1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn- Bút ký cho Hợp tuyển Box Văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi VNHL, 17/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn- Bút ký cho Hợp tuyển Box Văn học

    Các bác vào đây bình chọn Truyện ngắn- Bút ký cho Hợp tuyển Box Văn học nhé.



    Được vnhl sửa chữa / chuyển vào 17/07/2002 ngày 20:29
  2. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Em không phụ trách mảng này, nhưng theo như cảm nhận về tình hình chung thì em thấy box ta hiện tại đang có một truyện ngắn (dang dở) rất được nhiều người ưa chuộng: Chuyện về một tình yêu của Hoàng Yến. Mọi người nghĩ thế nào?
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  3. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Nhưng truyện chị ấy đang viết dở thế, chẳng biết bao giờ mới xong, đưa vào tuyển tập sẽ không có phần kết???
  4. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Bác yên tâm đi, cháu đã gửi tin nhắn cho HY rồi. Chị ấy bảo chị ấy sẽ type nốt lên đây trước 1/8. Ổn quá còn gì?!
    Với lại, nếu không kịp thì mình để thành truyện nhiều kỳ . Số sau (liệu có số sau không nhỉ?) sẽ đăng tiếp!
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  5. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    OK. Truyện của bé Codet viết xong chưa nhỉ?
  6. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Cây guitar màu đen của Teq.

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.
  7. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Cái này nếu gọi là truyện cũng không phải, tuỳ bút thì... có cái gì đó không thể để chung trong đống tuỳ bút của mọi người vậy. Nghĩ đi nghĩ lại, thấy đúng nó là bút ký. Biết nhét vào đâu? Đành cho vào đây vậy, tinyhuong nhỉ?
    Oklahoma Du Hí
    1. Omaha - Prelude tháng Ba
    Ở đâu đó - tôi tin - phải có câu trả lời cuối cùng cho tất cả những lộn xộn và bất an của thế giới này. Như là, vì sao người Mỹ giàu có còn chúng ta thì vẫn nghèo? Vì sao ở phía kia của Mặt Trăng lại luôn tối và lạnh lẽo? Vì sao người Quảng Đông ở Trung Quốc có thể ăn thịt người? Hoặc như là, vì sao cái trang web nhiều người truy cập nhất thế giới lại là một trang web về porn? Và này, Bin Laden và đồng bọn có nỗi ám ảnh tuổi thơ vào với máy bay và nhà cao tầng nào không nhỉ?
    Nhất định là ở đâu đó phải có câu trả lời cuối cùng cho tất cả những lộn xộn và bất an của thế giơí này.
    Thì cứ nhìn cái thế giới tin hin của tôi mà xem. Câu hỏi làm tôi trằn trọc mất mấy tuần ?oĐi đâu, làm gì trong một tuần nghỉ Spring break? rút cục đã được trả lời thoả đáng và nhanh gọn không ngờ. Một buổi chiều tháng 3 không có gì đặc biệt, trong lúc đang đủng đỉnh thu dọn băng đĩa và tài liệu giảng dạy sau buổi lên lớp, Giáo sư Teresa đột nhiên hỏi tôi có muốn đi Oklahoma với cô vào dịp Spring break. Tôi chẳng tìm được lí do gì để nói không. Và thế là: Oklahoma!
    Bingo!
    2. Đi đường
    Có năm chúng tôi lên đường từ Omaha đi Oklahoma. Đoạn đường dài chừng 400 dặm, băng ngang qua bang Kansas. Có nhiều cách để phân chia nước Mỹ, nhưng tôi hay chia thành 2 kiểu: kiểu thứ nhất là cắt ngang nước Mỹ thành miền Bắc và miền Nam; kiểu thứ hai là cắt dọc nước Mỹ thành bờ Đông - đồng bằng lớn ở giữa và bờ Tây. Cả Nebraska, Kansas và Oklahoma đều thuộc vào phần đồng bằng lớn ở giữa, xuôi dần xuống phía Nam.
    Mùa này không phải là mùa lý tưởng để đi chơi vì tuyết đã tan nhưng cây cối chưa mọc trở lại, đâu đâu cũng chỉ là một màu xám xám của cỏ và cành khô trên những quả đồi nhấp nhô liên tục. Đi suốt các bang ở vùng đồng bằng lớn nước Mỹ là những cánh đồng ngô, bò, đồi nối tiếp đồi chạy ngút mắt. Cứ đi một quãng lại thấy những quả đồi vừa được đốt cỏ xong: đen và bụi. Bây giờ vẫn đang là cuối mùa khô ở Mỹ - nếu có bão và sét, rất có thể có các đám cháy trên các đồng cỏ khô hoặc rừng cây trụi lá.
    Chúng tôi khởi hành từ sáng trên hai xe ô tô kiểu minivan, vừa đi vừa ăn dọc đường. Qua Kansas chẳng có gì nhiều để nói: chỉ đồng cỏ và đồng cỏ. Cái đáng nói nhất có lẽ là giao thông của nước Mỹ: trên cả tuyệt vời. Hệ thống đường rất rõ ràng và tiện lợi, biển chỉ đường rõ ràng; đến mức ngay cả nếu bạn chưa bao giờ biết đường đi Florida, bạn cũng có thể dùng bản đồ để đến nơi. Trên đường cao tốc liên bang, cứ một quãng lại có một khu gọi là rest area, ở đó có nhà vệ sinh công cộng cực kỳ sạch sẽ, có bán đồ ăn, có các tờ tin, thậm chí có cả chỗ nghỉ cho những lái xe đường trường. Dọc đường có rất nhiều các trạm xăng tự động, bạn tự bơm xăng và tự trả tiền. Tuy nhiên, cái đáng nói nhất là ý thức tuân thủ luật lệ giao thông của người Mỹ. ở các biển dừng, ngay cả nếu hai bên đường vắng tanh không có ai, họ cũng không vượt. Bơm xăng xong, bạn tự động vào trả tiền, không ai nhắc nhở nhưng cũng chẳng ai vi phạm. Ngoài ra, Kansas là nơi bắt nguồn của bộ phim nổi tiếng ?oNgôi nhà nhỏ trên thảo nguyên?.
    9h tối, chúng tôi vào đến địa phận Oklahoma, đồng thời cũng là vào đến khu tự trị (reservation) của người da đỏ. Tôi có thể nhận ra điều đó vì ông Joe Trumbly lái xe nhanh hơn ở phía trước. Như hổ được về rừng, như tay súng săn vào đến vùng đất săn của mình, xe của ông chạy loang loáng phía trước xe của tôi, bỏ lại hai bên những cánh rừng và những cột mốc đường loé sáng trong đêm. Bên trong xe ấm áp nhưng ở bên ngoài chắc ngập tràn gió lạnh vì tôi nghe rõ tiếng gió thổi ràn rạt, vù vù. Tôi tưởng tượng ra chăng hay sự thật là mảnh đất này có nhiều điều huyền bí?
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  8. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    3. Một nhóm kỳ quặc
    Khi viết những dòng này - một buổi tối thứ Tư đẹp trời - tôi đã sống ở Oklahoma ngày thứ ba. Chính xác hơn là ở Pawhuska, một trị trấn nhỏ, vắng người, đồng thời là khu tự trị của bộ lạc da đỏ Osage. Tôi ở cùng gia đình Trumbly: gồm ông Joe, bà Alaine, cô Teresa và Layton.
    Chúng tôi có lẽ là một nhóm kỳ quặc.
    Ông Joe Trumbly là một người da đỏ thuần chủng (mặc dù da ông bây giờ chủ yếu đỏ vì rượu bia), một trong những người đứng đầu bộ lạc Osage, tiếng Anh gọi là councilman, một chức tương đương với bộ trưởng trong các thể chế chính trị khác. Khi mà tổng thống Bush tổ chức tiệc nhậm chức Tổng thống, gia đình Trumbly cũng là khách mời.
    Bà Alaine Trumbly thì là người da trắng hoàn toàn, gốc châu Âu, không hề có chút pha tạp nào của người da đỏ - một phụ nữ rất lịch lãm, khả kính và ân cần.
    Cô Teresa - năm nay 40 tuổi - mang dòng máu lai giữa người da đỏ với da trắng. Cô đã lấy một người Thái - con trai một gia đình hết sức giàu có, danh giá; có ngân hàng, công ty tài chính và các loại tài sản khác. Họ chung sống một vài năm rồi li dị. Trong cả bộ lạc những người da đỏ Osage cũng như đối với người da đỏ Mỹ nói chung, người như cô Teresa không nhiều. Trên nước Mỹ rộng lớn này, người da đỏ vẫn là chủng tộc nghèo nhất, tỷ lệ thất học cao nhất, tỷ lệ nghiện rượu cao nhất, vv và vv...nhiều thứ nhất khác nữa mà chắc họ không mấy tự hào. Cô Teresa là tiến sỹ và giáo sư tại trường đại học - đối với hầu hết người da đỏ thì đó là một ngoại lệ.
    Layton Lamsam, con trai cô Teresa - mới có 10 tuổi. Dĩ nhiên là Layton mang trong mình cả ba giòng máu: da đỏ của thổ dân Mỹ gốc, da trắng châu Âu và da vàng của châu Á. Layton thuộc về nước Mỹ vì em sinh ra và lớn lên ở đây, chịu ảnh hưởng từ những người bạn Mỹ. Layton thuộc về một thế hệ nữa của nước Mỹ - thế hệ của thế kỷ 21, không biết đến chiến tranh vệ quốc mà biết đến các cuộc khủng bố kiểu mới của loài người. Nhưng tôi biết Layton - có lẽ do những đặc điểm di truyền - tuy còn nhỏ mà đã biểu hiện những đặc điểm pha trộn đáng kinh ngạc giữa tính cách Mỹ, tính cách người da đỏ và cả tính cách Á Đông.
    Tôi là một người châu Á thuần chủng, nói chính xác thì là Việt Nam. Tôi là một người da vàng. Tổ tiên của tôi sinh sống ở vùng Kinh Bắc đã rất nhiều đời, đã sinh con đẻ cái nhờ vào làm ruộng và các nghề thủ công.
    Chúng tôi chỉ cần thêm một người châu Phi nữa là có thể có cả thế giới trong một mái nhà.
    (Thực ra - nếu nói cho đầy đủ, với một thái độ không phân biệt chủng tộc - thì còn một nhân vật nữa trong gia đình. Nhân vật này có tình cảm khá đặc biệt với tôi. Ví như lúc tôi đang ngồi gõ những dòng ký ngắn này bằng chiếc laptop của cô Teresa thì hắn đứng nhìn chăm chú vào mặt tôi với một vẻ ngưỡng mộ đủ khiến tôi xấu hổ và một ánh nhìn trong sáng đến mức đáng ghen tức. Không muốn bị xấu hổ thêm nên tôi cầm cái cổ dề lôi hắn - à, tên hắn là Bill - ra khỏi phòng khách. Hắn quâỹ đuôi đầy bất bình.)
    Xin quay lại với câu chuyện các chủng tộc. Một hệ quả - tuy không nhất thiết là tất yếu, nhưng khá dễ dàng nhận thấy từ sự đa dạng về chủng tộc mà tôi nói trên - là sự đa dạng về các niềm tin, các hệ thống giá trị trong xã hội. Nước Mỹ ngày nay là sự tổng hoà của rất nhiều thứ: vừa hấp thụ những tinh hoa của lục địa cũ - tức châu Âu - lại vừa phát triển từ trong lòng nó những nét tinh hoa riêng của một mảnh đất trẻ với những con ngươì mới. Xét theo một cách nào đó: nước Mỹ lớn mạnh chính nhờ ở sự hoà trộn các giá trị nói trên. Nó giống như một vòng tròn xoáy trôn ốc: sự đa dạng và dễ dãi của nước Mỹ hấp thụ thêm nhiều người từ các nước - rất nhiều trong số họ là những người mang sẵn trong mình những điểm khác biệt và những giá trị phá cách, vốn không được chấp nhận hoặc là rất xuất sắc ở nước cũ. Những người này lại tạo ra thêm những sự đa dạng mới, giống như thêm gia vị vào nồi soup gà...và vì thế nước Mỹ càng mở rộng biên độ dao động của nó.
    Năm người và một chó: chúng tôi chẳng ai giống ai cả!
    Mọi người ơi, post nốt hộ em cái (vì có cả ảnh nữa, mà em lại chả giữ ảnh)
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  9. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Cây guitar màu đen
    Một buổi chiều của mấy năm trước, khi tôi còn là một chú sinh viên năm nhất hai vai chất đầy ảo tưởng, tôi đến tìm gặp anh.
    Phố Hàng Bạc. Ngách nhỏ chỉ vừa một người đi, rất tối. Đã thế lại gấp khúc, chẳng hề nhìn thấy chút ánh sáng nào từ phía đầu bên kia, cứ mò mẫm không biết mình đang tiến đến đâu. Đột nhiên tôi thấy mình đứng trước một khoảng sân tương đối rộng, bên tay phải là cái cầu thang. Phải rồi, trên tầng hai. Cầu thang dẫn tôi tới một cánh cửa cũ kỹ đang hé mở. Qua cánh cửa, qua một căn phòng xép bỏ hoang chất đầy đồ đồng nát, tôi đến một gian phòng rộng rãi, và lần đầu tiên được nghe tiếng đàn của anh.
    Gian phòng rất rộng và thoáng, có tới ba bốn ô cửa sổ nhìn xuống đường. Giữa phòng là một cái bàn bóng bàn đứng chênh vênh trên ba chân. Một chiếc tủ ọp ẹp kê sát tường, một manh chiếu lăn lóc chăn, gối, dao cạo râu, vài quyển sách và những vỏ bao Vina, chưa kể đến những viên gạch vỡ vương vãi trên sàn???. Nơi đây là một không gian bị bỏ quên giữa khu phố xá sầm uất nhất của Hà Thành. Tiếng guitar nhảy nhót trên những viên gạch vỡ và trên cái bàn bóng bàn cụt chân.
    Tôi yên lặng ngồi xuống một chiếc ghế gỗ. Không chào ai vì hình như không ai để ý đến sự có mặt của tôi. Một anh chàng trông lịch sự như một công chức đang ngồi sau bộ trống, điềm đạm mơ màng trong một phách điệu chậm rãi mà chắc chắn. Một anh chàng khác tóc dài đến ngang lưng, ngả nghiêng búng từng nốt bass. Người còn lại là anh, Thành Đà Nẵng, tay lead cự phách, thành viên một band nhạc rock oai hùng một thời của Hà Nội.
    Ba người đó đang chơi một bản nhạc của Jimi Hendrix. Tôi chưa nghe bài này lần nào, chỉ nhận ra Jimi qua chất nhạc phóng túng, đôi khi giằng xé quằn quại. Tiếng trống cứ thế chậm rãi đều đặn. Những nốt bass cứ thế quay đều đều theo một chu kỳ không đổi, cứ bốn nhịp lại lặp lại từ đầu. Và quay cuồng bên trên là guitar lead miên man với những đoạn solo bất tận, không ngừng nghỉ, không có giai điệu, không thể nắm bắt.
    Thành Đà Nẵng có lẽ khoảng 30 tuổi. Tóc cắt cẩu thả, buông đến ngang vai, rối mù. Gương mặt hơi dài, hai má hõm, da thâm xỉn, đôi mắt không thể nói là tối hay sáng. Cây đàn guitar điện quằn quại trong đôi tay gầy guộc của anh, một điếu thuốc đang cháy dở cắm trên đỉnh cần đàn. Nét mặt anh biểu lộ một giai điệu y hệt giai điệu phát ra từ cây đàn. Quằn quại, đam mê, hạnh phúc, đau đớn???
    Bản nhạc kết thúc lúc nào không biết. Tay trống đứng dậy phủi tay, châm một điếu thuốc, đưa mắt chào tôi rồi lặng lẽ bỏ về. Tay bass tóc dài ngang lưng cũng dựng đàn sang một bên, chửi tục vài tiếng gì đó, rồi cũng bỏ đi nốt. Thành Đà Nẵng lúc này mới quay sang hỏi chuyện tôi.
    - Nghe bảo chú em định học chơi lead hả?
    - Vâng, thằng Hải Anh bảo em hôm nay đến gặp anh. Nó đã báo trước với anh rồi chứ?
    - Ờ, thế thì mày là thằng học trò thứ hai của anh. Đã biết đánh vớ vẩn rồi hả? Thế thì cầm đàn oánh một đoạn nghe xem nào.
    Rồi anh đưa cho tôi một một cây đàn Sài Gòn xấu xí và cũ kỹ, vốn dựng đằng sau bộ trống. Tôi ngần ngừ nhưng rồi cũng thử chiến một đoạn vớ vẩn trong Don??Tt cry.
    - Thôi được rồi, bỏ sang bên đi.
    - Sao hả anh?
    - Mày bỏ cái lối bấm gam theo kiểu classic đi. Mẹ, ai lại chơi rock kiểu mềm oặt như thế. Cái kiểu ấy chơi guitar gỗ còn được. Phải bấm phím, nhéo miết dây với tất cả niềm khát khao và ham muốn, hiểu không?
    Tôi không hiểu lắm, nhưng đó vẫn là bài học đầu tiên. Phải khát khao và ham muốn!
    Lát sau, hai anh em mò ra quán nước ngồi tán phét. Nói chuyện về các rock band đang mọc như nấm, nói chuyện về nhạc rock.
    - Chú mày có nghe Pink không?
    - Có, nhưng cũng không đầy đủ lắm.
    - Nghe Shine on you crazy diamond chưa?
    - Đương nhiên em nghe rồi, bài đấy phải gọi là cực phê!
    - Tèng téng tẻng teng??? tèng téng tẻng teng???.
    Giữa phố xá, giữa đám ngưòi đông đúc tấp nập, anh bắt đầu solo đàn mồm. Thật kỳ lạ khi ngồi nghe một người gào lên giữa phố bằng một chất giọng khèn khẹt vì thuốc lá. Nhưng kệ xác mọi người, tôi đang muốn nghe anh nói về Pink Floyd. Anh đang say sưa nói.
    - Tèng téng tẻng teng??? Mày thấy không. Chỉ bốn nốt nhạc đó cứ lặp lại, lặp lại, lặp lại??? lần sau bay cao hơn lần trước, xa hơn lần trước. Đó là niềm vui hay nỗi đau? Đó là hành trình đuổi theo giấc mơ của con người đấy thằng em ạ. Những ước mơ lúc đầu còn gần gụi, sau đó ngày càng bay đi xa, ngày càng cao vời vợi. Nó càng cao càng xa thì anh với mày càng chênh vênh, càng trống trải, càng cô đơn. Bởi vì cứ gắng gượng mãi, vươn tay mãi mà chẳng bao giờ đến được với nó.
    Tôi cũng chẳng biết anh có nói đúng không. Nhưng từ đó về sau, mỗi khi nghe lại bản nhạc này của Pink, tôi lại nhớ đến cái quán cóc giữa phố đông toàn những sập hàng tạp phẩm. Và bao giờ tôi cũng nghĩ đến hình ảnh những giấc mơ đang trôi đi, xa vời.
    Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
    Để mộtđòng sông lơ đãng đi qua
  10. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    *****
    Những buổi học thường là vào buổi sáng. Khoảng 8h tôi đến nơi, đập cửa đánh thức anh dậy. Đôi khi tôi gặp một cô gái trẻ ra mở cửa, gật đầu chào với đôi mắt ngái ngủ. Có hôm tôi lại gặp một cô nàng ngái ngủ khác. Họ đều có vẻ thân thiết và yêu mến anh lắm. Nhưng tôi cũng chẳng quan tâm đến chuyện anh có một người hay mấy người đàn bà.
    Lúc nào cũng thế, khi tôi bắt đầu chuẩn bị đàn đóm để tập, thì chỉ còn lại tôi và anh. Anh chào buổi sáng bằng một cốc café đen to tướng. Nửa cốc đầu anh nốc như người ta nốc bia, nửa còn lại thì nhâm nhi nhấm nháp. Rồi anh cầm lấy cây đàn Sài Gòn xấu xí ghẻ lở, không cắm loa, ngồi chạy những tổ hợp trên phím đàn với một tốc độ chóng mặt, anh bảo đó là ?othể dục buổi sáng?. Cần phải uống café và thể dục trên đàn để lấy lại sự tỉnh táo, đêm nào anh cũng chơi nhạc cho các bar đến khuya.
    Một lần cao hứng anh nói chuyện về cây đàn guitar điện. Thì ra thế giới của nó cũng lắm điều kỳ ảo. Thế giới ấy cũng có những dòng họ danh giá, những kẻ hãnh tiến nông cạn, những tầng lớp cùng khổ bình dân và tất nhiên luôn có những cá nhân kiệt xuất. Rồi anh nói về chính những cây đàn của anh.
    - Anh có mấy con đàn?
    - Ba con. Con Sài Gòn để thể dục và cho mày tập, khỏi sợ phí. Con thứ hai anh dùng để tập luyện và đánh ở bar, còn một con khác nữa.
    - Cho em xem được không?
    Anh mở tủ lấy ra một cái bao đàn bóng lộn, mở nắp, cầm cây guitar lên. Dáng chắc gọn và rất thanh thoát, nước sơn bóng loáng, phím và khoá đều đẹp tuyệt vời. Nhìn gần mới biết sự khác nhau giữa đồ hiệu và đồ nhái là như thế nào. Chuyên nghiệp hệt như những cây guitar tôi từng nhìn thấy trên Video Clip của Eric Clapton hay Santana.
    - Ngon kinh lên được! ?" tôi biểu lộ sự thán phục tuyệt đối.
    - 3000 Mỹ đấy mày ạ. Cả gia tài của anh? Nhưng con này cũng chỉ vớ vẩn thôi. Có tiền thì?. Mẹ kiếp! Ở cái đất này bây giờ, cứ thằng nào hát nhạc sến thì thằng ấy lắm tiền?
    Thành Đà Nẵng đeo cây đàn lên vai, nâng niu trìu mến vô cùng. Nước sơn đen lóng lánh như than đá của nó phản chiếu lên đôi mắt anh, loé sáng. Tự dưng tôi nghĩ đến những người đàn bà của anh. Tình yêu anh dành cho họ, nếu có, làm sao so bì được với những gì anh dành cho cây guitare đen tuyền này. Nó là gia tài của anh, là niềm đam mê cháy bỏng của anh, là ước mơ của anh, ước mơ xa vời vợi của anh.
    Anh như đã quên sự có mặt của tôi. Điếu thuốc hút dở cắm vào đỉnh cần đàn theo thói quen. Anh ngồi xuống và bắt đầu những chuỗi solo. Anh hát một mình, một guitar, không bass và trống. Anh chơi Europa của Santana, Cocain của Eric Clapton, và Highwaystar của Deep Purple. Tuyệt vời vô cùng! Thế mà một thằng bạn tôi có lần tuyên bố: ?oỞ Hà nội có thằng nào lead Highwaystar được đẹp thì tao đập đầu vào tường!? Thế thì đập đầu vào tường đi con?
    Đột nhiên, chắc là nhớ ra có tôi ở đó, anh bảo tôi cầm cây guitar anh vẫn dùng để chơi ở bar.
    - Mày chạy một vòng hoà âm nào đó đi. Anh muốn phê kiểu ngẫu hứng một đoạn.
    Thế là tôi cứ thế lặp đi lặp lại một vòng hoà âm đơn giản, theo nhịp Rock N?T Roll. Rồi tôi bị cuốn theo những câu solo ngẫu hứng của anh. Một cái gì đó thật đam mê và thật chua cay. Một cái gì đó như là phẫn nộ, một cái gì đó như là khóc than. Khát khao và ham muốn.
    Anh yêu cây guitar màu đen của anh quá, mà anh cũng thương cho nó quá. Rất ít khi anh được cùng nó biểu diễn trước công chúng. Dù cho cái công chúng ấy, cuồng nhiệt mấy cũng chỉ nhỏ bé là đám học sinh sinh viên choai choai bọn tôi. Cây đàn lặng lẽ nằm trong góc tủ. Anh sẽ biểu diễn nó trong những đêm ở quán bar ư? Không! Chỉ mình anh chịu cảnh ấy là đã đủ quá rồi, rẻ rúng lắm! Anh thì yêu Santana, yêu Pink, yêu Eric, C.C.R, Deep? yêu đến mê cuồng. Còn bọn họ ư, những vị khách ngồi phía dưới ấy à? Họ còn bận rót rượu tây cho nhau, còn bận cợt nhả cười đùa, còn bận ve vuốt nhau, còn bận bàn công chuyện.
    Những người đàn bà của anh, than ôi, họ có thể đến và họ đi đơn giản lắm. Nhưng anh và cây guitar đen tuyền này, họ là hai tri kỷ, đứng bên nhau để dõi theo những giấc mơ. Và có lần, tôi đứng yên ngoài cửa, nghe hai kẻ ấy chơi Still got the blue của Gary Moore. Tôi đợi cho đến khi dứt tiếng đàn, mới bước vào chào anh. Tôi chỉ là thằng học trò, tôi không phải là bạn anh.
    *********
    Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
    Để mộtđòng sông lơ đãng đi qua

Chia sẻ trang này