1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường "Tây" ở Hà Nội

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi baufamily, 22/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TanNg

    TanNg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    1.444
    Đã được thích:
    0
    Ngoan nào, ngoan nào, Miss_rang_khenh này ngoan nào.
  2. miss_rang_khenh

    miss_rang_khenh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    He he... em có định mần chi mô . Em ngoan lắm mà bác
  3. the_daughter

    the_daughter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2004
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Cái này gọi là đả kích cá nhân. Bên box Thảo Luận, Giáo Dục Giới Tính và thậm chí cả box Du Học mods và admins đang dẹp loạn rất mạnh vụ này. Cái box này chưa bị sờ gáy đấy. Cẩn thận kẻo bị dựa cột chị miss ạ
    Em tán thành trường QT cả 2 chân lẫn 2 tay với điều kiện:
    - Nhà có khả năng thực sự về kinh tế
    - Con có khả năng học
    - Bố mẹ ý thức được việc chăm con học ở nhà và rèn con sống tốt trong môi trường Việt
  4. baufamily

    baufamily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Hix, chủ đề này sắp chuyển sang khẩu chiến về từ ngữ tiếng Việt mất . Chia buồn với Miss_rang_khenh vì cái vụ hiểu nhầm. Mình đọc bài của Miss_rang_khenh là hiểu ngay Miss nói gì, chắc tại đồng chí kia chưa hiểu và chưa biết hoàn cảnh gia đình nhà Miss .
    Cám ơn mọi người cho Bầu ý kiến.
    Bầu nghĩ mọi người hình như quên mất rằng baby nhà mình nếu học trường tây nhưng cháu nó vẫn sống ở VN. Ngoài thời gian đi học cháu vẫn có thời gian tiếp xúc với mọi người trong gia đình (toàn người VN đặc sệt ). Những ngày cuối tuần cháu vẫn có thể đi chơi công viên, đến nơi công cộng, thăm ông bà chú bác... như vậy cháu vẫn tiếp xúc với người VN. Theo mình thấy thì cháu không thể thành tây hoàn toàn được. Nhiều người cũng đã ở nước ngoài lâu năm nhưng có biến thành tây đâu nữa là baby nhà tớ vẫn ở VN.
    Thứ hai, về tính tự lập thì gia đình nhà Bầu luôn dạy dỗ con tính tự lập. Ngay bây giờ, baby nhà Bầu luôn tự chọn quần áo (đôi lúc bố mẹ phải can thiệp vì tính thẩm mĩ của baby chưa cao ), tự mặc quần áo, ăn cơm tự xúc, tự đi vệ sinh... (hì hì hơi chi tiết quá). Nói chung là baby nhà tớ phải tự lập thui vì bố mẹ cháu lười mờ . Nói đùa vậy thôi chứ gia đình Bầu luôn dạy cháu sống tự lập vì bố mẹ cháu cũng tự lập từ bé.
    Còn cái vụ bố nhờ đưa thìa mà con làm một câu ngon lành như baby nhà ai đó thì đừng hòng có chuyện đó trong nhà Bầu. Ngay từ khi bé, baby nhà mình đã bị rèn phép tắc ghê lắm. Gọi dạ bảo vâng, nếu có lỡ quên thì sẽ bị nhắc nhở ngay và nếu bướng không sửa thì phải dùng ngay biện pháp triệt để.
    Nói chung là đau đầu vì cái vụ nên hay không nên này quá. Kể cả trường điểm của VN thì chương trình học và cách học cũng chán lắm. Mình quan tâm đến cách dạy của trường qtế cơ. Mọi người ơi cho thêm ý kiến nữa đi để gia đình tớ còn nghiên cứu. Ý kiến của bà con đều được Bầu in ra làm một tập tài liệu tham khảo đấy

  5. ti_chou

    ti_chou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn Bầu quan tâm đến việc trường quốc tế dạy thế nào thì chắc chắn là hơn VN rồi, điều kiện học (vì thế mà đắt hơn) là một ví dụ.
    Cháu của mình vào học lớp 1 CVA (phải theo suất chứ có dễ dàng vào được đâu), học hành khổ sở, chương trình học nặng quá nên đáng nhẽ chỉ học nửa buổi thì cô giáo bắt học cả ngày, dĩ nhiên từ ''''bắt'''' ở đây là ko bắt buộc, nhưng nếu cháu nào ko học thì sẽ ko theo nổi chương trình. Vậy các vị phụ huynh phải tự hiểu là đưa thêm tiền để con mình ở lại học biểu chiều cho bằng bạn bằng bè.
    Hơn nữa, vì program là học nửa buổi, nên trường chỉ sắp xếp phòng học cho nửa buổi, còn nửa buổi còn lại các phụ huynh đóng tiền để thuê phòng dân bên cạnh để có chỗ học (nhà cấp 4 tuềnh toàng thôi nhé). Giờ nghỉ buổi trưa chỉ có 1h, nên ăn uống nghỉ trưa tất tần tật ở lại cô giáo lo. Lớp đông học sinh, nên làm sao mà tử tế được? Đấy là chưa kể ăn uống vớ vẩn, ngủ trưa thì một đứa trên bàn một đứa gầm bàn. Chị dâu mình muốn đón con về cho nó ăn uống tử tế cũng chẳng kịp. Thế là anh mình chép miệng, thôi thế năm sau cho nó vào học trường quốc tế
    Mình học hết cấp 1 ở VN, đầu lớp 6 sang Pháp với gia đình, tụt lại một lớp, gần như là norme rồi của con em SQ vì chưa biết tiếng. Mỗi lớp có 2 cô giáo hoặc 2 thầy giáo (rất complices với nhau, làm cho tinh thần group giống như một gia đình nhỏ), mỗi lớp chỉ khoảng 25 đứa maxi. Học hành với tinh thần thoải mái, ko bị pression là phải ganh đua nhau, học tốt năm này thì năm sau hay năm sau nữa sẽ vào được trường điểm như VN. Học đến hết lớp 4 thì tinh thần chơi vẫn là chính, lớp 5 mới học hành tử tế để vào lớp 6. Chứ ko như VN, như bạn Bầu đã lo xa cho con mình lớp 1 học gì, mặc dù 2 năm nữa mới đi học.
    Nói thêm vể quá trình phát triển, ai cũng biết là đa số trẻ con VN các lớp dưới thì điểm cao hơn trẻ con Tây vì ý thức chăm học cao hơn, khả năng tự ép mình học thuộc bài cao hơn. Nhưng tính từ cấp 3 trở đi, điểm sẽ tụt xuống ngay mà ko thể tăng lên được. Mình nghĩ đơn giản ngay cả khi mọi người bảo là trẻ con sống ở nước ngoài giao tiếp siêu dã man, đấy là so với người Việt; còn lúc đi học thì tiếng đấy có phải tiếng mẹ đẻ đâu, càng lên cao chương trình càng nặng thêm, nên bọn Tây nó lợi thế hơn mình là điều thứ nhất.
    Thứ hai, chương trình học của Tây hay đưa những applications của cuộc sống thực tiễn vào (ví dụ toán lớp 10 đã bắt đầu đưa problem về micro chẳng hạn). Điều đó sẽ làm cho học sinh thích mày mò hơn.
    Trong khi đó, toán VN cấp 3 nặng khủng khiếp, lý hoá cũng vậy, học sinh VN học chày học bửa ra để vào ĐH, đầu óc mệt mỏi rồi, mà chương trình ĐHVN thì cũng chán. Trong khi bên Pháp chẳng hạn, trước khi thi Bac thì bt thôi, học gì sau đó mới là quan trọng. Và một lợi thế nữa là, nếu chẳng may học kém một năm thì có thể làm lại từ đầu, ko pénalisant lắm, trong khi ở VN coi như xong.
    Mình thấy rất rất nhiều đứa học từ bé ở trường quốc tế, nhưng chẳng đâu vào đâu vì ko theo nổi. Học đến cấp 3 là tiến thoái lưỡng nan, những đứa trụ lại được trường quốc tế Pháp là con em Sứ Quán đã theo học 3 năm ở nước ngoài về rồi mới học được, dĩ nhiên là chỉ kể những đứa học hành tử tế (chứ bây giờ đa số là sang Pháp có học gì đâu).
    Mình viết dài quá nhỉ, nếu bạn Bầu gia đình có đk lâu dài thì cho con học trường quốc tế cũng hay. Nếu bạn hoặc chồng bạn có năng khiếu ngoại ngữ, đã từng đi nước ngoài học rồi, thì sẽ biết cách kèm cặp bé. Nhưng đừng áp dụng kiểu culture ắp đặt của VN, vì giáo dục của bọn Tây phát huy tính tìm tòi và phát triển tự nhiên.
    Được ti_chou sửa chữa / chuyển vào 21:27 ngày 05/01/2005
  6. bubble_lovely

    bubble_lovely Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác có khả năng cho con theo học trường Tây ngay từ nhỏ thì băn khoăn chi nữa, như con người ta ko có tiền học mới theo học trường VN ( ko nói tất cả) , thứ 2 nữa là chẳng phải hs VN ai cũng muốn đi du học đó sao . Vì vậy bác cứ cho con em nó theo học trường Tây đi, chỉ có lợi ko có hại .Nhưng có điều tụi VN học trường Tây bị tụi hs VN ghét lắm nhá , ko biết tại sao , chắc bị cho rằng là kiêu, con nhà giàu v.v...
  7. Bungaraya

    Bungaraya Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Vợ chồng nhà tớ đang dự tính chuẩn bị tương lai cho thằng cu nhà mình vào học trường Quốc tế ở VN thì vào đây thấy có Topic này nói về vấn đề mình đang quan tâm nhưng nghe ý kiến của mọi người mỗi người một ý kiến quan điểm khác nhau về việc cho trẻ em vào học trường Tây làm mình cũng băn khoăn.
    Mình cũng như ý của Baufamily là muốn cho con vào học trường QT để cho con mình khả năng của nó phát triển cộng với chương trình giáo dục của mình bây giờ quá tải cho trẻ em mà kiến thức không được là bao nhiêu (học vẹt và đối phó mà).
    Mình có mấy người bạn cho con học ở trường QT thấy chúng thay đổi, nhanh nhẹn hoạt bát lên nhiều so với hồi chúng ở nhà, có đứa trước khi đi học gặp người lạ là khóc hét lên.
    Một số người có ý kiến là cho trẻ em học trường QT sẽ khó khăn khi hội nhập ở cuộc sống tại VN thì mình không cho như vậy. Cho dù chúng học ở các trường QT nhưng vẫn sinh sống tại VN nên mọi thứ sinh hoạt vẫn như bình thường, có thể lớn lên chúng sẽ nhận thức khác hơn so với ý thức trẻ con của chúng lúc này.
  8. Friday13

    Friday13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    "Cho con học trường Tây" cũng đã từng là đề tài tranh cãi của vợ chồng mình, vì kinh tế bọn mình cũng không khá khẩm gì lắm nhưng mình lại cứ muốn "đua đòi" - chồng mình mắng mình thế. Chủ yếu cũng vì muốn con mình không phải học ngày học đêm học thêm học nếm như mấy đứa anh chị họ nó bây giờ. Mình ví dụ con bé 11 tuổi cháu mình, học lớp 5 trường Thăng long (HN): sáng học ở trường, trưa về cung thiếu nhi, chiều học bán trú ở đó, lịch này cố định từ thứ 2 đến thứ 6. Tối thứ 3, 5, 7, chiều CN, sáng thứ 7 học thêm các môn: Văn, toán, tiếng Anh. Chiều CN còn học 2 ca liền cơ, 8-9h tối mới về đến nhà. Lại còn làm bài tập ở nhà nữa, mệt lắm. Bâufamily a, hy vọng vài năm nữa khi con bạn và con mình vào lớp 1 thì Bộ giáo dục đã có những cải tiến tốt đẹp rồi.
  9. TanNg

    TanNg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    1.444
    Đã được thích:
    0
    Nhiều người có vẻ như đánh giá quá nhẹ về vai trò của sự hoà nhập văn hoá.
    Một người không thể thành công nếu không nghĩ cùng cách nghĩ, thở cùng nhịp thở, vui cùng niềm vui với nhóm xã hội của mình. Bởi vì nếu làm việc ở Việt nam, khách hàng của anh ta sẽ là người Việt nam, những người có giá trị văn hoá khác với những gì anh ta học được ở nơi anh ta lớn lên, đồng nghiệp của anh ta có tác phong, lề lối làm việc, thậm chí cách tư duy hoàn toàn khác, đối tác của anh ta có những chuẩn mực khác. Điều này khiến cho dù anh ta giỏi giang đến mấy cũng sẽ lạc điệu trong một môi trường không phải của mình.
    Sự khác biệt về văn hoá còn ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ gia đình của một đứa trẻ. Một đứa con gái học trường tây sẽ không thể nào giải thích được cho bà nội nó hiểu rằng việc QHTD vào các năm lớp 11 và 12 là hoàn toàn bình thường. Bà nội nó chắc cũng không bao giờ có thể giải thích được cho nó tại sao lại phải tiếp đón và đối xử nhiệt tình với họ hàng ở dưới quê lên.
    Đừng cho rằng gia đình có tác động lớn tới những giá trị văn hoá của một con người, mà là nhà trường và đặc biệt là bạn học mới là nguồn gốc chủ yếu tạo dựng lên giá trị văn hoá đó.
  10. TanNg

    TanNg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    1.444
    Đã được thích:
    0
    Cách quan niệm vì cái này không tốt mà tìm tới cái khác là không ổn, vì đôi lúc sẽ bị rơi vào cảnh "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa". Cách tốt hơn là chọn trong những gì mình được chọn cái mà mình cho là tốt nhất hoặc là ít xấu nhất.

Chia sẻ trang này