Truuyện Ngắn của Nguyễn văn Thọ Thưa các bạn đọc. Khi ở nuớc ngoài tôi viết về những người lao động VN phải lăn lộn kiếm sống. Việc trở lại diễn đàn văn học trong thời gian gần đây, trên văn đàn Việt nam và hải ngoại là tự thân của cá nhân muốn giãi bầy với mọi người chống lại sự cô đơn của chính tôi chứ không hàm ý danh lợi nào, bởi với tôi, viết văn là tự đứng trên vực thẳm nuớc mắt. Trong chuyến về nuớc gần đây nhìn lại thành phố nơi tôi sinh ra và lớn lên. Tiếp xúc với giới trẻ, tôi nảy ra ý định viết một cuốn tiểu thuyết mang tên Phố Cũ. Cuốn tiểu thuyết này dự kiến chia ra 14 chương và mỗi chương là một truyện ngắn hoàn chỉnh. Tôi đã gửi hai chương đầu cho Tuần báo Văn Nghệ- hội nhà văn Việt nam và số 16 Tùan báo VN đã đăng tải chương 1 với tiêu đề : Truyện ngắn Phố Cũ. Tôi mới tham gia đễn Đàn Văn Học của các bạn nửa năm nay. Đã từng công bố vài tiểu luận văn chương nhằm đóng góp một chíut như hạt cát trên diễn đàn của các bạn. Nay để tỏ tấm lòng tôn trọng những người viết và người đọc có tâm thiện đóng góp trên diễn đàn. Tự tôi công bố tác phẩm này sau khi báo Văn Nghệ đã công bố. Mong hầu có thêm bạn đọc tôi. Cũng nhân đây xin tỏ lòng biết ơn nhà văn Dạ Ngân đã biên tập rất công phu chương 1 này. Kính thư Truyện ngắn- Nguyễn Văn Thọ Phố cũ Tôi tên là Hương. Năm qua, tôi tròn mười sáu tuổi. Tôi là đứa con gái nhan sắc bình thường, học bình thường, hạnh kiểm bình thường. Tôi không có tài lẻ như bè bạn cùng lứa. Ví dụ như con Diệp, quê Thành Nam, đã xinh lại nói chuyện có duyên và viết hai truyện ngắn được đăng trên báo Hoa Học Trò, như thằng Trình mũi đỏ, người làng Cổ Nhuế, nhẩy Disco rất giỏi, lại có giọng hát man man hệt siêu sao Lam Trường, để khối đứa con gái ngắm nó đăm đắm! Tôi bình thường! Một cô gái bình thường ở phố Hàng Đào, nhưng không hề xúc cảm với giọng hát như thế. Tôi tự đánh giá như vậy, cách đây ba năm, từ khi 13 tuổi. Tuổi mười ba, hồi ấy, khi người ta từ con trẻ vụt biến thành thiếu nữ, buộc phải soi gương nhiều hơn trong tuần và bắt đầu lơ mơ ý thức nghiêm túc hơn về mình. Theo tôi, đấy là một ngày đặc biệt! Một ngày như dấu mốc loang đỏ, mờ đóng lên làn da trắng muốt của người con gái. Thú thực, ban đầu tôi rất sợ hãi, bất ngờ về sự kiện này. Cả ngày chờ mẹ, lòng dạ bỏng rát. Hệt như khi ta xem phim, thấy người nung đỏ sắt, sèo sèo đóng vào bắp thịt con vật sắp cho xuất xưởng. Tôi chỉ trấn an được khi mẹ trở về. Đúng hơn là khi nói rõ niềm kinh sợ ấy và cảm thấy đỡ sợ khi mẹ ôm tôi vào lòng, lúc da thịt bà còn sực mùi ngan và hành tỏi. Bà bảo: ?oTrời sinh ra như vậy! Con đừng sợ!? Nói rồi bà lại ôm chặt tôi hơn. Khi ấy, tôi không hiểu được, vì sao mắt mẹ vừa chợt long lanh như hoan đón điều gì, lại vụt tắt và, bà khóc. Mãi cho tới sau này, khi tôi đã qua tuổi mười sáu, trải qua bao sự kiện, mới dần nhận ra ý nghĩa của những cử chỉ ấy. Nó là niềm hoan lạc của mẹ thấy con mình đã lớn, là sự lo lắng của mẹ trước bước đi vào đời sắp tới của con, của kiếp người, như mẹ trải qua. ?oĐời làm đàn bà dẫu có hạnh phúc nhưng vất vả lắm con ạ!? Tôi tin ở bà, như tất cả những đứa trẻ tin ở mẹ. Lại nữa là, theo thời gian, việc ấy đều đặn trong từng tháng. Với lại trong nhà, mẹ tôi là người có tri thức nhất, dù cha tôi hơn mẹ những bốn tuổi. Ông từng tham gia bốn năm chiến đấu ngoài mặt trận. Sự từng trải ở chiến trường, trong rừng, những câu chuyện của ông giữa đạn bom, giờ đây theo mẹ tôi chẳng còn hữu dụng. Tính cả là ông đã hai lần bị thương, tôi vẫn đánh giá mẹ tôi cao hơn. Hơn nữa, học lực cha tôi chỉ hết 10, mẹ học vấn đại học sư phạm. Đáng nói hơn nữa, sự sống của bà thực kiên nhẫn, quyết liệt, từ khi phải đứng mũi chịu sào, lo toan cho bốn miệng ăn. Điều ấy hiển nhiên, cha tôi cũng công nhận. Nhất là, khi đồng lương không đủ sống, buộc bỏ nghề dạy học, mẹ trở thành bà bán bún ngan khi bà nội tôi mất. ?oKhông thể để mất nơi kinh doanh đã nhiều đời nay, nơi kiếm nồi cơm miếng thịt của cả nhà ta!? Bà nội trối trăng. Vâng, từ đó mẹ tôi kế tục nghề bà tôi. Còn cha, hưu trí một cục, trở thành người phụ giúp. Ông trông giữ xe máy của thực khách khi mẹ tôi chan, xóc bún, thái, xé, pha và nếm từ bốn giờ sớm tới tận tối mịt, đánh vật với các món thịt chặt và xé, tiết canh, xáo măng, hoàn thành xuất sắc vai trò bà bán bún ngan gia truyền nổi tiếng khắp phố cổ. Điều mẹ nói ra, là sự trấn an tôi, nhưng biểu lộ lo lắng của bà cũng là sự dự báo để tôi có thể, dù lơ mơ, nhận ra điều tất yếu phải tới. Điều ấy, dẫu là không rõ ràng, còn bao hàm một sự bí mật nào đó, để tôi suy nghĩ và chợt lóe lên một câu hỏi, rằng tại sao tôi không phải đàn ông để thoát khỏi sự đau khổ mà chỉ đàn bà gánh chịu? Và cũng từ đó, tôi tự cấm tiệt tôi tắm truồng cùng với thằng Tâm mới 12 tuổi cùng nhà. Nó ở tận cùng xóm, phòng cạnh cái hố xí thùng, người luôn ám mùi ẩm thấp rất khó tả. Nó rất tệ. Hình như cứ chờ lúc tôi đi tắm là chạy ra cầm cái xô vục nước hối hả, làm tôi không thể kết thúc nhanh công việc vệ sinh, giặt, tắm. Tệ hơn nữa, nó cứ nhảy tưng tưng, nhơn nhơn cạnh bể nước để con cu nó cũng tưng tưng bật theo, cố ý dùng cái lò xo ấy vẩy nước bừa bãi vào tôi. Sự phản ứng của tôi, bắt nguồn từ ý thức biết mình là đàn bà chứ không xuất phát từ một cảm giác nào trước hành vi của thằng oắt Tâm. Bởi vì hình hài của nó chẳng hề làm tôi suy nghĩ. Nó quá quen thuộc với tôi từ bao năm nay, cũng như khi tất cả mọi người trong xóm nhìn thấy mẹ tôi cũng tắm ở đó. Cái quần đen ướt nhượt kéo lên ngang ngực, nước trắng xóa òa òa xối xuống, không che hết đôi cặp vú còn mẩy, ngần như ngó cần của bà. Điều ấy, cũng tự nhiên giống như cha tôi và nhiều người đàn ông cũng tắm ở đó. Sự tự nhiên của cả xóm đôi khi, ông mặc quần đùi trắng tắm thì cũng giống như không mặc gì. Thậm chí họ, khi đã là đàn ông, được quyền tự nhiên thay quần giữa ánh mặt trời. Họ chả thèm quay mặt đi. Tự nhiên kì, móc, dội nước qua cạp chun quần đùi được kéo rộng ra. Tự nhiên gãi xoàn xoạt tới mức tiếng gãi vọng lên cả cửa sổ tôi ngồi học. Sự hồn nhiên sống của cả xóm tôi như vậy làm tôi không thể trách giận thằng Tâm. Điều ấy cũng giống như bọn con Hoài, con Thư, con Linh trong ngõ cứ thơ thới cặp đùi nơi bể nước. Những cặp đùi cong, gầy hay mũm mĩm của chúng, vẫn là đùi vế của thiếu nữ. Sự hồn nhiên sống của cả xóm để cho chú Minh Kha, người có quầy sửa đồng hồ ở lối vào, nói: ?~?~Việc quái gì phi đi Đồ Sn để ngắm ngực, ngắm đùi!?T?T Thú thực, ban đầu tôi không tin lời thằng Tâm, rằng chính chú Minh Kha nói câu ấy. Bởi vì, lúc vắng khách, có lần chú còn đọc cho tôi nghe nhiều câu thơ, mà chú khoe đấy là Dòng thi ca mạnh dạn cách tân. Tôi không tin, tâm hồn của một thi sỹ lại chứa chấp lời lẽ dung tục như vậy. Tâm hồn của người đã đẻ ra những câu như: ?~?~Hồn phố liêu xiêu/ Em đi/ vàng bến đợi??T?T Nhưng một lần chú lại đọc: chúng tôi đây một loài thi sỹ/ yêu bằng thơ, ấy bậy bằng mồm, thì tôi hiểu, thằng Tâm không nói ngoa. Và, những điều đại loại như thế, cùng năm tháng chung đụng, quen thuộc quá, để không ai bận tâm về các sự chuyện, hình như như trên. Tôi nhắc lại, nơi bể tắm, nó là chỗ duy nhất, nơi có luồng sáng duy nhất, trong ngôi nhà như cái ống dài ngoẵng của chúng tôi, chứa 13 căn hộ. Thứ ánh sáng thực sự là ánh sáng, khác hẳn các gian phòng, hốc hẻm, nơi hơn sáu chục người chui rúc, luôn có thứ ánh sáng nhập nhoạng, nhơm nhớp. Ngày chẳng ra ngày, đêm chẳng ra đêm ! Vâng, tôi chỉ đáng khiêm nhường và không có điều gì tự hào, dẫu là tôi đã ý thức mình là thiếu nữ. Nhưng con người ta nhất quyết phải có điều gì để mà sỹ diện. Giống như hiệu đồng hồ trước ngõ, tuy quầy hàng chỉ nửa mét và hàng hóa, đồ lề, công xưởng trói gọn trong ***g kính cũng hãnh diện đề chữ hiệu: Minh Kha chữa đồng hồ gia truyền. (Tôi xin mách, rằng chú vừa khoe hai loại cạc vi sít. Một, in dòng chữ Minh Kha chữa đồng hồ gia truyền. Hai, đề: thi sỹ tự do Minh kha. Sao cái thứ hai không đề Minh Kha thi sỹ gia truyền? Như thế hợp lí hơn, vì nghe nói, bố chú ngày xưa chuyên bốc mộ dưới Văn Điển, cũng làm thơ!) Bên kia đường có hiệu đồ Nữ trang gia truyền. Cũng như hôm nào đó, cha tôi lẳng lặng lấy sn đen bôi lên tường ngõ hẹp bên kia đường, ni mẹ tôi bán bún ngan dòng chữ: Bún ngan gia truyền! Phố cổ gia truyền, hàng quán gia truyền! Cả nước bảng hiệu gia truyền lây lan như bệnh cúm không có nước tỏi nào chẩn trị. Niềm tự hào tưởng như vĩnh cửu, bây giờ có dịp mọc tóe lên hết nấm tháng ba. Chính vì thế, tôi nhất quyết tìm ra sự tự hào ở bên ngoài bản thân tôi ra. Đó là lòng kiêu hãnh của đứa con Hà Nội, về nơi tôi sinh ra, lớn lên. Mới tuần vừa qua đây, tôi đã thể hiện điều ấy trong trại hè lần thứ nhất của học sinh trường tôi tại Huế. Một thằng con trai kém tôi những hai tuổi, từ miền nam ra - tuy nó để đầu ngôi giữa và nhuộm một nhúm tóc vàng, nhưng với lũ con gái lớp 11A chúng tôi thì nó còn thò lò mũi xanh lắm - đã phi trợn mắt khi nghe tôi kể về khu phố và ngôi nhà tôi ở. Tất nhiên tôi không thể kể với nó tất cả. Tôi nói với nó, rằng Hà Nội có ba sáu phố phường là điều ai cũng biết. Tôi bo nó, rằng chị ở sống trong Phố Cổ, nhà chị trong Phố Cổ, bốn năm đời nhà chị ở Phố Cổ. ?oVậy chị là người Hà Nội gốc?? Nó hỏi. ừ, chị là người Hà Nội gốc! Tôi vênh mặt lên, thổi phù lọn tóc vưng trên trán. Thực ra, khi trả lời câu hỏi ấy, tôi có nghĩ tới ngôi nhà hình ống của chúng tôi. Nhưng không nên nói kỹ về ngôi nhà, vì thằng ngôi giữa ấy chưa từng sống, không thể hình dung nổi! Vả lại, tốt đẹp phô phang, xấu xa đậy điệm, chả nhẽ lại kể c về cái chuồng xí công cộng cạnh nhà thằng oắt con Tâm. Cái chuồng xí luôn rỉ từ vách tường ra thứ nước đen tanh lờm lợm và chàn chạt đám bọ lổm nhổm trên nền xi măng vào ngày quá nóng hay mưa nhiều! Tôi kể cho nó nghe về khu phố nườm nượp người đi. Dãy phố hàng hóa như nêm cối! Đường phố đầy những biển hiệu, quảng cáo lắm mầu, lắm tấm kính trong như pha lê, mà bất cứ người nhà quê nào lên đây cũng phi đặt chân tới, dù họ chẳng mua bán gì ở đó. Nó hiện diện trong tâm tưởng của người Hà Nội chúng tôi, bên những địa danh quen thuộc như Bờ Hồ, cầu Thê Húc, Ô Quan Chưởng, cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân hay đại loại cái gì đó thuộc về lịch sử cổ kính của Hà Nội. Thú thực, khi đó tôi chợt nhớ tới gian phòng của mình. Tôi nhớ tới cái ống nước cụt ở ngay trên nóc nhà tôi. Cái ống nước ấy không hiểu sao lại sát trên nóc nhà và bị cụt. Theo như cha tôi dự đoán, ngôi nhà này đã được sửa chữa rất nhiều lần và bị chia cắt thành nhiều nhà nhỏ qua nhiều thay đổi của lịch sử, thời gian. Đoạn ống nước ấy có thể dẫn tới buồng tắm nào đó của quá khứ chăng? Còn hiện tại, tôi đã nhìn thấy rất nhiều lứa chuột nhô đầu ra ở ống cụt. Chúng ban đầu thì rụt rè. Sau thấy tôi không có gì đe dọa, lại bỏ cm nguội cho chúng ăn ngay trên sàn gỗ, chúng lập tức kéo ra một đàn. Những con chuột mượt lông và những con chuột lù xù sơ xác. Có một lần, còn rơi ra ba bốn con chuột còn đỏ hỏn. Tôi đoán, đó là nơi cư trú một tập đoàn chuột, một dòng họ chuột. Ngay đêm ấy, tôi nằm mơ tới được sống trong nhà mình, hít thở thứ không khí mười sáu năm qua, để lúc tỉnh dậy, chợt muốn quay về lập tức với mẹ. Trong giấc mơ, tôi đã mơ thấy cái phòng duy nhất của gia đình tôi. Cái phòng xưa lát gỗ đen nhánh, rộng gần chín mét vuông. Thời mở cửa, người ta thi nhau lên tầng và sửa nhà, cha tôi đã thuê thợ tháo gỗ ra bán và lát trên sườn gỗ, vữa những viên đá hoa mát lạnh. Tiền bán gỗ, lát đá thừa ra, mua đủ nửa cái tủ lạnh cũ. Mẹ tôi bù tiền. Tủ đem về không biết kê vào đâu. Cha tôi dùng cái ròng rọc treo tủ lạnh lên cao, sát nóc nhà và mỗi khi cần lấy tiết đánh tiết canh, các thứ đồ ướp, gia giảm của món ?obún ngan gia truyền?, lại phải hạ tủ xuống bằng ròng rọc. Khi đó, nhà tôi vang lên tiếng rin rít của những bánh xe khô dầu. Được toanli sửa chữa / chuyển vào 12:35 ngày 20/04/2003
Tôi nhận ra, đúng ba giờ chiều, khu nhà tôi yên tĩnh tới có thể nghe thấy tiếng bước chân rón rén của bà già mù cũng tên Hương, sống ở tầng nóc nhà tôi. Mỗi khi muốn lên đấy, tôi phải vòng sang ngõ hẹp bên cạnh, chui qua cái cửa rất thấp và người ta đồn rằng, đó là cái lỗ mà tự vệ thủ đô đã đục thông các nhà để gìn giữ từng mét đất Hà Nội. Rồi ngày nào cũng vậy, đúng ba giờ gì đó, tôi nghe tiếng nước chẩy lóc róc. Có một lần, tôi đã chạy thốc tháo sang nhà bà già mù ấy để nhận ra, tiếng róc róc nhát gừng kia, phát lên khi bà trong tư thế lưng cong, chân dạng ra, hơi cúi xuống, đứng ở chỗ hiên chìa ra chừng hai gang. Cạnh đó, chỗ bà khom khom lưng, chú Long đặt hai cái bếp dầu. Mặc dầu không nhìn rõ tất cả, tôi đoán bà đang làm việc gì và cảm thấy xấu hổ vô cùng. Tôi đã khám phá ra tiếng nước bí mật kia! Sau đó, tôi vẫn không hề thiếu tôn trọng bà. Trong ngôi nhà này, ngoài mẹ tôi ra, bà Hương mù lòa ấy hiểu và yêu thương tôi nhất. Bằng chứng là tôi còn tấm ảnh bà bế tôi hồi bé xíu, và tới tận hôm nay, vẫn ôm ấp, vuốt ve tôi mà kể về khu phố khi còn cha mẹ bà. Một khu phố hiền lành, yên tĩnh không chật hẹp như hôm nay và đầy những món ăn tuy không biển gia truyền nhưng nhiều cám dỗ của người Tầu. Bà mù nhưng khéo. Bà lấy bột nếp rây nhỏ, hòa nước, tráng bánh rồi phơi trên cái nóc nhà sát bên cửa sổ. Lúc trời se se, lành lạnh, bà sai tôi quạt hồng than trong cái hộp sắt cũ có in hình bà đầm Pháp. Bà gọi nó là bánh Mị Châu. Bánh Mị Châu dẻo, lại trong trắng. Khi có hơi than nóng, chợt phồng lớn bất ngờ và có sắc hồng phớt như khuôn mặt thiếu nữ đang xuân. Nó thơm tinh khiết, để lại vị ngọt hậu rất lâu trong họng. Nhất là khi nhấm nó, chiêu một ngụm nước vối ướp hoa cúc vàng, hãm sẵn trong chiếc ấm tích cổ của bà. Tôi ngồi ăn bánh Mị Châu để bà lần sờ bàn tay trên da mặt tôi: ?oCháu bà xinh ra rồi đấy!? Xinh ra rồi đấy! Nghe lời khen, tôi bỗng hít vào thật mạnh và thở ra. Tôi cảm thấy đôi vú nhu nhú quả cau của tôi cũng thở hít và ngưa ngứa đụng vào làn áo mỏng. Sau đấy, bà lần tới bên cửa sổ, với cái thanh tre già nâu mầu thời gian, kê lên đùi làm phách và hát. Tôi không thích lắm điệu hát ấy. Lũ con gái chúng tôi thuộc lòng bài hát If you had my love (1) nhanh hơn tất c các bài hát của bà Hương. Nhưng tôi vẫn nhận ra bà Hương có giọng hay và rất rõ lời. Đôi khi bà Hương không hát. Bà lấy cái máy nhạc cũ, bỏ băng cassette vào rồi lim dim đôi mắt lòa để thưởng thức ?ogiọng ca của cụ Quách Thị Hồ, người ca nữ còn sót lại, độc nhất vô nhị!? ấy là theo lời bà Hương. Tôi không hiểu Thời Quân Thượng Thiếu (2) có ý nghĩa thế nào. Cũng không hề biết thưởng thức, bà Hồ hát hay tới đâu cho bà Hưng mỗi lần nghe lại vẫn ngẹn ngào. Một bữa, trong tiếng mưa giọt giọt rơi trên mái tôn, trong khí lạnh chầm chậm như sương khói lùa qua khe cửa chiều đông, bà Hương bật băng nhạc ấy lên và hỏi: ?oCháu có nghe thấy gì ở trên cao không?? Không! Tôi nói. Cháu không nghe thấy ư? Đâu phải tiếng hát bình thường. Chỉ có bốn nhạc khí và ba người thôi mà là cả dàn thanh âm giao nhau của trời đất đấy! Tôi lắng nghe lời có đoạn: Đàn ai một tiếng Dương Tranh (3), chỉ thấy nao nao. Nhưng bà Hương cứ nhất quyết bảo, rằng đó là tiếng thần nữ từ cao thăm thẳm dội tới. Có thật không, ở gian nhà thoang thoảng hơi rêu ẩm mốc của bà? Tôi không hiểu thứ nhạc cổ ấy lắm. Tôi tìm đọc sách báo thấy người ta viết, đó là thứ nhạc nhã xa lông, quý tộc! Quý tộc nào? Bà Hương là người dân dã. Mà nếu có thứ nghệ thuật cho mọi đẳng cấp thì tất là siêu cao rồi. Lại nữa, tôi thêm tin điều bà Hương tin, khi nhìn vào đôi mắt như hai lỗ dế của bà Hương. Hai lỗ dế khô khốc, giờ đây vắt ứa ra hai giọt trong vắt. Và có phải chăng vì thế, sau lần ấy, khi nghe lại vài lần bài hát bà Hương yêu quý, tôi cảm nhận có điều gì đó, dẫu là sự cảm nhận còn mơ hồ, lãng đãng, trong tiếng đàn nhẩn nháy, đôi khi dấm dẳng hòa với tiếng dồn của sênh, của phách ròn rã, là tiếng cao hơn, nhẹ hơn, đầy đặn hơn, tiếng hát rất tròn trịa rõ ràng của bà ca kĩ đệ nhất. Tôi cũng nhắm mắt. Lim dim. Mãi rồi cũng tưởng ra non nớt trên cao lắm có thanh âm rộn ràng nào đó làm tôi lãng đãng bay lên, bay lên cao vút?Từ đó, tôi cho là, những làn điệu cổ xưa kia không hề chứa đựng nỗi sầu thảm. Nó chứa chất điều gì, cất giấu, mang linh hồn nào đó, xa lắc trên cao của riêng bà, thế hệ bà. Những cảm xúc ấy không chỉ từ lời ca, làn điệu của đàn, phách và xênh, nó dường như cộng hưởng, thăng hoa bởi tiếng rơi chỉ tôi nghe thấy. Khi những giọt nhựa trong suốt tự hai lỗ dế kia vắt ra, rớt nhanh, thấm vào sàn gỗ. Có lẽ hai nhăm năm vừa qua, sàn gỗ nhà bà đen hơn bởi những giọt nhựa ấy chăng? Tôi cũng không thể cắt nghĩa nổi, rằng vì sao tôi có tất cả cảm giác như vậy. Khi ấy, miếng bánh Mị Châu ướt thêm nước miếng và nước vối hoa cúc ngọt hơn chăng? Tôi còn nhớ, có lần bà nói: ?oTên Hương là khổ lắm. Bà mong cháu lớn lên không khổ?. Bà khổ thì rõ ràng rồi, vì bà mù lòa. Mẹ tôi bảo, hai nhăm nay bà Hương già vẫn như thế. Ông Hương mất từ lâu rồi. Bà ở vậy với chú Long và khi chú lấy vợ thì cả hai vợ chồng vẫn ngủ chung với bà trên cái sàn gỗ rộng khoảng tám mét vuông. Vợ chồng chú Long không có con. Có lần tôi hỏi: ?oCô Tuyết có thích trẻ con không?? Cô ấy cười bí hiểm. Bà Hương nghe rõ tôi hỏi mà chẳng bảo gì. Lát sau, ghé vào tai tôi thì thầm: ?oBà mong có cháu bế lắm. Nó cũng muốn có con nhưng sợ bà nằm chật! Khốn nạn! Chật một tẹo có sao đâu! Rộng lòng còn hơn rộng nhà, rộng cửa!? Như vậy mà tôi vẫn thích leo lên nhà đó vào những đêm đông sướt mướt. Mưa lanh canh gõ lên tấm tôn chìa bên cửa sổ trông xuống bể tắm. Tôi lên. Gõ vào tấm ván trên đầu rồi gọi: vừng ơi mở cửa ra. Số là bà còn ba người con gái nữa. Cô Điệp, cô Hà và cô Huyền út ít. Gian phòng ấy không đủ chỗ ngủ cho năm mạng người! Cho sáu mạng người từ khi chú Long lấy vợ nữa. Chiều cao của gian phòng không đủ làm cái gác xép. Ông Hương, ngày còn sống, đã đục xẻ hai bên tường, làm hai rãnh để đỡ những tấm ván tạo một gác lửng cơ động chỉ hình thành vào đêm. Mỗi khi người cuối cùng về muộn, muốn chui lên đấy, phi gõ vào một tấm ván và người bên trên tháo nó ra, rồi lại đóng nó lại, mới đủ chỗ cho người thứ ba. Tôi chen giữa các cô, ép thân như nèn cá. Để đôi vú còn săn chắc của họ cọ vào lưng. Nghe bà Hương rì rầm nói vọng lên trong bóng tối. Rằng chúng mày cứ béo trưng xác ra để chật chội nóng nực thế này! Rằng có chó nào nó lấy cho ế sưng ế xỉa! Tôi biết đấy là khi gian nhà bỗng nóng lên cả trong mùa đông và tôi vội tháo tấm ván chui xuống nằm bên bà, mong bà trở lại hiền hòa như ban ngày và lần mò trong đêm, dúi vào tay tôi miếng kẹo gừng cay cay ngòn ngọt rồi bà nói: ?oTao đưa con Hương một thằng Trọng Thủy để mày ngậm kì tan, rồi xéo ngay khỏi đây cho rộng chỗ!? Những khi ấy, tôi ôm riết bộ xương còm cõi của bà. Tôi biết, bà vì duyên cớ khác mà mắng yêu tôi. Bà hờn với vợ chồng chú Long. Trong đêm, cô Tuyết, vợ chú ngủ quá say, đã lăn sang đè đứt cả giây màn của bà. Muỗi vo ve bay vào cả đàn, đốt đỏ cổ chân bà. Tất nhiên là tôi không khóc khi vuốt ve chỗ muỗi đốt vào sớm hôm sau, lúc bà bôi dấm lên đám nốt đo đỏ li ti. Tôi cũng không giận cô ấy. Thậm chí cảm thấy thương khi bà Hương giận cô. Thật vậy, người ta thực khó chịu cứ phải chen chúc giữa những chiếc màn sàn sạt! Tháng mười một. Mẹ tôi ốm. Tội quá, mẹ tôi ở nhà không ra chợ, vẫn tham công tiếc việc, ngồi mạng lại đôi tất nâu cho cha tôi. Mưa dâm dứt không ngừng ri và mặt trời lờ mờ ong ong giấu mình trong những đám mây xám nặng nề trôi ngang thành phố. Gánh bún ngan của mẹ tôi không dám ngừng hoạt động vì sợ mất khách. Cha tôi đành mượn cô Công từ làng Lủ ra trợ sức. Tất nhiên, mẹ tôi vẫn phải gượng dậy, tra tra, nếm nếm nỗi xáo. Tất nhiên, không chỉ là nước dùng hay thịt mềm hay cứng. Còn cả kỹ nghệ chan rưới, làm nóng, xóc bún thế nào, ngâm ớt, ướp tỏi, gừng, lại pha chế nước chấm ngay trên thực địa, tùy theo khẩu vị quen thuộc của từng mặt khách ra sao? Điều ấy chỉ có mẹ tôi là thuộc lòng. Tất nhiên, vì thế mà mới có hai ngày đã khối người bỏ đi hàng khác. Tôi phụ giúp cha tôi rửa bát và chỉ chỗ cho khách để xe máy. Việc đang tồi đi như thế thì may sao mẹ tôi gượng dậy, nhưng không bán muộn như trước. Thứ bảy. Tám giờ tối. Tôi tới nhà con Vân Hàng Trống mượn vở ghi bài tập vật lý. Tôi rất thích ngôi nhà của Vân. Không phi nó rộng rãi, lại vừa lắp hai tấm kính sáng choang thay cánh cửa gỗ cũ kỹ. Sự thích thú của tôi từ hồi còn được bên cha nó. Người đàn ông có bộ râu đen pha bạc dài tới ngang ngực, bôi bôi, phết phết trong xưởng nhỏ sau nhà, in trên những mảnh giấy mịn, mỏng tang, nhiều bức tranh ngộ nghĩnh. Nơi đấy, từ khi cha nó mất, vắng lặng như nhà mồ. Hai đứa cười rúc rích và bật nhạc nghe choang choang cũng chả ảnh hưởng tới ai. Bảo yên tĩnh như nhà mồ cũng không quá lắm, vì chẳng ai ngó tới đó, chúng tôi ngỗi học giữa những đống khuôn tranh không nói của cha nó để lại. Những bộ khuôn từ khi chủ mất đi không còn sơn mực, khô đi và dần phủ lớp bụi dầy. Nhiều tấm dựng sát tường. Mỗi khi mất điện, âm bản khắc gỗ hắt lên mầu và khối rất kỳ ảo, rập rờn trong ánh nến. Những người và thú như ở cõi nào chập chờn hiện về! Được toanli sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 18/04/2003
Hôm nay nhà Vân không vui. Ông anh nó đòi bán bộ cổ tập khắc gỗ ấy để mua một con A Còng(4) . Nhưng mẹ Vân dứt khoát không nghe. ?oBây giờ còn có kẻ cần và người ta ở tận Pháp về xin chết mà mẹ không bán đi thì mất cơ hội đấy!? ?oTao để đấy chả thối được! Mày không muốn làm nghề ******* thì cứ mặc xác nó đấy, cho ******* yên lành dưới đó!? ?oMẹ tưởng sau này, con cháu nó quay lại cái nghề cổ lỗ sĩ ấy à?? Yên lặng một lát, lại nghe: ?oRồi chính phủ sẽ có ngày phải mang lọng tới rước những bộ ván này!? ?oHực, hực!? Có tiếng cười gằn. ?oRước vào mắt! Người ta bỏ cả vài tỉ ra trùng tu ngõ Cấm Chỉ và biến thành Phố Cổ ẩm thực và khối kẻ vì thế mà có tiền. Hỏi ai đầu tư vài trăm triệu mua bộ ván mục này?? ?oKệ đấy! Tao van mày! Mày cho tao và những tấm gỗ được yên!? ?oMẹ bảo thủ lắm! Con không làm! Con con sẽ không làm! Cháu con sẽ không làm cái nghề chẳng bao giờ đủ ăn ấy của cha!? Con Vân tiễn tôi ra ngõ rơm rơm nước mắt. Nó bảo, sao cái đống ván khắc ấy không biến mất đi sau một đêm? Năm nào cũng vài thằng chỉ trỏ mang vài lão tây tới hỏi đống ván đen đúa xam xám ấy. Năm nào mẹ tao và anh ấy cũng cãi vã như vậy. Buổi tối. Phố phường quanh khu tôi vẫn nhộn nhịp như ban ngày tới khuya. Tôi buồn. Tôi vòng qua phố Lương Văn Can, vòng qua hai ba cái phố nhỏ mà chẳng biết đi đâu. Thực chất, những phố phường của chúng tôi chẳng còn làng nghề, trừ phố Lò Rèn và Hàng Bạc. Thời gian đã, đang làm thay đổi bao điều theo nhịp sống mới. Đang suy nghĩ miên man tôi chợt thấy bóng cha tôi vội vã rẽ vào một ngách nhỏ. Tôi gọi giật giọng nhưng có thể tiếng tôi nhỏ nên ông không nghe thấy. Không hiểu sao khi ấy tôi bước theo ông. Ngõ quành quéo lắm lối. Tại đây, không hề có ai quen biết của gia đình tôi. Vậy ông đi đâu? Tới cái ngõ cụt, những nóc nhà liên tiếp vẩy cá, mờ mờ trong sưng khói bng lng. Tôi hồi hộp tiến vào sau cánh cửa, nơi ông vừa biến vào. Ai đã nói với tôi, đây có ba bốn phòng trọ? Tôi vừa định quay về thì từ cánh cửa sổ bên trái vọng ra tiếng nói quen thuộc của cha tôi. Tôi dừng lại. Cửa rất kín. Bên trái, trên cao có lỗ thông khí. Tôi tìm thấy chiếc ghế thấp bên hiên, kê dưới cái lỗ, bước lên kiễng chân nhìn. Tôi lờ mờ thấy chỉ hai nửa thân người trần truồng nhấp nhổm. Tôi thụp xuống, tim đập nhanh. Sự tò mò lại thôi thúc tôi kiễng lên một lần nữa. Lần này, họ đã xoay đi hướng khác. Góc nhìn hẹp, chỉ thấy bốn bàn chân ngọ nguậy liên tục dưới ánh sáng cây đèn ngủ hắt trúng vào đó. Tôi cố mở to mắt. Trời ơi, đấy là đôi chân mang đôi tất có vết mạng khác mầu của cha tôi. Tôi cố kiễng lên. Không thể nhầm lẫn được! Chính xác đôi tất tự tay mẹ đã mạng, bằng chỉ khác mầu, hôm mẹ nằm ốm ở nhà. Tôi bỏ chạy. Tôi khóc nức nở suốt dọc đường về, tận khi leo tới gác, ngã vào lòng mẹ. Sự việc thực khủng khiếp! Những hình tượng tử tế, vụng về, chân chất nhưng thân thuộc tới đẹp đẽ của cha tôi hoàn toàn đổ sụp. Tôi nức nở, đứt đoạn kể cho mẹ toàn bộ những điều trông thấy. Thú thực, khi đó tôi không chỉ ghê tởm mà còn căm thù cha tôi. Lòng căm thù người này có thể xuất phát từ tình yêu đối với kẻ khác và đó là một điều gin đn. Tôi được mẹ lau sạch mặt sau khi để tôi khóc no nê và khi tôi ngước lên, lại thấy khuôn mặt bà vô cảm, hóa đá! Câu chuyện có thể gây lên cú sốc rất lớn với người làm vợ khác và họ thường quác ầm lên như ngỗng, giống cô Yến đánh ghen năm ngoái trong xóm tôi. Bây giờ, tôi đã có thể hiểu được những lý do tạo nên khuôn mặt đá ấy. ?oMẹ thương con gái lắm!? Ngoài ra, bà không có biểu hiện, một tẹo nào tỏ ra tự thương lấy bà. Giá như bà khóc! Đôi mắt đẹp của mẹ tôi chẳng hề một giọt lệ. Nó xa xôi, mơ hồ, mênh mông, khó hiểu. Dường như câu chuyện của tôi không mảy may làm bà cảm thấy đường đột. Có nghĩa là bà đã biết được tất cả chăng? Tôi ngạc nhiên hơn nữa khi sau đó, bà lẩm nhẩm, rằng cha tôi còn rất yêu mẹ. Rằng, mẹ còn rất yêu... Tại sao như vậy? Tôi gặng. Mẹ tôi cứ xoa mái tóc của tôi suốt mà không hề nói rõ thêm một chút nào. Tôi đau đớn ngạc nhiên lau nước mắt ngước lên nhìn bà. Suýt nữa tôi chuyển sang căm thù cả trạng thái ấy của mẹ tôi nữa, nếu tôi không nghe và đếm từng tiếng chân quen thuộc của cha tôi, 13 bước, lên nhà. Ông vô tư oang oang cười, nói. Tớn tẩy như con chó nhà con Xim đầu ngách, nhẩy lên choi choi, sủa vang, sau khi thỏa mãn no nê những miếng xưng ngan mẹ tôi thẩy cho. Chỉ khi thấy hai mẹ con yên lặng, nhìn ông lạ lẫm, ông mới tẽn tò nằm xẹp bên góc nhà để nhường chỗ mọi khi của hai chúng tôi. Đêm ấy, khuya lắm, tôi chợt thức dậy khi nghe tiếng khóc. Sờ sang, thấy bên trống trơn và nhận ra như hình lờ mờ của mẹ trong vòng tay của cha tôi sát mép tường bên kia. ?oĐể con biết chuyện này,anh có lỗi!? Tiếng khóc bị lèn giờ rức lên. Tôi hé mắt. Hình như cha tôi xiết chặt mẹ hơn. ?~?~Anh càng thương em!?T?T Giọng cha tôi nghèn nghẹt. Yên lặng. Tôi cảm giác lơ mơ thân xác mẹ tôi rung lên trong tiếng nấc, trong vòng tay mờ mờ, mà trong nhập nhoạng, những hình khối chuyển động rất chậm cuồn cuộn của cha. ?~?~Hãy tha thứ cho anh!?T?T Tiếng cha tôi trầm nhẹ, thì thào. ?oYên nào, kẻo con lại thức!? Khi ấy, rõ ràng mẹ quay mặt sang tôi. Tôi nhận ra, trong màn đen, nổi lên hai con mắt mở to, trắng, đen, thăm thẳm, loang loáng, có lẽ còn ngập tràn nước mắt, nhờ ánh sáng từ vòm trời đầy sao phản chiếu. Tôi muốn khóc thành tiếng mà không thể được. Cổ họng tôi chèn cứng một cục đá và nước mắt tôi cứ chan hòa ướt đầm cả gối. Lát sau có tiếng rung nhẹ của sàn. Mẹ tôi bước qua tôi và nằm đúng ở vị trí như hồi tối. Bà vòng tay qua ôm người tôi. Tôi rất sợ bà sờ lên mặt tôi hay đụng vào gối đã ướt nhèm. Tôi giả vờ nói mơ và xoay mình tránh vòng tay của bà. Đêm. Lặng. Có tiếng rinh rích của bầy chuột trên đoạn ống nước cụt. Bây giờ bật đèn, nhìn lên sẽ thấy cả đàn, cả họ chúng nó kéo ra. Chuột có hôn hít loạn sị như con người không? Sớm hôm sau. Vẫn như một sớm bình thường. Mẹ tôi dậy từ bốn giờ và gánh bún ngan sang bên ngõ khi bẩy giờ. Cha tôi thức lúc sáu giờ thì phải. Một ngày bình thường của chúng tôi lại bắt đầu. Tôi đi học mà chẳng nghe được điều gì. Chiều về, tôi một mình lần mò trong phòng nhỏ. Tôi thấy nhói thương cho bọn chuột khi nhận ra có những con chuột thân hình vừa khít với cái ống nước nhỏ xíu. Tôi xuống cầu thang. Lần đầu tiên, tôi có cảm giác ghê sợ cái nhớp nháp của tay vịn, đã mười sáu năm nay chưa bao giờ, chưa khi nào có cảm giác ấy. Tôi nhìn, thấy ghê tởm thứ ánh sáng nhập nhòa, ngày không ra ngày, đêm chẳng ra đêm. Đi qua bể tắm, thằng nhóc Tâm cười choe choét như mọi lần và bắt đầu ra dáng chờ tôi. Tôi soi nó không chớp mắt. Tôi quay mặt đi, dù khi ấy nó còn mặc nguyên cả áo quần. ?oTao ghê tởm cả mày và tao!? Tôi thốt lên và đi ra phố. Tôi ra Bờ Hồ. Có thể tôi phải học thực giỏi hay đại loại kiếm một công việc nào đó nhiều tiền để rời xa ngôi nhà này? Phải rời xa nó thôi vì tôi không thể gia truyền bán bún ngan như mẹ và cam nhẫn sống với một tình yêu khủng khiếp như vậy. Tôi vào thang máy lên tháp Cá Mập, gọi một li cà fê đắng ngắt. Có thể một người con gái Hà Nội bắt đầu sa đọa từ li nước đắng này hay không? Tôi muốn đập phá. Tôi muốn gào thét. Tôi muốn thứ nhạc thật loạn, điệu Ráp hay tiếng vỡ, nghiến, va đập nào đó có thể nghiền vụn, xé tan tất cả các mạch máu của tôi. Tôi khóc. Trời sắp có giông, từ tầng cao có tia sét chớp nhằng, rọi sáng xanh cả trời và sấm. Gió mát nổi lên. Tự nhiên tôi nhớ tới bà Hương. Không! Tôi không thể sa đọa, phản bội thành phố này. Hình như, bắt đầu từ đêm qua tôi nhìn rõ hơn về nó. Nhìn rõ hơn từ chính những điều quen thuộc, thân yêu nhất trong chính ngôi nhà của tôi. Tôi khóc câm lặng. Mây lại dần quang đi. Hồ Gươm hiện ra phẳng như một tấm gương khổng lồ dưới kia. Gió mươn man trên làn da con gái, già 16 tuổi của tôi. Sương tơ giăng, bắt đầu lan ra, trùm lên dáng liêu xiêu của trăm ngàn ngôi nhà. Từ trên cao, nhìn xuyên màn đêm mà tưởng thấy: con người lúc nhúc chuyển dịch trong nó bé như những con bọ. Nói thực, khi ấy tôi đã không vì hèn nhát mà khóc. Cuối tháng sáu, bà Hương mất đột ngột. Chú Long bảo, hình như bà biết trước. ?oKhông biết trước sao mẹ tôi sai con Huyền đun một nồi nước lá thơm. Tắm xong bà lên giường nằm rồi đi?. Tôi đã nghe lỏm khi chú kể vậy với mẹ tôi. Tôi nhìn vào chiếc quan tài bằng gỗ sơn đỏ chót, có những con rồng vàng nhe răng ngoặm lấy quả cầu đỏ. Nếu bà Hương sống lại? Tôi tưởng tượng thấy bà bước ra khỏi quan tài, sờ sẫm đi về góc nhà. Thấy bà hát, thấy móm mém cười và trao cho tôi chiếc bánh Mị Nương, cái kẹo đắng Trọng Thủy. Khi đấy, lũ con gái của bà, cô Điệp quá thì, Cô Hà già lứa, kéo về đâu một đống những tay đàn nhị, kèn, sáo và họ ngồi chật ngoài rạp bắt đầu chi thứ nhạc bắt chước tiếng khóc leo lẻo của cô Huyền út ít, thông minh và ngoan nhất nhà đang ngồi bên quan tài mẹ. Tiếng nhạc ma bay trượt lên quan tài, loang trên khắp mặt phố, cố cắt đứt những dòng suy nghĩ của tôi. ?oSống dầu đèn chết kèn trống cháu ạ!? Chú Long nói với tôi khi thấy tôi nhăn mặt. Tôi nhắm mắt lại, cố gắng hất văng tiếng khóc giả vờ của kèn sáo kia? Sớm đưa bà Hương, người ta không thể khênh quan tài xuống theo cái ngõ quá hẹp, lắm vòng gấp. Quan tài được đưa qua cửa sổ, qua nóc nhà bên và từ đó hạ xuống mặt đất bằng ròng rọc. Tôi đứng dưới đường hồi hộp nhìn lên. Mặt trời sáng chói đúng vào hướng quan tài thả xuống. Không nhìn thấy giây ròng rọc buông quan tài vì ngược sáng. Chỉ thấy lơ lửng chiếc quan tài đỏ chói, vẽ con rồng ngậm cầu đỏ, chao xuống mặt đất như bay chậm. Quan tài bà hồng rực lên trong nắng, chầm chậm trôi xuống mặt phố, hệt như con vật nào mầu đỏ đang tiếp đất. Lúc hạ, hàng chục người dân phố vươn bao nhiêu cánh tay gầy guộc, gân guốc đỡ lấy con vật đỏ như vụt mọc ra mấy chục cái chân. Tôi theo bà tới tận Bờ Hồ. Tiễn biệt, trời trở nên quang trắng long lanh, phắt chuyển gió, xanh thẳm như bầu trời của mùa thu. Tôi nhớ bà có lần nói: ?oBà tuổi rồng. Cháu tuổi rồng. Những con rồng Hương! Bà mong con rồng Hương nhỏ hạnh phúc!? Người ta có linh hồn không? Nếu có linh hồn thì linh hồn bà có phải dáng rồng mà bay đi không? Con rồng mang linh hồn bà liệu không mù lòa như khi bà còn sống để được nhìn thành phố và phố cổ, nhìn lại một lần ngôi nhà của chúng tôi không? Còn thành phố, còn khu phố, còn ngôi nhà hình ống của chúng tôi, chúng có linh hồn không? Và nếu có, chúng mang hình hài nào trong mười hai con vật? Tôi trở về nhà. Người ta cũng chỉ tranh thủ đưa tang bà để tiếp tục nhao ra phố, kịp đua tranh kiếm sống trên các đường phố luôn ù ù điên loạn như trong một cối xay gió khổng lồ. Chẳng còn ai ở nhà. Tôi lắng nghe. Không còn gì nữa! Tôi rờ tay lên mặt sàn đá nhẵn, nơi bố và mẹ tôi nằm. Tôi thấy mồ hôi nhà lan lạnh trên những ngón tay của tôi. Tôi chợt nhớ tới phiên bản bức tranh Phố Phái, định gửi cho cái thằng tóc chẻ ngôi giữa. Tôi lấy bút xóa đi dòng chữ hôm trước tôi ghi: Phố Cổ. Tôi yên lặng nửa giờ để cảm nhận lại toàn bộ mọi sự kiện kiện. Tính tháng, tôi đã hơn mười sáu tuổi. Tôi nắn nót viết hai chữ rất đẹp Phố Cũ thay lên dòng chữ Phố Cổ. Chiều. Tôi ra bưu điện gửi bức tranh cho thằng bạn. Lòng nhẹ như vừa nhẩy qua một con suối rộng. Tháng tám năm sau, mẹ tôi vui vẻ báo cho car nhà, sẽ dồn tiền để mua một căn hộ ni chung cư mới xây ở ngoại thành. Tháng tám. Đêm ấy mẹ tôi thì thầm nói với cha tôi: -Vợ chú Long vô sinh rồi. Lớn tuổi quá, chai dạ con rồi, bây giờ muốn sinh một mụn con mà chẳng có được! Hà Nội- Xuân 2003 NVT------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chú thích : 1-Tên một bài hát của nữ ca sỹ đang được giới trẻ ưa chuộng Jennifer Lopez. 2-Dương Tranh - Đàn Đáy- Đàn dưng. Đàn Nguyệt là đàn âm 3-Lời trong một điệu hát ca trù nổi tiếng : Hồng Hồng Tuyết Tuyết. 4- Loại xe đời mới nhất rất đắt đang là moden tại Việt nam Được Toanli sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 18/04/2003 Được toanli sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 18/04/2003