1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi xaemkiniemvn, 07/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Chắc là sơn lên chứ cắt giấy thì gặp mưa là mất TS-HS
    ai máu me thì cứ xăm luôn lên ngực
  2. duy5050

    duy5050 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ở Nha Trang sắp tới có định làm cái gì hông.Có làm em tham gia với.
  3. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    ( T
    Kính gửi cộng đồng dân mạng,
    Trong cuộc biểu tình sáng 9.12 trước tòa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, đã có một số va chạm xảy ra giữa người biểu tình và các nhân viên an ninh, sau đó, có một số người bị dẫn đi ra ngoài hoặc đi ra xa, chưa rõ.
    Tuy nhiên, theo quan sát của riêng tôi và nhiều anh em có mặt, có một trường hợp anh thanh niên được đánh dấu tròn như trong hình nói trên, ngay sau khi mọi người đi vào NVH Thanh Niên dể đối thoại vối đại diện lãnh đạo TP, thì anh này đã bị 2 nhân viên an ninh mặc thường phục áp sát, nắm tay, dẫn đi mất.
    Hình ảnh anh này bị dẫn đi được ghi lại vội vã từ một vài người, sau đó đã được tung lên trên các blog. Anh này tham gia cùng mọi người vào lúc khoảng 11g trưa. Trang phục áo sơ-mi nâu café, carvate màu nâu nhạt, tay xách cặp táp giống như người đi làm công sở.
    Lý do anh này bị dẫn đi, theo tôi nhận xét, là do quá nhiệt tình kêu gọi mọi người hô khẩu hiệu chống Trung Quốc cũng như đã tranh cãi gay gắt với một số nhân viên an ninh có giọng đe dọa lúc đó.
    Nay xin gửi hình này lên trang blog, kính nhờ các anh chị em, bà con cô bác nào quen biết hoặc nhìn thấy anh thanh niên này, nếu vẫn bình an vô sự, xin cho biết sớm.
    Rất mong mọi người quan tâm và chuyển tin này đi đến các blog. An nguy của những người tham gia với chúng ta, cũng là an nguy của chính chúng ta, xin hãy cùng góp một tay.
    Tuấn Khanh
    Anh Tuấn Khanh trả lời phỏng vấn BBC
    Người trong cuộc nói về biểu tình

    Trả lời Xuân Hồng cu?a BBC về cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc hôm 9.12 vư?a qua tại TP HCM, nhạc sĩ Tuấn Khanh, người tham gia cuộc biểu tình, cho rằng người dân sẽ tái tập hợp và sẽ khó ngăn cản điều đó xảy ra.
    BBC: Liệu có một thế lực nào đó xúi anh xuống đường phản đối Trung Quốc hay không?
    Tuấn Khanh: Hai tuần trước khi cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra, những người sử dụng các tiện ích trên Internet như blog hay Yahoo Messenger đều nhận được tin nhắn bày tỏ sự phẫn nộ trước hành động của Trung Quốc và kêu gọi đi biểu tình.
    Mọi người cùng hẹn nhau lúc 9 giờ sáng ở cả đầu Hà Nội và Sài Gòn. Tôi nghĩ họ chọn ngày chủ nhật vì muốn tất cả mọi người cùng tham gia dễ dàng do không phải đi làm.
    Tôi và nhiều anh em nghệ sĩ khác cũng có mặt vì tôi nghĩ đó là hành động cần thiết để Trung Quốc biết rằng người Việt Nam cũng có thái độ nhất định sau rất nhiều lần Trung Quốc lấn lướt Việt Nam từ trước tới giờ.
    Sự tham gia của tôi cũng như mọi người hoàn toàn tự phát, mang tính cá nhân và không có sự chỉ đạo hay kích động của bất kỳ ai.
    Cuộc biểu tình diễn ra trong bầu không khí ôn hòa. Lực lượng an ninh ở Sài Gòn lúc đầu cũng có phản ứng bởi lẽ họ cũng chưa quen lắm với hình thức tập hợp đông người một cách bất thường ở thành phố, với sự tham gia của thanh niên, trí thức và dân thường, như vậy.
    Sau khoảng thời gian ngắn, tin về cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lan tỏa nên không có sự va chạm nào giữa an ninh và những người tham gia. Không khí cuộc biểu tình mỗi lúc một nóng lên.
    BBC: Cuộc biểu tình ở TP HCM ?~nóng?T đến mức độ nào, thưa anh?
    Tuấn Khanh: Tôi nghĩ đây là thời điểm thanh niên nói lên tiếng nói của họ bởi vì một quốc gia không có nguyên khí mạnh mẽ và lòng yêu nước thực sự thì không thể tồn tại được.
    Tôi thấy thanh niên Việt Nam đã chứng minh một điều rất to lớn rằng họ không phải là những người vô dụng và không biết yêu nước.
    Hành động của họ mỗi lúc một dâng cao vì thực sự mà nói, trước đây nhà nước vẫn dùng chính sách ngoại giao để cố gắng xoa dịu mối quan hệ giữa hai nước vì một lý do nào đó.
    Nhưng những ai sử dụng Internet đều biết rằng Trung Quốc vẫn lấn lướt Việt Nam từ trước đến giờ, và đó là lý do mà tôi cho rằng người Việt Nam vẫn giữ trong mình sự uất ức và đến bây giờ họ mới bộc lộ.

    BBC: Một nhân vật chính trị nhà nước có mặt tại cuộc biểu tình ở TP HCM, thưa có đúng không?
    Tuấn Khanh: Cuộc biểu tình, meeting hay tụ tập đông người, theo các cách gọi khác nhau, diễn ra mỗi lúc càng gay gắt và càng lúc càng tập trung nhiều người quan tâm. Nhiều người đi đường còn dừng lại và tham gia luôn.
    Trước tình hình đó, một số lãnh đạo thành phố bắt đầu lo ngại. Tôi thấy bên thành đoàn có anh Cang, sau đó có Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Thành Tài tới theo dõi.
    Nhưng tôi tin họ cũng ghi nhận rằng các thanh niên tham gia có thể quyết liệt trong ngôn ngữ và hành động nhưng động thái thì rất ôn hòa nhằm chứng tỏ cho Trung Quốc thấy cần phải xem lại hành động.
    Tôi đã thuyết phục rất nhiều người rằng hãy kết thúc cuộc biểu tình một cách có ích, và tốt nhất là hãy đi gặp người lãnh đạo đang có mặt, nhờ ông Nguyễn Thành Tài chuyển tiếng nói và ý kiến của thanh niên và những người có mặt cho Lãnh sự quán Trung Quốc.
    Chúng tôi đã nhận được sự hợp tác của ông Tài. Ông Tài sau đó còn đối thoại với thanh niên. Đó là điều độc đáo và chưa từng xảy ra như vậy.
    BBC: Anh nghĩ sao khi phát ngôn viên Lê Dũng nói rằng đó là cuộc biểu tình tự phát và cần phải chấm dứt?
    Tuấn Khanh: Theo tôi, có hai cách nhận định về phát ngôn của ông Lê Dũng. Nếu xét về khía cạnh nhà nước, rõ ràng bất kỳ một cuộc biểu tình nào mà không xin phép trước thì được coi là không hợp lệ. Nhưng theo tôi, những quy định đó chỉ ứng dụng trong các vấn đề liên quan tới an ninh xã hội, trật tự giao thông.
    Còn trong bối cảnh này, khuynh hướng lớn nhất của thanh niên là thể hiện lòng yêu nước và chính nghĩa. Tôi nghĩ bản thân các nhà lãnh đạo thành phố cũng cảm thấy rằng không thể ngăn chặn được làn sóng đó.
    Về phát ngôn của ông Dũng, tôi nghĩ nhà nước không phải nói với dân chúng, mà cho Trung Quốc biết rằng không phải nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc biểu tình này. Đó là cuộc biểu tình tự phát, và hai quốc gia vẫn tiếp tục hòa giải vấn đề đó.
    Còn đối với cộng đồng mạng, họ thực sự cảm thấy xúc phạm, vì ở một xã hội dân chủ mà Việt Nam đang hướng tới, theo tôi, việc tập hợp bày tỏ chính kiến vì quyền lợi quốc gia là điều chính đáng. Tôi nghĩ người dân sẽ tiếp tục tái tập hợp và khó ngăn cản điều đó xảy ra.
    Nguồn: Blog của nhạc sĩ Tuấn Khanh
    http://blog.360.yahoo.com/blog-r_IsyK0_c6fdoqKGrnuIvwD95pmi8cw-?cq=1
  4. matmilot

    matmilot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Không đấu tranh , mai đây Trung Quốc nó lấn tiếp đến Côn Đảo , Bạch Long Vĩ rồi nó tuyên bố là của nó thì ...
  5. duy5050

    duy5050 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Anh em hai miền tổ chức hành động hết rồi ở Nha Trang có quyết định gì chưa dãy.
  6. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Trong lớp thầy giáo hỏi học sinh:
    _ Em hãy kể tôi nghe những nước bạn của Việt Nam
    _ Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Đức...
    _ Đúng, nhưng sao lại thiếu Trung Quốc, nước quan trọng nhất??
    _ Dạ đấy không phải là nước bạn, mà là nước ANH EM
    _ Vì sao??? - thầy giáo ngạc nhiên hỏi
    _ Dạ vì bạn thì còn được chọn
  7. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Chiến Tranh!
    Đêm qua, có ít nhất hai tờ báo, trong đó có tờ Tuổi Trẻ, phải lột những bài viết về vụ Trung Quốc hợp thức hóa việc thôn tính Hoàng Sa. Sáng, có nhà báo trẻ ví sự kiện này với vụ bé Bảo Trân bị cô giáo lấy băng keo dán miệng. Khóc. Vẫn biết là người Trung Quốc sẽ ?ochơi? như vậy mà không kìm được nhục. Mấy tháng trước, Đại sứ cũng đã bị dựng dậy lúc nửa đêm để nghe Bộ Ngoại giao họ ?omắng? khi báo chí ta, nói với nhân dân ta, rằng ở Mỹ, ở Châu Âu, người ta phát hiện ra những chất có hại cho sức khỏe trong thực phẩm và đồ chơi Trung Quốc.
    Trong entry ?oCó Lẽ Cụ Chủ Tịch Không Biết? tôi đã phân tích tính ?olợi bất cập hại? khi ?onhà nước hóa tiếng nói của nhân dân?. Họ biết là hàng tuần chúng ta có giao ban, có định hướng, có xử lý báo chí.
    Mấy ngày nay tôi có trao đổi email với một người bạn Trung Quốc, một nữ nhà báo. Cô ấy học với tôi ở Maryland. Hồi đó, biết tôi đã từng là một sỹ quan quân đội, cô ấy hỏi: ?oSan, anh đã từng giết thằng Mỹ nào chưa?? Tôi nói, không phải đùa: ?oSorry Jin, khi tôi đi lính, không còn Mỹ, chỉ còn Trung Quốc?.
    Tôi xung phong vào bộ đội sau ngày 17-2- 1979, khi ?oTiếng súng đã vang trên bầu trời Biên giới?. Năm ấy tôi 17 tuổi và đang học lớp 10. Tôi nhớ như in máu đã chảy trong tôi như thế nào và ngay giờ đây máu vẫn chảy như thế mỗi khi nghe ?oTiếng súng ??. Tôi biết, tôi sẽ trở lại quân ngũ nếu chiến tranh lại xảy ra như 29 năm trước. Tôi cũng không thể ngăn cản con trai tôi, nếu khi cháu lớn, người Trung Quốc lại xâm chiếm đất nước tôi.
    Nhưng, tôi đã biết Chiến Tranh sau những năm tháng ở Biên giới phía Bắc, những năm tháng ở Campuchia.
    Ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ Việt Nam tại Thái Lan kể, có một nhà lãnh đạo ta khi tiếp kiến Thủ tướng Thái nói rằng: ?oChúng tôi tự hào vì đã đánh thắng ba đế quốc to?. Ông Thủ tướng điềm đạm nói: ?oChúng tôi thì lại tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả?. Chắc nhiều bạn nghiên cứu lịch sử Thái cận đại và hiện đại sẽ thấy họ đã khôn ngoan như thế nào để tránh chiến tranh trong những tình huống tưởng như không thể nào tránh được. ?oSuy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng bại?, thơ Nguyễn Duy.
    Tôi vừa đọc xong cuốn sách mới nhất của Đề đốc Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Hồ Văn Kỳ Thoại. Ông Thoại là cháu nội của nhà văn Hồ Biểu Chánh, là vị tướng đã ra lệnh nổ súng trong cuộc ?otử chiến? Hoàng Sa hồi năm 1974. ?oLịch sử sẽ đánh giá quyết định đó?. Năm 2005, khi ở Mỹ, tôi đã giúp một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao lập danh sách những liệt sỹ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chiến này. Tôi không biết Bộ Ngoại giao đã làm gì với danh sách mà tôi đã từng cung cấp, nhưng ngay từ khi ấy, tôi đã đề nghị quan chức này, hãy thuyết phục để Nhà nước khắc bia lưu danh những người anh hùng đó.
    Theo những gì mà những người lính Hải quân Sài Gòn kể thì khi đó họ đã phải chiến đấu hết sức đơn độc. Trung Quốc đã lựa chọn một thời điểm mà người Mỹ không thể can thiệp, cho dù Hạm Đội 7 vẫn ở ngoài Biển Đông.
    Tôi không bao giờ xét lại quyết định của mình năm tôi 17 tuổi. Năm đó, tại Sài Gòn này, có những người lính đang bị hắt hủi, đang bị coi là ?oNgụy? vẫn sẵn sàng, nếu được chính quyền chấp nhận, sẽ tòng quân. Nhưng những gì dẫn đến ?ocuộc chiến tranh 17-2? thì, cho tới ngày nay, tôi vẫn tiếc.
    Sau khi Jimy Carter trở thành Tổng thống, người Mỹ đã định ?obình thường hóa? quan hệ với Việt Nam. Năm 1977, Việt Nam khó có thể lấy được chiếc ghế ở Liên Hợp Quốc nếu như không có sự ủng hộ của người Mỹ. Khi ấy, ASEAN cũng đã chìa bàn tay ra nhưng chúng ta đã thật kiêu ngạo để không nắm lấy. Nếu khi đó, chúng ta đã là thành viên ASEAN, đã có quan hệ ngoại giao với Mỹ, chắc chắn, chúng ta sẽ xử lý xung đột ở Campuchia theo cách khác và người Trung Quốc không thể nào dám để cho cuộc chiến Biên giới xảy ra.
    Cũng có những sự lật lọng cay đắng khiến cho các nhà lãnh đạo lúc đó không thể không ?ocảnh giác cao độ? với Bắc Kinh. Ngay trong ngày 1-5-1975, Khmer Đỏ, kẻ mà 14 ngày trước đó, nếu không có sự giúp đỡ của Việt Nam sẽ không thể nào nắm quyền ở Phnompenh, đã giết những người dân Việt Nam sống ở vùng Tây Nam Biên giới. Cuộc chiến tranh Tây Nam sau đó do chế độ Pol Pot, với sự cố vấn của người Trung Quốc tiến hành, đã làm cho mối quan hệ Việt ?"Trung trở nên nghiêm trọng.
    Cùng lúc ấy, bên trong, chính sách ?ocải tạo tư sản? đã đưa hàng trăm nghìn người Hoa ra khỏi thành phố. Tiếp đó là ?onạn kiều?. Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt kể, năm 1978 ông ra Quảng Ninh và thấy nhiều vùng ở đây vắng ngắt. Hàng vạn người Hoa đã sinh sống nhiều đời ở Việt Nam, chỉ biết tiếng Việt Nam, đã phải ngơ ngác, ngậm ngùi ?otrở về? Trung Quốc.
    Năm 1977, người Mỹ chủ động đàm phán với Việt Nam nhưng chỉ vì khoản ?obồi thường chiến tranh? mà chính quyền đã bỏ lỡ mất cơ hội. Sang năm 1978, Trung Quốc phát tín hiệu rồi ?ohù? Mỹ: ?oViệt Nam là Cuba ở phương Đông?. Người Mỹ bỏ cuộc ở Việt Nam, bắt tay với người Trung Quốc.
    Đúng lúc ấy, 3-11-1978, Việt Nam lựa chọn đường lối ngoại giao ?onhất biên đảo?, ký Hiệp định, dựa hẳn vào Liên Xô. Ngày 7-1-1979, Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Cuộc chiến tranh mà giờ đây Thế giới biết là đã cứu được biết bao người dân Campuchia, khi đó bị coi là ?oxâm lược?. Ngày 28-1-1979, Đặng Tiểu Bình đến Washington gặp Jimy Carter, thuyết phục Carter nhìn nhận sự ?obất an? của Thế giới khi Việt Nam bắt tay với Liên Xô. Trong chuyến đi đó, người Mỹ đã đọc được thông điệp về một cuộc chiến mà Đặng sẽ gây ra cho người Việt.
    Người Mỹ đã để cho Đặng ?odạy cho Việt Nam một bài học? và thật đắng cay, khi chiến tranh Biên giới nổ ra, ?ođồng minh duy nhất? của chúng ta là Liên Xô đã ?oán binh bất động?, cho dù, ở Biên giới Trung Quốc khi ấy, Liên Xô có tới 54 sư đoàn.
    Tôi sẽ viết về cuộc chiến tranh này trong một entry khác. Nhưng tôi muốn nói với các bạn rằng, số phận đã bắt tôi phải chứng kiến thêm một điều cay đắng nữa. Năm 1984, khi đã tốt nghiệp sỹ quan và một chương trình đào tạo chuyên gia quân sự, tôi được điều tới Campuchia. Nơi mà hàng chục nghìn đồng đội tôi đã chết. Nơi mà bạn tôi, đại úy Long, chỉ trong một năm phải đánh tới 68 trận, và trong những ngày anh mất tích, mẹ anh phải chạy đôn chạy đáo dò hỏi tin con thì được trả lời rằng, ngày ấy, tháng ấy, trên chiến trường ấy, có 3 đại úy tên Long chết!
    Thế rồi năm 1991, khi đã là nhà báo, tôi được cử trở lại Phnompenh để đưa tin về cuộc trở về của Quốc vương Sihanuk. Khi còn là một chuyên gia quân sự, tôi biết, ông Hunsen đã nhiều lần nói với đại sứ Việt Nam Ngô Điền: ?oĐây là người thầy vĩ đại của tôi?. Trong những ngày của tháng 11 năm 1991, tôi chứng kiến ông Ngô Điền gần như đã bị Hunsen ?otrục xuất? khỏi Phnompenh, trước khi Hunsen lên đường sang Bắc Kinh ruớc Sihanuk. Sau bao nhiêu năm làm đại sứ, làm người thầy dạy từng chút cho Hunsen, ông Ngô Điền phải ?ovề? không có một quan chức Campuchia nào đưa tiễn. Nhân viên sứ quán và những người Khmer Crom nấu ăn cho sứ quán, sáng hôm ấy, đã phải vận sarông ra đưa tiễn ông để tôi chụp mấy tấm hình.
    Không nên trách Hunsen, ông ấy phải vì quyền lợi của người dân ông ấy. Chỉ thấy xót xa, khi chúng ta thì đổ máu còn người Trung Quốc thì luôn có mặt đúng lúc. Họ đã hậu thuẫn cho chế độ Pol Pot, rồi hôm ấy, cả Hunsen và Sihanuk, nạn nhân của Pol Pot, lại từ nhà họ trở về giữa tiếng reo hò của ?onhân dân?.
    Cũng năm đó, Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc thì vẫn được coi là kẻ thù. Chúng ta lần đầu tiên có được độc lập thực sự khi không nằm ở trong một ?ophe? nào cả. Tại thời điểm ấy, nếu lựa chọn thứ tự ưu tiên đúng, ?obình thường hóa? quan hệ với Mỹ trước, ?otư thế? trong đàm phán giữa chúng ta và Trung Quốc sẽ khác.
    Cho dù có bị đô hộ hàng nghìn năm rồi thì chúng ta vẫn phải ?oquét sạch bóng quân xâm lược?. Nhưng, tránh khỏi phải bị xâm lăng vẫn là điều tốt nhất. Lịch sử ông cha ta đã làm điều đó. Nhưng cũng phải thấy, ông cha ta ngày xưa đối xử với người Trung Quốc không khó như bây giờ. Tôi vừa đọc một cuốn sách do nhà xuất bản của Đại học Tứ Xuyên xuất bản. Họ chửi rất thậm tệ chúng ta. Báo chí họ, trừ tờ Nhân Dân, vẫn chửi Việt Nam ngay cả khi các nhà lãnh đạo Việt Nam đang ở ?othăm Trung Quốc?. Nhưng khi dân ta, báo chí ta lên tiếng họ lại nhắc nhở dựa trên ?otình anh em, đồng chí?. Im!
    Huy Đức
    PS: Đại sứ Nguyễn Trung vừa gửi thư đính chính: vị lãnh đạo người Thái đề cập trong bài là Thủ tướng, như đã sửa, chứ không phải là Đức Vua, như tôi ghi nhầm mấy ngày qua. Xin lỗi ông Đại sứ và các bạn. Cám ơn ông Nguyễn Trung đã giúp phát hiện sai sót này.
    ---------------------------------
    Em là thế hệ sau em đọc mấy dòng này mà không khỏi nghẹn ngào. Sau này có con trai, ko biết em có đủ can đảm để cho nó ra trận không, nhưng nếu nó có một lòng nhiệt huyết nóng bỏng thì em sẽ ra trận cùng nó để bảo vệ nó hoặc đi theo để đẻ thật nhiều con trai cho đứa này nằm xuống thì có đứa khác đứng lên.
    Ặc ặc..........mới sáng sớm mà nghĩ linh tinh quá.
  8. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Đã tìm được người biểu tình chung
    Qua 2 lần kêu gọi tìm kiếm một thanh niên cùng xuống đường chống Trung Quốc, mà nhiều bạn đã gửi P.M và thư cho tôi, nói rằng anh này bị công an dẫn đi mất tích nay không biết nơi đâu. Cũng từ đó, sự lo sợ và nhiều tin đồn đã diễn ra, làm ảnh hưởng đến nhiều việc khác quan trọng.
    Nay sau 2 lần đăng thư, đã có bạn chuyển thông tin cho tôi. Anh thanh niên đó tên là Đõ Đình Văn, SV trường Giao thông vận tải, Cơ sở 2, số điện thoại là 0906997657. Nhân vật này vẫn hoàn toàn vô sự và hiện đang sinh hoạt bình thường, bất cứ ai cũng có thể gọi dt để kiểm chứng.
    Như vậy, chúng ta kết thúc những tin đồn ở đây, đồng thời xác định rằng sự việc 9.12 vừa qua hết sức có ý nghĩa về sự mạnh mẽ nhưng rất ôn hoà của thanh niên - SV nhằm bày tỏ lòng yêu nước, mà ngay cả bên an ninh cũng không có hành động đáng tiếc nào ngay sau đó, như nhiều thông tin bày tỏ với tôi ngay sau buổi chiều 9.12.
    Chúng ta kết thúc sự việc này ở đây, xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn.
    ----
    từ blog của cha nội Tuấn Khanh
  9. CrescentDay

    CrescentDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Đọc link này:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_chi%E1%BA%BFn_Ho%C3%A0ng_Sa_1974
    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh:Histdoc.jpg
    Vậy là năm 1958 Nha nuoc mình đã "tự nguyện dâng hiến" Hoàng Sa rồi hả?. Là sao nhỉ? Còn Trường Sa có nằm trong hải phận 12 hải lý của Trung Quốc luôn k?
    Thêm 1bài về địa lý cụ thể của 2 quần đảo này như sau:
    QUẦN ĐẢO HOÀNG SA nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000km2, giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý (1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05'' xuống 15o,45''độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý.
    Từ đảo Triton đến mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15độ vĩ B, 108độ 6'' kinh Đ), tức đất liền lục địa VN đo được 135 hải lý , cách Cù Lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý ; nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn nhiều, tối thiểu là 235 hải lý. Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã được đặt tên. Các đảo trên không cao, cao nhất là đảo Hòn Đá (50 feet), đảo thấp nhất là đảo Tri Tôn (10 feet).

    QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA trải dài từ vĩ độ 60 2 vĩ B tới 110 28 vĩ B, (1.4) từ kinh độ 1120 Đ đến 1150Đ trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 - 180.000km2. Quần đảo bao gồm 137 đảo, đá, bãi không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa VN.
    Về địa chất, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là những ám tiêu san hô tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới của VN. Nếu theo quan điểm của Luật Biển 1982 thì với khoảng cách vùng hải phận 200 hải lý, các bãi san hô như Bãi Tư Chính... nằm trong khu vực Thềm lục địa đặc quyền kinh tế của VN.
    Độ sâu của biển Đông với đường phân thuỷ 100m bao kín các vùng về phía Bắc và phía Đông. (Nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m - 700m, thì Hoàng Sa sẽ dính vào VN như một khối thịt liền và cách Trung Quốc bằng một vùng biển nước sâu).


    Về địa lý thì CD thật sự rất bờm...nên có đọc cũng chẳng hiểu.
    Quí vị nào am hiểu, cho biết nhận định và những thông tin chính xác...hix.......
  10. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    cười cái gì? ý tưởng này được đông đảo thanh niên Việt Nam đồng tình mà, người ta bàn là ra mấy chỗ đề can xe máy cắt chữ
    thể hiện lòng yêu nước thôi, mà hành động nhỏ này đâu có phá vỡ kết cấu mũ

Chia sẻ trang này