1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện không có *** (hay chưa có), đang bí kêu gọi quần hùng ra tay viết tiếp.

Chủ đề trong 'Văn học' bởi migkhoaicun, 01/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Truyện không có *** (hay chưa có), đang bí kêu gọi quần hùng ra tay viết tiếp.

    ở cuối con đường

    "...mọi con đường đều có dăm ngã rẽ
    Bến tình yêu neo lại được mấy người..."

    - Tại sao? Tại sao vậy?...
    Giọng anh như vỡ ra khi anh nhìn vào mắt nàng, hỏi một cách tuyệt vọng, như mười năm nay anh đã hỏi như vậy?
    - Anh không hiểu và đã không thể hiểu - anh đã cố gắng, đã hết sức cố gắng, có thể em sẽ không bao giờ chấp nhận anh, nhưng hãy cho anh biết vì sao?
    - Không bao giờ có một chuyện tình có kết cục hạnh phúc, anh không hiểu sao? Em tin và em luôn luôn tin như vậy, đừng bắt em phải trả lời. Mọi thứ sẽ trở nên trần trụi và loã thể dưới cái nhìn soi mói và tàn nhẫn của hôn nhân, em không thể?
    Môi anh nghiến chặt lấy môi nàng?
    - Chẳng nhẽ ngần ấy thời gian chưa đủ cho em hay sao? Nhìn anh đây ?" anh vẫn thế, mười năm trước hay mười năm sau, anh vẫn hôn em, vẫn nằm bên em, chúng mình vẫn ******** với nhau, có gì khác đâu. Những đứa con, có thể chúng sẽ làm mình mất thời giờ một chút, nhưng chẳng phải đó cũng là một phần của tình yêu vĩnh cửu hay sao?
    - Em? không?
    ?
    Nàng thoáng rùng mình, thiếu nữ mười tám ngước cặp mắt trong veo, nhìn chăm chú vào cốc cà phê. Cà phê đắng. Thì rõ. Nhưng thêm đường cũng chẳng ngọt hơn được là bao nhiêu. Thiếu nữ mười tám thoáng ân hận vì đã lỡ tỏ ra ?ođầu gấu? mà gọi cà phê đen không đường. Ngụm thứ nhất - đắng. Ngụm thứ hai - đắng. Ngụm thứ ba? ?ochủ quán, làm ơn cho cháu một ít đường?? Ngụm thứ tư ?oem đã không uống được cà phê - sao còn gọi làm gì??. ?oEm tập?. ?oĐể làm gì? cô bé??. ?oChẳng để làm gì cả? ?" Không lẽ lại thú nhận rằng chỉ tại mắt anh đen quá, tại tóc anh bồng bềnh, mà cà phê có vẻ làm em lớn hơn?.
    Để làm gì chứ? Câu hỏi vang lên, rõ ràng đến không thể giả vờ không nghe được? Thiếu nữ mười tám thoáng đỏ mặt ngượng ngùng. Ngay cả khi bối rối nhất, nàng vẫn len lén gạt những sợi tóc mai xoăn tít sang một bên? Những sợi tóc đó, sao lúc nào cũng xoăn? Giống y tóc chị em nàng vậy. Những sáu chị em gái. Sáu con thiên nga hay sáu con vịt trời? Nàng không biết, cũng chẳng quan tâm. Mỗi tối, nàng lại là người len lén ra mở cửa cho các chị mình, thiếu nữ mười tám nằm thu mình trên chiếc giường đơn chật hẹp, mọi giác quan căng lên, nắm bắt mọi âm thanh dù là nhỏ nhất khẽ trườn vào từ ngoài bờ hè. Tiếng lá khô sột sệt, tiếng xích xe rất khẽ, rất khẽ, tiếng những ngón chân bước nhón nhén trên nền gạch sạch bóng không hạt bụi? Thiếu nữ mười tám trườn ra khỏi chiếc màn, đi những bước nhẹ như mèo về phía cửa, khẽ khàng lùa chiếc thẻ kim loại vào ổ khoá trơn tuột? Cánh cửa mở không một tiếng động, và chị nàng ?" chị thứ mấy nhỉ ?" chị cả? chị hai? Hay chị ba? Nàng cũng không nhớ nữa - lướt vào như một chiếc bóng?
    Để làm gì chứ? Cà phê uống nhiều sẽ bị say. Nhưng nàng không say cà phê, nàng say mắt đen. Mắt đen có học, mắt đen nhạy cảm, mắt đen biết trân trọng những giá trị của tình yêu. Mắt đen sẽ là bạch mã hoàng tử mang nàng ra khỏi căn nhà nhiều bóng tối, ngôi nhà của những cánh dơi cứ tuyệt vọng mong mỏi mình là thiên nga. Nàng lớn lên ?" mụ mị trong cái dự cảm và trông chờ ấy. Đêm đêm, nàng trằn trọc, lắng nghe những tiếng khóc của các chị mình bên ngoài khe cửa? ?oTại sao? Tại sao chứ? Tại sao anh không thể cưới em? ? ?oĐừng nói thế em, anh chắc chắn sẽ có cách, rồi anh sẽ có cách?? Và tiếng xích xe xa dần, xa dần?
    ?
  2. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Mùa thu năm ấy, chị cả nàng lấy chồng. Chị nàng lấy lão buôn xế hộp nhà cách hai dãy phố. Để đón dâu, lão mua hẳn con xe thể thao hai cửa, màu vàng lông gà con, mui trần, nhạc xập xình, ầm ĩ từ đầu phố, hoa rải trắng đường. Lễ xin dâu là năm chiếc kiềng vàng to như ngón tay cái. Chị nàng mặc váy cưới màu đỏ, đánh mắt đỏ, môi đỏ thắm. Chị hai khóc ròng, bảo chị cả ăn mặc như quả phụ ấn Độ chuẩn bị lên giàn thiêu tuẫn tiết theo chồng; nàng lại nghĩ trông chị giống con cá chày - cá chày, con nào mắt chẳng đỏ; cần quái gì phải khóc. Mà có lẽ nàng đúng, bước chân lên chiếc xe mui trần nhạc xập xình, cổ đeo nặng năm chiếc vòng như năm chiếc cùm - mắt chị nàng ráo hoảnh.
    Lấy nhau cả năm giời, chị mới phách vị ra là không phải lão chỉ buôn xe. Buôn xe thì cũng mạnh đạn thật, nhưng ăn tiêu như lão, rõ chỉ có là chơi hàng cấm. Bọn "dân bay" chả có bao giờ thấy thì thụt ở nhà chị, tủ giả trong nhà cũng sạch sẽ không có dấu vết gì của viên xanh, viên đỏ. Nhưng lão chồng thì dắt đít đến 3 cái điện thoại. Một cái dành cho bia rượu, bar, "hàng". Một cái "chính thống" - cho vợ và khách hàng xế hộp. Còn một cái, chẳng mấy khi reo, lão mua sim trả trước, gọi xong một cuộc là vứt, nhưng đã gọi, là tiền vào như nước. Được cái lão xông xênh với vợ, chưa bao giờ hỏi đến một câu xem tiền đi đâu về đâu? Lão mồ côi, không anh em, chẳng họ hàng, sống cứ như con chó hoang, có chị trong tay, cũng được một tiếng bình an là có gia đình. Không chia sẻ tỉ tê tâm sự theo kiểu cải lương, chẳng bàn bạc công việc bình đẳng, lãng mạn hoa hoét giả cầy cũng không nốt. Nhưng không đánh vợ, không chửi bậy, không mày tao, càng không đay nghiến cay độc như mấy thằng trí thức nửa mùa. Chị muốn làm gì thì làm. Tiền bạc cứ dòng dòng chạy về nhà đẻ chị, thành xe, thành vàng. Em gái chị chưa thành thiên nga, nhưng có tý "đạn" vào đâm mát da mát thịt. Mỹ phẩm xịn, trang sức xịn, lo gì không lên được mấy chân kính.
    ...
    Lão có bồ. Một số chứ không phải một con. Chị nàng đã thành bà chủ, ngồi đếm tiền không ngơi tay, biết chuyện, chỉ cười nhạt. "Mấy con đệ của "toàn chân giáo" ấy, "hàng họ", chứ bồ đ. gì". Con bé người làm quái đản không phải lối, muốn lấy lòng chị - rình bám theo lão vào nhà nghỉ, kỳ công thuê thám tử đặt trộm máy quay máy chụp, chứng cứ ngoại tình đủ cả. Mang về, chị thẳng tay cho một cái tát như trời giáng. Đập tan, đốt sạch cả ảnh cả phim rồi đe lớ mớ bà cho đầu gấu tống thẳng vào nhà thổ. Con ranh tái mặt lủi mất dạng. Chị lại ngồi đếm tiền xoành xoạch. Chiều chồng như chiều vong. Lão sáng gái, chiều gái, chim non mắt xanh mỏ đỏ thấy chị lành tính, tranh nhau bu vào lão chồng già mong kiếm chác được thằng con giai để ăn giải cạn là cái nhà lão hứa. Chỉ có chị biết lão trông thì hoành tráng nhưng là tiệt giống lâu rồi. Cái kết quả xét nghiệm của hai vợ chồng lần đưa nhau vào bệnh viện Từ Dũ kiểm tra, chị giấu tiệt. Lão thấy vợ lẳng lặng làm ăn, ngất ngây con gà tây, tự đắc ý lấy được đứa biết điều, bao nhiêu việc chính thống dồn hết cho vợ. Mấy cái cửa hàng buôn xe, dần dần lão vứt cho chị cả. Chị gom tiền, mở thêm mấy shop quần áo, mấy hàng bia hơi rộng cả nghìn mét vuông. Giấy tờ nhà, đất, xe cộ, sổ tiết kiệm lớn sổ tiết kiệm bé cứ theo nhau dồn vào tên chị. Tiền mẹ đẻ tiền con. Nửa năm sau, lão chết bất đắc kỳ tử khi đang ở trên giường với một con chíp mười bảy tuổi. Nguyên nhân chính chắc tại lỡ ?ochoác? quá liều. Con hàng mới vào nghề, bản lĩnh còn non; ngồi nhìn thằng nhân tình già mắt mũi trợn ngược sùi bọt mép chết mà kêu không thành tiếng. Nó run cầm cập, nước mắt vòng quanh. Chị lấy điều nhân đức làm đầu, thôi thì sự đã rồi chị có làm khó cho mày thì chồng tao cũng chẳng sống lại được, tuổi mày còn ít, biết điều thì kéo phéc-mơ-tuya cái mồm lại, cuốn xéo đi chỗ khác làm ăn, tao cho mày ít vốn gọi là chỗ đàn bà với nhau. Con bé lạy chị như tế sao, ngay đêm đấy cắp quần áo dông thẳng ra Hải Phòng mất dạng. Chị sụt sùi đủ ba ngày, mắt đỏ như mắt cá chày. Đem lão chồng già đi hoả táng, đủ bảy ngày đưa lên chùa, thành tâm khấn khứa rồi kính dâng một cục tiền gọi là hương hoa xin gửi giỗ trên đó. Bàn thờ ở nhà bị dẹp, nhà cửa trang hoàng sơn sửa lại mới tinh. Chị thành goá phụ trẻ đẹp giàu có.
    ?
    Goá phụ trẻ đẹp giàu có độc thân, chẳng con cái, quay lại báo hiếu cha mẹ, chăm chút chị em một cách hoành tráng. Chỉ trong vòng một tháng, bán vèo căn nhà ổ chuột, mua ngay một "quả" mặt tiền 15m, chiều sâu 20m, 5 tầng 1 tum, có cả miếu thờ xây mái cong sành điệu trên sân thượng. Thuê hẳn hai osin chuyên rửa bát quét nhà, đứa thứ ba dẻo mỏ, khéo đấm bóp chỉ phục vụ mẹ chị. Đàn vịt giời thành thiên nga cả, con nào cũng mượt lông đỏ da. Duy chỉ có chị thứ ba, ngoại trừ việc cam tâm tình nguyện ở cái phòng điều hoà mát rượi trên tầng 3 ngôi nhà mới - còn thì vẫn quyết tự lực cánh sinh. Tự làm, tự ăn. Không ngửa tay xin chị cả đồng nào. Từ bé chị hai đã học giỏi, cũng được dăm ba giải nhất nhì thành phố mấy môn học cơ bản. Vào đại học được học bổng, được bầu làm bí thư Đoàn, tương lai nghe chừng sáng lạn. Chả thế mà vẫn tin tưởng vào cái sự công bằng ở đời lắm.
  3. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Chị yêu một hoạ sĩ. Loại người quan niệm ?otình chỉ đẹp khi tình dang dở?. Tranh của chàng đề giá toàn trên ngàn đô la một bức. Cả năm chẳng bán được một bức gọi là có. Thế nhưng khi có người thương cảm, ngỏ ý hỏi mua chục bức với mức hữu nghị ba trăm ngàn đồng một bức để về treo trang trí cầu thang thì chàng giận tím mặt, chửi rủa tàn tệ gu thưởng thức nghệ thuật của kẻ ngoại lai kia. Chàng mất ba ngày để giảI thích cho chị hai nàng biết ý nghĩa nghệ thuật cao siêu ẩn giấu trong những bức tranh của mình, rằng tranh của chàng trông hơi giống nhưng đẳng cấp khác hẳn thứ tranh hàng chợ đẫy rẫy ở vỉa hè Bờ Hồ như thế nào? Chị nàng ngồi há hốc mồm nghe như nuốt lấy từng lời, đến chiều tức tốc chạy đi bán đổ bán tháo chiếc dây chuyền ki cóp bao lâu để lấy tiền giúp chàng nuôi sống cái phòng tranh đang thoi thóp. Chị hí hoáy chổng mông, cắm mặt xuống những tờ giấy vẽ thiết kế mỗi đêm? Rút cục cái phòng tranh sống thật, nhưng không phải nhờ tiền trả cho những bản vẽ thiết kế của chị. Chàng họa sĩ đẹp trai như các nhân vật trong tranh thời phục hưng, tóc dài bồng bềnh, mơ màng như lãng tử khi đang ngồi hút thuốc uống cà phê ở Hàng Hành bằng tiền chị đưa phút chốc rơi bõm vào mắt xanh một ả Việt kiều rửa bát thuê mới về nước. ả lâu ngày không về Việt Nam, cứ ngỡ quê hương vẫn còn đang trong thời kỳ có cục xà phòng giặt cũng lấy giấy gói kỹ giấu vào tủ nên hỳ hụi khuân khuân vác vác cả chục lít dầu gội đầu về kỉnh biếu bà chị làm nghề buôn quần áo. Bà chị xuân xanh quá sắc vẫn nõn da nõn thịt nhờ dăm lần ghé viện thẩm mỹ - ngửa mặt cười hô hố, dầu lít đấy giờ chỉ có ra hàng gội đầu, loại phục vụ rẻ tiền dăm ba nghìn một lần, chứ cái thứ matxa máy lạnh, gội đầu gội cả tay nó cũng chẳng thèm, cô về đây với anh chị cho vui chứ thôi quà cáp gì; cố mà vơ vét cho hết vốn liếng làm một thằng chồng trẻ, kiếm đứa con hòng dựa dẫm sau này, chứ đã máy bay bà già còn can tội ô mai xấu mà không có mấy ông tổng thống dẫn đường thì bạc đời cũng ở không. Cái mác Việt kiều thời nay chả còn phỉnh được ai cả, chúng nó lõi đời với cái thứ Việt kiều rửa bát hái cam như cô rồi. ở vài ngày nếu thấy được thì thôi ở luôn đi. Công việc của chị trông làng nhàng vậy nhưng kiếm chác cũng được, đằng nào tôi cũng đang cần đứa phụ đánh hàng chuyến, chị em dẫu sao cũng tin tưởng hơn người ngoài.
    Nghe lời chị, ả ngày nào cũng chịu khó lượn lờ nơi quán xá sành điệu, lấy tiêu chuẩn đẹp trai làm hàng đầu để súp-bờ-soi các thể loại giống đực lại qua. Nhiều lúc giật mình nghĩ sao khiếp mình như con khỉ cái, ai lại chỉ chọn đối tác nhằm phục vụ mục đích sinh sản. Thà vào béng cái bệnh viện nào, xin thụ tinh nhân tạo, có đứa con là tốt rồi, cần gì yêu với đương, chồng với vợ cho mệt xác; nhưng lại hãi hãi nhỡ mà vô phúc, cái thằng trời đánh nào đó bố của con mình mà mình không biết mặt ?" xấu như khỉ thì sao? Rồi nhỡ mà nó ngu dốt, chả hoá ra rước thêm một cái tội nợ vào người. Của đáng tội mình đã xấu thì phải chọn thằng nào đẹp bắt bồ để cải thiện nòi giống. Chứ đời con cháu chắt chút chít càng ngày càng đi xuống, chả ra là ?olùi hoá? à?...
    Chàng hoạ sĩ không đọc được những toan tính trong đầu cô ả, chỉ ngây ngất khi thấy một kẻ hâm mộ ngày nào cũng bám theo chàng từ quán cà phê về xưởng vẽ, ngồi đần độn hàng giờ đồng hồ nhìn chàng quằn quại múa bút sản sinh ra tuyệt tác. Chàng cho ra cái gì ả cũng hết lời tán dương nức nở. Tranh của chàng được chuyển vào một căn phòng lớn, lộng lẫy, thuê trên con phố đắt nhất, trung tâm nhất, thiết kế riêng theo đúng xì-tai mới nhất. Theo đúng thuyết ?otình chỉ đẹp khi còn dang dở? - chàng gặp chị nàng, nước mắt tuôn ồng ộc như suối, kể lể thảm thiết về tâm trạng của một kẻ đang hoang mang trước trăm nghìn lối rẽ của cuộc đời, của tình cảm, rằng chàng tự thấy mình đang đi trên sợi dây bấp bênh của định mệnh, công việc của chàng khó lòng nuôi sống một gia đình được, điều trớ trêu nữa là chàng tự thấy tình yêu của chị quá cao quý, mà những thứ cao quý xinh đẹp thì cần cho vào tủ kính để làm cảnh chứ không thể để bị dập vùi trong rau cỏ, cơm gạo, lợn gà cám bã của cuộc sống thực tế thô thiển được. Dứt lời chàng đứng dậy phủi đít, phẩy áo măng-tô đắt tiền cất bước ra đi, để lại chị ngồi ngây ngô trên ghế đá công viên. Goá phụ trẻ đẹp giàu có dí ngón tay vào trán chị, nói như rít: "Ngu gì mà ngu quá thế em ạ, cái loại đã nghệ thuật sang trọng - nhưng lại rẻ tiền, không chóng thì chày cũng cắp đít theo bọn rẻ tiền nghe chưa? Mày soi gương xem, mũi cao, mắt ướt, mông ra mông, tí ra tí - có phải là loại "trước sau như một" đâu mà phải bám lấy nó. Nghệ sĩ. Trí thức. Lịch sự. Hoa với chả hoét! Có mài ra được mà ăn không. Mày cứ găm đầy túi, xem bố con thằng nào dám dở mặt. Thời buổi này mà còn ngồi mơ bạch mã hoàng tử, có mà ăn cám".
  4. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Nửa tháng sau, chàng lên xe hoa với cô ả Việt kiều khỉ cái - bây giờ là trợ lý đánh quả hàng si-đa cho bà chị cô. Nửa tháng nữa, phòng tranh bị dẹp, thay vào đó là công ty thiết kế và tư vấn quảng cáo - nói thế cho oai chứ thật ra đó là cửa hàng vẽ phông kẻ biển, in ấn đánh máy với nhân viên là hai gã thợ sơn dùi đục chấm mắm cáy và một gã mặt choắt thạo sờ-can và vẽ vời trên máy tính. Chàng hoạ sĩ còn tối tăm mặt mũi khi gã mặt choắt tuyên bố mời ông giám đốc cứ dùng mấy phần mềm vẽ viết, chỉnh sửa mấy phông chữ cho thạo, gặp đám cưới thì dùng mẫu chữ đám cưới, gặp đám ma thì phôtô giấy lớn khổ A0 cho người ta, có thế thôi chứ quái gì mà phải sáng tạo tối tạo. Cục tức dâng ứ hự trên cổ, chàng hì hụi định khuân tranh đI nơI khác, ôm khối sáng tạo mà biểu tình không về nhà thì bà chị vợ sai hai thằng đàn em đến thăm hỏi. Hai thằng mặt ngầu, đi xe ghẻ, quần áo rặt bò, một thằng trên cổ có cái sẹo to tướng. Thế nào thế ông anh không định về thật à, làm đàn ông muốn trời muốn biển gì thì trước hết cũng phải có cái đổ vào lỗ mồm cho thị mẹt, như mấy thằng em đây mỗi lần đi xin tí tiết thuê cũng chỉ đủ cho mẹ nó rau cỏ vài ngày, vất thế mà không làm không được, thôi ông anh thông cảm, về cho bọn em đỡ phải làm gì mất hoà khí, sau này còn dễ nhìn mặt nhau. Chàng cun cút xách tranh về, gặp chị vợ đang ngồi trong nhà, thấy chú về chị mừng quá, chú đã nghĩ lại rồi hả? tranh thủ đang có mấy ông bạn chị mới sửa xong nhà cần gấp ít nghệ thuật để trang trí, sẵn có độ ba chục tranh còn đấy, chị đã ngã giá với người ta xong rồi, cứ trăm rưởi một bức là được, bán đi, tiền tươi thóc thật, lại đỡ chật chội. Chàng cứng họng, im thin thít, chị vợ cười hé hé, xích lô đã chờ sẵn ở cửa khuân tranh chàng lên như vác củi. Được lời an ủi thôi chú cứ chịu khó làm ăn, vẽ sơn kẻ biển cũng là việc lương thiện, lại ra tiền, chứ cứ sang trọng mãi mà chẳng thực chất thì cũng bằng mo, như chị đây cũng chỉ là con hàng đồng nát đi lên, đến giờ đứa nào dám bảo chị không sang trọng chị lấy vôi vạch vào mồm cho biết.
    Chị ba của nàng không kịp chứng kiến cảnh chàng hoạ sĩ thành ông giám đốc phôtô khổ A0. Găm vào đầu vài lời chỉ bảo cho bớt ngu của goá phụ trẻ đẹp giàu có, nhưng chị vẫn quyết theo con đường trí thức của mình. Trước ngày cưới của chàng một ngày, chị đã ngồi trên máy bay phi thẳng sang Châu Âu, theo một suất học bổng đặc biệt thời hạn 3 năm. Đàn thiên nga đủ mặt đưa chị ra tận sân bay, goá phụ ôm chặt chị, thì thào "thôi em ạ, vậy cũng tốt, cả nhà chỉ có mình em học cao nhất. Đi đi, rồi kiếm thằng tây nào được được thì đớp luôn, đừng về nữa".
    Đến tận lúc ngồi lên máy bay, nước mắt chứa chan, chị vẫn không biết mình đi thế là sai hay đúng. Cũng chẳng biết nên hay không nên cảm ơn con bé út là nàng đã kèm chị như kèm kem, giục chị đi làm hồ sơ, rồi đi phỏng vấn. Kết quả đó đã nói lên đúng với năng lực của chị, mặc dù chị chưa thực sự làm hết sức. Nghĩ lại câu chị cả nói trước khi lên máy bay, chị bật cười trong nước mắt. Bà chị lắm tiền nhưng học ít, chị có giở lý thuyết giảng dạy về chuyện không nên để tổ quốc "chảy máu chất xám" chắc cũng chẳng hiểu gì. Gì thì gì, chị cũng quyết không đi luôn. Quê cha đất tổ, chị em bạn bè ở đây cả, cửa kiếm tiền không thiếu, điên mà mà bỏ tất đem thân đi làm culi đất khách quê người...
  5. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Có một điều mà cả chị lẫn chàng hoạ sĩ đều không nghĩ tới, đó là vài năm nữa - giỏi như chị, đảm đang như chị, nhan sắc chắc chắn trên trung bình, lại cộng thêm cái bằng Châu Âu, muốn làm ở đâu cũng được, lương tháng vài chục vé. Chị hái đâu chẳng được chồng, cần quái gì thứ nghệ sĩ nửa mùa vớ vẩn.
    ?
    Chị thứ tư của nàng đẹp. Đẹp nhất nhà đã đành. Chị còn là hoa khôi của trường nữa. Ai bảo chị đẹp. Chị chỉ cười. Thói thường, đàn bà con gái mà biết cách cười, đã là thứ đáng sợ. Đàn ông chỉ như con giun cái dế, muốn dẫm lúc nào là bẹp lúc ấy. Nhưng chị chẳng bao giờ dẫm cho chết hẳn. Chỉ dẫm hờ hờ, cho ngắc ngoải, không ra sống, chẳng ra chết. Từ năm chị học lớp mười, nhà nàng đã không lúc nào thiếu khách. Khách là kỹ sư, khách là bác sỹ, có cả dạng con ông cháu cha - COCC suốt ngày chầu chực, chỉ mong mời được chị đi chơi đã là một trời ngây ngất. Chị thích hoa, quanh năm suốt tháng nhà có hoa tươi đủ loại. Chị thích nước hoa, Chanel đầy một tủ vẫn còn thấy ít. Căn nhà ổ chuột vì thế cũng chẳng đến nỗi kém tươi. Thời xưa xửa xừa xưa còn thế, huống hồ mặt tiền 10m, sâu 12m, 5 tầng 1 tum như bây giờ. Hàng nước trước cửa nhà nói đùa thu nhập chỉ từ riêng khách ngồi chờ để thấy mặt cô tư đã đủ cho nhà này mua ô tô, chất cả ông bà cha mẹ con cháu lũ lĩ lên mà rầm rập kéo nhau đi vãn khắp phố phường. Khách không dám vào nhà, vì vào đâu phải lúc nào chị cũng tiếp. Đành ngồi hóng hàng nước ngó sang, chờ chị đi, chị về, lượn theo đằng sau, rồi rồ ga vọt lên vờ như vô tình gặp. Chị biết hết, nhưng cứ coi như không. Hiếm khi thấy chị đi chơi với ai liên tục bao giờ. Đi chơi với bạn gái, chị mặc áo hai dây màu đỏ, quần soóc đen ngắn hai mươi lăm phân cả cạp để lộ đôi chân trắng nõn, dài thườn thượt, tóc chị ép duỗi, mềm nhèo, thơm ngát hương hoa bưởi tự cất lấy. Môi đánh son hồng cánh sen rõ kỹ nhưng khéo đến mức như không hề trang điểm. Chị thong dong dắt xe ra khỏi nhà, lưng thẳng như người mẫu lên sàn diễn. Trước ánh mắt mê muội của những khán giả từ hàng nước bên kia đường, chị chậm rãi mở túi xách, chậm chạp tìm mãi mới ra chùm chìa khoá, rồi chậm rề rề tra chìa khoá hai ba lần cửa. Xong xuôi đâu đấy, chị mới nhón gót, ưỡn cái mông cong veo trèo lên xe. Nổ máy. Phi xuống đường. Những hôm như vậy, đố ai đưa được chị đi cà phê cà pháo. Chị chỉ đi với bạn gái thôi, dù biết tỏng hết cả quãng đường đi lẫn về, không lúc nào vắng những kẻ bám gót. Những khán giả bất đắc dĩ tưởng mình là kẻ đi săn, không tiếc của tiếc công đầu tư cho những vụ mua sắm có kèm đồng bọn của chị. ?oYêu người yêu cả đường đi?? , đến đường đi còn yêu, thì dăm ba thứ vật chất lấy lòng các bạn chị có gì là lớn? Tưởng thế, nên chàng nào cũng nuôi hy vọng. Chàng nào cũng tưởng nụ cười, ánh mắt như khích lệ của chị chỉ dành cho riêng mình. Đụng nhau chan chát chỉ làm máu chiến thêm nóng, ?ođồn nào mà chẳng có địch?, càng nhiều địch chứng tỏ chiến lợi phẩm càng giá trị. Cứ cố một tý nữa, tý nữa thôi. Hụt hơi! ừ thì hụt hơi, nhưng nàng dễ thương quá, tín hiệu đèn xanh, chỉ có thằng ngu mới không dấn ga. Hồ như chỉ cố thêm một bước thôi, thêm một bước nữa, nàng sẽ là của mình ta. Nghĩ thế. Nhưng biết đâu cái ranh giới mỏng manh của cái sự được ?" không ấy như hai người đứng hai bên của sổ Ơ-rô-guyn-đầu, trông thì tưởng thế nhưng có húc đến lõm thủ cũng chẳng vỡ được. Thế nên dù có nhiều kẻ cung phụng đến mấy, chị nàng vẫn là trinh nữ. Lý lịch tình trường cứ như tờ giấy trắng xát nến, bút nào viết nổi.
  6. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    ... những sợi tóc xoăn cứ xoà xuống trán, cơ hồ đồng loã mỗi khi nàng bối rối tránh ánh mắt của anh. Đã bao nhiêu lần nàng phải tránh ánh mắt như lửa đốt ấy? Bao nhiêu? ...
    ...
    Thiếu nữ mười tám chạy chân trần trên cát. Mùi ngô non cứ ngọt sữa trong gió ***g lộng. Mỗi khi buồn, nàng vẫn lái xe ra đây ngồi một mình. Mười năm, đã mười năm rồi. Người đàn bà 28 tuổi ngồi ngây ngô trên cỏ úa. Mỗi khi buồn nàng vẫn lái xe ra đây một mình, mỗi khi buồn trở lại triền cát này, thiếu nữ mười tám vẫn kiên nhẫn ngồi đợi nàng. Dòng sông có bên lở bên bồi, nàng chưa bao giờ đặt chân sang bờ bên lở. Triền cát này là bên bồi, mỗi năm lại rộng thêm, mỗi năm lại màu mỡ thêm, và mỗi năm - muốn tới gần mép nước, nàng lại phải đi xa thêm. Năm học lớp 12, nàng mơ đến dòng sông đầy gió và nắng. Ngày bế giảng năm học, nàng sẽ mặc áo dài trắng, các bạn nàng cũng mặc áo dài trắng, trên tay ôm những cành phượng đỏ và đứng giữa một dòng sông lảng bảng những con thuyền trắng. Giờ học nào nàng cũng gấp thuyền, những con thuyền được gập lén lút giữa giờ văn... "người chết đói đầy đường, nhưng con chó nhà Hoàng chưa phải nhịn bữa nào", giữa giờ Sinh... "cho giao phối hai cá thể đời F1", giữa giờ Thể dục "em nào kiến tập vì bệnh phụ nữ cần phải viết đơn xin phép"... Gập được cái nào, nàng đem nhét vào túi ni lông cái ấy, hì hục, hồi hộp đếm sao cho đủ chín trăm chín mươi chín chiếc thuyền. Chả ai bảo, nhưng nàng cứ một mực tin nếu tự tay gấp đủ ngần ấy thuyền giấy, nàng sẽ gặp một người. Một người sẽ cùng nàng đi bẻ trộm ngô, sẽ hái phượng cho nàng, sẽ nhấm nhách nhánh non non của cỏ gà cùng nàng và có chung quan điểm với nàng là nó có mùi giống như dưa chuột. Có được người ấy để làm gì, nàng cũng chẳng biết. Chỉ cảm giác nếu thế sẽ thấy vui vui, yên bình. Có lần lỡ dại thổ lộ cái mơ ước bé tí ấy với chị cả, chị nhìn nàng từ đầu đến chân, từ chân đến đầu như nhìn người sao Hoả, rồi bật cười hô hố: ?oMày hâm mẹ nó rồi. Người ta mơ có bồ đại gia, tiền đầy túi, đẹp giai, cao to, phong độ. Mày lại mơ thằng khoái gặm cỏ gà. Thế là thế nào? Cạp cỏ gà mà sống, hoá ra là bò à?.
    Từ lần ấy nàng không dại hé răng với bất kỳ ai những suy nghĩ ?okỳ kỳ? thế nữa. Rút ra luôn kinh nghiệm là bà chị tưởng ít chữ nhất nhà hoá ra lại có năng khiếu làm biên tập. Người ta mơ đến thiên nhiên để lấy hương lấy hoa, bà ấy lại quy luôn thành đồ ăn thức uống. Tệ một cái là chưa đến mười năm sau, thực tế đã cho thấy cái thuyết xôi thịt của chị là đúng. Nhìn đi nhìn lại, mấy người đàn bà ở tuổi đấy có được nhiều thứ như chị: tiền, sắc đẹp, quan hệ, và cả tự do! Nhiều lúc nàng tự hỏi liệu có bao nhiêu người đàn bà thực sự đàn bà được như chị nàng. Chị đẹp. Thì rõ. Chị nấu ăn ngon. Chị khéo léo, chiều chuộng đàn ông. Chẳng cần phải học hành nhiều, chỉ tốt nghiệp lớp 12, nhưng khiếu ăn nói của chị làm đàn ông mê mẩn. Chả thế mà thằng già buôn xế hộp lúc còn sống lúc nào cũng tự hào chính thê là một con vợ đàng hoàng. Thói đời nó buồn cười thế đấy. Đàn ông - càng bụi đời, càng maphia, càng dan díu với **** hàng họ thì lại càng muốn có con vợ chuyên chính. Tuồng như tất cả những gì tốt đẹp nhất cuộc đời của các lão đọng lại ở đó. Thì cũng phải có cái gì để phô ra với xã hội chứ. Nhưng buồn cười hơn là tấn kịch cũng hay diễn ra trên những cái giường chuyên chính đấy. Cứ bảo tại sao lắm thằng đàng điếm, gặp **** thì hùng hùng hổ hổ, kiểu như ?omất tiền mua mâm thì đâm cho thủng?. Đến khi về nhà với vợ lại xuội lơ, bao nhiêu cái hoành tráng đàn ông tắt ngóm theo cái rụt rè trước sự chính chuyên như một loại tượng thờ. Càng thế, lại càng khó có con. Càng khó có con, càng máu khua gậy lung tung để mong kiếm được thằng chống gậy lúc chán cơm thèm đất. Cũng may là chị nàng không giống loại vợ để thờ ấy, chị vẫn đủ đàn bà để ít ra lão cũng phải nộp thuế một tháng dăm lần, đi đâu lão không cần phải nói nhưng một tuần ít nhất cũng đưa vợ đi ăn một lần. Thế cũng là được. Được - nên lúc nào cũng thấy chị cười. Đôi môi đánh son màu cam ven vén như hoa phù dung. Đôi môi lúc nào cũng tuôn ra những lời ngọt ngào, khéo léo trước chồng, trước bạn chồng, trước đám khách hàng đủ loại. Nhưng chỉ cần bước từ cửa hàng ra, chui vào xe ô tô, cánh cửa xe sập lại đánh rầm, là chị vén môi phun ra đủ thứ vàng ngọc vào lỗ tai lũ em gái đang ngồi điềm nhiên chờ đợi. Chị chửi bậy như hát hay, từ con mả mẹ sáng sớm ngày ra đã đòi mua chịu chục cái quần bò hàng hiệu hai triệu một cái; thằng già khốn nạn đêm hôm qua làm cái đ. gì mà bốn giờ sáng mới mò về vần bà, đến chuyện thằng em con bé bán hàng đang ?obộ nhai lại? con bồ của thằng bạn cũ, đàn ông sao thằng nào cũng rẻ tiền và bần tiện như thằng nào?... Trưa nào cũng như trưa nào, chị năm - được chị cả trả công để làm một loại thư ký, lái xe thân cận tuyệt đối - lái con mẹc chị cả đầu tư, lái một vòng đi vơ cho đủ năm con thiên nga để đi ăn với nhau. Trưa nào cũng như trưa nào, chị cả chửi bậy, răn đe, kể chuyện, giáo huấn, hỏi han... và cả khóc. Giờ ăn trưa giống như một buổi tụng kinh, như dòng nước thánh rót xuống cuộc đời chị, tiếp cho chị sức mạnh, sự tự tin, và cả niềm vui sống. Lỗ tai lũ em như cái toalet, chị xả vào đó mọi thứ bất mãn rác rưởi sôi sục trong lòng. Nói bậy cho đã, chửi rủa đàn ông cho đã, cười cợt mình ngu cho đã, ăn cho đã, chị tô lại son, chải lại tóc, xịt chút nước hoa rồi bước xuống khỏi xe, cánh cửa xe sập sau lưng đánh rầm. Chị lại nết na nở nụ cười màu hồng cam với khách hàng.
  7. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Chưa một đứa nào mở miệng nói về cách sống như hai mặt của chị cả. Chị giống cây cột cái, chỉ có theo, chỉ có dựa, chứ đừng có dại khôn mà giơ búa gõ vào. Chị chửi bậy không sao. Chứ chị thần mặt, vuốt tóc chị hai ?oem ơi em, yêu đàn ông ít thôi. Yêu lấy cái bản thân mình ấy. Đừng có viển vông suy nghĩ dằn vặt vì nó không yêu mình. Chỉ có mình tự tạo niềm vui, tự tạo lãng mạn cho nhau thôi, chứ bọn nó, đã cầm được báu vật trong tay, thì cho vào hộp, khoá lại vứt xó để còn rảnh tay đi nhòm ngó báu vật của thằng khác?. Chị hai chảy nước mắt, lũ em chảy nước mắt.
    *
    * *
    Chị hai yêu chồng. Chưa lúc nào thôi yêu. Yêu từ lúc mùa ngâu, mưa tuôn xối xả buồn thối đất thối cát; đến khi mưa bụi mùa xuân giăng giăng như tấm màn mắc ngang đường. Yêu người nhiều lắm, nên lúc nào cũng chỉ cầu xin người yêu ta được như ta yêu người. Chị giỏi đàn, giỏi hát, giỏi thêu thùa may vá, giỏi tỉa hoa gọt củ. Mùa đông, chị hấp bánh bao nóng, cắm hoa hồng đặt lên bàn trong phòng làm việc của chồng. Mùa xuân, chị mua đĩa đất nung bày ngũ quả đặt lên bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần linh cầu cho chồng bằng an, thành đạt. Phải là đĩa đất, vì chồng chị mệnh Kim, thổ sinh kim mới đẹp tốt, may mắn. Mùa hạ, chị mua sen ướp trà, hứng nước mưa, đun ấm đất pha cho chồng uống. Mùa thu, chị nấu chè cốm, gọt hồng ngâm cho chồng ăn...
    Thời con gái, chị hai là diễn viên múa. Chị múa dân tộc, trang phục lúc nào cũng mớ ba mớ bảy lướt thướt chứ không múa sếch xy. Thế nhưng vẫn phải tiếng là con gái trường múa. Cái tiếng chả biết tại sao như trên trời rơi xuống, như cái ách choàng vào cổ lũ thiếu nữ trót theo nghiệp này. Chẳng hiểu thế nào, chị rơi vào mắt xanh con ông bộ trưởng.
    Con ông bộ trưởng đi BMW, cũng là loại hoành tráng, đẹp trai, học hành tàm tạm, ra trường được ông bô bế thốc lên ném ngay vào một cơ quan ngon lành. Được cái anh giai cũng biết điều, ăn tiêu vào hàng đại gia nhưng chưa bao giờ làm một điều gì để ảnh hưởng uy tín ông già. Vẫn tự hào mình là thằng tử tế. Mà đúng là tử tế thật, con cái có biết điều, thì phúc đức của bố mẹ mới phát được. Thời buổi này, đã là con ông to bà lớn, thì chỉ cần hai chữ biết điều là đủ yên ấm cả đời. Đi học, vào trường nào cũng có người đỡ. Ra đường, cứ việc ăn, cứ việc chơi, nhưng miễn đừng có đua xe, chích choác, đánh nhau, đại để là đừng có làm gì để phải ra đến chính quyền. Đi học, người ta cho nghỉ đến 10 buổi là kịch kim, thì chỉ nên nghỉ đến 9, nếu không cũng phải tìm thằng đệ nào nó điểm danh hộ - để đỡ phải không được thi chạy chọt rách việc. Cứ tằng tằng làng nhàng thẳng tiến mà ra trường, cầm cái bằng làng nhàng trong tay, chắc chắn vẫn được lốp-bi vào chỗ mạnh đạn. Rồi cứ tằng tằng mà làm việc, làng nhàng mà cống hiến. Chẳng ai nói gì đến mình, tiêu tiền trong an toàn, ăn chơi trong an toàn...
    Chị yêu con ông bộ trưởng thật lòng. Chẳng phải vì cái mác con bộ trưởng. Loại người như chị, đã yêu là đắm đuối. Trong các loại đàn bà, khổ nhất là loại sinh ra đã tin tưởng vào cái gọi là tình yêu tuyệt đối, ngỡ trong đời chỉ có thể yêu một người, thuỷ chung với một người. Như thể chỉ cần cầm tay một người, dù một lần thôi - là đã thuộc về người ta mãi mãi. Giữa cái thời buổi bọn "hoành tráng" gặp nhau, mới biết tên xong là đã có thể ôm hôn chút chít, vài tiếng sau thì đã "tranh vui" trong nhà nghỉ, thể loại như chị nhoằng cái thành của hiếm.
  8. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Cơ mà sự đời, của hiếm chưa chắc đã là của quý. Con ông bộ trưởng bồ kết chị bao nhiêu vì cái nết, thì lại bức xúc bấy nhiêu vì không biết hoa đẹp xấu thế nào. Đời mà! Đàn ông lúc chơi, kể cả lúc yêu thật, cứ muốn túm tay người yêu lôi xềnh xệch vào thiên đàng, đến lúc sự đời xô đẩy, không đến được với nhau, lại lý do lý trấu đổ cho muôn ngàn cái sự "không hợp", "chênh lệch", đến cả "duyên số" cũng được mang ra làm lá chắn... thế nhưng đã cưới vợ, thì có người dám nói ra mồm, có người không - nhưng trong thâm tâm chỉ muốn rước về con vợ còn trong trắng. Lấy được thật, thì coi như đời đã thoả mãn, con vợ chỉ cần để ở một xó, hoa đẹp hoa xấu lúc ấy cũng đã là hoa của mình, chẳng cần chăm bón, tưới tắm làm gì cho mệt. Lời ngọt ngon, cử chỉ đẹp, khi ấy để dành phô ra cho đồng nghiệp, cho bạn gái, kể cả cho con bé mới quen ở lớp học sinh ngữ. Bạn gái có buồn, gọi điện sụt xùi kể chuyện bị phụ bạc, thì kiên nhẫn nghe cả tiếng đồng hồ, đưa em đi ăn, đi chơi, tử tế lắm. Nhưng con vợ vô phúc điện thoại vì đau bụng giữa lúc thằng chồng đang chơi tennis, thì khó chịu. Rõ cái thứ đàn bà của nợ ở đâu ra, chẳng họ hàng máu mủ, nghĩ đi nghĩ lại đùng một cái nhà mình nó ở, xe mình nó đi, tiền mình nó tiêu, nó lại còn quản lý cả mình nữa chứ. Tự dưng thấy đời sao mà bức bối, bị cầm tù, ấm ức vô kể. Rồi quên phắt luôn có thời mình từng chạy theo cái thứ "của nợ" ấy, mê cái của nợ ấy như điếu đổ, luôn mồm khen cái của nợ ấy xinh, cái của nợ nấu ăn khéo, nhất nhất tuân thủ mọi ý thích của cái của nợ như một thứ kinh thánh, chỉ mong vơ cái của nợ ấy về làm của riêng mình. Rồi cũng tự nhiên, đùng một cái, mới chỉ ngày hôm trước ngày hôm sau thôi - sau khi ký vào tờ giấy mỏng tang được gọi là đăng ký kết hôn - thì nhận ra rằng mình vừa đeo một cái xích vào cổ. Những việc đưa cái của nợ đi sinh nhật, đi mua sắm, chăm chút, ôm ấp, hôn hít, vuốt ve và ********... trước đây nghe thật là thú vị. Giờ giống như một thứ nghĩa vụ không hơn không kém. Nói thế nghe chừng hơi cực đoan. Xin lỗi cánh đàn ông tý, nhỉ! Nhưng mà cứ thật thà đi cho dễ nói chuyện, đành rằng các bố vẫn leo lẻo cái mồm là yêu vợ (mà có khi yêu thật ấy chứ, không giả vờ), nhưng có đến 999 trong 1000 thằng đàn ông coi vợ là "xích sắt", "cá sấu", "cai tù", "nhân viên phòng thuế"... Cái sự chăm sóc, kiếm tiền nuôi con cái, sửa xe, đổ xăng cho vợ đáng lẽ là việc thường tình của giống vật khi đã yêu thương thì lại được làm như một trò ban ơn mà lũ đàn bà cần phải hết lời ca tụng.
    Khổ nỗi từ khi con người nghĩ ra cái gọi là tiền, thì cuộc sống tự nhiên phức tạp hẳn ra. Cái thời ăn lông ở lỗ - chồng săn bắn, vợ hái lượm, phân công lao động đâu ra đấy, chẳng đứa nào hục hặc với đứa nào. Đến thời nay, phụ nữ trèo phắt lên làm giám đốc, làm giáo sư, làm chuyên viên này nọ, tiền kiếm nhiều hơn chồng, việc nhà vẫn phải làm như chồng, thế là thế nào? Thời buổi gì mà giá trị đảo lộn hết cả, cái đầu đã kiếm được tiền tất phải biết đòi hỏi công bằng. Anh không phải nuôi tôi, không phải nuôi con tôi, không phải làm việc nhà, đến việc yêu tôi một cách vui vẻ cũng không nốt, thế thì cuộc đời tôi còn cần anh làm cái quái gì.
  9. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Thế là màn chửi rủa, trách móc theo lối thế hệ mới lại bùng lên - phụ nữ ngày nay không bằng một góc phụ nữ ngày xưa, đến vợ Tú Xương "nuôi đủ năm con với một chồng" cũng chưa có ý định trèo lên đầu lên cổ đấng lang quân bao giờ, cô đã là cái thớ gì? à, vấn đề là ở chỗ, chỉ trong vòng có hai mươi mấy năm nay thôi, đàn bà đã tiến vù vù đến cả chục thế hệ. Con vợ thời phong kiến, có là trụ cột kinh tế, thì vẫn phải nể, phải sợ thằng chồng đầu chất một bồ chữ. Đến thời nay, cái luật lệ cấm đàn bà đi thi bị bãi bỏ. Bươm **** đua nhau vào đại học. Ra trường, nói toẹt ra đi, phụ nữ còn dễ kiếm việc hơn đàn ông, kiếm tiền chẳng thua gì đàn ông, đấu đá với cuộc đời còn ác liệt hơn cả đàn ông. Vậy thì đàn ông phải tự nhìn lại mình xem, đã mất thế mạnh này, nhưng lại chẳng nhận ra mà nhanh chóng cân bằng cho mình một thế mạnh khác. Đàn bà có hùng hổ đến mấy, nhưng hễ được yêu là nhũn ra như con mèo được gãi tai. Đàn bà như thế, chỉ biết sợ lúc được yêu, chứ đã không còn tình cảm - khác gì voi rừng xổ đú.
    Chị hai chẳng cần biết đến cái thuyết tiến hoá đã thay đổi lẫn những cuộc chiến cắn xé lẫn nhau tàn bạo của lũ người đã có gia đình. Chị cặm cụi yêu con ông bộ trưởng. Chiều thứ bảy, chị tô son hồng, uốn mi cong cong,

  10. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này