1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1
    Tết ở Trường Sa
    (Báo Nhân dân): Một chiến sĩ trẻ hỏi tôi "Anh có biết ?~sự kiện?T đặc biệt nhất của Trường Sa Tết năm ngoái là gì không ?" Tôi lắc đầu. Nhóm chiến sĩ trẻ chỉ vào bức ảnh được chụp bên mốc chủ quyền vào đêm giao thừa, trong đó các diễn viên nữ của Ðoàn nghệ thuật Hải Ðăng (Khánh Hòa) tay trong tay các chiến sĩ Trường. Anh Trọng - cán bộ chính trị, giải thích: "Sáu-bảy năm nay mới lại có chị em ăn Tết với bộ đội đảo?"
    Một sự tình cờ đến ngạc nhiên là bốn lần ra đảo gần đây tôi đều gặp trung úy Thái Ðàm Hồng, quê Thanh Tịnh, Thanh Chương, Nghệ An. Hồng bốn lần ra đảo nhưng đã năm lần ăn Tết ở Trường Sa. Là một nhân viên cơ điện, Hồng còn là cán bộ làm công tác đoàn khá năng nổ, luôn có mặt trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên đảo. Năm 2000 tôi gặp Hồng tại đảo Phan Vinh. Lần đó Hồng là "lính mới" của đảo nên còn trắng trẻo và có phần nhút nhát. Nhưng do giọng hát tốt, nhất là khi song ca với văn công nên Hồng không dưới một lần bị các em ở Ðoàn nghệ thuật Quân khu 4 yêu cầu được... ôm hôn đại diện cho bộ đội trên đảo, đáp lại sự nhiệt tình mà lính đảo dành cho đoàn.
    Lần này gặp tôi ở đảo Trường Sa lớn, Hồng và đồng đội không quên kể chuyện ăn Tết ở đảo, nhất là những cái Tết đầu tiên xa nhà, cùng anh em đón xuân giữa biển trời mây nước. "Ðáng nhớ nhất Tết năm 2000 - Hồng mở đầu câu chuyện - Lần đó vì thời tiết xấu, sóng lớn nên tàu đất liền vận chuyển hàng Tết cập đảo rất khó khăn, vì thế có chuyện không may xảy ra là toàn bộ thư báo của đảo Phan Vinh bị thất lạc sang đảo Song Tử Tây, nên Tết đó cả đảo đói tin nhà. Một số chiến sĩ trẻ mới ra đảo trước đó vài tháng, vì nhớ nhà quá nên lúc giao thừa lẻn ra góc đảo khóc một mình. Nắm được tâm lý của bộ đội đang mong tin nhà nên chỉ huy đảo đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và thể thao tạo nên không khí khá vui nhộn suốt trong dịp Tết."
    Nhờ khéo tay nên tổ trang trí Tết của Hồng năm ấy cũng giành giải nhất trong các cuộc thi trang trí Tết và làm báo tường trên đảo. Ðáng nhớ nhất là khoản làm cỗ Tết, vì tăng gia vượt kế hoạch nên chỉ huy đảo quyết định mổ thêm một chú heo gần 80 kg. Vui nhất là Tết năm ngoái ở Trường Sa lớn. Ngoài việc được Ðài Truyền hình Việt Nam làm cầu truyền hình trực tiếp, được khách đất liền và văn công ăn Tết cùng, nhờ sự quan tâm của đất liền nên đảo đã được xem chương trình VTV3 - niềm vui mong mỏi bấy lâu nay của quân dân Trường Sa. Giáp Tết đảo được lắp thêm bốn bộ thu VTV3 (trang bị cho các cụm), đảo được tăng thêm giờ phát điện trong dịp Tết nên cả đảo được xem các chương trình VTV khá đầy đủ. Ðặc biệt nhất, là chỉ huy đảo cho phép mỗi cán bộ chiến sĩ trên đảo được phép gọi điện về thăm nhà một lần, với thời gian quy định, nên anh em rất phấn chấn. (Về sau tôi được Ban chỉ huy đảo Trường Sa lớn cho biết, số tiền cước phí 36 triệu đồng gọi điện trong dịp Tết năm ngoái đã được Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông tặng đảo).
    Một chiến sĩ trẻ ở Cụm 2 hỏi tôi "Anh có biết "sự kiện" đặc biệt nhất của Trường Sa Tết năm ngoái là gì không ?" Tôi lắc đầu. Nhóm chiến sĩ trẻ chỉ vào bức ảnh được chụp bên mốc chủ quyền. Tôi nhìn kỹ thì phát hiện các diễn viên nữ của Ðoàn nghệ thuật Hải Ðăng (Khánh Hòa) tay trong tay các chiến sĩ Trường Sa cùng hát trong đêm giao thừa. Anh Trọng - cán bộ chính trị ở Cụm 1, giải thích "Sáu-bảy năm nay mới lại có chị em ăn Tết với bộ đội đảo, khi ra đây các diễn viên nữ đều bị say sóng, kể cả các nhà báo ở VTV, tiếc là thời gian lưu lại không được nhiều... Anh Hưng, một cán bộ ở đảo cho biết thêm: Mồng 2 Tết, khi đoàn chia tay đảo vào bờ nhiều chị em đã khóc vì thương bộ đội đảo ...".
    Trước khi chia tay, Thái Ðàm Hồng cho tôi biết một "thông tin" mới là đã tìm được "một nửa" của mình, (những lần trước tôi hỏi Hồng chỉ lắc đầu), "đối tượng" là cô nhân viên bưu điện ở TP biển Nha Trang, "chuyện lạ" và cũng khá đặc biệt là họ đã quen nhau trên sóng điện thoại Trường Sa và hẹn nhau xuân này sẽ cùng "a-lô" ở đất liền.
    Nguyễn Ðức Hòa, quê thị xã Hà Tĩnh cũng là người tôi gặp trong cả bốn lần ra Trường Sa. Hòa cũng đã năm lần ra đảo, và đã có sáu lần đón xuân ở Trường Sa. Chuyến ở đảo lâu nhất của Hòa là 24 tháng (từ đầu năm 1992 đến cuối 1993). Kỷ niệm đón Tết mà Hòa nhớ nhất là những năm 1992-1993. Hồi đó đời sống vật chất, tinh thần ở Trường Sa chưa được cải thiện như bây giờ. Nhất là điều kiện bảo đảm về đời sống tinh thần còn rất nhiều khó khăn, nhưng cán bộ chiến sĩ trên đảo vẫn luôn đoàn kết một lòng, san sẻ cho nhau từng điếu thuốc thơm, mỗi lá thư nhà. Vì ở đảo nhiều năm nên trông Hòa có vẻ "cứng" hơn so với cái tuổi xấp xỉ 30. Hỏi chuyện tình riêng Hòa chỉ lắc đầu. Hạ sĩ Ðồng Văn Gia, quê Hải Hậu, Nam Ðịnh, ngồi cạnh, tủm tỉm cười đỡ lời "Anh Hòa vô tư lắm, các em ở quê chờ mãi không thấy về, viết thư ra đảo xin đi lấy chồng, anh ấy đồng ý liền à; năm trước hẹn hò với một cô khá xinh, nhưng bị nhỡ tàu không vào bờ kịp, nên bị cô nàng... cho nhỡ tàu luôn. "Chuyện nhỏ ấy mà, ở đảo này có đến 90% giống anh Hòa, anh biết đấy, cưới vợ rồi mà để ở bờ, biền biệt ra đảo cũng nguy đấy chứ". Nhóm chiến sĩ Văn Lượng, Quốc Tiến quê ở Hải Phòng khá vô tư khi tham gia câu chuyện của Hòa. Ở đảo TN còn nhớ mãi câu chuyện tình yêu của một sĩ quan trẻ ở phân đội Ð. Tết năm đó theo kế hoạch, Trung úy N vào bờ nghỉ phép, tiện thể cưới vợ, một cử nhân kinh tế vừa mới tốt nghiệp và cũng vừa mới xin được việc làm, nhưng niềm vui của N cũng vội đến và vội đi, bởi người yêu của N đã đánh đổi tình yêu với N để có được việc làm tại một công ty, mà chủ công ty chính là người nhận người yêu của N vào làm việc. Tuy khá bất ngờ nhưng N cũng đã hiểu ra tất cả, thay vì vào bờ, anh xin ở lại đảo sau Tết mới vào, thay cho một đồng đội có việc gấp của gia đình cần ở lại đất liền một thời gian.
    Trong chuyến ra đảo mới đây, tôi gặp Ðại úy Trần Trọng Thanh và Thiếu úy Bùi Văn Tiến ở đảo Trường Sa Ðông, những đồng đội ở cùng đơn vị với tôi hồi ở Ðoàn M01 hải quân đánh bộ. Các anh đều đã hai lần ăn Tết ở Ðảo. Riêng Bùi Văn Tiến ra đảo từ cuối năm 2003 khi đó vợ Tiến đang mang bầu tháng thứ 8. Thư nhà bị thất lạc nên phải đến bảy tháng sau Tiến mới nhận được tin và biết mặt đứa con đầu lòng qua ảnh. Tiến nhờ tôi nhắn với vợ là Ðinh Thị Thắm, hiện đang là giáo viên Trường THCS Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình, rằng: "Ðã nhận được thư của em (một lúc hai lá), Tết này anh sẽ về thăm em và con, hãy chờ anh...".
    Còn rất nhiều chuyện vui Tết, đón xuân của lính Trường Sa. Dù ở xa đất liền và còn không ít khó khăn thiếu thốn, nhưng cán bộ chiến sĩ trên đảo luôn giữ vững tay súng, giữ vững niềm tin của đất liền. Nhớ lắm Trường Sa ơi. Xin chúc các anh vui khỏe, chắc tay súng canh giữ biển trời cho đất nước vào xuân./.
  2. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1
    Tết ở Trường Sa
    Bánh chưng gói bằng lá bàng vuông; đào, quất được cắt dán từ những mảnh bao bảo quản nhuộm hồng. Tiếng í ới gọi nhau mổ lợn, mổ gà, kê nồi đặt bếp đun bánh chưng, xếp lại mâm ngũ quả trên bàn thờ Tổ quốc rộn ràng ở khắp các phân đội..., những âm thanh ấy báo hiệu quân và dân Trường Sa đang chuẩn bị đón một cái Tết ra trò.
    Tết từ trong bờ
    Từ cuối tháng 11 âm lịch, không khí Tết đã rộn ràng ở vùng 4 Hải quân - nơi Đoàn Trường Sa đóng quân, bởi với những người lính ra đảo đợt này thì đây cũng là lúc họ đi mua sắm hàng tết để đem ra cho đồng đội của mình. Còn đối với người ngoài đảo thì cũng là lúc gấp rút hoàn thành nốt công việc trong năm để bịn rịn chia tay những đồng đội đã hoàn thành nhiệm vụ trở về đất liền.
    Chả thế khi chúng tôi đặt chân tới vùng 4 Hải quân vào ngày 3.1.2008 (tức 25.11 năm Đinh Hợi), đại tá Biện Xuân Khương - Chính uỷ Đoàn Trường Sa đã nửa đùa, nửa thật: Ai bảo bộ đội Trường Sa chúng tôi là thiếu thốn, dù phải tiết kiệm từng ca nước ngọt, nhưng lính Trường Sa rất sang, năm nào chả được ăn 2 cái Tết. Ăn "Tết" trong bờ với gia đình, bạn bè, đồng đội để chia tay ra đảo làm nhiệm vụ. Đến Tết âm lịch thật lại ăn một cái nữa ở đảo. Người ngoài đảo hoàn thành nhiệm vụ để vào đất liền cũng vậy, ăn một cái "tết" ngoài đảo với đồng đội để chia tay. Về bờ lại ăn một cái tết nữa với gia đình. Rồi ông hóm hỉnh: Như thế là bộ đội Trường Sa sang quá còn gì.
    Dù tếu táo như vậy nhưng tôi biết lúc này ông và chỉ huy Hải quân vùng 4 đều rất đang lo lắng làm cách nào để đem đủ thực phẩm và giữ được độ tươi sống cho bộ đội Trường Sa ăn tết, bởi hành trình hơn 20 ngày lênh đênh trên biển rất nhiều thực phẩm sẽ bị hỏng. Thế rồi mọi sự lo lắng cũng đã chu toàn vào chiều 6.1 khi những người lính của ông đã toả đi khắp các chợ trong khu vực để mua cho đủ gần 70 con lợn, hàng trăm con gà, hàng tấn gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, dưa hành, ớt, tỏi, măng, miến, bánh mứt kẹo... tổng trọng lượng tới 150 tấn đem về xếp gọn vào hầm hàng 3 con tàu để ra với đảo.
    Đặc biệt, nhiều người lính còn mang nguyên cành đào đầy nụ đem ra đảo cho dù biết rằng chỉ vài ngày sóng, gió trên biển đã biến cành đào khô cong như cành củi. Không giấu nổi sự tò mò, tôi hỏi chiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường rằng, nắng, gió như thế làm sao giữ được hoa. Trường thành thật: Dù nắng, gió có vặt trụi hoa, lá, nhưng ra đến đảo chúng em vẫn có một cành đào đỏ rực hoa để đón tết, bọn em gọi đào ấy là "đào chiến sĩ". Thì ra những chiến sĩ nhà ta rất khéo tay chỉ cần có cành là đủ, lá rụng mất thì đã có vỏ bao nylon màu xanh được cắt như những chiếc lá dán vào, rồi hoa và cả nhụy nữa được làm bằng giấy hồng điều đem sẵn từ đất liền. Cành đào được trang trí thêm một bộ đèn nhấp nháy cắm điện, thế là nhìn từ cách xa vài mét đố ai mà phân biệt được đâu là đào thật, đâu là "đào chiến sĩ".
    Tết ra ngoài đảo
    Trước khi ra với Trường Sa, trong trí tưởng tượng của tôi về một nơi mù khơi, quanh năm bốn bề sóng vỗ là một nơi tột cùng gian khổ, thiếu thốn trăm bề và không ai muốn phải ra nơi này. Ca dao cổ đã từng viết: "Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa" để chỉ những người lính phải đi canh gác nơi biên thuỳ xa xôi, thế nhưng từ khi đặt chân đến quân cảng Cam Ranh để cùng với bộ đội ra Trường Sa trong mùa gió chướng thì những hoài nghi về sự gian truân ở đảo của tôi đã bị xoá bỏ. Quân cảng vui hơn Tết, cả ngàn bộ đội tấp nập, cười nói tíu tít tiễn nhau đi.
    Những cái bá vai, quàng cổ, những lời động viên, chúc nhau hoàn thành nhiệm vụ, hẹn ngày gặp lại râm ran khắp cầu tàu. Người đi thì hớn hở, người ở thì lưu luyến, khiến cho không khí ngày cuối đông rộn ràng hơn Tết. Bất ngờ nhất là khi đoàn tàu kéo 3 hồi còi rời bến, toàn bộ chiến sĩ đã nhào ra đứng kín boong tàu mà vẫy tay chào đất liền. Cái không khí xuân nô nức ấy còn tồn tại suốt những ngày hành trình trên biển. Cho dù gió có to, sóng có ***g lên dữ dội, nhưng cứ ngớt cơn say sóng là bộ đội ta lại lên boong, gõ can nhựa mà nghêu ngao hát át cả tiếng gầm gừ của biển cả. Khi tàu đến đảo, không khí tết mới thật sự lan từ đất liền ra đảo. Do tàu không thể cập vào sát đảo nên việc vận chuyển người và hàng tết từ tàu vào đảo phải qua xuồng chuyển tải.
    Có những khi sóng to gió lớn, hoặc mắc cạn, xuồng chuyển tải cũng không vào được đảo, bộ đội trên đảo đã không quản nguy hiểm ào ra kéo xuồng vào. Xuồng cập đảo, người ngoài đảo, người trên xuồng quần áo ướt nhoè nước biển ào tới đã ôm chầm lấy nhau, những bàn tay nắm chặt lấy nhau mà lắc. Họ ôm lấy nhau vì hơi ấm đất liền, mùa xuân quê hương đã đến với họ.
    Nói về việc chuẩn bị tết cho bộ đội Trường Sa, đại tá Mai Tiến Tuyên - Phó Chính uỷ vùng 4 Hải quân - cho biết: Dù còn khó khăn, nhưng khẩu phần ăn tết của bộ đội Trường Sa cũng đã được cải thiện hơn. Nếu tính trị giá bằng tiền thì mỗi chiến sĩ được ăn suất ăn trị giá trên 200 nghìn đồng, bao gồm 3 cái bánh chưng và đủ cả càphê, nước ngọt, bánh mứt kẹo, bia lon... ông cũng bảo riêng đối với thịt lợn, thịt bò không có để thừa mứa, nhưng cũng khá thoải mái cho bộ đội ăn tết.
    Nhiều năm liền ăn tết tại Trường Sa, thượng tá Ngô Xuân Cải - Đảo trưởng đảo Nam Yết - cho biết, dù cách xa đất liền hàng trăm hải lý, nhưng bộ đội Trường Sa đón Tết cũng vui không kém ở nhà. Chiều 30 Tết, anh em tổ chức quét dọn nhà cửa, mổ lợn, mổ gà, gói bánh chưng và "tắm tất niên" đón năm mới. Một nhóm khác thì bày biện bàn thờ tổ tiên, tổ quốc. Thiếu trái cây thì anh em hái xoài biển, bàng vuông bày mâm ngũ quả. Hoa thì vặt hoa phong ba, hoa bão táp, hoa muống biển... cắm đầy bình. Không hoa hồng, không đào, không quất, nhưng đã có "hoa chiến sĩ" làm cho xuân về trên Trường Sa đầy ắp không khí vui tươi. Đến tối, nồi bánh chưng được bắc lên bếp và đây là đêm vui nhất đảo.
    Chiến sĩ cả đảo quây quần quanh nồi bánh chưng đợi giao thừa, lúc này thì bao nhiêu tài lẻ của chiến sĩ, bao nhiêu trò nghịch ngợm tinh quái của lính đều được phô ra hết, vui đến nổ trời. Rồi ông bảo: Sau phút giao thừa thiêng liêng nghe lời chúc tết của *************, chỉ huy các đảo chúng tôi đều tổ chức các hoạt động chúc tết, văn hoá, văn nghệ, hát karaoke và các trò chơi cho bộ đội trên đảo để anh em được đón Tết trên đảo như đang ở gia đình mình vậy.
    Canh gác đêm giao thừa
    Giao thừa đến, mọi người ai cũng mải vui chơi, vậy thì còn ai trực canh giữ đảo? Tôi buột miệng đặt ra câu hỏi ấy cho Khẩu đội trưởng khẩu đội pháo cao xạ Nguyễn Văn Thường, đảo Sinh Tồn. Thường cười nói: "Được gác đảo đúng lúc giao thừa là một vinh dự đấy anh ạ, không phải ai cũng có cái vinh dự ấy đâu nhà báo ơi". Rồi chàng trai đất trung du Hà Tây ưỡn ngực tỏ ra mình đã được cái vinh dự ấy, Thường bảo: "Giữa lúc giao thừa, mọi người vui chơi, mình thì súng trên vai, lựu đạn quanh người, đạn đầy 2 hộp, ra vị trí canh gác, gió phần phật thổi, căng mắt ra nhìn sóng biển, ưỡn ngực ra với gió, thấy mình kiêu ngạo, oai hùng, bất khuất thế nào ấy, cảm giác ấy lâng lâng khó tả lắm".
    Có lẽ chính vì cảm giác lâng lâng khó tả, kiêu ngạo, oai hùng của người lính biển được canh gác nơi tột cùng xa xôi của tổ quốc ấy mà cứ đến dịp cuối năm bộ đội phải bầu chọn rồi gắp phiếu để cử người gác đêm giao thừa, vì ai cũng muốn được nhận vinh dự ấy. Nói về việc này, trung tá, Phó đảo trưởng đảo Song Tử Tây, cho biết: Để tìm được người gác đêm giao thừa, chúng tôi phải bình xét những chiến sĩ đạt loại A, rồi tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm mới cử được những chiến sĩ làm nhiệm vụ vào giờ phút thiêng liêng này, vì ai cũng muốn.
  3. loithuxua

    loithuxua Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    4.125
    Đã được thích:
    13.488
    Thôi, chuyện lớn để các bác lớn lo, em nghe thông tin về biên giới trên bộ mấy ngày nay cũng rất khả quan
    Nếu em không lầm thì tàu không thể tiến sát nhà giàn này hơn được phải không các bác? tiếp tế sao mà căng thế.
    Ta hiện có bao nhiêu nhà giàn này nhỉ?
    [​IMG]
    "...Sóng to tàu không thả được xuồng. Quà tết hàng hoá được cột chặt vào dây quăng xuống biển để bộ đội ở trên nhà giàn kéo lên. Sau khi kéo quà lên, đoàn chúc tết mặc áo phao nhảy xuống biển bám vào dây mồi, lần theo dây bơi vào nhà giàn...."
    nguồn www.qdnd.vn
    Được loithuxua sửa chữa / chuyển vào 09:27 ngày 10/01/2009
  4. loithuxua

    loithuxua Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    4.125
    Đã được thích:
    13.488
    Những ?ocông dân nhí? ở Trường Sa
    Thứ hai , 2 / 6 / 2008, 23: 34 (GMT+7)
    Lớn lên cháu cũng sẽ làm chú bộ đội! (đảo Song Tử Tây)
    [​IMG]
    Ấn tượng lớn nhất với PV TNTS qua chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa trong những ngày cuối tháng 4 vừa qua là hình ảnh những ?ocông dân nhí? trên vùng biển đảo thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
    Ở các đảo Song Tử, Sinh Tồn, Trường Sa..., ngoài những người lính đang ngày đêm miệt mài canh giữ đất trời biển đảo quê hương còn có sự hiện diện của những người dân huyện đảo Trường Sa mà trong đó có không ít ?ocông dân nhí? còn đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường. Điều toát lên ở những đứa trẻ miền biển đảo này là sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ trong mỗi ánh mắt, nụ cười.
    Nụ cười hồn nhiên của những em bé trên đảo Sinh Tồn
    [​IMG]
    Chú ơi các bạn chọc cháu! (đảo Song Tử Tây)
    [​IMG]
    Chơi chuyền ngay cạnh công sự của các chú bộ đội
    (đảo Sinh Tồn)
    [​IMG]
    Ngoài thời gian rèn luyện và công tác, niềm vui lớn nhất của những người lính trên đảo là được vui đùa cùng các cháu (đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn)
    [​IMG]
    Chị Trần Thị Ngọc Quý và hai con gái Phạm Yến Trinh, 3 tuổi; Phạm Thị Trúc Nữ 5 tuổi (đảo Sinh Tồn)
    [​IMG]
    Cô giáo Bùi Thị Nhung, người tình nguyện ra huyện đảo Trường Sa dạy học. Trong khi chờ đợi xây dựng trường, cô Nhung đã tận dụng căn nhà của mình làm lớp học cho các cháu
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trường Sơn
    (Theo TNO )

  5. Generalkid

    Generalkid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2009
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Thương cho các anh chiến sỹ đón tết xa gia đình!Tết này ko biết các chiến sỹ ta ở đảo ăn tết ra sao?Hy vọng các anh luôn được vui vẻ và yên tâm bảo vệ biên cương Việt Nam,ở đất liền vẫn có hàng triệu con tim của người dân Việt Nam sát cánh bên các anh!
  6. moonplayer

    moonplayer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0

    Mỗi người góp một bàn tay không mấy chốc VN sẽ thành con rồng thực sự. Bài viết rất hay cám ơn tác giả rất nhiều. mời các bạn đọc và tham khao phản hồi ý kiến.
    http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5831/index.aspx
  7. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    theo đại ý của điều ước giữa Hoàng Đế Quang Trung và hoàng đế càn long thì nhà thanh đã chấp nhận cắt lưỡng quảng cho Việt nam, mọi việc giấy tờ hành chính đã xong, đề nghị các bạn truy lục tài liệu và ai có điều kiện được khuyến khích làm ăn buôn bán khai thác gieo giống để từng bước xác lập chủ quyền của Nước Nam ta. hehe
  8. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Thanh niên sinh viên Đức biểu tình phản đối Trung quốc xâm lược Hoàng sa -Trường sa.​
    Phóng sự ảnh do bạn @Wehrmacht tường thuật từ Đức. (Từ trang 15 đến trang 18)
    http://www10.ttvnol.com/forum/ThaoLuan/901278/trang-15.ttvn
  9. bura8x

    bura8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2008
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thanh niên sinh viên, học sinh bây giờ yêu nước ghê nhỉ?
    Ở đâu cũng có các bạn thanh niên sinh viên yêu nước bàn phím đứng dậy cầm biểu ngữ phản đối TQ xâm lược, xem ảnh nhà em còn thấy cả các chú học sinh phổ thông nữa cơ!
    Thật xúc động khi thế hệ thanh niên VN hiện nay quá yêu nước và tràn đầy nhuệ khí đấu tranh
    Sao các cựu chiến binh, tầng lớp trung niên không tham gia mấy vụ này nhỉ? Ô..... lạ nhỉ
    Có gì lạ đâu, trung niên người ta biết việc gì nên làm, việc gì không nên làm, việc gì đúng, việc gì sai. Hơn nữa họ có bao nhiêu việc để làm.
    Còn các ông trẻ yêu nước bàn phím thì học hành rỗi rãi quá, tối lên blog, lướt web, giác ngộ lý tưởng của X cafe, BBC Việt Ngữ, tialia.com, ... etc, gửi tin nhắn kêu gọi; ban ngày thì nhảy ra đường cầm cờ, cầm biểu ngữ, chẳng biết có được đồng nào vào túi không? Chỉ biết là, ông trẻ nào mà bị CA tóm, bị CA dọn dẹp sẽ viết ngay một entry chửi bới CA, chửi bới chế độ tơi bời ngay
    Bảo sao, cứ thi lại, nợ môn liên tục, xong rồi đổ tại lệch tủ, bị bắt phao, điểm tổng kết thấp, ra trường cầm bằng Trung Bình không xin được việc, lại viết entry chửi chế độ này toàn con ông cháu cha, để "tài năng" ," hoài bão" lớn thất nghiệp, phải không mấy bạn đi biểu tình?
    Thời gian không để học, lại đi làm mấy trò hề thiếu suy nghĩ, chung quy cũng chỉ là con rối cho bọn chống chế độ quấy rối xã hội mà thôi, chẳng có gì gọi là yêu nước đâu.
  10. tkduy_1986

    tkduy_1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    dân quân đội, ăn lương của nhà nước mà lại có những phát biểu thế này thấy thật buồn.
    tầm nhìn ngắn, ghen ghét đố kị, không vì cái chung, chỉ biết nói một câu là chán cho cái gọi là quân đội. may ngày trước tôi không thi vào học viện kt quân sự
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này