1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện đọc... Mỗi ngày 1 truyện (Truyện ngắn, truyện dài...) - Đang post truyện TÊRÊDA, quà tặng cho

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi thienthancodonls, 08/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
  2. mecgh_of_ranfo

    mecgh_of_ranfo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
  3. mecgh_of_ranfo

    mecgh_of_ranfo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
  4. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    http://ttvnol.com/ttvnlife/topic/465298
  5. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    http://ttvnol.com/ttvnlife/topic/465298
  6. Gianuario

    Gianuario Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Cô gái bán hoaTruyện ngắn của Thái Bá TânTruyện ngắn này viết cho những ai vẫn tin lòng tốt còn có thật trong đời. Nó gợi nhớ một câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em có biết không... Để gió cuốn đi... Để gió cuốn đi...".Thành phố đêm trăng. Gió ấm thổi nhẹ thật dễ chịu. Phảng phất mùi trăng. Đúng hơn,  đó là mùi hạnh phúc. Ông đang cảm thấy hạnh phúc, cái hạnh phúc bình dị của một người không đòi hỏi nhiều ở đời. Chỉ mong muốn cho, nếu có cái để cho. Đứng dưới vành trăng tròn vằng vặc, ông thấy người lâng lâng như bay lên được. Cảm giác này làm ông nhớ tới chuyện khoa học đã chứng minh rằng khi đứng đúng dưới trăng tròn, trọng lượng ta sẽ nhẹ hơn chút ít. Quả thực người ông đang rất nhẹ. Ông còn nhún người, nhảy lên một cái như trẻ con. Ông mỉm cười, đưa mắt nhìn quanh, hài lòng thấy ai cũng no đủ, ăn mặc đẹp, phố xá khang trang, xe cộ bóng lộn nối đuôi nhau nườm nượp. Ông hạnh phúc với ý nghĩ rằng ông và cả dân tộc đã phải chịu vất vả, hy sinh mấy mươi năm không uổng để có được ngày hôm nay. Khi hạnh phúc, người ta dễ xúc động, dễ nảy ra ý định làm một việc gì đấy thật lớn lao, phi thường, thật tốt cho người khác. Nhân vật chính câu chuyện này của chúng ta đang ở tâm trạng đúng như thế khi ông nện gót giày đi dạo dọc theo một trong những đường phố đẹp nhất của Hà Nội. Ông chính là giáo sư N. xấu số tôi viết trong truyện "Say nắng" năm ngoái! Ông giáo sư độc thân, đã nghỉ hưu nhưng rất thơ ngây ấy, một hôm trời nắng đẹp quyết định dạo phố, tự cho phép mình hút thuốc Ba con năm, uống rượu vang Pháp, vào hiệu "gội đầu máy lạnh", nơi ông, vì "say nắng" để mình lọt vào vòng tay một cô gái trẻ rồi bị đưa lên đồn công an... Ông là bạn thân của tôi. Chuyện xảy ra đúng như thế. Có điều, ông không treo cổ tự tử khi bị báo nêu đích danh. Thực tế, ông cũng có ý định ấy, may là tôi và mấy người bạn nữa kịp can ngăn. Tôi phải xin lỗi bạn đọc vì cái kết phịa nhưng theo tôi hợp lôgic ấy. Lâm vào hoàn cảnh tương tự, có lẽ tôi cũng có cái ý nghĩ cực đoan kia như ông. Chúng tôi đã là những người già, hơn thế, lại có học, và còn biết xấu hổ.Vậy là giáo sư N., lần này ban đêm dưới ánh trăng, lại lâng lâng bước đi trên đường phố thủ đô xinh đẹp. Có nói ông bị "say trăng" cũng chẳng sai nhiều lắm. ánh trăng làm người ông mềm ra, hơi hơi mệt một cách dễ chịu. ý tưởng về việc làm "tốt", "vĩ đại" vẫn lởn vởn trong đầu. Bất chợt, ông nhìn thấy một cô gái đứng bên góc phố, tay cầm bó hoa chìa phía trước. Người, xe rất đông, nhưng chẳng ai để ý. Ban đêm, ai mua hoa! Mà hoa cũng đã héo, chẳng đẹp tí nào. ế ẩm, chắc cô ta đang buồn và cảm thấy bất hạnh... Giữa đêm trăng tuyệt đẹp thế này, ở một thành phố cũng tuyệt đẹp với bao con người hạnh phúc thế này mà bất hạnh! Giáo sư N. hăng hái lại gần cô gái. Cơ hội thực hiện việc làm "vĩ đại" đã đến. Ông móc túi lấy hết số tiền mình có đưa cho cô (không nhiều, nhưng cũng kha khá), rồi cầm lấy bó hoa héo. Vậy là ông đã biến được con người bất hạnh, có lẽ duy nhất của thủ đô đêm nay, thành người hạnh phúc! Ông mỉm cười, sung sướng như đứa trẻ. "Bác... Anh có mua hoa gì nữa không?". Ông không hiểu, đứng đờ ra một lúc. "Tôi già rồi. Cô gọi bác cho tiện". Cuối cùng, ông nói: "Tôi đã mua hết hoa của cô rồi đấy thôi". "Em bán cả hoa kia nữa". Cô gái phớt lờ yêu cầu thay đổi cách xưng hô của giáo sư N. "Hoa nào?". Cô gái, chắc lần đầu gặp phải ông khách chậm hiểu thế này, đành nói thẳng: "Nếu thích, anh đưa em đi đâu đó, làm gì thì làm. Chỉ cần cho em dăm chục nghìn. Ba chục cũng được". Giờ thì ông giáo sư già hiểu. Ông thấy có cái gì nhoi nhói trong ngực. Cô gái còn trẻ, chắc chưa đến hai mươi, không xinh nhưng ưa nhìn, có vẻ chất phác. "Bác từ quê lên à?". Cô gái hỏi, chuyển sang bác, xưng em. "Quê em Thái Bình. Bác ở đâu?". "Tôi người Hà Nội, sống ở đây sáu mươi năm rồi".  ông đáp, vẫn chưa hết ngỡ ngàng. Nó hẵng còn là một con bé. Một con bé ngốc nghếch! "Sao cháu không ở quê, lại lên đây làm nghề này?" "Ôi, sao đàn ông ai cũng hỏi em câu ấy nhỉ? Nhất là các ông già". Cô gái nói to, giọng khó chịu và thách thức. "Hỏi ra vẻ thương lắm. Đằng nào chả tới xó xỉnh nào đó! Tại sao không được lên đây? Hà Nội của riêng các người à? Hà Nội không cần những đứa nhà quê như em à? Chỉ giỏi đạo đức giả. Thôi, muốn thì đi, không thì thôi".Giờ thì giáo sư N. - nhà vật lý lý thuyết đã đọc hàng núi sách, hiểu cặn kẽ các hạt vật chất và phi vật chất vô hình - đang bối rối, thực sự không hiểu cô gái trẻ con trước mặt đang nói gì, vì sao có thể nói như thế, và quan trọng hơn cả là ông phải làm gì bây giờ. Hình như vụ gội đầu thư dãn ở quán Minh Hồng năm ngoái không giúp ông hiểu biết thêm nhiều về cuộc sống hiện đại. Thường vẫn thế, những người quá chân thành, cả tin, chẳng bao giờ rút được bài học nào cho mình. Ông im lặng khá lâu, cho đến lúc suýt bị cô kia đuổi đi thì bỗng nói, giọng quả quyết: "Thế thì đi!". "Đi đâu?". "Về nhà tôi". "Không sợ sư tử Hà Đông à?". "Tôi sống một mình". "Được đấy. Nhưng nhà anh có xa không? Em không muốn đi bộ lâu, mất thời gian. Hôm nay chưa được khách nào". Ông nhìn cô, nghiêm giọng nói: "Tôi nhắc lại: Đừng xưng anh em. Bác cháu dễ nghe hơn". "Cũng được. Nhưng bác bác cháu cháu, rồi làm chuyện ấy, ngượng lắm. Có người vừa làm vừa hỏi có sướng không con. Kinh!". "Sẽ không có chuyện ấy!". "Không? Vậy về nhà làm gì?". "Yên tâm. Bác chỉ mong điều tốt cho cháu thôi". "Hay bác định đưa cháu về đồn công an? Đừng, đừng! Cháu sợ lắm. Cháu bị bắt một lần rồi...". "Công an nào! Vớ vẩn!". ông cầm tay cô gái dắt đi. Trên cao trăng vẫn sáng, nhưng ông không còn cái cảm giác lâng lâng lúc nãy. Có thể các nhà khoa học đã sai khi kết luận về sự giảm trọng lượng do sức hút mặt trăng. Quang cảnh phố xá, người xe vẫn thế, tuy nhiên, bức tranh hạnh phúc bây giờ không còn trọn vẹn như trước, vì trên nó ông phát hiện thấy một vết ố nhỏ, là cô bé này. Không hiểu sao ông thấy như mình có lỗi. Bà hàng xóm to béo sống một mình với đứa cháu gái được gửi từ quê ra rất ngạc nhiên khi bị giáo sư N. gõ cửa vào lúc mười rưỡi đêm, xin bà cho một cô gái không quen biết ngủ tạm mấy tối. "Người bà con bác à?". "Không. Chỉ một cô gái bán hoa tôi gặp ngoài phố". Đương nhiên, bà ngay lập tức hiểu đúng nghĩa của từ này. "Trời! Lại còn dẫn về nhà? Nếu bác cần, sao không đưa về nhà bác ấy?". "Bà hiểu sai rồi, tôi chỉ đơn giản muốn giúp cô ấy đổi nghề". "Giúp cách nào?". "Tạm thời chưa rõ, nhưng phải giúp . Ở nhà tôi không tiện, vậy mới nhờ bà. Có thể cô ấy đói, bà có gì cho ăn hộ. Mai tôi nói hết mọi chuyện".Vậy là bà hàng xóm, vốn thương người lại rất quý trọng ông giáo sư nên đã nhận lời. Bà không chỉ cho cô ăn mà còn bắt tắm rửa thật kỹ. "Khi nào mòn hết nửa bánh xà phòng này mới thôi" - bà dặn thế. Còn cô gái thì suốt dọc đường đi trước đó đã được nghe nói về kế hoạch của ông nên cũng yên tâm.Sau đó ông gọi điện cho tôi. "Tôi có lòng, ông có tiền. Vậy ta thử giúp con bé!" - Ông nói sau khi kể tôi nghe vắn tắt sự việc. "Tôi cũng có lòng đấy - tôi đáp, hơi chút tự ái.  - Ông mãi vẫn không chừa được cái tính bốc đồng. Không khéo lại chuốc vạ vào thân". "Thì đã sao? Suy cho cùng, những gì tôi làm mấy mươi năm qua trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, cũng như cả trăm truyện ngắn nhân đạo, dạy đời của ông, không bằng cứu được một con người cụ thể như cô gái này...". "Có thể như vậy. Nhưng Lỗ Tấn bỏ nghề y chuyển sang viết văn với ý nghĩ cùng một lúc giúp được nhiều người hơn". "Ông không ví mình với văn hào Lỗ Tấn đấy chứ? - Giáo sư N. châm chọc. - Tôi đùa thôi. Công bằng mà nói, truyện ông đọc xong, người ta còn thấy muốn sống. Chứ như nhiều vị bây giờ viết gì mà khiếp - độc ác, tục tĩu, toàn một màu đen kịt. Tuy nhiên, cái tốt, cái thương người của ông vẫn chỉ trên trang giấy, còn đây là một cô gái tội nghiệp, bằng xương bằng thịt và đang chờ ta kéo ra khỏi vũng bùn...". "Nếu cô ta không muốn được kéo ra thì sao?". "Không ai muốn sống trong bùn nhớp nhúa". "Nếu cô ta lừa ông, hoặc sau bao nhiêu vất vả, đâu lại vào đấy?". "Thì coi như tôi tính sai một con số, cũng như ông viết một câu văn sai ngữ pháp. Đời còn dài mà. Vả lại, có sai mới có đúng". Tôi thấy đuối lý trước những lập luận giản dị ấy.Hai ngày sau, với tiền của tôi (ông bảo mượn, sau con gửi về sẽ trả), sự năng nổ đáng khâm phục của ông và cả sự giúp đỡ của bà hàng xóm, cô gái bán hoa được ở trong căn phòng mười lăm mét vuông tầng năm một ngôi nhà tập thể với giá thuê ba trăm năm mươi nghìn đồng một tháng, trả trước ba tháng. Ông bỏ tiền sắm cho cô những vật dụng cần thiết cùng năm mươi cân gạo, một chai nước mắm và một nồi cá kho lớn. Những thứ này do bà hàng xóm gợi ý và lo liệu. Ông thuê cho cô một góc cửa hàng (chỉ cách nơi ông gặp cô lần đầu mấy chục mét) cùng ít tiền vốn để cô mua hoa về bán. Tôi hỏi sao nhất thiết bán hoa chứ không phải cái gì khác, ông nói để cô vẫn là cô gái bán hoa như ông nghĩ lúc đầu. Bán hoa làm đẹp cho đời chứ không ngược lại. Mọi việc có vẻ suôn sẻ. Ông hớn hở ra mặt. Tôi cũng vui lây. Cô gái tỏ ra chí thú và cũng ngoan. Tuy nhiên, độ một tháng sau, bỗng một thằng lẻo khẻo mặt đầy mụn và hay ngáp vặt tìm đến nhà giáo sư N. làm ầm lên, như thể ông "cướp vợ" hắn. May có anh bảo vệ tống hắn ra ngoài, nhưng cũng khối người trong chung cư nghi ông làm điều bất chính. Sau đó vài tuần thì ông chủ nhà đem tiền đến trả, không cho thuê, vì không muốn nhà ông tiếp tục bị biến thành nhà chứa. Giáo sư N. nhất quyết không tin, đang đêm bắt tôi cùng tới đó để xem thực hư thế nào. Nể bạn, tôi phải đi theo. Cô gái tối ấy ở nhà. Khi chúng tôi gõ cửa bước vào thì hai anh công an khu vực đột ngột xuất hiện (chắc rình sẵn đâu đó từ trước). Một anh nghiêm mặt nói: "Đáng lẽ các cụ nên làm gương cho con cháu, đằng này...".  May ông chủ nhà kịp đến thanh minh hộ.Hôm sau thì cô gái bán hoa biến mất, tất nhiên đem theo tất cả những gì có thể đem theo được. ***Tôi giấu giáo sư N không cho biết tôi viết truyện này. Ông vừa ở nhà tôi về xong. Như cú "say nắng" năm ngoái, lần "say trăng" này cũng làm ông buồn. Vấn đề chẳng ở tiền bạc và công sức. Ông buồn vì cô kia bỏ đi không nói một lời. ông bảo tôi chắc cô làm thế vì hoàn cảnh bắt buộc, và rằng nếu nói ra, có thể ông sẽ giúp được. Tôi dám chắc nay mai ông sẽ lại bị "say" lần nữa, và lần nữa ông sẽ lại hăm hở lao vào một việc nào đó "tốt và vĩ đại" để giúp người khác. Thì ông đã nói, nếu bị lừa, đó đơn giản cũng chỉ là phép tính ông tính sai. Dẫu không được như Lỗ Tấn, viết truyện này, tôi cũng mong bạn đọc không vì một cô bán hoa tráo trở nào đó mà buồn. Đời vẫn đẹp. Suy cho cùng, theo cách nói của giáo sư N., cô ta cũng chỉ là con số sai trong cả triệu con số đúng của cuộc đời. Trong nghề của tôi, một câu văn chưa chuẩn không thể làm hỏng cả một truyện ngắn hay. Trót viết sai một câu thì viết lại. Miễn là cả giáo sư N., tôi, và tất cả chúng ta còn "có lòng" với đời. 
  7. Gianuario

    Gianuario Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Cô gái bán hoaTruyện ngắn của Thái Bá TânTruyện ngắn này viết cho những ai vẫn tin lòng tốt còn có thật trong đời. Nó gợi nhớ một câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em có biết không... Để gió cuốn đi... Để gió cuốn đi...".Thành phố đêm trăng. Gió ấm thổi nhẹ thật dễ chịu. Phảng phất mùi trăng. Đúng hơn,  đó là mùi hạnh phúc. Ông đang cảm thấy hạnh phúc, cái hạnh phúc bình dị của một người không đòi hỏi nhiều ở đời. Chỉ mong muốn cho, nếu có cái để cho. Đứng dưới vành trăng tròn vằng vặc, ông thấy người lâng lâng như bay lên được. Cảm giác này làm ông nhớ tới chuyện khoa học đã chứng minh rằng khi đứng đúng dưới trăng tròn, trọng lượng ta sẽ nhẹ hơn chút ít. Quả thực người ông đang rất nhẹ. Ông còn nhún người, nhảy lên một cái như trẻ con. Ông mỉm cười, đưa mắt nhìn quanh, hài lòng thấy ai cũng no đủ, ăn mặc đẹp, phố xá khang trang, xe cộ bóng lộn nối đuôi nhau nườm nượp. Ông hạnh phúc với ý nghĩ rằng ông và cả dân tộc đã phải chịu vất vả, hy sinh mấy mươi năm không uổng để có được ngày hôm nay. Khi hạnh phúc, người ta dễ xúc động, dễ nảy ra ý định làm một việc gì đấy thật lớn lao, phi thường, thật tốt cho người khác. Nhân vật chính câu chuyện này của chúng ta đang ở tâm trạng đúng như thế khi ông nện gót giày đi dạo dọc theo một trong những đường phố đẹp nhất của Hà Nội. Ông chính là giáo sư N. xấu số tôi viết trong truyện "Say nắng" năm ngoái! Ông giáo sư độc thân, đã nghỉ hưu nhưng rất thơ ngây ấy, một hôm trời nắng đẹp quyết định dạo phố, tự cho phép mình hút thuốc Ba con năm, uống rượu vang Pháp, vào hiệu "gội đầu máy lạnh", nơi ông, vì "say nắng" để mình lọt vào vòng tay một cô gái trẻ rồi bị đưa lên đồn công an... Ông là bạn thân của tôi. Chuyện xảy ra đúng như thế. Có điều, ông không treo cổ tự tử khi bị báo nêu đích danh. Thực tế, ông cũng có ý định ấy, may là tôi và mấy người bạn nữa kịp can ngăn. Tôi phải xin lỗi bạn đọc vì cái kết phịa nhưng theo tôi hợp lôgic ấy. Lâm vào hoàn cảnh tương tự, có lẽ tôi cũng có cái ý nghĩ cực đoan kia như ông. Chúng tôi đã là những người già, hơn thế, lại có học, và còn biết xấu hổ.Vậy là giáo sư N., lần này ban đêm dưới ánh trăng, lại lâng lâng bước đi trên đường phố thủ đô xinh đẹp. Có nói ông bị "say trăng" cũng chẳng sai nhiều lắm. ánh trăng làm người ông mềm ra, hơi hơi mệt một cách dễ chịu. ý tưởng về việc làm "tốt", "vĩ đại" vẫn lởn vởn trong đầu. Bất chợt, ông nhìn thấy một cô gái đứng bên góc phố, tay cầm bó hoa chìa phía trước. Người, xe rất đông, nhưng chẳng ai để ý. Ban đêm, ai mua hoa! Mà hoa cũng đã héo, chẳng đẹp tí nào. ế ẩm, chắc cô ta đang buồn và cảm thấy bất hạnh... Giữa đêm trăng tuyệt đẹp thế này, ở một thành phố cũng tuyệt đẹp với bao con người hạnh phúc thế này mà bất hạnh! Giáo sư N. hăng hái lại gần cô gái. Cơ hội thực hiện việc làm "vĩ đại" đã đến. Ông móc túi lấy hết số tiền mình có đưa cho cô (không nhiều, nhưng cũng kha khá), rồi cầm lấy bó hoa héo. Vậy là ông đã biến được con người bất hạnh, có lẽ duy nhất của thủ đô đêm nay, thành người hạnh phúc! Ông mỉm cười, sung sướng như đứa trẻ. "Bác... Anh có mua hoa gì nữa không?". Ông không hiểu, đứng đờ ra một lúc. "Tôi già rồi. Cô gọi bác cho tiện". Cuối cùng, ông nói: "Tôi đã mua hết hoa của cô rồi đấy thôi". "Em bán cả hoa kia nữa". Cô gái phớt lờ yêu cầu thay đổi cách xưng hô của giáo sư N. "Hoa nào?". Cô gái, chắc lần đầu gặp phải ông khách chậm hiểu thế này, đành nói thẳng: "Nếu thích, anh đưa em đi đâu đó, làm gì thì làm. Chỉ cần cho em dăm chục nghìn. Ba chục cũng được". Giờ thì ông giáo sư già hiểu. Ông thấy có cái gì nhoi nhói trong ngực. Cô gái còn trẻ, chắc chưa đến hai mươi, không xinh nhưng ưa nhìn, có vẻ chất phác. "Bác từ quê lên à?". Cô gái hỏi, chuyển sang bác, xưng em. "Quê em Thái Bình. Bác ở đâu?". "Tôi người Hà Nội, sống ở đây sáu mươi năm rồi".  ông đáp, vẫn chưa hết ngỡ ngàng. Nó hẵng còn là một con bé. Một con bé ngốc nghếch! "Sao cháu không ở quê, lại lên đây làm nghề này?" "Ôi, sao đàn ông ai cũng hỏi em câu ấy nhỉ? Nhất là các ông già". Cô gái nói to, giọng khó chịu và thách thức. "Hỏi ra vẻ thương lắm. Đằng nào chả tới xó xỉnh nào đó! Tại sao không được lên đây? Hà Nội của riêng các người à? Hà Nội không cần những đứa nhà quê như em à? Chỉ giỏi đạo đức giả. Thôi, muốn thì đi, không thì thôi".Giờ thì giáo sư N. - nhà vật lý lý thuyết đã đọc hàng núi sách, hiểu cặn kẽ các hạt vật chất và phi vật chất vô hình - đang bối rối, thực sự không hiểu cô gái trẻ con trước mặt đang nói gì, vì sao có thể nói như thế, và quan trọng hơn cả là ông phải làm gì bây giờ. Hình như vụ gội đầu thư dãn ở quán Minh Hồng năm ngoái không giúp ông hiểu biết thêm nhiều về cuộc sống hiện đại. Thường vẫn thế, những người quá chân thành, cả tin, chẳng bao giờ rút được bài học nào cho mình. Ông im lặng khá lâu, cho đến lúc suýt bị cô kia đuổi đi thì bỗng nói, giọng quả quyết: "Thế thì đi!". "Đi đâu?". "Về nhà tôi". "Không sợ sư tử Hà Đông à?". "Tôi sống một mình". "Được đấy. Nhưng nhà anh có xa không? Em không muốn đi bộ lâu, mất thời gian. Hôm nay chưa được khách nào". Ông nhìn cô, nghiêm giọng nói: "Tôi nhắc lại: Đừng xưng anh em. Bác cháu dễ nghe hơn". "Cũng được. Nhưng bác bác cháu cháu, rồi làm chuyện ấy, ngượng lắm. Có người vừa làm vừa hỏi có sướng không con. Kinh!". "Sẽ không có chuyện ấy!". "Không? Vậy về nhà làm gì?". "Yên tâm. Bác chỉ mong điều tốt cho cháu thôi". "Hay bác định đưa cháu về đồn công an? Đừng, đừng! Cháu sợ lắm. Cháu bị bắt một lần rồi...". "Công an nào! Vớ vẩn!". ông cầm tay cô gái dắt đi. Trên cao trăng vẫn sáng, nhưng ông không còn cái cảm giác lâng lâng lúc nãy. Có thể các nhà khoa học đã sai khi kết luận về sự giảm trọng lượng do sức hút mặt trăng. Quang cảnh phố xá, người xe vẫn thế, tuy nhiên, bức tranh hạnh phúc bây giờ không còn trọn vẹn như trước, vì trên nó ông phát hiện thấy một vết ố nhỏ, là cô bé này. Không hiểu sao ông thấy như mình có lỗi. Bà hàng xóm to béo sống một mình với đứa cháu gái được gửi từ quê ra rất ngạc nhiên khi bị giáo sư N. gõ cửa vào lúc mười rưỡi đêm, xin bà cho một cô gái không quen biết ngủ tạm mấy tối. "Người bà con bác à?". "Không. Chỉ một cô gái bán hoa tôi gặp ngoài phố". Đương nhiên, bà ngay lập tức hiểu đúng nghĩa của từ này. "Trời! Lại còn dẫn về nhà? Nếu bác cần, sao không đưa về nhà bác ấy?". "Bà hiểu sai rồi, tôi chỉ đơn giản muốn giúp cô ấy đổi nghề". "Giúp cách nào?". "Tạm thời chưa rõ, nhưng phải giúp . Ở nhà tôi không tiện, vậy mới nhờ bà. Có thể cô ấy đói, bà có gì cho ăn hộ. Mai tôi nói hết mọi chuyện".Vậy là bà hàng xóm, vốn thương người lại rất quý trọng ông giáo sư nên đã nhận lời. Bà không chỉ cho cô ăn mà còn bắt tắm rửa thật kỹ. "Khi nào mòn hết nửa bánh xà phòng này mới thôi" - bà dặn thế. Còn cô gái thì suốt dọc đường đi trước đó đã được nghe nói về kế hoạch của ông nên cũng yên tâm.Sau đó ông gọi điện cho tôi. "Tôi có lòng, ông có tiền. Vậy ta thử giúp con bé!" - Ông nói sau khi kể tôi nghe vắn tắt sự việc. "Tôi cũng có lòng đấy - tôi đáp, hơi chút tự ái.  - Ông mãi vẫn không chừa được cái tính bốc đồng. Không khéo lại chuốc vạ vào thân". "Thì đã sao? Suy cho cùng, những gì tôi làm mấy mươi năm qua trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, cũng như cả trăm truyện ngắn nhân đạo, dạy đời của ông, không bằng cứu được một con người cụ thể như cô gái này...". "Có thể như vậy. Nhưng Lỗ Tấn bỏ nghề y chuyển sang viết văn với ý nghĩ cùng một lúc giúp được nhiều người hơn". "Ông không ví mình với văn hào Lỗ Tấn đấy chứ? - Giáo sư N. châm chọc. - Tôi đùa thôi. Công bằng mà nói, truyện ông đọc xong, người ta còn thấy muốn sống. Chứ như nhiều vị bây giờ viết gì mà khiếp - độc ác, tục tĩu, toàn một màu đen kịt. Tuy nhiên, cái tốt, cái thương người của ông vẫn chỉ trên trang giấy, còn đây là một cô gái tội nghiệp, bằng xương bằng thịt và đang chờ ta kéo ra khỏi vũng bùn...". "Nếu cô ta không muốn được kéo ra thì sao?". "Không ai muốn sống trong bùn nhớp nhúa". "Nếu cô ta lừa ông, hoặc sau bao nhiêu vất vả, đâu lại vào đấy?". "Thì coi như tôi tính sai một con số, cũng như ông viết một câu văn sai ngữ pháp. Đời còn dài mà. Vả lại, có sai mới có đúng". Tôi thấy đuối lý trước những lập luận giản dị ấy.Hai ngày sau, với tiền của tôi (ông bảo mượn, sau con gửi về sẽ trả), sự năng nổ đáng khâm phục của ông và cả sự giúp đỡ của bà hàng xóm, cô gái bán hoa được ở trong căn phòng mười lăm mét vuông tầng năm một ngôi nhà tập thể với giá thuê ba trăm năm mươi nghìn đồng một tháng, trả trước ba tháng. Ông bỏ tiền sắm cho cô những vật dụng cần thiết cùng năm mươi cân gạo, một chai nước mắm và một nồi cá kho lớn. Những thứ này do bà hàng xóm gợi ý và lo liệu. Ông thuê cho cô một góc cửa hàng (chỉ cách nơi ông gặp cô lần đầu mấy chục mét) cùng ít tiền vốn để cô mua hoa về bán. Tôi hỏi sao nhất thiết bán hoa chứ không phải cái gì khác, ông nói để cô vẫn là cô gái bán hoa như ông nghĩ lúc đầu. Bán hoa làm đẹp cho đời chứ không ngược lại. Mọi việc có vẻ suôn sẻ. Ông hớn hở ra mặt. Tôi cũng vui lây. Cô gái tỏ ra chí thú và cũng ngoan. Tuy nhiên, độ một tháng sau, bỗng một thằng lẻo khẻo mặt đầy mụn và hay ngáp vặt tìm đến nhà giáo sư N. làm ầm lên, như thể ông "cướp vợ" hắn. May có anh bảo vệ tống hắn ra ngoài, nhưng cũng khối người trong chung cư nghi ông làm điều bất chính. Sau đó vài tuần thì ông chủ nhà đem tiền đến trả, không cho thuê, vì không muốn nhà ông tiếp tục bị biến thành nhà chứa. Giáo sư N. nhất quyết không tin, đang đêm bắt tôi cùng tới đó để xem thực hư thế nào. Nể bạn, tôi phải đi theo. Cô gái tối ấy ở nhà. Khi chúng tôi gõ cửa bước vào thì hai anh công an khu vực đột ngột xuất hiện (chắc rình sẵn đâu đó từ trước). Một anh nghiêm mặt nói: "Đáng lẽ các cụ nên làm gương cho con cháu, đằng này...".  May ông chủ nhà kịp đến thanh minh hộ.Hôm sau thì cô gái bán hoa biến mất, tất nhiên đem theo tất cả những gì có thể đem theo được. ***Tôi giấu giáo sư N không cho biết tôi viết truyện này. Ông vừa ở nhà tôi về xong. Như cú "say nắng" năm ngoái, lần "say trăng" này cũng làm ông buồn. Vấn đề chẳng ở tiền bạc và công sức. Ông buồn vì cô kia bỏ đi không nói một lời. ông bảo tôi chắc cô làm thế vì hoàn cảnh bắt buộc, và rằng nếu nói ra, có thể ông sẽ giúp được. Tôi dám chắc nay mai ông sẽ lại bị "say" lần nữa, và lần nữa ông sẽ lại hăm hở lao vào một việc nào đó "tốt và vĩ đại" để giúp người khác. Thì ông đã nói, nếu bị lừa, đó đơn giản cũng chỉ là phép tính ông tính sai. Dẫu không được như Lỗ Tấn, viết truyện này, tôi cũng mong bạn đọc không vì một cô bán hoa tráo trở nào đó mà buồn. Đời vẫn đẹp. Suy cho cùng, theo cách nói của giáo sư N., cô ta cũng chỉ là con số sai trong cả triệu con số đúng của cuộc đời. Trong nghề của tôi, một câu văn chưa chuẩn không thể làm hỏng cả một truyện ngắn hay. Trót viết sai một câu thì viết lại. Miễn là cả giáo sư N., tôi, và tất cả chúng ta còn "có lòng" với đời. 
  8. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Mình đang cần tìm bản dịch của truyện "Buồn ơi chào mi" của Françoise Sagan, không biết có ai kiếm được trên net không nhỉ ?
  9. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Mình đang cần tìm bản dịch của truyện "Buồn ơi chào mi" của Françoise Sagan, không biết có ai kiếm được trên net không nhỉ ?
  10. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Mình rất tiếc là không kiếm được bản Full cho bạn. Nhưng trên TTVNOL có đăng 5 chương của truyện này đấy, bạn thử vào đây xem có giúp được gì cho mình không nhé:
    Buồn ơi chào nhé - Francoise Sagan
    Chúc mọi điều tốt lành!

Chia sẻ trang này