1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trương Tam Phong - Kỳ nhân hiếm gặp

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi yen_nam_thien, 24/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. iron_monkey

    iron_monkey Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Ừ, bộ này đĩa là Thiếu niên Trương Tam Phong, trời nóng thế này xem TVK (ko phải Trương Vô Kỵ ) quậy cũng bớt nực.
    Tại hạ xem phim này chỉ kết mỗi con ... chim :))
  2. Nguyet__Ca_new

    Nguyet__Ca_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Từ Thái Cực Quyền (Tài Chi) tới thiền di động
    Có người tức cười khi thấy các người già lão tập Thái Cực Quyền, tay chân di chuyển vòng qua vòng lại rất là chậm chạp. Có người lại nghĩ rằng Thái Cực Quyền là một phương pháp dưỡng sinh tuyệt diệu, giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, giúp cho tâm thần thư thái và có cả khả năng chữa bệnh nữa.
    Theo tự điển tiếng Anh (Oxford) thì T?Tai chi ch?Tuan hoặc T?Tai Chi (Thái Cực Quyền) là một môn võ (martial art) của người Tầu.
    Theo tự điển tiếng Pháp (Larousse) thì Tai-chi-chuan hoặc Tai-Chi (Thái Cực Quyền) là một loại động tác thể dục (gymnastique) của người Tầu.
    Tên gọi Thái Cực Quyền làm cho chúng ta có cảm giác đó là một loại võ đấm đá mãnh liệt.
    Cũng có người cho rằng Thái Cực Quyền là một cách thiền di động, trái ngược với cách thiền định thông thường, lấy trạng thái tĩnh làm căn bản.
    Trong thực tế Thái Cực Quyền hiện nay rất phổ biến trên thế giới. Mục đích của những người tập luyện Thái Cực Quyền là để tăng thêm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
    Với bề ngoài là sự di chuyển tay chân chậm chạp, vòng qua vòng lại, Thái Cực Quyền ẩn tàng những triết lý khá sâu sắc mà thông thường chính người giảng dậy Thái Cực Quyền cũng chưa thấu hiểu nên thường diễn tả một cách huyền bí, không có tính chất khoa học. Nhiều câu nói đơn giản cũng ẩn tàng những triết lý sâu sắc, chẳng hạn như ?othất bại là mẹ thành công?, mà không cần phải lý luận tràng giang đại hải, không cần phải bí ẩn huyền bí v.v... Những động tác của Thái Cực Quyền cũng có những tác dụng tương tự, nhưng lại có thêm tính chất của những hành động. Theo các nhà tâm lý học thì hành động luôn luôn tạo nên những cảm xúc mới. Vì vậy nếu thấu hiểu những triết lý đơn giản nhưng sâu sắc ẩn tàng trong Thái Cực Quyền thì sự luyện tập sẽ có hiệu quả gấp bội.
    1) Sống là sự vận động không ngừng.
    Chuỗi động tác chậm chạp nhưng luôn luôn liên tục làm cho người tập hòa nhịp với sự vận động không ngừng của cuộc sống. Trước khi bắt đầu, cũng như sau khi chấm dứt chuỗi động tác, là mấy phút đứng thiền định hay là mấy phút nghỉ ngơi trong thế đứng.
    Chúng ta thường nghe nói ?ongồi nghỉ ngơi?, nhưng với Thái Cực Quyền người ta có thể ?ođứng nghỉ ngơi?, để lắng nghe chuyển động trong cơ thể mình, để thở đều hòa bằng bụng như đứa trẻ sơ sinh. Sự tập luyện cách ?ođứng nghỉ ngơi? có thể đem lại lợi ích thực tế hàng ngày: bất cứ khi nào phải chờ đợi chúng ta cũng có thể áp dụng sự ?ođứng nghỉ ngơi? để tránh bồn chồn, để tâm hồn thoải mái và luôn luôn sáng suốt.
    Từ khi lọt lòng mẹ ai ai cũng đều biết ngay cách thở bằng bụng, nhưng với thời gian con người thường quên đi cái khả năng đã được thiên nhiên trang bị cho chúng ta từ lúc sơ sinh. Sự đấu tranh trong cuộc sống làm cho chúng ta thở vội vàng, không thanh thản ; càng vội vàng thì càng mệt mỏi càng thấy khó khăn hơn trong việc đấu tranh, làm chúng ta mất sáng suốt. Vài phút thiền định của Thái Cực Quyền, với cách thở của trẻ sơ sinh có thể làm lắng dịu sự sôi động trong tâm hồn, làm hóa giải những cảm xúc tiêu cực v.v...
    Chuỗi động tác chậm chạp liên tục làm chúng ta hòa nhịp với sự vận động không ngừng của cuộc sống, giống như nhịp đập của trái tim, giống như sự quay tròn của trái đất, giống như sự lưu thông của dòng máu trong cơ thể con người v.v....
    Sự mong muốn được nghỉ ngơi, quan niệm sống nhàn hạ mới là sướng có thể làm cho chúng ta hiểu lầm về sự sống. Chuỗi động tác chậm chạp nhưng liên tục cho phép chúng ta nghỉ ngơi trong sự vận động, tìm thấy sự thoải mái trong sự vận động. Sự luyện tập có thể giúp chúng ta dần dần thay đổi cả quan niệm sống, không tìm sự nghỉ ngơi nhàn hạ bất động mà tìm sự vận động phù hợp với bản thân mình.
    Sự nghỉ ngơi trong sự vận động mới nghe thì giống như là một nghịch lý, nhưng nếu chúng ta thấu hiểu được vấn đề ?osống là sự vận động không ngừng? thì sự vận động phù hợp với bản thân mình mới chính là sự nghỉ ngơi.
    Suốt cả đời, tim chúng ta không bao giờ ngừng đập, máu không bao giờ ngừng lưu thông, phổi không bao giờ ngừng thở v.v... Chỉ cần lười biếng suy nghĩ ít lâu là chúng ta thấy đầu óc u tối, chỉ cần ngừng vận động tay chân ít lâu là bắp thịt của chúng ta có thể teo dần... Dĩ nhiên sự vận động quá sức của bản thân mình có thể gây ra sự mệt mỏi, sự đau đớn, nhưng sự vận động phù hợp với bản thân mình là vô cùng cần thiết cho sự sống. Thực tập ?oChuỗi động tác chậm chạp nhưng luôn luôn liên tục? của Thái Cực Quyền giống như sự nhắc nhở cái triết lý đơn giản nhưng khá sâu sắc ?osống là vận động?.
    2) Lấy nhu thắng cương, lấy chậm thắng nhanh, lấy yếu thắng mạnh.
    Những động tác trong Thái Cực Quyền trông bề ngoài luôn luôn có tính cách mềm mại, chậm chạp, yếu đuối. Nhưng chính trong cái mềm mại, cái chậm chạp, cái yếu đuối lại ẩn tàng những khả năng thắng nổi những cái cứng rắn hơn, những cái nhanh nhẹn hơn, những cái mạnh hơn.
    Trước hết là tình trạng thăng bằng của cơ thể trong mọi động tác tạo ra sự an toàn, khó bị vấp ngã. Sự hô hấp đều hòa bằng bụng đem lại sự thoải mái cho cơ thể và sự sáng suốt cho tâm thần. Các yếu tố thăng bằng, thoải mái và sáng suốt đó là những bước cơ bản để lấy nhu thắng cương, lấy chậm thắng nhanh, lấy yếu thắng mạnh.
    Một động tác tuy mềm mại, nhưng khi cả cơ thể được vận dụng vào thì có thể có tác dụng lớn hơn một động tác cứng rắn rất nhiều. Một động tác tuy chậm chạp nhưng lại chỉ là một hư chiêu cho động tác tiếp theo thì dĩ nhiên là có thể thắng một động tác nhanh nhẹn. Một động tác tuy yếu nhưng có kỹ thuật cao, chẳng hạn như có sử dụng thế đòn bẩy, thì dĩ nhiên có thể thắng một động tác mạnh.
    Nhưng vấn đề quan trọng lại không ở chỗ dùng những động tác của Thái Cực Quyền để chiến thắng người khác về thể chất, mà chính là để chiến thắng chính bản thân mình. Thắng người khác là chuyện khó, nhưng thắng bản thân mình lại là chuyện khó hơn nhiều! Biết rằng thù hận, giận hờn, buồn bã, lo âu, sợ hãi là đem lại đau khổ cho bản thân mình trước hết ; thế mà rất ít người lại có thể làm giảm bớt những đau khổ do chính mình gây ra.
    Trong cuộc sống người ta thường nói đến sự đấu tranh, nhưng chỉ có sự đấu tranh với bản thân mình mới là cuộc đấu tranh gay go nhất vì nó ẩn hiện dưới nhiều dạng phức tạp, vì nó bị che khuất bởi sự đấu tranh với người khác. Chẳng hạn như khi mình giận ai thì mình chỉ nhìn thấy những cái xấu của người đó, mất hết sáng suốt. Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào thì sự sáng suốt cũng cần thiết, mất hết sáng suốt thì chúng ta chỉ còn cách chờ đợi:
    Ma đưa lối quỷ đưa đường
    Cứ tìm lấy lối đoạn trường mà đi
    (trích Kiều)
    Những động tác mềm mại, chậm chạp, yếu đuối của Thái Cực Quyền giúp chúng ta lấy nhu thắng cương, lấy chậm thắng nhanh, lấy yếu thắng mạnh trong cuộc đấu tranh với bản thân mình, làm dịu bớt những thù hận, giận hờn, buồn bã, lo âu, sợ hãi. Cái triết lý sâu sắc này ẩn tàng trong chuỗi động tác chậm chạp liên tục của Thái Cực Quyền mà chúng ta thường xao lãng.
    3) Tính nghệ thuật của Thái Cực Quyền.
    Nói đến Thái Cực Quyền, người ta thường cho rằng đó là một môn võ hay là những động tác thể dục, vì vậy người ta thường quên đi tình cách nghệ thuật của nó.
    Môn võ nào thì cũng có tính chất phòng thủ và tấn công địch thủ. Nhưng trong thực tế chẳng có ai học Thái Cực Quyền để phòng thủ hay để tấn công địch thủ. Như vậy nó chẳng xứng đáng để coi là một môn võ.
    Những động tác thể dục có tác dụng trực tiếp cho cơ thể con người được dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Các động tác thể dục rất đơn giản, chỉ học vài phút là đã biết. Trong khi đó, những động tác của Thái Cực Quyền rắc rối, phức tạp, không có các đặc tính cần thiết của những động tác thể dục.
    Thực ra chuỗi động tác chậm chạp, liên tục của Thái Cực Quyền giống một điệu múa hơn là giống một môn võ hoặc những động tác thể dục. Sở dĩ người ta coi đó là một môn võ vì những động tác của Thái Cực Quyền giống hệt những động tác của Võ Trung Hoa (Kung Fu), chỉ khác nhau ở vận tốc mà thôi. Sở dĩ người ta coi đó là những động tác thể dục vì đó là những động tác vận dụng tất cả tay chân và các khớp xương của cơ thể con người ; sự vận dụng đó có thể giúp cho cơ thể con người dẻo dai, khỏe mạnh hơn.
    Ngày nay người ta đã đưa âm nhạc vào các nơi tập thể dục công cộng để cho việc tập thể dục đỡ buồn tẻ, hào hứng sôi nổi hơn. Sự hòa nhịp của âm nhạc với các động tác thể dục tương đối dễ dàng, nhưng người ta vẫn không có thể biến những động tác thể dục thành nghệ thuật như các điệu múa được, vì bản chất những động tác này không có tính nghệ thuật.
    Trái lại, chuỗi động tác chậm chạp và liên tục của Thái Cực Quyền rất giống như những điệu múa vì những tính chất dịu dàng, khoan thai, vì những đường cong lả lướt, v.v... Chỉ tiếc rằng chưa có âm nhạc ăn nhịp với những điệu múa này, có lẽ vì tính chất phức tạp của các động tác và có lẽ chưa có nhạc sĩ nào để ý tới tính nghệ thuật của chuỗi động tác của Thái Cực Quyền.
    Nắm được tính chất nghệ thuật của Thái Cực Quyền thì người tập sẽ có cảm giác như một nghệ sĩ, càng tập thì càng dẻo dai, càng điêu luyện, càng thấy thoải mái khi tập. Các động tác thể dục rất cần thiết cho cơ thể con người, nhưng người tập thể dục không có được cái cảm giác nghệ thuật khi tập, không có được cái cảm giác say mê khi tập. Người tập Thái Cực Quyền nếu hiểu thấu được tính nghệ thuật thì sự luyện tập sẽ tăng gấp bội lợi ích cho tinh thần và thể chất người tập vì sự luyện tập không còn có tính cách kỹ thuật gò bó mà có tính cách nghỉ ngơi trong sự vận động nhẹ nhàng phù hợp với cơ thể mình.
    Được Nguyet _Ca sửa chữa / chuyển vào 19:06 ngày 25/04/2004
  3. Nguyet__Ca_new

    Nguyet__Ca_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    4) Khả năng tạo ra những cảm xúc tích cực của Thái Cực Quyền.
    Những hoàn cảnh khách quan chung quanh ta thường tạo ra những cảm xúc trong nội tâm chúng ta: thương yêu hay thù hận, vồn vã hay giận hờn, vui tươi hay buồn bã, thoải mái hay lo âu, tự tin hay sợ hãi. Những cảm xúc đó thường có ảnh hưởng rất lớn trên hành động của chúng ta. Nhưng ngược lại, mỗi hành động của chúng ta lại góp phần tạo ra những cảm xúc mới. Nắm vững quy luật này, con người có thể lựa chọn những hành động để tạo ra những cảm xúc tích cực cho bản thân mình. Có người cho rằng dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng có thể làm chủ tình trạng tâm lý của bản thân, cũng có thể luôn luôn thoải mái an lạc bằng những hành động phù hợp với bản thân mình.
    Chuỗi động tác chậm chạp và liên tục của Thái Cực Quyền mang tính cách của một hành động nên có khả năng tạo ra những cảm xúc cho người tập. Những tính chất của một môn võ, của những động tác thể dục, của sự vận động không ngừng làm cho người tập có cảm tưởng mình đang trau dồi võ thuật, phát huy sức mạnh thể chất, hòa nhịp với sự vận động không ngừng của thế giới vật chất. Tính chất nghệ thuật của Thái Cực Quyền có thể tạo cảm xúc lâng lâng, quên mình trong điệu múa nhịp nhàng.
    Việc luyện tập Thái Cực Quyền không đòi hỏi cần có những dụng cụ đặc biệt hay những phòng tập, chúng ta có thể tập ở đâu cũng được, lúc nào cũng được. Bất cứ lúc nào thấy thân tâm không được an lạc, chúng ta có thể dùng chuỗi động tác chậm chạp và liên tục để làm dịu bớt những làn sóng trong tâm hồn. Sự hô hấp bằng bụng như trẻ sơ sinh làm cơ thể chúng ta thư giãn hẳn ra.
    Ngày nay người ta đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa những vận động của cơ thể và trạng thái tinh thần trong não chất. Chẳng hạn như trong lòng bực bội thì con người nhăn nhó, ngược lại trong lòng đang yêu thì khuôn mặt rạng rỡ, hớn hở. Khi chuỗi động tác chậm chạp và liên tục của Thái Cực Quyền đã nối kết được với tình trạng thoải mái tâm thần trong não bộ sau một thời gian luyện tập thì chuỗi động tác đó trở thành một công cụ cho chúng ta mau chóng trở lại trạng thái thoải mái trong não bộ. Nói một cách khác, chúng ta có thể dùng Thái Cực Quyền làm một phương tiện để tạo những cảm xúc tích cực trong tâm hồn.
    Có người cho rằng Thái Cực Quyền là một cách thiền định di động. Trước khi bàn đến vấn đề này chúng ta thử tìm hiểu thiền định là gì.
    5) Thiền định là gì?
    Theo các thiền sư thì ?othiền? là trầm tư, mặc định, là ổn định tâm thần, khiến cho tinh thần thanh thản, yên bình ; mục đích của thiền không phải là để tìm hiểu thế giới mà là để hiểu được chính bản thân mình ; thiền là chấm dứt được các dòng suy tư đến từ mọi hướng để đạt được sự sáng suốt, bình tĩnh trước mọi hiện tượng xẩy ra ở chung quanh.
    Nói đến thiền, chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh một thiền sư, ngồi thiền hàng giờ, không để ý gì đến mọi chuyện xẩy ra ở chung quanh. Nói đến thiền, có người nghĩ đến những kẻ thất bại ngoài đời nên phải tìm quên bằng cách học thiền. Trong thực tế chúng ta thấy sự thiền định làm cho nhiều người xa rời thực tế, xa rời cuộc sống đang vận động mãnh liệt chung quanh chúng ta.
    Ngồi im lặng tìm cách chấm dứt các dòng suy tư đến từ mọi hướng là chuyện khó khăn đối với hầu hết chúng ta, nếu không nói là bất khả kháng. Có người nói đùa rằng: ngồi im lặng để chấm dứt các dòng suy tư thì cũng giống như ngủ một giấc, có gì mà phải khổ công tập luyện. Với sự vận động không ngừng của thế giới vật chất, ngồi thiền định hàng giờ phải chăng là lãng phí cuộc sống quý hóa mà chúng ta đã được thiên nhiên trao tặng?
    Ngày nay có người cho rằng thiền định không phải là ngồi im lặng tìm cách chấm dứt các dòng suy tư. Theo họ, con người có thể ở trong trạng thái thiền định (nghĩa là trạng thái sáng suốt, không bị hoàn cảnh chung quanh chi phối) trong bất cứ công việc nào đang làm, nghĩa là khi lái xe thì chỉ nghĩ đến việc lái xe, khi nấu bếp thì chỉ nghĩ đến chuyện nấu bếp v.v...
    Trạng thái tinh thần đó thực ra đều đã được các nhà khoa học sử dụng trong mọi công tác khoa học vì các công việc này thường đòi hỏi sự tập trung tư tưởng cao, đâu còn chỗ nào cho các dòng suy tư lăng nhăng xâm chiếm! Chạy theo cuộc sống vất vả, không có thì giờ nghỉ ngơi, không còn sức đâu để cho các loại suy tư xâm chiếm phải chăng cũng là thiền định?
    Có người lại cho rằng tư tưởng và hành động của chúng ta bị điều kiện hóa bởi hoàn cảnh trong quá khứ nên trở thành những phản ứng có điều kiện. Quá bực bội vì những phản ứng có điều kiện đó, Krishnamurti cho rằng muốn hiểu được sự thật thì chúng ta phải hoàn toàn dứt ảnh hưởng của quá khứ, của sự nhồi sọ, bằng cách ngừng suy tư về mọi sự kiện xẩy ra chung quanh chúng ta, nghĩa là chúng ta không đánh giá các sự kiện đó là đúng hay sai, là hay hoặc dở, là xấu hay đẹp v.v... và thay vào đó là sự quan sát, sự lắng nghe, sự cảm giác mọi hiện tượng thiên nhiên và xã hội xẩy ra chung quanh chúng ta. Tình trạng tâm hồn đó cũng giống như tình trạng của người thiền, tìm mọi cách chấm dứt luồng suy tư để đạt tình trạng hoàn toàn sáng suốt, không bị ngoại cảnh chi phối!
    Chấm dứt ảnh hưởng của quá khứ thì có thể giúp ta chấm dứt ảnh hưởng của ngoại cảnh, nhưng một khi không còn phân biệt đúng và sai, hay và dở, xấu và đẹp ....thì phải chăng chúng ta đã vất bỏ sự tiến hóa của nhân loại hàng mấy chục ngàn năm mà hiện nay chúng ta được thừa kế? phải chăng chúng ta đã thay thế sự điều kiện hóa bằng sự hủy diệt tất cả??
    Hơn thế nữa, khả năng của ngũ quan của con người rất giới hạn. Nhờ tiến bộ khoa học, người ta đã có thể quan sát những vật ở xa ngoài tầm mắt, và vô vàn hiện tượng mà mắt thường không thể nào quan sát được ; với máy ghi âm, người ta có thể nghe được những giọng nói trong quá khứ ; với máy đo âm thanh, người ta có thể phân biệt, xếp loại được mọi loại giọng mà tai thường khó có thể phân biệt được v.v...
    Nói một cách khác chúng ta không nên xóa bỏ ảnh hưởng của quá khứ bằng cách ngừng suy tư về mọi sự kiện xẩy ra chung quanh chúng ta giống như tình trạng thiền.
    Phải chăng Thái Cực Quyền cũng có thể giúp chúng ta suy tư sáng suốt, không bị ngoại cảnh và quá khứ chi phối? Phải chăng chúng ta có thể dùng Thái Cực Quyền để đạt kết quả của thiền định?
    Trong phạm vi bài này chúng ta không bàn đến những phương pháp khác để ?osuy tư sáng suốt, không bị ngoại cảnh hay quá khứ chi phối?.
    6) Thiền định di động.
    Chuỗi động tác chậm chạp và liên tục của Thái Cực Quyền đối với nhiều người quá phức tạp, quá khó khăn để luyện tập. Có nhiều người nghe nói Thái Cực Quyền đem lại lợi ích tinh thần và thể chất, nhất là đối với những người lớn tuổi, đã cố gắng tập luyện một thời gian nhưng cuối cùng phải bỏ cuộc. Thực ra đó không phải là sự kém cỏi của người muốn tập mà nguyên nhân chính là vì người hướng dẫn thiếu khả năng giảng dậy và không hiểu thấu những triết lý đơn giản nhưng sâu sắc ẩn tàng trong Thái Cực Quyền. Trong trường hợp đó Thái Cực Quyền trở thành vô cùng khó khăn và chán nản cho người học và chỉ có ai cần thiết những lợi ích tinh thần và vật chất do Thái Cực Quyền mang lại mới có thể vượt qua được. Nhưng nếu người học nắm vững được cái triết lý đơn giản của TháiCực quyền thì sự học tập sẽ dễ dàng và lợi ích hơn nhiều.
    Cái tính chất phức tạp khó khăn của chuỗi động tác lại trở thành cái ưu điểm của Thái Cực Quyền. Với hàng mấy chục loại động tác khác nhau liên kết lại một cách liên tục, một số động tác được lập đi lập lại nhiều lần, chuỗi động tác đòi hỏi người tập phải chú ý rất cao, nếu suy tư chuyện khác là hành động sai ngay. Cái điều kiện ?ochú ý rất cao? có tác động giống như sự thiền định. Vì vậy sự luyện tập lâu dài đem lại cho người tập cái thói quen tập trung tư tưởng, cái lợi ích tinh thần lớn lao: suy tư sáng suốt, không bị ngoại cảnh và quá khứ chi phối.
    Một khi nắm vững cái triết lý đơn giản ?olấy nhu thắng cương, lấy chậm thắng nhanh, lấy yếu thắng mạnh? thì chúng ta dễ dàng vượt qua cái khó khăn phức tạp của Thái Cực Quyền bằng những động tác chậm chạp, bằng sự nghỉ ngơi thanh thản trong di động, bằng cách hô hấp như trẻ sơ sinh...
    Từ mấy ngàn năm trước, con người đã biết dùng thiền định để giữ cho tinh thần sáng suốt, bình thản. Nhưng sự thiền định lại thường làm cho con người xa rời thực tế của sự vận động không ngừng của thế giới vất chất chung quanh. Ngày nay nhờ sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại, sự giao lưu của các nền văn hóa dễ dàng hơn, cởi mở hơn, con người có thể vừa giữ được tinh thần sáng suốt, bình thản vừa sống hòa hợp với sự vận động không ngừng của thế giới vất chất chung quanh. Thấu hiểu được cái triết lý đơn giản nhưng sâu sắc của Thái Cực Quyền thì chuỗi động tác chậm chạp và liên tục của nó cũng có thể góp phần vào việc đó.
    Thực ra trong Thái Cực Quyền luôn luôn có mấy phút đứng một cách thiền định trước và sau chuỗi động tác. Sự tập trung tư tưởng trong chuỗi động tác chậm chạp và liên tục có thể đem lại những kết quả của sự ngồi thiền định hàng giờ, cộng thêm với những kết quả của sự tập thể dục và sự thoải mái say sưa nghệ thuật.
    Nói một cách khác, khi thực hành Thái Cực Quyền, tâm hồn và thể chất con người có thể thực sự ở trong trạng thái thiền định, nhưng đó không phải là cách thiền định ngày xưa, ngồi im lặng hàng giờ, xa rời sự vận động không ngừng của thế giới vật chất chung quanh; mà là sự thiền định di động khoảng chừng 20 phút, làm cho tinh thần sáng suốt bình thản, thể chất hòa nhịp với sự vận động của thiên nhiên.
    Phó Thường Dân
    Tháng 5 năm 2003
  4. Milanista

    Milanista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2001
    Bài viết:
    6.283
    Đã được thích:
    0
    lần đầu tiên chứng kiến đài truyền hình việt nam phát phim kiếp hiệp. tranh thủ mà xem đi các bằng hữu, dịp may hiếm có đấy, nhưng cả phim mỗi chú TVK là đáng xem, còn đâu toàn là diễn viên củ chuối. ghét nhất là phim chưởng do bọn Trung Quốc đóng ,
  5. yen_nam_thien

    yen_nam_thien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    Phim này có cái kết không thể châp nhận được,cứ tưởng đuợc thưởng thức một màn ác chiến kiểu họ phương đả nhau với bạch mi lão quái ai zè chỉ có múa mấy cái đường quyền như kiểu các cụ ta tập thể dục thế là "the end"
    phim này phải gọi cái tai chi master của họ lý bằng cụ-duyệt được mỗi bài hát. ^_^
    http://gallery.iicom.net/view_album.php?set_albumName=HKTVB&page=56
    có mấy cái ảnh hay hay pà con thưởng thức!!
    Được yen_nam_thien sửa chữa / chuyển vào 15:56 ngày 26/04/2004
  6. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết về đường gia đình,con cái của Trương chân nhân không?.Trong truyện không thấy nói,nhưng tại hạ được biết rằng cháu đích tôn 18 đời của Trương chân nhân là một võ sư rất nổi tiếng ở Sài Gòn - Chợ Lớn ngày xưa.Vị này cũng là một giang hồ lãng tử.
  7. yen_nam_thien

    yen_nam_thien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    Thái Cực Quyền Luận
    Vũ Vũ Tương
    Nhất cử động , chu thân câu yếu khinh linh , vưu tu quán xuyến , khí nghi cổ đảng , thần nghi nội liễm . Vô sử hữu khuyết hãm xứ , vô sử hữu đột ao xứ , vô sử hữu đoạn tục xứ . Kỳ căn tại cước , phát ư thối chủ tể ư yêu , hình ư thủ chỉ . Do cước nhi thối , nhi yêu tổng tu hoàn chính nhất khí ; hướng tiền thối hậu , nãi năng đắc cơ đắc thế . Hữu bất đắc cơ đắc thế xứ , thân tiện tán loạn . Kỳ bệnh tất ư yêu thối cầu chi . Thượng hạ tả hữu tiền hậu giai nhiên .
    Phàm thư giai thị ý , bất tại ngoại diện . Hữu thượng tức hữu hạ , hữu tả tức hữu hữu , hữu tiền tức hữu hậu . Như ý yêu hướng thượng tức ngụ hạ ý . Nhược tương vật hân khởi nhi gia dĩ toả chi chi ý , tư kỳ căn tự đoạn , nãi hoại chi tốc nhi vo nghị . Hư thực nghi phân thanh sở . Nhất xứ tự hữu nhất xứ hư thực . Xứ xứ tổng thử nhất hư thực . Chu thân tiết tiết quán xuyến , vô lệnh ty hào gián đoạn nhĩ.
    "Năm 1368, đạo sĩ Trương Tam Phong sáng lập võ Đang Phái, tại núi Võ Đang Sơn, thuộc Tiêu Anh Phủ, nằm giữa hai phần đất Giang Tây và Hà Nam. Võ Đang Phái truyền bá môn nội gia quyền Trung Hoa, một môn võ thuộc nhuyễn thuật khác với cương quyền của phái Thiếu Lâm Tự (ngoại gia quyền), và nổi danh với môn Thái Cực Quyền."
  8. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Có 2 thuyết về võ học TTP :
    1.nhìn xà hạc giao tranh,thấy con rắn mà ra nhu (cái này được KD đưa vào truyện)
    2.đêm nằm mơ được chân võ đế quân dạy võ sáng ra tay ko giết trăm giặc (khó tin)
    lười viết quá thôi vậy :D
  9. Chuberong

    Chuberong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    1.275
    Đã được thích:
    0
    bọn VTV là hay cắt phim lắm , phim này hi vọng ko bị sao (nhiều đoạn kĩ xảo xanh đỏ ầm ĩ cà lên đẹp phết (phim Đài Loan toàn thế)
  10. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    cho dù ko cắt thì phim này vẫn chán,thằng TVK chỉ đóng được mỗi cái vai phụ trong phim Sở Lưu Hương (bí mật hổ phách quan âm) mà phim đài loan đúng nghĩa rẻ tiền dễ mua

Chia sẻ trang này