1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường "Tây" ở Hà Nội

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi baufamily, 22/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lan_chi

    lan_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Bà con nghĩ là bác TanNg nói ở khía cạnh VĨ MÔ, còn mẹ Bầu hiểu và phản bác lại ở khía cạnh vi mô
  2. clicclac

    clicclac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2004
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Hehe, sorry mọi người, em lại lắm mồm tý:
    Anh Tân ngố ơi, em ko thích lợi dụng người khác như thế. Lớp em có một con bé , nó kết thân với em để rồi suốt ngày mượn vở em photo. Giờ giảng nó ngồi nghe, trong khi em phải cắm đầu chép, rồi nó mượn vở em photo, ai mà chịu được hả anh. Mình phả chép ko kịp nghe thầy giảng , nó thì chỉ nghe rồi mượn vở mình. Anh thử đặt mình vào tình huống của em xem. Em chịu đựng được hai tuần rồi than vãn với thằng ban thân (là một thằng Tây học cùng lớp cũ với em) nó bảo em ngay là ko thể để người ta lợi dụng như thế được. Nó thì nó lập tức tự nhiên quên vở ngay, còn nếu vẫn ko có tác dụng thì nó sẽ nói thẳng cho con bé kia hiểu!
  3. sapa_2k

    sapa_2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0

    :)))
    Các cụ nhà ta có nói :
    Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn ...
    Nếu chẳng đi Tây thì làm sao mà biết mà hiểu lối giáo dục của Tây ra làm sao nhỉ ?
    Nhìn lại hệ thống điêù hành giáo dục của nước ta mà đem so sánh với sự giáo dục của Tây là sai bét ... Vì họ đã vượt xa chúng ta cả về chiêù rộng lẫn chiều sâu của khả năng nhận thức cơ bản vê xã hội loài ngươ`i cũng như kiến thức phổ thông đại chúng ...
    Ngay từ còn rất nhỏ (lớp 1-4) họ đã rất thận trọng dạy các em những kiến thức đại chúng về mặt tâm lý và thể sức . Các em được làm quen với những bài toán bài văn một cách tế nhị để hiểu thế nào khái niệm của bài và hiểu bài ... chứ không có kiểu nhồi nhét học VẸT một cách máy móc, để rồi chư thầy lại trả về thâ`ỵ
    Một điêù cơ bản ở đây là họ đã và đang đẩy mạnh nền giáo dục nhằm đưa các em học sinh trở nên tự lập và tự tin hơn trong sự nhận xét đánh giá và có trách nhiệm những việc mình làm với xã hội và bản thân hơn. Cũng như sự tôn trọng quyền bình đẳng của xã hội sẽ đẩy mạnh những kiến thức, sự tư duy ...
    Nếu các em ở VN theo học trường Tây tăng dần theo sự phát triển của xã hội thì đây chính là một sự yếu kém của hệ thống giáo dục tại các trườnh học phổ thông ở VN .
    Vấn đề chính là các em theo học trường Tây ở VN có hội đủ được hai nền kiến thức Đông-Tây hay không ?
    Trả lời : Đương nhiên là có . Và mức độ nhận xét và hiểu biết trong hai nền giáo dục có mâu thuẫn hay không còn tuỳ ở sự nhìn nhận của các em . Do đó cha mẹ cần phải quan tâm và chuẩn bị tinh thần với những câu hỏi hóc búa ... sẽ xảy ra trong tươnng lai . Chẳng hạn như : Chế độ tư bản là thế nào ? Tại sao
    đánh đập ngươì khác là phạm luật ? v v v ...
    Một xã hội tốt đẹp cần pghải xây dựng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài một cách thiết thực!
    Sapa
    ...
  4. miss_rang_khenh

    miss_rang_khenh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Ngoại ngữ thứ hai thì mình chỉ sang nước ngoài rồi mới bắt đầu học, nhờ có tý chút năng khiếu và kinh nghiệm nên mình học khá nhanh, đương nhiên vì nó không phải tiếng mẹ đẻ của mình nên khi theo học chương trình của Tây mình phải xác định chịu khó... cày hơn chúng nó rồi. Mấy môn như kế toán chẳng hạn, là mình chẳng có chép vào vở gì hết, mình có thói quen hơi lộn xộn từ ngày còn ở nhà là viết luôn lên sách giáo khoa bằng bút chì, chỗ nào cần nhớ, cần giải là mình note ngay bên cạnh, lên trên, nói tóm lại là tứ lung tung... vì vậy chúng nó muốn mình giải thích giúp thì lết cái thân tới gần mà hỏi, chứ đưa sách của mình cho nó cóp lại hoặc để đọc thì nó cũng chịu chết, chỉ có mình mình hiểu
    Được miss_rang_khenh sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 09/01/2005
  5. TanNg

    TanNg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    1.444
    Đã được thích:
    0
    Anh thì không thấy có gì là lợi dụng cả. Mỗi người có một cách học khác nhau, người nào cho rằng ghi chép là quan trọng thì chịu khó ghi chép, người cho rằng note lại là quan trọng hơn thì chịu khó note hơn. Thường thì anh mượn vở mọi người để photo, và luôn sẵn sàng thảo luận với mọi người những gì mình hiểu được. Tức là mình chia sẻ cái mình có cho mọi người và cũng tìm xem mọi người có gì để chia sẻ cho mình. Tận dụng thế mạnh của nhau là một điều tốt chứ nhỉ. Mà quên, ngoài ra còn một yếu tố ngoại cảnh nữa là chữ anh xấu tới mức nếu anh chép bài thì về sau chính anh cũng không đọc nổi.
    Mà học tây thì tài liệu có sẵn, trên thư viện cũng không thiếu, sắm thêm cái để ghi âm nữa, rồi chịu khó đọc sách, nghe lại băng là đâu vào đó thôi. Có vẻ như phương pháp học của em có vấn đề lớn đấy.
    p/s. Post xong mới thấy bài của Miss Khểnh, nói giống mình quá.
    Được TanNg sửa chữa / chuyển vào 23:39 ngày 09/01/2005
  6. clicclac

    clicclac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2004
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên em hiểu điều đó. Nhưng mà thứ nhất có những đứa nó lợi dụng người khác từ A đến Z, thứ hai là em tin vào những gì mình chép hơn là bọn Tây, chuyện note thêm vào nếu em nghe được thầy nói thêm gì thì em vẫn note ngay chứ. Chuyện em muốn nói ở đây là chỉ muốn minh chứng chuyện nếu mình chỉ ngồi nghe rồi mượn vở thì người khác cảm thấy thế nào, trong khi nó hoàn toàn là người nước ngoài , có đủ thế mạnh hơn em về mặt ngôn ngữ, lại còn khoe với em là chép rất nhanh.
    Chuyện học , trao đổi cùng nhau thì em vẫn làm. Trước đây em chơi thân với một thằng học cực giỏi ( thằng bạn thân em nói đến bên trên) hai đứa trao đổi nhiều về bài vở, cũng nhờ chuyện đó mà mình tiến bộ ko ít, nó cũng thích trao đổi với mình vì mình cũng chịu khó chăm hơn nhiều đứa Tây trong lớp nên cũng hiểu bài và giải thích được cho nó những môn ko là điểm mạnh của nó! Mỗi tội năm nay chuyển mỗi đứa một ngành , nó theo Tin, mình theo Toán, hic hic....
    Em có máy ghi âm rất xịn ( khoe tý) mang từ VN sang, 4 năm rồi ko sờ đến, vì chuyện ghi âm rồi về nghe lại cực kì tốn thời gian, thời gian ấy lôi sách ra học tốt hơn nhiều. Em thì chủ trương là thầy nói có thể sai nhưng sách thì ko nên tòan ra thư viện vác sách về. Năm ngoái bọn bạn muốn mượn sách thư viện tòan nhờ mình tư vấn. Năm nay thì lụt , ko có thời gian mà sờ đến sách. Đùa , càng ngày càng cảm thấy mình dốt di.
  7. TanNg

    TanNg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    1.444
    Đã được thích:
    0
    Lại phải góp ý tiếp. Không cần nghe lại tất cả, chỉ cần chọn những chỗ cảm thấy cần nghe lại thôi nhất là những chỗ: trong lúc nghe giảng mình mải nghĩ không nghe được, hoặc cảm thấy chưa hiểu lắm, còn khúc mắc. Như thế không tốn thời gian lắm đâu. Cách tốt nhất là dùng máy ghi âm số vì cho phép tua và đánh dấu rất tốt.
  8. Mard

    Mard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bác TanNg tự nhiên nhớ hồi học đại học quá; hồi đó em là đứa hay ngồi bàn đầu, chép nhanh, chữ đẹp (tranh thủ khoe tý nhỉ vì chẳng có gì đáng khoe cả), có khả năng mồm nói chuyện riêng, tai nghe thày giáo giảng, tay viết liên tục... Nhưng chính vì thế mà em là loại học vẹt, chép bài mà có hiểu gì đâu; đến lúc thi thì học nhóm cùng hội bạn thân (hội đó ngày nào cũng trốn học để chơi bóng rổ đến lúc thi thì mượn vở mình photo), thế mà cả nhóm cũng qua hết với điểm không tồi.. Nhớ quá!!!
    Đó là kiểu học "đôi bên cùng có lợi"; mình thì "không ngứa chân ngứa tay", chịu ngồi trong lớp, "ngứa mồm" thì nói chuyện riêng "xả láng"; bọn bạn thì không chịu nghe giảng nhưng "thông minh vốn sẵn tính trời" nên học vở photo vẫn OK như thường, nhiều lúc chúng nó còn phải giảng lại cho. Giờ thì cả nhóm đó ai cũng theo nghề, đều học đến tiến sỹ cả rồi có mỗi mình bỏ nghề nên đành "thấp học".. Âu cũng do thời xưa chỉ học bề nổi mà không chuyên sâu nên không có lòng yêu nghề. Cũng chẳng trách ai cả, "tiên trách kỷ hậu trách nhân".
    Giờ chưa có baby nhưng cũng muốn sau này cho bé vào học trường Quốc tế cũng với lý do y như mẹ con nhà Bầu vậy. Nhưng e rằng muốn thế thì vợ chồng cũng phải "è cổ làm trâu ngựa" may ra mới đủ tiền cho con theo học. Thôi được đến đâu thì tính đến đấy. Đến lúc đó ước rằng nền giáo dục của chúng ta đã tốt lên nhiều!!!
  9. baufamily

    baufamily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    , trời ơi sao mà TanNg nói chuẩn thế không biết. Bây giờ thì khỏi phải lo lắng, bàn tán, tranh cãi vì vấn đề học trường tây rùi. tớ vừa nhận được thông tin là trường qtế Hà Nội bây giờ họ không nhận người Việt Nam. Trời ơi sao mà chán thế không biết. không biết baby nhà mình sẽ học sao đây. Lại suốt ngày chạy sô từ lớp học thêm này sang lớp học thêm khác. Rồi lại cận lòi mắt ra vì phải thức khuya làm bài tập thương baby quá đi thôi.

  10. miss_rang_khenh

    miss_rang_khenh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Thật hả ? Chán nhỉ ? Chia buồn với nhà Bầu. Nhưng không việc gì phải tuyệt vọng thế, chịu khó cho con học thật giỏi ngoại ngữ, cơ hội du học cũng nhiều đấy, nhất là đến đời chúng nó chắc chắn cuộc sống sẽ thay đổi nhiều. Ngày trước mình có được du học hay học trường quốc tế gì đâu, nhưng cũng biết vài ngoại ngữ mà nói tiếng Lào ra tiếng Ý đấy nhé, nên khi sang đây mình theo học tốt, thậm chí còn khá hơn cả Tây nhiều đấy chứ lỵ ( tinh tướng tí để nâng tinh thần nhà Bầu lên cái thôi ! )

Chia sẻ trang này