1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi xaemkiniemvn, 07/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xaemkiniemvn

    xaemkiniemvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam

    [​IMG]
    Quyết định của Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo, trong đó có quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, là hành động ngang ngược, bất chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo ấy.

    Luận điểm đầu tiên của chính quyền tỉnh Quảng Đông khi công khai khảo sát Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa vào năm 1909, là cho rằng quần đảo "Tây Sa" là đất vô chủ (res nullius), hải quân tỉnh Quảng Đông cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát súng đại bác tại một số đảo ở Hoàng Sa năm 1909.

    Sau khi dùng vũ lực một cách bất hợp pháp cưỡng chiếm Hoàng Sa vào trung tuần tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đã cố gắng tìm kiếm tài liệu để cố gán ghép bằng cách cắt xén, nếu cần thì xuyên tạc với sự đóng góp của các nhà học giả như Sử Lệ Tổ đưa ra luận điểm cho rằng "các đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc", do nhân dân Trung Quốc "phát hiện sớm nhất", "kinh doanh sớm nhất", do chính phủ các triều đại Trung Quốc "quản hạt sớm nhất" và viện dẫn nhiều tài liệu lịch sử mang tính suy diễn để dẫn chứng (Quang Minh Nhật Báo, 24-11-1975).

    Những luận cứ cố gán ghép

    Để minh chứng cho sự xác lập chủ quyền của mình ở Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại cũng đưa ra những luận điểm được coi là "vững mạnh nhất" như sau:

    1. Trung Quốc khẳng định các đảo Nam Hải đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường năm 789. Đúng sử sách Trung Quốc như sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát có chép những thay đổi về qui chế hành chính từ đời Hán đến đời Tống, trong đó có việc Quỳnh Sơn, một quận của đảo Hải Nam thời đó (xin nhấn mạnh) - sau thuộc thành phố Hải Khẩu - được đặt thành "phủ đô đốc" vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, tức năm 789.

    Nhưng qua các sách Đường Thư, Thái Bình Hoàn Vũ Ký, Dư Địa Kỷ Thăng (1221), Quảng Đông Thông Chí (1842) thì vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đảo Hải Nam chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lý Phục mang quân sang lấy lại đảo Hải Nam sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện "sáp nhập bất kỳ đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam".

    2. Trung Quốc phái thủy quân đi "tuần tiễu", Trung Quốc đã viện dẫn các sự kiện để chứng minh. Trước hết về luận cứ "phái thủy quân tuần tiễu cương giới biển", luận chứng của nhóm Hàn Chấn Hoa chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu, song những đoạn văn này hoàn toàn không chứng minh được lập luận "Trung Quốc phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu đời Tống".

    Nhóm Hàn Chấn Hoa đã cố gán ghép hai đoạn văn vào với nhau gồm đoạn văn nói về lộ trình "Từ đồn Môn Sơn đến các nước Đại Thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc" tiếp liền vào đoạn văn đầu viết về "đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu ở hai cửa biển Đông và Tây". Điều này không đúng với nguyên bản Vũ Kinh Tổng Yếu. Đây chỉ là sự cố gán ghép "đầu Ngô mình Sở" để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất "Cửu Nhũ Loa Châu" mà nhóm này cho là Tây Sa.

    Còn việc tuần tiễu của Ngô Thăng, trước hết tìm hiểu vị trí các địa danh trên, chúng ta được biết Quỳnh Nhai là thủ phủ Quỳnh Châu ở phía bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là quả núi cao 339m ở phía đông bắc đảo Hải Nam, Thất Châu Dương là phía đông đảo Hải Nam, Tư Canh Sa là bãi cát phía tây đảo Hải Nam. Đây chỉ là cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng quanh đảo Hải Nam, chứ không đến Tây Sa, nên nhớ rằng Thất Châu Dương ở phía đông đảo Hải Nam nên không hề là Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, vốn cách Hải Nam hơn 350 hải lý về phía đông nam.

    3. Các đảo Nam Hải đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chấn Hoa chủ biên cũng rất "công phu" đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một loại là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh có vẽ các đảo Nam Hải. Một loại khác là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh và các nước phiên thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải.

    * Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

    - Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.

    - Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.

    - An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.

    - The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).

    - The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...

    Bằng chứng thuyết phục

    Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 đã vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở biển Đông.

    Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc.

    Trong khi đó, ngay tài liệu của chính người Trung Quốc như Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán đã cho biết Chúa Nguyễn sai thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn Lý Trường Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.

    Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, năm 1686, trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ bản đồ và Phủ Biên Tạp Lục, năm 1776 của Lê Quý Đôn.

    Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

    Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

    - Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.

    - Đại Nam Thực Lục phần tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

    - Đại Nam Thực Lục Chính biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    - Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.

    - Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản...

    Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.

    Về những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy:

    - Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.

    - Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc.

    Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.

    Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là ?ophát hiện? nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu ?oHoàng Sa Tự? ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.

    TS NGUYỄN NHÃ
    (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=232745&ChannelID=3)
  2. xaemkiniemvn

    xaemkiniemvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Bọn Trung Quốc đã ngang nhiên phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa để quản lý các đảo gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Là những thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta không thế chấp nhận được hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ như thế.
    Bọn Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, cho nên đối phó vấn đề vi phạm tranh chấp chủ quyền với bọn này là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài. Cần đòi hỏi công sức, trí tuệ, sự đóng góp của nhiều thế hệ người dân Việt Nam.
    Chúng ta hãy cùng hành động, tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu được và cùng có tiếng nói chung trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chúng ta. Hãy động viên mọi người xung quanh ý thức về tầm quan trọng của vấn đề này.
    Là người Việt Nam, tôi thấy rất bực và rất xót trước hành động vi phạm trắng trợn của lũ giặt này. Chỉ biết cố gắng nói thêm tiếng nói với những người xung quanh mong dần dần toàn thể người Việt chúng ta đều nhận thức được vấn đề để đấu tranh lâu dài với bọn khốn khiếp rất có dã tâm này.
    Vì ghét bọn này, tôi xin bài trừ hàng hóa Trung Quốc. Từ nay mua đồ gì có chữ made in china là phải cân nhắc.
  3. xichlodem

    xichlodem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM LÊ DŨNG
    TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA PHÓNG VIÊN NGÀY 3 THÁNG 12 NĂM 2007

    Câu hỏi : Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về tin Quốc Vụ Viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 03 quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam?
    Trả lời :

    Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố hành chính Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam quản lý 03 quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên.

    Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông và khu vực.
    NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM LÊ DŨNG
    TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA PHÓNG VIÊN NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2007


    Câu hỏi: Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về tin Trung Quốc đã tiến hành tập trận trong vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 16 đến 23/11/2007?
    Trả lời :
    Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc tiến hành tập trận trên quần đảo Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh dạo cấp cao hai nước cũng như tinh thần cuộc gặp vừa qua giữa hai Thủ tướng bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 tại Xin-ga-po, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
    Việt Nam luôn mong muốn tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc, giải quyết một cách hòa bình mọi tranh chấp giữa hai nước trên cơ sở Luật pháp quốc tế và thực tiễn
    Việt Nam kiên quyết phản đối việc Đài Loan xây dựng lại đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa
    Về việc mạng Trung tân của Đài Loan và mạng Báo Nhân dân của Trung Quốc đưa tin Đài Loan đã khởi công xây dựng lại đường băng trên đảo Ba Bình (Trường Sa) và xây dựng "bia kỷ niệm công trình", ngày 15 tháng 11 năm 2007, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nêu rõ:

    "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tiến hành tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.
    Việt Nam kiên quyết phản đối việc Đài Loan xây dựng lại đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, coi đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng
    ---------------------------------------------------------
    Nói thế thôi, hô hào trấn an dự luận, TQ đã bao lần gây sự ở HS mà VN có làm gì được đâu ? Được biết hiện nay HS gần như hoàn toàn thuộc về TQ, còn TS thì cũng có 1 số đảo TQ nắm giữ .
    Các lần gặp gỡ giữa các vị nguyên thủ của 2 nước, hễ phía VN đưa vấn đề HS_TS ra thảo luận thì phía TQ đòi chấm dứt đàm phán .
    THUA !
    Còn phản đối kiểu như xaemkiniemvn cũng OK, tuy nhiên chính phủ VN phải chủ trì vụ này, kêu gọi nhân dân đồng loạt tẩy chay hàng TQ, ai vi phạm ...bùm !
    Được xichlodem sửa chữa / chuyển vào 07:38 ngày 07/12/2007
  4. xichlodem

    xichlodem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Ngày 29 tháng 11 năm 2007, đồng chí Phạm Gia Khiêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã tiếp và nói chuyện thân mật với các thành viên tham dự Cuộc gặp và dự lễ ký Biên bản Cuộc gặp. Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả chuyến thăm Việt Nam của đồng chí Vũ Đại Vĩ và nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của cuộc gặp giữa hai Trưởng Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ trong bối cảnh quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt-Trung phát triển tốt đẹp theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt và ngay sau cuộc gặp giữa Thủ tướng *************** và Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Hội nghị cấp cao ASEAN 13 + 1 tại Xinh-ga-po tháng 11 vừa qua, cho rằng kết quả cuộc gặp sẽ góp phần thiết thực tăng thêm sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Phó Thủ tướng cũng hoan nghênh việc hai bên đang tích cực xúc tiến các công tác chuẩn bị cho phiên họp lần thứ 2 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung, dự kiến sẽ tiến hành trước ngày 10/1/2008.
    Đồng chí Hồ Càn Văn, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cũng đã tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Cuộc gặp.
    Hai Trưởng đoàn thoả thuận sẽ tiến hành vòng 14 Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc vào đầu năm 2008 tại Việt Nam./.
    (Nguồn : Bộ Ngoại Giao Việt Nam)
  5. xaemkiniemvn

    xaemkiniemvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Em thấy vấn đề này phía Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chỉ lên tiếng vậy thôi, không mạnh mẽ và quyết liệt cho lắm trong lý luận và trong hành động. Tuy nhiên cũng thông cảm vì vấn đề này phức tạp và khó giải quyết bởi vì rất đơn giản Trung Quốc là một nước lớn. Có lẽ cũng không nên hy vọng hay trong chờ gì vào kết quả tốt đẹp của cuộc đàm phán. Chỉ muốn nói tiếng nói để nhắc nhở chúng ta rằng, bọn Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm mở rộng bờ cõi.
    Ai có hứng thú thì xem cho biết: "Chủ quyền trên hai quần đảo
    Hoàng Sa và Trường Sa"
    http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm
  6. xaemkiniemvn

    xaemkiniemvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này phụ thuộc vào ý thức người dân thôi bác ơi. Bây giờ đồ Tàu tràn ngập thị trường thế giới rồi. Không trông chờ gì ở đâu được nữa.
  7. CrescentDay

    CrescentDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    CD có ý nghĩ gần giống xaemkiniem.
    Chứ ko có lý gì một việc đã quá rõ ràng như vậy mà phía TQ lại cứ ngang nhiên "làm việc" trên hai hòn đảo ấy tính tới thời điểm này.
    Viet Nam yếu thế, chẳng lẽ ko có người thứ ba nào đứng ra phân xử giùm vụ này được hay sao ta?
    Sao khinh cái tụi xâm lược trắng trợn ấy thế ko biết!
    Đúng là ghét Made in China.
    TQ vừa là một thị trường XK lớn của nước ta mà cũng vừa là đối thủ cạnh trạnh của chúng ta ở nước XK thứ 3 đấy!
  8. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Trích đăng lại từ topic "Những bài báo hay"
    Cả một đời nghiên cứu Hoàng Sa
    [​IMG]
    Tiến sĩ Nguyễn Nhã
    Năm 1966, Sài Gòn chứng kiến sự ra đời của tập san Sử Địa mà người chủ trương là một chàng thanh niên 26 tuổi vừa tốt nghiệp hai trường đại học: sư phạm và văn khoa. Chín năm sau (20-1-1975), cũng chính người thanh niên ấy tổ chức một triển lãm tại Thư viện quốc gia kỷ niệm một năm ngày biến cố Hoàng Sa, trưng bày tất cả tài liệu, hình ảnh thể hiện chủ quyền Hoàng Sa là của VN.
    Và đến 18-1-2003, 29 năm ngày biến cố Hoàng Sa, chàng thanh niên ngày xưa trình trước hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường đại học KHXH&NV đề tài "Quá trình xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". "Với luận án tiến sĩ này, tôi thách thức các nhà nghiên cứu các nước, kể cả Trung Quốc (TQ), có một đề tài xác lập chủ quyền Hoàng Sa mang tính khoa học được như tôi", người đó là Nguyễn Nhã.
    Từ tư liệu đến những bước chân điền dã
    ?oTôi còn nhớ như in mồng 3 tết năm 1974, khi tôi đang chúc tết giáo sư Nguyễn Đăng Thục thì nghe trên đài phát thanh loan tin đang có chiến sự ở Hoàng Sa. Ngay lúc đó tôi đã dự định ra một số chuyên đề trên tập san Sử Địa bấy giờ về đề tài Hoàng Sa. Nhưng phải đợi một năm sau chúng tôi mới tổ chức một cuộc triển lãm, và nhân đó phát hành tập san Sử Địa số 29 chuyên về Hoàng Sa. Tôi còn nhớ lúc đó nhà văn Sơn Nam có đánh giá rằng đây là một triển lãm mang tầm cỡ quốc tế?.
    Đó cũng là một sự kiện mang tính lịch sử, và tập san Sử Địa số 29 đó với tập hợp các bài viết của những giáo sư từ Hoàng Xuân Hãn đến các vị nghiên cứu đầu ngành lịch sử lúc đó là một nguồn tư liệu quí giá.
    ?oVới tôi, một nhà nghiên cứu - ông nói - tôi bám sát theo tư liệu lịch sử. Việc xác lập chủ quyền là của Nhà nước chứ không phải của dân. Do vậy, phải sử dụng tư liệu của chính quyền. Mà ở mình thì tư liệu đáng tin cậy có nhiều. Xưa nhất, vào cuối thế kỷ 17 đã có tập bản đồ Toản nam tứ chí lộ đồ thư hay Toản tập An Nam lô của Đỗ Bá Công Đạo có vẽ và ghi chú về ?obãi cát vàng?, tức Hoàng Sa."
    "Tiếp đó là Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn mô tả chi tiết về hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải minh chứng sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của VN trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
    "Sang đến thời nhà Nguyễn thì một hệ thống biên niên sử và địa dư chí của Quốc sử quán, sách hội điển, châu bản của nội các triều đình nhà Nguyễn đã ghi chép sự hoạt động của đội thủy binh Hoàng Sa một cách rõ ràng, thể hiện sự xác lập cũng như bảo vệ chủ quyền của Nhà nước VN trên quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Trong đó có các bộ sử sách: Châu bản triều Nguyễn, Hội điển, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ...?.
    Ở VN có một điều đặc biệt là tất cả các tài liệu đều là tài liệu công. Vua nói gì, bộ công nói gì, quan chức nói gì về chủ quyền Hoàng Sa, tất cả đều được sử gia chép lại. Chứ TQ thì chỉ suy diễn thôi. TQ không có tài liệu nào của chính quyền TQ nói về chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa cả. Vì tên gọi Tây Sa cũng như Nam Sa là tên gọi sau này, bắt đầu từ 1909 mới có. Năm 1909 TQ đi thám sát mới đặt tên quần đảo Hoàng Sa là Tây Sa vì cho rằng đây là đảo vô chủ (res nullius)?.
    Điều đáng quí là TS Nguyễn Nhã có bước chân điền dã thật dẻo dai. Ông đã lặn lội theo dấu tích của những gì liên quan đến Hoàng Sa còn sót lại. Ông giẫm nát vùng đất Quảng Ngãi, Quảng Nam và ra đến tận đảo Lý Sơn - cù lao Ré trong thư tịch cổ - để tìm dấu vết của Hoàng Sa.
    ?oTheo thư tịch cổ tôi nắm được, những dân binh của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải dưới thời nhà Nguyễn được tuyển mộ từ vùng cù lao Ré tức đảo Lý Sơn ngày nay. Và khi đặt chân đến đảo Lý Sơn thì quả là nơi đây còn những chứng tích quan trọng. Cụ thể là trên đảo còn nhà thờ của họ Phạm Quang, ông Phạm Quang Tỉnh ở thôn Đông, xã Lý Vĩnh hiện còn nhà thờ và gia phả vị tổ gia tộc là Phạm Quang Ảnh - đội trưởng đội Hoàng Sa dưới thời vua Gia Long 1815?.
    Đặc biệt, ông Nguyễn Nhã còn đưa ra được một chi tiết về miếu Hoàng Sa, hiện nay là đình làng Lý Hải, là nơi vào thời vua Tự Đức đã diễn ra những lễ ?othế lính Hoàng Sa?, tức lễ tế sống lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ hằng năm: đi Hoàng Sa để đo đạc thủy trình và khai thác sản vật.
    Trong luận án ghi rõ: ?oCũng tại xã An Vĩnh và làng An Hải (cả đất liền lẫn ngoài đảo cù lao Ré) có tục lễ tế đình và làm lễ khao quân tế sống để tiễn lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ hằng năm vào ngày 20-2 âm lịch, tại các đình làng?. ?oKhi tôi ra đảo Lý Sơn, những gia đình có truyền thống đi biển giỏi đã vẽ lại cho tôi kiểu thuyền buồm đi Hoàng Sa thời trước. Bởi vì ngày xưa thủy quân của mình phải dựa vào những người giỏi đi biển, trong đó có những người ở cù lao Ré? - ông Nhã kể.
    Lịch sử rất công minh và nghiêm khắc
    Lý luận của TS Nhã trong luận án của mình chặt chẽ đến mức TS Trần Đức Cường trong bài nhận xét của mình đã viết: ?oTác giả đã sử dụng thành công phương pháp lịch sử và logic để nêu lên các luận điểm, luận cứ nhằm chứng minh chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Cách lập luận của tác giả rất có sức thuyết phục. Việc sử dụng nhiều tài liệu của TQ để nêu rõ về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là của VN chứ không phải của Trung Quốc tỏ ra có hiệu quả...".
    Không những dùng tài liệu của TQ để biện bác, Nguyễn Nhã còn dùng tất cả tài liệu sách vở, bản đồ, nhật ký... của phương Tây có được để chứng minh rằng chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác định từ rất lâu trước khi TQ lên tiếng ?oxí phần? vào năm 1909 với động tác đặt lại tên hai đảo này là Tây Sa và Nam Sa.
    Ngoài việc lập luận, phân tích rõ ràng theo các nguồn sử liệu và chứng tích điền dã có được, TS Nhã dành một phần trong luận án của mình để ?ophản bác các quan điểm biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền VN của nước ngoài tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Trong đó, ông thẳng thắn phản bác các luận điểm của TQ biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    30 năm sau biến cố Hoàng Sa, trong một căn nhà nhỏ ở quận Bình Thạnh,TP.HCM, nghe TS Nguyễn Nhã lật từng trang luận án và hùng hồn thuyết giảng về quan điểm của mình trước các luận điểm phi lý biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền của VN tại quần đảo này mà lòng muốn rưng rưng.
    ?oĐầu Công nguyên, VN đã chịu nô lệ ngót 1.000 năm nhưng vẫn giữ được độc lập. Thì bây giờ tôi cho rằng Hoàng Sa dẫu chịu 1.000 năm nữa cũng không sao, dẫu thế nào thì Hoàng Sa cũng vẫn cứ là của VN?. Câu nói ấy của TS Nguyễn Nhã đã được giáo sư Trần Văn Giàu chia sẻ bằng ý kiến: ?oThời bây giờ thì chắc là không đến 1.000 năm đâu?. Và TS Võ Văn Sen nhận định: ?oTôi nghĩ đây là một trong những đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vào bậc nhất mà khoa học lịch sử có thể đề cập đến?.
    Tuy bận rộn rất nhiều công việc, nhưng khi nhắc đến Hoàng Sa, TS Nhã thoắt trở nên hăng hái, ông nói chuyện quên cả thời gian. Ông tự tin vào công trình của mình: ?oTôi đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Điều này khẳng định hội đồng phản biện đã không bác được ý kiến của tôi, và trong tương lai chắc cũng không ai bác tôi được, và khi không bác được thì mục đích của chúng ta về Hoàng Sa phải đạt được?.

    Miếu Hoàng Sa, nay là đình làng Lý Hải ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

    Vẫn còn những điều băn khoăn. Ông Nhã cho rằng cần giáo dục cho các thế hệ con cháu VN hiểu rằng Hoàng Sa sự thật và mãi mãi là đất của VN. Nó thể hiện trong tư liệu thư tịch sử sách, trong chứng tích còn sót lại ở cù lao Ré và cửa biển Sa Kỳ... ?oAnh Dương Trung Quốc có đặt vấn đề nên có một đền thờ cho những liệt sĩ ở Hoàng Sa thì tôi cho biết ở Lý Sơn, tức cù lao Ré, đã có rồi. Vừa rồi truyền hình VN có quay cái miếu đó?.
    Chia tay chúng tôi, vị tiến sĩ còn tâm sự một điều: ?oTôi quan niệm mình là người đi học, tôi sẽ học cả một đời. Chính vì thế mà đợi đến về hưu tôi mới trình luận án tiến sĩ trong khi tôi hoàn toàn có thể trình trước đây rất lâu?.
    Đối với nghề, ông nhấn mạnh: ?oLịch sử rất công minh và nghiêm khắc đối với bất cứ ai, kể cả người viết sử. Người viết sử mà viết sai thì hậu thế sẽ phê phán. Phương pháp của tôi là phê khảo tài liệu. Đây là một bước quan trọng. Phải áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sử học để phê khảo tài liệu. Ngay cả những tài liệu của chính sử cũng phải tìm tài liệu cấp I. Người nghiên cứu phải khách quan, không thiên lệch?.
    ?oTôi nhìn vấn đề Hoàng Sa dưới góc độ học thuật. Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Hoàng Sa là một hành trình đi tìm sự thật. Và tôi muốn các nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới kể cả TQ chia sẻ với tôi về sự thật này. Tôi nghiên cứu Hoàng Sa là nghiên cứu về chủ quyền của Hoàng Sa, chứ không phải nghiên cứu về các yếu tố khác của Hoàng Sa?. Đặt vấn đề chủ quyền Hoàng Sa như một sự thật lịch sử và đi tìm, đó là khí chất của một nhà sử học.
    LAM ĐIỀN
    (Nguồn: Tuoitre online)
  9. CrescentDay

    CrescentDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    @All
    Chuyện minh chứng, chúng ta ko cần phải trích đăng làm gì nữa, đã quá rõ rồi.
    Thử phân tích, tìm hiểu và cân nhắc vì sao Nhà Nước không thể quyết liệt, cứ ẻo lả như thế.
    CD thấy ko giống như lời nói đó "phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước". Rõ ràng là có sự ko phù hợp ở đây. Mọi chuyện cũng từ "lãnh đạo cấp cao" này mà ra mà!
    Vậy thì vì sao VN ko thể làm gì?
  10. lachuoixanh

    lachuoixanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2007
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Hai quần đảo này vốn thuộc sở hữu của Việt Nam từ trước đến giờ , trên bản đồ của thế giới đều có ghi nhận , nhưng TQ đã chiếm lấy từ khi sang đánh Hà Nội lúc trước , lần gần đây nhất là phía TQ cho đo đạc và cấm cột móc của TQ thì lần đó phía VN chúng ta cũng đã lên tiếng nhưng chỉ lên tiếng củng chẳng giải quyết được hành động và mọi quyết định lấy hai quần đảo này ngày một được tiến hành nhiều hơn . Hy vọng là hai quần đảo này sẽ ko bị mất đi .

Chia sẻ trang này