lung linh, huyền ảo. Những đàn cá nhỏ thoát ẩn thoát hiện khiến người ta liên tưởng đến 1 thế giới hoạt hình nhiều hơn là thực tại. Chợt 1 chiến sỹ lặn ngang qua tôi rồi sục tay vào hốc đá. Kết quả của cú rượt này là một chú cá to bằng bắp chân màu tim tím. "Anh đừng thử không nó đâm sưng tay đấy. Gai nó nhức lắm". Chẳng sợ, ra đến đây rồi thì phải chiến đấu. Thế là tôi cũng cố lặn nhưng kết quả bằng không vì chẳng biết hốc nào có cá. Bí quá đành lao ra chỗ giăng lưới bắt tạm mấy chú cỡ bàn tay. Cũng phải cẩn thận tránh vây cá bởi cũng đã có cảnh báo trước.
    Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, giỏ cá của chúng tôi có hơn chục con to nhỏ các loại. Rút quân dù còn luyến tiếc nhưng quỹ thời gian ở lại với các chiến sỹ chỉ còn được tính bằng tiếng. Ở nhà, các anh đã chuẩn bị sẵn cơm, rượu, rau cỏ. Cá tiếp tục được làm gỏi, rán. Lại một bữa no nê với cá. Tôi hỏi anh bác sỹ, sao các anh không ra cùng đoàn du lịch cho đông vui? Anh đáp: "Được nói chuyện với 2-3 người như vậy tình cảm hơn. Các anh chị cùng ăn cơm riêng với chúng tôi thế này là đặc biệt nhất rồi".
    Có một chi tiết mà chắc chắn chẳng ai trong đoàn du lịch có được. Tôi tình cờ gặp người anh họ ngay tại Trường Sa. Từ khi anh bước vào, cả hai đã ngờ ngợ. Uống với nhau vài chén tôi mới dám hỏi và anh em tôi ôm nhau như hai kẻ gay vậy. Chúng tôi dường như quên hết xung quanh. Rượu cứ rót, chuyện cứ nói mà quên mất đêm đã về. Chương trình giao lưu với lính đảo đã đến. Hai anh em tham dự được 1 lúc thì kéo nhau đi vòng quanh đảo. Đường bay mới cho đảo đang trong quá trình xây dựng. Tôi và anh ngả nghiêng đi trên những tấm sắt khổ lớn. Chuyện xửa chuyện xưa cứ thế lấy mất từng phút mà vẫn chưa hết. Anh quyết định: "Tối mày với tao ngủ giữa sân bay này 1 bữa cho biết thế nào là đời sương gió". Nói là làm, anh xin đảo trưởng cho tôi ở lại. Và tôi trở thành trường hợp duy nhất được duyệt ngủ lại đảo. Lại một nồi cháo cá, vài chén rượu, chúng tôi ngồi giữa sân bay hứng gió biển, ngửa mặt lên trời nhìn nuốt trọn khoảng không. Chẳng hiểu sao không thể nói thêm điều gì nữa. Anh cứ uống, em cứ ăn. Đêm về lạnh dần. Nằm trên tấm sắt lót sân bay mà ngủ, hai anh em ôm nhau mà chẳng ai ngủ được.
    Sáng hôm sau anh không tiễn tôi ra tàu. Một thời trai trẻ quậy tung đất Sài Gòn, giờ phút chia tay anh lại không cầm nổi lòng. Chào tôi từ trong doanh trại, mắt anh đã đỏ hoe. Tôi vốn là thằng không dễ rơi nước mắt mà cũng vội bước đi, không dám ngoảnh lại.Nhìn từng nhóm tiễn đoàn khách ra tầu, ai cũng tíu tít nói chuyện chợt thương thằng anh quá. Tôi biết anh đang đứng trên những tấm sắt lót đường băng ngóng ra tàu. Tôi vẫn đi thẳng và chỉ nhìn lại khi đã đứng trên tầng cao nhất của tàu. Tôi không nhận ra anh trong từng tốp người đứng rải rác quanh đảo. Phía dưới cảng, hàng quân danh dự đứng nghiêm chào. Tàu bắt đầu rời bến, toàn đội hình bỗng vỡ. Các anh chạy theo đến hết cảng vẫy như thể chẳng bao giờ còn gặp lại. Tất cả mọi người đều rớm nước mắt.
    Đến tận lúc về một chị mới kể cho tôi biết: một anh chỉ huy đã đề nghị chị hôn anh 1 cái. Vào đâu cũng được: má, trán, tóc? Nếu ở?môi thì càng tốt. Anh ngượng ngùng nhưng rất nghiêm túc. Đã 4 năm nay anh chưa được hôn vợ và nhớ nụ hôn kinh khủng. Chị đã từ chối. Chỉ đến khi tàu bắt đầu rời bến, chị mới bắt đầu hối hận vì điều này.
    Chị vẫn thấy anh đứng dưới cầu tầu vẫy tay tạm biệt, vẫn cười. Còn chị khóc. Ai cũng khóc nhưng tôi chắc rằng chị khóc vì điều khác. Khi ra thăm Hà Nội, chị tâm sự: ?oBan đầu tôi không nghĩ nhiều đến lời đề nghị đấy. Nhưng tàu càng xa Trường Sa, tôi càng day dứt. Đối với tôi một nụ hôn có đáng gì đâu. Nó không nói rằng tôi phản bội chồng và anh phản bội vợ.
    Nhưng đối với anh, nụ hôn đó ý nghĩa biết nhường nào. Bao năm xa vợ con, bao năm lính đảo sống với nhau mới được ngắm nhìn những cô gái ghé thăm đảo. Cái đề nghị tưởng chừng khiếm nhã đó trên đất liền trở thành ước muốn chân thành, giản dị của người lính ngoài đảo xa. Nếu cho tôi quay lại, tôi sẽ không chỉ hôn người chiến sĩ đó mà hôn tất cả những ai có thể?.
    hết
  5. BALOO1000

    BALOO1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2008
    Bài viết:
    1.041
    Đã được thích:
    0
    Đường bay ANA từ Narita về cũng như đường bay Manila-SGN. Khi đến bờ biển phía đông Phi líp pin thì đổi hướng bay ngang qua Manila về phía TPHCM
  6. SU27VN

    SU27VN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện hài cốt liệt sĩ VN ở đảo Gạc Ma (Trường Sa)
    Nguồn tin từ Vùng 4 hải quân cho biết trong khi đánh bắt hải sản ở gần đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), một số ngư dân VN phát hiện và vớt được hài cốt của bốn liệt sĩ hải quân VN hi sinh trong trận chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma (14-2-1988) và đã trao cho bộ đội Trường Sa.
    Quân chủng hải quân VN đã giao mẫu hài cốt cho pháp y quân đội giám định, xác định danh tánh bốn liệt sĩ này (đối chiếu với ADN của thân nhân 64 liệt sĩ VN hi sinh ở Gạc Ma trong trận chiến nói trên). Tàu Trường Sa 21 - Hải quân VN đã đưa bốn bộ hài cốt liệt sĩ nói trên về đất liền, làm lễ tưởng niệm tại đoàn M29 - Hải quân VN.
    V.T. ( Tuổi Trẻ Online)
    Link: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=293881&ChannelID=3
  7. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    1.942
    Đã được thích:
    1
    Quá tốt rồi, mừng cho các anh về với đất mẹ.
  8. quang_c5

    quang_c5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0







    Tưởng nhớ 64 vị anh hùng !
  9. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
    Cầu mong cho hương hồn 64 liệt sỹ được siêu thoát, mong các anh còn lại sớm trở về với đất mẹ!
  10. redstar08

    redstar08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Đảo này TQ chiếm hồi năm 1988 rồi, tàu đánh cá có thể đến gần để đánh cá sao bác?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này