1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. neptune_vietnam

    neptune_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Sự thật hậu trường chính trị - cuộc chơi của các ông lớn
    Im lặng nhưng không đồng tình
    Tiến sĩ Balazs Szalontai
    Viết riêng cho BBCVietnamese.com
    Tháng Giêng 1974, khi hải quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm Hoàng Sa và buộc quân đội Nam Việt Nam rút khỏi đó, ban lãnh đạo Bắc Việt không hề có phát ngôn công khai, dù là ủng hộ hay phản đối.
    Báo chí Bắc Việt không hề đề cập vụ đụng độ giữa Sài Gòn và Bắc Kinh. Phản ứng chính thức duy nhất trước cuộc xâm lăng của Trung Quốc là một tuyên bố ngắn gọn, thận trọng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, kêu gọi có giải pháp thương lượng và hòa bình về mọi tranh cãi lãnh thổ.
    Kho lưu trữ Hungary
    Kể từ đó, sự im lặng của Hà Nội đã thường bị xem là thể hiện sự đồng tình của ban lãnh đạo trước hành động của Trung Quốc. Theo đó, thái độ thụ động của Bắc Việt hẳn là do sự thừa nhận ngầm về chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh. Quan điểm này được hỗ trợ nhờ thông báo năm 1956 của Ung Văn Khiêm gửi tham tán Trung Quốc về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa - gợi ý rằng "im lặng có nghĩa là đồng thuận". Quan điểm này nói nếu Bắc Việt không tán thành cuộc xâm lăng, thì phải nói ra chứ.
    Nhưng tài liệu tôi tìm thấy từ Kho Lưu trữ Quốc gia Hungary lại kể một câu chuyện khác. Chúng gợi ý rằng sự im lặng của miền Bắc chủ yếu là do cân nhắc chiến thuật ngắn hạn của Hà Nội, chứ không phải vì sự đồng ý về pháp lý giữa Trung Quốc và Việt Nam.
    Sau vụ xâm lấn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nói với đại sứ Hungary ở Hà Nội rằng "có nhiều văn bản và dữ liệu về quần đảo của Việt Nam". Các cán bộ khác của miền Bắc nói với các nhà ngoại giao Hungary rằng theo họ, xung đột giữa Trung Quốc và chính thể Sài Gòn chỉ là tạm thời; họ nói sau đó, "vấn đề này sẽ là vấn đề cho cả quốc gia Việt Nam." Khác với Bắc Kinh, Hà Nội không hề xem vụ việc đã khép lại. Một vụ trưởng của Bộ Ngoại giao Bắc Việt nói với Hungary rằng chính phủ miền Bắc dự tính sẽ họp với Trung Quốc để làm rõ vấn đề.
    Tháng Chín 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn nêu vấn đề Hoàng Sa trong chuyến thăm Trung Quốc. Phản ứng không khoan nhượng của Bắc Kinh rõ ràng làm lãnh đạo Việt Nam bực mình. Sang tháng 11, một cán bộ Việt Nam nói với nhà ngoại giao Hungary rằng Hoàng Sa "là phần không thể tách rời của Việt Nam và chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ chủ quyền với các đảo nhiều dầu hỏa này có tầm quan trọng chiến lược."
    Dấu hiệu phản đối của Việt Nam, gián tiếp nhưng rõ rệt, đã xuất hiện từ những tháng đầu của 1974. Sau khi Trung Quốc chiếm đảo, Bắc Việt bắt đầu gây khó khăn cho Hoa kiều khi muốn thăm thân nhân ở đại lục, và cũng không cho nhiều công dân đại lục sang miền Bắc thăm người thân. Nếu Hà Nội đồng ý cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, hẳn những cử chỉ này đã không xảy ra.
    Tham vọng lãnh thổ của Hà Nội không phải xuất phát từ việc làm đồng minh của Liên Xô mà đó là mục tiêu của Việt Nam mà thôi. Thực ra, các bản đồ Liên Xô sau năm 1950 đều đánh dấu Hoàng Sa là của Trung Quốc, và vì thế thật khó cho Kremlin công khai phản đối Trung Quốc.
    Tính toán
    Nhưng nếu Bắc Việt phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, tại sao họ im lặng trong trận đánh và cũng đã yêu cầu Moscow im lặng? Để trả lời, ta phải phân tích kỹ quan hệ Trung-Việt và Xô-Việt trong giai đoạn 1972-74.
    Năm 1972 và nửa đầu năm 1973, lãnh đạo Hà Nội rõ ràng bất mãn trước quan hệ cải thiện của Mỹ và Trung Quốc. Theo họ, Trung Quốc đã hy sinh quyền lợi Việt Nam. Nhưng cuối 1973 đầu 1974, quan hệ Trung - Mỹ bắt đầu xấu đi, vì Mao Trạch Đông kết luận rằng chính sách của Washington về Đài Loan và Liên Xô không đáp ứng mong đợi của ông. Tình hình mới buộc Bắc Kinh và Hà Nội linh động hơn với nhau.
    Vào cuối năm 1973 và đầu 1974, giới ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội ghi nhận phía Trung Quốc bắt đầu mềm mỏng hơn trong giao dịch với Bắc Việt - có lẽ vì nếu xảy ra đồng thời xung đột với cả Mỹ và Bắc Việt, quyền lợi của Trung Quốc sẽ bị nguy hại.
    Lãnh đạo Bắc Việt dĩ nhiên chẳng thích gì phe Mao tuyển đang một lần nữa thắng thế trên chính trường Trung Quốc. Nhưng họ không thích Chu Ân Lai, kiến trúc sư trong hòa giải Mỹ - Trung và nay cũng là đối tượng tấn công của phe Mao tuyển. Có thể họ hy vọng sự hòa giải Mỹ - Trung sẽ phần nào bị đảo ngược và vì thế muốn tránh gây hấn với Bắc Kinh - đặc biệt vì Hiệp định Paris 1973 đã không chấm dứt giao tranh giữa chính quyền Thiệu và quân cách mạng.
    Tháng Chín 1973, Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng nói với Fidel Castro rằng nếu miền Nam tiếp tục tấn công "vùng giải phóng", quân cộng sản sẽ đánh lại cho đến khi chính phủ Thiệu sụp đổ. Trong hoàn cảnh đó, rõ ràng Bắc Việt cần có hòa hoãn tạm thời với Trung Quốc.
    Thái độ thận trọng của Bắc Việt với Trung Quốc cũng còn là vì Hà Nội không tin Liên Xô. Nếu họ đã không thích sự gần gũi Mỹ - Trung thì họ cũng chẳng ưa gì việc Mỹ - Xô hòa hoãn. Cuộc hội đàm của Nixon ở Moscow và Brezhnev ở Vladivostok với Gerald Ford rõ ràng bị Hà Nội chau mày.
    Về phần mình, Liên Xô cảm thấy sự hung hăng của đồng minh Bắc Việt có thể dẫn tới rắc rối to trên trường quốc tế. Tháng 11.1974, chỉ vài tháng trước khi Hà Nội đánh thắng miền Nam, đại sứ Liên Xô Shcherbakov nói với các đồng nghiệp Đông Âu rằng Moscow quyết tâm ngăn chiến tranh bùng nổ ở Việt Nam, vì nó đi ngược lại mục tiêu căn bản trong chính sách toàn cầu Liên Xô.
    Lời nói của Shcherbakov để lộ ra là Liên Xô muốn giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bắc Việt hơn là hỗ trợ Hà Nội dùng vũ lực thống nhất đất nước. Cuối năm 1973, phái đoàn của Phạm Văn Đồng, khi đi thăm Đông Đức, đã công khai tuyên bố chính sách hòa hoãn của Moscow chẳng đem lại kết quả tích cực ở châu Âu, và nói cả Liên Xô và Trung Quốc đều có cống hiến lớn cho phong trào cộng sản quốc tế. Tức là trong năm 1973-74, Hà Nội vẫn không chịu theo phe nào giữa Liên Xô và Trung Quốc.
    Tóm lại, có lẽ chúng ta không thể dùng nguyên tắc "im lặng là đồng ý" để giải thích hành vi của Hà Nội trong trận hải chiến Trung Quốc - Nam Việt Nam. Sự thụ động tạm thời của Bắc Việt phản ánh tính toán chiến thuật chứ không mang tính chiến lược hay pháp lý.
    Trong khi đang còn đánh nhau với miền Nam và nghi ngờ Kremlin, Hà Nội ắt hẳn cảm thấy họ không thể cùng đối đầu với Bắc Kinh. Nhưng ngay sau khi chính quyền Thiệu sụp đổ, Bắc Việt không ngần ngại kêu đòi Hoàng Sa.
    Thời điểm Trung Quốc lấn chiếm cho thấy Bắc Kinh muốn hành động trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ - tức là trước khi Hà Nội có thể giành lấy các hòn đảo tranh chấp.
    Về tác giả: Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006).
  2. dunghoiten

    dunghoiten Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    49
    ai biết thông tin về đảo Len Đao và Côlin không? Hiện VN hay TQ giữ hai đảo này thế nhỉ? Mình chỉ thấy nói là VN giữ đc chủ quyền đối với 2 hòn đảo này sau hải chiến 1988. Còn hiện nay kô thấy có bất cứ thông tin nào của ta về hai đảo trên. Ai biết thì cho minh thông tin với nhé.
  3. Phamkd

    Phamkd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Em đọc cái này mà tự nhiên có suy nghĩ thế này : sao nhà nước mình không đưa các tua du lịch ra đảo nhỉ? Đưa tua du khách quốc tế luôn, toàn bãi biển đẹp thế, vừa quảng bá, công khai chủ quyền với thế giới, vừa thu được lợi nhuận! Kinh tế dịch vụ trên đảo sẽ phát triển.....
    Cái này mấy chú tàu hình như là có đưa tua du lịch ra Hoàng sa rồi còn gì!
    Đầu tư cái vụ này chắc tốn, cầu cảng, nhà nghỉ nữa......nhưng em nghĩ tàu du lịch bốn năm sao của Mỹ, Pháp, hay Hà Lan chẳng hạn, vào đấy mà nghỉ ngơi đôi hôm, thì có bố thằng khựa cũng chả dám ngo ngoe! Ta vừa bảo vệ , quảng bá được chủ quyền nhá, lại thu về cho ngân sách ối tiền!
    Các bác cao nhân, cho ý kiến đê!
  4. boyhn77

    boyhn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    52
    [
    Em đọc cái này mà tự nhiên có suy nghĩ thế này : sao nhà nước mình không đưa các tua du lịch ra đảo nhỉ? Đưa tua du khách quốc tế luôn, toàn bãi biển đẹp thế, vừa quảng bá, công khai chủ quyền với thế giới, vừa thu được lợi nhuận! Kinh tế dịch vụ trên đảo sẽ phát triển.....
    Cái này mấy chú tàu hình như là có đưa tua du lịch ra Hoàng sa rồi còn gì!
    Đầu tư cái vụ này chắc tốn, cầu cảng, nhà nghỉ nữa......nhưng em nghĩ tàu du lịch bốn năm sao của Mỹ, Pháp, hay Hà Lan chẳng hạn, vào đấy mà nghỉ ngơi đôi hôm, thì có bố thằng khựa cũng chả dám ngo ngoe! Ta vừa bảo vệ , quảng bá được chủ quyền nhá, lại thu về cho ngân sách ối tiền!
    Các bác cao nhân, cho ý kiến đê!
    Cách đây mấy năm cũng thấy tổ chức du lịch ra Trường sa nhưng sau đấy im thin thít chủ yếu là ra Trường sa là các đoàn cán bộ đi công tác thôi.VN vừa thông báo tổ chức đi du lịch ra Trường sa bị Tàu phản đối chắc thôi vì sợ ko an toàn cho khách du lịch ra thăm đảo cũng nên.
  5. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    1.942
    Đã được thích:
    1
    Du lịch thì đề cao tính an toàn, thằng khựa tổ chức Dl ra Phú Lâm củng chỉ là khách nội địa của chúng nó. Nếu khách quốc tế ra đây mà chẳng may tên rơi đạn lạc thì sao? Chưa nói đến vấn đề mấy đảo đó chưa được các quốc gia khác công nhận của mình mà vẫn coi là vùng tranh chấp thì áp dụng Visa thế nào? Tàu nước ngoài đang ở TS mà bọn khựa bẩn lao ra chặn tàu hỏi Visa ko có thì rắc rối lớn.
    Thứ nữa là để xác lập chủ quyền mạnh mẽ và bền vững thì cách tốt nhất là đưa dân ra đảo sinh sống. Ở TS thì VN là nước duy nhất đưa dân ra sống và tổ chức bầu cử cho dân ở trên đảo, ngoài ra HS và TS danh chính ngôn thuận trong nước chúng ta vẫn coi là các đơn vị hành chính có sự quản lý quả chính quyền nhà nước từ lâu rồi.
    khựa bẩn cứ to mồm ở TS chứ thực ra chúng nó có vài cái bãi đá đồn trú được bao nhiêu lính trên mấy cái chòi đó chứ???
    Có 1 lưu ý quan trọng chính là cái đảo Ba Bình, mối quan hệ khựa với Đài sẽ có lúc căng thẳng thì Đài hoàn toàn có thể đem Ba Bình ra làm 1 món hàng trao đổi với khựa, vì nói thực sự khu vực TS thì tham vọng làm được điều gì đó ở đây của Đài là ko có.
    Đánh nhau thì ko khả thi, đàm phán cũng khó do đòi hỏi quyền lợi của các bên khác nhau quá xa. Theo mình đóan thì Biển Đông có thể chia ra theo giới hạn 200 hải lý tính từ đất liền mỗi nước, còn các đảo có giới hạn 12 hải lý(vietnamnet đang hướng dư luận theo cách chia này.) nhược điểm lớn nhất của cách tính này là VN ko còn giữ 1 đảo nào ở HS, vì thế chia chác vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực biển quanh HS là rất bất lợi.
    Cách bác lo sợ cái lưỡi bò của khựa, nhưng theo em đây chỉ là sự đòi thách của chúng nó mà thôi, quá thiếu cơ sở để chúng nó đạt được điều này trừ khi có chiến tranh thế giới III và phần thắng thuộc về chúng nó.
  6. TONGIA

    TONGIA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    0

    Em đọc cái này mà tự nhiên có suy nghĩ thế này : sao nhà nước mình không đưa các tua du lịch ra đảo nhỉ? Đưa tua du khách quốc tế luôn, toàn bãi biển đẹp thế, vừa quảng bá, công khai chủ quyền với thế giới, vừa thu được lợi nhuận! Kinh tế dịch vụ trên đảo sẽ phát triển.....
    Có tour bác có đi không ?
  7. haidbp27

    haidbp27 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    topic tổng hợp nhiều thông tin về TS rất bổ ích
    Cám ơn các bác đã xây dựng và phát triển topic này.
    Giá như có nhiều bác (phóng viên , cán bộ...) đã đi TS rồi chia sẻ thêm chút thông tin thi tuyệt!
  8. Phamkd

    Phamkd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    em sợ không có thôi chứ! Có là em đi đấy!
    Kí khẩu hiệu " Cả nước vì Trường Sa, Trường sa vì cả nước ý" bây giờ, ai cũng nghĩ như thế, cứ đi du lịch, chỉ đi Trường Sa thôi! Quảng cáo dữ lên, nhà nước khuyến khích các công ty đầu tư khai thác bằng giảm thuế , bằng hỗ trợ vốn, bằng đảm bảo an ninh chẳng hạn.....
    Có thu nhập, có kinh phí, dần dần ta sẽ mở rộng đảo lên, to hơn, đẹp hơn, tiện nghi hơn! Các bác nhể!
    Gì chứ, giờ Trường Sa lớn rộng có nửa cây số vuông, dần dần mở thêm cứ phải rộng đôi ba cây số vuông thì mới tính được tầm chiến lược, có nhà chứa máy bay, căn cứ quân sự,tàu chiến ....
    Đi du lịch Trường Sa đê các bác ơi, ra thăm các anh chiến sĩ lính đảo, cổ vũ động viên tinh thần các bác ấy mới được!
    Mà ko biết ngoài ấy có internet chưa các bác nhỉ?
    Em thấy đợt trước bác nào kêu gọi ủng hộ Trường Sa mà, bác nào đứng lên đê, em theo với, ai có lòng bao nhiêu ủng hộ ngần ấy!
  9. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Chúng tôi yêu biển, đảo
    "78 ngày đêm thi đua quyết thắng" là nội dung thi đua mà đoàn viên, thanh niên trên quần đảo Trường Sa đã triển khai nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn.
    Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, thượng tá Phạm Văn Hà - Đảo trưởng đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) cho biết: Những ngày này, mặt biển lặng như ao làng, trời nắng nóng nhưng cán bộ, chiến sĩ - đặc biệt là đoàn viên thanh niên - đang náo nức thi đua lập thành tích ngày càng khẩn trương hơn.
    Gần 3 tháng qua, cán bộ, chiến sĩ trên đảo đã triển khai nhiều hoạt động, trọng tâm vào những phần việc thanh niên, công trình thanh niên. Hàng trăm ngày công đã đổ ra để củng cố doanh trại, xây dựng cảnh quan môi trường trên toàn đảo. Đặc biệt là hệ thống pa-nô, áp-phích, khẩu hiệu hành động của đơn vị đã đồng loạt được tu sửa, nâng cấp làm mới gần như hoàn toàn.
    Thiếu tá Đỗ Quang Khải - trợ lý chính trị đảo Song Tử Tây cho biết thêm, đảo đã tổ chức một bảng tin nội bộ, đăng danh sách thi đua của các cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khác mừng Ngày thành lập Đoàn được tổ chức như: giải bóng chuyền, bóng đá giữa đảo và các đơn vị phối hợp thuộc trên đảo đang diễn ra rất sôi nổi. Thượng úy Hoàng Văn Hải - Phân đội trưởng bộ binh xe tăng đảo Song Tử Tây, người có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong 78 ngày đêm thi đua chào mừng Ngày thành lập Đoàn - tâm sự với chúng tôi: "Những ngày này với chúng tôi là những ngày đẹp nhất. Được sống, học tập, công tác trên đảo, chúng tôi yêu quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc vô cùng...". Được biết, thượng úy Hoàng Văn Hải là một trong những xạ thủ cừ khôi của đảo. Trong những lần kiểm tra bắn đạn thật, anh luôn hoàn thành xuất sắc công việc tiêu diệt mục tiêu của mình.
    Còn hạ sĩ khẩu đội trưởng Ngô Quyết Thắng thì nói giản dị: "Ngày thành lập Đoàn năm nay, chúng tôi rất vui vì được sự quan tâm của các thủ trưởng cấp trên, được tham gia nhiều hoạt động văn hóa - thể thao lành mạnh bổ ích, được giáo dục lòng yêu nước. Chúng tôi yêu biển đảo, chúng tôi thấy trách nhiệm của mình là luôn chắc tay súng, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, sẵn sàng chiến đấu, tuần tra canh gác bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc...".
    [​IMG]
  10. hoangsonno1

    hoangsonno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2009
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    QĐND Online - Với tinh thần ?oTất cả vì Trường Sa thân yêu?, những ngày qua, Công ty TECAPRO và các đơn vị thuộc Viện Khoa học-công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng) đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ TP Hồ Chí Minh nghiên cứu, sản xuất nhiều thiết bị và đồ dùng huấn luyện phục vụ bộ đội làm nhiệm vụ trên biển đảo Tổ quốc.
    Ngày 26-3, các đơn vị đã chuyển hơn 5 tấn thiết bị, đồ dùng huấn luyện xuống tàu để chuyển ra các đơn vị ngoài biển đảo. Tuần sau các đơn vị sẽ chuyển tiếp hơn 5 tấn hàng cho Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh đưa ra đảo xa.
    Đây là những thiết bị, đồ dùng huấn luyện được cải tiến phù hợp với đặc điểm khí hậu và yêu cầu tác chiến của bộ đội ngoài biển đảo.
    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.tinqpan.54563.qdnd
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này