1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện cười - Tuantv

Chủ đề trong 'Truyện cười' bởi tuansmn, 27/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Miệng nhà quan - Trạng Quỳnh
    Trên đường về kinh đô, có một hàng bán nước cho khách , lại là quán trọ cho những kẻ lỡ độ đường. Chiều hôm ấy, có một ông khách vào quán. Khách ăn mặc xoàng xĩnh, chiếc áo the dài đã sờn cũ, quần cháo lòng khâu vài chỗ, trông khách ra vẻ một nho sinh. Tuy nhiên, nếu ai nhìn kỹ khuôn mặt, sẽ thấy ánh lên vẻ uy nghi, ngạo nghễ. Khách bước vào quán nhưng chả ai chú ý đến cả, vì với cách ăn mặc như thế thì rõ ràng là một kẻ nghèo. Ngồi ở bàn bên cạnh khách là một viên quan bản hạt, dáng bệ vệ, miệng nhai trầu tóp tép, cạnh đó có lính hầu đứng quạt cho ông ta.
    Viên quan nhai xong miếng trầu, nhổ bã đánh toẹt xuống đất. Bỗng anh hàn sĩ kia mon men lại gần, nhặt miếng bã trầu kia lên nhìn với vẻ quan sát rất kỹ. Quan thấy thế khó chịu và kinh ngạc, bèn lớn giọng hỏi một cách khinh bỉ:
    - Thằng kia, mày là ai, ở đâu tới?
    Nho sĩ đáp:
    - Bẩm ông, tôi là học trò nghèo, đi kiếm chỗ dậy học.
    Quan cười mỉa:
    - Chà! Học trò nghèo đến nỗi phải đi nhặt bã trầu à?
    Nho sĩ nọ xoa tay thưa:
    - Bẩm quan, tôi thường nhge người ta nói "Miệng nhà quan có gang có thép," bởi thế muốn nhặt bã trầu của quan xem thử có đúng không ạ?
    Biết mình bị xỏ, quan quát:
    - Hay lắm! Mày đã tự xưng là học trò, vậy ta truyền cho mày phải đối lại câu mày vừa nói. Ðối được thì thôi, bằng không tao, cho một trận dừ đòn!
    Nho sĩ ra vẻ sợ hãi, thưa:
    - Câu ấy thật khó quá, khó quá...
    Quan đắc chí, thét:
    - Thế thì lính đâu, đè nó xuống!
    Anh nho sĩ kia vội vàng thưa:
    - Thôi thì tôi xin mượn tạm một câu cách ngôn dân gian để đối, có được không ạ?
    Quan bảo:
    - Muốn mượn cách gì mặc mày, nhưng phải đối cho chỉnh!
    Anh kia đứng dậy, hắng giọng đọc:
    - Ðồ nhà khó vừa nhọ, vừa thâm!
    Viên quan trố mắt kinh ngạc, đứng chết lặng cả người, trong lòng không khỏi khâm phục. Sau đó, đổ giận làm vui, bảo lính mở bọc lấy trầu tươi mời anh học trò kia ăn. Lại khẩn khoản mời nho sĩ ngồi chung bàn mà dùng chè, đối ẩm. Qua câu chuyện, quan mới sợ hết hồn khi biết ra mình đang ngồi với quan Trạng triều đình, người mà cả vua quan đều kính nể, e dè, anh nho sĩ ngèo ấy là Cống Quỳnh.
  2. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Ngọa sơn - Trạng Quỳnh
    Một buổi trưa nọ, Quỳnh nghĩ được bài thơ hay, định vào nội phủ đọc cho Chúa nghe chơi. Ðến nơi thì thấy im lìm, biết Chúa vắng nhà, Quỳnh liền tạt sang đinh Bà Chính cung. Tên quan thị canh cửa nháy mắt cho Quỳnh biết là Chúa đang ngon giấc, Quỳnh cụt hứng lui gót. Trên đường về, qua lối cũ, sẵn bút mực, Quỳnh đề lên vách phủ hai chữ "Ngọa Sơn".
    Khi Chúa gọi vào hỏi, Quỳnh nói như thật:
    - Khải Chúa, nhà thần chật chội, những cơn nóng bức, thần phải bỏ nhà lên núi nằm hóng mát, "Ngọa Sơn" nghĩa là nằm ở trên núi, có thế thôi ạ ! Tiện tay, thần viết chơi, chẳng có gì để Chúa bận tâm cả.
    Rồi Quỳnh nói lảng sang chuyện khác như đọc thơ, bình văn làm Chúa quên đi. ít lâu sau, Chúa và bà Chính Cung đi tuần thăm cảnh phố phường, qua nhiều nơi thấy hai chữ "Ngọa Sơn" xuất hiện la liệt trên các vách tường, cửa nhà...Bà Chính Cung không hiểu dân chúng viết hai chữ đó có ý nghĩa gì, liền quay sang hỏi Chúa, Chúa truyền gọi một người đến hỏi nguyên cớ. Người kia run lẩy bẩy, thưa:
    - Chúng con là kẻ hèn mọn dốt nát, đâu dám sinh chữ. Việc này chẳng qua chỉ tại Trạng Quỳnh đấy ạ !
    Bà Chính Cung dỗ ngọt:
    - Trạng Quỳnh bảo các ngươi thế nào? Cứ tâu thật, ta sẽ xin Chúa tha tội cho.
    - Tâu lệnh bà ! Trạng Quỳnh có lần vào nội phủ, về mách với chúng con là Chúa đang bận "Ngọa Sơn", rồi giải thích rằng: ngọa là nằm, nằm lâu thì phải ngủ, ngủ thì phải ngáy. Sơn là núi, mà núi thì phải có đèo. "Ngáy Ðèo" nói lái lại thì..., con không dám nói ra đâu. Không ngờ bọn trẻ con nghe lỏm được lời Trạng, buồn tay viết bậy bạ lung tung. Xin lệnh bà tha cho con!
    Hiểu rõ đầu têu câu chuyện này là Quỳnh, có làm lớn chuyện ra chỉ tổ thêm xấu mặt mà thôi, bà Chính Cung đành giục Chúa mau mau lên kiệu, lặng lẽ trở về Phủ cho nhanh.
  3. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Miệng nhà quan - Trạng Quỳnh
    Trên đường về kinh đô, có một hàng bán nước cho khách , lại là quán trọ cho những kẻ lỡ độ đường. Chiều hôm ấy, có một ông khách vào quán. Khách ăn mặc xoàng xĩnh, chiếc áo the dài đã sờn cũ, quần cháo lòng khâu vài chỗ, trông khách ra vẻ một nho sinh. Tuy nhiên, nếu ai nhìn kỹ khuôn mặt, sẽ thấy ánh lên vẻ uy nghi, ngạo nghễ. Khách bước vào quán nhưng chả ai chú ý đến cả, vì với cách ăn mặc như thế thì rõ ràng là một kẻ nghèo. Ngồi ở bàn bên cạnh khách là một viên quan bản hạt, dáng bệ vệ, miệng nhai trầu tóp tép, cạnh đó có lính hầu đứng quạt cho ông ta.
    Viên quan nhai xong miếng trầu, nhổ bã đánh toẹt xuống đất. Bỗng anh hàn sĩ kia mon men lại gần, nhặt miếng bã trầu kia lên nhìn với vẻ quan sát rất kỹ. Quan thấy thế khó chịu và kinh ngạc, bèn lớn giọng hỏi một cách khinh bỉ:
    - Thằng kia, mày là ai, ở đâu tới?
    Nho sĩ đáp:
    - Bẩm ông, tôi là học trò nghèo, đi kiếm chỗ dậy học.
    Quan cười mỉa:
    - Chà! Học trò nghèo đến nỗi phải đi nhặt bã trầu à?
    Nho sĩ nọ xoa tay thưa:
    - Bẩm quan, tôi thường nhge người ta nói "Miệng nhà quan có gang có thép," bởi thế muốn nhặt bã trầu của quan xem thử có đúng không ạ?
    Biết mình bị xỏ, quan quát:
    - Hay lắm! Mày đã tự xưng là học trò, vậy ta truyền cho mày phải đối lại câu mày vừa nói. Ðối được thì thôi, bằng không tao, cho một trận dừ đòn!
    Nho sĩ ra vẻ sợ hãi, thưa:
    - Câu ấy thật khó quá, khó quá...
    Quan đắc chí, thét:
    - Thế thì lính đâu, đè nó xuống!
    Anh nho sĩ kia vội vàng thưa:
    - Thôi thì tôi xin mượn tạm một câu cách ngôn dân gian để đối, có được không ạ?
    Quan bảo:
    - Muốn mượn cách gì mặc mày, nhưng phải đối cho chỉnh!
    Anh kia đứng dậy, hắng giọng đọc:
    - Ðồ nhà khó vừa nhọ, vừa thâm!
    Viên quan trố mắt kinh ngạc, đứng chết lặng cả người, trong lòng không khỏi khâm phục. Sau đó, đổ giận làm vui, bảo lính mở bọc lấy trầu tươi mời anh học trò kia ăn. Lại khẩn khoản mời nho sĩ ngồi chung bàn mà dùng chè, đối ẩm. Qua câu chuyện, quan mới sợ hết hồn khi biết ra mình đang ngồi với quan Trạng triều đình, người mà cả vua quan đều kính nể, e dè, anh nho sĩ ngèo ấy là Cống Quỳnh.
  4. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Ngọa sơn - Trạng Quỳnh
    Một buổi trưa nọ, Quỳnh nghĩ được bài thơ hay, định vào nội phủ đọc cho Chúa nghe chơi. Ðến nơi thì thấy im lìm, biết Chúa vắng nhà, Quỳnh liền tạt sang đinh Bà Chính cung. Tên quan thị canh cửa nháy mắt cho Quỳnh biết là Chúa đang ngon giấc, Quỳnh cụt hứng lui gót. Trên đường về, qua lối cũ, sẵn bút mực, Quỳnh đề lên vách phủ hai chữ "Ngọa Sơn".
    Khi Chúa gọi vào hỏi, Quỳnh nói như thật:
    - Khải Chúa, nhà thần chật chội, những cơn nóng bức, thần phải bỏ nhà lên núi nằm hóng mát, "Ngọa Sơn" nghĩa là nằm ở trên núi, có thế thôi ạ ! Tiện tay, thần viết chơi, chẳng có gì để Chúa bận tâm cả.
    Rồi Quỳnh nói lảng sang chuyện khác như đọc thơ, bình văn làm Chúa quên đi. ít lâu sau, Chúa và bà Chính Cung đi tuần thăm cảnh phố phường, qua nhiều nơi thấy hai chữ "Ngọa Sơn" xuất hiện la liệt trên các vách tường, cửa nhà...Bà Chính Cung không hiểu dân chúng viết hai chữ đó có ý nghĩa gì, liền quay sang hỏi Chúa, Chúa truyền gọi một người đến hỏi nguyên cớ. Người kia run lẩy bẩy, thưa:
    - Chúng con là kẻ hèn mọn dốt nát, đâu dám sinh chữ. Việc này chẳng qua chỉ tại Trạng Quỳnh đấy ạ !
    Bà Chính Cung dỗ ngọt:
    - Trạng Quỳnh bảo các ngươi thế nào? Cứ tâu thật, ta sẽ xin Chúa tha tội cho.
    - Tâu lệnh bà ! Trạng Quỳnh có lần vào nội phủ, về mách với chúng con là Chúa đang bận "Ngọa Sơn", rồi giải thích rằng: ngọa là nằm, nằm lâu thì phải ngủ, ngủ thì phải ngáy. Sơn là núi, mà núi thì phải có đèo. "Ngáy Ðèo" nói lái lại thì..., con không dám nói ra đâu. Không ngờ bọn trẻ con nghe lỏm được lời Trạng, buồn tay viết bậy bạ lung tung. Xin lệnh bà tha cho con!
    Hiểu rõ đầu têu câu chuyện này là Quỳnh, có làm lớn chuyện ra chỉ tổ thêm xấu mặt mà thôi, bà Chính Cung đành giục Chúa mau mau lên kiệu, lặng lẽ trở về Phủ cho nhanh.
  5. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Ong nọ bà kia - Trạng Quỳnh
    Ở làng Quỳnh có mấy người tấp tành công danh, nay cầu mai cục nhờ Quỳnh gây dựng cho, may ra được tí phẩm hàm để khoe với làng nước.
    Một hôm, Quỳnh ở kinh đô về, sai người mời mấy anh ấy lại bảo:
    - Giờ có dịp may, nào các anh có muốn làm ông nọ bà kia thì nói ngaỵ
    Thấy Quỳnh ngỏ lời như thế, anh nào cũng như mở cờ trong bụng, tranh nhau nhận trước. Quỳnh bảo:
    - Được các anh về nhà thu xếp khăn gói, rồi lại đây uống rượu mừng với ta, mai theo ta ra kinh đô sớm. Anh nào anh nấy lật đật về nhà, vênh váo, đắc chí lắm, có anh về đến cổng, thấy vợ đang làm lụng lam lũ, liền bảo vợ:
    - Ít nửa làm nên ông nọ bà kia, không được lam lũ thế mà người ta cười chọ Vợ hỏi:
    - Bao giờ làm quan mà khoe váng lên thế?
    - Nay mai thôi, sắp sửa khăn gói để mai đi sớm! Nói xong, vội vàng lại nhà Quỳnh đánh chén. Anh nào anh nấy uống say tít, rồi mỗi anh nằm một xó. Đến khuya, Quỳnh sai người đem võng, võng anh nọ về nhà anh kia, anh kia về nhà anh nọ, nói dối rằng: Say rượu ngộ cảm phải bôi dầu xoa thuốc ngay không thì oan gia! Các "bà lớn" đang mơ màng trong giấc mộng, thấy người gõ cửa mà lại nói những chuyện giật mình như thế, mắt nhắm mắt mở, tưởng là chồng, ôm xốc ngay vào nhà, không kịp châm đèn đóm, rồi nào bôi vôi, nào xoa dầu, miệng lẩm bẩm: "Rượu đâu mà rượu khốn, rượu khổ thế! Ngày mai lên đường mà bây giờ còn say như thế này! Nhờ phúc ấm có làm được ông nọ bà kia thì cũng lại tiền toi thôi!" Xoa bóp cho đến sáng, nhìn thì hoá ra anh láng giềng, các bà ngẩn người mà các anh đàn ông kia lại càng thẹn, cứ cúi gầm mặt xuống cút thẳng. Về nhà thấy vợ mình cũng đang ngẩn người, đỏ mặt tía tai, vội nói ngay:
    - Ai ngờ nó... xỏ thế! Tưởng ông nọ bà kia là thế nào! Thôi kệch đến già!
  6. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Phơi sách - Trạng Quỳnh
    Ở vùng Quỳnh dạy học có một lão trọc phú rất dốt nhưng lại thích nói chữ. Thỉnh thoảng, lão lò mò sang nhà Quỳnh mượn sách, bảo là về đọc, nhưng Quỳnh biết hắn chỉ đem cất vào xó. Một lần, thấy hắn lấp ló ngoài cổng, quỳnh vội vác ngay chiếc chõng tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng. Lão trọc phú bước vào, thấy lạ, liền hỏi:
    - Thầy cống làm gì thế ?
    Quỳnh đáp :
    - à, có gì đâu ! Hôm nay trời nắng, tôi đem sách ra phơi cho khỏi mốc !
    - Thế sách ở đâu ?
    Quỳnh chỉ vào bụng :
    - Sách ở trong này này !
    Biết mình bị đuổi khéo, tên trọc phú lủi thủi ra về, trong lòng tức lắm. Lần khác, hắn cho người sang mời Quỳnh đến nhà, để rửa mối nhục cũ, hắn cũng bắt chước, cởi trần trùng trục rồi nằm phơi bụng ra giữa nắng mà đợi khách. Quỳnh vừa bước vào, hắn cất giọng nhái:
    - Hôm nay trời nắng, tôi đem sách ra phơi cho khỏi mốc.
    Bỗng Quỳnh cười toáng lên, lấy tay sờ vào thân mình hắn, nói:
    - Láo toét ! Bụng ông thì làm quái gì có sách mà phơi chứ !
    Lão trọc phú trố mắtkinh ngạc :
    - Sao thầy biết ?
    Quỳnh cuối xuống vỗ nhẹ vào cái bụng đầy mỡ núc ních nói :
    - Ông nghe chứ, bụng ông nó đang kêu "bộp, bộp "đây này ! Cơm, gà, cá, lợn... toàn những thứ khó tiêu đầy cả ruột thế này thì còn chỗ đâu mà chứa sách cơ chứ ! Thôi, ngồi dậy mà mặc áo vào nhà đi thôi !
    Lão trọc phú cứng họng, không còn biết đối đáp như thế nào, bèn lồm cồm ngồi dậy, vào nhà một cách miễn cưỡng.
  7. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Quan Trường Mắc Lỡm
    Khi vào trường thi, không mấy lúc Quỳnh ngồi yên, trong lều cứ đeo ống quyển đi vẩn vơ gần đường thập đạọ Quan trường biết Quỳnh hay chữ, thấy đi nhung nhăng thì hỏi:
    - Đã làm xong được bài chưa, đưa xem? Quỳnh thưa:
    - Mới xong được vài đoạn, nhưng mà thối lắm, không thể ngửi được, xin các ông đừng xem! Quan trường thấy Quỳnh muốn giấu, mới bảo:
    - Thối thì thối cứ đưa đây! Quỳnh thưa:
    - Quả thối thật, đưa ra sợ các quan bưng mũi không kịp! Các quan không tin, cho là Quỳnh nhún mình, nhất định đòi xem cho được. Bất đắc dĩ, Quỳnh phải nói to:
    - Tôi nói thật, các quan không nghe, xem xong đừng có trách tôi nhé! Rồi trao ống quyển cho các quan. Không ngờ Quỳnh hoà *** vào nước đái để trong ống, bắt châu chấu bỏ vào từ bao giờ, lúc các quan mở ra, nó bay tung lên bẩn cả quần áo, chạy không kịp. Quỳnh cười ầm lên:
    - Tôi đã nói thực, lại cứ đòi xem!
    Các quan giận lắm, nhưng không lấy lẽ gì bắt lỗi được Quỳnh. Đến kỳ thi Hội, chúa Trịnh cứ ép Quỳnh đi thi đỗ lấy Tra.ng. Quỳnh không thiết. Chúa ép mãi, phải nghẹ Lúc vào thi, làm văn xong, còn thừa giấy, Quỳnh vẽ ngựa, vẽ voi vào sau quyển, rồi đề mấy câu thơ rằng: Văn chương phú lục đã xong rồi, Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voị Tớ có một điều xin bảo thật Ai mà cười tớ nó ăn bòi! Làm thế cốt cho phạm trường quy, không lấy đỗ được.
  8. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Quyển sách quý - Trạng Quỳnh
    Trong số quan lại ở phủ Chúa có rất nhiều hoạn quan tham lam, nịnh hót. Chúa tin dùng chúng vì chúng giỏi gièm pha, tâng bốc. Có tên hoạn quan cấp trên ghét Quỳnh lắm, hễ có dịp là hắn rình mò Quỳnh rồi tâu xấu với chúa, xúi chúa làm tội Quỳnh. Quỳnh biết điều đó nhưng làm ngơ, xem hắn như cỏ rác.
    Một hôm, Quỳnh quắp nách một quyển sách rất đẹp, đi lơn tơn qua các hành lang, mặt vẻ nghiêm trọng rồi lại giấu giấu, giếm giếm. Tên hoạn quan kia đang rình mò Quỳnh, thấy vậy sinh nghi, bèn chạy theo níu áo đòi mượn sách xem. Hai bên giằng co một hồi thì tên quan giật được. Hắn lật từng trang, chỉ thấy toàn giấy trắng, đến trang cuối cùng có chữ, nhưng hắn cố căng mắt ra đọc cũng chả hiểu gì cả. Túng quá, hắn bảo Quỳnh đọc xem là gì, Quỳnh lại ra vẻ quan trọng bảo:
    - Ðọc ở đây thật không tiện, nếu ông muốn nghe, xin mời đến nhà cho kín đáo. Về nhà, Quỳnh liền đọc cho tên quan kia nghe những đIều ghi trong trang sách ấy, đó là "Chúa vị thần viết, vi cốt tứ dịch. Thị thần quị nhi tấu viết, thần phùng chỉ phát." Xong, Quỳnh lại diễn Nôm cho tên quan kia nghe, nghĩa câu đó là: "Chúa hỏi thần rằng làm xương cho sáo. Thị thần quì mà tâu rằng tôi may ngón tóc." Nghe xong, quan hoạn cứ ngớ người ra chẳng hiểu mô tê gì cả, lại gãi đầu gãi tai nhờ Quỳnh giải thích. Quỳnh làm bộ ngó trước ngó sau rồi nói khẽ:
    - Ông nghe thì không sao, nhưng nếu Chúa mà biết thì cầm chắc cái chết!
    Tên hoạn quan thề rối rít:
    - Không sao, chỉ có mình tôi biết thôi mà. Nếu có điều hệ trọng, ai lại đi tâu với chúa.
    Quỳnh mỉm cười, giải thích:
    - Nghĩa của nó là như thế này: Chúa hỏi thần rằng làm sao cho sướng? Thị thần quì mà tâu rằng tôi móc ngón tay! (Thị thần tức là hoạn quan )
    Tên kia nghe xong, mặt đỏ tía tai, phùng mang trợn má lên hét:
    - Thế ra lâu nay nhà ngươi tàng trữ sách chế giễu Chúa, lại còn thoá mạ những bầy tôi trung thành của Chúa. Hay lắm, rồi ngươi sẽ biết tay ta!
    Ðợi hắn đi khỏi, Quỳnh liền tháo bỏ cuốn sách, lấy trang giấy vừa rồi đem đốt, thay vào đó là một trang giấy mới rồi hí hoáy viết vào một câu khác.
    Quả nhiên sáng hôm sau, Quỳnh được lệnh vào chầu Chúa. Vừa thấy Quỳnh, Chúa hỏi ngay:
    - Nghe nói khanh có quyển sách lạ, ta muốn xem!
    - Tâu, quyển sách ấy của thần thật không có gì là lạ cả vì nó ghi những điều nhảm nhí bậy bạ. Xin Chúa đừng xem!
    Nghe Quỳnh nói, Chúa lại càng chắc rằng điều mà tên hoạn quan ton hót với mình là đúng bèn phán:
    - Nhà ngươi viết những gì trong sách mà không dám cho ta xem. Nếu không có gì phạm thượng thì cứ lấy đưa ta xem!
    Quỳnh cứ một mực tâu là sách chẳng đáng xem, Chúa lại càng ngờ hơn, sau cùng thì sai lính áp giải Quỳnh về tận nhà lấy sách đem vào cho Chúa xem. Khi có sách ,vua giở mãi đến trang cuối mới thấy một câu: Ngã tư thế sự. Tư viết tả tô chấn tân thịnh nền giai khống xái châu.
    Theo lệnh chúa, Quỳnh xướng đọc và diễn nghĩa từng đoạn như thế này : "Ngã tư thế sự," là ta nghĩ về dự thế, "Tư viết," là nghĩ rằng, "tả,tô, chấn," là mình phải tả, tô điểm thêm, làm cho hưng chấn thêm, " tân thịnh nền " là đẹp vô cùng , "Xái châu," là châu báu cũng không sánh kịp.
    Nghe xong Chúa cười phào nhẹ nhõm: đúng là chẳng có gì đáng nghe cả, chỉ là một câu lằng nhằng về ý tứ, nhưng Chúa lại cho rằng Quỳnh có ý khen tặng ngài là bậc anh minh, bèn thưởng mười nén bạc cho Quỳnh!
    Thấy không làm gì được Quỳnh, chiều hôm ấy, tên hoạn quan mò tới nhà Quỳnh, vỗ về :
    - Trạng đừng trách tôi đã ton hót với Chúa nhé. Vì nếu không thế thì sao Chúa biết đến sách quý của trạng và được thưởng hậu thế!
    Quỳnh chẳng nói chẳng rằng, mở tủ lấy quyển sách kia ra để trên bàn và nói:
    - Ai lại trách ông làm gì. Có điều ông không biết rằng chính cái câu tôi viết trong sách không phải để đọc cho Chúa nghe mà để dành riêng cho ông đấy!
    Trong khi tên hoạn quan còn ngơ ngác chưa hiểu ất giáp gì thì Quỳnh đã chỉ vào sách , đọc :
    - "Ngã tư thế sự," là tao nghĩ cái trò đời, "tư viết," là nghĩ rằng, "tả tô chấn," là ****** hắn, "tân thịnh nền," là tên lịnh thần, "giai khống, "xái châu," là xấu chơi ! Cả câu đọc lái sẽ là., ông đã thông chưa nào ?
    Tên hoạn quan nghe xong thì giận bầm gan tím ruột, cay đắng cõi lòng nhưng cứng họng không thốt ra được lời nào, lẳng lặng rút lui.
  9. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Quỳnh lỡm quan thị - Trạng Quỳnh
    Quỳnh Lỡm Quan Thị Có một ông quan thị đại nịnh thần, được Chúa Trịnh yêu lắm. Ông ta thường đến chơi nhà Quỳnh, thấy sách gì cũng mượn xem, mà ít khi trả. Quỳnh ghét cay ghét đắng, định chơi xỏ một bận cho chừạ Quỳnh bèn lấy giấy trắng đóng thành quyển sách để sẵn.
    Một hôm, thấy bóng quan thị đằng xa, Quỳnh giả vờ cầm sách xem, đợi khi ông ta đến nơi thì giấu đị Quan thị thấy Quỳnh giấu, ngỡ là sách lạ, đòi xem Quỳnh bảo:
    - Sách nhảm có gì mà xem.
    Quan thị năn nỉ mãi cũng không được, về tâu với Chúạ Chúa đòi Quỳnh sang hỏị Quỳnh đám chắc là đò về chuyện quyển sách, mới lấy bút viêt mấy câu vào sách bỏ vào tráp khoá lại, rồi sang hầụ Quả nhiên như thế. Quỳnh tâu:
    - Không có sách gì lạ, chắc thị thần tâu man với Chúa đó.
    Chúa thấy Quỳnh chối, lại càng tin là Quỳnh có sách lạ, bắt phải đem trình. Quỳnh sai người vè đem tráp sang, mở ra, chỉ thấy có một quyển sách mỏng. Quỳnh rụt rè không dám đưạ Chúa bảo:
    - Cứ đưa ta xem. Nếu sách lạ thì ta thưởng, mà có phải sách can phạm thì ta cũng xá cho, đừng ngại .
    Quỳnh đưa ra . Chúa mở ra xem, chỉ thấy có mấy câu: "Chúa vị thần viết: Vi cốt tứ địch, vi cốt tứ địch. Thị thần qui nhị tấu viết: Thần phong chỉ phát, thần phông chỉ phát". Chúa ngẫm lại không biết nghĩa ra làm sao, bảo Quỳnh cắt nghĩa thì Quỳnh rụt rè tâu:
    - Sách ấy là sách nhảm nhí của tiểu thần chỉ xem khi buồn, sợ cắt nghĩa ra rác tai Chúa!
    Chúa nhất định không nghe, bắt Quỳnh cắt nghĩa cho được. Quỳnh vâng lệnh tâu với Chúa, câu ấy nghĩa là: "Chúa hỏi thị thần rằng:
    - Làm xương cho sáo, làm xương cho sáọ Thị thần quỳ mà tâu rằng: "Tôi may ngón tóc, tôi may ngón tóc". Quỳnh cắt nghĩa, nhưng chúa vẫn chưa hiểu ra, lại hỏi:
    - Đa đành nghĩa đen là như thế, nhưng ý tứ thế nào ?
    Quỳnh tủm tỉm cười không dám nóị Chúa và quan thị đứng hầu bên càng gặng hỏị Quỳnh mới tâu:
    - Xin chúa đọc đảo lại thì ra nghĩa, nhưng mà tục lắm.
    Bấy giờ Chúa với quan thị mới biết Quỳnh lỡm, bảo Quỳnh mang sách về. Quỳnh ra, quan thị chảy theo trách Quỳnh nhạo cả Chúa, thực là người vô phu, vô quân. Quỳnh dáp lại rằng:
    - Ngài bảo tôi là vô phu, vô quân thì bọn thưòng thị đời Hậu Hán là gì? Tôi đã giấu mà ngài cứ nịnh để đòi ra cho được thì lỗi tại ai ?
    Quan Thị tịt mắt.
  10. tuansmn

    tuansmn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0

    Quỳnh trả nợ anh lái đò - Trạng Quỳnh
    Quỳnh Trả Nợ Anh Lái Đò Quỳnh đi đò ngang thường chịu tiền, lâu quá hóa nhiều, không trả được. Lúc anh lái đò đến đòi, Quỳnh bảo: -
    Ừ đợi đấy, mai ta trả. Rồi mua tre nứa, lá gồi làm một cái nhà bè ở giữa sông, trong đó một câu: Đ... mẹ thằng nào bảo thằng nào! Và phao ầm lên rằng đó là lầu yết thơ của Trạng.
    Thấy nói thơ Trạng, thiên hạ nô nức kéo nhau đi xem. Đi đò ra đến nơi, thấy độc một câu như thế, chán quá liền đi đò về. Người khác gặp hỏi thì chỉ trả lời: "Ra mà xem!" Thế là thiên hạ càng thấy lạ, càng xô nhau ra xem. Anh lái đò chở hết chuyến nọ đến chuyến kia không kịp, trong ba bốn ngày, được không biết bao nhiêu tiền. Được mấy hôm, Quỳnh dỡ nhà bè, bán lại cho anh lái đò. Anh lái đò trừ nợ..
    Quỳnh mắng:
    - Anh còn nợ ta thì có, ai làm cho anh mấy hôm chở được bấy nhiêu tiền?
    Anh lái đò mới nhận ra, liền cám ơn Quỳnh rồi rít và xin trả đủ tiền.

Chia sẻ trang này