1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện giả tưởng trong tương lai gần.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Quake3Arena, 04/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bradley

    Bradley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Nếu TQ khôn ngoan tìm cách tạo cho Mĩ thấy một món lợi lớn gì đó nếu Mĩ mất ĐL thì Mĩ sẽ không tham gia vào việc bảo vệ ĐL.Nếu TQ muốn lấy ĐL thì thời gian này là thích hợp nhất ,nhân lúc Mĩ còn đang bận tay ở nhiều nơi và ĐL đang loanh quanh không biết có mua thêm vũ khí mới không thì Nếu TQ tiến hành tấn công nhanh thì chắc chắn ĐL sẽ bị hạ bệ.Giả sử TQ chiếm được ĐL thế theo các Bác thì dân ĐL có tiến hành chiến tranh du kích không hay là để yên cho ĐL trở về với TQ.
  2. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Với khả năng Quân Sự của Đài loan hiện nay + với sự giúp đỡ của Mẽo thì Tầu có thắng được cũng sứt đầu mẻ chán . Những thành phố phát triển . những trọng điểm kinh tế của Tầu chủ yếu nằm gần biển , nơi mà tên lửa Đài Loan hoàn toàn có thể vươn tới . Sau chiến cuộc Tầu sẽ có 1 bãi đổ nát giữa biển , 1 bãi đổ nát trong Lục Địa và 1 bãi đổ nát nữa trong quan hệ với các nước khác , đặc biệt là Mẽo và Tây Âu ...nơi đang là những đối tác làm ăn quan trọng . Thử hỏi với những bãi đổ nát đấy thì mất bao nhiêu năm Tầu sẽ khôi phục lại nền kinh tế của mình ??? ..... Tầu không đánh đổi kiểu đấy đâu . Trừ phi khả năng quân sự của nó ăn đứt DL , dập trong 1, 2 tiếng , làm cho toàn bộ đầu não chỉ huy tê liệt . Không còn sức kháng cự và đánh trả . Nhưng để đạt được điều đấy thì còn lâu lắm . Khi mà thằng DL lúc nào cũng có xu hướng chạy đua vũ trang với Tầu bên cạnh sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Mẽo . Bảo thằng Tàu chiếm được DL để giải phóng thế bao vây của thằng Mẽo thì cũng đúng . Nhưng trong hoàn cảnh cụ thể , thằng Tầu phải hiểu cái nào đáng làm hơn cái nào ? Trước mỗi cuộc chiến nó cũng phải biết là cái giá phải trả có thấp hơn cái giá nó thu vào được không ? Nếu bị lỗ thì còn lâu nó mới làm .
    Hơn nữa thằng Mẽo không nhất thiết phải đổ quân vào DL . Nếu cuộc chiến lâu dài , thằng Mẽo chỉ việc bán chịu cho ông bạn vài lô hàng quân sự , cung cấp cho vài nguồn tin tình báo , thỉnh thoảng cho tầu lượn lờ ngó nghiêng , doạ vía chú Tầu . Trong trường hợp thực sự cần thiết sẽ giúp đỡ về không quân , hải quân . Chứ chắc là không đưa bộ binh vào đâu .
    Còn chuyện nữa , không thể so sánh Miền Bắc Việt Nam với Tầu được . Hối đánh Mẽo kinh tế miền Bắc có cái quái gì đâu mà kêu là đánh đổi ???????? .....
    Kính !
    Trả lời đồng chí ở trên luôn , tôi nghĩ nếu Tầu chiếm được DL , thì việc dân DL chiến đấu du kích cuối cùng cũng chỉ như mấy thằng khủng bố bẩn thỉu , man dợ , chỉ biết chặt đầu đòi tiền mà thôi . Theo tôi dược biết thì chỉ có chiến tranh du kich ở Việt Nam mới mang lại sự hữu ích thực sự , khi nó góp phần làm suy yếu lực lượng đối phương , giúp đỡ cho những đơn vị chính qui . Yếu tố chính vẫn là nhưng đơn vị này , có những quả đấm thép hạ knock out đối phương . Chứ còn anh DL mà mất nước thì còn đơn vị chính qui nào nũa đâu để có những đòn quyết đinh . Nếu có được sự giúp đỡ của Mẽo thì cũng chỉ giống mấy thằng phỉ fun-rô ăn lông ở lỗ nhà mình . Hay lại giống mấy chú ở hải ngoại mở tiệc ăn mừng mỗi khi nước nhà có thiên tai .... MK ! Sao lại có những loại người ngu thế nhỉ .........
  3. CAP

    CAP Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/12/2001
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    1
    Không bít có xảy ra chiến tranh tin hoc trước khi xảy ra phang nhau bằng tên lửa không nhỉ. Nhưng trong tất cả các phương án các bác đưa ra em không thấy vai trò của Cuba, Nga và Al Qeda được nhắc tới. Giả sử Mẽo đang chiến nhau ở châu Á thì tại nội bộ nước Mỹ có thêm một vụ 11/9 hay Cuba chĩa tên lửa vào Mẽo thì sao nhỉ.
    Trong bối cảnh chiến tranh thì TQ không đáng lo ngại lắm về dầu lửa vì thằng đó đã kịp kí với Iran một hợp đồng 100 tỉ USD về kinh doanh dầu lửa. Tập đoàn Yukos của Nga đã trở lại nằm trong tay chính phủ và các tập đoàn dầu lửa làm ăn tại Nga sẽ phải chơi theo luật của Chính phủ Nga nên vấn đề giá dầu sẽ không phải là đáng lo ngại với TQ.
    Có lẽ chúng ta sẽ không còn Internet nữa khi chiến tranh xảy ra tại Đông Á. Hic
  4. Firm

    Firm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Bắc Triều Tiên tố cáo Hàn Quốc khiêu khích
    Sau khi tàu tuần tra Hàn Quốc bắn cảnh cáo để đẩy lùi tàu Bắc Triều Tiên trên Hoàng Hải, Bình Nhưỡng hôm nay cáo buộc hải quân nước láng giềng có hành động khiêu khích có thể dẫn tới xung đột trên biển.
    Hôm qua, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết 3 tàu Bắc Triều Tiên đã vượt qua đường phân chia ranh giới tạm thời trên biển. Tuy nhiên, theo thông cáo của hải quân Bắc Triều Tiên hôm nay, tàu của họ khi đó đang làm nhiệm vụ tuần tra thường lệ ở vùng biển nước mình.
    "Lực lượng vũ trang Hàn Quốc cố tình khiêu khích", bản thông cáo có đoạn. "Hải quân Hàn Quốc đã bắn tàu tuần tra Bắc Triều Tiên. Hành động khiêu khích quân sự giữa ban ngày trên vùng biển nhạy cảm ở Hoàng Hải, nơi 2 vụ chạm trán đã xảy ra, là một sự khiêu khích và thách thức rành rành với Bình Nhưỡng. Rất may là các thuỷ thủ trong Quân đội Nhân dân Triều Tiên đã kiềm chế và kiên nhẫn nên xung đột quân sự tồi tệ không xảy ra".
    Đường phân chia tạm thời Hoàng Hải do Liên Hợp Quốc thiết lập sau hiệp định ngừng chiến năm 1953. Bình Nhưỡng yêu cầu có đường biên giới trên biển mới, ở xa về phía nam. Năm 1999, họ tuyên bố đường phân chia tạm thời là không có hiệu lực. Hàng chục thuỷ thủ của cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ trên vùng biển tranh chấp.
    ------------------------------------------------------------
    Website: http://invenco.vnn.vn
    Công ty Sở hữu Trí tuệ INVENCO. - Chúng tôi bảo vệ tài sản trí tuệ cho các bạn
    "Mục đích lớn nhất của chúng tôi là cung cấp một chất lượng dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng"
  5. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Đây là tin Nhật sắp sửa đổi hiến pháp tăng cường sức mạnh để chống lại đe dọa của ghẻ.
    Nguồn: Báo quốc tế.
    Mặt trời vẫn mọc
    Trong khi Nhật Bản đang nỗ lực tìm kiếm một chiếc ghế thường trực tại HĐBA thì Hiến pháp Hoà bình năm 1947 lại hạn chế vai trò quân sự của Nhật trên sân khấu thế giới và không còn phù hợp với nhu cầu phòng vệ quốc gia ngày càng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa. Với tiềm lực kinh tế lớn mạnh, những năm gần đây, Nhật Bản đã nhiều lần thể hiện rõ ý định phát triển thành một "quốc gia bình thường" như các quốc gia khác, có tiềm lực quốc phòng, an ninh đủ sức bảo vệ lợi ích quốc gia và tăng cường hợp tác quốc tế.
    Từ khi lên cầm quyền, Chính phủ của Thủ tướng Junichiro Koizumi đã có kế hoạch cải tổ lực lượng quân sự. Lực lượng phòng vệ (SDF) đã có nhiều nỗ lực để vượt qua những hạn chế của bản Hiến pháp nhằm tiến tới xây dựng một lực lượng quân sự chính quy. Những chuyển biến gần đây của chính sách quốc phòng Nhật Bản khiến người ta tin chắc rằng khả năng lực lượng phòng vệ hoà bình nước này sẽ chuyển thành lực lượng quân sự chính quy.
    Tự vệ sang tự vệ tập thể
    Theo Sách trắng phòng vệ Nhật Bản, dự toán ngân sách quốc phòng năm 2005, khoảng 9 tỷ USD chi phí cải tiến trang thiết bị cho 4 tàu khu trục Aegis, mua tên lửa Patriot-3 và trang bị cho 6 đơn vị không quân. Đầu tư cho hệ thống tên lửa đạn đạo phòng ngự khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 35,5% năm 2004. Chi phí cho một đơn vị không quân có trang bị tên lửa đánh chặn là 520 triệu USD. SDF dự tính chi 2,25 tỷ USD cho việc lập hệ thống thông tin tình báo với các nước, theo dõi hoạt động quân sự của đối phương, công tác phân tích chiến lược quân sự, tăng 64% so với năm 2004, trong đó chi phí cho trinh sát trên
    không gian vũ trụ khoảng 621 triệu USD.

    Mới đây, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền Nhật Bản (LDP) thông báo sẽ ra quyết định về những thay đổi trong hiến pháp vào tháng tới và bản dự thảo hiến pháp sửa đổi cuối cùng sẽ hoàn tất vào tháng 11/2005, khi đảng này kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Ngoài việc xem xét cho phép phụ nữ thừa kế ngai vàng, bản dự thảo có khả năng dẫn đến một sự thay đổi lớn trong Điều 9, Hiến pháp Hoà bình năm 1947 của Nhật, quy định nước này phản đối chiến tranh và không được dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế.
    Theo những thay đổi mới được LDP nêu ra, luật cơ bản của quốc gia này vẫn nêu rõ Nhật Bản phản đối chiến tranh, song cho phép SDF dùng sức mạnh quân sự ,"quyền tự vệ tập thể" trong các nhiệm vụ an ninh quốc tế và bảo vệ đất nước vào những thời điểm khó khăn. Điều này cơ bản trùng hợp với Sách trắng phòng vệ 2004 của Nhật Bản, ngoài việc xem xét thay đổi cơ cấu, trang thiết bị của SDF từ thời Chiến tranh Lạnh để SDF tham gia tích cực vào hợp tác quốc tế còn xác định mục tiêu xây dựng, đào tạo và trang bị cho SDF theo một cơ cấu linh hoạt và cơ động. Kế hoạch sửa đổi hiến pháp sẽ hợp pháp hoá việc đưa quân ra nước ngoài, tránh những tranh cãi về việc chính phủ vi hiến như khi quyết định gửi quân đến Iraq tham gia sứ mệnh nhân đạo.
    Bản dự thảo còn kêu gọi nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí, cho phép các tập đoàn Nhật Bản tham gia vào dự án nghiên cứu tên lửa phòng thủ của Mỹ. Hiến pháp Hoà bình Nhật Bản được soạn thảo dưới sức ép của Mỹ năm 1947, buộc Nhật kiềm chế khả năng quân sự như cấm SDF tham chiến ở nước ngoài và hạn chế xuất khẩu vũ khí để tránh vi phạm hiến pháp. Với khả năng phát triển kỹ thuật cao bậc nhất thế giới, Nhật Bản đã không tiếc tiền của đầu tư nghiên cứu và tham gia xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, các loại vũ khí, tàu chiến. Việc nới lỏng xuất khẩu vũ khí khi được hợp pháp hoá sẽ cho phép linh kiện của Nhật Bản không chỉ xuất sang Mỹ mà còn thâm nhập vào nhiều thị trường tiềm năng khác.
    Nhưng để thay đổi Hiến pháp không phải là một điều dễ dàng. Phải có ít nhất 2/3 nghị sỹ trong cả Thượng viện và Hạ viện nhất trí thì các điều khoản bổ sung, sửa đổi Hiến pháp mới được đưa ra trưng cầu dân ý. Nếu đại đa số dân chúng đồng tình thì các điều khoản mới được áp dụng. Một cuộc thăm dò hồi tháng 5/2004 của báo Mainichi Shimbun chỉ ra 78% các nhà làm luật ủng hộ sửa đổi hiến pháp. Cuộc thăm dò dư luận dân chúng Nhật Bản của nhật báo Asahi theo khuynh hướng tự do tiến hành vào tháng 4/2004 cho thấy: 65% công dân (cao nhất kể từ năm 1981) ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp và cho rằng các điều khoản hiện thời hạn chế vai trò quân sự của Nhật Bản ở nước ngoài. Sự ủng hộ của công chúng về việc thay đổi Điều 9, Hiến pháp Hoà bình đạt 31% so với 17% năm 2002.
    Thời đại mới cần luật mới
    Giới quan sát không tỏ ra ngạc nhiên trước những động thái thúc đẩy sửa đổi Điều 9, Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản. Trước đây, hầu hết người dân xứ Phù Tang vẫn tỏ ra không lo ngại về các khả năng bị tấn công, yên tâm tin rằng Mỹ sẽ bảo vệ họ khỏi mối đe doạ từ các nước khác. Nhưng trong khi Mỹ đang sa lầy ở Iraq, kế hoạch sắp xếp lại quân Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, chuyển trọng tâm quân sự sang những mối đe dọa mới như khủng bố và các nước trong trục "ma quỷ", càng thúc đẩy Nhật Bản nâng cấp SDF thành đội quân thường trực, có thể tác chiến độc lập trong trường hợp không có sự trợ giúp của Mỹ.
    Mặt khác, việc giành được một ghế tại HĐBA LHQ được xem là "ưu tiên ngoại giao hàng đầu" của Nhật Bản trong thế kỷ 21 cũng thôi thúc Nhật Bản tích cực chủ động tham gia các sứ mệnh quốc tế. Ngoại trưởng Mỹ Powell trong chuyến thăm Nhật Bản gần đây đã thẳng thắn rằng thành viên thường trực của HĐBA cũng có lúc phải sử dụng quân đội. Hơn nữa, với nhu cầu năng lượng phụ thuộc tới 90% vào nước ngoài, từ lâu Nhật Bản luôn coi trọng phát triển Hải quân và đội tàu viễn dương để bảo vệ công tác vận chuyển trên biển, khi phải vượt qua những tuyến đường biển nhiều mối đe doạ như eo biển Malacca.
    Đối với Nhật Bản, Trung Quốc là thách thức mới nổi lên ở khu vực Đông Bắc Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lực lượng quốc phòng, an ninh được hiện đại hóa. Với những phân tích cụ thể, chi tiết về tình hình quân sự khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Sách trắng phòng vệ Nhật Bản năm 2004 cảnh báo về "những mối đe doạ" từ Trung Quốc đối với Nhật Bản, đặc biệt là "việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng", "tàu Trung Quốc xâm nhập vào khu đặc quyền kinh tế của Nhật" và "tranh chấp lãnh hải" với Trung Quốc. Mới đây, hãng thông tấn Kyodo Nhật Bản đưa tin, trong báo cáo mật về quốc phòng, giới quân sự Nhật Bản nhấn mạnh đến ba khả năng xảy ra một cuộc tấn công vào Nhật Bản một khi có chiến sự ở eo biển Đài Loan xảy ra, hoặc đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đài) nằm giữa Đài Loan và Nhật Bản bị tấn công, hay khả năng Nhật Bản phải đối mặt với một cuộc xung đột khi cuộc tranh chấp dầu mỏ trên biển Hoa Đông không còn kiềm chế được. Trung Quốc phản ứng gay gắt với bản báo cáo này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Chương Khởi Nguyệt tuyên bố rằng các bên liên quan cần từ bỏ cách tiếp cận thời kỳ chiến tranh Lạnh.
    Từ phía bán đảo Triều Tiên, việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa Taepodong vượt biển sang Nhật năm 1998 cũng như những tiết lộ về phát triển vũ khí hạt nhân và hoạt động của những con tàu của CHDCND Triều Tiên mà Nhật cho là đang tiến hành hoạt động do thám cũng làm gia tăng lo ngại đối với Nhật Bản. Năm 2000, SDF đã thành lập một đội quân đặc biệt tăng cường khả năng đối phó với đặc công của CHDCND Triều Tiên.
    Những thách thức đặt ra khiến nhiều nhà làm luật Nhật Bản tán thành ý kiến "thời đại mới cần có luật mới" phù hợp với tình hình thế giới. Nhưng ngay trong nghị viện Nhật cũng nổ ra nhiều cuộc tranh cãi xung quanh việc giữ nguyên hay sửa đổi Điều 9, Hiến pháp Hòa bình. Việc dân chúng Nhật Bản phản đối Chính phủ đưa quân đến Iraq tham gia nhiệm vụ nhân đạo cho thấy tâm lý của người dân Nhật Bản không muốn bị lôi cuốn vào chiến tranh, nên việc sửa đổi Hiến pháp Hòa bình sẽ đạt được ở mức độ nào vẫn khó có thể đánh giá.
    Tiến tới độc lập tác chiến?
    Trước đây, các quan chức Nhật muốn "ấm thân" thì không dại gì đề cập đến vấn đề thay đổi chính sách quốc phòng. Bất kỳ chính trị gia nào đề xuất sửa đổi Điều 9 trong Hiến pháp hay gợi ý mua vũ khí vì bất cứ lý do gì thì coi như tự chấm dứt sự nghiệp. Năm 1978, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hiromi Kurisu bị cách chức vì cho rằng SDF có thể áp dụng những biện pháp "ngoài hiến pháp" nếu đất nước bị tấn công bất ngờ.
    Tuy nhiên, giờ đây dường như Tokyo không còn ngần ngại thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp. Không phải ngẫu nhiên khi cuối tháng 9/2004, Thủ tướng Koizumi bất ngờ thay đổi nội các, bổ nhiệm ngoại trưởng mới Nobukata Machimura và tân Cục trưởng Cục phòng vệ Nhật Bản Yoshinori Ono. Hai nhân vật trên được biết đến như những người ủng hộ việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản.
    Hai năm qua, Nhật Bản cũng đã thông qua hàng loạt luật với nỗ lực củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng theo hướng độc lập tác chiến, đủ sức đối phó với thách thức an ninh khu vực và đóng góp vào nhiệm vụ giữ gìn an ninh quốc tế. Luật khẩn cấp số 1 có hiệu lực vào tháng 6/2003 quy định Lực lượng phòng vệ Nhật có thể tiến hành các chiến dịch đánh phủ đầu kẻ thù khi có dấu hiệu sắp bị tấn công. Tháng 3/2004, Nội các Nhật phê chuẩn một loạt đề xuất tăng cường phối hợp với quân đội Mỹ, nâng cao tính thiện chiến của các lực lượng phòng vệ Nhật cũng như trong các trường hợp khẩn cấp khác, sẵn sàng trợ giúp các lực lượng quân sự Mỹ trong những trường hợp cần thiết. Tháng 5/2004, Hạ viện Nhật thông qua 7 dự luật giúp nước này sẵn sàng hơn trong việc đối phó với các cuộc tấn công quân sự.
    Trên thực tế, cách đây hơn 1 thập kỷ, Tokyo đã bắt đầu chuyển SDF thành một kiểu quân đội thích hợp. Trong điều kiện chưa sửa đổi được hiến pháp, Chính phủ Nhật mở rộng, suy diễn quyền của SDF, nhất là sau chiến tranh vùng vịnh năm 1991. Trong cuộc chiến tranh đó, Nhật Bản không gửi quân đến nhưng thực hiện các cam kết quốc tế bằng một tấm séc trị giá 13 tỷ USD. Từ tháng 6/1992, Nghị viện Nhật cho phép SDF tham gia đội quân giữ gìn hoà bình của LHQ ở Bosnia, Rwanda. Chỉ vài tuần sau vụ 11/9, Nghị viện Nhật Bản thông qua Luật các biện pháp chống khủng bố đặc biệt, cho phép SDF hỗ trợ hoạt động chống khủng bố ở nước ngoài. Tháng 12/2001, tàu khu trục Kirishima của Nhật Bản đã tới Ấn Độ Dương ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.
    Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế có trụ sở ở London công bố, Nhật Bản là nước chi tiêu cho quốc phòng lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Nga và Trung Quốc. Chi tiêu cho quốc phòng tài khoá 2003-2004 của Mỹ là 322,36 tỷ USD, của Nga là 63,68 tỷ USD, của Trung Quốc là 46,04 tỷ USD và Nhật Bản là 39,51 tỷ USD. Mới đây, Nhật Bản đã quyết định mua một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, sẽ được triển khai một phần vào năm 2007, đầy đủ vào năm 2011, tốn kém khoảng 9 tỷ USD. Nước này cũng dự định mua các hệ thống thông tin qua vệ tinh và các máy bay tầm xa để có thể tham gia tích cực hơn vào các hoạt động quốc tế như gìn giữ hoà bình của LHQ. Ngoài ra, Nhật Bản còn tổ chức lại ba binh chủng hải, lục, không quân theo phương châm "số lượng ít, tinh nhuệ và cơ động cao cùng với việc tăng cường kho vũ khí. Hiện mỗi năm, Nhật Bản chi khoảng 14-16 tỷ USD để mua vũ khí quân sự, chủ yếu là mua của các công ty Nhật Bản.

  6. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Nguon: An ninh TG.
    Mỹ muốn biến Nhật thành một "mẫu hạm"

    Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld đến một căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa.

    Trong khuôn khổ của kế hoạch tổ chức lại lực lượng quân sự trên toàn thế giới, dự án di dời tổng hành dinh của Binh đoàn Bộ binh số 1, từ bang Washington của Mỹ sang Nhật, đang khiến quan hệ giữa hai nước Mỹ - Nhật trở nên căng thẳng.
    Theo các giới chức Washington, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và ngăn chặn sự phát triển của các loại vũ khí phá hủy hàng loạt sẽ hiệu quả hơn nếu huy động một lực lượng thống nhất phối hợp của Mỹ nằm rải rác khắp nơi trên thế giới trong trường hợp khẩn cấp. Theo hướng này, căn cứ Zama, thuộc tỉnh Karagawa (nam Tokyo) có thể sẽ đảm bảo vai trò là một căn cứ quân sự chiến lược trong việc huy động các lực lượng can thiệp trong khu vực rộng lớn trải từ Đông Á đến Trung Đông.
    Tuy nhiên, theo báo Nihon Keizai Shimbun của Nhật, có 3 nguyên nhân khiến Mỹ muốn biến Nhật thành một mẫu hạm. Thứ nhất là vấn đề về Triều Tiên, sau đó mới đến cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và thứ ba là những căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc. Một chuyên gia quân sự Nhật cho tờ nhật báo trên biết, việc phối hợp điều đình các lực lượng không quân của nước này tại Nhật với các đơn vị không quân Mỹ đóng tại đảo Guam là nhằm đề phòng cho vấn đề Đài Loan. Hiện trên đảo Guam, quân Mỹ đã tập trung khoảng 30 máy bay ném bom B-52 và B-1. Như vậy Mỹ đang dần biến hòn đảo này thành một căn cứ quân sự hàng đầu.
    Tuy nhiên, đề nghị này của người Mỹ không dễ gì nhận được sự chấp thuận của giới lãnh đạo Nhật Bản. Đúng là Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật buộc đất nước mặt trời mọc phải cung cấp các căn cứ quân sự cho Mỹ nhưng điều bắt buộc này phải nằm trong khuôn khổ của việc gìn giữ an ninh cho Nhật và bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế tại vùng Viễn Đông.
    Mặc dù những thay đổi mới đây cả về mặt nguy cơ đe dọa khủng bố lẫn công nghệ quân sự nhưng việc can thiệp của các lực lượng quân sự Mỹ từ các căn cứ tại Nhật vào Đông Á và Trung Đông vẫn chưa thể biện minh cho việc chuyển cả tổng hành dinh Binh đoàn Bộ binh số 1 từ Washington qua Nhật vì căn cứ vào điều khoản trong Hiệp ước Mỹ - Nhật. Việc di dời tổng hành dinh Binh đoàn Bộ binh số 1 Mỹ tới Nhật là vượt quá khuôn khổ của bản hiệp ước này.
    Trong khi đó, chính quyền và quân đội Mỹ coi việc di dời này là một biểu hiện mới của sự liên minh, một phương tiện để củng cố hợp tác với lực lượng phòng vệ của Nhật. Hiện nay, Mỹ khó có thể đạt được sự chấp thuận của người Nhật vì nếu chấp thuận dự án này, Nhật sẽ phải đối phó với những căng thẳng ngoại giao với các nước láng giềng và trong khu vực. Điều này giải thích sự chần chừ của Tokyo trước đề xuất của Mỹ.
    Tuy nhiên, không phải tất cả các ý kiến trong Chính phủ Nhật đều thống nhất. Nobutaka Machimura, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật cho biết, nếu chỉ tính tới điều khoản trong Hiệp ước về phạm vi áp dụng là an ninh vùng Viễn Đông, phía Mỹ sẽ không có cửa nào cho việc di dời trên. Vị bộ trưởng này coi trọng việc liên minh với Mỹ hơn là vấn đề tuân thủ theo hiệp ước.
    Giới lãnh đạo của lực lượng phòng vệ Nhật Bản viện dẫn thực tế lịch sử rằng, lực lượng quân sự Mỹ can thiệp khắp nơi trên thế giới và các đơn vị của Mỹ đóng tại Nhật đã tham gia vào cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 cũng như cuộc chiến tại Iraq hiện nay, vô hình trung đã vô hiệu hóa điều khoản về an ninh Viễn Đông trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Những người này cho rằng nên lợi dụng dịp Mỹ tổ chức lại lực lượng trên toàn thế giới để xem xét lại hiệp ước trên theo hướng mở rộng phạm vi can thiệp của quân đội Mỹ giống như lần sửa đổi Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ hồi thập niên 90 của thế kỷ trước đã cho phép mở rộng địa bàn can thiệp của quân đội Hoa Kỳ từ vùng Viễn Đông sang các khu vực giáp biên.
    Đối với người Nhật, điều quan trọng nữa là phải biết liệu việc tái tổ chức này có giúp gì cho việc giảm gánh nặng từ các căn cứ quân sự Mỹ hiện đang tập trung tại đảo Okinawa hay không? (75% lực lượng Mỹ đóng trên hòn đảo này chiếm tới 20% tổng diện tích của đảo). Kế hoạch đề xuất vừa rồi của Mỹ có khả năng sẽ thay đổi hiệp ước vốn được áp dụng từ hơn nửa thế kỷ nay.
    Báo chí Nhật cho biết, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật không giải quyết được tất cả các vấn đề. Nếu Mỹ tự coi mình là siêu cường duy nhất trên thế giới và chỉ cần vài nước ủng hộ quan điểm thôi thì cũng khó có thể đảm bảo được tình hình an ninh trên thế giới. Tình hình Iraq hiện nay là một bằng chứng. Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi khẳng định sẽ trả lời đề xuất của Whasington trong khuôn khổ tôn trọng hiến pháp nước này và tuân thủ hiệp ước an ninh hiện hành. Vấn đề không thể giải quyết một cách vội vã

    Quốc Hùng (Theo Military)
  7. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Ko biết bao giờ bọn Nam - Bắc Hàn tẩn nhau nhỉ ?
    Tàu tuần tra của Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên đụng độ nhau tại ranh giới biển giữa hai nước.


    Các tầu tuần tra của Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên đã đối đầu với nhau ngày hôm nay tại ranh giới biển giữa hai nước.
    Các giới chức Nam Triều Tiên nói rằng tầu tuần tra của Bắc Triều Tiên đã đe dọa sẽ bắn cảnh cáo sau khi tố cáo tầu Nam Triều Tiên vi phạm ranh giới biển của họ.
    Tầu Nam Triều Tiên đã giáp lại là không làm gì sai trái và cũng cảnh cáo là sẽ bắn trả nếu tầu Bắc Triều Tiên nổ súng.
    Giới chức vừa kể nói rằng các tầu vừa kể ở cách nhau khoảng 20 kilomet và đối đầu với nhau khoảng một giờ đồng hồ và rồi của Bắc Triều Tiên rút đi.
    Bắc Triều Tiên không công nhận ranh giới biển phía tây của họ do Liên Hiệp Quốc quy định vào lúc chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên. Hải quân hai nước đã từng giao tranh với nhau gây tổn thất nhân mạng trong hai vụ đụng độ hồi năm 1999 và nam 2002 tại khu vực vừa kể.
  8. meomunchamchap

    meomunchamchap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Khó nhỉ? Bàn đến cuộc chiến xứ Kimchi - giả tưởng - thôi cũng thấy khó. Tôi nghĩ là sẽ bắt đầu giống như nàng Dae Chang Goum với mama Choi (trong phim đọc là Chuê) thôi. Chưa chắc các bên sử dụng hàng nóng ngay đâu, cứ ngấm ngầm, ném đá dấu tay cái đã. Đến khi "danh chính ngôn thuận" rồi sẽ choảng.
    Mà nói thật, tất cả những bên đó đều đã từng là kẻ thù của nhân dân ta, mà:
    Thù này ắt hẳn còn lâu,
    Trồng tre làm gậy, gặp đâu đánh què

    Tuy rằng bi giờ Vietnam muốn làm bạn với tất cả các nước nhưng nghĩ tới chúng thì chậc chậc........
  9. kenjijing

    kenjijing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0

    Nếu ĐL về tay TQ , Hàn Quốc thống nhất với Bắc Hàn và theo TQ thì Mỹ gần như không còn gì ở châu Á . ĐL , Hàn Quốc , Nhật Bản là tiền đồn của Mỹ để họ có thể gây ảnh hường đến toàn châu Á , kiềm chế TQ .
    Chính sách của Mỹ không phải ngây thơ kiểu được từng nào hay từng đó , đến từng nào hay từng đó đâu . Họ 1 mặt ra mặt phản đối ĐL độc lập , mặt khác lại ra sức giữ ĐL . Chính sách của Mỹ là :" Thưa anh Tàu , chúng ta cứ giữ nguyên hiện trạng của ĐL hiện nay , chúng tôi phải đối ĐL muốn độc lập ,và chúng tôi phải đối chiến tranh hay việc sử dụng bạo lực " .
    Và như thế Mỹ tha hồ mà bán vũ khí cho Đài Loan . Hiện nay MỸ thầu luôn cả giàn vũ khí của quân đội quốc đảo , vừa làm bệ chắn , vừa hái ra tiền .
    ...............................................................................................................
    Tôi nghĩ Hai nước Bắc Hàn và Nam hàn khó có thể thống nhất vì cả hai bên tiềm lực quân sự đều mạnh chỉ có điều là số quân của bắc hàn đông hơn.Nếu bắc hàn thống nhất nam hàn thì mới có thằng theo khựa còn nếu nam hàn thống nhất bắc hàn thì như "Mỹ và Khựa"Hiện nay.Mỹ nó không bao giờ chịu mất Nam hàn đâu.Thà mất ĐL.Vì nếu nó mất Nam hàn thì phe nó ở phía bắc chỉ còn thằng nhật bổn.Nếu mỹ bỏ ĐL tôi nghĩ Khựa cũng khó mà chiếm ĐL vì quân ĐL được trang bị đồ Ngon do mĩ trước đó cung cấp.Có hệ thống chống tên lửa và cũng có tên lửa Hành trình
  10. ftuguard

    ftuguard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    2
    Theo tôi thì không bao giờ họ đánh nhau. Chỉ có thể xảy ra là hợp nhất trong hoà bình giống Đức. Hiện nay BH đang đi theo con đường kinh tế thị trường, mở cửa nền kinh tế. Chẳng mấy chốc họ sẽ bắt kịp với Nam Hàn. Vấn đề thống nhất chỉ còn là thời gian.
    Người Triều Tiên (Nam và Bắc) đều có ý chí cao, thể lực tốt, văn hoá có nền tảng vững chắc, chăm chỉ cần mẫn. Hi vọng họ sẽ sớm thống nhất trong hoà bình.

Chia sẻ trang này