1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện giả tưởng trong tương lai gần.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Quake3Arena, 04/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wt

    wt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Các bác có xem Bản tin Tham khảo Đặc biệt không? Trong đó có rất nhiều bài bình luận về kịch bản TQ đánh ĐL . Bọn nó có nhiều cách lắm, nhưng chiến lược tôi nghĩ là khả thi nhất vẫn là kiểu chặt đầu, ồ ạt bắn tên lửa vào Đài Bắc, cho biệt kích tìm diệt chính phủ ĐL, rồi dựng lên chính phủ lâm thời thân TQ. Sau đó 1, 2 năm thì thống nhất tự nguyện
    Về việc Mỹ vs TQ để giúp ĐL thì tôi nghĩ là khả năng rất thấp. Thằng Mỹ là thằng thực dụng, nó thề non hẹn biển với ĐL thế thôi, chứ lúc đánh nhau thì nó không dám đấu với TQ đâu. Nó mà đánh được TQ thì cũng sứt đầu mẻ chán, hồi trước bác Hùng Quang Khải chẳng doạ là sẽ bắn tên lửa vào LA nếu Mỹ can thiệp vào ĐL còn gì. Các bác cứ nhìn bài học Nam VN sẽ thấy người Mỹ thực dụng thế nào, đồng minh chả có ý nghĩa gì cả.
  2. lam3d

    lam3d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    ĐL là một chiến hạm o thể chìm của Mỹ đậu ngoài khơi TQ. Dù thế nào đi nữa Mỹ cũng o thể chiến hạm này chìm được. Nếu Mỹ bỏ rơi ĐL, TQ sẽ thêng thang đi ra làm bá chủ vùng Thái Bình Dương.
    Cho dù người Mỹ o dám can thiệp thì họ vẫn sẵn sàng cho ĐL vũ khí để đánh nhau lâu dài với TQ. TQ có vận động cỡ nào, o có chuyện Mỹ ngồi chơi nhìn ĐL bị xơi tái đâu.
  3. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Cái mà TQ muốn lấy lại là 1 Đài Loan giàu có chứ không phải là 1 Đài Loan đổ nát hoang tàn . ĐL là đảo nên chiến thuật biển người của Tàu coi như sập tiệm , họ chỉ có thể đấu tên lửa từ xa hoặc dùng tàu thuyền để đọ sức với thằng em . Hiện ĐL có thuỷ quân khá mạnh , không đồ sộ nhưng cơ động và tinh nhuệ , lại được Mỹ giúp sức nên họ không dễ gì bị bắt nạt đâu .
    Tôi cũng nghĩ như bác gì ở trên , nếu TQ tấn công ĐL thì Mỹ sẽ không khoanh tay ngồi yên . Chính sách của Mỹ hiện nay rất khôn , 1 mặt tuyên bố không ủng hộ ĐL độc lập nhưng lại tìm cách ngăn cản ĐL đoàn tụ . Điều đó cho thấy người Mỹ rất thực dụng và khôn ngoan .
  4. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    1 điểm chung giữa những cuộc chiến tranh có thể xảy ra trong tương lai giữa TQ-ĐL và Bắc-Nam Hàn là tính huỷ diệt cao và nhanh . Muốn thắng được đối phương thì cần phải dập họ chết trong 20-30 phút đầu tiên . Đây quả là những kỳ tích kinh hoàng của các cuộc chiến tranh công nghệ cao.
  5. wt

    wt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Cãi tiếp về vụ TQ-ĐL
    Các bác nói rằng Mỹ quyết tâm lợi dụng ĐL để kiềm chế TQ cũng có nhiều chỗ đúng. Hồi trước tôi cũng nghĩ như thế Tuy nhiên, vấn đề là giá trị của ĐL đối với Mỹ và TQ có sự chênh lệch. TQ coi ĐL là một phần tối quan trọng trong chiến lược phát triển - bành chướng lâu dài của mình. Do đó họ sẵn sàng hy sinh nhiều thứ, kể cả kinh tế, để thu phục ĐL. Hiện nay TQ chưa đánh ĐL, không phải vì muốn thương lượng, mà chỉ là vì sức không quân, hải quân, marine TQ không chắc đánh thắng ĐL mà thôi. Trong vòng 3-8 năm nữa, khi thực lực quân sự TQ vượt trội, chắc chắn TQ sẽ ra tay.
    Trong khi đó, ĐL chỉ có giá trị để Mỹ kiềm chế TQ, chứ không có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển nước Mỹ. Do đó, người Mỹ không dám hy sinh nhiều để cứu ĐL. Hiện nay mất 1200 lính ở Iraq đã là vấn đề rồi, thì mất một (vài) hàng không mẫu hạm để cứu ĐL là chuyện không tưởng. Cùng lắm thì Mỹ sẽ viện trợ ngầm cho ĐL thêm một ít vũ khí, để gây càng nhiều thiệt hại cho TQ trong chiến tranh càng tốt.
    Gần đây tôi có nói chuyện với một thằng Mỹ (dân sự thôi, chứ chẳng phải tướng tá gì), thì nó cho là Mỹ biết trước sau cũng mất ĐL. Mỹ chỉ muốn kéo dài thời gian để:
    - kiềm chế TQ lâu chừng nào hay chừng ấy
    - trong lúc kéo dài thời gian, tiếp tục xây dựng vành đai mới để bao vây TQ. Hoặc ít nhất cũng làm cho các nước láng giềng của TQ mạnh lên và không phải chịu ảnh hưởng của anh bạn nham hiểm này.
    Tôi thấy ý kiến của nó cũng có cái đáng suy nghĩ. Các bác thấy sao?
  6. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung cho các bác thêm một chút về sự đánh giá chiến lược của chú Mẽo.
    hiện tại với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sau khi ông Bush thắng cử. Ngày thứ năm 4/11/04, trong một cuộc họp báo ở Hoa Thịnh Ðốn, ông Bush cho biết một vài đường nét của chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ. Tất nhiên ông vẫn giữ những đường nét chính của chương trình trong nhiệm kỳ đầu. Ðó là tiếp tục giữ nguyên sự cắt giảm thuế, nhưng đồng thời phải nghĩ đến việc thâm thủng ngân sách quốc gia càng ngày càng cao, nhưng cũng phải lo đến vấn đề thất nghiệp và an sinh xã hội. Về đối ngoại, đó là tiếp tục công cuộc tiêu diệt khủng bố, đó là mục tiêu ngắn hạn; và mục tiêu dài hạn là làm thế nào để mô hình tổ chức nhân xã tự do, dân chủ và kinh tế thị trường toàn thắng ở mọi nơi trên thế giới, vì những chế độ độc đoán, độc tài không những làm bất ổn hòa bình thế giới, mà còn là ổ nuôi dưỡng khủng bố. Trong cuộc họp báo trên, ông Bush có tuyên bố : ?o Có vài ý kiến cho là một công việc mất thì giờ, khi chúng ta tìm kiếm khuếch trương, truyền bá mô hình tổ chức nhân xã dân chủ, tự do, trên một vài nơi trên thế giới. Tôi nghe ý kiến này và tôi không cho nó là đúng. Xin hãy nhớ lại, tôi đã từng đi Luân Ðôn để trình bày chính sách của chúng tôi là tạo một Trung Ðông dân chủ, và tôi có thể làm khó chịu một vài người.?
    Nhưng nói về chíng sách ngoại giao của Hoa Kỳ, chúng ta không thể quên nói đến tài liệu của Hội Ðồng An Ninh Quốc gia công bố ngày 17/09/2002. Ðây là một tập tài liệu dài 33 trang, viết bằng tiếng Anh, là một công trình nghiên cứu từ lâu, từ xa đến gần của một số chính khách và trí thức. Nếu chúng ta đọc kỹ thì chúng ta thấy nguyên nhân xâu xa đưa đến tập tài liệu này là tư tưởng của những nhà trí thức nổi tiếng của Hoa Kỳ như Paul Kennedy trong quyển sách Sự Hưng Vong của những Cường quốc ( The Rise and Fall of the great Powers), như Huntington trong quyển Sự Tranh Chấp của những nền Văn Minh ( The Clash of the Civilizations); và của Fukuyama trong quyển Sự Kết Thúc Lịch Sử và Con Người Cuối Cùng ( The End of the History and the last Man). Ðó là ảnh hưởng xâu xa. Nhưng ảnh hưởng gần trên tập tài liệu chiến lược này là cá nhân Tổng thống Bush, Phó Tổng thống D. Cheney, ngoại trưởng C. Powells, Bộ trưởng quốc phòng D. Rumfelt và Thứ Trưởng Quốc Phòng P. Wolfowitz, nhất là tài liệu Hướng Dẫn Kế Hoạnh Quốc Phòng ( The Defense Planning Guidance) mà ông này viết vào năm 1992.
    Nguyên nhân gần của tập tài liệu Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa kỳ là Dự Án Hướng Dẫn Quốc Phòng của Paul Wolfowitz, theo đó Hoa Kỳ cần phải từ bỏ chiến lược giám sát và kiềm chế, vì đó là tàn dư của chiến tranh lạnh, mà phải bước từ chiến lược phòng thủ, be bờ sang chiến lược tấn công, vì tấn công là chiến lược phòng thủ hay nhất. Theo ông, nay chiến tranh lạnh đã kết thúc, thế giới chỉ còn một siêu cường duy nhất là Hoa kỳ; vì vậy nước này có quyền hay nói đúng hơn là có bổn phận duy trì hòa bình và trật tự thế giới. Chính sách này, nhất là từ sau vụ không tặc 11/9/2001 đã được tổng thống Bush chấp nhận. Chính vì vậy, ngay buổi tối 11/9/2001, ông Bush tuyên bố : ?o Kể từ giờ phút này, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không phân biệt quân khủng bố và những kẻ ủng hộ khủng bố." Người ta còn dịch ra chiến lược này là ?o Chiến lược tiên hạ thủ vi cường? có nghĩa là ?o Hạ địch thủ trước là mạnh, là tốt nhất?.
    Chiến lược Tiên hạ thủ vi cường nhắm 2 mục đích: ngắn hạn và dài hạn.
    Mục đích ngắn hạn: Hai ngày sau cuộc khủng bố không tặc, ông Paul Wolfowitz tuyên bố : ?o Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải thú nhận rằng vấn đề chống khủng bố không chỉ đơn thuần, đơn giản trong việc bắt giữ khủng bố và xét xử họ, mà còn phải tẩy chay và nhất là hóa giải họ, kể cả việc xóa bỏ những chế độ giúp đỡ khủng bố.? Ngày 20/9/2001, ông G; Bush tuyên bố : ?o Kể từ nay, quốc gia nào hậu thuẫn hay cung cấp nơi ẩn náu cho khủng bố, chúng ta sẽ coi quốc gia đó là thù nghịch. Vì vậy, bất cứ quốc gia nào và ở bất cứ nơi nào trên thế giới, hãy tự quyết định cho mình: Là đồng minh của Hoa Kỳ hay là đồng minh của khủng bố!"
    Mục đích dài hạn: Như trên chúng ta đã nói mục đích dài hạn của Chiến lược An ninh quốc gia Hoa Kỳ và cũng là chính sách ngoại giao dài hạn của nhiệm kỳ 2 của Bush, theo tôi nghĩ, là thực hiện dân chủ, tự do ở mọi nơi trên thế giới; mặc dầu có thể uyển chuyển hơn kỳ đầu, có thể chú trọng hơn tới một vài bình luận của các quốc gia khác, và Liên Hiệp Quốc có thể đóng vai trò mạnh hơn; nhưng nội dung chính vẫn không thay đổi. Thật vậy, cũng trong bài diễn văn 20/9/2001, ông Bush tuyên bố : ?o Chiến tranh mang đến sự sợ hãi; nhưng đồng thời chiến tranh cũng mang tới dân chủ tự do. Sự tiến bộ của dân chủ tự do cho nhân loại, thành quả vĩ đại trong lịch sử của chúng ta, và cũng là ước vọng cao cả nhất của mọi thời đại, hiện đang tùy thuộc vào chính chúng ta. Ðất nước chúng ta, thế hệ của những người Mỹ hôm nay có bổn phận phải xua tan, khỏi nhân loại, khỏi thế giới, bóng đêm thù nghịch của khủng bố và của độc đóan, độc tài. Chúng ta sẽ lãnh đạo thế giới theo đuổi lý tưởng cao cả của tự do, dân chủ, bằng nỗ lực của chính chúng ta, bằng dũng cảm của nước Mỹ. Chúng ta sẽ theo đuổi mục đích cao cả của dân chủ, tự do một cách cương quyết, không mệt mỏi, cho tới khi nào dân chủ, tự do toàn thắng trên toàn thế giới.? Và ngay sau khi thắng cử vừa qua,ông nói: ?o Có một vài ý kiến cho rằng chỉ là mất thì giờ tìm kiếm, khuếch trương dân chủ ở một vài nơi trên thế giới. Tôi nghe ý kiến này; nhưng tôi không cho nó là đúng.?
  7. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Nếu ĐL về tay TQ , Hàn Quốc thống nhất với Bắc Hàn và theo TQ thì Mỹ gần như không còn gì ở châu Á . ĐL , Hàn Quốc , Nhật Bản là tiền đồn của Mỹ để họ có thể gây ảnh hường đến toàn châu Á , kiềm chế TQ .
    Chính sách của Mỹ không phải ngây thơ kiểu được từng nào hay từng đó , đến từng nào hay từng đó đâu . Họ 1 mặt ra mặt phản đối ĐL độc lập , mặt khác lại ra sức giữ ĐL . Chính sách của Mỹ là :" Thưa anh Tàu , chúng ta cứ giữ nguyên hiện trạng của ĐL hiện nay , chúng tôi phải đối ĐL muốn độc lập ,và chúng tôi phải đối chiến tranh hay việc sử dụng bạo lực " .
    Và như thế Mỹ tha hồ mà bán vũ khí cho Đài Loan . Hiện nay MỸ thầu luôn cả giàn vũ khí của quân đội quốc đảo , vừa làm bệ chắn , vừa hái ra tiền .
  8. wt

    wt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Bạn Misi chi tập trung vào sức mạnh và quyền lợi của Mỹ, mà không nghĩ về sức mạnh và quyền lợi của TQ. Vấn đề là người TQ muốn có ĐL và sẵn sàng hy sinh rất nhiều để có được ĐL, và người Mỹ thì không sẵn sàng trả được cái giá tương đương (không phải là không thể, mà là không muốn).
    Ví dụ thế này cho dễ hiểu. Có 2 thằng, 1 thằng khoẻ, giàu (M), 1 thằng yếu, nghèo (TQ). Thằng khoẻ nắm được cổ thằng yếu. Thằng nghèo nhất định phải gỡ cổ ra, nó quyết tâm đánh đổi gãy 1 tay 1 chân cũng được. Trong khi đó, thằng giàu thì gãy một cái ngón tay nó cũng xót rồi. Vì thế, đến lúc quyết định, không thể giữ được nữa, nó sẽ buông cổ thằng nghèo ra.
  9. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí này nói nghe ngu X chịu được . Lấy cớ gì mà dám nói thằng Khựa sẵn sàng hi sinh rất nhiều để đổi lấy DL ? Một đất nước đang phát triển với tốc độ chóng mặt như thế , tự dưng lại hi sinh loan xạ chỉ để sĩ diện với thiên hạ hả . Để rồi khi chiếm được DL thì chính mình cũng thụt lùi so với thiên hạ chục năm ? Thằng tầu nó có ngu thế không ?
    Còn cái ví dụ của đồng chí mới lạ chứ .....ví von chả ra cái quái gì cả . Thưa là thằng Mẽo nó mất cả bàn tay thì nó cũng mọc được bàn tay khác . Mà với cuộc chiến ngoài nước Mĩ thì chỉ có lợi cho nước Mĩ thôi . Chả hiểu có mất ngón tay nào không . Hay lại mọc thêm tay . Nghe cái ví dụ của chú thì cứ làm như thằng Tấu là thằng khố rách áo ôm , cái kiểu " Bần cùng khó dây " ........hic , kiến thúc kém hì nên dựa cột mà nghe nhé ...khuyên chân thành ..........
  10. wt

    wt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Híc, các bạn trẻ bây giờ ăn nói văn hoá quá.
    Vấn đề không phải là sĩ diện, mà lại quyền lực và quyền lợi.
    Không ai muốn đi lùi lại vài chục năm, nhưng TQ muốn đánh ĐL không phải để cướp đô la về tiêu, mà để phá thế bao vây của Mỹ, đồng thời mở rộng phạm vi ảnh hưởng, trở thành cường quốc hải quân châu Á. Vì thế, TQ có thể tạm thời hy sinh kinh tế để đạt mục đích lâu dài hơn. Trước kia, Bắc Việt cũng sẵn sàng hy sinh kinh tế để thống nhất đất nước đấy thôi?
    Mỹ luôn luôn có thể đánh thắng TQ, nhưng liệu Mỹ có dám trả giá đắt để đánh TQ bảo vệ ĐL không? Giống như trong lịch sử, Mỹ có thể tiếp tục chiến tranh với Bắc Việt, để bảo vệ Nam Việt. Nhưng tại sao Mỹ không tiếp tục mà lại ký hoà ước với Bắc Việt, bỏ mặc đồng minh?
    Được wt sửa chữa / chuyển vào 17:05 ngày 20/11/2004

Chia sẻ trang này