1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BALOO1100

    BALOO1100 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    VN vừa định mua tàu ngầm của Sẻcbia đấy thôi. Nếu không dùng được thì mua tàu xong rủ TQ ra Thái Binh Dương đánh nhau
  2. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Philippines và 2 dự luật đường cơ sở mới trên Biển Đông
    (TuanVietNam) - Hiện nay, Philippines đang bàn thảo 2 dự luật liên quan đến đường cơ sở mới của nước này trên Biển Đông. Việt Nam và các nước ASEAN nên khuyến khích Philippines đi về hướng dự luật nào đảm bảo sự tôn trọng lẽ công bằng và cho sự đoàn kết của ASEAN. Điều này rất cần thiết để đối trọng chủ trương của các nước mạnh ở Biển Đông.
    Trong nỗ lực để đăng ký yêu sách về thềm lục địa với Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc trước hạn định 13/5/2009, trong những năm qua các chuyên gia, nhà chính trị và dư luận Philippines đã xét 4 đề xuất khác nhau về đường cơ sở mới trên biển cho nước này.
    Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)[1], đường cơ sở là một trong những cơ sở để quy định phạm vi của những vùng biển khác nhau thuộc về một nước. Vì vậy, đường cơ sở của một nước có tầm quan trọng tương đương với biên giới trên bộ của nước đó và có ảnh hưởng tới chủ quyền và quyền lợi của những nước khác.
    Vào cuối Tháng Một và đầu Tháng Hai năm nay, Thượng viện và Hạ viện Philippines đã thông qua hai dự luật khác nhau, mỗi dự luật chọn một đường cơ sở khác nhau. Ngày 9/2/2009, trong một buổi họp lưỡng viện để giải quyết vấn đề này, Philippines đã chọn một trong hai đường cơ sở này để làm đường cơ sở mới.
    Dự luật Thượng viện SB 2699
    Ngày 28/1/2009, Thượng viện Philippines thông qua dự luật SB 2699 về đường cơ sở mới[2] với số phiếu áp đảo 15-0. Theo SB 2699, đường cơ sở của Philippines sẽ không bao quanh Scarborough Shoal, hiện đang là đối tượng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, và không bao quanh các đảo Trường Sa của Việt Nam, như trong bản đồ 1.
    Ủy ban Ngoại giao và Ủy ban Vụ Biển và Đại Dương Philippines (Commission on Maritime and Ocean Affairs) ủng hộ dự luật này.
    [​IMG]
    Bản đồ 1: Đường cơ sở của Philippines theo dự luật SB 2699 không bao quanh Scarborough Shoal và quần đảo Trường Sa[3]. Đường vạch chấm là vùng đặc quyền kinh tế 200 HL từ đường cơ sở này.
    Dự luật Hạ viện HB 3216
    Sau đó, ngày 2/2/2009, Hạ viện Philippines thông qua dự luật HB 3216, quy định một đường cơ sở khác[4], với số phiếu áp đảo 171-3.
    Theo dự luật HB 3216, đường cơ sở của Philippines sẽ bao quanh phần lớn quần đảo Trường Sa của Việt Nam và Scarborough Shoal, như trong bản đồ 2. Ngoài việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, chủ trương của dự luật này vi phạm lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam, Malaysia và Brunei và đe dọa quyền lợi trên Biển Đông của tất cả các nước trên thế giới.
    [​IMG]
    Bản đồ 2: Đường cơ sở của Philippines theo dự luật HB 3216 bao quanh Scarborough Shoal và phần lớn quần đảo Trường Sa[5]. Đường vạch chấm là vùng đặc quyền kinh tế 200 HL từ đường cơ sở này.
    So sánh SB 2699 và HB 3216
    Hai dự luật này không khác nhau trong quan điểm về chủ quyền đối với Scarborough Shoal và phần quần đảo Trường Sa mà Philippines yêu sách nhưng khác nhau ở cách dùng các đảo này để đòi hỏi các vùng biển được quy định trong UNCLOS.
    HB 3216 dùng những đảo này để vạch đường cơ sở xa bờ một cách tối đa để yêu sách các vùng biển một cách tối đa. Ngược lại, SB 2699 chỉ dùng lãnh thổ chính để vạch đường cơ sở và vì vậy có yêu sách nhỏ hơn đối với các vùng biển. Các điểm khác biệt cơ bản khác của hai dự luật được tóm tắt trong bảng sau:

    HB 3216

    SB 2699
    -Vùng nước quần đảo[6] bên trong đường cơ sở: Theo UNCLOS, Philippines sẽ có gần như toàn quyền trong vùng biển này. Các nước khác chỉ có quyền ?ođi qua vùng nước quần đảo? và quyền ?ođi qua không gây hại?.

    +HB 3216: Diện tích 210,443 hải lý vuông[7], gây nhiều trở ngại cho hoạt động trên biển và trên không của tất cả các nước trên thế giới, vi phạm lãnh hải và những vùng biển khác mà Việt Nam có thể đòi hỏi cho quần đảo Trường Sa.

    +SB 2699: Diện tích 171,416 hải lý vuông[8], nằm giữa các vùng lãnh thổ chính của Philippines, không vi phạm chủ quyền và quyền lợi của các nước khác.
    -Lãnh hải 12 hải lý từ đường cơ sở và vùng tiếp giáp lãnh hải 12 tới 24 hải lý từ đường cơ sở: Theo UNCLOS, Philippines có gần như toàn quyền đối với vùng lãnh hải. Các nước khác chỉ có quyền ?ođi qua không gây hại?.

    + HB 3216: Vùng lãnh hải nằm xa ra Biển Đông, gây nhiều trở ngại cho hoạt động trên biển và trên không của tất cả các nước trên thế giới. Ngoài ra, vùng này vi phạm lãnh hải và những vùng biển khác mà Việt Nam có thể đòi hỏi cho quần đảo Trường Sa.

    + SB 2699: Vùng lãnh hải nằm sát bờ lãnh thổ chính của Philippines, không xa ra Biển Đông, không vi phạm chủ quyền và quyền lợi của những nước khác, ngay cả của những nước tranh chấp Trường Sa và Scarborough Shoal.
    - Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ đường cơ sở Philippines có thể đòi hỏi theo UNCLOS.

    + HB 3216: Diện tích 468,250 hải lý vuông[9], nằm xa ra Biển Đông, vi phạm lãnh hải và những vùng biển biển khác mà Việt Nam có thể đòi hỏi cho quần đảo Trường Sa, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam, Malaysia và Brunei.

    + SB 2699Diện tích 485,310 hải lý vuông[10], nằm kế cận bờ lãnh thổ chính của Philippines, chồng lấn lên những vùng biển có thể thuộc về Trường Sa nhưng không chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam.
    Những khuyết điểm của dự luật HB 3216
    Thoạt nhìn thì có vẻ là dự luật HB 3216 của Hạ viện đòi hỏi nhiều hơn và có lợi hơn cho Philippines so với dự luật SB 2699 của Thượng viện. Tuy nhiên phân tích trên tinh thần áp dụng các quy tắc của UNCLOS và thực tế ngoại giao cho thấy dự luật này sẽ dẫn tới một số hệ quả rất bất lợi cho Philippines.
    Đường cơ sở theo HB 3216 được vạch quanh các đảo đảo đang bị tranh chấp. Những nước trong tranh chấp không thể chấp nhận nhận đường cơ sở này. Các cơ quan của Liên Hợp Quốc sẽ không thể chấp nhận tuyên bố đơng phương của Philippines.
    HB 3216 phải dùng những đảo nửa nổi nửa chìm như Sabina Reef hay Iroquois Reef để vạch đường cơ sở, trái với quy tắc của UNCLOS[11]. Để khắc phục điều này, UNCLOS đòi hỏi Philippines phải xây cất hải đăng hay những công trình tương tự trên các đảo này, nhưng như vậy sẽ vi phạm Quy tắc Ứng xử Chung về Biển Đông 2002 giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
    Đường cơ sở trong HB 3216 đòi hỏi một vùng nước quần đảo và lãnh hải 12 hải lý nằm xa ra Biển Đông, gây cản trở cho hoạt động trên biển và trên không của các nước khác trên thế giới. Vì vậy, rất có khả năng những nước này sẽ phản đối đường cơ sở trong HB 3216.
    Trước thực tế pháp lý và ngoại giao trên, Philippines lại không có sức mạnh và ý chí để áp đặt những đòi hỏi của HB 3216, và cũng khó có thể dùng HB 3216 để làm cơ sở cho đàm phán.
    HB 3216 chỉ có thể đem lại cho Philippines một đường cơ sở không được các nước trong khu vực và các nước trên thế giới chấp nhận. Việc đó tương đương với việc Philippines không có biên giới được công nhận, một điều hết sức bất lợi cho nước này. Ví dụ, trong trường hợp có nước khác vi phạm lãnh hải hay vùng nước quần đảo trong HB 3216, các cơ quan chức năng của Philippines phải quyết định có hành xử chủ quyền hay không, và nếu có hành xử thì cũng chỉ được xem là một động thái tranh chấp.
    Với kiến thức chuyên sâu và về luật biển và kinh nghiệm thực tế, chắc chắn Uỷ ban Vụ Biển và Đại Dương Philippines thấy được những điều trên, do đó họ đã ủng hộ SB 2699, vì dự luật này đem lại cho Philippines môt đương cơ sở dễ được thế giới chấp nhận hơn.
    Trong buổi họp lưỡng viện ngày 9/2/2009, Thượng viện đã thuyết phục được Hạ viện chấp nhận dự luật SB 2699[12].
    Ý nghĩa đối với Việt Nam
    Như đã trình bày, những yêu sách trong HB 3216 vi phạm chủ quyền của Việt Nam nhiều hơn những yêu sách trong SB 2699. Dù là Philippines không có khả năng để thực hiện những đòi hỏi trong HB 3216, dự luật đó là một bước lùi cho tinh thần tôn trọng UNCLOS, tôn trọng lẽ công bằng và cho sự đoàn kết của ASEAN ở Biển Đông, trong khi những điều đó rất cần thiết để đối trọng chủ trương của của các nước mạnh đối với Biển Đông.
    Việc Philippines lựa chọn những nguyên tắc của SB 2699 thay vì HB 3216 là chiều hướng tốt cho Việt Nam, Philippines, các nước ASEAN và cho việc đi tới một quy chế công công bằng ở Biển Đông dựa trên UNCLOS.
    Theo ý kiến của các tác giả, Việt Nam có thể chấp nhận SB 2699 với điều kiện là không chấp nhận những tuyên bố của Philippines về chủ quyền đối với Trường Sa và với điều kiện những tranh chấp phát sinh từ dự luật này phải được giải quyết theo UNCLOS và theo lẽ công bằng dựa trên tiền lệ pháp lý và tập quán ngoại giao.
    Việc Philippines lựa chọn SB 2699 thay vì HB 3216 cho thấy Việt Nam cũng nên chỉnh sửa lại đường cơ sở 1982 của mình để loại bỏ những khuyết điểm tương tự với những khuyết điểm của đường cơ sở của Philippines trong dự luật HB 3216.
    Dương Danh Huy - Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
  3. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Philippines phà?i nhượng bẶ vĂ? Trươ?ng Sa


    Sàu quẮc gia cù?ng tuyĂn bẮ chù? quyĂ?n 'Ắi với Trươ?ng Sa
    Chình phù? Philippines 'àf phà?i nhượng bẶ vĂ? tuyĂn bẮ chù? quyĂ?n 'Ắi với Trươ?ng Sa dưới àp lực cù?a Trung QuẮc.
    Bào Hong Kong South China Morning Post 'ưa tin càc dĂn biĂ?u Philippines tuĂ?n trước (9/2) 'àf thẮng nhẮt bò? cĂu 'ình nghìfa rf?ng Trươ?ng Sa nf?m hoà?n toà?n bĂn trong cài gòi là? '''ươ?ng cơ sơ?'' thuẶc làfnh thĂ? Philippines trong mẶt dự luẶt vĂ? chù? quyĂ?n biĂ?n.
    Thay và?o 'ò, quĂ?n 'à?o Trươ?ng Sa nay 'ược gòi là? "mẶt sẮ 'à?o thuẶc CẶng hò?a Philippines."
    Bào Hong Kong cho rf?ng, 'ình nghìfa mới tuy vĂfn nòi Philippines giưf chù? quyĂ?n 'Ắi với Trươ?ng Sa, nhưng 'àf là? bước lù?i lài khà lớn tư? 'ình nghìfa mà? Hà viẶn nước nà?y thĂng qua mẶt tuĂ?n trước 'ò, và? 'àf bì phà?n ứng dưf dẶi tư? phìa Trung QuẮc.
    Theo 'ình nghìfa bì Bf́c Kinh phà?n 'Ắi, '''ươ?ng cơ sơ?'' cù?a Philippines bao vò?ng nhòm 'à?o Kalayaan (tĂn Philippines 'f̣t cho Trươ?ng Sa) gĂ?m 53 hò?n 'à?o, và? cà? bàfi Scarborough, nơi Philippines và? Trung QuẮc cò tranh chẮp.
    Bàfi nà?y, Scarborough Shoal, Philippines gòi là? Panatag, cò?n Trung QuẮc gòi là? Hoà?ng Nham.
    Phà?n 'Ắi cù?a Trung QuẮc
    Hà viẶn Philippnes thĂng qua dự luẶt cò quy 'ình '''ươ?ng cơ sơ?'' nòi trĂn hĂm 2/2.
    Chì? chưa 'Ă?y 24 tiẮng 'Ă?ng hĂ? sau, Trung QẮc lĂn tiẮng phà?n 'Ắi.
    Ngươ?i phàt ngĂn Trung QuẮc Khương Du tuyĂn bẮ: "Trung QuẮc cò chù? quyĂ?n khĂng thĂ? chẮi càfi tài 'à?o Hoà?ng Nham, quĂ?n 'à?o Nam Sa (Trươ?ng Sa) và? càc vù?ng biĂ?n phù cẶn".
    Bà? cùfng nhẮn mành rf?ng Trung QuẮc hy vòng Philippines sèf cò hà?nh 'Ặng ''là?m phức tàp thĂm tì?nh hì?nh".
    Phà?n ứng cù?a Trung QuẮc 'àf khiẮn chù? tìch Thượng viẶn Philippines, Juan Ponce Enrile, phà?i kĂu gòi tì?m càch tiẮp cẶn mới "thực tiĂfn hơn" cho vfn bà?n cuẮi cù?ng cù?a dự luẶt, vì? nước nà?y khĂng cò tà?u chiẮn và? quĂn lực 'ù? 'Ă? 'ương 'Ă?u.
    VẮn 'Ă? hoàch 'ình '''ươ?ng cơ sơ?'' lĂu nay 'àf là? chù? 'Ă? gĂy tranh càfi giưfa Manila và? Bf́c Kinh.
    Trong khi tĂm kiếm giải phĂp cơ bản vĂ lĂu dĂi cho cĂc tranh chấp ''i v>i hai quần 'ảo nĂy, cĂc bĂn liĂn quan cần tuĂn thủ CĂng ư>c của LiĂn Hợp Qu'c, khĂng cĂ hĂnh 'Tng lĂm phức tạp thĂm tĂnh hĂnh.

    Ngươ?i phàt ngĂn BNG ViẶt Nam LĂ Dùfng
    Thàng 12/2007, Ù?y ban 'Ắi ngoài cù?a Hà viẶn Philippines thĂng qua vfn bà?n nòi Trươ?ng Sa nf?m trong 'ươ?ng cơ sơ? cù?a nước nà?y. Trung QuẮc lẶp tức gư?i cĂng vfn tới sứ quàn Philippines tài Bf́c Kinh với tuyĂn bẮ "Trung QuẮc sư?ng sẮt và? quan ngài sĂu sf́c trước diĂfn biẮn tiĂu cực nà?y".
    Bf́c Kinh 'e dòa 'iĂ?u nà?y à?nh hươ?ng tới quan hẶ hợp tàc giưfa hai nước.
    Lơ?i lèf 'anh thèp cù?a Trung QuẮc khiẮn Hà viẶn Philippines sau 'ò 'àf phà?i ngư?ng mang dự luẶt vĂ? 'ươ?ng cơ sơ? ra bà?n trong suẮt hai nfm.
    Tuy nhiĂn, chù? 'Ă? gai gòc nà?y lài nĂ?i lĂn vì? thơ?i hàn 13/5/2009 theo CĂng ước LHQ vĂ? LuẶt biĂ?n 'ò?i hò?i Manila phà?i xàc 'ình lài chù? quyĂ?n làfnh thĂ? thĂ?m lùc 'ìa cù?a mì?nh.
    ViẶt Nam 'àf lĂn tiẮng phà?n 'Ắi dự luẶt hĂm 2/2 và? kĂu gòi "trong khi tĂm kiếm giải phĂp cơ bản vĂ lĂu dĂi cho cĂc tranh chấp ''i v>i hai quần 'ảo nĂy, cĂc bĂn liĂn quan cần tuĂn thủ CĂng ư>c của LiĂn Hợp Qu'c về Luật Bifn 1982 vĂ "TuyĂn b' về cĂch ứng xử của cĂc bĂn Y Bifn ĐĂng" (DOC), khĂng cĂ hĂnh 'Tng lĂm phức tạp thĂm tĂnh hĂnh, gĂp phần duy trĂ hĂa bĂnh, .n '<nh Y khu vực".

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2009/02/090215_philippines_spratlys.shtml
  4. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Khẳng định giá trị lâu dài của quốc gia
    Tại hội thảo, nội dung sử học là vấn đề đang tạo sự quan tâm từ dư luận, chúng tôi gặp tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã ?" người trình bày tham luận về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tại hội thảo
    Chương trình lần này có nội dung nào khiến ông quan tâm đặc biệt?
    Theo GS-TS Vũ Minh Giang (đại học Quốc gia Hà Nội), trưởng ban tổ chức, ?ohội thảo lần này đặt trọng tâm vào nghiên cứu Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển?. Đây là điều tôi quan tâm. Bởi nghiên cứu để biết, để đấy thì uổng quá mà phải có giá trị thực tiễn, ứng dụng trong quá trình hội nhập, phát triển đất nước.
    Ông nhận thấy khoa học lịch sử nước nhà có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy chuyên ngành Việt Nam học phát triển?
    Sử học giúp biết được quá khứ, hiểu được hiện tại và dự đoán được tương lai. Tất cả quá khứ của các ngành khoa học, học thuật đều là đối tượng của nhà sử học. Vì thế sử học có liên quan đến tất cả nội dung chuyên ngành Việt Nam học khi xét về quá khứ. Có điều trước đây và hiện nay các học giả nước ngoài chỉ quan tâm đến lịch sử chiến tranh Việt Nam hay đến chính trị xã hội Việt Nam mà ít quan tâm đến những độc đáo của văn hoá Việt Nam.
    Ông nhận thấy chuyên ngành Việt Nam học có giá trị như thế nào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay và trong tương lai?
    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thế giới muốn làm ăn với ta cần biết ta từ tâm lý xã hội, lịch sử văn hoá, cũng như văn hoá kinh doanh ra sao để tạo niềm tin, uy tín, xây dựng thương hiệu lâu dài? Phát triển Việt Nam học tức là lo những giá trị lâu dài để tạo uy tín và nội lực, đủ sức cạnh tranh với các nước. Trong thời kỳ xây dựng đất nước thì mỗi người Việt Nam và người nước ngoài đều có thể xây dựng và tôn vinh những độc đáo của văn hoá Việt Nam. Những người có công nghiên cứu quảng bá những độc đáo của văn hoá Việt như GS-TS Trần Văn Khê, tiến sĩ Thái Kim Lan, Cao Huy Thuần, Nguyễn Hữu Thái? đã đóng góp không nhỏ vào Việt Nam học. Nếu chúng ta có hàng trăm những nhà nghiên cứu Việt Nam học như thế thì tương lai sự hội nhập kinh tế của Việt Nam sẽ rất sáng sủa.
    Được biết lần này ông tham gia hội thảo Việt Nam học với một tham luận về chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tại sao ông chọn đề tài này, và thông điệp chính của tham luận là gì?
    Đề tài tham gia hội thảo Việt Nam học quốc tế lần này do ban tổ chức có gợi ý là ?oHoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ?" Nguyên nhân và giải pháp?. Tôi đã cố gắng trình bày rất rành mạch đầu đuôi với những sử liệu cụ thể hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi trình bày hoàn cảnh lịch sử và phân tích mỗi thời kỳ có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nguyên nhân và hậu quả khác nhau. Song tựu trung vì do Việt Nam bị Pháp đô hộ, mất chủ quyền rồi chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng ở Việt Nam, các thế lực quốc tế ảnh hưởng khiến thế giới và cả Việt Nam chia hai phe đối đầu nhau, không có đủ sức bảo vệ chủ quyền vốn có từ lâu của mình tại Hoàng Sa và Trường Sa.
    Đến nay Việt Nam đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, hoà bình, chủ trương làm bạn với tất cả các nước kể cả cựu thù, các nguyên nhân chủ yếu không còn nữa. Nên sự thực lịch sử rất rõ ràng như thế nào về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa, ?ocái gì của César phải trả lại cho César? và phải dựa vào Hiến chương Liên hiệp quốc và luật Quốc tế về biển năm 1982 để đưa ra giải pháp.
    Thưa ông, các nội dung kinh tế chính trị về biển, đảo của Việt Nam có được các nhà Việt Nam học ở các nước quan tâm không? Và sự phát triển chuyên ngành Việt Nam học có vai trò như thế nào trong việc nghiên cứu, khai thác biển, đảo của Việt Nam trong xu thế hội nhập ở khu vực và quốc tế?
    Các học giả Việt Nam cũng như thế giới vẫn chưa quan tâm đến kinh tế biển của Việt Nam trong hội thảo kỳ này. Trong hội thảo khoa học về Tây Sơn Quang Trung tại Huế vừa qua, tôi đã viết bài tham luận về ?oThuỷ binh và khai thác biển thời Tây Sơn? và tôi cũng đã phát biểu gióng lên tiếng chuông, mong các học giả trong nước cũng như chính quyền đặc biệt quan tâm đến kinh tế biển, cảng biển sâu phải cho cập bến tàu hàng trăm ngàn tấn chứ không phải chỉ mấy chục ngàn tấn vì như vậy chỉ là ngõ hẻm, chưa phải mặt tiền biển. Kinh tế biển của một nước như Việt Nam với hơn ba ngàn cây số bờ biển, biển Đông rộng lớn gấp bội lãnh thổ, có quần đào Hoàng Sa và Trường Sa như là yết hầu, cổ họng. Phát triển kinh tế biển ở tất cả hơn hai chục tỉnh thành có mặt tiền là biển là một chiến lược quan trọng xây dựng đất nước hùng cường.
    Lam Điền thực hiện
  5. cnktqs

    cnktqs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    ko chính xác, vì vùng duyên hải hiện đang được ưu tiên rất cao, các dự án tàu ngầm mới tập trung vào khả năng tác chiến ở vùng nước nông. Và đúng là với những nước nhỏ, thì cách tốt nhất để đối phó với đối phương có hải quân vượt trội là dùng tàu ngầm, đặc biệt là các thế hệ AIP mới.
  6. BALOO1000

    BALOO1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2008
    Bài viết:
    1.041
    Đã được thích:
    0
    Gió chướng Trường Sa
    Ra đến đảo, cành mai đem ra đảo bị gió chướng hút cho khô cong, lại mươi ngày nữa mới đến Tết, nhưng vẫn được anh em lính đảo nâng niu cẩn thận. Hoá ra, họ chỉ cần cành
    Những con gió quái ác vẫn tìm đủ mọi ngõ ngách để lùa vào người. Thậm chí, qua cả khe của cái khoá áo. Nhiệt độ không lạnh lắm, nhưng người vẫn run lên từng cơn

    Câu cá là cái trò tôi rất thành thạo ở đất liền, nhưng khi ra giữa biển khơi, mọi sự lại khác. Loay hoay cả tiếng đồng hồ, tôi vẫn chẳng làm ăn được gì. Thấy thế, Hợi đến bên tôi và hướng dẫn. Cũng quăng cục mồi ra xa, nhưng sau đó phải căng cước và thả từ từ . Có như vậy, cục chì mới kéo được mồi xuống sâu. Thả áng chừng 25 mét cước, chạm đáy, Hợi đưa cuộn câu cho tôi và bảo: ?oAnh cuộn lại khoảng 30 phân cước để mồi rơi đúng vào tầm con cá đi? Còn bây giờ, để biết cá cắn hay chưa, hoàn toàn phụ thuộc vào độ nhạy cảm nơi đầu ngón tay anh?. Đêm đó, tôi câu được chừng chục con cá hồng độ nửa ký. Những tay câu chuyên nghiệp kia kéo lên tàu được tổng cộng 13 chú thu bè. Tôi nhẩm tính, khoảng 2 tạ. Sáng ra, nồi cháo cá nóng rực, ngọt lịm, đậm đà vị biển, xua tan biến cơn buồn ngủ còn vương vất. Ai lại về việc nấy. Năm tay câu chuyên nghiệp lại là những thợ máy, anh nuôi...
    Hôm ấy, gió không lớn lắm, chỉ độ cấp 6. Nhìn từ tàu mẹ vào đảo, mọi sự có vẻ yên bình. Con xuồng truyền tải ngon trớn băng băng tiến vào mép xanh (ranh giới giữa bãi san hô và vực). Vào đến luồng, bỗng những con gió chướng từ đâu thổi tới cuộn sóng lên. Chiếc xuồng được kéo lọt thỏm giữa bốn bề sóng. Đảo biến mất, tàu mẹ biến mất, tầm nhìn bị nước mặn che khuất hoàn toàn. Đoàn trưởng Nguyễn Văn Khuyên gào lên: ?oTất cả mặc áo phao vào! Ngồi xuống! Ngọc còi... Ngọc còi!?. Ngọc là chàng trai lái xuồng máy. Chợt, một con sóng cả nhấc bổng hai chiếc xuồng lên. Phựt... dây kéo đứt! Chiếc xuồng máy mất đà vọt đi, chiếc xuồng truyền tải không động cơ, không một mái chèo mặc sóng gió vùi dập. Ngọc ?ocòi? khéo léo lái xuồng chạy quanh xuồng truyền tải để chắn sóng. Cũng cùng lúc ấy, con xuồng truyền tải quay gần ngang với đầu một con sóng. Hú vía! Chỉ chậm khoảng 5 giây nữa thôi, ngọn sóng kia sẽ lật úp 31 con người xuống biển.
    Hôm xuất phát từ vịnh Cam Ranh, tôi rất ngạc nhiên khi thấy con tàu HQ 631 đem theo một số cành mai vàng. Ra đến đảo, cành mai đem ra đảo bị gió chướng hút cho khô cong, lại mươi ngày nữa mới đến Tết, nhưng vẫn được anh em lính đảo nâng niu cẩn thận. Hoá ra, họ chỉ cần cành. Lá và hoa mai đều được chế bằng những chiếc bao ni lông bảo quản. Tôi cũng không ngờ, lính đảo lại khéo tay đến thế. Từng cái răng cưa của lá, từng nếp cong mềm mại của hoa được những bàn tay khéo léo tỉa tót từng li từng tí. Dựng cành mai giữa nhà, ai không tinh mắt, dù đứng sát cũng chẳng dám nói là đồ giả. Mà nói giả cũng chẳng đúng! Rõ ràng là cành mai thật. Rồi ngẫm đi nghĩ lại, thật giả chẳng qua cũng tại tấm lòng. Hoa ni lông, lá ni lông nhưng tấm lòng là gia đình, là quê hương, là Tổ quốc, thì vẫn là thật chứ sao? Trong chuyến hàng Tết, thứ được lính đảo ?oưu tiên? đón nhận là những bó lá dong. Ngay sau khi nhận từ tàu vào, lá dong được luộc qua, rồi bó thành từng bó lớn và cất kỹ vào hầm. Ngày gói bánh chưng, cả đảo vui như hội. Từng bó lá được tháo ra, nâng niu rửa. Tất nhiên, không thể so với lá tươi, nhưng việc luộc lên và bảo quản kỹ cũng giữ được phần nào màu xanh và hương vị của lá dong. Lính đảo bảo, đó là hương vị của quê nhà!
    Minh Huyền
  7. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Philippines mơ?i tha?o luận vê? Trươ?ng Sa


    Quâ?n đa?o Trươ?ng Sa vốn la? đê? ta?i tranh chấp cu?a nhiê?u quốc gia lâu nay
    Philippines sẵn sàng ''thảo luận về Trường Sa ở Liên hiệp quốc'' sau khi Trung Quốc và Việt Nam phản đối luật do Quốc hội ở Manila thông qua về đường cơ sở.
    Báo Philippines trích lời Quốc vụ khanh báo chí, Cerge Remonde, nói rằng ông biết chuyện Việt Nam cùng các nước khác vốn đang đòi chủ quyền tại vùng Trường Sa sẽ phản đối luật về đường cơ sở .
    Nhưng ông Cerge Remonde thậm chí còn ''khuyên các nước này gửi lời phản đối tới liên Liên hiệp quốc''.
    Lý do là, theo lãnh đạo Philippines, đây là ''diễn đàn phù hợp'':
    "Có một diễn đàn thích hợp, và đó chính là Liên hiệp quốc. Chúng tôi sẵn sàng mở cuộc thảo luận tại đó với các nước đòi chủ quyền vì chúng tôi chắc chắn về những tuyên bố đòi chủ quyền các đảo của mình."
    Có vẻ như ''lời mời'' của Bộ trưởng Philippines đánh dấu một thay đổi quan trọng trong vấn đề tranh chấp biển đảo ở vùng Trường Sa.
    Cho tới nay, các nước như Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề trong quan hệ song phương.
    Việt Nam tuy liên tục khẳng định chủ quyền và nói cần phải căn cứ vào luật biển cùng các công ước quốc tế, cũng chưa chính thức muốn vấn đề Biển Đông được bàn ở một diễn đàn đa quốc gia.
    Báo Manila Standard Today trong bài của Joyce Pangco Pañares hôm 21/02/2009 viết rằng luật về đường cơ sở ma? Quốc hội Philippines thông qua coi Trường Sa và Scarborough Shoal la? thuộc nhóm đảo của nước họ.
    Bài báo cũng nhắc lại lời phản đối hôm 19/02 của Bộ Ngoại giao Việt Nam và cho hay Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Quang Á triệu tham tán Philippines ở Bắc Kinh đến để phản đối.
    Hạn chót để nộp lên LHQ các đòi hỏi về chủ quyền quanh quần đảo Trường Sa là ngày 13/03/2009.
    Tranh chấp kéo dài?
    Nhưng hiện cũng khó đoán trước la? kể cả có đưa vấn đề Biển Đông ra Liên hiệp quốc hay một toà án quốc tế thì giải pháp tìm được sẽ ra sao cho Việt Nam.
    Giới quan sát cũng nhận định rằng việc tranh tụng quốc tế tại vùng sáu quốc gia tranh chấp nếu xảy ra sẽ kéo dài nhiều năm.
    Đây cũng là lý do Trung Quốc và Việt Nam không thích giải pháp này.
    Trả lời BBC Tiếng Việt hồi tháng 1/2008 thi? Giáo sư Ang Cheng Guan, dạy tại Viện Giáo dục Quốc gia Singapore, ''nghi ngờ khả năng này''.
    "Theo tôi, cả Trung Quốc và Việt Nam đều không quen thuộc cũng như không tin tưởng Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice). Giá trị thắng thua quá cao, không ai lại muốn đặt vào tay một nhóm các quan tòa."
    Ông cũng nói vì trong vụ này có rất nhiều hòn đảo và như vậy Tòa án sẽ phải mất nhiều năm mới giải quyết xong.
    Trước mắt, điều chắc chắn là ''lời mời'' ra diễn đàn LHQ của Philippines đang thu hút dư luận chính nước họ và trong khu vực.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/02/090221_spratlys_vietphilipin.shtml
  8. Su35Fk

    Su35Fk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2009
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Nhận càng xong hợp thức hóa à. quân ăn cướp
  9. qvietdn

    qvietdn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Bài viết:
    281
    Đã được thích:
    385
    Đâu có. Nhà em định chia 3-7 với anh í mà. Anh 7, em 3 chớ để thằng tàu nó vô. nó ăn hết.
  10. hungtranmc

    hungtranmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2009
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Phi không có quyền gì ở TS hết chỉ là một thằng trôm cướp lợi dụng nhà người ta có tang nhảy vào kiếm chác thôi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này