1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện giả tưởng trong tương lai gần.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Quake3Arena, 04/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. killer_rat2000

    killer_rat2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    3.093
    Đã được thích:
    0
  2. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi , vùng ven bờ Thái Bình Dương , trong tương lai 10 năm tới có thể xảy ra chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên giữa Bắc Hàn + Tàu vs. Nam Hàn + Mỹ hoặc giữa Mỹ + Đài Loan vs. Tàu .
    ( Khu vực biển Đông rất khó xảy ra vì VN tỏ ra khôn hơn hồi đánh Cambodia và hiện VN chưa đủ sức + thời cơ để lấy lại Hoàng Sa từ tay Tàu nên chưa thể gây mâu thuẫn đến mức nổ ra chiến tranh )
    Vùng bán đảo Triều Tiên lại gần Nhật và Đài Loan nên nếu chiến tranh xảy ra thì cả TQ , Triều Tiên hai miền , Đài Loan , Mỹ và Nhật cùng rơi vào vòng xoáy . Không loại trừ trường hợp cả 2 cuộc xung đột sẽ xảy ra cùng lúc kiểu như hiệu ứng domino .
    Về Bắc Hàn , Mỹ đã từng lên kế hoạch dập Bắc Triền Tiên vào những năm 93-94 nhưng cuối cùng lại không thực hiện . Vì tên lửa Bắc Triều tiên vươn đến mọi miền ( khắp nơi trên lãnh thổ Nam Hàn Nhật , Đài Loan và xuyên tận tới Mỹ ) nên khả năng Mỹ sẽ phải dập một lúc thật ác nhằm làm tê liệt hệ thống tên lửa , pháo dày đặc của Bắc Hàn . Nếu muốn tấn công như vậy , họ đầu tiên nhất định sẽ phải dùng một lượng cực lớn máy bay thả bomb và tên lửa với sức huỷ diệt thật cao .
    Trong trường hợp Mỹ tấn công nhưng lại không làm tê liệt được Bắc Triều Tiên trong 30 phút đầu thì ngay lập tức Nam Hàn và Nhật Bản sẽ trở thành bình địa .
    Bi kịch xảy ra là nếu muốn thống Nhất , không còn cách nào khác hơn là người Triều Tiên phải chấp nhận một cuộc chiến tranh . Bi kịch hơn nữa là cuộc chiến của họ sẽ không đơn thuần là nội chiến mà nhất định phải có sự tham gia của các thế lực ngoại bang là Mỹ và TQ . Ai thắng ai thua , cục diện thế nào thì cuộc chiến cách đây 50 năm đã nói lên qua nhiều rồi
  3. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn hỏi các bác là 1 quả tomahawk có khả năng huỷ diệt trong vòng bán kính bao nhiêu km nếu tâm là nơi nó chạm xuống mục tiêu ? ( không phải hỏi về tầm xa )
  4. Bradley

    Bradley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi trong tương lai gần ,TQ có thể sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi ĐL.Còn về vấn đề biển Đông thì vừa rồi TQ đã ký với Iran một hợp đồng dầu khí khổng lồ với Iran sẽ giúp TQ tạm thời ko sử dụng biện pháp cứng rắn nhưng dù sao cũng nên cảnh giác điển hình là vụ cho tàu ngầm xâm nhập lãnh hải NB gần khu vực tranh chấp giàu dầu mỏ và khí đốt.Về TT,HK sẽ không sử dụng vũ lực với BTT mà sẽ tìm cách giái quyết vấn đề qua con đường ngoại giao.Việc sử dụng vũ lực rủi ro rất lớn mà ko có lợi ích lợi gì nhiều quả lại HK còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác cũng gay cấn không kém như Iraq,hạt nhân Iran,....
  5. phatastic

    phatastic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    Tớ tham gia giả tưởng nha:
    Đầu năm 2005, Tony Blair tái đắc cử thủ tướng Anh sau một cuộc bầu cử đầy tranh cãi và gây chia rẻ nội bộ nước Anh. Bộ 3 Mỹ, Úc, Anh tiếp tục duy trì chính sách diều hâu của mình với những lãnh đạo cũ.
    Tháng 7/2005, Fidel Castro đổ bệnh nặng, không lâu sau thì chết. Nội bộ Cuba khủng hoảng sâu sắc giữa những người muốn giữ chế độ cũ và những người muốn chuyển sang TBCN. CIA và những người Cuba lưu vong hoạt động mạnh, gây rối loạn, biểu tình. Trung Quốc gửi một phái đoàn cố vấn để giúp phe bảo thủ và quân đội giữ ghế của mình và đàn áp phe cấp tiến. Tình hình tạm lắng. Cuba trở thành một con bài để TQ chơi với Mỹ.
    Tháng 9/2005, giá dầu tiếp tục ở vị trí trên 40 USD đã ở tháng thứ 12. Nền chính trị dầu mỏ hiện rõ trên bộ mặt ngoại giao quốc tế. Vị thế của Nga tăng lên trở lại do các nước kô muốn tiếp tục phê phán vấn đề Chesnia do giá dầu và do sau Beslan. Nga lại có thể thương lượng đàm phán về dầu mỏ ở phía Đông với Nhật và TQ. Ở vùng ảnh hưởng phía Tây, nước Nga mất dần ưu thế so với Mỹ. Mâu thuẫn ở vùng Tây Á sẽ chuyển từ tay đôi Nga-Mỹ sang 3 phe Nga-Mỹ- Tây âu.
    Tháng 10/2005, Mỹ đảo chính ở Chilê. Nguồn cung dầu lửa cho Mỹ này trở nên ổn định. Giá dầu sụt xuống 35 USD/barrel.
    Mỹ và Bắc Hàn đạt một thoả thuận tạm thời để ổn định tình hình. Chiến thuật của Mỹ là dùng TQ gây sức ép để BH từ bỏ hạt nhân (TQ cũng muốn muợn sức ép của Mỹ để ép BH bỏ hạt nhân). Mỹ tiếp tục đấu võ mồm, giương oai diệu võ làm như sắp đánh đến nơi. BH bị choáng nên ký hiệp định tạm ngưng có thể kiểm soát chương trình hạt nhân của mình. Đổi lại, Mỹ cam kết giúp BH về năng lượng và lương thực. Cam kết này, Mỹ buộc Nam Hàn và Nhật bản trả tiền.
    4/2006, Mỹ tuyên bố Lá chắn phòng thủ tên lửa của mình đã hoàn thiện, với chủ chốt là 3 nước Mỹ, Anh và Úc. Nhật nhân cơ hội tuyên bố sẽ là một thành viên tích cực của lá chắn. TQ phản đối cực lực. Biểu tình của thanh niên TQ khắp các nơi có lãnh sự quán Nhật. Nhật thay đổi hiến pháp cho phép xây dựng quân đội độc lập.
    Tình hình bạo loạn ở Nam Thái Lan vẫn tiếp tục râm rỉ và leo thang ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Tình hình cướp biển gia tăng trong khu vực. Tháng 9/2006, một tàu container vận tải siêu trọng bị tấn công chiếm quyền kiểm soát ở gần khu vực eo biển Malacca. 30 phút sau, trực thăng và sau đó là tàu chiến có mặt bao vây. Tàu hàng vẫn tiếp tục tiến lên. Đặc nhiệm không khó khăn đổ bộ lên tàu, dưới hoả lực yểm trợ của trực thăng. "Bọn cướp" chống trả yếu ớt, nhưng bỗng cho nổ tàu hàng. Vụ nổ khá nhỏ, không có pháo hoa như Holywood, nhưng là ác mộng của nhiều nước: tàu hàng chìm nguyên chiếc, ngán trở một trong những eo biển quan trọng nhất.
    Mỹ tuyên bố có bàn tay của Al Qaida. Mang quân đội đến khu vực, và giành quyền kiểm soát tuần tiễu trong khu vực. Giá dầu ở thị trường Luân đôn lên 60USD/thùng. Ở thị trường Đông Á, giá là 70USD/thùng. Nhật Bản vì thế lại càng lệ thuộc vào Mỹ, trong khi đó TQ ngày càng tức tối.
    Tháng 10/2006, hàng hoá TQ, VN, Nam Hàn ngày càng mất cạnh tranh do giá dầu cao hơn các khu vực còn lại. TQ tiếp cận VN, Philipines đề nghị thế liên minh và cùng khai thác biển Đông. Do mối quan hệ lạnh nhạt giữa tổng thống Aroiyo và Bush, Philippines đồng ý với TQ trong việc đẩy mạnh khai thác dầu ở biển Đông nhưng từ chối liên minh quân sự. Người Việt bắt đầu cảm thấy khó khăn khi xuất khẩu chựng lại, nhưng do vấn đề lãnh thổ lãnh hải là thiêng liêng đối với họ nên đành loại bỏ phương án hợp tác. VN vì thế nghiêng dần về phía Mỹ trong chiến lược an ninh của mình.
    Tháng 11/2006, TQ chủ động tung tin rò rỉ về các kế hoạch tấn công Đài Loan để nắn gân Mỹ và Đài và gây sức ép để Mỹ tạo thuận lợi hơn cho các tàu dầu TQ đi ngang qua khu vực Malacca. Họ tuyên bố 3 dự án thăm dò khai thác trị giá hàng tỷ đô ở biển Đông. Dự án du lịch thăm đá chữ Thập ở Tây Sa được thanh niên TQ tham gia mạnh mẽ. VN bối rối bởi vì tàu ngầm TQ thỉnh thoảng lại cố tình nổi lên trêu ngươi hải quân VN.
    Tóm lại là Hai năm sau ngày hôm nay,
    - TQ tích cực chuẩn bị chiến tranh ở Đài Loan, nhân dịp đó cũng sẽ giải quyết vấn đề biển Đông. Một bước đi tất yếu để thực sự có được không gian sinh tồn của một siêu cường.
    - Nhật bản ở quá trình khởi động tái vũ trang.
    - Mỹ thành công trong vấn đề gây sức ép khắp nơi để đạt mục đích kinh tế của mình. Kiểm soát được Nam Mỹ, Trung Đông, Tây Á và eo biển Malacca.
    - Dưới sự kiểm soát của Bush, vấn đề Isarel và Palestin dậm chân tại chỗ. Mối quan tâm của dư luận thế giới được Mỹ khéo léo chuyển sang Bắc Hàn, Iran, Syrie, Chile, khủng bố.
  6. lam3d

    lam3d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Cách đây mấy chục năm, nhân ngành kỷ niệm LX bắt tay ký hoà ước với phát xít Đức, TQ đã cho pháo kích gây căng thẳng vào 2 đảo Kim Môn và Bành hồ nhằm cảnh cáo ''bọn xét lại'' LX đang giảm tinh thần CM tìm cách bắt tay hoà bình với Mỹ.
    Lúc đó, Mỹ rất tức giận, và nhân cớ này bán vô số tên lửa tầm trung cho ĐL. Các tên lửa này có thể bắn tới tận Bắc Kinh.
    Mấy chục năm sau, o biết kho vũ khí của bọn ĐL tới đâu rồi. Nhưng chắc chắn một điều, nếu TQ định dùng vũ lực tiêu diệt ĐL, thì chẳng cần Mỹ can thiệp, trước mắt, Bắc kinh và Thượng Hải đã đổ nát rồi . Tóm lại, còn lâu TQ mới dám dùng vũ lực đánh ĐL, chỉ có thể bao vây trong toả làm cho kinh tế ĐL suy sụp, dân Đài tự động đầu hàng thôi.
    Các cuộc chiến tranh giả tưởng giữa TQ -ĐL hay TQ+BTT vs Mỹ + NH sao lại o dính đến VN ? Chỉ cần TQ thua trận, chiến tranh biên giới VN - TQ có khả năng xảy ra lắm vì VN lợi dụng cơ hội ngàn vàng quân đội TQ tan nát sau khi thua trận đổ quân chiếm lại TS và HS.
  7. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Về TQ và Đài Loan :
    Trước đây khi còn giữ cán chủ tịch quân uỷ trung ương Giang Trạch Dân đã tập trung rất nhiều anh tướng có tư tưởng cứng rắn , muốn thanh toán Đài Loan bằng bạo lực . Tuy nhiên Hồ Cẩm Đào lại khác hẳn . Đào muốn thông qua con đường ngoại giao .
    Hiện nay ĐL có 2 chính đảng chính . 1 là quốc dân đảng ( phe anh Liên Chiến vừa rồi , đảng này do Tưởng Giới Thạch sáng lập và ly khai TQ nhưng hiện nay lại có tư tưởng sát nhập với đại lục ) . 2 là đảng dân chủ tiến bộ của anh Trần Thuỷ Biển . TQ hết lòng ủng hộ Chiến nhưng cuối cùng Biển lại thắng ( chắc nhờ Mỹ vờ bắn hụt để kiếm phiếu cảm thông ) . Đảng của anh Biển có chủ trương ly khai khỏi TQ , thân Mỹ .
    Vấn đề bây giờ của TQ là kiên nhẫn chờ cơ hội đưa quốc dân đảng thân mình lên nắm chính quyền ở quốc đảo . Sau đó thì sát nhập cũng chưa muộn . Bởi vậy chừng nào hết kiên nhẫn với các cuộc bầu cử ở ĐL mà phần thắng luôn nghiêng về phe dân chủ tiến bộ thì TQ sẽ có các hành động quân sự để đưa thằng em về với quê mẹ .
    Tôi nghĩ khả năng TQ tấn công Đài Loan là khó xảy ra trong vài chục năm tới . Về quân sự , tuy ĐL kém xa TQ nhưng khi chiến trận xảy ra họ cũng đủ làm Bắc Kinh sứt đầu mẻ trán . Nguyên nhân nữa là nếu chiến tranh xảy ra , kinh tế TQ sẽ đuội đi trong thấy , vì hiện nay Đài Loan là lãnh thổ có mức đầu tư vào đại lục thuộc hàng cao nhất . Muốn khuất phục Đài Loan bằng vũ lực , thiết nghĩ TQ phải bắn tên lửa san bằng quốc đảo của thằng em
  8. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Về Nhật : hiện Nhật đang lăm le ghế uỷ viên thường trực LHP ( có quyền phủ quyết ) và tôi nghĩ 99% là họ sẽ thành công . Nhật được cái là lắm tiền nên cứ đàm phán song phương , đấm mõm cho các nước nghèo 1 phát là được họ bỏ phiếu ủng hộ ngay ( Nhật là nước cho vay ODA cao nhất trên thế giới , trong đó họ rất ưu đãi Việt Nam ) . Chưa kể việc Nhật được Mỹ ủng hộ hết lòng .
    1-2 năm tới , sau khi đã bụp được ghế uỷ viên thường trực thì tất nhiên Nhật sẽ xúc tiến ngay việc thay đổi hiến pháp để xây dựng quân đội . Điều này cũng được Mỹ hết lòng ủng hộ .Chỉ cần không ít hơn 2/3 nghị sĩ trong quốc hội bỏ phiếu thuận thì Nhật sẽ có quân đội hùng mạnh như ai ( nhưng thế giới phải dè chừng vì anh Nhật có tư tưởng phát xít , bá chủ )
    Bắc Hàn có khả năng bắn tới ( thậm chí là bắn vượt ) bất cứ đâu trên lãnh thổ Nhật , TQ lại vừa cho tàu ngầm xâm nhập lãnh hãi Nhật . Chắc Nhật đang sợ run . Xung quanh toàn những thằng to đầu , thằng nào cũng súng ống đầy đủ , mình giàu nhưng lại không có gì giữ của , yên tâm sao đành ?
    Tôi nghĩ trong vòng 3-4 năm tới , nước Nhật sẽ là con cờ mới ở Châu Á về mặt quân sự . Khu vực TQ - Triều Tiên -Nhật vì thế mà thêm nóng bỏng . Nói dại mồm nhưng nếu chiến tranh thế giới lần 3 có xảy ra , tôi nghĩ nó sẽ xảy ra tại khu vực này
  9. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Khả năng WW3 bùng nổ từ châu Á của Bác Misi là khá hợp lý đấy!
    Cách đây 4 năm, sau khi Kosovo kết thúc và chưa xảy ra chuyện 11/9 - chính xác là khi anh Bill còn tại chức, tôi có đọc được một bài viết phân tích trên AsianWeek, có tiêu đề đại loại là Đại lục " bắn pháo hoa" chào mừng ĐLoan đoàn tụ, minh hoạ với hai khuôn mặt : Trì Hạo Điền - Trần Thuỷ Biển trên nền ảnh là một đàn bọ hung chuồn chuồn rợp trời của Đại Lục.
    Theo bài viết này, thì TQ có phương án sáp nhập cưỡng bức ĐL, kịch bản sẽ là dùng vũ khí tầm xa ( vốn ngày càng nhiều hoả tiễn được bố trí ở bờ Phúc Kiến ), không lực tối đa dập tắt kháng cự của ĐL, dùng các Sub phong toả, tiêu diệt hải quân ĐL và kết thúc bằng việc quân dù cùng thuỷ quân lục chiến tiến chiếm đảo.
    Nói chung là rất SGK thôi, chỉ có điều trong đó có một quan điểm tương đối cứng ( ở thời Bill mà, không biết bây giờ sau Afgh và I raq - bác Đào có dám áp dụng với W Bush hay không ) đó là :
    Việc đè bẹp hòn đảo phải đuợc thực hiện gần như triệt để trong vòng không quá 48 giờ - trước khi hạm đội thù địch có phản ứng rõ ràng, trong trường hợp xấu nhất, có thể dùng nuc weap hạn chế đánh tan hạm đội tập trung!
    Tuy nhiên, nếu căn cứ thông tin về quân lực của hai bên từ các ... trang Web - vốn không chính xác lắm, thì không lực của TQ khó mà dập được ĐL lắm, và kịch bản short time 48h xem ra có vẻ mơ hồ
    Nếu cái phương án xấu này xẩy ra, dám chắc WW3 như bác Misi nói lắm
  10. mi28havooc

    mi28havooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    khi chiến tranh triều tiên lần hai xảy ra , khả năng btt dùng nuke đánh sẽ là ko cao , bởii vì anh chí phèo này chỉ có vài trái để làm càng thôi, anh bắc củ sâm này mà cả gan bắn sang tokyo thì bon nhật bản sẽ ngay lập tức trang bị vũ khí hạt nhân cho mình ( không loại trừ khả năng mỹ tặng cho anh bạn nối khố mới của mình khoảng...200 đầu đạn để trang bi. ) khi đó thì để tả đũa , các anh em phù tang sẽ đưa btt về thời nguyên thuỹ , kéo theo khả năng vkhn được dùng ở chiến trường ntt..... hic ..hic.....một phút mặc niệm cho sự tuyệt chủng của tộc người củ sâm

Chia sẻ trang này