1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyền kỳ sông HƯƠNG

Chủ đề trong 'Huế' bởi Yumi, 17/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Yumi

    Yumi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    4.899
    Đã được thích:
    0
    Truyền kỳ sông HƯƠNG

    1- Sông Hương như đời người :
    Giòng sông Hương cũng như một đời người chia thành nhiều khúc. Khúc thượng nguồn là tuổi trẻ măng tơ và thanh thoát. Khúc Thiên Mụ Kim Long là tuổi thành niên đã bắt đầu thấp thoáng ưu tư. Khúc Ðông Ba Gia Hội là tuổi trưởng thành để vật lộn, tranh sống với đời "mười hai bến nước, bến mô trong thì nhờ, bến mô dơ thì chịu". Từ đó, sông Hương sẽ rẽ về hai ngã: Ngã Ðò Cồn, Vỹ Dạ mang dáng dấp trầm tư của con nhà quan về vườn qui ẩn. Ngã Bao Vinh, Ba Sình giống như tuổi sắp già chán cảnh bon chen, nhưng vẫn còn duyên nợ với cuộc đời, ít ra là cũng "phù thế giáo một vài câu thanh nghị" . Và cuối cuộc đời rồi cũng như tất cả những nhánh sông Hương đều trôi về biển

    2- NGỦ ĐÒ ........

    Ngủ đò trên sông Hương là đang nằm trên giòng đời trôi chảy. Ngủ chay là tĩnh, ngủ mặn là động; động tĩnh cũng chỉ là hai mặt của một trự tiền. Nằm ngủ đò trên sông Hương có những lúc không biết đò trôi theo nước hay nước trôi theo đò. Trôi đi cũng có nghĩa là chảy về. Về đâu? Về lại chính mình. Khi tâm mình không động thì ngủ chay hay ngủ mặn, đò trôi hay nước trôi có nghĩa gì vì ta vẫn nằm đó. Nằm im nghe sóng hay nghiêng ngửa với thuyền tình thì vẫn là ngủ đò trên sông Hương. Khách viếng Huế vẫn thường có một tâm trạng chung là viếng Cố Ðô, nghĩa là chân bước đi dưới những hàng phượng đỏ và nằm trên sóng nước sông Hương đang trôi chảy về xuôi mà hồn vẫn cứ rưng rưng với dĩ vãng. Khách cứ nhìn Huế như một thiên đường đã mất nên ngủ đò như một kẻ lạc hồn, ít khi tỉnh thức để "chộ mình đang ở bến mô".

    Lần sau vô Huế iem cũng phải ngủ đò ! Có NHÓC nào chưa ngủ đò không đi cùng YUMI
  2. Yumi

    Yumi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    4.899
    Đã được thích:
    0
    Có một nhà thơ cổ vừa lãng mạn, vừa trầo phúng của Huế mà ai đó rất hâm mộ, đó là cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi, nhưng nhiều người lại không thích hai câu thơ đối của cụ sáng tác đâu vào khoảng năm 1947 mà dân Huế nhiều người thuộc. Người ta không thích bởi nó quá tàn nhẫn và trần trụi, thiếu mất một một lớp khói sóng mong nanh của sông Hương và lớp lá me bay che tiếng thở dài không hợp với phong thái lãng mạn, nhẹ nhàng và trầm tư của Huê. Ðó là hai câu:
    Núi Ngự không cây chim đậu đất
    Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời​
    Vậy có vị cao nhân nào BOX Huế cho Tui hỏi đôi lời sao sông này có tên là sông [red]HƯƠNG[red] không
    Phải chăng nó bắt nguồn từ : Thạch Xương Bồ
  3. taisaolaithe

    taisaolaithe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    929
    Đã được thích:
    0
    Con đò xứ Huế có dáng đặc biệt khác với các con đò nhiều nơi khác. Ðò Huế không to và tròn như ghe bầu Nam Bộ, cũng không lớn và trống trãi, thông suốt từ mũi tới lái như đò xứ Quãng, hay không ngăn và bẹt như con đò Nghệ An. Ðò Huế thon và dài, được ghép từ năm mảnh ván, có lái và mũi cong để giảm sức cản của nước. Ðò Huế có mui tròn, đan bằng tre, khác với các loại đò mui phẳng dùng để chở hàng hóa như đò xứ trong. Con đò Huế có ba phần: trước mũi là một khoảng không gian rộng và thoáng. Ðó là nơi để du khách hóng mát, ngắm trăng. Khoang giữa có mui vòm, sàn gỗ ván bào nhẵn, trãi chiếu hoa, mặt gối thêu để dành cho khách và "hoa". Sau cùng là khoang che kín dành riêng cho gia đình chủ đò. Ðó là một ngôi nhà di động trên mặt nước. Những khi không có khách thuê, khoang giữa sẽ dành cho con cái chủ đò nghỉ ngơi, còn trong cùng, kín đáo hơn sẽ dành cho ba mẹ chúng. Người Huế vốn tế nhị trong cái thú vui này, người ta cũng biểu hiện được sự tế nhị của mình khi tạo cho khách một thế giới riêng, kín đáo bằng cách thiết kế một khoang thuyền riêng biệt và đưa con đò ẩn khuất trong một bến vắng xa chốn con người. Khách trở vào khoang thuyền, chợt thấy một người con gái khép mình trong góc, tay nâng dọc tẩu để chùi lớp muội đèn ám trên điếu. Lau xong, nàng sửa soạn bàn đèn và gối kê cho khách, đặng đon đã mời: "Xin chàng tạm nghỉ nơi đây". Khách cầm lấy điếu ngã người xuống chiếu, bắt đầu du ngoạn với nàng tiên nâu. Lát sau, khoang đò sực mùi thuốc phiện. Trong vòng tay của nàng, chàng nằm yên nghe nàng ngồi ngâm thơ đọc Kiều. Ðêm khuya dần, câu chuyện của nàng càng sâu lắng, càng cuốn hút chàng đi vào thế giới đầy thương cảm của người đàn bà bán hoa. Nàng kể cho chàng nghe những đoạn trường thời thơ ấu của nàng, chuyện mẹ già em dại đang mòn mỏi ở chốn quê nhà xa xăm, chuyện nải chuối vườn cau, chuyện con gà con heo..., nghĩa là đủ mọi chuyện trên đời mà những khách lãng du ngủ trên đò quen gọi là "chuyện canh trường". Nghe nàng kể, trong lòng chàng dậy lên nỗi thương cảm sâu sắc, có lẽ đời nàng đầy dẫy những ghềnh thác như cuộc đời của mẹ chàng trước đây. Chàng chợt nhớ đến người vợ đang lam lũ quay xa dệt lụa nơi cái làng nhỏ nằm ngoài bãi sông Hồng. Chàng thấy xót xa cho cái thân nam nhi của mình, mãi cái nghiệp khoa cử mà không làm tròn bổn phận với mẹ, vợ và con. Nghĩ đến đây chàng cảm thấy xấu hổ vì đã trót xuống đây, trót ngã vào vòng tay của nàng và phó mặc thân xác của mình cho nàng tiên nâu và dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng nhưng cũng lắm nỗi đam mê tột độ. Bất chợt, chàng đẩy nàng ra, vội vàng thu vạt áo ngồi dậy, khiến nàng ngỡ ngàng trong chốc lát. Rồi như đã hiểu, nàng kéo tay chàng cùng ngã xuống gối và thỏ thẻ vỗ về, an ủi. Lát sau, cả hai cùng thiếp đi trong giấc mơ đầy sự hối hận xen lẫn thương yêu. ánh trăng đã tắt tự lúc nào không rõ, cô lái đò lặng lẽ nhổ neo, đưa con đò xuôi dòng Hương trở về bến cũ. ở trong khoang, nàng đã tỉnh giấc, âu yếm ngắm khuôn mặt khôi ngô của chàng rồi thầm trách ông trời sao không có mắt, cứ để người như chàng và nàng cứ chịu mãi thống khổ, oan trái. Nàng ngồi dậy với cây đàn tranh dựng ở góc thuyền, dạo một bản Nam Ai và cất lời ca đầy xót xa, ai oán. Tiếng đàn và lời ca đã đánh thức chàng.Chàng trở dậy bước ra mũi thuyền và "ới" một tiếng. Hai, ba chiếc thuyền nhỏ vội vàng cặp mạn, mang theo cả sự ồn ào lẫn đồ ăn thức uống đến cho đôi trai gái trên thuyền. Bún, bánh, trứng vịt lộn, kẹo mè xững...đều có cả. Hai người kêu hai tô bún bò và hai chén chè xanh đánh mang vào trong khoang. ở ngoài kia, màn sương bắt đầu dày lên, cảnh vật mờ dần trong một màu trắng đục. Ðó là tín hiệu của một ngày nắng gắt sắp tới. Và trong làn sương mờ đó chợt vắng lên tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi canh năm. Một ngày mới phôi pha.
    Chuyện ngủ đò ngày ấy sao quyến rũ và lãng mạn quá. Còn bây giờ, sông Hương và con đò Huế dường như mất đi sự trang nhã, thanh lịch của một thời vàng son. Chuyện tiền nong, sự hoan lạc vội vàng đã làm tục thú ngủ đò. Nó chỉ còn một họat động nhỏ nhoi, lén lút của lớp người phóng đãng và cùng khổ. Vẫn còn đó thú thả thuyền nghe ca Huế trên sông, song không còn nét lãng tử như xưa.

    ( trích Ngủ Đò Trên Sông Hương )
    Được taisaolaithe sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 17/04/2004
  4. taisaolaithe

    taisaolaithe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    929
    Đã được thích:
    0
    Không biết câu hỏi có ý gì không ? vì thế TSLT chỉ trả lời "nghĩa đen " thôi nhé
    Dòng sông chảy qua những địa danh nổi tiếng như phà Tuần, điện Hòn Chén, chùa Linh Mụ, cầu Dã Viên, cầu Phú Xuân, cầu Tràng Tiền, cồn Hến, ngã Ba Sình, rồi hợp lưu với sông Bồ và đổ vào phá Tam Giang. Sông Hương có làn nước trong xanh, dòng nước chảy ngầm, mặt nước khá yên tĩnh tựa như là một hồ lớn, là nguồn cung cấp nước chính cho toàn bộ người dân xứ Huế và được xem như là một biểu tượng của thành phố.
    Tên gọi sông Hương có từ xưa, các tiền nhân cho rằng, vì dòng sông này chảy qua nhiều cánh rừng có vô số thảo mộc thơm, nên khi vào Huế mang theo mùi hương của cây cỏ thiên nhiên, nên có lẽ được đặt tên là Sông Hương. Đây là một trong những trục giao thông đường thủy huyết mạch, vận chuyển lương thực, thông thương trao đổi hàng hoá, mua bán... ngày xưa của các vua quan thời phong kiến.

    ( Trích bài Danh Lam Thắng Cảnh ).
  5. Yumi

    Yumi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    4.899
    Đã được thích:
    0
    Hông phải ! Cái tên sông HƯƠNG là gắn liền với một loài cây gì ngày xưa mọc rất nhiều bên bờ sông cơ mừ taisaolaithe !
    Tiếc rằng ngày nay vào Huế hông còn thấy mùi hương đó rù chút tí tẹo . Nằm cả buôi bên sông hương thấy mỗi mùi thơm ... chức chả thấy mùi gì là của sông Hương !
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Sông Hương là sông Thơm, vì tại thượng nguồn, các khe suối đổ ra sông có nhiều loại cây thuốc như: Thạch xương bồ và Thuỷ xương bồ có mùi thơm dìu dịu... Hiện nay người ta gọi tắt là cỏ Xương bồ cho cả 2 loại.
    Nếu muốn tận hưởng mùi thơm của Hương Giang chắc phải lên đến tận đầu nguồn, len lỏi qua các khe suối, chứ càng về xuôi càng khó thấy loại cỏ này.
  7. KIENHSG

    KIENHSG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Bài viết:
    2.583
    Đã được thích:
    0
    càng về xuôi càng hôi thì đúng hơn! mà thiệt tình,2 tháng về Huế,ko khi nào thấy sông Hương nước xanh như hồi truoc mình còn ở Huế,chỉ còn là màu đà đà thui...
    chậc,ko ngờ mình đi với mấy bữa mà dân Huế đã phá sông Hương ra như thế rùi!!

Chia sẻ trang này