1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện Ma "Siêu Tầm" !!!

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi Cafe_Tialia, 12/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cafe_Tialia

    Cafe_Tialia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Truyện Ma "Siêu Tầm" !!!

    Chào mọi người,
    Đây là nơi để bà con nhà mình post những câu chuyện ma
    nghe được, thấy được hoặc đọc được. Túm lại cái gì nhát ma thiên hạ thì post tuốt !
    Không dành cho ai có tiền sử bịnh tim hoặc...yếu bóng vía nghen !

    ***************

    P.S : Lần trước mở topic này nhưng ttvnol bị lỗi gì đó, không viết tiếp được nên phải nhờ MOD xóa topic cũ, lập lại cái này ! Hic...để coi có post được không, nếu không được nhờ MOD xóa tiếp dùm ! Đa tạ ...
  2. Cafe_Tialia

    Cafe_Tialia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Mở hàng nhá !
    **********************
    NGƯỜI CON GÁI TỈNH BẮC
    1./
    Vũ đến trọ học ở hàng cơm bà cụ Đỗ đã ba tháng rồi. Nhà chật chội, mái lợp tôn, nên mùa hè rất nóng nực.
    Nhưng Vũ không muốn tìm chỗ trọ khác bởi bà cụ Đỗ tính giá rất rẻ, phần vì mọi việc trong nhà, cụ làm lấy, ít phải thuê mượn, phần vì chính gian nhà ấy, cụ cũng không phải mất tiền thuê.
    Bà cụ Đỗ hồi cư rất sớm, thấy gian nhà bị chiến tranh tàn phá, chỉ còn trơ lại hai bức tường và gian gác xép đằng sau nên dựng mái tạm trú. Mãi mãi, chủ nhà vẫn chưa thấy về nên cụ yên chí ở, tưởng chừng như đất của mình.
    Gian gác xép ấy bỏ không. Có lẽ vì thấy nhiều chiếc gầm gỗ bị cháy xém, sắp rơi, trần lại nhiều chỗ nứt lở nên chẳng ai dại gì hứng lấy tai nạn. Mùa hè đến, cùng với những kỳ thi, Vũ cần phải học nhiều lắm nhưng không được như ý. Nhà chật chội quá, khách ăn hàng lại thường đông, ăn uống bi bô ầm ĩ.
    Hơn nữa, mái tôn càng làm cái nóng hè gay gắt, Bởi vậy, Vũ đã nghĩ nhiều đến gian gác xép bỏ hoang ấy. Một chiều Chủ Nhật, Vũ mượn được thang, dựng trèo lên xem. Gác tuy bỏ hoang nhưng không đến nỗi bẩn quá. Sàn vẫn còn y nguyện, chỉ có nhiều bụi cát cùng một ít vôi vữa long trên trần xuống.
    Tường cũng còn khá sạch, riêng các cánh cửa đều đã mất hết, gió bên ngoài lùa vào mát rượi. Vũ suy tính nếu mình quét dọn qua loa, mỗi buổi tối trèo lên gác xép này, thắp nến mà học rồi trải chiếu ngủ thì tốt quá. Vừa yên tĩnh, vừa mát mẻ.
    Cẩn thận, Vũ hỏi qua bà cụ thì được ưng thuận ngay, chỉ dặn thêm:
    - Nhưng cậu phải coi chừng, nhà cửa ọp ẹp lắm, khéo mà ?ooan gia?.
    Ngay buổi chiều, Vũ hì hục quét dọn. Gian gác bỏ hoang đã được Vũ đặt cho cái tên văn vẻ ?oNghênh Phong Các?. Mấy chồng sách vừa để học, vừa để gối đầu, một ngọn nến, một manh chiếu, đó là tất cả đồ đạc cần thiết trong căn gác ?ođón gió? này.
    Tối đến, Vũ sung sướng trèo lên gác của mình. Lại rút thang lên theo, vì e ngại mấy ông Tổng, Xã rượu say rồi lên phá quấy.
    Thực là tĩnh mịch, tiếng huyên náo trong hàng cơm vẳng xa hẳn, bên ngọn nến lập lòe, Vũ yên chí học.
    Nhưng chưa ôn bài được mấy lần, Vũ đã thiu thiu rồi ngủ gục. Cho đến khi tiếng chuông nhà thờ dóng dả, Vũ mới choàng mở mắt. Trời bạch nhật, có lẽ đã sáu giờ. Cây nến cháy đến gốc còn lưu lại vũng nến đọng, cuốn sách đêm trước vẫn còn mở ở trang học dở.
    Vũ bực mình quá, vì thường rất tỉnh táo, có khuya, mệt thì đi ngủ chứ không bao giờ ngủ gục như vậy. Vũ cho đó là vì căn gác yên tĩnh lại quá mát mẻ nên dễ làm cho người ta chợp mắt.
    Đêm hôm sau, Vũ đề phòng cẩn thận, ăn cơm xong, Vũ uống một cốc cà phê thật đặc và mang lên theo một bao thuốc lá.
    Gió lùa mát rượi, tiếng cười nói vẳng xa?
    Dưới ánh nến, chập chờn theo gió. Vũ ngồi chăm chú học, nhưng không hơn gì đêm trước, chốc lát đã thiu thiu buồn ngủ. Sực nhớ, Vũ với tay cầm lấy bao thuốc lá. Nhưng lại nghĩ : Hãy cố dùng nghị lực chống chọi đã, cùng lắm mới nhờ đến thuốc lá, dùng ngay e sẽ thành thói quen. Và Vũ để lên chồng sách, không bóc bao thuốc vội.
    Nhưng chỉ một lát sau, Vũ lại ngủ gục, cho tới khi tỉnh dậy đã thấy cây nến hao quá nửa. Vũ giận mình vô cùng, nhất định lấy bao thuốc lá để chống lại cơn buồn ngủ lạ lùng. Nhưng bao thuốc lá lúc nãy để trên chồng sách đã không thấy nữa. Có lẽ khi ngã lưng xuống, Vũ quơ tay làm rơi bao thuốc chăng. Bèn nhìn quanh và quả nhiên thấy bao thuốc lá ở sau lưng mình.
    Nhưng bao thuốc đã bóc ra tự bao giờ. Một điếu thuốc lại kéo lùi ra khỏi bao chút ít như sẵn sàng mời Vũ hút.
    Vũ giụi mắt, kinh ngạc ! Anh cố nhớ lại, và đinh ninh quả quyết trước đó anh chưa hề bóc bao thuốc mà chỉ để bao nguyên lên trên chồng sách.
    Vừa suy nghĩ, vừa rút điếu thuốc ra ngậm lên môi.
    Ngay phía sau Vũ, một que diêm bỗng xòe lên. Một bàn tay nhỏ nhắn mềm mại đưa que lửa, mời Vũ châm thuốc.
    Vũ hoảng hốt nhìn lại, và thấy đó là một cô gái rất đẹp, tuổi khoảng 16,17, có vẻ như một nữ học sinh.
    Cô gái mỉm cười, nhắc :
    - Anh châm thuốc !
    Tiếng nói nhẹ nhàng như gió ru. Vũ theo lời ngập ngừng mãi mới hỏi :
    - Cô, sao cô lại ở đây ? Đêm khuya?
    Cô gái ngắt lời :
    - Em ở gần đây. Nhân nhìn qua cửa sổ, thấy cây nến bị anh quờ tay đổ nghiêng nên vào dựng lại. Vừa toan về thì anh chợt tỉnh?
    Vũ nhìn lại, quả nhiên thấy trên mặt chiếu có vết sáp nến loang. Nếu vậy, không có cô gái, lửa nến có thể bén dần qua chồng sách !
    Vũ vẫn tò mò muốn biết :
    - Xin cảm ơn cô. Nhưng cô là?
    Cô gái mỉm cười :
    - Em tên là Ngọc Bách, nhà ở cạnh đây?Nhân đêm khuya, trằn thọc không ngủ, thấy gian gác này trước bỏ không, nay có ánh lửa và bóng người nên tò mò nhìn vào?anh tha lỗi cho em nhé !
    Vũ hỏi tiếp :
    - Nhưng cô làm cách nào mà tới đây ?
    Cô mỉm cười :
    - Anh không nên hỏi nhiều? Em là phận gái, lại chưa hề quen anh bao giờ, đột ngột đến đây, thực quá ư trơ trẽn? Chính vì vậy mà em không muốn nói rõ gì để anh biết em hơn nữa.
    Chốc lát lại tiếp :
    - Chúng ta tình cờ gặp gỡ, thời gian gặp nhau chưa thể biết dài ngắn ra sao. Vậy tốt hơn hết là chúng ta cứ vui vẻ khi cùng nhau gần gụi.
    Vừa nói, cô vừa ngồi xuống chiếu sát cạnh Vũ. Vốn tính người đứng đắn, Vũ nghiêm sắc mặt, nói :
    - Trai gái gặp gỡ đêm khuya là một sự chẳng hay. Hơn nữa, tôi và cô chưa hề quen biết bao giờ, Vả lại, tôi đương càn yên tĩnh để học vì kỳ thi đã tới nơi? Nếu cô có lòng mến, xin để trưa mai, tôi có thì giờ rỗi rãi, sẽ tiếp chuyện thì hơn.
    Cô gái làm ra bộ hờn dỗi. Cô đứng dậy, liếc nhìn chồng sách trên chiếu, cười nhạt :
    - Có lẽ anh tưởng chỉ có anh là học thôi ư ? Và anh tưởng những ?ohình học không gian? và những ?ophân tích hóa học? kia của anh là ghê gớm lắm rồi sao ? Có lẽ vì thế nên anh mới dám đem so sánh giữa Học với Tình !
    Vũ sốt ruột :
    - Cô muốn tranh luận gì, xin cũng hãy để đến trưa mai !
    Cô gái không nói gì hơn nữa, quay ngoắt đi. Vũ xiết nỗi ngạc nhiên khi thấy cô không xuống lối cầu thang, mà lại vượt qua cửa sổ.
    Gió đêm khuya càng thêm lạnh lẽo, Vũ bất chợt thấy rùng mình nhưng được cái không buồn ngủ nữa. Đêm ấy, anh học được kỹ càng tới ba giờ sáng mới dọn dẹp đi ngủ.
    Hôm sau, lúc đi học về, ngồi ăn cơm, Vũ lựa lời hỏi bà cụ Đỗ. Nhưng bà cụ cho biết hai bên hàng xóm không hề có một thiếu nữ nào. Quanh đây không có cô gái nào tên Ngọc Bách, và hình dáng như lời Vũ tả cả. Vũ ngạc nhiên nhưng chưa nói rõ, muốn đợi xem trưa nay, người con gái kỳ dị ấy có đến gặp anh, như lời đã yêu cầu hay không.
    Nhưng không thấy đến.
    Buổi tối hôm ấy, Vũ lại lên căn gác của mình ngồi học. Lại thấy thiu thiu buồn ngủ khi gió mát lùa vào. Tuy vậy, anh đã biết trước việc xảy ra nên ung dung lấy thuốc lá châm hút. Rồi ngồi đợi.
    Quả nhiên, chốc lát thấy Ngọc Bách đến. Lần này, Vũ thấy rõ ràng cô từ lối cửa sổ mà bước vào, nhẹ nhàng như một cái bóng.
    Ra chiều thân mật, Ngọc Bách ngồi ngay xuống cạnh Vũ rồi lơi lả trách :
    - Em hôm nay lại hơi muộn, anh có giận không ?
    Vũ lặng thinh không nói, chỉ lấy sách vở ra học. Cô nhìn chăm chăm vào mặt Vũ rồi tiếp :
    - Có lẽ không giận nhưng ý chừng cũng mong đợi lắm thì phải ?
    Vũ thẳng thừng cự :
    - Hôm qua tôi đã nói với cô tôi bận học thi, không tiện tiếp chuyện. Tôi đã hẹn buổi trưa, muốn nói năng gì, sao cô không lại ?
    Ngọc Bách ra vẻ phụng phịu :
    - Anh tưởng con gái muốn gặp đàn ông một cách tự nhiên lúc nào cũng được hay sao ? Anh không sợ người ngoài trông thấy dị nghị ư ? Về phần em thì không ngại, chỉ lo cho anh bị người chế giễu.
    Vũ lắc đầu :
    - Tôi không sợ ! Việc làm đường hoàng, chẳng sợ ai cười hết, thảng hoặc có người ngờ vực, nhưng lòng mình thẳng thắng thì dư luận sai lạc ấy, tôi cũng chẳng quan tâm. Tôi ngại là ngại sự đêm hôm khuya khoắt, cô lại đây, nguyên một sự gặp gỡ ấy cũng đã bất chính rồi. Vậy mong từ sau, cô sẽ không còn đến nữa, muốn hỏi gì xin đợi ban ngày.
    Ngọc Bách rưng rưng ngồi khóc. Một lát, mới nói :
    - Em biết khi người con gái tự tìm đến gặp người con trai, bao giờ cũng bị khinh rẻ. Nhưng em dám đường đột, chẳng qua là tưởng anh khoáng đạt, không chấp nê những sự nhỏ nhặt thường tình. Không ngờ anh cũng chẳng hơn gì những người khác, làm cho em tủi nhục, có thể chết đi được !
    Vừa nói cô vừa gục xuống gối Vũ mà nức nở.
    Nhưng Vũ gạt ra, nghiêm giọng bảo :
    - Những lời tôi nói đã đầy đủ. Cô nên hiểu biết và đừng quấy rầy thêm nữa !
    Rồi quay sang phía khác mà ngồi học lớn tiếng làm như không có mặt cô gái nữa.
    Ngọc Bách vùng đứng dậy, mặt biến sắc, bảo :
    - Số người sắp chết đến nơi, tôi thương tình đến cứu. Lại không biết thân, còn làm ra bộ kiêu kỳ, vậy hãy coi chừng !
    Nói rồi, bước ra cửa sổ biến mất.
  3. Cafe_Tialia

    Cafe_Tialia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0

    NGƯỜI CON GÁI TỈNH BẮC
    2./
    Vũ vừa ngạc nhiên vừa buồn rầu. Anh không hiểu người con gái ấy là ai, ma quái chăng, người thực chăng ? Chợt buồn vì bất đắc dĩ mình đã hắt hủi một người niềm nở đến với mình.
    Nhưng trước lời dọa nạt kia, anh không hề sợ. Những cảnh chinh chiến đã làm cho Vũ tin tưởng ở số mệnh. Sống, chết?chẳng phải là những thứ có thể tìm hoặc tránh được dễ dàng?
    Vũ vừa toan gác bỏ nhựng ý nghỉ vơ vẩn ấy để chuyên tâm ngồi học, thì chợt cơn gió mạnh ào ào, làm cho ngọn nến tắt phụt. Vũ định sờ tìm bao diêm nhưng không thấy. Gió như lạnh hơn lúc trước làm anh bật rùng mình. Ngoài trời không đến nỗi tối lắm. Những lùm cây rung động như những bóng đen mang hình dáng to lớn lạ kỳ?
    Giữa khung cửa sổ, bỗng Vũ thấy hiện ra một bộ xương người trắng xóa, rập rờn đi lại.
    Vụ biết lời dọa nạt của người con gái kỳ dị đã thực hiện. Đã suy nghĩ từ trước, nên Vũ không lấy làm kinh hoảng. Bộ xương ấy bước vào, tiến đến trước mặt Vũ. Cái đầu nhe bộ răng trắng nhởn như cười một cách rung rợn.
    Vũ vẫn ngồi yên học.
    Thoáng cái, bộ xương lại biến mất. Vũ cười, nói một mình :
    - Mi dọa ai thì được, chớ dọa ta sao nổi ?
    Chưa dứt lời, một thanh xương tay từ trên trần nhà rớt xuống, ngay trước mặt Vũ. Tiếp đó là thanh xương ống chân, rồi đến mấy chiếc xương sườn? Thấy đống xương mỗi lúc thêm nhiều, lù lù trước mặt, Vũ tức giận, nhân tay cầm cuốn sách, gạt mạnh tay hất đống xương đi thì bỗng thấy tiêu tán đâu mất cả.
    Sau đó, toàn thể bộ xương kia, lại thấp thoáng từ phía cửa sổ bước vào, toan xông đến bên cạnh Vũ để thổi tắt ngọn nến. Bị quấy rầy, Vũ nổi giận, cầm luôn lọ mực ném vào bộ xương. Mực đổ tung tóe. Bộ xương có vẻ sợ hãi, biến vụt mất.
    Vũ tưởng vậy là đã yên. Không ngờ Ngọc Bách lại hiện ra đứng cạnh anh, nghiêm giọng trách :
    - Anh thực là tệ ! Lại là ngườiđã hấp thụ văn minh Tây Âu, sao không biết quý người phái yếu ?
    Vũ thẳng lời, cự lại :
    - Người ta chỉ có thể lịch sự đối với người lịch sự ! Quấy rầy làm mất tự do của người khác, đó có phải là cách cư xử của hạng người có giáo dục hay không ?
    Cô gái không nói lại được, tần ngần đứng lặng, chốc lát mới thở dài. Vũ thấy sắc mặt cô gái vô cùng buồn thảm, cũng động lòng, hỏi :
    - Cô là ai ? Xin nói thật, nếu còn giấu diếm, tôi không bao giờ muốn nói chuyện.
    Ngọc Bách hỏi lại :
    - Nói thực liệu anh có khỏi sợ hay không ?
    Vũ cười :
    - Hỏi thế là thừa ! Nếu là kẻ nhút nhát thì ngay từ đêm trước đã không dám lên căn gác trống này mà học nữa.
    Cô gái gật đầu :
    - Chính đó là một điều em lấy làm kính phục. Em không phải là người, chính là ma !
    Vũ thản nhiên :
    - Tôi cũng đã đoán biết ngay.
    Rồi Vũ lại nói :
    - Thường thường, tôi vẫn nghe nói đến oan hồn, song chưa tin là thật, hồn ma còn ẩn hiện lẩn quất nơi đây, ý hẳn cũng có oan khuất chứ chẳng không ?
    Ngọc Bách rơm rớm nước mắt, thưa :
    - Sự đời man mác những nỗi oan khiêng nhiều không xiết kể, nhất là trong thời chiến tranh ly loạn này, chẳng phải là trường hợp riêng em. Có điều, kẻ chết đi, dù sao cũng mong nắm xương tàn được vùi sâu, chôn chặt, thế mà em bộc lộ, gián nhấm, chuột gặm, thê thảm vô cùng?
    Vũ thấy từ nãy cô gái vẫn đứng trước mặt mình, chớ không dám suồng sã như trước, dịu dàng bảo :
    - Dù sao nữa cũng xin mời cô ngồi xuống đây. Theo luân lý Khổng - Mạnh, trai gái ?obất tương thân?, nhưng thiết nghĩ đã là âm dương cách biệt thì hai thế giới khác nhau, chúng ta là ngay thẳng nói chuyện, tất cũng không ai chê trách vào đâu được !
    Cô gái bùi ngùi nói :
    - Nghe lời anh, em chợt nhớ đến ba em xưa, tuy là người Tây học mà vẫn giữ nền nếp Đông Dương, quả thực cũng là hiếm có vậy. Càng nhớ lại trong mấy hôm nay, có biết bao nhiêu hành động, cử chỉ suồng sã, thẹn chết đi một lần nữa được.
    Vũ gật gù, tán thưởng :
    - Nghe lời, thấy rõ ràng là người có học thức. Mong rằng đừng giấu diếm, xin kể rành mạch câu chuyện từ đầu !
    Ngọc Bách lau nước mắt, thưa :
    - Nguyên những lời vàng ngọc ấy cũng đủ an ủi em được ngàn phần. Em chính tên là Ngọc Bách, họ Nguyễn, vốn quê ở tỉnh Bắc, con một ông Tham Tá, đã từ trần từ lúc em mới 15 tuổi?
    Mỉm cười chua chát, cô tiếp :
    - Năm nay em 18 ! Nói như vậy nghĩa là khi chết thì em mới 18 tuổi, nhưng nếu tính theo người sống, qua mấy năm loạn lạc, thì năm nay em đã ngoài 20?già mất rồi !
    Vũ nghĩ thầm trong bụng :
    - Khi đã là đàn bà, dù chết đi, cũng vẫn còn lo lắng đến sắc đẹp tàn phai.
    Cô gái kể tiếp :
    - Trong gia đình, tuy em là lớn nhất, nhưng vì em theo lời trối trăn của cha em dặn lại, nhất định cho em đi học đến nơi đến chốn. Bởi vậy, sau khi đỗ bằng cơ- thủy ở tỉnh Bắc, em được mẹ em cho về học bậc Trung Học tại Hà Nội. Cẩn thận mẹ em cho em ở trọ tại nhà bà Phán Tâm ở ngay liền vách nhà này?
    Ngừng giây phút, Ngọc Bách lại kể :
    - Nếu không có chiến tranh thì đâu đến nỗi? Khi được lệnh tản cư, bà Phán cùng những trẻ nhỏ đều về quê cả, chỉ còn lại một người con trai lớn đi làm công sở và em cùng một người u già ở lại. Bỗng đô thành khói lửa mù trời, căn nhà bị sụp đổ. Người u già cũng như con trai bà Phán đều bị chết vùi trong đống gạch ngói. Riêng em may mắn núp dưới chân cầu thang nên thoát chết. Nghe tiếng bom đạn râm ran, em sợ hãi vô cùng, bò lần sang hàng xóm, tức là căn nhà này, lúc đó bỏ không, vì người trong nhà đã tản cư từ trước. Sợ hãi, em tìm được chiếc thang, trèo ẩn lên trên trần căn gác này, vì em cho đó là chỗ náu mình kín đáo nhất.
    Thân gái trong thời binh lửa, may ra nhờ đó mà được an toàn chăng. Thường lệ, mỗi khi tìm kiếm thức ăn, nước uống đầy đủ rồi, em lại leo lên trần nhà và rút thang lên theo. Em có ngờ đâu, chính gian nhà này cũng bị sụp đổ, chiếc thang em vừa trèo lên bị rơi xuống. Thế là bỗng dưng bị giam gọn trên trần gác, với số thức ăn chừng đủ dùng trong ba ngày, em chỉ còn hy vọng có thấy bóng người nào thì kêu cứu. Trong lúc khói lửa tơi bời, ai cũng lo ẩn trốn nên em ngồi yên trên trần đã bốn hôm liền vẫn không hề thấy có một bóng người? Đói và khát, em đành phải chịu cực hình, giống hệt như một người lạc lõng giữa sa mạc. Cho đến khi sức một yếu dần đến hơi thở cuối cùng, em thiệt oan một đời xuân xanh đầy hứa hẹn?
    Và nói tiếp :
    - Rồi ngày tháng trôi qua? Cảnh đô thành trở dần dần lại đông đúc, vui vẻ hơn xưa. Riêng oan hồn của em vẫn chịu ngậm ngùi, đáng thương hại nhất là một nắm xương tàn rụi bị bộc lộ trên trần nhà này, làm mồi cho gián, chuột.
    Vũ ngắt lời :
    - Nhưng tại sao thấy tôi lên học trên đây, cô lại hiện hình bỡn cợt ? Hồn oan đau tủi, há lại còn yêu thích những chuyện cợt đùa??
    Ngọc Bách rơm rớm nước mắt, nói :
    - Anh quở trách như vậy, em xin nhận lỗi. Chỉ vì em ngu muội, lóng nghe thấy bọn yêu quái thường bàn nhau rằng nếu chúng tìm được người thế mạng thì sẽ được đầu thai thành kiếp khác ! Thoạt đầu thấy anh lên căn gác trống này, em dùng tà khí làm cho tinh thần anh hôn quyện, rồi sau đó định hiện nguyên hình cô gái đẹp, dùng nhan sắc mà quyến rũ anh? nhưng anh không hề vì sắc đẹp mà động tâm. Em lại định tác quái để cho anh sợ hãi? nhưng kết cục cũng bị thất bại? Em thực đã đắc tội với anh nhiều lắm !
    Vũ bèn hỏi :
    - Bây giờ cô muốn gì ?
    Cô gái gạt nước mắt, thưa :
    - Em chỉ mong anh vì thương người bạc phận, ra tay tế độ, chôn cất cho yên đẹp nắm xương tàn của em mà thôi. Như vậy, em không còn phải oán hận gì nữa?
    Vũ nhận lời, Ngọc Bách sụp lạy tạ ơn nhưng Vũ giục cô hãy ra đi, vì âm dương cách biệt, lần lữa lâu, e có hại cho cả hai bên.
    Và ngay sáng hôm sau, Vũ hỏi thăm những người ở gần đấy, họ đều nhận rằng có thật, tại nhà bà Phán Tâm khi xưa có cô con gái tỉnh Bắc trọ học, nhưng hình như đã thiệt mạng trong khói lửa đô thành? Vũ lại tìm thang trèo lên trên trần nhà xem, quả nhiên có một bộ xương người, nhện giăng, bụi phủ, lạ một điều là mấy khúc xương rõ ràng có vấy mực. Vũ bèn nhờ người đến làm lễ và mang đi chôn cất, cho đúng lời hẹn với hồn ai !
    ./.
    (Phạm Cao Củng)
  4. e_chong_vi_sarsss

    e_chong_vi_sarsss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    1.808
    Đã được thích:
    0
    Lập cập chui vào, đọc lướt qua k dám đọc kỹ
    Thôi để đọc buổi sáng vậy
  5. MDX

    MDX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Em cũng vậy. Thoai, giờ này phia ời, dzí lợi đang ngồi có 1 mình à, để mơi đọc cho nó yên bụng.
    Hihihi
  6. Cafe_Tialia

    Cafe_Tialia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Hông thấy ai tham gia nhát ma thiên hạ hết vậy kà ?
    Thôi tui post tiếp !

  7. Cafe_Tialia

    Cafe_Tialia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    AI HÁT GIỮA RỪNG KHUYA
    1/ Ma Không Đầu
    Hôm đó, cách đây chừng khoảng hai năm, tôi đi về vùng Nam Định xuống ga Gôi, vào thăm một người bạn cũ.
    Lâu ngày mới được gặp nhau, bạn tôi mừng lắm, vội vàng sai vợ con đi giết gà mổ vịt, lại cho người ra chợ mua những thứ quà ngon. Tôi được thấy bạn cũng mừng, hai anh em ngồi uống trà đàm đạo mãi cho tới chiều, không biết mệt.
    Lúc ấy, vào khoảng bốn giờ. Trời tháng quy hạ, nồng nực lắm, tuy sắp sang thu mà vẫn oi ả. Tôi đến lúc một giờ chiều, ngồi hàn huyên với bạn đã ba giờ có lẻ. Lúc tôi đến, trời nắng chang chang như lửa đốt, nhưng khi vào nhà bạn được hơn một tiếng thì trời bỗng đâu sa sầm lại, mây đen bốn bề rầm rộ kéo đến, rồi sấm chớp nối tiếp nhau xé toạc quãng không gian bằng những tiếng nổ ầm ầm và những luồng quang tuyến sáng xanh chói lọi. Sau cuộc thị uy thị hùng ấy, mưa ở lưng chừng tưới xuống trần ai như thác chảy, nhưng nửa giờ sau lại tạnh ráo ngay. Mây đen cũng theo chiều gió tan đi hết cả, trời quang đãng như không, vài tiếng sấm cuối mùa thi thoảng vọng lại chậm rãi, uể oải, không có vẻ hùng tráng như trước.
    Mặt trời lại vui vẻ tia ra những luồng sang đỏ rực và gay gắt, hình như sau mỗi trận mưa rào thì ánh nắng càng nồng càng đượm, để cỏ cây mau chóng được khô ráo nhẹ nhàng. Mưa xuống nắng lên là một sự rất thường trong thời tiết, nhưng không mấy khi xảy ra trong các mùa êm dịu như xuân thu và trong mấy tháng mùa đông rét mướt. Nó chỉ thường xảy ra giữa mùa hạ, là mùa hay có giông tố bất thường.
    Mỗi một lần mưa xuống nắng lên, thì khí đất lại ngùn ngụt bốc cao khỏi đầu ngọn cỏ, hơi thở của tạo vật lại nặng nề bực bội, khí hậu lại hóa ra độc địa vô cùng.
    Những buổi trái trời trái đất ấy, ngoài sự làm cho khí hậu hóa nên ám chướng, có lẽ còn có một mãnh lực gì u uẩn, huyền bí, xúc động cả các âm hồn.
    Người ta thường nghiệm ra rằng, sau một cơn bão, khí trời ở chốn thôn quê có mùi khen khét, khiến nhiều người tưởng lầm là sét đốt cháy một vùng nào. Sự thật chỉ là, dưới sức mạnh của các luồng điện nhấp nhoáng trong không gian, dưỡng khí tụ đặc lại mà gây nên mùi khen khét. Sự tụ đặc ấy vô hình, ta chỉ nhận thấy ảnh hưởng của nó mà thôi, nếu không có khoa học xét ra thì có lẽ ta cũng cho là hoang đường.
    Hoang đường là tất cả mọi sự mà loài người chưa tìm ra cội rễ căn nguyên vậy.
    Chuyện tôi nói ra, vì chưa dò xét được nguyên cớ nên cũng phải tạm liệt vào hoang đường.
    Vì tình cờ dun rủi, tôi đã được mục kích sự âm hồn hiển hiện, sau một trận mưa trong một ngày nắng gay gắt. Hôm ấy, đang ngồi nói chuyện vui vẻ, bỗng thấy bạn tôi như chợt nghĩ đến sự gì, vùng đứng dậy, vừa kéo tay tôi vừa nói:
    - Bác hãy theo tôi, sẽ cho bác xem một sự lạ lắm!
    Tôi ngạc nhiên hỏi:
    - Trời đang mưa nắng thế này, khí đất bốc lên độc thế kia, bác muốn chúng ta đi đâu?
    - Cứ theo tôi rồi khắc rõ! Bác sẽ không phải hối hận đã xông pha mưa nắng đâu. Mau lên, kẻo bỏ lỡ mất dịp này thì uổng quá!
    Nói đoạn, bạn kéo tay tôi rõ mạnh. Tôi không cưỡng cũng không dùng dằng, vội đứng dậy cùng đi một đoạn khá xa, gần tới một cái đồi. Đến một nơi cổ am, có bóng cây cao rườm rà phủ kín một vùng đất rộng, bạn ra hiệu bảo tôi ngừng bước. Tôi theo đúng lời, đứng tựa lưng vào gốc cây, chưa hiểu bạn tôi định cho xem điều gì.
    Anh ta đứng trước mặt tôi độ vài ba bước, ngoảnh đầu nhìn cả bốn phía, rồi ngước mắt trông ra mé chân đồi như tìm gì đó. Một chốc, dường như anh ta đã thấy điều muốn cho tôi mục kích, anh lùi lại, bá vai tôi, một tay chỉ ra phía sườn đồi xanh biếc.
    - Này, anh cứ thẳng tầm mắt trông theo hướng tôi chỉ, có thấy ở ven đồi, chỗ có nương khoai mà ta nhìn xa chỉ thấy màu đất vàng đỏ hiện rõ giữa một màu xanh thẫm, chính chỗ ấy, có hai người đang diễu võ dương oai, vật nhau chán thì múa quyền?
    Trong lúc bạn tôi nói, tôi chăm chú thu hết nhãn lực cố phóng ra mé đồi để ghi lấy điều mà anh đương tả một cách hùng hồn. Nhưng khốn nạn cho tôi! Hai mắt đã hết sức nhận xét cho rõ rệt, mà vẫn chưa thấy gì! Ngàn trùng mây lam lợt lợt, ruộng lúa xanh rờn, đồi cây thẫm biếc, chả có dấu hiệu gì tỏ cho tôi là có người đương nhảy múa cả. Bạn tôi thì cứ níu chặt lấy vai tôi, bắt đầu tôi phải sát gần đầu anh, như muốn truyền cho tôi nhãn lực của anh vậy.
    - Chết nỗi? Anh chưa thấy gì ư? Kia kìa, anh cứ chú ý nhìn vào nương khoai đo đỏ kia, chúng nó đang vờn nhau hay lắm. Thấy chưa?
    Bấy giờ mắt tôi đỡ quáng mờ mờ, tôi thình lình thấy một vệt trắng xám, hung hung ở sườn đồi, mé dưới nghiêng về bên tả. Liền lúc ấy, tôi cũng hình như trông thấy hai cái bóng sẫm, tựa hồ hình dáng người nhưng rất lạ. Buột mồm, tôi kêu lên rằng:
    - Quái! Làm sao nó không đầu!
    Tôi vừa dứt tiếng, một đống cát bụi, ở đâu cạnh chỗ chúng tôi đứng, bỗng vụt bốc lên. Tôi nhắm mắt lại, bụi cát và lá khô phả vào mặt tôi rõ mạnh, tôi cảm thấy một luồng gió dữ dội quấn lấy thân tôi, hút tôi, làm cho tôi nghẹn ngào khó thở. Nón của tôi bị cuốn lôi lên, tôi níu chặt lấy bạn.
    Một khắc như thế, không thấy bụi phả vào mặt nữa, tôi mở mắt ra, thì bị một cảnh tượng làm cho giật mình kinh sợ. Luồng gió lốc, nhanh như chớp, cuốn chiếc mũ trắng của tôi lôi đi rõ xa, ở lưng chừng trời. Cơn gió ấy tiến lại mé chân đồi vùn vụt. Khi đến chỗ nương khoai, chiếc mũ tôi, lúc đó trông chỉ còn là một điểm trắng cỏn con, bỗng rơi xuống đất, tỏ rằng cơn gió đã tan rồi.
    Cố nhìn, thì chả còn thấy bóng dáng của hai người múa võ nữa. Tôi lấy làm lạ, chưa kịp hỏi bạn, anh đã cười bảo tôi:
    - Thực là anh đã làm uổng mất một tấn tuồng đặc biệt! Vì anh mà cuộc phô diễn này bị bỏ dở chứ nếu không, ta đã được một phen khoái trá vô cùng!
    - Cớ sao anh lại bảo là tại tôi??
    - Anh mới đến nên không biết. Sự thật mà tôi muốn anh được mục kích là một điều lạ lắm: ma diễn võ giữa ban ngày! Ở chân đồi kia, có hai oan hồn của hai nhà thiện xạ, vì phạm phép nước nên bị chém đầu. Hễ cứ có mưa xuống nắng lên thì hai oan hồn đó lại hiện về, cùng nhau thí võ. Muốn xem phải đứng rõ xa mới thấy, lại gần quan sát thì biến mất. Mà phải kiêng, không được nói đến sự mất đầu. Nếu lỡ mồm thì sẽ xảy ra cảnh tượng như anh em mình vừa thấy đó. Thôi, bây giờ ta đến nương khoai nhặt mũ về, đợi đến dịp khác sẽ thưởng ngoạn màn múa võ kia, không lấy gì làm muộn.
    Bạn cùng tôi đi lại phía chân đồi. Nhưng can đảm của tôi ít ỏi quá, tôi đành chịu mất mũ, không dám đi xa nữa, chỉ cầu xin bạn dẫn về mà thôi.
    Bạn cười tôi là hèn nhát, nhưng cũng chiều lòng. Anh dẫn tôi về nhà và sai gia đinh ra chân đồi nhặt mũ về cho tôi.
    Tôi ở nhà bạn non ba tuần lễ, ba tuần nóng ruột muốn thỏa chí tò mò, nhưng ngặt nỗi không gặp ngày nào có mưa xuống nắng lên cả. Tôi đã xếp sẵn dụng cụ để được quan sát cho dễ dàng, lại luôn luôn tự dặn mình không được bao giờ nói đến hai tiếng ?okhông đầu? khiến hỏng việc lần nữa.
    Thấm thoát, tính đốt ngón tay thì ra tôi đã quấy quả bạn tôi trọn hai mươi hai ngày. Hôm đó, may quá, vào khoảng chín mười giờ sang, trời đang nắng chang chang bỗng có cơn mưa. Tôi mừng quá, mưa vừa ngớt hột, tôi thủ ngay máy ảnh và ống nhòm, rủ bạn đi lại chỗ cái miếu và cây cổ thụ mà chúng tôi đã đến hôm trước.
    Tới nơi, không cần bạn phải chỉ bảo, tôi tự đứng lên mé trên nhìn phương hướng, rồi trông về vệt hung đỏ ở sườn đồi. Quả nhiên bạn tôi không nói ngoa, tôi nhận thấy hai cái bóng đang vờn nhau nhảy nhót.
    Mới đầu tiên, trông không được rõ lắm, nhưng dần mắt nhìn quen càng rõ. Cảnh vật tôi được mục kích thật kỳ dị, từ bé đến giờ mới được nhìn thấy một sự thú vị như thế này.
    Đó chỉ là hai cái bóng, nhưng quái dị làm sao! Hai cái bóng hệt như hai người, có tay chân, biết cử động, song không có đầu! Hai bóng ma cụt trốc! Đứng mé xa trông lại, tuy hình ảnh không lấy gì làm chính xác, nhưng cũng rõ rệt vô cùng. Mới nhìn thì chỉ là hai vệt xám lờ mờ, hiện rõ trên màu hung đỏ của nương khoai, để ý lâu tý nữa thì rõ rang là hai thân thể đàn ông, đang đấm đá nhau hùng dũng lắm. Hai cái bóng ấy màu xám thẫm, xanh biếc như màu khói đặc tụ lại. Không thấy rõ quần áo mặc ra làm sao, chỉ hình như cùng mặc một loại áo chẽn, quần thì xắn tận đùi. Đó là thứ y phục tôi tưởng tượng ra vì nó na ná như thế. Ngắm kỹ quái trạng hiện ra đó, nhận ra rằng hai bóng ma kia là hai thân thể vạm vỡ cường tráng, nhanh nhẹn phi thường. Tuy không đầu nhưng đánh nhau chả kém gì người có mắt, lại có phần giỏi giang, sắc sảo hơn nhiều.
    Chúng diễn những đường võ cực kỳ bí hiểm, ngoạn mục và lý thú vô cùng. Cũng đấm, cũng đá, cũng né, cũng xông, cũng cúi xuống ngẩng lên, chẳng khác gì hai võ sĩ còn sống đang thi quyền trong đả lôi đài. Võ vẽ đôi ba miếng côn quyền học lỏm, tôi nhận ra rằng bản lĩnh của hai oan hồn kia siêu quần, xuất chúng, ít người thời nay sánh kịp. Có lẽ hai con ma đó thuộc về thế hệ trước, một thế hệ còn trọng những môn đao kiếm, một thế hệ chỉ suy tài trong những đường quyền hiểm hóc, chớ không ỷ lại vào sung đạn để thủ thân. Thế hệ ấy ngày nay đã mất, đã trong dĩ vãng xa lắc lơ, vết tích của nó, còn chăng chỉ là hai bóng ma này, lạc loài vào một thời đại mới, mà vẫn còn mê muội trong cái chí hướng ngang tang của thuở bình sinh?
    Hai bóng ma kia cứ rập rờn quay lượn mãi. Chúng nó xử nhau những miếng võ tuyệt kỷ như: Song long quá hải, Mãnh hổ tầm sào, Thái sơn áp đỉnh, Hạng võ phi truy?
    Nhưng tựa hồ chúng không có ý làm hại nhau, chỉ thi nhau trổ hết tài nghệ cho thỏa thích, cho bõ nhớ nhung cái thời oanh liệt chúng đã từng sống, mà không được sống tới cùng.
    Đứng ngắm nhìn sự phô diễn tự nhiên kia, cũng thật là một khóai lạc ý vị. Trong buổi văn minh này, dễ đâu đã có dịp xem hai người sử võ?
    Giả sử co` xem xiếc hay phim Tàu, thì chỉ toàn là múa may cho qua loa câu chuyện, mấy khi gặp hai tay thiện nghệ hết sức trổ tài quyền cước cho mà coi? Bởi thế khi gặp trường hợp mà tình cờ tôi được trải qua, tôi ngắm nhìn mãi không hề mỏi mắt.
    Ngắm chán, tôi lại giơ ống nhòm lên quan sát cho rõ, nhưng thật kỳ quặc, mỗi khi để mắt vào ống nhòm thì chỉ còn thấy nương khoai, tuyệt nhiên không nhìn thấy bóng dáng hai võ sĩ ?ocụt đầu? nữa! Tôi thí nghiệm đến mười mấy lượt, lượt nào cũng vậy, cứ bỏ ống kính ra thì tha hồ mà trông mà ngắm, đem ống kính lên mắt thì hình ảnh kia lại biến mất?
    Kế ấy không xong, tôi dùng kế khác.
    Tôi trao ống nhòm cho bạn, chỉ đeo có một chiếc máy ảnh, một mình đi tới sát chân đồi. Cách xa độ bốn cột đèn, tôi còn trông rõ hai con ma ấy cứ mờ dần đi, rồi sau cùng, khi tôi còn cách đồi độ chừng mươi bước, nhìn lên chỉ thấy không khí một màu như chưa có gì xảy ra cả. Cho rằng mắt tôi bị các âm hồn làm cho mờ quáng đi, tôi đem máy ra chụp năm sáu tấm, mong rằng may ra máy ảnh sẽ hơn mắt tôi, ghi được cảnh thần bí mà mắt thường không ghi nổi. Về nhà, rửa ảnh, tôi vẫn bị thất vọng như thường, không có dấu vết gì của hai võ sĩ cả!
    Bí mật vẫn hoàn toàn bí mật. Tôi vừa ngạc nhiên vừa tức tối khó chịu. Đành vậy chớ biết làm thế nào! Mình ở cõi dương gian, lại muốn vén tấm màn huyền vi của tạo hóa để nhìn sang cõi âm thì làm sao được.
    Tôi có hỏi bạn về sự tích hai nhà võ sĩ bạc mệnh, bạn chỉ biết lờ mờ rằng hai người đó chết đã năm chục năm nay, lúc anh chưa ra đời, theo như lời các cụ già kể lại, đó là hai tên tướng cướp bị sa vào lưới pháp luật và bị hành hình ngay chỗ chân đồi. Bạn tôi biết có thế, câu chuyện của anh càng làm tôi tăng tính tò mò hiếu sự, càng gợi cho tôi muốn đi sâu vào bí mật của quá khứ để giải cho ra vấn đề. Tôi muốn biết, thuở bình sinh, hai vong hồn kia làm gì, mà tại sao cùng chịu chết thảm thương, uất ức.
    Uất ức, bởi lẽ họ hiện lên múa võ như thế, chứ nếu họ làm nên tội rồi bị giết thì còn oan nỗi gì mà nến nỗi ngoài năm mươi năm, khối hận vẫn chưa tiêu? Thực là một sự lạ.
    Tôi nhất định phải dò xét sự lạ ấy cho tới gốc ngọn, dù phải tốn công khó nhọc cũng cam lòng! Trong lúc hăng hái, tôi tự nhận lấy một nhiệm vụ bí hiểm như thế, nhưng rồi dần dần, tôi phải tin rằng tôi, một kẻ ngông cuồng, chỉ nói khoác hão huyền và ước muốn những điều vô lý. Làm gì có đủ điều kiện mà đi ngược thời gian để đem ra ánh sáng một câu chuyện trong hàng nghìn câu chuyện có lẽ còn ly kỳ hơn, đã xảy ra hồi nước Pháp dựng cờ bảo hộ trên đất Việt Nam này?
    Tuy nghĩ thế thì nghĩ, nhưng lòng tôi luôn muốn biết vì sao lại có hai oan hồn cụt đầu, cứ mưa xuống nắng lên là hiện lên diễn võ. Trước còn là một ý muốn, rồi sau dần thành một dục vọng, sau nữa thành một định ý cứ bám chặt lấy hồn tôi. Tôi như kẻ đứng trong cảnh ngộ một nhà toán học chưa tìm ra kết quả một bài tính khó nhưng thú vị. Cả ngày, cả đêm tôi mải mê với chuyện ma không đầu của tôi, rồi lục các sách trong nhà Bác Cổ, để họa may tìm được vết tích gì về hai võ sĩ bạc mệnh kia không. Trong sách, tôi thấy nói rất nhiều chuyện về ấu trĩ của cuộc bảo hộ, song chả có pho nào đã động đến hai nhà thiện xạ chịu tử hình ở mạn núi Gôi?
    Sau khi tôi ở nhà bạn ra về, cách đến hai năm, tôi vẫn còn nhớ cảnh vật tôi trông thấy, tựa như mới chứng kiến hôm qua vậy. Tôi rất bực mình vì đã cố tận tâm gắng sức, mà không tài nào biết thêm tí gì về quái trạng ấy cả. Những chuyện mà người dân quanh vùng núi Gôi kể cho tôi nghe đều lờ mờ, không chuyện nào giống chuyện nào, vì mỗi người lại thêm bớt mỗi vẻ theo ý riêng mình.
    Sau cùng, biết rằng tôi vô lực, tôi đành gắng quên đi. Quên làm sao được? Càng ở những chỗ phồn hoa đô thị, lòng tôi lại càng quằn quại khó chịu, tôi càng tự trách mình sao không cố gắng thêm chút nữa, dò xét thêm chút nữa, biết đâu trong một pho sách ở Viện Bảo Tàng hoặc trong ký ức của một người già đã sống thời loạn lạc, lại không có một vết tích, một dấu hiệu, chỉ cho tôi biết đường lần mò để đi sâu vào câu chuyện huyền bí của hai nhà võ sĩ không đầu, hiện lên mỗi lần mưa tạnh nắng lên?
    Ấy, cũng bởi tin rằng có người biết sự tôi cần biết, nên tôi bỏ hẳn một dạo, đi ngao du khắp đây đó, mong rằng sự tình cờ sẽ cho tôi thỏa lòng.
    Không ngờ khi đến Đồng Giao, tôi đã không tìm được gì về câu chuyện của tôi, lại nghe thêm một chuyện ly kỳ hơn, khiến cho tính tò mò của tôi lại sôi nổi lên nữa.
    (Còn tiếp)
  8. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Giờ này chui vào để đọc ! Ai ngờ chỉ có chút xíu ! Chán như con gián
  9. Cafe_Tialia

    Cafe_Tialia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Truyện còn dài, post từ từ thôi !

  10. Cafe_Tialia

    Cafe_Tialia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    AI HÁT GIỮA RỪNG KHUYA
    2/ Hạt Đồng Giao
    Khi chuyến tàu Hà Nội ?" Vinh ghé ga Đồng Giao thì kim đồng hồ chỉ đúng 7 giờ 55 phút. Trời hôm ấy là một vòm trời đen tối, mưa phùn rả rích phủ kín không gian bằng một tấm màn ảm đạm, khí hậu nặng nề ẩm thấp, quang cảnh bốn bề lạnh lùng bí mật, chung quanh nhà ga đều là đồi núi rừng cây, khiến càng tăng thêm vẻ hoang vu rùng rợn.
    Chỗ đó, xưa kia là một khu rừng sâu thẳm, một nơi đồi núi hiểm hóc, có thể dùng làm sào huyệt cho lũ giặc cỏ ẩn nấp, hoặc làm trường mai phục cho hai đạo quân Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh khi Bắc Nam xung đột binh đao. Chỗ đó ở chính giữa khoảng giáp giới hai xứ Bắc và Trung Kỳ, nó chia rẽ bờ cõi hai kỳ bằng ba từng núi liền nhau, nên thường gọi là đèo Tam Điệp.
    Về khí hậu xứ Đồng Giao. Ai đã từng ở vùng ấy độ dăm bảy tháng, ắt phải rùng mình ghê sợ, mỗi khi nói về vùng thủy thổ giáp giới Bắc, Trung Kỳ. Đó là tổ sốt rét rừng, dẫu uống ký-ninh đến điếc tai cũng khó lòng tránh khỏi. Khí hậu thật là kỳ quặc, tuy ở vào miền gần bể, mà Đồng Giao về phương diện thời tiết chả khác gì ở vùng mạn Thượng Du, có lẽ còn độc địa hơn nữa. Đêm thì lạnh buốt phải đắp chăn tới sáng, ngày lại nóng bức như giữa mùa hè. Sống trong bầu hàn thử tương xung đó, phải có xương đồng da sắt mới tránh khỏi sự ốm đau quặt quẹo.
    Đem so sánh các tỉnh rải rác trên quãng đường thiên lý chạy từ Hà Nội đến Huế, thì có lẽ hạt Đồng Giao là chỗ độc địa hơn cả. Sở dĩ nước độc, tại vì bốn bề hạt toàn là rừng rú, ngàn nội, truông sậy bãi lau, những lá cây mục nát từ thuở xưa còn chồng chất cả trên mặt đất, trong lòng suối, khiến nước xanh lè như màu rêu, hoặc đục váng như nước ao tù.
    Những cây cỏ thường hay giữ lấy hơi nước, không cho tan đi, lại nhuốm các khí độc ở đất bốc lên, thu tất cả những nguồn ám chướng vào lòng rừng rú. Gia dĩ trong rừng, bóng mặt trời không lọt vào được, lá cây cổ thụ rườm rà che lấp hẳn ánh nắng, hóa nên sự ám chướng thiên niên vạn đại vẫn chưa tiêu. Lá cây, khi rụng xuống, xếp lên thành khối, lâu ngày mục dần, biến ra một tảng đất đen hôi thối, có khi rơi vào nước, hoặc ngấm vào mạch nước, đầu độc các suối, các ngòi. Dân cư bởi thế, không tài nào tránh khỏi bệnh tật, vì ai ai cũng phải lấy nước làm một sự cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
    Chỉ xem qua như thế, ta cũng đủ thấy đất Đồng Giao là một vùng ám chướng, mà không những hạt ấy chỉ độc ở khí hậu, chỉ buồn tẻ ở phong cảnh, nó lại còn dữ dội tàn ác ở chỗ rừng núi bụi bờ chứa đầy các loài mãnh thú sinh hoạt một cách rất hùng cường phồn thịnh trong vẻ phồn thịnh của cỏ cây.
    Bởi địa thế hiểm hóc, Đồng Giao đã làm trường thí nghiệm cho muôn ngàn tấn bi kịch khủng khiếp. Nào là cướp bóc, chém giết, nào là hãm hiếp, giam kìm..v.v? Nhưng các trò thương tâm ấy đều là của loài người cạnh tranh với loài người, mà diễn ra, nó không có tính cách lạ lùng cho lắm. Thê thảm bi đát hơn đó là loài mãnh thú, vì đói ăn, bắt loài người cấu xé ra từng mảnh, xác thì dùng để lót dạ, mà hồn thì đày đọa vào kiếp ma trành (*).
    Một câu chuyện trong muôn ngàn câu chuyện Hổ hại người, tình cờ khi lần đầu đặt chân lên đất hạt Đồng Giao này tôi đã được nghe thuật lại.
    Hôm đó trời mưa rả rích, lại tối đen như mực, dẫu vừa mới tám giờ tối. Quang cảnh nhà ga trông hiu quạnh hoang vắng, sự buồn sự lạnh thấu trời rơi vào tận đáy tâm hồn. Con tàu huýt còi rồi nặng nề lăn bánh trên con đường sắt, chui vào bóng tối chập chùng. Tôi ngẩng trông trời, mưa lăn phăn tạt vào mặt, tỉnh táo ra đôi chút. Một mình thui thủi, tôi xách vali thất thểu trên vỉa đường ẩm thấp đi vào cửa ga.
    Còn đang bàng hoàng ngần ngại, bỗng đâu từ bóng tối nhô ra một người vạm vỡ, mũ dạ đội sụp xuống trán, áo tơi mưa bọc kín người, chàng lực sĩ ấy nắm lấy tay tôi rồi nhe bộ răng trắng nhởn.
    - Tôi đợi anh đã lâu. Sao tàu chậm thế?
    Tôi mới nhận ra đó là Trần Văn Thủy, bạn tôi, một nhà thầu khoán to hiện đảm đương việc xây đắp nhà cửa và đường xá ở mạn Đồng Giao. Anh Thủy thấy tôi mừng quýnh như bắt được vàng, vội kéo tôi xềnh xệng ra khỏi ga, đẩy tôi lên ô tô, mở máy chạy vèo vèo trên con đường đá vụn. Tôi ngồi trên xe, chỉ thấy một vùng vô định, lờ mờ u ám, không nhận rõ được gì. Nửa giờ sau, xe ngừng lại, bạn tôi bấm đèn ?opile? rọi sáng, đưa tôi vào một tòa nhà.
    Bạn tôi sống tại đây với vợ - Lệ Thi và con gái ?" Thu Nhi.
    Cơm nước xong, cả hai vợ chồng bạn và đứa con thơ theo gót tôi cùng lại gụ sập ở góc phòng, bốn chúng tôi quay quần chung quanh bàn đèn, nói chuyện với nhau như họp chợ. Nói chuyện rõ lâu, Lệ Thi dắt con đi vào trong ngủ, chỉ còn lại hai anh em chúng tôi nằm đối diện nhau cạnh bàn thờ Phù dung nữ chúa.
    Đêm lúc ấy đã khuya. Chim rừng kêu quang quác báo hiệu đầu giờ Tý. Bạn và tôi buổi này không đàm đạo nữa, cùng nằm yên hưỡng thú tĩnh mịch của canh trường. Thức cũng không phải thức, mà ngủ thì không ngủ được, linh hồn nửa tỉnh nửa mê, phiêu diêu phảng phất, đi sâu vào cõi Yên Hà. Bất giác tôi nghĩ đến câu đối khắc trên yên dọc tẩu của tôi, tôi bèn ngâm váng lên một cách rất tự nhiên, nhưng thực quả là vô lý.
    ?oCao ngọa gia san, hô hấp vân yên hàm bán tháp
    An cư cầu chí, trù mấu phong vũ đối cô đăng??
    Bạn tôi, có lẽ đương lim dim ngủ, giật mình tỉnh dậy. Nhìn đồng hồ, bấy giờ vào khoảng hơn một giờ đêm, đầu giờ Sửu.
    Liền lúc ấy, xa xa lắm, tôi thoáng nghe có tiếng đờn ca não ruột. Tôi lắng tai chú ý, im lặng. Chỉ có tiếng mưa rả rích, tiếng gió và tiếng côn trùng than khóc, chốc chốc lại có con chim rừng kêu quạc quạc trên ngàn. Tôi lại ngả đầu xuống gối.
    Bỗng đâu, nhịp đàn hát lại vẳng vào tai tôi, nhỏ lắm, xa lắm, tưởng như từ cõi vô hình đưa lại. Tôi áp tai xuống phản.
    Thì này, không còn sai nữa, rõ ràng có tiếng hát đâu đây! Tôi hết sức lắng nghe. Từng quãng một, như xa như gần, như khoan như nhặt, âm thanh kia réo rắt từng hồi. Càng lúc càng quen, càng rõ. Một chốc, tiếng đờn ca ngừng bặt, rồi lại tỏa ra.
    Tôi chú ý đến nửa giờ, mới đoán được giọng hát kia là giọng cô đào hát nói. Bởi lẫn trong đàn hát, một đôi khi thoáng nghe có nhịp phách chấm câu. Có lẽ vùng quanh đây, có nhà hào mục, tổng lý nào được sắc ăn khao, vui mừng nên đặt ra trò tiêu khiển thanh cao nhã đạm ấy. Nếu không phải thì trong hạt này làm gì có cái của hiếm, giống những nơi xa hoa phồn thịnh, tức là cái thú cô đầu?
    Nghĩ thế, tôi nhỏm dậy, với tay gọi bạn:
    - Này Thủy, ở đây có nhà nào đặt tiệc ăn mừng phải không?
    Bạn tôi mắt nhắm mắt mở, choàng thức dậy, với lấy cốc cà phê hớp nốt mấy ngụm. Xong, mới hỏi tôi:
    - Cái gì thế? Anh không hút nữa à!
    - Tôi thôi hút đã lâu, tôi muốn hỏi ở đây, có nhà nào đãi tiệc mà hát xướng om sòm thế?
    - Làm gì có ăn khao, làm gì có hát xướng! Chẳng qua là vì anh say thuốc phiện nên ù tai đấy thôi.
    - Nói lạ! Rõ ràng tôi lắng tai đến nửa giờ, có tiếng hát ả đào văng vẳng, nên mới tưởng quanh vùng này có tiệc tùng chi đó?
    - Anh nghe thấy tiếng hát ư? Thế thì anh có phúc thật! Tôi ở đây đã mười mấy tháng trời, mà cả hai vợ chồng, chả đứa nào nghe thấy gì cả!
    - Anh nói cái gì tôi không hiểu? Nghe cái gì?
    - Nghe hát.
    - Hát gì?
    - Hát cô đào?
    - Cô đào ở đâu?
    - Ở trong rừng nghĩa là ở trong rừng chứ sao!
    - Thằng cha này nói vô lý! Cô nào nào lại có thứ cô đào ở trong rừng?
    - Thế mà ở trong rừng mới lạ chớ!
    -Thôi, hẳn có sự bí hiểm ở trong này rồi, chớ không sai! Anh Thủy làm ơn kể cho tôi nghe với nào!
    - Dể chửa, anh có gì biếu, tôi mới kể cho mà biết, chớ dễ thường, muốn thỏa chí tò mò hiếu sự, thì anh cứ việc đang đêm hôm dựng cổ tôi dậy, là tôi phải kể hầu anh nghe đấy ư?
    - Tôi xin anh! Hễ anh kể tôi nghe, mà tôi viết được thành sách, thì quyển sách ấy sẽ riêng tặng anh, Lệ Thi và cháu Thu Nhi! Thế là món quà quý nhất của tôi đó!
    - Ừ thì được, nhưng mà hãy thong thả chút. Để tôi đánh thức Lệ Thi dậy, bảo đun nước pha một cốc cà phê đặc uống cho tỉnh táo đã, sau đó mới kể cặn kẽ cho anh nghe được.
    - Thôi, để tôi pha, hà tất phải làm tội Lệ Thi thế!
    - Không được, chỉ có vợ tôi pha, tôi uống mới ngon thôi, vì nó biết tính tôi rồi. Bao nhiêu nước, bao nhiêu đường, lại chỉ được lọc nửa cốc thôi, còn thì pha thêm nước sôi, nếu không, uống sẽ đắng mà không thơm. Lệ Thi! Còn thức đấy không? Dậy anh mượn tý!
    Lệ Thi trong màn bước ra, vừa đi vừa vấn tóc. Nàng lịch kịch đun nước, pha hai cốc cà phê. Và lại róc mía đường lèo chất đầy một đĩa cho chồng hãm giọng và bạn hãm thuốc.
    Lệ Thi quay vào buồng đắp kín chăn cho con bé, xong quay ra giắt màn cho chúng tôi cẩn thận, rồi ngoan ngoãn ngồi thu mình sau lưng chồng, góp thêm trong khoảng u tịch của đêm trường một cái bóng dịu dàng bên hai chiếc bóng cứng cỏi của tôi và Thủy.
    Ngòai thềm, tiếng trùng than dế khóc ầm ĩ tỉ tê như khúc nhạc rầu rĩ êm đềm. Vài chiếc lá khô, thỉnh thoảng bị gió bạt lìa khỏi cành, xào xạc rơi xuống mặt sân gạch. Gió từng luồng nhẹ, chốc chốc rúc vào khe cửa, rên lên một tiếng não nùng như tiếng thở dài. Mưa, nghe chừng đã tạnh, nên không có tiếng rả rích nữa. Lệ Thi vươn tay qua mình chồng, lấy cái lọc cà phê bỏ ra ngoài, Thủy hớp được vài hớp nước nóng, bấy giờ mới đằng hắng vài cái, bắt đầu kể chuyện.
    Bóng Lệ Thi vẽ lên màn một cái hình thiếu phụ mơ màng.
    (Còn tiếp)
    ************************
    (*): Câu chuyện về ma trành lại là một câu chuyện khác, tôi sẽ post sau cho mọi người đọc rõ hơn.

Chia sẻ trang này