1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoihung

    khoihung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Phản đối suông như thế này cho đến bao giờ hả mấy bác? Em thấy giống 1 câu nói, sorry hơi bậy 1 tí nhưng có lẽ là hợp nhất "Chó cứ sủa đoàn người cứ đi".
    Nhắc lại em không ví cái gì là chó nhé :D
    ---------------------------------
    Phú Lâm bây giờ đã là Hàng Không Mẫu hạm không chìm của TQ rồi đó bạn.
    Với tiềm lực Hải và Không Quân của NC bây giờ thì không làm gì được đâu.
    Xem cái hình Phú Lâm (Woody Island) cho mở mang kiến thức nhe
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    [​IMG]
    Tiếng Nga khó xem quá.
    Đường băng nó dài 2500m, HKMH gọi nó bằng bố
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 13/03/2009
  3. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Sao bạn lại nói là chỉ phản đối suông?! Những phản ứng của nhà nước được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng rất có thể chỉ là phần nổi của tảng băng.
    Nhưng nói thực mình cũng không biết phần chìm của tảng băng ấy nó ra làm sao. Các bác ở Box này có biết cũng chả nói đâu.
    Về giải pháp trong tình hình hiện nay thì mình nghĩ là 1 chính sách ngoại giao khôn ngoan trong thời điểm này cũng có giá trị tương đương sức mạnh của nhiều hạm đội, phi đội.
    Trung quốc cần Biển Đông là cần cả tài nguyên, cần cả con đường biển chiến lược, và cần cả việc khoá chặt con đường biển này để khống chế các đồng minh của Hoa kỳ ở Đông Bắc Á. Còn Hoa kỳ cần tới Biển Đông là chỉ cần có con đường biển cho các đồng minh mà thôi. Trước tình hình đó, NC vẫn có thể có được lợi ích tối đa với vùng biển này, miễn là lợi ích đó không quá mâu thuẫn với lợi ích của 1 vài bên liên quan.
    Với việc cả Hoa kỳ và Trung quốc đều cử khu trục hạm tới Biển Đông, NC đang đứng trước 1 lựa chọn có thể là khó khăn:
    Bảo vệ chủ quyền của Trung quốc với Biển Đông, hay bảo vệ quyền tự do thông thương của Hoa kỳ và đồng minh?
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 22:32 ngày 13/03/2009
  4. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    với 2 câu vàng vàng quá hay
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Tớ sai mất rồi, ai mà ngờ sau thời gian viết hịch, cậu tiến bộ lên hẳn.
    Cứ cố gắng phát huy ưư điểm nhá
  6. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Góc nhìn riêng của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia thống kê của Liên Hợp Quốc về đụng độ Mỹ - Trung trên biển ngày 10/3 và ý nghĩa của nó với tranh chấp ở khu vực.
    Biển Đông Nam Á, tại sao?
    Hiện nay, ngôn ngữ quốc tế gọi khu vực biển có tranh chấp ở Đông Nam Á là ?obiển Nam Trung Hoa? (South China Sea hay La Mer de Chine du Sud), có lẽ vì Trung Quốc được lấy làm vị trí chuẩn, chứ không mang ý nghĩa là biển này thuộc Trung Quốc.
    Việt Nam đã gọi biển này là biển Đông cũng có ý nghĩa lấy Việt Nam làm vị trí chuẩn. Philippines cũng có thể tự lấy mình làm chuẩn và đặt tên biển này là biển Tây. Cũng thế, Malaysia có thể gọi là Biển Bắc.
    Tinh thần gìn giữ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước "Biển của ta, đảo của ta!" được thể hiện trong triển lãm ảnh kỷ niệm 50 năm truyền thống Bộ đội biên phòng Việt Nam, tại TP.HCM.
    Cách tốt nhất, theo quan điểm của người viết, là lấy tên của khu vực Đông Nam Á để đặt tên cho khu biển này, bởi vì nó nói lên tính quốc tế của vấn đề tranh chấp, đụng chạm đến trung tâm lợi ích về an ninh và kinh tế của các nước trong vùng Đông Nam Á, và đến chiến lược bành trướng của thế lực quân sự lớn nằm ngoài vùng muốn chiếm đoạt thật sự hoặc tạo ra đe dọa quân sự nhằm o ép các nước trong vùng chia phần lợi ích kinh tế cho họ và chấp nhận vòng ảnh hưởng của họ.
    Yêu sách của Trung Quốc
    Trung Quốc tuyên bố nhiều lần là chủ quyền của họ là trên toàn biển Đông Nam Á được xác định như một lưỡi bò, kéo dài từ Hải Nam đến tận Mã Lai (xem thêm bản đồ Trung Quốc tự vẽ ở dưới). Với việc xác định như thế, toàn biển Đông Nam Á là lãnh hải Trung Quốc, không còn phân biệt đâu là lãnh hải kể từ đường cơ sở xác định từ đất liền, đâu là vùng đặc quyền kinh tế và tất nhiên là không còn hải phận quốc tế nằm ngoài hai khu vực trên trên biển Đông Nam Á.
    Nếu như thế, Việt Nam, Philippines và các nước khác mỗi lần đi qua biển Đông Nam Á trên nguyên tắc đều phải đặt dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
    Việc xác định chủ quyền trên toàn biển Đông Nam Á của Trung Quốc đi ngược lại hoàn toàn Luật biển Liên Hợp Quốc và những hành động của họ đã và đang trở thành mối đe dọa thường xuyên cho an ninh của các nước trong vùng và của tất cả các nước phải đi lại qua vùng Đông Nam Á.
    Tại sao việc xác định chủ quyền như thế là sai? Bởi vì Luật biển chỉ cho phép lãnh hải mà quốc gia có hoàn toàn chủ quyền nằm trong khu vực 12 hải lý tính từ đường cơ sở, và vùng được phép khai thác kinh tế (gọi là vùng đặc quyền kinh tế) rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
    Trên thực tế ở biển Đông Nam Á, nếu giả dụ có một địa điểm nào đó được công nhận là đảo thuộc Trung Quốc và như thế nó có lãnh hải, có vùng đặc quyền kinh tế ở chung quanh, nhưng điều này cũng chỉ cho phép Trung Quốc có chủ quyền vài chỗ trên biển Đông Nam Á, chứ không thể trên toàn biển Đông Nam Á.
    Hơn thế, coi những đá ở Hoàng Sa và Trường Sa là đảo là điều còn phải bàn cãi trên cơ sở Luật biển của Liên Hợp Quốc. Đảo theo định nghĩa của Điều 121 của Luật Biển ?o?là vùng đất hình thành tự nhiên, bao bọc bởi nước và nằm cao hơn nước khi thuỷ triểu lên.? Tức là nó không phải là ?ođá? vì theo Điều 122 ?oĐá (rocks), nơi không có khả năng kéo dài được việc cư trú (sinh sống) của con người và đời sống kinh tế riêng của nó, không được phép có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa?.?
    Ra với Trường Sa. Ảnh: VNN.
    Như thế có thể nói là trên Hoàng Sa và Trường Sa, khó có thể chứng minh một nơi nào đó là đảo, vì cho đến khi có tranh chấp mới đây, không nơi nào có khả năng kéo dài được việc cư trú tự nhiên của con người, nếu không dựa vào tiếp tế và các công trình xây dựng nhân tạo được dựng lên. Luật biển Điều 60 nói rõ: ?oCác đảo nhân tạo, các thiết bị công trình không được hưởng qui chế của đảo.?
    Trung Quốc đã đi quá điều ước quốc tế mà họ ký. Thật ra, họ đã dùng sức mạnh quân sự để chiếm đóng vùng biển, mà trong lịch sử rất dài không có dân Trung Quốc sinh sống thường xuyên và cũng không có mặt của nhà nước Trung Quốc thủ đắc địa điểm trên biển Đông Nam Á.
    Những địa điểm trên Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đang nắm là kết quả của việc đem quân chiếm đóng từ tay chính phủ Việt Nam Cộng hòa trước đây (chiếm Hoàng Sa năm 1974) và chính phủ CHXHCN Việt Nam (chiếm một số đảo ở Trường Sa năm 1988), và gần đây nhất là từ tay Philippines (chiếm Mischief Reef vào tháng 2 năm 1995).
    Bản đồ Trung Quốc vẽ. Nguồn: Bản đồ du khách và giao thông của Hải Nam năm 1999, phỏng theo Stein Tonnesson, ?oChina and the South China Sea: A Peace Proposal.? Security Dialogue, Vol. 31, No. 3 September 2000.
    ̣Đươ?ng đo? la? vu?ng Trung Quốc tuyên bố chu? quyê?n; Đươ?ng xanh la? các khu vực kinh tế EEZ theo Công ước LHQ vê? luật biê?n; Các đa?o xám la? nơi có tranh chấp.
    Bản đồ từ BBC.
    Yêu sách của Mỹ
    Là một thế lực toàn cầu, Mỹ đã luôn luôn chủ trương là quyền thông thương tự do trên biển Đông Nam Á là thuộc lợi ích của Mỹ. Chính vì thế, Quốc hội Mỹ ra nghị quyết vào tháng 3 năm 1995 nhấn mạnh: ?oQuyền đi lại tự do trên biển Nam Trung Hoa nằm trong lợi ích chiến lược của Mỹ.? Ngày 10 tháng 5 năm 1995, Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu mạnh hơn: ?oMỹ sẽ rất quan tâm đến bất cứ một đòi hỏi liên quan đến biển hay ngăn cản hoạt động hàng hải ở biển Nam Trung Hoa, không phù hợp với Luật Biển.
    ?Vào 16 tháng 6 năm 1995, Joseph Nye, Phụ tá Bộ Trưởng Quốc phòng về An ninh quốc tế nói với báo giới ở Tokyo là ?onếu hành động quân sự xảy ra ở quần đảo Trường Sa và ngăn cản tự do đi lại trên biển cả thì chúng tôi sẵn sàng hộ tống và bảo đảm rằng thông thương tiếp tục.?
    Những tuyên bố này nhằm cảnh cáo Trung Quốc khi họ mang quân chiếm MisChief Reef từ Philippines vào tháng 2 năm 1995. Nhưng chúng cũng phản ánh thái độ dứt khoát của Mỹ về quyền tự do đi lại trên hải phận quốc tế.
    Trước đó, vào 1 tháng 4 năm 2001, Mỹ cho máy bay thuộc Cục An ninh Quốc gia (National Security Agency) bay qua vùng biển thuộc biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc cho máy bay bay theo và đụng vào máy bay Mỹ. Máy bay Trung Quốc rớt, còn máy bay Mỹ bị hư hại phải hạ cánh xuống Đảo Hải Nam, gây ra tình trạng căng thẳng giữa hai nước.
    Mỹ đã cho rằng tàu chiến của Trung Quốc ?olượn quanh và diễu hành một cách khiêu khích và nguy hiểm sát ngay khu vực chiến hạm Mỹ USNS Impeccable". (Ảnh do Hải quân Mỹ công bố)
    Mỹ đã xin lỗi về sự kiện đụng máy bay Trung Quốc rơi, nhưng từ chối xin lỗi về cái mà Trung Quốc kết án là Mỹ xâm phạm vào chủ quyền Trung Quốc. Mỹ cho rằng bay ngoài vùng cách lãnh hải Trung Quốc 60 km (32 hải lý) là thuộc quyền tự do thông thương trên bầu trời nằm trên vùng đặc quyền kinh tế; việc này hoàn toàn hợp pháp theo Công ước về Luật biển.
    Lần này, ngày 10 tháng 3, nhân Obama mới nhận chức, và nhân việc Mỹ cho tầu có tên USNS Impeccable thám thính hoạt động tầu ngầm của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á cách đa?o Ha?i Nam 75 dặm, ngoài vùng lãnh hải và thuộc khu đặc quyền kinh tế, Trung Quốc cho 5 tầu gây hấn. Mỹ cũng đã cực lực phản đối Trung Quốc, và coi đây là quyền tự do lưu thông theo Luật biển.
    Luật biển Liên Hợp Quốc
    Hành động và tuyên bố của Mỹ về biển Đông Nam Á hoàn toàn phù hợp với việc bảo đảm quyền tự do lưu thông trong hải phận quốc tế, phù hợp với Luật biển Liên Hợp Quốc.
    Vùng đặc quyền kinh tế không thuộc hải phận mà quốc gia có quyền khai thác kinh tế có chủ quyền quốc gia.
    Chủ quyền (sovereignty) chỉ được xác định trong vùng lãnh hải (territorial sea) ?" theo Điều 2. Tuy nhiên, ngay cả trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyển của nước sở hữu, Điều 17, 18 và 19 cũng vẫn cho phép tầu bè và máy bay nước ngoài có quyền ?ođi lại không gây hại? (innocent passage), là đi hoặc bay ngang qua, liên tục, nhanh chóng, không được đậu lại trừ trường hợp lâm nạn trong vùng lãnh hải (12 hải lý) của nước khác mà không cần xin phép, miễn là không ảnh hưởng đến an ninh và môi trường nước sở hữu lãnh hải.
    Quyền tự do đi lại trong vùng đặc quyền kinh tất nhiên (tức là vùng mà nước có quyền có chủ quyền đối với việc khai thác lợi ích kinh tế từ vùng) không được bàn tới. Khi không có điều khoản nào trao quyền hạn chế đi lại cho nước có quyền khai thác kinh tế, như điều khoản cấm "việc đi lại không gây hại" áp dụng đối với lãnh hải, thì điều này có nghĩa là quyền tự do đi lại ở đây giống như trên biển khơi.
    Tính chất tranh chấp ở biển Đông Nam Á
    Những tranh chấp hiện nay ở biển Đông Nam Á đã nói lên được những điểm sau:
    - Tranh chấp mang tính quốc tế, đa phương hoàn toàn không mang tính song phương giữa Trung Quốc với từng nước Đông Nam Á, hay với Mỹ và do đó chỉ có thể giải quyết trên cơ sở đa phương phù hợp với luật pháp quốc tế.
    - Việc giải quyết hòn đá nào là đảo, và nếu là đảo thì thuộc chủ quyền nước nào trong nhiều nước tranh chấp phải vừa dựa trên việc diễn giải Luật Biển, vừa dựa trên chứng cớ lịch sử, thủ đắc mang tính lịch sử, vượt khỏi sự thủ đắc bằng bạo lực. Đây cũng không thể là vấn đề song phương.
    - Quốc hội Philippines đã tuyên bố vùng chủ quyền trên biển Đông Nam Á sau khi tố cáo chính quyền bị Trung Quốc o ép và mua chuộc. Họ cũng tuyên bố sẵn sàng thương thảo đa phương.
    - Cho đến nay việc chiếm đóng bằng bạo lực chỉ có một quốc gia đã bằng mọi cách thực hiệc, đó là Trung Quốc, chứ không phải từ một nước nào khác. Và hành động chiếm đóng xảy ra trong vùng biển Đông Nam Á do đó có ảnh hưởng thiết than đối với các nước Đông Nam Á. Điều này đòi hỏi các nước Đông Nam Á đoàn kết lại, tiến tới cùng quan điểm, trong việc thương thảo với Trung Quốc. Còn Trung Quốc cho đến nay vẫn tuyên bố sẽ chỉ thương thảo song phương với từng nước Đông Nam Á.
    Ảnh: Blog Hồ Trung Nghĩa.
    - Quyền tự do đi lại và bay trên hải phận quốc tế theo Luật biển Liên Hợp Quốc cần được bảo vệ. Quan điểm bảo vệ này là khước từ chấp nhận việc Trung Quốc có chủ quyền trên toàn bộ biển Đông Nam Á. Bảo vệ quyền thông thương cũng là bảo vệ an ninh cho toàn khu vực.
    Mỹ và Việt: tìm cái ?ođồng? vì sự ổn định của Đông Nam Á
    Nếu không lầm, hiện nay lợi ích của Mỹ và Việt Nam ngày càng gần nhau trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông Nam Á: ít nhất ở ba điểm: (1) tự do lưu thông trên hải phận quốc tế, (2) chống lại các hành động bạo lực nhằm xác định chủ quyền ở biển Đông Nam Á và (3) cổ vũ cho việc dùng thương thảo hòa bình, đa phương để giải quyết tranh chấp.
    Đồng quan điểm này trước đây không có. Ít nhất cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1989, Mỹ và Trung Quốc đã cấu kết với nhau trong Thỏa thuận Thượng Hải vào năm 1972 vừa để giải quyết chiến tranh Việt Nam vừa để chống Liên Xô, hoàn toàn bất lợi cho chủ quyền của Việt Nam. Chính vì thế Mỹ đã im tiếng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa năm 1974 và chiếm một số đảo ở Trường Sa năm 1988.
    Chỉ sau khi Liên Xô sụp đổ và chỉ khi Trung Quốc tiến chiếm Mischief Reef trong tay Philippines vào năm 1995 thì Mỹ mới ngã ngửa về chủ nghĩa bành trướng ở biển Đông Nam Á của Trung Quốc và từ đó mới xác định ba quan điểm nêu ở trên, dù rằng Mỹ tuyên bố không có quan điểm về đúng sai trong tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ở biển Đông Nam Á.
    Chính quyền Việt Nam vẫn có thể nghi ngờ Mỹ có ý đồ diễn biến hòa bình; ngược lại Mỹ cho rằng họ chỉ lên tiếng bảo vệ nhân quyền vì đây là trách nhiệm của họ, phù hợp với Tuyên bố về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Đây là điểm bất đồng ta có thể hiểu được, và lúc nào đó có thể tiến tới thỏa thuận về phương cách xử lý mà hai bên có thể đồng ý.
    Tuy nhiên, vì lợi ích lâu dài mãi mãi của đất nước, Việt Nam nên cùng với các nước Đông Nam Á và Mỹ, phát huy ba quan điểm liên quan đến tự do lưu thông ở biển Đông Nam Á, chống lại việc dùng bạo lực xác định chủ quyền, và cổ vũ dùng thương thảo hòa bình đa phương để giải quyết tranh chấp. Không những thế, cần thành lập cơ chế hợp tác giữa ASEAN và Mỹ để phát huy, cổ vũ cho chiến lược trên.
    Ts. Vũ Quang Việt (nguyên chuyên gia cao cấp thống kê Liên Hợp Quốc)
    Được viettrader102 sửa chữa / chuyển vào 10:48 ngày 14/03/2009
  7. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    "Cướp Gạc Ma, bắn tàu bạn, xưng danh tinh đồng chí?
    Trấn Len Đảo, giết mạng người, kêu tiếng tình anh em?"
    (-Cho riêng sự kiện 14/03/1988-)
    Sẽ là có lỗi lớn với tiền nhân, với vong linh cha anh bao thế hệ đã ngã xuống vì Hoàng Sa-Trường Sa nếu quên đi sự kiện 14/03/1988...Ngày mà đất mẹ Việt Nam thêm một lần rỉ máu, chứng kiến sự ra đi của một phần ruột thịt...21 năm qua đi, có kẻ những tưởng gán cho đứa con xa lạ cái tên mĩ miều Nam Hải, Nam Hoa là khiến nó quên đi cái tên mà ba mẹ gian khó nhào nặn ra...Sóng biển Đông lớp sau dữ dội hơn lớp trước, tích tụ cả ngàn năm những sóng ngầm của khởi thủy nước Nam...Ngã Việt quốc, ngã Nam nhân...Tự bao đời nay có bao giờ quên đi gốc gác...Trước cũng vậy và muôn đời tất vậy...
    Kể từ lúc được biết về sự kiện 14 tháng 3 năm 1988, khi hải quân Trung Quốc tấn công,giết hại binh lính Việt Nam và chiếm một phần Trường Sa, hằng năm gần tới dịp này tôi lại lọ mọ lên mạng đi tìm thêm những dữ liệu liên quan đến cuộc hải chiến dữ dội này...So với năm ngoái, dữ liệu tìm thêm dẫu không nhiều,nhưng vẫn cho là rất quý!Thử nhìn lại xem mình đã tìm thêm được gì:
    1. Cái mình quan tâm trước nhất là về danh sách liệt sĩ Hải Quân Nhân Dân Việt Nam:
    - Đã tìm thêm được 1 cái tên nữa: Phan Văn Thiềng , Hạ sỹ, 21 tuổi, Công binh Hải quân Việt Nam:
    ?oPhan Văn Thiềng , Hạ sỹ, 21 tuổi, Công binh Hải quân Việt Nam (E83)
    đã hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Cô Lin, Trường Sa ngày 14-3-1988. Khi ngã xuống, liệt sĩ Thiềng mới 21 tuổi, tham gia lực lượng Công binh Hải quân Việt Nam (E83) được gần 3 năm và mang cấp hàm Hạ sĩ. - Bài báo ?oTổ quốc ở phía mặt trời?-
    Vậy là mình đã biết được tên 6 liệt sĩ:
    - Trần Đức Thông, Trung tá Lữ đoàn phó 146 vùng 4 Hải quân
    - Vũ Phi Trừ, Đại uý thuyền trưởng HQ-604
    - Trần Văn Phương, thiếu úy, Phó Chỉ huy đảo Gạc Ma
    - Nguyễn Văn Tư, chiến sĩ
    - Nguyễn Mậu Phong, chiến sĩ
    - Phan Văn Thiềng , Hạ sỹ, 21 tuổi, Công binh Hải quân Việt Nam
    1. Danh sách 7 đảo mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam (giai đoạn 1988-1992):
    01. ĐáChâuViên - Cuarteron reef ?" Huayang Jiao
    02. ĐáChửThập - Fiery Cross Reef ?" Yonshu Jiao
    03. ĐáGaven - Gaven reef ?" Nanxun Jiao,
    04. ĐáGạc Ma - Johnson Reef (South) ?" Chigua Jiao,
    05. ĐáLát - Ladd reef ?" Riji Jiao,
    06. Đảo Len Dao ?" London Reef
    07. ĐáSubi - Subi reef ?" Zhubi Jiao.
    Như vậy,các đảo Trung Quốc đã chiếm được là 10: đá Châu Viên, đá ChửThập, Đá Gaven, Đá Gạc Ma, Đá Lát. Đảo Len Dao,Đá Subi,First Thomas Shoal,Kennan reef, Mischief reef ?" Meiji Jiao.
  8. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Uh Dội 100 Scud cho nó chìm luôn đi
  9. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Vào chiều ngày 13 tháng 3 năm 1988 hai tàu chiến của HQVN từ Đà Nẵng mang số HQ605 đi trước và theo sau là chiếc HQ505 đi về hướng Trường Sa để tiếp tế lương thực cho chiếc HQ604 đang đóng quân tại đảo Gạc Ma . Đảo này có 4 ghềnh đá nhô lên khỏi mặt nước chừng hai mét, những mặt bằng còn lại của đảo chìm dưới lòng nước khoảng 1-2 mét , có chỗ sâu hơn. Đây chỉ là một hòn đảo chiến lược, ngoài ra không trồng trọt được gì trên đảo nầy .
    Chiếc HQ604 đã đến neo tại đây trên một tháng không có chuyện gì xảy ra . Theo lệnh của bộ quốc phòng thì Việt Nam sẽ phải cắm cờ để khẳng định chủ quyền ở các đảo này . Đảo Gạc Ma được liệt vào danh sách thứ 88 của các đảo thuộc chủ quyền VN . Các Hải Quân VN tới đây với chiến dịch CQ88 (Chủ Quyền 88) .
    Tàu HQ505 hải quân nhân dân Việt nam
    Hai chiếc HQ605 và HQ505 đến điểm hẹn thì từ phía xa có nhiều chiến hạm Trung Quốc đang tiến lại gần . Thấy không có gì vì đây là hòn đảo của Việt Nam nên nếu có gì xảy ra thì hai bên có thể thương lượng đó là lời của Thiếu Tá Trần Đức Thông cho biết
    Trường Sa 1988 địch quan sát thấy một tàu của Việt nam phía xa
    Vào lúc 7 giờ sáng sớm ngày 14 tháng 3 năm 1988 , một tốp nhỏ của HQVN gồm thiếu úy Trần Văn Phương cùng hai thủy thủ là Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Văn Lanh đang leo lên 4 gành đá cao tìm cách dựng cột cờ thì các chiến hạm Trung Quốc lúc đó đã tới gần đảo . Bốn Tàu chiến Trung Quốc loại trang bị hỏa tiễn bao quanh đảo và hú còi báo động , các thủy thủ của Trung Quốc trông rất dữ tợn, đầu cạo trọc nhảy lên các dàn súng đại liên quay mũi súng chỉa vào lính HQVN . Hai Chiếc Hải Quân Trung Quốc tiến gần sát hơn và chặn đường rút lui của hai chiếc HQ605 và HQ505 . Hai chiếc xuồng máy chở 8 lính vũ trang mặc đồ rằn ri của Trung Quốc lao nhanh vào đảo . Thiếu tá Trần Ðức Thông lập tức ra lệnh cho các Thủy Thủ chiến HQ604 lên đảo ứng chiến, bảo vệ cho thiếu úy Trần Văn Phương và hai thủy thủ . Các thủy thủ thuộc HQVN đã dàn súng chung quanh 4 ghềnh cao để bảo vệ , phòng thủ 4 hướng .
    TQ cho lính xuống thuyền nhỏ đổ bộ lên bãi Gạc ma
    Trung quốc thả thêm nhiều Ca Nô loại nhỏ chở hằng trăm lính vũ trang rằn ri khác tràn lên đảo Gạc Ma . Lúc này tàu chỉ huy là chiếc HQ604 đã cho phóng loa , nói tiếng Tàu với các lực lượng vũ trang Trung Quốc đang tràn lên bãi " Đây là đảo chủ quyền của VN, yêu cầu các đồng chí thuộc quân đội Nhân Dân Trung Quốc phải rời đảo" "Các đồng chí đã xâm phạm lãnh thổ VN" . Lời nói từ chiếc HQ604 chưa dứt thì Tàu Hải Quân Trung Quốc chiếc 502 khai hỏa đầu tiên .
    Chiến hạm TQ đã bắn chìm tàu 604 của hải quân Việt Nam
    Các đại liên trên tàu Trung Quốc đã bắn trực xạ vào thủy thủ VN trên đảo...
    3 Chiến hạm Trung Quốc còn lại bất ngờ xã hết dàn hỏa tiễn vào 3 tàu chiến của HQVN 1 chiếc bốc cháy nghiêng về một bên . ...
    Con tàu 604 của hải quân ta bị quân địch bắn cháy rồi chìm dần .
    Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng, Trần Đức Thông - lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, cùng một số thủy thủ trên tàu đã tử trận cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma
    Thời điểm diễn ra trận hải chiến 1988 một máy bay do thám và chống tàu ngầm của Mỹ xuất phát từ căn cứ quân sự tại Philippine bay qua Trường Sa
    Tàu HQ505 hải quân nhân dân Việt nam
    Chiếc HQ505 bị bắn cháy toạc hông phải , sau khi chữa lửa, khói đen còn xông lên ngùn ngụt nằm sát bãi Cô Lin . Số người còn sức, một tay bám thành xuồng,một tay làm mái chèo đưa xuồng lết trên mặt nước để tới bãi Cô lin.
    Anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương
    Sinh quán Quảng Trạch,Quảng Bình.Vào bộ đội năm 1983,ra bảo vệ đảo Sinh Tồn từ 02/1984.Sau khi đi học trường quân chính,được phong thiếu úy ,trung đội trưởng trung đội 1.đại đội 7,tiểu đoàn 862 ,lữ đoàn Trường Sa
    Di ảnh và di thư của Anh hùng Trần Văn Phương gửi về cho vợ, trước khi anh nằm xuống ở Trường Sa, để bảo vệ lá cờ của Tổ quốc khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ảnh: Ngọc Lan
    Trung Quốc trao trả 9 tù binh , xác của 64 Thủy Thủ thuộc HQVN vĩnh viễn nằm trong lòng biển khơi ....
    Sau gần 4 năm trời nằm hết bệnh viện quân đội này đến bệnh việc khác 175 rồi 108 rồi 103, Nguyễn Văn Lanh cũng đã có thể ngồi dậy, đã có thể đi lại nhưng sức khỏe chỉ còn lại quá ít. Tỷ lệ thương tật trên 70% đã khiến cho "Paven" Nguyễn Văn Lanh chỉ có thể làm được những việc nhẹ. Anh yếu sức và bất cứ khi nào cũng có thể phải đến viện điều trị. Hỏi anh nhớ gì về những kỷ niệm cũ, bao giờ Nguyễn Văn Lanh cũng nhắc tới những người bạn lính đảo cũ, có nhiều người đã hy sinh để giữ đảo. Thế nên đã gần 20 năm trôi qua sau sự kiện 14.3.1988, Nguyễn Văn Lanh vẫn ở trong quân ngũ nhưng làm nhiều công việc khác nhau. Có lúc anh đã là bảo vệ cho một xí nghiệp may, rồi hiện tại về công tác tại Ban Doanh trại của Bộ Tư lệnh hải quân - Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  10. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Bổ xung ảnh và link cho bài của anhoanp viết lúc 11:42 ngày 14/03/2009-]- Đã tìm thêm được 1 cái tên nữa: Phan Văn Thiềng , Hạ sỹ, 21 tuổi, Công binh Hải quân Việt Nam: ?oPhan Văn Thiềng , Hạ sỹ, 21 tuổi, Công binh Hải quân Việt Nam (E83) đã hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Cô Lin, Trường Sa ngày 14-3-1988. Khi ngã xuống, liệt sĩ Thiềng mới 21 tuổi, tham gia lực lượng Công binh Hải quân Việt Nam (E83) được gần 3 năm và mang cấp hàm Hạ sĩ. - Bài báo ?oTổ quốc ở phía mặt trời?- http://www.daidoanket.vn/ddk/mdNews.ddk?id=6646
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này