1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Truyền kỳ về Thái Dương Thành" - Tiểu thuyết võ hiệp hư cấu kỳ tình Made in Vietnam

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi an_kiem_khach, 27/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Cổ Long có một bộ truyện là Long Hổ Phong Vân sao? Tôi thấy bác nên về đọc thêm vài trăm bộ nữa rồi hãy nói, nhé!
  2. meofmaths

    meofmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    Nói thật với các pác là cái hồi em bé bé (lớp 9, 10 gì đó) em đọc Tiểu lý phi đao với Long Hổ Phong Vân gì đó cứ rồi tung rối mù, thấy đọc Hiệp Khách Đa Tình với Vô ảnh đao gì gì đó khoái hơn. Đến mãi về sau này khi ngâm kíu kỹ lưỡng mới bắt đầu mê dần dần. Đọc Cổ Long mà nhiều người mong ăn sẵn thì khó mà thấy hay. Mà văn phong Cổ Long đã được bình chọn là hết sức độc đáo (bọn Tàu ý, không phải anh em mình đâu), chỉ bùn cừi nà các bác không biét gì về Cổ Long rùi chê bai thế lọ thế chai, chán qué!
  3. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Em cũng vậy chứ có khác gì bác, năm lớp 7 vớ được cuốn Tiểu Lý Phi Đao hẳn hoi, đọc được ba hồi vất ngay, thậm chí không thèm nhìn đến bất kỳ cái gì của Cổ Long đến tận năm lớp 12.
    Vào đại học lăn lưng kiếm tiền học mới nhận ra cuộc đời đen thế, mới đọc lại Cổ Long, mới ngấm mới yêu.
    Mời bác vại bia
  4. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Bạn salongcuong làm gì mà sừng sộ lên như vậy ? Mấy tay kia có phải thánh thần đâu mà không với tới được, vấn đề là để làm được điều đó bạn An kiếm khách phải nỗ lực học tập nhiều, trau dồi kiến thức thêm nữa...còn nếu không mơ mộng chỉ là mơ mộng. Cứ cố gắng lên , các bằng hữu giang hồ luôn ủng hộ bạn.
    Nói thật, Tiêu Đỉnh có gì mà ghê gớm chứ , tuổi trẻ (sinh năm 1977) , tay bút chưa cứng , vận 12 thành công phu viết được bộ Tru Tiên đọc siêu dở, chỉ được cái lăng xê tốt và thêm cái lõi uỷ mị câu sự thương cảm của các bạn trẻ như phim Hàn Cuốc, chưởng chả ra chưởng , tiên chả ra tiên. Bạn An kiếm khách muốn đạt được đột phá thì tạm viết hay bằng gã này đã .
    Phượng Ca và các tác giả khác thì tớ chưa đọc , nhưng chắc bút lực tốt lắm vì tớ nghe tiếng Côn Luân đã lâu, chưa dám đọc vì dịch chưa xong.
    Còn muốn đạt trình độ cỡ Huỳnh tiên sinh thì khó lắm , phải đóng cửa ở ẩn và tu luyện như ông ta , thêm nữa phải có năng khiếu và trải nghiệm mới mong đạt được.
    Cá nhân tớ nhận xét Huỳnh Dị sánh ngang và có thể vượt Kim Dung về văn phong , chỉ thua ở sự nổi tiếng. Kim Dung đã nổi tiếng rất lâu và vô đối trong một thời gian dài , ông đã tạo thành thần tượng cho lớp trẻ nên giờ mà đem ông nào ra so sánh với họ Kim là bị phản đối ầm ầm. Còn Cổ Long , cái này động đến là nhạy cảm đây...khen chê thì nhiều , cãi nhau vì việc này cũng lắm. Tớ thuộc loại chê Cổ Long, mặc dù đọc hết Cổ Long để đã nghiền vẫn không thấy hay, không bao giờ đọc lần thứ 2. Có lẽ văn phong của ông khệnh khạng quá , cao siêu quá tớ không hiểu nổi.Mệnh của ông chắc thuộc Kim, văn đọc thấy sắc, cứng, cảm giác như bất kì nhân vật nào của ông cũng ngạo đời. ( cảm giác của tớ , miễn tranh luận, đây không phải topic cãi nhau nếu động chạm đến bằng hữu nào).Truyện của Cổ Long lấy lời thoại nhân vật làm chủ yếu , ít có dẫn dắt của tác giả ...Không biết truyện nào sáng tác lúc cuối đời, khi ông bị bệnh ung thư (cũng thuộc hành kim) hành hạ.
    Bạn An kiếm khách nên học Kim Dung về sự trau dồi tiến bộ , đọc các tác phẩm đầu tay của Kim Dung cũng chỉ bằng các tác giả bên NMQ ( ấy chắc là còn những truyện dở ông viết hồi trẻ nhưng không đăng hoặc đốt bản thảo ) nhưng các truyện sau này đã trở thành những tác phẩm kiếm hiệp kinh điển, khiến độc giả tốn không ít giấy bút và thời gian vào web cãi nhau.
    Tóm lại truyện ngắn của bạn đọc không đến nỗi quá dở , nhưng rõ ràng là không hấp dẫn. Mong bạn cố gắng và chúc bạn thành công.
  5. an_kiem_khach

    an_kiem_khach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    _ Không ngờ là cuối cùng cái topic này của tôi lại cũng đã trở thành nơi bàn luận về Cổ Long.
    Có một điều ai cũng nhận thấy là: rất nhiều topic trong Kiếm Hiệp Cốc, mặc dù chủ đề là thế này thế kia, nhưng những lời bàn luận tranh cãi, sau một hồi vòng vo đều quay về hai nhà Kim Cổ.
    Một điều dễ nhận thấy thứ 2: topic nào cũng có sự cãi vã nọ kia, vô bổ chả để làm gì.
    _ Nghe mọi người nói nhiều về Kim Dung và Cổ Long, tôi cũng muốn góp đôi lời:
    Thứ 1, tôi không hề chê Cổ Long, tôi chỉ bảo văn phong Cổ Long là "khô như nhai ngói". Thế nào là "khô như nhai ngói", văn phong cụt lủn, quá nhiều triết lý, ít văn miêu tả. Đấy chính là cái sự "khô như nhai ngói" mà tôi nói. (Bạn nào không đồng ý với điểm này, có thể đưa ra phản biện kèm minh chứng đoàng hoàng, tôi rất là hoan nghênh). Tác phẩm của Cổ Long cũng có nhiều điểm hay nhưng chính vì thứ văn phong kể trên, đã hạn chế số lượng bạn đọc đến với truyện Cổ Long. Câu nói ngắn gọn, súc tích, hàm chứa tính triết lý cao, một tác phẩm đúc kết được bằng vài ba đoạn như thế, là một tác phẩm xuất sắc. Cũng vẫn những thứ đấy, nhưng ngập chìm toàn bộ tác phẩm, vẫn có thể là một tác phẩm hay. Nhưng mà đến 1 lô 1 lốc các tác phẩm, toàn những câu triết lý, cụt lủn,.. e rằng mang đến nhiều sự nhàm và chán cho người đọc. Tôi nói thêm 1 điều đơn giản thôi, các bạn cứ thử xem những tác phẩm văn học được cho là kinh điển trên TG đi, có tác phẩm nào văn phong lại dạng như Cổ Long không??? Nói Cổ Long độc đáo, tôi công nhận nhưng nói xuất sắc, e là chưa được.
    Thứ 2, luận về Kim Cổ, ai hơn ai. Tôi chỉ đưa ra 1 số dẫn chứng:
    Trong nghiên cứu về những tác giả lỗi lạc nhất của Trung Hoa trong thế kỷ thứ hai mươi, đại học Bắc Kinh xếp Kim Dung vào nhân vật thứ tư, sau Lỗ Tấn, Thẩm Tòng Văn, Ba Kim nhưng đứng trước Lão Xá, Ức Đạt Phu và Vương Mộng Đại. Vậy Cổ Long đứng đâu trong danh sách này, thưa: chả ở đâu cả.
    Kim Dung cũng được công nhận là "Minh chủ võ lâm" trong các tác gia viết tiểu thuyết võ hiệp và ông có tầm ảnh hưởng lên rất nhiều thế hệ trẻ TQ. (điều này được đông đảo người dân TQ thừa nhận, thiết tưởng Kim hay Cổ hơn đã quá rõ, chúng ta chả cần phải bàn luận thêm làm gì).
    Có một điều tôi muốn nói thêm: rất nhiều bạn hâm mộ Cổ Long cho rằng chỉ có những người buôn ba cuộc sống, vật lộn với khó khăn mới thấy hết được giá trị tác phẩm của Cổ Long, mới biết được Cổ Long hơn Kim Dung ở điểm nào. Tôi chỉ hỏi các bạn 1 câu đơn giản thôi: thế những giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng của TQ, hàng mấy thế hệ thanh niên TQ hâm mộ Kim Dung, các bạn đều cho là những kẻ chỉ biết "uống sữa", không biết đế thế nào là vị đắng của "cà phê" cả à. Thiết tưởng trong số đấy, cũng không ít người phải vật lộn gian khổ hơn mấy cái kiểu "khó khăn sinh viên mới ra trường" của các bạn nhiều.
    _ Tôi còn hai điều muốn nói thêm:
    1, Đây là topic về truyện của tôi. Các bạn có thể chửi bới, chê bai tác phẩm, nhưng đề nghị đừng lạc đề mà bàn lan ra các chuyện khác. Nếu các bạn ham hố đề tài Kim Cổ đến vậy, có thể lập ra 1 topic riêng (chuyện này cũng đâu có gì khó khăn lắm nhỉ ?).
    2, Những ai còn muốn tranh cãi bất cứ điều gì với tôi, đề nghị nói năng hợp lý, có lập luận, có chứng cứ. Những kiểu đá đểu, cãi cùn, tôi sẽ k bao giờ reply.
    Được an_kiem_khach sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 08/10/2007
  6. an_kiem_khach

    an_kiem_khach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0

    Được an_kiem_khach sửa chữa / chuyển vào 20:33 ngày 08/10/2007
  7. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he có một điểm không ổn. Nên nhớ Cổ Long định cư ở Đài Loan, truyện của Cổ Long thời kỳ đầu không được xuất bản ở Đại lục, từ những năm 80 trở đi mới bắt đầu xuất hiện, vì thế cũng chịu nhiều thiệt thòi hơn.
    Anh không biết tiêu chí lựa chọn của Bắc Đại là gì, nhưng e rằng trong danh sách sơ loại chẳng có tên của nhà văn Đài Loan nào đâu.
    Nói chung truyện của Cổ Long là một thứ không dễ thích, nhưng thích rồi thì đâm ghiền. Kim Dung là người hoàn hảo - nhà văn, nhà báo, thương nhân, tỉ phú, truyện của ông đọc cũng có cái hoàn mỹ vô khuyết của bậc đại hành gia. Cổ Long là một con người đặc biệt, phóng túng, nghiện ngập, nhiều tai tiếng, đọc Cổ Long thấy nó có gì đó rất yếu đuối, dễ sa ngã, rất bình phàm mà gần gũi với con người.
    Anh chỉ nói đơn giản, Kim Dung đã viết truyện tình yêu là đẹp thôi rồi, đều là nam thanh nữ tú yêu nhau. Cổ Long viết về tình yêu của một ả kỹ nữ tầm thường với một gã sát thủ chân thọt. Hay như Tam thiếu gia đích kiếm viết về đoạn đời của Tạ Hiểu Phong lăn lộn trong tận cùng xã hội. Ở Kim Dung không có cái đó. Tả kỹ nữ, tả sát thủ thì phải để Cổ Long tả. Cái phong lưu của đàn ông trong Kim Dung cũng khác: Trương Vô Kỵ thích bốn em gái, mà trong hai ngàn trang truyện lúc nào cũng đứng đắn như Liễu Hạ Huệ. Còn Lục Tiểu Phụng gặp em nào là múc em đấy, somehow it''s real.
    Có điều truyện Cổ Long thì cát với ngọc lẫn lộn, phải biết gạn ra mà đọc, chứ đọc bừa thì khó.
  8. an_kiem_khach

    an_kiem_khach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    khekhe, nhữg điều bác Vinhattieu nói cũng có cái đúng của nó. Cổ Long được không ít người mến mộ tất nhiên tác phẩm của ông có những cái hay rất riêng.
    Tuy nhiên cái em nói ở đây là văn phong của Cổ Long có phần khô khan quá, đọc 1 truyện thì thấy hay, nhưng nhiều thì không đỡ nổi. Đọc tiểu thuyết nói chung và văn học nói riêng để làm gì, thứ 1: đấy là 1 hình thức giải trí. Nó cũng tương tự như kiểu nghe nhạc hay xem 1 bộ film vậy. Sau nữa, văn học có tác dụng tăng thêm hiểu biết cho người đọc, làm giàu thêm vốn sống, cảm xúc, nhận thức và có khi... còn thay đổi cả Thế Giới quan nữa. Văn học khi đã đóng vai trò là một nguồn kiến thức, sẽ quay lại, bồi bổ thêm cho cái gọi là "tính giải trí" của nó. Có thể nói, cái cốt yếu của văn học là phải có được "tính giải trí" cao.
    Để hiểu rõ hơn ta có thể lấy ví dụ như sau: hồi còn bé, thích những truyện đơn giản như truyện cổ tích, truyện tranh, đơn thuần để giải trí. Lớn hơn một chút, những truyện dành cho thanh thiếu niên, phức tạp hơn nhưng cũng không quá cao siêu. Khi đã trưởng thành rồi, với vốn kiến thức phổ thông tương đối, đọc một tác phẩm văn học ta có thể nhìn ra được những triết lý sâu xa, những ý tưởng ẩn kỹ, những kiến thức mới mẻ ở trong tác phẩm đó. Và những thứ đấy làm ta cảm thấy hứng thú, yêu thích tác phẩm, những thứ đấy tạo ra "tính giả trí" ở một tầm cao hơn so với truyện cổ tích hay truyện tranh.
    Vậy có thể nói, văn học về cơ bản là 1 hình thức giải trí, bồi bổ đời sống tinh thần cho chúng ta.
    Bây giờ, ta quay lại xem xét văn phong của Cổ Long. Hãy khoan bàn đến nội dung vội, chỉ đơn thuần xem xét văn phong thôi. Văn phong của Cổ Long: ngắn, xúc tích, ý nghĩa nhiều. Trong một tác phẩm mà có ĐỦ những câu văn như thế, kết hợp với 1 cốt truyện tốt thì sẽ là rất hay. Nhưng nếu lại có QUÁ NHIỀU (hay không muốn nói là toàn bộ) thì sẽ làm người đọc mệt mỏi, giảm đi nhiều cái "giải trí" của một cuốn tiểu thuyết. Chính thế, những tác phẩm của Cổ Long (những tác phẩm thực sự do tác giả viết từ đầu đến cuối) có cái cốt rất tốt để chuyển thể thành một bộ film hay, nhưng xét riêng về mặt văn học, lại rất là "khó nuốt".
    Trên đây chỉ là những kiến giải rất riêng của bản thân em về văn học và Cổ Long thôi. Tuy đã comt là k nên nói về Kim hay Cổ jì ở đây nhưng thấy bác vinhattieu đã có đôi lời, em cũng ngứa mồm mà bình loạn .
  9. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Bác nói quá đúng! Bác an_kiem_khach ạ!
    Đó chính là thứ khác biệt giữa ca phê và sữa đấy.
    Uống sữa bổ người béo tốt, giàu vitamin chất khoáng, từ đứa bé còn đang oe oe đến cụ già ai cũng uống được, ai cũng nên uống. Uống nhiều ừm... cũng chưa có hại gì lắm, số người thích uống sữa đương nhiên là nhiên là những người thích uống cà phê.
    Cà phê bổ béo gì đâu, chất kích thích loại nhẹ, nhất là loại không đường không sữa không đá, uống vào đắng nghét cả cổ. Số người uống cà phê đương nhiên là ít hơn nhiều số uống thích sữa. Nhưng cà phê vẫn được người ta thích bác ạ, bởi vì bất kể nó đắng đến đâu, khó uống như thế nào vẫn có người uống, rồi thấy ngon, rồi nghiện. Đó là sở thích trách ai?
    Ở đây tôi cũng muốn nói thêm, có nhiều người cho rằng uống cà phê là trưởng thành, uống sữa là nhi đồng! Đừng nghĩ thế, nghĩ thế thì đúng kiểu nhi đồng thật!
    Thằng nhóc con 13 tuổi nốc cà phê ừng ực không chứng tỏ nó đã trưởng thành cụ già 70 uống sữa không thể hiện... cụ còn ngây thơ Có lẽ cách thưởng thức cà phê và sữa thì... may ra. Do đó ai thích uống sữa không cần phải chạnh lòng, dù có thích cà phê hay không ai chẳng lớn lên bằng sữa, đúng không?
    Được kemetmoi sửa chữa / chuyển vào 23:37 ngày 08/10/2007
  10. an_kiem_khach

    an_kiem_khach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    vấn đề không phải ở bản chất của cà phê và sữa. Vấn đề là cái cách so sánh giữa cà phê và sữa, cái lối nói của người so sánh giữa cà phê và sữa, mang lại nhận thức theo kiểu "hàm ý một bên là trưởng thành còn một bên là không trưởng thành".
    Nếu các bác muốn so sánh giữa Kim và Cổ, thiết tưởng cũng có nhiều hình tượng xác đáng hơn :) .

Chia sẻ trang này