truyện hay nè bà con Ném bút chì của Cụ Nguyễn Tuân trích đoạn thôi nhé các bác ??????. Lý Văn khạc mạnh.Y giả vờ gọI đầy tớ thực to nhưng không có đứa nào thưa, y tủm tỉm : -Thưa các quan, nhà vắng cả, xin các quan bàn qua lạI việc đó. RồI để phân phát ngay công việc cho anh em và định ngày làm. -Còn định gì nữa, Cai Xanh ngắt câu chuyện. Nếu có làm gì thì làm ngay đêm nay đi.Nhân thể đêm nay lạI tốI trời. ?otiếng bạc? này, em xin thưa để bác Lý biết: nếu đêm nay không mở ngay thì ?otiếng bạc? đến vỡ mất. -Cũng được. Vậy thì anh em cắt và nhận công việc luôn đi. Phó Kình bây giờ mớI lên tiếng : -Cứ như lệ cũ mà theo,vẽ vờI cắt đặt làm chi cho thêm phiền ra. Thì cũng lạI cầm lá chắn là anh Cai và đánh ?obút chì? là em chứ còn ai vào đây. Nếu có neo người thì anh Lý nhà đỡ cho một cây ?obút chùng? kèm sát bên cạnh em cho em vững tay ở những đường độc đạo. Còn các chú nó đây-Phó Kình xòe tay chỉ mấy ngườI ngồI ăn từ nãy chưa nói gì-thì chia nhau ra mà đỡ mấy việc vặt như thả chông, bật hồng v?v...Còn thì mớI đến ngườI ngoài. Các ông anh em nghe đàn em lạm bàn thế đã tạm ổn chưa ? Phó Kình tu một hớp rượu đánh ực. Cả bọn đều nhao : -Thôi thông cảm lắm rồi. Vậy thì nhất định đêm nay hết trống canh hai bắt đầu cất quân. Sang đến đúng đất bên ấy, vừa vào giữa giờ tý. Cả bọn lạI đều một loạt đánh ngã vài chai lớn nữa.RồI trong không khí ồn ào ngườI ta đọc đi đọc lạI cái câu :? Ở đờI muôn sự của chung,hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi?.Cả bọn đều lấy làm thưởng thức câu đó và mỗI ngườI đều tự đặt ngay mình vào địa vị ngườI anh hùng. Phó Kình đã nóng mặt, sẵn tay áo,ngồI chửI đổng : -Này phảI biết, một cây ?obút chì? của em dám chấp cả một ấp người. Có một cây ?obút chì? mà đánh cho sát đòn, thì đây nhất nhân địch vạn nhân, à, phảI thế mớI được. Nói xong Phó Kình nhảy xuống đất, quơ trong gầm giường lấy cái mai, tháo cuộn dây thừng quấn trong ngườI thay thắt lưng, buộc một đầu mốI dây vào cán mai có tiện đường rãnh từ hôm nọ. Cả bọn đang vui chuyện đều úa theo Phó Kình ra mặt sau nhà, đứng một loạt đốI diện vớI bụI chuốI tiêu phất phơ tàu lá ở bờ rào xa. Phó Kình cuộn mấy vòng dây thừng dài đến mấy sảI vào cánh tay phảI y giữ vững đốc ngọn mai. -Đàn anh thử xem em hạ cây chuốI phía bên trái. Bỗng sau một tiếng phập, thân trên cây cuốI đã gục xuống mặt đất, kêu đánh roạt. Và Phó Kình đang cườI hề hề, cuốn vòng dây thừng vào cánh tay trái và đã được giật về từ lúc nào, cái mai đã ở gọn trong hai bàn tay y. -Bây giờ đàn anh lại xem em lấy buồng chuốI chín trên cây xuống để chút nữa lễ thánh. LưỡI mai sén qua cuống buồng chuốI, đi quá đích, chạm cả vào đến quá nửa thân cây chuối. Cả bọn cườI vang. Lý Văn dè dặt lờI khen : -Ngón ?obút chì? của chú hay đấy. Nhưng cũng còn nặng tay. Chưa được ngọt lắm. Có nhiều khi mình chỉ nên đánh dọa ngườI ta thôi. Nếu không cần đến, thì chớ nên làm tổn hạI đến nhân mạng. Sẵn có đàn gà đang đi trong luống khoai lang. Lý Văn mượn Phó Kình đưa cho mình cây ?obút chì? buộc thòng lọng múi dây vào cổ tay trái và nói vớI anh em : -Chú nào ném hộ tôi hòn đất. Tiếng hòn đất đụng đất kêu đánh bộp. Mấy con gà bay tà tà khỏI mặt vườn, đập cánh bồm bộp. Tiếng lưỡI mai ở tay Lý Văn phóng ra kêu đánh vụt. Một tiếng gàc kêu oác. Cả bọn chạy ra luống khoai, giơ cao con gà gãy mất cả hai chân. Vết thương gọn gàng vừa đúng quãng đầu gốI và cặp giò chưa lìa hẳn, vẫn còn dính vào đùi bởI làn da hoen máu. Lý Văn gác mai, nói vớI tất cả bọn : -Nếu mình ném mạnh tay quá và không biết tính sức đi của ?obút chì? là nát mất gà. Các chú không phảI đánh những ?otiếng bạc? vào sinh ra tử, các chú không biết, chứ đòn ?obút chì? khó khiến lắm. Và một cây ?obút chì? ngang tàng như thế mà phảI lụy một cành tre đấy. Chú nào hay xử cây ?obút chùng? ở các đường độc đạo nên cẩn thận khi thấy bên địch tung cành tre ra để phá ?obút chì?. Để hôm nào rảnh, anh sẽ dạy cho các chú tập cái lốI đánh đòn bơi chèo bằng gỗ cau. Đánh đến đòn hỗn chiến ấy thì đầu ngườI cứ rụng như sung. hết
cái này trên mạng đầy mà. Nhân thể tán phét tý: có bút chì lại có cả bút sắt nữa, đó là cây giáo có bằng tre dẻo mà mũi giáo chỉ lắp lỏng, khi đúng tầm thì uốn cong cây giáo rồi thả ra cho mũi giáo phi về phía đối phương. Còn bút chùng thì chịu chỉ có thể đoán mò là một dạng dao hay truỳ buộc dây gì đó. À nhớ ra ngày xưa quyển bách khoa toàn thư bằng tranh còn vẽ cả 1 võ sĩ VN đánh thiết lĩnh, giống như nhị khúc nhưng mà 2 đoạn dài ngắn khác nhau, đoạn dài theo tỷ lệ với người trong hình phải ngang quả tề mi côn của Tàu. Lại nhớ nhà văn Hà Ân tả một đòn thiết lĩnh vươn dài như trăn gió mà buồn cười, chắc cụ tưởng thiết lĩnh nó mềm giống cái váy lĩnh của các bà nhà quê. Còn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong kịch gì viết lại theo ''không có vua'' còn cho nhân vật khiêm cầm dao chọc tiết lợn múa bài...Ngũ môn phá trận, cũng chấp thủ tam âm, sát tầm thế gì gì đó. Chứng tỏ nhà văn bây giờ vốn võ thuật kém ngày xưa nhiều quá, đây mới nói cụ Nguyễn còn nếu so với cụ Tản Đà đã từng múa dao phay thay kiếm cho cụ Nguyễn xem trong một buổi chiều tất niên với đủ các miếng xả tuốt (em cũng chả hiểu là miếng gì) thì thật không còn gì mà nói
Sao lại nói như vậy? Võ cổ truyền VN dùng những thứ vũ khí như đòn gánh, khăn, thắt lưng.... có gì đánh nấy, bộ pháp thấp và mềm dẻo thì dùng dao chọc tiết lợn cũng khác gì đoản đao đâu?
Ý em là nhà văn bây giờ không hiểu lắm về võ cổ truyền chứ em có bảo cụ Tản Đà dùng dao phay là không được đâu, cái "không còn gì mà nói" là về các nhà văn hiện đại bác ạ, thêm một điều nữa là dao phay không phải dao chọc tiết lợn, tức là không đâm được, còn kể cả dùng dao chọc tiết lợn mà múa bài kiếm cũng không đúng nốt vì chiều dài khác nhau. Cụ Tản Đà ở đây chỉ muốn giới thiệu cho cụ Nguyễn về đường đi của thanh kiếm trong bài múa nên cầm tạm 1 con dao gì đó dài dài là được.