1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện cười - Tuantv

Chủ đề trong 'Truyện cười' bởi tuansmn, 27/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Chửi cha thằng nào bảo Thái - Trạng Quỳnh
    Quỳnh vốn thích đùa, lại thêm trong bụng không ưa nhà vua là kẻ hay nghe lời gièm nịnh của đàm ô quan trong triều. Một hôm bèn nghĩ cách cho nhà vua một vố.
    Sáng sớm hôm ấy, Quỳnh bảo gia nhân ra chợ nói với các nhà hàng thịt rằng có sứ Tàu sang chơi, triều đình chuẩn bị làm tiệc rất to để khoản đãi nên nhà vua sai mình ra chợ dặn các hàng thịt không được bán cho ai nữa. Tất cả thịt ở chợ - heo, bò, gà, chó... cứ việc đem mà sắt vụn ra sẵn, đến trưa sẽ có người ra lấy hết.
    Các chủ hàng thịt hí hửng, tưởng là được một mẻ khá, thi nhau thái thịt vụn ra rồi ngồi chờ. Nhưng chờ mãi cho đến trưa cũng chả thấy ai, cho tới khi trời đã xế chiều vẫn chẳng thấy ma nào ra lấy thịt. Có kẻ tức quá bèn tìm đến tận nhà Quỳnh mà hỏi cho ra lẽ. Quỳnh nói với họ:
    - Chắc là ai muốn chơi sỏ tôi, làm hại các bác đấy thôi chứ có tiệc tùng gì đâu nào? Ðã thế, các bác cứ việc lôi những ai "Bảo thái" ra mà chửi cho đỡ tức!
    Các chủ hàng thịt không biết tên kẻ đã bảo họ thái thịt, đành nén hơi gào lên chửi. Anh nọ bảo chị kia:
    - Chửi đi! Kéo cả mồ mả nhà nó kên mà chửi. Cha nó chứ! Cái thằng "Bảo Thái"!
  2. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Đầu to bằng cái Bồ - Trạng Quỳnh
    Quỳnh khi còn bé độ bảy tám tuổi, chơi nghịch đã khác người, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng, Quỳnh lại tinh ranh; trẻ con trong làng mắc lừa luôn.
    Một hôm trời tháng tám, sáng trăng, Quỳnh chơi với lũ trẻ ở sân, bỗng Quỳnh bảo:
    - Chúng bay làm kiêu tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người đầu to bằng cái bồ.
    Lũ trẻ tưởng thật, tranh nhau làm kiêu rước Quỳnh đi bảy, tám vòng quanh sân , mệt thở không ra hơị Quỳnh thấy thế bảo:
    - Đứng đợi đây, tao đi châm lửa soi cho mà xem.
    Lũ trẻ sợ quá, không dám xem, chỉ những đứa lớn ở lại . Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo lũ trẻ:
    - Kìa! Trông vào vách kia kìa! Ông to đầu đã ra đấy !
    Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biềt Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiêu đơn.
    Quỳnh chạy vào trong buồng đóng kín cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.
  3. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Dê đực có chửa - Trạng Quỳnh
    Quan tư thiên xem thiên văn, thấy địa phận tỉnh Thanh có một ngôi sao sáng, chắc ở đấy có người tài, nhưng không biết làng nào, mới tâu vuạ Vua giao cho đinh thần xét. Có một vị tâu:
    - Xin tư cho tỉnh thần Thanh Hoá sức mỗi làng phải tiến một con dê đực chửa, hạn một tháng, không có thì trị tộị
    Trát đến làng, các cụ kỳ lão lo sốt vó, nhất là ông thân sinh ra Quỳnh lại càng sợ, ông ta là huyng thứ trong làng, tất phải tội trước. Ông ta phàn nàn nhà vua đòi những chuyện oái oăm.
    Quỳnh thấy bố buồn rầu mới hỏi:
    - Hôm nay thầy có việc gì mà không được vui?
    Ông bố đương bực mình liền mắng:
    - Viê,c làng, việc nước, trẻ con biết gì mà hỏi.
    Quỳnh nhất định hỏi cho ra, ông bố phải kể thực cho nghẹ Quỳnh nghe xong, thưa:
    - Con tưởng viê,c gì, chứ việc ấy thì thầy không phải lo! Nhà vua bắt mua một con, chứ bắt mua mười con cũng có. Xin thầy cứ ra nhận lời với làng, chồng cho con trăm quan tiền để con đi muạ Không thì mình chịu tội cho cả làng.
    Ông bố thấy con nói thế, lạ lắm, nhưng nghĩ bụng:
    "Ta thử nghe trẻ con xem sao!"
    Mới đánh liều ra nhận với làng, làm tờ cam đoan, đem tiền bảo con đi mua. Sáng sớm, hai bối con khăn gói, com nắm, vác chục quan tiền ra Thăng Long mua dệ Đến nơi, Quỳnh nói với bố hỏi dò xem hôm nào vua ngự chơi phố.
    Hôm đó, Quỳnh dậy thật sớm, lén xuống dưới cổng cửa Đông nằm chực. Đợi đến quá ngọ, nghe tiếng xe ngựa quan quân đi xình xịch trên cổng, Quỳnh liền khóc oà lên. Vừa lúc xa giá đi qua, vua nghe tiếng trẻ khóc mà không thấy người, sai lính đi tìm, lôi được Quỳnh ở dưới cống lên. Vua hỏi:
    - Sao mày lại chui xuống cống?
    Quỳnh giả vờ không biết là vua, nói:
    - Thưa ông, tôi thấy xe ngựa đông, sợ chết chẹt nên tránh xuống cống.
    - Thế tại sao khóc?
    - Thưa ông, mẹ tôi chết đã ba năm nay mà mãi không thấy bố tôi đẻ để có em mà ẵm nên tôi khóc!
    - Thằng này mới dở hơi chứ! Làm gì có đàn ông đẻ bao giờ.
    - Thưa ông, mới rồi tôi thấy các cụ làng tôi rủ nhau đi mua dê đực chửa để tiến vua, Dê đực chửa được thì chắc bố tôi cũng đẻ được.
    Vua và các quan đi hộ giá đều bật cười, biết đứa bé này có tài, ứng vào ngôi sao sáng, liền thưởng tiền và tha cho dân làng không phải cống dê đực chửa nữa.
  4. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Dòm nhà quan Bảng - Trạng Quỳnh
    Đồn rằng Quỳnh sinh cùng thời với Thị Điểm. Quan Bảng sinh ra thị Điểm, dạy học trò đông lắm. Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Điểm. Học trò biết ý, vào thưa với quan Bảng, ngày bắt vào hỏi . Quỳnh thưa:
    - Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm. Quan Bảng nói:
    - Ta biết hết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn! Quỳnh vâng. Quan Bảng ra một câu:
    - Thằng quỷ ôm cái dấu, đứng cửa khôi nguyên Quỳnh ứng khẩu đối ngay:
    - Con mộc dựa cây bàng, dòm nhà bảng Nhãn Quan Bảng thấy Quỳnh xuất khẩu thành chương có bụng yêu, giữ Quỳnh lại nuôi ăn học. Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc.
    Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học trò danh sĩ đều
    phải nhận Quỳnh tài giỏi hơn cả. Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý
    muốn gả cô Điểm cho, mà cô Điểm nghe cũng thuận. Quỳnh biết
    rằng cô Điểm vào tay mình rồi, thoả được ước nguyện, song tính tinh
    nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Điểm đứng đắn, thùy mị không ứa chớt
    nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai...
  5. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Đón xứ Tàu - Trạng Quỳnh
    Triều đình chuẩn bị đón sứ nhà Thanh sang nước ta. Chúa nghe nói tên này là kẻ hống hách, hợm hĩnh, bèn kêu Quỳnh vào, giao cho giữ việc nghênh tiếp.
    Quỳnh phụng mạng vua, đồng thời xin triệu thêm bà Ðoàn Thị Ðiểm giả làm người bán hàng nước cho khách qua đường, còn mình giả trang làm anh lái đò đưa sứ bộ qua sông.
    Khách Tàu đến, đi ngang quán bà Ðiểm, thấy trong hàng có một cô gái xinh xắn ngồi bán, liền hùa nhau kéo vào uống nước, sẵn có buông lời chọc ghẹo, bỡn cợt. Một tên líu lo đọc bâng quơ:
    "Nam bang nhất thốn thổ bất tri nhân canh"
    (Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày, ý cho rằng đàn bà nước Nam lẳng lơ)
    Bà Ðiểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi, đọc:
    "Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất"
    (Bọn quan quyền phương Bắc đều từ chỗ đó mà ra cả )
    Nghe xong câu ấy, cả bọn ngừng uống nước, tròn mắt, há hốc miệng nhìn bà Ðiểm. Chúng không thể ngờ rằng một bà bán nước bên đường lại có sức học kinh người đến thế !
    Khách ra đi, xuống đò của Quỳnh. Khi đò đến giữa sông, một tên trong nhóm sứ Tàu nhột bụng, vãi rắm nghe một tiếng "bủm". Không thấy xấu hổ thì thôi, hắn còn đọc một câu chữa thẹn xấc xược:
    Lôi động Nam bang (Sấm động nước Nam)
    Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng cậy vạch quần đái vòng cầu qua đầu sứ, vừa đái vừa đọc:
    Vũ qua Bắc hải (Mưa qua bể Bắc)
    Tên sứ Tàu giận điên tiết, xộc lại định đánh Quỳnh, Quỳnh trở cán chèo thủ thế rồi mắng:
    "Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ "
    (Sấm động trước, ắt sau sẽ có mưa, luật trời đất là thế )
    Cả bọn khách Tàu sửng sốt nhìn nhau, không thốt được một lời vì câu đối đáp bắt bí quá đúng của anh lái đò. Cả nhóm trong bụng vừa tức, vừa sợ, cứ ngậm miệng cho đến nơi.
  6. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Đơn xin chôn trâu - Trạng Quỳnh
    Một cô gái ở thôn Hoằng Trì có con trâu chết đã ba ngày, trâu trương lên thối um mà bọn chức dịch trong làng vẫn cứ làm khó dễ, chưa cho chôn. Cô đợi mãi không được, bèn mang đơn lên trình quan huyện.
    Trên đường đi, đến một chỗ lầy lội, cô gặp một anh chàng ra dáng học trò. Anh kia hỏi thăm biết chuyện, mượn cô lá đơn xem lỡ tay đánh rơi xuống bùn. Cô gái bắt đền. Anh học trò liền đem giấy bút ra, thảo ngay tờ đơn khác cho cô. Ðơn rằng:
    Ta là gái goá kẻ trì
    Nếu trâu không chết việc chi lụy đời?
    Lội đồng váy hếch đơn rơi
    Ta phải cậy người mần lại đơn ni
    Quan tri ơi hỡi quan tri!
    Xác trâu chết để ba ngày thối hoăng
    Xét đơn phải xử công bằng
    Không thì búc... cho thằng mần đơn.
    Anh kia viết xong, cô gái thật thà cầm đơn vào trình quan. Xem xét chữ nghĩa và lời lẽ, viên tri huyện nghi hoặc, hỏi cô gái ai là người cô đã nhờ viết đơn. Cô gái kể rõ mọi chuyện chuyện đã xẩy ra trên đường. Tri huyện lặng người, biết ngay kẻ đó là Trạng Quỳnh chứ không ai khác. Tuy tức vì bị chửi xỏ, quan cũng đành chấp thuận cho cô gái kia được về chôn trâu mà không phải nộp phạt.
  7. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0
    Hút chết vì quả đào - Trạng Quỳnh
    Quỳnh cậy tài, đùa cả với chúa, không từ ai. Một hôm, lúc túc trực trong cung, có người đem đâng vua một mâm đào, gọi là "đào trường thọ".

    Quỳnh thủng thỉnh lại gần, lấy một quả, ngồi ăn, giữa đông đủ mặt vua quan, mà làm như không trông thấy ai cả.
    Vua quở, giao xuống cho các quan nghi tội. Các quan chiếu theo luật "mạn quân" tâu nghị trảm.
    Quỳnh quỳ xuống tâu rẳng:
    - Đinh thần nghị tội hạ thần như vậy, thật là đúng luật, không oan, song xin Hoàng thượng rộng dung cho hạ thần được nói vài lời rồi chết cho thỏa!
    Vua phán:
    - Ừ, muốn nói gì cho nói!
    - Muôn tâu bệ hạ, hạ thần có bụng tham sinh, sợ số chết non, thấy quả gọi là quả "trường thọ" thèm quá tưởng ăn vào được sống lâu như Bánh Tổ, để được thờ nhà vua cho tận trung. Không ngờ nuốt chưa khỏi mồm mà chết đã đến cổ! Hạ thần trộm nghĩ nên để tên quả ấy là quả "đoản thọ" thì phải hơn, và xin nhà vua trị tội đứa dâng đào đẻ trừ kẻ xu nịnh.
    Vua nghe Quỳnh tâu phải, bật cười tha tội cho.
  8. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Làm thơ ăn xin - Trạng Quỳnh
    Tại một làng thuộc tỉnh nọ có tên địa chủ giầu có nứt vách, lại nổi tiếng gian ác và hay hà hiếp dân lành. Hắn có cô con gái tuy đẹp nhưng cũng nổi tiếng không kém cha về cái thói chua ngoa đanh đá. Cô gái này thường thay cha ra đồ nam đốc thúc kẻ làm thuê.
    Một hôm, cô ta đang đứng trên bờ ruộng, tay chống nạnh, đầu có nón quai thao, quan sát các nông dân làm thuê gặt lúa thì có một chàng thiếu niên dáng vẻ nho sinh đi ngang qua. Nho sinh thấy cảnh đó liền dừng lại hỏi thăm một bác nông dân về cô gái kia. Bác nông dân bảo cô ta là con gái của chủ ruộng, ngày nào cũng ra đứng đây để mà đôn đốc việc đồng áng, nói là thế nhưng thật ra ai làm lụng chậm chạp một tí là cô ta ngoác miệng ra chửi chẳng tiếc lời. Có lắm người tuy đói nhưng ráng chịu chứ không làm thuê cho cô ta để khỏi bị nhục.
    Nghe kể xong, chàng thiếu niên liền tiến đến gần bờ ruộng nơi cô kia đang đứng. Thiếu niên bảo cô nàng mình là học trò lỡ độ đường, nhịn đói đã hai ba bữa nay, xin cô gia ân bố thí cho ít lúa thổi cơm.
    Thấy chàng trai khôi ngô khoẻ mạnh lại đi xin ăn, cô gái nguýt dài và bảo:
    - Này, cô bảo cho biết, của đâu mà lấy không của người ta hả, nếu đúng học trò thì ứng khẩu xuất thi cho cô nghe lọt lỗ tai đã, bằng không thì cứ thẳng đường mà xéo!
    Chàng thiếu niên kia nhận lời ngay và xin cô gái ra chủ đề cho mình làm thơ. Cô kia bảo:
    - Ðã ăn xin còn vẽ chuyện, cứ làm thơ xin ăn là hợp nhất chứ còn đề điếc gì nữa!
    Chàng trai suy nghĩ trong thoáng chốc rồi đọc to:
    Tuyên Quang, Hoằng Hoá cũng thờ vua
    Nắng cực cho nên phải mất mùa
    Lại đứng đầu bờ xin xỏ chị
    Chị lỡ lòng nào chị chẳng cho.
    Nghe xong bốn câu thơ ấy, cô gái đỏ gần cả mặt, ngượng quá không còn biết nói năng gì nữa cả, vội vội vàng vàng lấy lúa đưa cho chàng trai kia. Chàng kia chẳng thèm cám ơn, đi thẳng một mạch trong tiếng cười khúc khích của các người làm ruộng thuê.
    Về sau, người ta biết ra chàng trai ấy chính là Trạng Quỳnh. Còn phần cô gái thì sao? Cô ta mất hẳn cái thói đanh đá chanh chua, mà cũng từ hôm ấy, không thấy cô ra đồng đứng chống nạnh như trước nữa.
  9. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Lệnh Vua ban - Trạng Quỳnh
    Một đêm kia, quan coi thiên văntrong triều tâu với nhà vua :
    - Thưa Hoàng Thượng, thần quan sát đã bảy ngày nay, hễ vào giờ này là góc trời phương Nam loé lên một ánh sao thật kỳ lạ. Theo thần biết thì đó là vùng đất xứ Thanh. Ðiều đó chứng tỏ có nhân tài chưa xuất đầu lộ diện, cúi xin Hoàng Thượng cho xuống chiếu chiêu hiền, may ra có người có người tài ra giúp nước nhà.
    Vua chấp thuận và ban lệnh cho dân chúng vùng Thanh Hóa - mỗi làng phải nộp cho nhà vua một con trâu đực có chửa, hẹn trong vòng một tháng thì phải nộp đủ, nếu không bị tội.
    Nghe tin ấy, dân chúng già trẻ cùng các hương dịch, chức sắc các làng lo mất ăn mất ngủ. Phen này ai cũng chắc mẩm là chết, vì có bao giờ trâu đực lại có chửa! Họa chăng là xuống gặp Diêm Vương mà mượn! Chiều ấy, cha Quỳnh là hương xã trong làng, đi họp về nét mặt nặng trĩu buồn rầu. Quỳnh thấy thế bèn hỏi thì được ông kể lại cho nghe đầu đuôi sự việc oái oăm kia. Nghe xong, Quỳnh cười, thưa với cha:
    - Xin cha cho con một ít tiền làm lộ phí đi đường. Con lên kinh lo việc này thì nhất định vua sẽ không làm tội làng ta nữa đâu.
    Cha Quỳnh miễn cưỡng bằng lòng. Sáng hôm sau, Quỳnh khăn gói lên đường. Ðến kinh thành, cậu bé nghỉ ngơi ở một quán trọ để đợi cơ hội.
    Ngay khi nghe biết tin nhà vua cùng các quan hầu đi dạo cảnh phố phường, Quỳnh nấp dưới một bụi trúc bên đường, ra sức la khóc, gào thét cốt cho nhà vua nghe được. Nghe tiếng con nít khóc vang rân, vua sai lính dẫn đến cho ngài hỏi:
    - Bé con kia có việc gì buồn bực sợ hãi mà la om sòm thế?
    - Thưa Ðức Vua, con khổ và buồn quá nên bỏ nhà đi, lại định tự vẫn chết cho xong.
    - Hãy nói cho ta nghe xem là việc gì nào? Quỳnh giả vờ khóc tức tưởi rồi thưa:
    - Con vốn mất mẹ từ lâu, sống thui thủi với bố, muốn có em bé để bồng ẵm cho vui nhưng bảo thế nào bố con vẫn không chịu đẻ cho con một đứa.
    Vua nghe xong không chịu nổi cười, vuốt râu bảo:
    - Cái thằng ôn con này hay thật! ****** là đàn ông thì đẻ cái nỗi gì chứ! Ðúng là dở hơi!
    Bấy giờ, Quỳnh tiến sát lại bên kiệu vua mà nói :
    - Con không dở hơi đâu ạ, vì chính con nghe bố nói triều đình cũng có chiếu chỉ xuống bắt dân phải nộp mỗi làng một con trâu đực có chửa cơ mà!
    Vua nghe xong té ngửa, trong bụng biết ngay đây là người tài, rất ứng với lời tiên đoán của quan thiên văn dạo nào. Lập tức, vua ra lệnh bãi bỏ chiếu chỉ "dở hơi" kia ngay.
    Mọi người biết tiếng Quỳnh từ đó.
  10. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Mầm đá - Trạng Quỳnh
    Chúa Trịnh quanh năm ăn toàn sơn hào, hải vị, chả thiếu thức gì, mà vẫn không thấy ngon miệng. Một hôm, Quỳnh túc trực, Chúa bảo:
    - Ta ăn đủ của thơm vật lạ, mà không biết ngon. Ngươi có biết thứ gì ngon thì nói cho ta hay?
    - Tâu Chúa, Chúa đã xơi mầm đá chưa ạ?
    - Vị ấy ngon lắm à?
    - Dạ, ngon lắm.
    - Thật như thế thì làm để ta nếm thử xem?
    Quỳnh sai người lập tức đi lấy "mầm đá" về ninh nhừ để làm đồ ngự thực, còn mình thì lủi về nhà lấy một lọ tương ngon, một đĩa muối trắng. Lọ tương thì bịt thật kỹ ngoài đề hai chữ "Đại phong" đem sang giấu một chỗ. Chúa đợi lâu, thấy đói bụng, hỏi:
    - Mầm đá đã chín chưa ?
    Quỳnh thưa:
    - Chưa được. Chốc chốc, Chúa lại hỏi, Quỳnh tâu:
    - Thứ ấy phải cho thật chín, không thì lâu tiêụ Khuya, Chúa lại hỏị Quỳnh biết Chúa đói lắm rồi, mới tâu:
    - Xin Chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn mầm đá xin dâng saụ
    Rồi truyền dến cơm tương với muối dâng lên. Chúa đang đói, ăn ngon miệng. Trông thấy lọ đề hai chữ "Đại phong" lấy làm lạ. Chúa hỏi:
    - Mầm Đại phong là mầm gì mà ngon thế?
    - Bẩm là đồ dã vị thường dùng.
    - Là gì, nói lên cho ta biết?
    - Bẩm tương ạ?
    - Ngươi đề hai chữ Đại phong là nghĩa là sao?
    - Bẩm Đại phong là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tuợng lo là lọ tương.
    - Lâu nay ta khong ăn, quên mất cả vị, sao ngon thế?
    - Tâu Chúa, quả không saị Lúc đói thì ăn gì cũng ngon, no thì không thấy gì vừa miệng! Chúa cười bảo:
    - Ngươi nói phảị Thế ra ngươi làm cho ta thật đói để ăn cho biết ngon, chứ đợi mầm đá thì biết đến bao giờ cho chín.

Chia sẻ trang này