Truờng sơn, anh hùng ca !!! Đi trong cái chết vẫn tuơi nụ cuời, những bài hát có mồ hôi, máu,lửa ,sự lãng mạn và cả cái chết cho quê hương. Những bài ca mà cha, chú đã cất vang khi thioì trai trẻ. Em xin có ý kiến, tập hợp hoàn cảnh sáng tác tác phẩm và bài khi các nhạc sĩ sáng tác bài hát, để chúng ta luôn nhớ và cảnh giác học tập anh, cha http://www.nhacso.net/Music/Song/Cach-Mang/2005/10/05F5E514/ Chiếc gậy Trường Sơn Nhạc sĩ: Ns. Phạm Tuyên Thể hiện: Đăng Dương Vào những năm 1966 - 1967, giữa lúc nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của địch vừa xây dựng, đồng thời hết lòng chi viện cho miền Nam, thì ở làng Hoà Xá, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây có phong trào "Tặng gậy Trường Sơn" rất có ý nghĩa. Cứ mỗi đợt tiễn tân binh lên đường nhập ngũ, Đảng uỷ và Ủy ban Nhân dân xã lại tặng cho mỗi người một chiếc gậy. Vì sao như vậy? Trên đường vượt Trừng Sơn vào chiến trường, anh em phải trèo đèo, lội suối, băng rừng, leo dốc, lúc đó rất cần đến chiếc gậy để giúp cho bước chân người lính thêm vững vàng. Đi hành quân, trên vai anh em luôn luôn có chiếc ba lô nặng không dưới ba mươi kilôgam, mỗi lẫn nghỉ chân mươi phút, không thể đặt xuống, lúc đó chiếc gậy trử thành giá đỡ ba lô rất thuật tiện cho vai tạm nghỉ. Chiếc gậy còn có nhiều công dụng khác nữa và nó trở thành vật bất ly thân của người lính Trường Sơn. Qua bao ngày tháng cùng anh em hành quân trên đường, chiếc gậy trở nên có màu nâu bóng. Cứ mỗi lần nhìn đến, anh em lại nhớ đến làng xóm quê hương, nhớ lời dặn dò nhắn nhủ của người thân, nhớ lời hứa quyết tâm của mỗi người trước khi lên đường. Khi đến chiến trường, anh em lại tìm cách gửi gậy trở về hậu phương để bày tỏ tình cảm luôn hướng về quê hương và quyết tâm chiến đấu đến cùng Năm 1967, nhạc sĩ Phạm Tuyên về thăm Hoà Xá đúng vào dịp lễ tặng chiếc gậy mới cho thanh niên lên đường nhập ngũ và lễ tiếp nhận gậy cũ của con em trong xã từ chiến trường gửi về. Cảm xúc trước việc làm đầy ý nghĩa này, ông đã sáng tác ca khúc Chiếc gậy Trường Sơn để tặng nhân dân Hoà Xã. Bài hát nói lên sức mạnh diệu kỳ, ý chí kiên cường của một dân tộc thông qua một vật bình thường nhỏ bé. CHIẾC GẬY TRƯỜNG SƠN Nhạc và lời: Phạm Tuyên Thanh niên quê tôi làm chiếc gậy hành quên. Đặt cho tên gọi là chiếc gậy trường sơn. Luyện cho đôi chân vượt đường xa không mỏi, luyện cho tinh thần là chỉ tiến không lui. Gậy trong tay mồ hôi đã bóng, màu gỗ quê hương mang cả mối tình dân. Như nhắn nhủ những ai lên đường mà lời hứa với bao người thân. Trường sơn ơi, nơi núi mờ xa mà ta chưa qua, có suối reo, có gió ngàn câycó dốc cao vực sâu mất lối. mây trắng quyện dưới chân bước bồi hồi, có nắng lửa đốt thiêu vách núi ơ..ơ? trường sơn ơi. Ta đến bên người với gậy quê hương. Trường sơn ơi, ta đã lên đường. khi lửa tiền phương đang nhắc ta gấp bước đường xa. Khi thù giặc cướp nước cháy bỏng trong lòng ta. Thanh niên quê tôi luyện sức thật dẻo dai. Hành quân đêm ngày cùng súng đạn nặng vai người thân yêu trao gậy trường sơn khi lên đường, cùng sôi trong lòng bao truyền thống quê hương. Đạn bom quân thù đang vấy máu. Gương sáng trung kiên bao liệt sỹ còn đây. Như nhắn nhủ những ai lên đường mà lời hứa sắt son đừng phai. Trường sơn ơi, cho dẫu hiễm nguy bền tâm vững chí trong bước đi nghe tiếng đồng quê, nghe gió reo, bờ tre gốc lúa. Nghe tiếng người mến thương vẫn dặn dò:giữ vững truyền thống của đất nước ơ..ơ? trường sơn ơi. Ta đã lên đường với gậy quê hương. Trường sơn ơi, chan chứa bao tình. Cho gậy mòn dốc núi vẫn luôn giữ tấm lòng son. Sức trẻ đi cứu nước vững vàng hơn dãy trường sơn.
Về Trường Sơn thì em thấy bài Bước chân trên dãy Trường Sơn là hay nhất, nghe thấy phơi phới tương lai dù trong mưa bom bão đạn. Thích nhất câu "ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình" Bác đang cùng chúng cháu hành quân của Huy Thục cũng hay. TS đông TS tây lại càng tuyệt vời, nghe lạc quan yêu đời khủng khiếp. Đó có lẽ là 3 bài về TS hay nhất.
http://www.nhacvietplus.com.vn/vn/phainghe/2044/index.aspx Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây Bài hát có thể nói là rất thành công về mặt nghệ thuật, cảm xúc - trữ tình, song cái hay hơn có lẽ nói lên được cảm xúc lớn của thời đại, của cả một thế hệ trẻ, của cả dân tộc. Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm. Những người lính Trường Sơn trong đơn vị chúng tôi năm xưa, nay có dịp gặp lại, cứ tay bắt mặt mừng, ôm nhau bồi hồi xúc động... và rất tự nhiên, cùng nắm tay nhau, hát lên những bài hát về Trường Sơn hào hùng, chan chứa nghĩa tình đồng đội. Một trong những bài hát mà chúng tôi vẫn say mê hát: Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Bài hát có thể nói là rất thành công về mặt nghệ thuật, cảm xúc - trữ tình, song cái hay hơn có lẽ nói lên được cảm xúc lớn của thời đại, của cả một thế hệ trẻ, của cả dân tộc. Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây... Bài hát có cái nhân duyên gặp gỡ giữa nhà thơ Phạm Tiến Duật và nhạc sĩ Hoàng Hiệp, người viết thơ, người phổ nhạc, dường như có cùng cảm hứng lịch sử, cùng hát lên, nói lên tiếng lòng của mình. Cả hai đã phản ánh được tình cảm đằm thắm và sức sống mãnh liệt, niềm tin tất thắng trong trái tim người chiến sĩ Trường Sơn. Trường Sơn trong trái tim của mỗi chúng ta luôn chứa đựng tình cảm lớn lao và cũng rất đỗi thiêng liêng, là huyết mạch của con đường tiến về giải phóng miền Nam, là những đoàn quân từ Bắc vào Nam trùng trùng điệp điệp, là cuộc hành quân lớn của hậu phương chi viện cho tiền tuyến với cả tình cảm máu thịt một nhà. Đây cũng là con đường đầy gian khổ, ác liệt, hy sinh, song vượt lên trên tất cả sự gian nan, đó là niềm tin sắt son, là tính chất anh hùng ca đầy vẻ lãng mạn cách mạng của những người ra trận. Bài thơ, bài hát sáng tác từ năm 1969 với cấu trúc nội dung dễ nhớ, dễ hiểu, rất đời thường của chất lính. Giai điệu bài hát đẹp, tiết tấu dễ hát, tính trữ tình quyện chặt với tính hùng ca nhưng âm nhạc có tính dân gian, không cầu kỳ. Anh lên xe, trời đổ cơn mưa, Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt nỗi tương tư... Mấy chục năm bom đạn khói lửa chiến tranh đã lùi xa, có biết bao bài ca mới đa dạng cũng được nhiều người ưa thích, song bài hát Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây vẫn là một bài ca hay, có sức sống lâu bền, rất nhiều người thuộc lòng, yêu thích. Đối với những người chiến sĩ Trường Sơn như chúng tôi, đây là bài hát bất tử, là nghĩa tình đồng đội và một niềm tự hào mỗi khi cùng nhau hát về Trường Sơn hùng vĩ, anh hùng. Từ nơi em đưa sang bên nơi anh Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến Như tình yêu nối lời vô tận Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn... Sáng tác: Hoàng Hiệp Thơ: Phạm Tiến Duật Thể hiện: Tốp Ca Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây. Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Đông với Tây một dải rừng liền. Trường Sơn Tây anh đi, thương em Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo Muỗi bay rừng già cho dài tay áo Hết rau rồi, em có lấy măng không. Còn em thương anh bên Tây mùa đông Nước khe cạn **** bay lèn đá Biết lòng anh say miền đất lạ Chắc em lo đường chắn bom thù Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư. Đông sang Tây không phải đường như Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo Đông Trường Sơn, cô gái "ba sẵn sàng" xanh áo Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh. Từ nơi em gửi đến nơi anh Những đoàn quân, trùng trùng ra trận Như tình yêu nối lời vô tận Đông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn. Copy từ Nhacvietplus.
Đêm truờng sơn nhớ Bác. Viết về lực lượng vũ trang với Bác Hồ, ca khúc Đêm Trường Sơn nhớ Bác, sáng tác của nhạc sĩ Trần Chung và nhà thơ Nguyễn Trung Thu là một trong những tác phẩm khá thành công. Trần Chung kể lại: Năm 1974, khi nghe tin chiến thắng từ miền Nam dội về ngày càng nhiều, ông rất muốn viết về bài hát ca ngợi dân quân miền Nam đang xốc tới thực hiện Di chúc của Bác: "...Cuộc kháng chiến của chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Một hôm tình cờ ông đọc được bài thơ "Đêm Trường Sơn nhớ Bác" cảu nhà thơ Nguyễn Trung Thu đăng trên báo Nhân Dân. Ông rất tâm đắc vì cảm thấy nội dung bài thơ vừa hay vừa độc đáo, phù hợp với dự định ban đầu của mịnh. Thế là sau vài ngày nghiền ngẫm bài thơ và viết nhạc, ông hoàn thành bài hát Đêm Trường Sơn nhớ Bác. Cho đến lúc đó, Trần Chung vẫn chưa biết mặt Nguyễn Trung Thu. Khoảng mươi năm sau, nhạc sĩ và nhà thơ mới có dịp gặp nhau. Giai điệu Đêm Trường Sơn nhớ Bác thiết tha, sâu lắng, trầm hùng gợi lên hình ảnh giữa đêm trăng Trường Sơn, dưới ngàn cây, bên dòng suối, nhớ đến Bác các chiến sĩ càng thêm quyết tâm "dồn chân bước theo con đường của Bác..." Từ khi ra đời đến nay, đã qua hơn một phần tư thế kỷ, trong nhiều hội diễn ca múa nhạc trên khắp đất nước, bài hát Đêm Trường Sơn nhớ Bác thường được biểu diễn bằng thể loại tốp ca nam đạt hiệu quả sân khấu rất cao, để lại nhiều ấn tượng tốt đệp cho người nghe. Ns. Trương Quang Lục ĐÊM TRƯỜNG SƠN NHỚ BÁC Nhạc và lời: Trần Chung http://www.vnmusic.com.vn/music/index.php?aid=nghenhac&id=711 "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng ***g cổ thụ bóng ***g hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" Đêm Trường Sơn chúng cháu nhìn trăng nhìn cây Cảnh về khuya như vẽ Bâng khuâng chúng cháu nghĩ Bác như đã đến nơi này Ơi đêm Trường Sơn Nghe tiếng suối trong như tiếng hát xa Mà ngỡ như từ Pác Bó suối về đây ngân nga Âm vang Trường Sơn. Âm vang Trường Sơn Đường Trường Sơn mang bóng hình của Bác Đường Trường Sơn chúng cháu dồn chân bước Con đường của Bác mới đi qua Đêm Trường Sơn Vẫn thấy mùa trăng ngàn xưa Tỏa ngàn hương thương nhớ Bâng khuâng chúng cháu thấy Bác như đang đứng nơi này Ơi đêm Trường Sơn, nghe tiếng suối trong như tiếng hát xa Mà ngỡ như từ Pác Bó suối về đây ngân nga Âm vang Trường Sơn. Âm vang Trường Sơn Đường Trường Sơn mang bóng hình của Bác Đường Trường Sơn chúng cháu dồn chân bước Con đường của Bác mới đi qua. Góp zui góp zui
Xin phép spam tí: Vở cải lương "Chiếc áo thiên nga" sẽ do Nhà hát Trần Hữu Trang, Nhà hát Bông Sen và Nhà hát Giao hưởng Thành phố HCM phối hợp dàn dựng. Nếu tò mò muốn biết sự kết hợp cải lương và giao hưởng sẽ như thế nào, hãy đến nhà thi đấu Quân khu 7 vào sáng ngày 14/2 (tức mùng 8 Tết) để xem tổng duyệt của chương trình. Chương trình sẽ biểu diễn chính thức vào 3 đêm từ 14 đến 16 tháng 2.