Truyện cực ngắn Nhu nhược - A.P.Tchekhov Một hôm tôi gọi cô Vasilievna - gia sư của bọn trẻ đến phòng làm việc. Đã đến hạn thanh toán tiền công cho cô ấy. - Cô ngồi xuống đi, cô Iulia Vasilievna - tôi nói - tôi sẽ thanh toán tiền công cho cô. Tôi chắc cô cũng cần tiền, nhưng là 1 người tự trọng nên chắc cô không tiện hỏi, đúng không? Chúng ta thỏa thuận với nhau là 30 rúp 1 tháng nhỉ. - 40 rúp chứ ạ... - Không, chỉ 30 rúp thôi. Tôi có ghi vào sổ rồi mà. Bao giờ tôi cũng chỉ trả cho gia sư 30 rúp 1 tháng thôi. Xem nòa, cô đã làm cho chúng tôi 2 tháng rồi nhỉ. - Hai tháng 5 ngày ạ... - Không, chính xác 2 tháng. Tôi ghi đây mà. Vậy là phải trả cho cô 60 rúp... trừ đi 9 ngày chủ nhật... Các chủ nhật cô chỉ đưa thằng Kolia đi dạo thôi mà, có học hành gì đâu... cộng 3 ngày lễ... Cô Iulia Vasilievna mặt đỏ bừng, tay mân mê gấu áo nhưng vẫn không nói gì. - 9 chủ nhật, 3 ngày lễ vị chi là 12 rúp. Thằng Kolia ốm mất 4 hôm, không học, cô chỉ trông mỗi con Varia... 3 ngày cô bị đau răng vợ tôi cho cô nghỉ buổi chiều... 12 với 7 là 19. Sáu mười rúp trừ đi 19 rúp như vậy chỉ còn 41 rúp, đúng không cô? Mắt trái cô Iulia đỏ ngầu và ngân ngấn nước, cằm cô run lên bần bật. Nhưng chỉ thấy cô ho và xì mũi, tuyệt nhiên không nói lời nào! - Đêm giao thừa cô đánh vỡ tách trà và cái đĩa cùng bộ. Tôi sẽ trừ tiền lương của cô đi 2 rúp nữa... Thực ra cái tách ấy đắt hơn cơ, vì nó là đồ gia bầom, nhưng thôi! Cũng không nên so đo quá với cô... Một lần do cô không cẩn thận đã để thằng Kolia leo lên cây làm rách mất chiếc áo khoác... Trừ thêm 10 rúp nữa... Rồi cũng vì cô lơ là nên con hầu đã ăn cắp mất đôi giày của con Varia. Cô phải trông nom chúng cẩn thận chứ. Tôi trả lương để cô dạy và trông nom chúng cơ mà... Vậy trừ tiếp 5 rúp... Hôm mùng 10 tháng Giêng cô mượn tôi 10 rúp.... - Tôi có mượn đâu ạ... Giộng cô Iulia nghèn nghẹn. - Tôi đã ghi cả đây mà lị. - Vâng, thế cũng được ạ. - Vậy 41 trừ đi 27 còn lại 14. Lúc này thì 2 mắt cô giáo trẻ đã đầy nước... Trên chiếc mũi thanh, cao của cô đã lấm tấm mồ hôi. Thật tội nghiệp! - Tôi chỉ vay vợ ông 3 rúp - giọng cô run run - Dúng có 1 lần 3 rúp mà thôi. - Thế à? Vậy mà tôi không hề hay biết gì cả. Thảo nào trong sổ tôi không thấy ghi. 14 rúp trừ 3 rúp còn 11 rúp. Đây, tiền lương của cô đây, cô giáo thân mến ạ! 3 này, 3 này, 3 này, 1 rúp, 1 rúp. Xin cô nhận cho! Và tôi đưa cho cô 11 rúp. Cô nhận chúng bằng những ngón tay run rẩy rồi nhét vào túi. - Cám ơn ông - cô nói thì thầm. Tôi đứng dậy và tiến lại phía cô. Một sự tức giận xâm chiếm lấy tôi. Tôi cáu phát điên lên. - Cô cám ơn cái gì? - Tôi sẵng giọng - Vì ông đã trả lương cho tôi... - Nhưng cô không thấy là tôi ăn chặn của cô, bóc lột cô hay sao? Cô còn cảm ơn cái nỗi gì? - Ở những nơi khác người ta còn chẳng trả tôi đồng nào kia. - Không trả ư? Cũng dễ hiểu thôi! Thì tôi cũng vừa đùa cô đấy thôi. Tôi muốn dạy cô 1 bài học. Nhưng xin cô cứ yên tâm, tôi sẽ trả đủ 80 rúp cho cô. CHúng ở trong chiếc phong bì kia kìa, tôi đã chuẩn bị sắn rồi. Nhưng tôi không hiểu tại sao cô có thể nhẫn nhục đến thế? Sao cô không cãi lại tôi? Sao cô cứ ngồi im như thóc thế? Chẳng lẽ có thể nhu nhược đến thế sao? Cô giáo mỉm cười rầu rĩ và tôi đã đọc được trên khuôn mặt cô 2 chữ "có thể". Tôi xin lỗi cô gia sư về bài học tàn nhẫn vừa rồi và đưa cô 80 rúp mà cô đáng được nhận trong sự ngạc nhiên đến tột độ của cô. Cô ngượng nghịu cảm ơm và lui ra. Tôi nhìn theo hồi lâu và chợt nghĩ: "Trên đời này làm kẻ mạnh mới dễ làm sao!"
Vì sao tôi hút thuốc - S.Antov Một con người có lòng tự trọng thì có bao giờ ngửa tay xin tiền người qua đường không? Không đời nào! Không bao giờ! Ngay cả khi trong túi không có nổi 5 xu để mua vé tàu điện. Khi 1 người có lòng tự trọng gặp phải chuyện buồn phiền, liệu anh ta có sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng mình với những người xa lạ không? Không! Tất nhiên là không rồi. Nhưng liệu có ai trong những người hút thuốc lại không 1 lần xin diêm hay lửa của những người hoàn toàn xa lạ cơ chứ. Người ta xin ở khắp mọi nơi, bằng mọi thứ tiếng khác nhau: "Xin lỗi, làm ơn cho xin tí lửa!" Và người kia sẽ rút bao diêm, quẹt lửa, rồi đưa que diêm đã cháy cho bạn. Trong 1 khoảnh khắc nào đó bàn tay của 2 người chạm nhau, truyền cho nhau ngọn lửa nhỏ. Sau đó lại sẽ có 1 người khác đến châm nhờ thuốc, bạn sẽ đưa anh ta điếu thuốc đang hút dở. Trong 1 giây phút bàn tay 2 người xa lạ lại chạm vào nhau. Và sẽ mãi mãi như thế chừng nào trên trái đất này còn có người hút thuốc. Những đốm lửa li ti cứ truyền từ người này sang người khác đi khắp mọi nơi trên trái đất. Bởi vì ở đâu cũng có người hút thuốc dù là Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Úc hay Châu Mỹ. Và chừng nào bàn tay của con người còn chạm vào nhau, giữ gìn ngọn lửa nhỏ, gìn giữ hơi ấm thì trên hành tinh này chắc sẽ bớt đi phần nào những điều xấu xa. Có lẽ chỉ vì lý do ấy mà tôi không bỏ thuốc. Vì biết đâu 1 lúc nào đó lại có người hỏi tôi: "Xin lỗi, anh làm ơn cho xin tí lửa".
Triết gia - S.Antov Chàng trai có thân hình tuyệt đẹp đã ngồi bất động 3 giờ đồng hồ trên 1 phiến đá, tay chống cằm, mắt vô hồn nhìn vào 1 điểm. Chân trái đã tê liệt, tay thì mỏi nhừ, mông thì không còn cảm giác gì nữa, nhưng anh ta vẫn phải cố ngồi thêm nửa tiếng cho hết buổi. Anh ta cố gắng hết sức tập trung suy nghĩ về những điều cao cả của cuộc sống, nhưng không sao tập trung được. Trong đầu óc anh ta chỉ luẩn quẩn nào là món thịt nướng, nào là những cặp giò thiếu nữ thon lẳn, rồi những cốc bia lạnh sủi bọt và vô khối những thú vui khác. - Cám ơn cậu, - vừa ngắm nhìn tác phẩm đã hoàn thành của mình nhà điêu khắc vừa nói với chàng trai - Cậu được tự do! Người mẫu đứng dậy bẻ người đánh khục cho đỡ mỏi, ngáp 1 cái rõ to rồi hỏi: - Thưa ngài Roden, ngài đã nghĩ ra tên cho bức tượng này chưa? - Rồi, tôi đã nghĩ ra rồi. Nó sẽ có tên là "Triết gia". Đúng! Đây sẽ là bức tượng "Triết gia" của Roden.
Bức tượng - S.Antov Có một người đàn ông miệt mài đào đất. Cái hố ông đào cứ sâu dần, một dòng nước chảy ra và dưới đó, cuối cùng đã lộ ra 1 lớp đất sét màu xanh. "Đây chính là thứ mình cần" - người đàn ông reo lên, hăng hái xúc đầy những xô đất sét. Có lẽ ông ta đã đào đến cả nghìn xô đất cho đến khi bên cạnh cái hố mọc lên 1 đống đất sét cao ngút. Lúc ấy người đàn ông mới an tâm chui lên từ cái hố, lúc này đã là 1 cái giếng khá sâu. Sau khi cắt gọt đi những mấu đất thừa, người đàn ông bắt đầu hì hục nặn tượng chính mình. Sau 3 ngày lao động cật lực bức tượng đã được hoàn thành. Người đàn ông chăm chú nhìn nó và mỉm cười mãn nguyện: "Rồi mai đây nhiều thế hệ sẽ ngắm bức tượng này và sẽ nhớ đến ta. Giờ thì ta có thể yên tâm chết được rồi." Năm tháng qua đi. Vào 1 trưa hè nóng bức, sau khi múc 1 xô nước mát lạnh lên uống cho dịu cơn khát, một đám khách qua đường quay sang nhìn đống đất sét lùm lùm bên cạnh nói với nhau: - Ai đã đào cái giếng này quả là 1 con người tuyệt vời! Được irbis sửa chữa / chuyển vào 00:21 ngày 28/07/2007
Nụ hôn và ly dị - L Palashti Họ vào quán cafe, đưa mắt nhìn quanh, rồi người chồng cất tiếng: - Ở đây không thể nói chuyện được! Anh ra hiệu cho vợ và họ tiến về phía cửa. Ra đến ngoài đường, người vợ bực bội nói: - Thế anh tưởng giữa giờ cao điểm này mà ở quán Kikirich vẫn còn chỗ trống được à? Người chồng không đáp. Trong giây lát, họ lưỡng lự đứng trên vỉa hè, sau đó người vợ lại lên tiếng: - Thôi, chúng ta đến nhà hàng Zeld vậy. Có thể ở đó chúng ta sẽ kiếm được 1 ngăn còn trống. Nhưng nhà hàng Zeld đông nghịt khách. Ngăn nào cũng đã đủ bốn người ngồi, có khi tới 6 người. Chủ nhà hàng dẫn họ tới 1 ngăn: - Ở đây mới có 3 người, hai anh chị có thể ngồi vào những chỗ còn trống. Một ông khách ngồi trong đó kiên quyết phản đối: - Chúng tôi đang chờ mấy người bạn! Chủ nhà hàng nhã nhặn nhưng kiên quyết đáp: - Rất tiếc chúng tôi phải sắp xếp chỗ ngồi cho khách. Khi nào các bạn ông đến chúng tôi sẽ thu xếp chỗ cho họ. Nhưng cặp vợ chồng cũng không ngồi trong ngăn đó. Họ chờ. Lát sau mới có 1 ngăn khách vừa ra hết, họ liền vào luôn đó. - Bây giờ thì chúng ta có thể yên tâm bàn bạc chuyện ly dị được rồi - người chồng gọi mấy món ăn, rồi nói. - Anh lầm to! Sẽ lại có vài người khách được xếp vào ngồi đấy. Và họ sẽ giỏng tai lên nghe tại sao tính nết chúng ta không hợp nhau, tại sao chúng ta lại muốn ly dị và chúng ta đặt cho nhau những điều kiện gì. Họ sẽ tha hồ thoả mãn trí tò mò của họ! - Thôi được rồi, được rồi! Chúng ta sẽ bảo những chỗ này đã có người ngồi. - Ăn thua gì! Anh không thấy các nhân viên phục vụ nhét khách vaochật ních các ngăn kia à? Dù khách ở trong đó có bảo các chỗ đều đã có người ngồi rồi. - Vậy biết làm sao bây giờ? - Anh nhanh trí gớm nhỉ! - người vợ mỉa mai nói - Y hệt hôm ở Berega. Hôm ấy lần đầu tiên em cảm thấy thất vọng về anh. - Thôi đi, đừng nói nữa - mặt người chồng sa sầm. - Này, em nghĩ ra 1 cách. Chúng ta hãy làm ra vẻ chúng ta cuồng si yêu nhau. Anh hiểu không? Thấy 1 cặp trai gái yêu nhau, sẽ không ai quấy rầy đâu. Anh giả vờ được chứ? - Anh sẽ cố thử. - Vậy chúng ta bắt đầu nhé. Phòng ngủ sẽ là của em, phòng ăn sẽ thuộc về anh. - Sao lại thế! Phòng ngủ giá trị gấp đôi phòng ăn. - Thì anh lấy thên tấm thảm nữa vậy. - Cái tấm thảm đã sờn rách ấy à? - Cứ thế này chúng ta không thoả thuận được với nhau đâu. Anh lúc nào cũng tham lam! - ANh mà tham? Nói thế mà nghe được! Cẩn thận, cậu phục vụ đang dẫn mấy người khách tới kìa! Nguời vợ âu yếm ngả vào chồng, còn anh thì vuốt ve tay vợ. - Thôi, bọn ta đừng vào đây, - một trong những người khách vừa tới nói. Bọn họ đi tiếp tìm chỗ khác. - Thế nào? - người chồng lại cất tiếng. - Phòng ngủ thuộc về em. Anh có thể lấy cây đèn đứng. - Cả chiếc tivi nữa! - Không được! Anh lại còn muốn cả chiếc tivi! Hôn em mau lên! Có người đến kìa! Họ hôn nhau và lại giữ được không để ai vào ngồi gần. - Rõ ràng em đòi phòng ngủ là do bà mẹ quý báu của em xui. - Dù có đúng thế chăng nữa thì đã sao? - giọng người vợ có vẻ tức tối - Mẹ có quyền góp ý kiến! - Tiếc rằng mẹ em lại can thiệp quá nhiều vào đời sống gia đình chúng ta! Vừa nói, anh vừa hôn má vợ, còn chị đắm đuối nhìn vào mắt anh. Mẹo của họ lại thành công. Trong 1 lúc họ khe khẽ cãi nhau gay gắt, xen giữa những lời xúc phạm là những cái ôm và những nụ hôn. Cuối cùng họ thoả thuận sẽ chia đôi cả phòng ngủ và phòng ăn. Nhưng khi nói đến cái tủ lu, họ lại không thể nào nhất trí với nhau. - Em định cướp sạch của anh - người chồng rít lên, mặt đỏ như gà tây, còn người vợ đáp lại bằng cách ôm lấy cổ chồng và hôn vào môi anh. Ông chủ nhà hàng giận dữ nhìn họ và dẫn mấy người khách ra chỗ khác. Nụ hôn của người vợ làm người chòng hơi bối rối bởi trong đó anh không cảm thấy sự bắt buộc. Nụ hôn ấy là thực sự. Nụ hôn như thể anh vẫn quen "nhận" và "trả" trong những năm đầu tiên 2 người chung sống. Người vợ ngượng nghịu nhìn tránh đi. Chị cũng thấy rõ mặc dù chj hôn vì ông chủ nhà hàng xuất hiện, nhưng nụ hôn của chị không hoàn toàn giả tạo. Ông chủ nhà hàng đã dẫn đám thực khách đi rồi mà môi chị vẫn chưa rời khỏi môi anh. - Chúng ta đang bàn dở đến cái tủ ly, - người chồng lên tiếng sau giây lát lúng túng và 1 phút im lặng. - Thôi được, em lấy cái tủ ấy cùng với tất cả những bình những lọ và các thứ lặt vặt bằng sứ đi. - Không, em không thể nhận như vậy. Anh giữ lấy thì hơn. - Không đời nào! Làm sao em có thể chia tay với bức tượng cô vũ nữ balê bằng sứ? Hoặc với chiếc bình đỏ? Lại còn cô bé đang khóc nữa? Em vẫn yêu quý những cái đó lắm! - Thế anh không yêu quý sao? - Nói chung thì cũng có. - Còn bức tranh Ripple-Ronai? Chúng ta chưa nói đến nó. Chúng ta đã cùng ngắm nó gần như hàng ngày! - Thế bức "Phng cảnh Tatry"? - Đã bao lần chúng ta mơ ước du lịch đến đó! - Lẽ ra chúng ta phải đi mới đúng! Nếu thế, có lẽ... Người vợ tiếp lời: - Nếu thế, có lẽ bây giờ chúng ta đã không phải ngồi đây bàn bạc về các điều kiện ly dị. Hai người ngồi im lặng. Sự xuất hiện của ông chủ nhà hàng lại đẩy họ vào vòng tay nhau. Khi họ buông nhau ra, người chồng khẽ nói; - Sau tuần lễ nữa sẽ có 1 chuyến du lịch. Tám ngày ở Tatry. Em ... em có muốn đi với anh không? Người vợ đưa mắt nhìn xung quanh và đáp: - Bây giờ không có ai ở gần đây cả. Hôn em mau lên!