1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn- Bút ký cho Hợp tuyển Box Văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi VNHL, 17/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    - Mày học cùng khoa với thằng Hải Anh đúng không?
    - Vâng?
    - Học đ??? gì mà lắm thế? Học xong ra làm công chức cạo giấy à? ??" Anh nở một nụ cười đượm vẻ khinh khỉnh. Rồi anh tặc lưỡi, nốc một ngụm café của cái cốc còn đầy.
    Tôi chỉ cười. Có gì đâu, cuối tháng tôi trả học phí 20.000đ/buổi, cứ thế mà đếm mà tính. Tôi học làm gì và đánh đàn làm gì, đó là việc của tôi mà. Chính tiếng đàn tuyệt vời và niềm đam mê cháy bỏng của anh đã phủi bớt những ảo tưởng trên vai tôi. Tôi và anh, rồi sẽ chỉ có khoảng thời gian vài ba tháng là cùng. Bởi vì tôi không thể đi con đường giống như anh đi. Tôi không có đủ đam mê và đủ dũng cảm như anh.
    Đam mê và lòng dũng cảm kéo anh từ quê hương Đà Nẵng ra đất này. Đam mê và lòng dũng cảm đã khiến anh lang thang ở Hà Nội với cây đàn Sài Gòn ghẻ và những cái bánh mì. Đam mê và lòng dũng cảm khiến anh được dân sùng bái rock ở đất này biết tiếng. Nhưng bây giờ anh chưa làm được gì hơn thế. Nhưng bây giờ anh đã 30 tuổi. Thế nào anh chẳng từng nghĩ tới Kurt Cobain. Kurt đã làm được tất cả và đã ra đi, khi Kurt còn kém tuổi anh bây giờ??? Anh sống qua ngày bằng cách đi đánh nhạc ở bar hằng đêm. Anh và rock band của anh chẳng sáng tác được bài gì cho người ta nhớ, chẳng thể ghi CD như người ta, dù cho ai cũng biết anh là tay lead khét tiếng bậc nhất ở đây.
    Sao lại thế nhỉ? Những khúc solo ngẫu hứng của anh đẹp thế cơ mà? Nhưng anh có thể ngồi viết ra những bài hát loãng toẹt hay không? Không thể, anh chỉ muốn những điều hơn thế, ngoài ra anh phó mặc. Anh và cây guitar đen tuyền của anh cùng nhau gặm nhấm chua cay, cùng nhau gặm nhấm nỗi cô đơn và sự mệt mỏi. Những ước mơ ngày một rời xa.
    Học được khoảng ba tháng, tôi không đến gặp anh nữa. Tôi cũng chẳng nói trước với anh câu nào về việc ấy, cứ thế bỏ không đến học. Từ đó đến giờ không gặp lại anh lần nào.
    *****
    Tết, tôi biết được một ít thông tin về anh, qua một cuộc nói chuyện tình cờ.
    - Ngày trước tôi cũng học Thành Đà Nẵng. Anh Thành bây giờ thế nào rồi?
    - Vẫn dạy guitar solo. Học trò đông phết, khoảng hai chục thằng. 50.000đ/buổi.
    Thành Đà Nẵng có còn nhớ thằng đệ tử thứ hai này không nhỉ?
    Tôi học được của anh nhiều đấy chứ. Vài ba ngón vớ vẩn sơ đẳng anh truyền cho, cũng đủ để tôi thoả mãn với cái thời sinh viên ồn ĩ của mình. Mà còn nữa. Nhờ anh mà tôi đặt ra cho mình câu hỏi: ??oNhững ước mơ của ta không thành thì sẽ làm sao???? Được dạy cho một dấu hỏi cũng là điều quý giá lắm rồi.
    Những ước mơ của tôi không thành? Ván bài thua thì thôi, về nhà nằm nghỉ, ngẫm nghĩ sự đời, lôi đàn ra gẩy tưng tưng??? cũng đủ. Nhưng còn anh thì sao? Làm thằng nghệ sĩ như anh, buồn thay, một thằng nghệ sĩ đam mê vẫn còn mà lòng can đảm chưa chắc đã vẹn nguyên. Có điều, khát khao và ham muốn, sẽ chẳng bao giờ anh thoát khỏi nó để mà thanh thản. Chẳng bao giờ anh có thể dứt cặp mắt khỏi những ước mơ mỗi ngày một cách xa. Mãi mãi khát khao và ham muốn.
    ***
    Anh, cây guitare màu đen của anh, bây giờ thế nào rồi nhỉ? Ước mơ đã xa vời lắm. Khoảng cách ấy bây giờ được khoả lấp bằng hai chục thằng đệ tử, mỗi thằng 50.000đ một buổi. Chẳng biết anh có diễn thuyết với thằng đệ tử nào khác về Pink Floyd, về Shine on you crazy diamond?
    ??oPhải bấm phím, nhéo miết dây bằng tất cả niềm khát khao và ham muốn, hiểu không????
    Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
    Để mộtđòng sông lơ đãng đi qua
  2. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Viết về các người bạn tôi - Người mẫu thời trang
    Tequila
    Thân tặng 7 người bạn mới của tôi, chúc các bạn lúc nào cũng rực rỡ, lúc nào cũng tự tin sải những bước chân dài đầy cuốn hút. Chúc các bạn thành công với nghề nghiệp của mình, nghề người mẫu đầy gian lao mà chỉ những người trong cuộc mới biết.
    Ngày chuẩn bị thứ nhất
    Trưởng đoàn hẹn tất cả phải có mặt lúc 4h chiều. Theo kế hoạch, đoàn sẽ đi diễn trên hội chợ của Lạng Sơn trong 5 ngày liên tục. Công việc chuẩn bị có một vài trục trặc nhỏ, nên đến khi bước lên xe, tôi vẫn thấy hơi bực bội.
    Thành phần đoàn lần này gồm có 11 người: có bà trưởng đoàn, có chị Mai trợ lý, có một bà mẹ chuyên môn đi bảo vệ con gái làm người mẫu, tôi - phụ trách khâu âm thanh và vài việc lặt vặt, 2 người mẫu nam và 5 người mẫu nữ.
    Tất cả đám người mẫu này tôi đều biết từ trước. Chẳng có ai
    trong số họ là thật sự nổi tiếng. Có 3 người tương đối dày dạn kinh nghiệm trên sân khấu thời trang. Những người còn lại đều mới chân ướt chân ráo chập chững bước vào nghề. Nói chung tôi không có điểm gì chung với họ. Lên xe, nói năng vài câu vớ vẩn, tôi làm một giấc dài.
    Lên đến Lạng Sơn là 7h tối. Vừa xuống xe, chúng tôi đã được dân tình xung quanh đổ dồn cho những ánh mắt rất đa dạng về tính chất. Vài cậu choai choai lân la ra chỗ tôi. ??oNgười mẫu dưới Hà Nội lên phải không anh? Chặc chặc, nhìn ai cũng như diễn viên Hàn Quốc!!!???.
    Thu xếp công việc ban đầu với ban tổ chức, làm quen, tổ chức ăn uống??? đến 11h đêm mới thu xếp xong chỗ nghỉ ngơi. Đoàn có 3 thằng con trai, tôi và 2 chú mẫu nam, ở chung nhau một phòng của nhà khách, tiện nghi chả ra cái gì cả. Còn về đám phụ nữ, may thay, tôi và chị Mai cũng tìm được một phòng tương đối ngon lành ở cái khách sạn mang tên Trang Huy, chỉ cách nơi biểu diễn hơn trăm mét. Phải cái, 8 người sẽ ở chung trong một phòng đáng lẽ dành cho 4 người. Đúng ra thì tôi chưa thấy ở đâu có cái phòng 4 mà rộng rãi đến thế.
    Ba thằng bọn tôi lên phòng của mình, sắp xếp đồ đạc, tắm rửa, leo lên giường và bắt đầu tán phét.
    Nghĩa sinh năm 80, quê Thái Bình, học Bách Khoa, sống trong ký túc xá. Hắn có mái tóc dài phủ gáy, gương mặt rất ấn tượng với những đường nét sắc cạnh và sống mũi cao. Tính ra tôi cũng biết Nghĩa từ lâu lâu rồi, nhưng ngoài cái tên thì chả có gì để nhớ về nhau. Đây là lần đầu tiên anh em nói chuyện với nhau một cách tử tế. Thì ra dân BK vẫn là dân BK, lúc nào cũng thoải mái dễ kết giao.
    Hưng sinh năm 82, nghề nghiệp chính là làm đồ thí nghiệm bằng thuỷ tinh trong xưởng của gia đình. ??oTự dưng một hôm bà già bắt em đi đăng ký học làm người mẫu. Đi học thì đi học. Nhưng đã làm cái gì thì cũng phải làm cho đến nơi đến chốn. Bây giờ em coi nghề mẫu là nghề nghiệp để mà phấn đấu một cách thực sự???. Mái tóc hơi quăn cắt ngắn, mặt vuông, mắt sắc, duy chỉ có cái miệng là xinh xắn như miệng con gái. Cậu ta mới chỉ vừa qua một lớp đào tạo người mẫu sơ cấp, mới đi diễn vài show nhảm nhí ba vạ. ??oĐây là đợt diễn nghiêm túc đầu tiên của em, mong sao cho nó thành công???.
    Từ trước tôi vốn không có thiện cảm với mấy ông ôn đi làm người mẫu. Con trai mà làm nghề này nó cứ chuối chuối thế nào đó. Chẳng ngờ, hai chú em mới quen đã làm định kiến của tôi bị xoá bỏ. Nghề gì, giới nào cũng có người nọ kẻ kia, không thể vơ đũa cả nắm được.
    Nghĩa là một sinh viên chính hiệu. Làm mẫu nam là nghề tay trái, cũng chẳng khác gì việc dạy kèm hay các việc linh tinh của những thằng khác. Chỉ khác một điều là hắn làm việc với rất nhiều lòng say mê và tâm huyết. Nghề mẫu ở VN chưa phải là nghề kiếm ra nhiều tiền. Mà làm một công việc đặc biệt như thế, phải rất chú ý giữ gìn mới sống được với anh em trong ký túc. ??oKhông cẩn thận người ta nhìn vào lại chửi cả mình lẫn cái nghề này của mình???. Tôi hiểu chẳng phải đơn giản để làm được những việc như thế. Học, diễn, quan hệ với anh em, dìu dắt các người mẫu chập chững??? điều hoà được và thực hiện tốt dĩ nhiên không phải trò đùa
    Còn Hưng, trông hắn thì có vẻ hiền lành, nhưng tôi cũng có cảm giác chú này chẳng phải tay vừa, cũng ra dáng một thằng đàn ông mạnh mẽ có khí chất chứ chẳng chơi. Dù đợt diễn này là đợt đầu tiên, nhưng hắn chuẩn bị đồ diễn, sắp xếp quần áo rất ra dáng dân chuyên nghiệp. Nói chuyện một lát, hắn bắt đầu trình bày phê phán mấy tên người mẫu lớn, khệnh khạng, lúc nào cũng ra vẻ ông sao bắt nạt đàn em. ??oSao trăng quái gì, người ta trả tiền cho mình làm việc, ký hợp đồng rồi thì phải làm cho đàng hoàng. Em là em không thể nào ngửi nổi cái phong cách ấy???.
    Ba anh em ba hoa chích choè đến 2h sáng mới ngủ. Buộc phải đi ngủ vì ngày mai sẽ phải chuẩn bị cho đêm diễn đầu tiên, ngày mai sẽ là một ngày vô cùng bận rộn.
    Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
    Để mộtđòng sông lơ đãng đi qua
  3. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Ngày chuẩn bị thứ hai
    6h sáng, chị Mai trợ lý của trưởng đoàn gọi điện sang dựng dậy. Ba thằng cuống cuồng chuẩn bị đồ đạc rồi kéo sang chỗ ở của đám phụ nữ. Hoá ra 8h sẽ phải diễn hai màn demo cho các sếp đến cắt băng khánh thành hội chợ.
    Đám người mẫu lo chuẩn bị trang điểm, chuẩn bị quần áo diễn, ôn lại các tuyến đi và các bài diễn. Tôi phải sang hội chợ trước nửa tiếng để chuẩn bị khâu âm thanh.
    Làm âm thanh là một công việc đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị kỹ càng ở nhà là được. Lựa chọn xem màn nào dùng nhạc nền nào, bài số mấy trong CD số hiệu bao nhiêu, tất cả đều được chuẩn bị từ trước. Lúc diễn chỉ cần theo dõi và bấm vài ba cái nút, rất chi là đơn giản. Duy chỉ có một điều, là không được phép phạm sai lầm. Khó có thể đánh giá hết cảm tưởng của khán giả, khi người mẫu đang đi mà nền nhạc lại tắt ngóm. Phạm sai lầm thì bản thân mình không thể gánh được hết trách nhiệm, bất kể lý do sai phạm là khách quan hay chủ quan. Bởi vì người ta không chửi thằng âm thanh, mà người ta sẽ chửi người chỉ huy và như thế công việc của toàn đoàn sẽ bay hơi bằng hết. Chẳng may, trong trường hợp mắc lỗi, phải sửa chữa ngay trong thời gian tối đa là vài giây, như thế cũng đã là vô cùng tồi tệ rồi. Trưởng đoàn có lần nói, một bác làm âm thanh từng phát khóc vì không đủ bình tĩnh lỳ đòn khi xảy ra sự cố.
    Hai màn diễn demo diễn ra khá tốt. Nhưng tôi nghe loáng thoáng thấy ai đó nhận xét ?ocon bé này đi hơi cứng?. Tệ thật, tiền thuê thì ít, lấy đâu ra để mà thuê toàn người mẫu đỉnh cao. Em bé mới học lớp 11, còn trẻ con, làm sao được như các chị lớn. Trước khi bước lên sàn lần đầu tiên, chắc bé Vân phải run lắm, nhưng lên đến nơi vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, thế là đáng khen lắm rồi.
    Vân là em út của đoàn, sinh năm 1985, đang học lớp 11. Cũng như Hưng, em chỉ mới học qua một lớp học sơ cấp ngắn hạn. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh, hai mắt lá dăm lúc nào cũng lấp lánh ánh cười. Của đáng tội, vẫn đang tuổi ăn tuổi lớn, mà em lại cần phải giảm bớt kilogam đi nữa thì mới đạt tới tiêu chuẩn của người mẫu. Bù lại, em rất duyên dáng. Vẻ đẹp của em tự nhiên và giản dị. Như cách người ta nói, thì đó là vẻ đẹp khiến các hoạ sĩ không thật hài lòng nhưng lại khiến các nhà thơ phải cầm bút? Lần đầu tiên được mẹ thả cho đi xa mấy ngày, lâu lâu các chị lại phải tìm: ?oVân, mẹ gọi điện này!?
    *****
    Cả đoàn chỉ được nghỉ ngơi một lát sau bữa ăn trưa. Bà trưởng đoàn yêu cầu đúng 2h phải xuống sân sau của khách sạn để tập luyện. Đó là một người của công việc, nhưng mọi người đều yêu mến bà. Nhìn bà, không ai nghĩ đó là một phụ nữ đã xấp xỉ ngũ tuần. Bà cũng đẹp như đội quân người mẫu của mình. Rất duyên dáng, rất nhẹ nhàng, rất khéo léo, nhưng dù sao cũng đừng ai lơ là khi làm việc với bà. Nghĩa đã nhận xét với tôi rằng, ?obọn em ai cũng thích đi diễn cùng cô. Đi diễn cùng cô, tức là được làm việc nghiêm túc. Bước xuống khỏi sân khấu, sẽ cảm thấy mình vừa làm một việc có ý nghĩa, không phải là một trò ba lăng nhăng vớ vẩn?.
    Đám người mẫu thay quần áo và bắt đầu vào công việc tập luyện. Sẽ phải tập dượt lại tất cả các tuyến đi cho tất cả các màn sẽ diễn. Không có việc gì cho tôi cả. Có chăng chỉ là ước lượng xem màn này sẽ kéo dài bao nhiêu phút, thời lượng của bản nhạc có đủ không hay phải repeat vài lần. Tôi kiếm một cái ghế và ngồi quan sát mọi người làm việc.
    Trong số 5 người mẫu nữ đi Lạng Sơn lần này, bé Vân là phải chú ý tập luyện nhiều nhất. Sau đến là Lâm và Thuỷ.
    Mọi người thường gọi Lâm là Lâm Tâm Như, 1982, đang học năm nhất chuyên ngành tiếng Anh. Tóc dài óng ả buông ngang lưng. Tiếc là ít khi Lâm chịu giải phóng cho mái tóc của mình, mà toàn cuộn nó lên sau gáy. Lâm cũng là một người mới chập chững bước vào nghề diễn thời trang, sẽ còn rất nhiều khó khăn đang đợi cô ở phía trước. Nhưng cô rất chịu khó học hỏi, rồi điều đó sẽ đem lại sự tiến bộ nhanh chóng. Chỉ cần chú ý chỉnh lại dáng đi cho thuyết phục hơn nữa, bởi vì người ta chẳng thể kêu ca gì về hình thể của cô.
    Thuỷ hơn Lâm 1 tuổi, sinh 1981, dân Tài chính kế toán. Cận tới vài điôp, nhưng chẳng sao, bỏ kính ra vẫn còn nhìn thấy đường đi. Thuỷ đặc biệt thích hợp với những màn thời trang trẻ, hay những màn cần thêm một vài động tác của vũ đạo. Bước đi của Thuỷ rất cuốn hút, ăn khớp với nền nhạc và thường có nhiều sáng tạo trong diễn xuất. Xem lối diễn của Thuỷ, chẳng ai nghĩ rằng cô cũng chỉ mới chân ướt chân ráo đi diễn mà thôi
    Hai người còn lại là Loan và Hương, những người mẫu đã dày dạn kinh nghiệm sàn diễn chẳng kém gì Nghĩa.
    Tôi đã quen biết hai người này từ đợt đi Hạ Long năm ngoái. Chị Loan sinh năm 78, hình như là người Hải Dương thì phải, tốt nghiệp ĐH ngành Quan hệ quốc tế, nhưng vẫn chưa có việc làm chính thức. Chị chỉ có một yếu điểm, đó là vẻ mặt lúc nào cũng buồn buồn, lúc nào cũng bị nhắc là phải tươi lên, tươi nữa lên. Đương nhiên là chị rất đẹp, tuyệt đẹp. Làm người mẫu, chỉ xinh mà thôi thì chẳng ăn giải gì cả, mà phải đẹp. Phải nói là tôi rất quý và rất trọng bà chị này. Nếu một người con gái, mà vẻ đẹp của cô ta chỉ khiến cánh đàn ông hấp háy hai con mắt, thì cũng chẳng có gì đáng kể.
    Hương sinh năm 1981, cô nàng là tâm điểm tập trung sự chú ý của mọi người, sẽ chịu trách nhiệm tạo điểm nhấn gây ấn tượng cho tất cả các màn diễn, tất các bộ sưu tập. Ngay từ đợt Hạ Long năm ngoái, tôi đã lưu ý bà trưởng đoàn về nhân vật này. Mặc dù, lần đó đi diễn cùng toàn các mẫu hạng sao bự của Hà Nội, nhưng mỗi khi xuất hiện Hương đều tạo được sự khác biệt. Khỏi phải nói về vẻ đẹp cực kỳ cuốn hút của nàng. Bảo sao bà mẹ nàng luôn luôn kè kè bên cạnh, trong mọi chuyến lưu diễn xa nhà. Quả thực, đừng chú nào hòng tà lưa cô con gái, nếu chưa được bà mẹ cấp giấy phép đóng dấu đỏ? Lần này đi cùng đoàn lên Lạng Sơn, tôi mới được biết thêm về nàng, biết thêm những gì đằng sau vẻ kiêu sa quyến rũ trên sân khấu. Lúc nào cũng tươi tắn, lúc nào cũng nhí nhảnh, lúc nào cũng thích trêu chọc mọi người. Ai đang buồn bã chuyện gì, chỉ cần nói chuyện với nàng 5 phút, tự nhiên sẽ quên béng mất là mình đang rầu rĩ? Như một cánh chim xanh biếc đang nhảy nhót trên những khóm hồng bạch long lanh ánh sương mai. Nói chung là nàng rất tuyệt vời, rất tuyệt vời các ông bạn ạ. Nhưng, mẹ nàng đang soi ông bạn đấy, đừng có đùa!!!
    Buổi tập chiều hôm đó diễn ra tốt đẹp. Mọi người đều rất nghiêm túc mà cũng rất hoà đồng. Có lẽ, những người mẫu thế hệ sau này, có nhiều khác biệt so với những thế hệ trước. Những người mẫu của thế hệ đầu tiên, vì ít ỏi và mới mẻ nên đã sớm được khoác lên mình cái áo của tiếng tăm. Đương nhiên họ có nhiều kinh nghiệm, vì thế có cat-xê cao. Nhưng cũng như Hưng, tôi không ưa họ. Thẳng thắn mà nói thì họ thiếu tính chuyên nghiệp trong công việc. Lúc nào cũng đỏng đảnh đòi hỏi nọ kia. Ra đến cánh gà sân khấu là đã nhiếc móc tị nạnh lẫn nhau, hoặc áp chế các đàn em thế hệ sau. Tôi tin rằng chính những lớp đi sau, rồi sẽ nhanh chóng khẳng định mình, và sẽ làm được nhiều điều hơn, đóng góp được nhiều hơn cho nền công nghiệp thời trang hiện nay còn đang rất non trẻ, chuệch choạc và nhiều sự lủng củng.
    Bữa ăn tối trôi qua trong không khí gợn một chút hồi hộp căng thẳng. Ai nấy đều lo lắng đến phần trách nhiệm của mình. Người hồi hộp nhất hẳn nhiên là bé Vân. Nhưng em vẫn cười, đôi mắt vẫn long lanh. Các anh chị đều quý em, vừa nói chuyện vừa tìm cách trêu trọc em. Hoá ra, chính em lại là người đem đến sự tin tưởng và một tâm lý thoải mái cho tất cả.
    8h tối, sẽ là thử thách đầu tiên.
    Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
    Để mộtđòng sông lơ đãng đi qua
  4. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Cửa khẩu Tân Thanh
    Đêm diễn đầu tiên tỏ ra khả quan, ngày hôm nay chúng tôi có quyền đi chơi, kế hoạch từ nhà đặt ra đã là như thế mà. Lên cửa khẩu thì chỉ có thể đi chợ, không có đủ giấy tờ để vào sâu trong địa phận Trung Quốc. Kể ra, mấy thằng con trai chẳng khoái chợ búa mấy, nhưng đó là cái chợ của dân Tàu, cũng đáng để tham quan. Không hiểu vì lý do gì, mọi người chọn chợ cửa khẩu Tân Thanh. Với tôi thì đâu cũng thế.
    Ăn sáng trong quán phở vịt quay cạnh khách sạn. Đồ ăn cũng thường thường, duy chỉ có món măng cay là ngon, thực sự ngon. 9h sáng, lên đường. Gọi hẳn một chuyến xe khách, nhưng không đủ chỗ cho cả đoàn. Chị Mai và 3 thằng con trai bọn tôi phải nhảy lên một cái xe khác, xấu xí cũ kỹ hơn rất nhiều.
    Bây giờ mới có thể nhìn ngắm cảnh vật (lúc từ Hà Nội lên, trời tối quá chả nhìn thấy gì). Tôi rất thích phong cảnh của vùng miền núi phía bắc. Những ngọn đồi cao khoác trên mình những nương lúa, nương ngô xanh ngắt. Những ngọn núi đá mọc thẳng lên từ trên một bãi trống, thớ đá gân guốc, khoẻ mạnh và đầy cá tính. Những con suối, con mương lượn quanh co bên sườn núi. Thỉnh thoảng lại nhìn thấy một cái guồng nước quay tròn tròn đều đều, hay túp nhà thâm thấp với đứa trẻ chân đất đang vuốt ve con chó nhỏ??? Nghĩa quay sang nói với tôi: ??oThanh bình quá, nhiều khi em cũng muốn được sống trong một ngôi nhà tựa lưng vào núi như thế. Tối lại gọi bạn bè sang uống rượu ngắm trăng??????
    Cửa khẩu Tân Thanh.
    Chỗ làm thủ tục trống trải và nắng chang chang. Cả bọn túm tụm ngồi dưới thềm của một toà nhà để tránh nắng. Em Vân không ngồi cùng các chị mà lại ra ngồi cạnh anh Nghĩa. Mọi người đã trêu em suốt từ hôm qua đến giờ rồi, nhưng em chả sợ gì cả. Tôi ngước nhìn trời, rồi quyết định đi kiếm một cái mũ nan. Đi bộ gần trăm mét mới kiếm được hàng bán mũ, bỏ mất mười nghìn mới mua được cái mũ nan của con gái. Tôi giật béng tất cả các loại hoa hoét dán trên đó, gấp gấp cho có nếp, rồi đội lên đầu, quay trở lại nơi nghỉ chân của đoàn. Khi tôi đầu đội mũ nan, tay đút túi quần lệu rệu về đến nơi, thấy bọn con gái vỗ tay lộp bộp. ??oNumber one, number one,??? hảo lớ??? cao bồi xịn?????? Tôi ngả mũ chào theo kiểu Pháp, cười toe toét.
    Cuối cùng chị Mai cũng đã đăng ký xong thủ tục qua cửa khẩu cho cả đoàn. Tất cả xếp hàng một, chờ tay hải quan cầm tập chứng minh thư đọc tên từng người một. Mọi người hồi hộp chờ đến phiên của Nghĩa. Nghĩa làm mất chứng minh thư, hắn mượn chứng minh của bạn với tên Tuấn. Bên ngoài thì đẹp trai ngời ngời, mà cái mặt trong ảnh thì nhăn nhăn nhó nhó xấu trai tệ. Nhưng tay hải quan không nhận ra điều đó, có lẽ chú ta cũng bị loá mắt bởi các cô em xinh đẹp đang bủa vây xung quanh. Đi qua cửa kiểm soát của bên Trung quốc, lại chộn rộn hết cả lên. Các tay Tàu khựa thì luôn mồm ??oanh yêu em, anh yêu em lắm??????, các nàng nhà mình thì ??oủa ái nị, ủa ái nị?????? Các nàng đáng yêu như thế, đương nhiên các chú Tàu cũng phải tỏ lòng khâm phục.
    Qua khỏi cửa khẩu, dẫu chỉ là một cái chợ, nhưng cũng đã là đất Trung Quốc rồi, không còn giống với đất nhà mình nữa, khác từ những quầy hàng, biển hiệu cho tới con người. Hình như dân du lịch ít khi đi qua cửa khẩu này thì phải. Người ở đây nhìn chúng tôi, đúng hơn là nhìn các nàng của chúng tôi, với con mắt lạ lẫm. Có người còn không tin rằng chúng tôi là dân Việt Nam. Có lẽ người Việt mình sang đây toàn dân buôn bán, không có cái kiểu tung tăng nhảy nhót và xinh đẹp như thế này.
    Hội con gái từ đầu đến cuối chỉ châu đầu vào mấy cửa hàng bán đồ trang sức. Toàn những thứ lóng la lóng lánh, giá cả thì cứ vài ba nghìn một cái. Đeo vào người nhìn biết ngay là đồ vớ vẩn, nhưng nếu dùng trên sàn diễn thì cũng long lanh ra trò, ai biết đấy là đâu. Lâm là người mua nhiều thứ nhất, nàng mua đủ mọi thứ linh tinh, chả biết rồi thì dùng được vào việc gì. Thuỷ thì kiếm đâu được hai đuôi tóc giả. Cô nàng Tài chính kế toán này tính tình cũng buồn cười, đặc biệt vô tư. Đi có hơn chục cây từ khách sạn đến đây đã say xe đứ đừ, cứ đổ tại món măng cay ăn thì ngon nhưng đi xe thì hại thân vô cùng. Nàng gắn cái đuôi tóc mới mua vào sau mái đầu cắt ngắn ngủn của mình, rồi chạy đi khoe từng người một. Thực tình mà nói, trông nàng duyên dáng và kiêu kỳ hơn rất nhiều.
    Cả chợ, toàn hàng Tàu, chả có gì hay để mà mua. Theo thói quen, tôi tách khỏi đội đi thăm thú hàng quán một mình. Đi du lịch, đến nơi xa lạ, cứ một mình mà đi, sẽ có được cảm giác rất hay. Sẽ thấy mình được hoà vào trong không khí của người ta, văn hoá của người ta, ngôn ngữ của người ta. Cuối cùng tôi cũng mua được vài thứ. Một cái kính râm mặc cả từ 200 nghìn xuống còn 20 nghìn. Một bộ cờ tướng bằng đá, mua hộ cho thằng bạn nghiện cờ quạt. Một bức tranh 108 anh hùng Lương Sơn Bạc vẽ trên giấy bản. Rồi tôi đứng một lát xem hai thằng choai choai đánh cờ. Quân cờ đập chan chát. Một thằng rõ ràng là người Việt, chửi tục bằng tiếng Việt trơn tru ngọt ngào lắm. Thằng kia đáp lại bằng tiếng Tàu, cao giọng với sắc độ y hệt, chả hiểu nó nói gì nhưng chắc cũng chửi bậy thôi. Cứ đánh cờ thế cho vui, giả sử vứt cho mỗi thằng một khẩu súng, bắn giết nhau như hồi chiến tranh biên giới thì chắc chẳng có gì hay ho??? Đi dạo chán, tôi mới quay lại với mọi người.
    Thuỷ đứng cạnh tay bán nước giải khát. Hai bên vừa nói vừa hoa chân múa tay nhặng xị. Cả bọn đứng xung quanh góp đủ mọi loại ý kiến nhằm giúp đôi bên hiểu nhau. Mãi rồi cuối cùng mới hiểu ra. Tay bán hàng giải khát khen em Thuỷ là một cô gái xinh đẹp. Có mỗi thế thôi nhưng xem ra khó diễn đạt ra phết!
    Nghĩa đi đâu cũng thấy bé Vân bên cạnh. Em Vân quyến luyến anh Nghĩa thật rồi chăng? Đến tôi mà còn để ý thấy, thì các bà chị tai quái kia của em hẳn đã nhận ra từ lâu rồi. Nghĩa đang nghĩ thế nhỉ? Nói gì thì nói, chẳng có thằng con trai nào lại bực bội khi mình được dành cho sự quan tâm dịu dàng, nồng ấm và đầy nữ tính như thế. Bất giác tôi mỉm cười??? Ngày xưa em của tôi cũng như thế đấy. Tình cảm cứ nảy nở tự nhiên như thế, nhẹ nhàng như thế, không chút tính toán, không chút lo xa??? Ai dám bảo rằng đó không phải là một trong những điều đẹp đẽ nhất của cuộc đời, mà rồi đây, biết đâu nó lại là một sợi dây bền chặt đến nỗi người ta chẳng thề ngờ???
    Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
    Để mộtđòng sông lơ đãng đi qua
  5. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Đêm diễn thứ hai
    Chính tay bà giám đốc Trung tâm tổ chức hội trợ làm một bữa cơm để mời cả đoàn thời trang. Suốt từ sáng đến chiều lang thang ở chợ cửa khẩu, ăn uống chẳng ra sao. Giờ lại được một bữa cơm ngon lành, bia hơi mát lạnh, bảo sao không hào hứng. Phải cái, uống bia vào mới thấy hơi tanh tanh vị sắt, chắc người ta đựng bia bằng thùng sắt rồi. Nhưng không sao, vẫn nốc đều. Tôi và Nghĩa làm mấy cái trăm phần trăm vì lý do ??oanh em Bách Khoa keng một phát???. Hưng không biết rượu bia, nhưng cũng uống một chút cùng anh em. Bọn con gái thì bao giờ chả thế, lúc nào cũng lanh cha lanh chanh vì những chủ đề vớ va vớ vẩn. Trong khi tôi còn đang phải căng tai ra để nghe lỏm xem ở bàn bên cạnh, các sếp đang nói về cái gì???
    Nghĩa ngồi đối diện tôi ở đầu bên kia bàn, đương nhiên cô bé Vân ngồi bên cạnh hắn. Lúc ăn món dưa hấu tráng miệng, Nghĩa cầm một miếng dưa hấu nhỏ đưa mời tận miệng em, em sung sướng cắn một miếng ngon lành. Chợt nhìn thấy tôi đang soi với ánh mắt tinh quái và nụ cười ranh mãnh, cô bé ngượng quá, chẳng biết làm gì hơn là đứng dậy đấm cho tôi vài phát vào lưng ??oCó cần thiết phải thế không hả, anh chết với em!??????
    Hôm nay khán giả vẫn đến đông lắm, so với hôm qua thì không hề giảm sút. Tôi đến bắt tay ông anh làm âm thanh của bên đoàn ca múa nhạc (tối qua quên chưa kịp làm quen giới thiệu tên tuổi), rồi mượn anh ta tờ chương trình. Chán thật, vẫn là những bài hát cũ kỹ hiền hoà, những điệu múa dân gian với sáo và khèn. Chẳng có gì trẻ trung sôi động hơn ư? Chương trình sẽ bị bẻ gãy, lệch pha bởi hai tuyến phong cách khác hẳn nhau. Đáng lẽ phải tôn lẫn nhau lên, như thế này thì bên này sẽ tác động làm sụt giảm bên kia. Mà thôi. Chả biết làm thế nào.
    Mở màn vẫn là màn áo dài.
    Đối với cái áo dài của Việt Nam, tôi không thích những bộ có quá nhiều hoa văn. Rõ hơn là tôi chỉ thích những bộ đỏ thắm hoặc trắng tinh không có hoa văn gì cả, mà một chiếc áo dài trắng tinh khôi lại là vẻ đẹp tuyệt diệu nhất. Những năm gần đây, nhiều nhà thiết kế khai thác đề tài áo dài dân tộc, thử nghiệm đủ mọi thứ cách điệu từ kết cấu cho tới màu sắc. Bản thân tôi cho rằng tất cả những việc đó chỉ làm hỏng tà áo dài. Xem nào, ví dụ thân áo một màu, tà áo một màu khác đối lập lại, thế thì còn gì là vẻ duyên dáng thanh thoát, còn gì là sự tha thướt đến nỗi ta tưởng như gió có thể cuốn nàng đi???
    Vẫn tuyệt lắm. Thuỷ vẫn rất cuốn hút trên những bước đi uyển chuyển rất riêng của mình. Loan đi đến phía trước gần khán giả, rồi chợt nhớ ra, chị mỉm cười tươi tắn, rất hoàn hảo. Lâm hôm nay chịu khó xoã mái tóc dài óng ả của mình, trở nên duyên dáng hẳn lên. Hương thì khỏi phải nói, khi ra sàn diễn thì người ta chỉ còn cách đăm đắm ngắm nhìn nàng. Tôi bật ngón tay cái tỏ vẻ thán phục, nàng cười rất tươi để đáp lại. Vẫn chỉ có mỗi em Hương là chịu khó thỉnh thoảng đưa mắt xuống ??ogiao lưu??? để ông anh khỏi bị cô đơn bên bàn mix và đám dây dợ.
    Nhưng dĩ nhiên, tôi chú ý hơn cả vào Nghĩa và Vân lúc họ diễn đôi. Để phong phú màn diễn và gây ấn tượng, khi đi đôi với nhau, bao giờ mẫu nam và mẫu nữ cũng phải có những cái nắm tay, liếc mắt. Và họ phải thể hiện rất thật để tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của khán giả. Và những gì tôi nhìn thấy ở Nghĩa và Vân, còn thật hơn cả sự thật. Đôi mắt em long lanh, nụ cười của em cũng long lanh, long lanh sắc màu của niềm vui và hạnh phúc??? Tình yêu, nó có cần gì đâu những điều cao siêu huyễn hoặc, những mớ lý thuyết, những câu cú lằng ngoằng đưa ra bởi mấy thi sĩ vườn tưởng mình thâm thuý. Tôi như được nghe những hợp âm dạo đầu của một bản love song đẹp đẽ, để nhận ra rằng, lối suy nghĩ của mình lâu nay thật là nặng nề và miễn cưỡng. Bình dị, tự nhiên, nhẹ nhàng??? và vì thế lung linh rạng rỡ.
    Tiếp đến là một bài hát chả ăn nhập gì với không khí chung
    Màn thứ hai, thời trang nghệ thuật
    Dĩ nhiên đó chẳng phải là những gì người ta có thể mặc đời thường. Gần như là một bức tranh mà nhà thiết kế vẽ trên sân khấu với sự giúp sức của các người mẫu. Bạn đừng để ý xem đó là cái áo kiểu gì, tại sao lại may như thế, chất liệu của nó là gì??? Bạn chỉ cần thoải mái buông mình theo tiếng nhạc nền, nhìn lên sân khấu bằng đôi mắt như khi bạn chiêm ngưỡng một bức tranh. Bạn sẽ nhận ra đó là một tác phẩm nghệ thuật thực sự, được kết hợp bằng nhiều mẫu áo, nhiều màu sắc,??? bạn sẽ nhận ra ý tưởng tổng quát của tác giả. Và bởi vì một bộ sưu tập của VN chẳng có được bao nhiêu mẫu, cho nên diễn xuất của người mẫu là vô cùng quan trọng.
    Lại một bài hát
    Màn thứ ba, thời trang trẻ. Mấy bộ thời trang dạo phố này do chính tay bà Giám đốc TT hội chợ triển lãm thiết kế. Thành thực mà nói thì nó chẳng ấn tượng gì cả. Chả có gì hay, ngoại trừ sự tiến bộ của Lâm và những bước đi lúc nào cũng thuyết phục của Thuỷ.
    Lại một bài hát nữa???
    Màn tiếp theo???
    Bài hát???
    Màn tiếp theo???
    Bài hát
    Có một số khán giả bỏ ra ngoài. Dù cho họ bỏ ra khu bán hàng hoá, đợi cho hết bài hát thì lại lần lượt kéo nhau vào xem thời trang. Nhưng, như vậy có nghĩa là chương trình này, xét về mặt tổng thể không được hấp dẫn. Và trách nhiệm thu hút khán giả đổ hẳn vào vai 7 người bạn của tôi. Việc đó quá sức của họ. Dù cho họ có đẹp hơn chính họ, có diễn xuất tốt hơn chính họ, có làm việc bằng gấp đôi khả năng của mình, thì vẫn là một việc làm quá sức.
    Cái thị xã này đâu có phải như môt thành phố lớn. Buổi tối người ta chẳng có việc gì làm. chằng có chỗ để đi. Hôm nay, một anh chàng rủ người yêu đi xem thời trang, ngày mai anh ta sẽ lại đi xem tiếp, ngày hôm sau cũng thế??? Thế mà chỉ có 7 người mẫu để cho anh ta xem, những ca khúc của đoàn ca nhạc thì đã quá nhàm chán. Chẳng lẽ ban tổ chức hội chợ lại không tính trước những điều này ư? Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi vẫn cứ phải hoàn thành phần việc của mình, và sẽ làm tốt hết mức có thể.
    Hết buổi biểu diễn, tôi đến nơi tập trung của đoàn. Đoàn trưởng thông báo bà phải đi họp với ban tổ chức, rút kinh nghiệm trước hiện tượng một số khán giả bỏ về. Không khí không được vui vẻ lắm.
    Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
    Để mộtđòng sông lơ đãng đi qua
  6. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Làm tiếp giúp Raxun này:
    ánh trăng
    Sau buổi diễn thứ hai, những dự cảm về một kết quả không như ý đã xuất hiện. Đúng ra thì trách nhiệm phải thuộc về các sếp với tầm ??ovĩ mô??? của họ. Sự yếu kém trong khâu tổ chức, hoàn toàn không dính dáng gì tới bọn tôi. Bản thân tôi cũng chẳng có gì để lo lắng, việc mình thì cứ thế mà làm. Nhưng tôi hơi vướng bận về chuyện, những ảnh hưởng của thất bại có thể gây tác động xấu tới các bạn tôi, khi phần lớn trong số họ đặt rất nhiều kỳ vọng vào chuyến đi này. Nhưng thôi, chuyện đâu sẽ có đó.
    Tôi muốn làm một điều gì đó để thay đổi không khí, xua tan cảm giác này.
    Mọi người đang thu xếp đồ đạc chuẩn bị ra về. Tôi kéo tay Hương. ??oĐi với anh một lát, anh em mình đi tìm một cái đàn về hát hò cho vui. Có em đi cùng, chả thằng nào dám không cho anh mượn??? Ở gần hội chợ, có một ký túc xá của trường văn hoá nghệ thuật Lạng Sơn.
    Buổi tối muộn, đường sá ở đất này vắng hoe. Hơn thế, được sánh vai dạo bước cùng một cô nàng xinh đẹp bao giờ cũng là điều rất hay ho. Tưởng như không khí thì trong lành hơn mà trăng thì sáng hơn. Có kỳ khôi hay không? Khi mà, bên cạnh bạn là một cô gái tuyệt đẹp, nhưng bạn chẳng thấy cần thiết phải tán dương nàng, chẳng thấy cần thiết phải cầu thân với nàng, cũng chẳng có ý nghĩ nào về chuyện cưa cẩm vớ va vớ vẩn, hàng đống tiểu thuyết bạn đã đọc cũng không làm bạn nảy ra một sự tưởng tượng nào. Đơn giản là bạn cảm thấy rất vui thích khi ngắm nhìn vẻ đẹp cũng như nét tinh nghịch rất dễ thương của nàng.
    Tôi và Hương đi thẳng qua cổng của KTX. Ngay phòng đầu tiên, tôi nhìn thấy trên tường treo vài con guitar nhìn cũng bắt mắt. Trong phòng có một anh chàng đang ngồi say mê tập đánh organ, mặt quay vào tường, không nhìn thấy bọn tôi. Hắn đang chơi một bản nhạc khá hay của ABBA. Đợi hắn chơi xong bản nhạc, em Hương mới lên tiếng bằng một giọng lưỡi cực kỳ lễ phép, cực kỳ ngọt ngào, cực kỳ dễ thương??? rằng bọn em ở đoàn thời trang muốn hỏi mượn các anh một cái đàn về hát cho vui. Bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột của chúng tôi, và đương nhiên là bất ngờ vì nhiều điều gây sốc khác, cậu chàng ấp a ấp úng nói năng vài câu gì đó. Thì ra cậu ta bảo rằng đàn không phải của mình, mà là của thằng bạn và cậu ta cần phải đi hỏi nó xem đã. Bọn tôi đứng chờ. Rồi cậu ta cũng quay lại, không chỉ một mình. Chỉ để trả lời: ??ocác bạn cứ mượn về đi???, mà cần tới năm sáu chú phát biểu, ở đâu ra mà lắm thế! Ra đến ngoài đường, tôi dương dương tự đắc trình bày, rằng phải biết tận dụng quyền lực vô biên của sắc đẹp, nếu anh mà đi một mình thì đừng hòng mượn mõ gì cả. ??oAnh lưu manh lắm!??? Tiếng cười của Hương giòn tan.
    Mấy thằng con trai lên phòng để cất đồ đạc và thay quần áo. Hưng có vẻ buồn. Cậu ta thất vọng vì đêm diễn không được như ý.
    - Em để ý thấy nét mặt cô (tức trưởng đoàn) không được vui, chắc là có điều gì không hay rồi. Em thấy chán quá, thôi chẳng đi chơi nữa.
    - Không có vấn đề gì đâu, - tôi trả lời -, mỗi người cứ hoàn thành trách nhiệm của mình là được. Em chưa tiếp xúc với công việc thực tế nhiều, chưa quen thôi, đâu phải lúc nào cũng được như mong muốn của mình
    - Đúng rồi đấy, chưa có gì nghiêm trọng đâu, như thế là thường ??" Nghĩa chêm vào
    - ???.
    - Thế, trong trường hợp không có khán giả, mình vẫn cứ phải diễn hả anh?
    - Chính xác! Chỉ cần một thằng ngồi xem mình vẫn phải diễn, thậm chí vẫn phải diễn tốt.
    Hưng thở dài, cậu ta vẫn quyết định ở lại phòng đi ngủ sớm. Nghĩa bảo tôi: ??oThôi, hai anh em mình đi vậy. Đêm nay trăng sáng thế, không đi chơi thì phí???. Sang đến chỗ bọn con gái, thì ra chị Loan cũng kêu mệt đi nằm sớm. Có lẽ bà chị lại đang nhớ người yêu rồi, mới có mấy ngày???
    ***
    Sáu người bọn tôi đi dạo vài vòng, rồi mua một chai cuốc lủi, thêm một ít lạc rang, một ít mận. Sát cạnh hội chợ có một bãi trống rộng lắm. Chúng tôi đến đó, dọn dẹp một chỗ ngồi tương đối tươm tất, bên cạnh một cái xe cải tiến cũ kỹ hoen gỉ.
    Trăng sáng vằng vặc. Tôi có cảm giác như trăng ở đây sáng hơn trăng ở Hà Nội. Mà có lẽ đó chỉ là một ảo giác thôi. Ở Hà Nội bây giờ kiếm đâu ra chỗ để ngắm trăng, nếu có thì ánh đèn đường cũng làm cho thứ ánh sáng yếu ớt dịu dàng ấy tan biến mất.
    Thằng ôn cho mình mượn cái đàn dở quá, mà đã phải lôi em Hương đi cùng rồi cơ đấy! May mà chỉ có một phím bị lung lay, tôi sửa chữa được ngay. Nếu bạn thấy có thằng nào tay cầm viên gạch nửa, đập chan chát vào đàn, bạn có thể chắc chắn đó là thằng có thâm niên lâu năm trong trò bật bông bằng guitar siêu ghẻ. Tiếng đàn nghe hơi lèng phèng một chút, nhưng không sao, vẫn OK như thường. Rồi tôi bắt đầu tưng tưng vài bản câu khách, đi vào lòng người một lát sau đi ra, kiểu như mấy bản romance hay cũ rích kiểu love history.
    Chai rượu nhỏ dường như chẳng đủ cho hai thằng. Liệu có thể nào lại có một khung cảnh lãng mạn hơn thế này, khung cảnh thích hợp nhất để mà nâng ly. Rượu ngon, bạn hiền, mỹ nhân, trăng sáng, tiếng đàn vang xa trong đêm???
    Vân ngồi hai tay bó gối, tựa đầu vào vai Nghĩa, mơ màng về những điều rất xa xôi mà lại gần gũi vô cùng. Những người còn lại chợt thấy bâng khuâng, chợt muốn nghĩ về một con người, một kỷ niệm, muốn nghĩ về những gì đã qua và những gì của ngày mai chưa biết tới.Và tôi nghĩ đến em. Tôi cầm cây đàn, hát một bài hát quen thuộc đối với tôi, mà xa lạ với mọi người. Tôi hát về một điều đã trôi đi hẳn, đã hoàn toàn cách xa. Sao mà lại nhạt nhoà đến thế. Phải, em là một quá khứ đã hoàn toàn là quá khứ???
    Hơn 1h mới đứng dậy. Khi đã đưa mấy đứa con gái về khách sạn, hai thằng quay trở lại căn phòng tồi tàn bên nhà khách. Hưng đã ngủ từ lâu. Nhưng Nghĩa vẫn còn muốn nói chuyện, hắn nhảy sang nằm cạnh tôi, hai anh em rì rầm to nhỏ trong đêm. Chúng tôi làm Hưng thức giấc, nhưng cậu ta không lên tiếng, chỉ thấy im lặng châm một điếu thuốc và im lặng hút.
    Nghĩa nói rất nhiều về tình yêu. Hắn sống trong ký túc, tuần đi diễn một hai lần, các tối còn lại đều nằm queo ở góc phòng. Các anh lớn cùng phòng không hiểu sao, một thằng đẹp trai như thế, quen biết nhiều em như thế, lại toàn là các em mẫu, thế mà tối lại chẳng đi đâu, chẳng khác gì tất cả các thằng khác.
    - Kiếm đại một đứa con gái để mà cặp kè, dễ dàng quá. Để làm gì khi điều đó không đem lại cho mình một chút hạnh phúc nhỏ bé nào. Em không thấy cần những thứ tẻ nhạt. Mà anh biết đấy, đôi khi chỉ một ánh mắt, chỉ một nụ cười, cũng khiến mình vui sướng đến mấy ngày.
    - Đúng thế. Nhiều khi thấy cần có một khoảnh khắc yên ả để gối đầu lên lòng người con gái của mình, quên đi mọi âu lo, quên đi mọi điều cần phải nhớ, chỉ để cảm thấy mình yếu đuối mà thôi???
    Hai thằng nói chuyện đến 3h sáng, tôi thiếp đi. Sáng ra, nghe Nghĩa nói, hắn còn nằm thao thức đến hơn ba rưỡi mới ngủ nổi. Lát sau nghe bọn con gái kể chuyện, lại thấy buồn cười. Lúc về muộn quá, các nàng không dám bật đèn, sợ đánh động mọi người. Thuỷ bò lồm cồm trên sàn với đôi mắt cận, nàng không thể định vị được đâu là cái giường, và cứ thế bò xuyên qua phòng ra tới tận ban công, người khác phải ra tóm cổ nàng dẫn về.
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  7. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Đêm cuối cùng
    Nghe chị Mai nói lại, buổi sáng hôm chúng tôi buộc lòng phải quay về Hà Nội sớm hơn dự định, Vân ngồi một mình ở ban công. Em khóc. Phải về Hà Nội rồi, trong khi?
    ***
    Do bận việc, trưởng đoàn đã về Hà nội trước, giao lại toàn bộ công việc cho chúng tôi. Và chúng tôi đã thất bại. Biết bao nhiêu công sức, biết bao nhiêu nỗ lực quyết tâm dồn vào đêm diễn thứ ba. Không thể nào làm hơn thế được. Các bạn tôi đã làm hơn cả khả năng của mình. Nhưng điều đó cũng không giữ nổi khán giả. Chương trình chỉ kéo dài được đến hơn 10h đã phải kết thúc.
    Sau buổi diễn, tôi và chị Mai đến văn phòng của ban tổ chức. Thất thu tiền vé và người ta không thể tiếp tục được nữa. Như thường lệ trong những trường hợp thất bại thế này, người ta rất lịch sự giải thích và đổ trách nhiệm sang kẻ khác một cách khách quan nhất. Họ mềm mỏng phê phán, mềm mỏng đổ tội lên đầu chúng tôi. Trước hết họ khen ngợi, sau đó họ vạch trần các yếu điểm, hứa hẹn lăng nhăng sau khi đã lạnh lùng đưa ra quyết định.
    ***
    Tất cả đang chờ đợi trong phòng khách sạn. Tôi và chị Mai bước vào, những ánh mắt chờ đợi dồn vào tôi. Nặng nề và căng thẳng quá. Tôi yên lặng đặt túi đồ xuống, rót một cốc nước, ngồi xuống ghế và nhìn khắp lượt trước khi lên tiếng.
    - Tôi phải thông báo một tin buồn. Chương trình đã bị cắt và sáng mai chúng ta lên đường về Hà Nội.
    Tôi trình bày lại một lượt những gì mà ban tổ chức đã nói. Trước khi lên đến phòng, chị Mai bảo tôi không nên nói tất cả. Nhưng tôi không đồng ý, công việc đã như thế, không cần phải né tránh. Và tôi nói lại những lời phê phán, những chê trách đối với toàn đoàn và đối với từng cá nhân. Tôi nêu tên từng người và nói về những gì ban tổ chức đánh giá về họ, không hề giấu diếm điểm nào. Rất nặng nề.
    Hưng gục đầu xuống và không hề che dấu nỗi buồn và cảm giác thất vọng. Cậu ta thở dài, châm một điếu thuốc và chua chát nhả khói lên trần nhà. Bao nhiêu kỳ vọng của Hưng đều sụp đổ. Những người khác không nói câu nào.
    Chị Mai ra ngoài hành lang, gọi điện thông báo tình hình cho trưởng đoàn. Tôi ra hiệu cho chị Mai để tôi được nói chuyện với bà.
    - Ngày mai tất cả lên xe về Hà Nội phải không ạ? ?" tôi chẳng biết bắt đầu như thế nào.
    - Chứ còn gì nữa, còn phải hỏi làm gì. - giọng bà biểu lộ nỗi thất vọng.
    - Thì đúng là như thế, đây đúng là một thất bại, nhưng chúng ta không có lỗi. Buổi diễn hôm nay thật sự hoàn hảo, nếu chỉ xét những gì mà các người mẫu thể hiện. Những người tổ chức hội chợ đã không tính toán kỹ lưỡng, chỉ dựa vào chúng ta thì làm sao có thể lôi kéo khán giả.
    - ?
    - Thất bại này là thất bại chung. Ban tổ chức họ cũng trao đổi rất nhiều? Mẹ đừng buồn quá, ngày mai về đến Hà Nội con sẽ nói chuyện với mẹ kỹ hơn.
    Tôi biết rằng, đêm nay mẹ tôi sẽ mất ngủ. Nếu như bà ở đây, thì chỉ trong 10 phút tôi có thể xoá đi những suy nghĩ nặng nề của bà. Đành phải chờ đến ngày mai thôi.
    ***
    Chị Mai và bà mẹ của Hương ở lại khách sạn, đi ngủ sớm. Tám đứa bọn tôi lại ra đường đi dạo, quyết định mua đồ ăn về làm một bữa liên hoan nhỏ.
    Bọn tôi đến một dãy hàng quán bán đêm, mua rượu và đồ nhắm về nhà. Mọi người mua nhiều thứ quá, phải chờ đợi mấy bà bán hàng lần lượt làm từng thứ. Ở bên kia đường, cách vài chục mét, một đám thanh niên trông có vẻ bất hảo đang tụ tập ở quán cóc. Họ cứ nhìn mãi sang chỗ bọn tôi. Tôi lấy cớ đi sang bên đó để mua một ít lạc rang, đồng thời kiểm tra xem thế nào. Đúng như dự đoán, toàn những thằng ma cô với các ả giang hồ. Đây không phải là địa điểm mà bọn tôi có thể ở lại lâu trong khi đêm đã quá khuya.
    Tôi quay về giục mọi người mau chóng ra về. Bực quá, Hương và Lâm lại đang sà vào một hàng chân gà nướng, nướng từng ấy cái chân gà biết bao giờ mới xong! Bọn thanh niên bên kia bắt đầu lên xe nổ máy. Từng lượt từng lượt một cứ phóng xe vè vè đi đi về về dọc theo con đường. Thế mà mấy cô nàng người mẫu này chẳng để ý gì cả, trong khi những thằng đó mỗi lần đi ngang qua đều ném một vài cái nhìn tối tăm về phía chúng tôi. Tôi và Hưng đứng lên, đi đi lại trên vỉa hè, gửi một thông điệp rằng ít ra bọn này cũng có vài thằng con trai.
    Trên đường đi về khách sạn, những cái xe vẫn rồ máy rồi táp qua lề đường phía chúng tôi, nhưng cũng chỉ có thế.
    Mượn tạm cái phòng ăn của khách sạn, chúng tôi bày đồ nhắm và rượu lên bàn. Từng người một cầm ly lên và nói về bản thân mình, nói về cảm nghĩ của mình trong chuyến đi lần này. Ai cũng muốn uống vì tình bạn của tất cả. Tôi chợt nghĩ, bởi vì chúng tôi thất bại và rất buồn, nên có lẽ sẽ chẳng ai có thể quên được chuyến đi lần này. Nhưng Hưng chẳng hạn. Về sau, mỗi lần hắn nghĩ đến những va vấp đầu tiên trong khi chập chững bước vào nghề, thế nào hắn cũng nhớ đến ngày hôm nay, đến tôi, Nghĩa, và các cô bạn xinh đẹp đáng yêu này? Tôi cầm lấy cốc rượu, uống lượt thứ hai. ?oLần này tôi uống vì mẹ tôi, người giờ này chắc chắn vẫn đang thao thức? Không khí lại càng thêm chùng hẳn xuống. Tôi uống thêm một ngụm nữa ?oTất cả chúng ta đều sẽ nhớ đêm hôm nay, có phải không??
    Lượt thứ ba, mỗi người phải nói về tình yêu của mình. Ai thì cũng có vài câu vớ vẩn để nói. Rồi thì cũng đến lượt Vân. Em cầm lấy cốc rượu, mỉm cười:
    - Người em yêu cao hơn em một cái đầu, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
    - Thế anh ấy có ở đây không?
    - ? - Vân ngần ngừ rồi nhấp môi vào cốc rượu ?" Có!
    - Biết rồi nhá!
    Đến lượt Nghĩa, bởi vì Vân luôn luôn ngồi sát cạnh hắn. Tất cả im lặng chờ đợi. Vân cúi mặt xuống bàn. Nghĩa cầm lấy cốc rượu từ tay Vân, cười ngượng nghịu.
    - Người tôi yêu là? đồng nghiệp với tôi.
    - Thế hả? Bao nhiêu tuổi.
    - Sinh năm 85.
    - Tên là gì? Tên là gì?
    - Tên là Vân.
    Tất cả rộ lên cười vui vẻ, quên mất rằng đêm đã khuya và có thể ảnh hưởng đến những người khách khác ở mấy phòng xung quanh. Cốc rượu đi thêm một vòng để chúc mừng. Tôi và Hưng đưa mắt nhìn nhau rồi phá lên cười. Nhớ lại buổi sáng hôm ấy, khi ba thằng đang ngồi tán phét, chờ đến giờ sang phòng nữ ăn cơm trưa, Nghĩa đột nhiên quay người nằm úp mặt xuống gối, rồi ngẩng lên nhìn bọn tôi đầy vẻ thảng thốt: ?oSao tự dưng thấy nhớ em Vân quá!? Tôi và Hưng ngớ ra, rồi cười lăn cười lộn trước cái bộ mặt ngu ngơ của thằng Nghĩa. Thật không thể nào mà tưởng tượng được. Em Vân bé bỏng trẻ con thì chẳng nói làm gì. Đằng này cái thằng to đầu đến thế mà cũng bị dính đòn một cách đẹp mắt, chóng vánh và đơn giản, mà chỉ có mấy ngày chứ lâu la gì đâu.
    Bọn tôi ngồi uống cho đến 4h sáng. Rồi ba thằng quyết định ở lại luôn bên này, không về bên nhà khách nữa, đằng nào cũng đã đóng cửa chẳng ai mở cổng cho. Rồi lên trên phòng nữ, nằm thẳng cẳng trên nền nhà, cạnh cửa ra vào, làm một giấc ngon lành.
    ***
    Tôi rủ thằng bạn đi uống café. Vẫn chưa hết chán và hẫng hụt vì phải về nhà sớm hơn kế hoạch ban đầu. Lấy điện thoại và gửi tin nhắn.
    Để quên áo ở nhà anh phải không? Đáng lẽ giờ này chúng ta vẫn đang diễn trên Lạng Sơn. Thấy nhớ bọn em và hai thằng kia quá.
    Reply. 20h34 ?" 29/4/2002
    Vâng, em để quên áo và đồ trang điểm, anh cất giùm em nhé. Đúng vậy, lẽ ra giờ này chúng mình còn đang ở trên đó diễn. Em cũng thấy buồn nhớ anh và mọi người. Em sẽ không bao giờ quên được mấy ngày qua.
    Đúng thế cô bạn ạ. Anh sẽ không quên. Và cả 8 người chúng ta, sẽ chẳng ai quên đâu.
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  8. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Em post tiếp Pittypat bài của Oklahoma của chị Tinyhuong đây.
    ************​
    4. Lược khảo không chính thức về Oklahoma và người da đỏ

    Oklahoma - cái tên này bắt nguồn từ bộ lạc Choctaw - có nghĩa là "người da đỏ"
    Oklahoma bắt đầu có tư cách một tiểu bang kể từ ngày 16-11-1907, bang thứ 46 trong tổng số 50 bang của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Trên mọi phương diện, Oklahoma là một bang đặc biệt. Thực tế là những người tạo ra bang này chưa bao giờ có ý định tạo ra nó như là một ??obang??? của Mỹ - nghĩa là ngang bằng với New york hay Califorrnia, hay Massachusetts. Oklahoma là miếng thịt bạc nhạc mà nước Mỹ giành cho người da đỏ. Nó được thành lập chỉ như là cái rọ lớn để nước Mỹ dồn người da đỏ vào đó, tránh cái gai trong mắt chính quyền.
    Cần phải tưởng tượng thế này:
    Nước Mỹ vốn thuộc về người da đỏ.
    Trên mảnh đất trù phú mà ngày nay được gọi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hàng ngàn năm trước chỉ có những bộ lạc da đỏ sinh sống. Những nơi mà ngày nay người ta trồng ngô, xây nhà máy, xây cao ốc, xây nhà ga xe điện ngầm, mở công viên, dựng công viên Disney - trước đây là nơi người da đỏ săn bắn, sinh sống. Những Omaha, những Kansas city, những Oklahoma city của ngày này - trước đây là thảo nguyên rộng lớn của người da đỏ, nơi hàng đàn trâu rừng chạy ***g, ngựa hoang, và các loại động vật khác chung sống.
    Sau khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ, các nước lớn ở châu Âu thi nhau đưa người tới lục địa mới này. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và bất kỳ nước nào có thế mạnh về hàng hải đều đã vượt biển đổ bộ lên tân thế giới. Họ đi theo hai nhóm với hai mục đích: một là những người di dân tự do muốn rời châu Âu vì những lý do chính trị và kinh tế, đến đất mới để bắt đầu cuộc sống mới; hai là quân đội và chính quyền thực dân tới khai thác đất mới để làm giàu cho bản địa.
    Trong vòng hai thế kỷ sau khi những người Anh đầu tiên đổ bộ lên bờ biển Đại Tây Dương của nước Mỹ, người da đỏ liên tục bị dồn đuổi vào sâu dần trong lục địa - chỗ hiện nay là đồng bằng lớn và các vùng núi cao. Ban đầu họ dễ dàng thuần phục được người da đỏ - những người lúc đầu sợ hãi và coi họ là Chúa Trời. Tuy nhiên, khi thực dân Anh và Pháp lấn tới chiếm đất - thứ có ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống người da đỏ - thì các cuộc chiến bắt đầu nổ ra. Cuộc chiến giữa người da đỏ và thực dân Anh, Pháp kéo dài cho đến năm 1763 thì tạm thời ngừng lại khi Anh tuyên bố không cho phép người da trắng vượt qua khỏi dãy Appalachian, phần phía bên kia trở đi là đất của người da đỏ.
    Khi cách mạng Mỹ nổ ra giữa thực dân Anh với dân di cư tự do từ châu Âu sang và nay là chủ thực sự của Mỹ, nước Anh đã mua chuộc rất nhiều bộ lạc da đỏ để chống lại người Mỹ. Sau khi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ra đời vào năm 1776, đến lượt mình, chính quyền Mỹ bắt đầu mở rộng đất về phía Tây (về hướng California) vốn vẫn do người da đỏ chiếm giữ.
    Để nhổ cái gai là dân da đỏ ra khỏi mắt, chính quyền Mỹ tính đến việc thành lập một cái gọi là Lãnh thổ cho người da đỏ (Indian Territory) vào đầu thế kỷ 19. Đến năm 1930, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật thành lập lãnh thổ này. Nó nghiễm nhiên tạo lập một biên giới giữa một nửa phần đất bên Đông nước Mỹ thuộc về người da trắng và một phần đất bên Tây thuộc về người da đỏ. Lãnh thổ này bao gồm phần lớn đất đai của các bang Nebraska, Kansas và Oklahoma ngày nay; và biên giới hai khu vực cũng nằm dọc các bang này.
    Tuy nhiên lãnh thổ này kéo dài chỉ được 25 năm. Đến giữa thế kỷ 19, sau khi người da trắng phát hiện ra vàng ở phía bờ Tây nước Mỹ, công cuộc tiến về miền Tây để đào vàng đã phá tan biên giới nói trên. Để mở đường cho người da trắng đi về miền Tây - chủ yếu theo đường 66 nổi tiếng - chính quyền Mỹ đã thẳng tay đàn áp các bộ lạc da đỏ.
    Trong một nỗ lực cuối cùng để giải quyết dứt điểm vẫn đề người da đỏ, nước Mỹ quyết định ký một loạt hiệp ước vào cuối thế kỷ 19, theo đó thành lập các khu tự trị cho các bộ lạc da đỏ và yêu cầu các bộ lạc di dân tơí sống vĩnh viễn ở đó, tách rời tương đối với xã hội da trắng. Đất đai này chủ yếu là Oklahoma bây giờ. Năm 1866, tổng thống Ulysses Grant đã ký ??oHiệp định hoà bình??? với các bộ lạc. Tuy trên danh nghĩa, chính quyền liên bang tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho những người vốn làm chủ đất đai của nước Mỹ nhưng trên thực tế, họ muốn tiêu diệt người da đỏ, bằng vũ lực và sau đó là bằng văn hoá. Sau Hiệp định hoà bình, quân đội Mỹ ép các bộ lạc da đỏ tới các khu tự trị - những mảnh đất hoang cằn, hầu như không thể canh tác được. Rất nhiều người da đỏ đã chết trong các cuộc di dời này. Và vì thế, hành trình của người da đỏ tới các khu tự trị do chính quyền Mỹ chỉ định được gọi là ??oHành trình nước mắt??? (Trail of tears).
    Oklahoma ngày nay có gần 40 bộ lạc sống trong các khu tự trị riêng: Osage, Cherokee, Choctaw, Chickasaw, Kickapoo, Dalaware, Souk and Fox, Ponca, Shawnee, Seminole, vv...Trên đất đai của các khu tự trị, người da đỏ thực tế sống lẫn với người da trắng và đang bị pha tạp dần. Họ kiếm sống bằng các công việc thông thường; ngoài ra các bộ lạc cso thể mở sòng bạc, buôn bán, khai thác dầu để kiếm tiền.
    Người da đỏ biết rằng họ đã thua vĩnh viễn.
    Không bao giờ họ còn là chủ trên đất đai Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ nữa.
    Cái mà họ còn - chỉ là một nền văn hoá da đỏ mà những người như ông Trumbly và cô Teresa đang cố gắng giữ gìn.
  9. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    5. Cô Teresa - đôi điều nói thêm về văn hoá!
    Tôi có thể nhìn thấy những gì đang mất dần trong văn hoá da đỏ và những gì sẽ còn được giữ lại từ cô Teresa. Có rất nhiều điều để nói về cô mà tôi không biết phải nói từ cái gì. Biểu hiện văn hoá da đỏ đầu tiên mà tôi nhận thấy ở cô chính là những quan niệm về đất đai và gia đình. Tôi không ngạc nhiên khi cô nói rằng cô chỉ thực sự cảm thấy về nhà khi trở lại Oklahoma, về sống trong khu tự trị - một điều mà nhiều người dân Mỹ sẽ cảm thấy kỳ quặc vì người Mỹ hầu như không có khái niệm ?omảnh đất chôn rau cắt rốn?. Một người Mỹ điển hình có thể đi từ bang này sang bang khác theo công việc một cách hết sức thoải mái.
    Dường như trong cô cũng như trong những người còn mang đậm văn hoá da đỏ, đất đai vẫn có ý nghĩa thiêng liêng. Cuộc chiến giữa người da trắng và người da đỏ hàng trăm năm trước cũng bắt nguồn từ xung đột trong quan niệm về sở hữu đất. Đối với người da đỏ, đất đai, cây cỏ đều có linh hồn và thuộc về thần linh. Việc mua bán, đổi chác đất đai là một điều hết sức phi nghĩa đối với họ. ý niệm nơi chôn rau cắt rốn đối với họ rất cao cả và thiêng liêng. Đấy chính là lý do vì sao người da đỏ chống cự quyết liệt khi chính quyền Mỹ buộc họ dời đến Oklahoma. Người da đỏ chết trên ?ohành trình nước mắt? vì sự suy sụp tinh thần nhiều hơn và về sức lực.
    Tôi không ngạc nhiên khi cô Teresa kể rằng cô đã yêu và cưới một người Thái Lan khi đang học Cao học. Tôi cũng không ngạc nhiên khi cô nói cô không muốn đến châu Âu nhưng rất tò mò về châu á và văn hoá cộng đồng ở đó. Tôi không ngạc nhiên khi cô nói rằng vì một lý do nào đó, cả cô và con trai Layton của cô đều thân thiết với người châu á.
    Câu trả lời cho những điều này không chỉ nằm ở vấn đề tính cách cá nhân. Tôi tin là văn hoá - đấy chính là câu trả lời.
    Dĩ nhiên là bây giờ, không bộ lạc da đỏ nào còn dựng lều đốt lửa trên thảo nguyên hay đi săn chung. Họ sống trong các ngôi nhà xây giống như tất cả mọi người khác. Họ lái ô tô, họ dùng lò vi sóng, họ mặc quần bò, áo sơ mi như những người thường (mặc dù rất nhiều đàn ông da đỏ vẫn để tóc dài). Tuy thế, cách tổ chức cộng đồng và nếp suy nghĩ của kiểu văn hoá tập thể, có thứ tự trên dưới rõ ràng thì vẫn còn ăn sâu.
    Cần nhớ rằng các khu tự trị của người da đỏ là những lãnh thổ riêng mà trên đó luật pháp của tiểu bang không có hiệu. Đất trong khu tự trị cũng như là một tiểu quốc gia hoặc một dạng lãnh thổ với các quyền hạn chế. Họ có thể không được quyền đặt sứ quán, tuyên bố chiến tranh, giao thiệp cấp nhà nước với các nước ngoài Mỹ hoặc các bộ lạc khác, nhưng trên danh nghĩa mỗi bộ lạc vẫn là một quốc gia có quyền tối cao sau quyền của liên bang. Ví dụ như bộ lạc Osage thực tế được gọi là Quốc gia Osage (The Nation of Osage). Trong phạm vi lãnh thổ của một bộ lạc, tức là khu tự trị, họ không đóng thuế cho bang, không chịu luật pháp của bang. Các sòng bạc mở trên đất của người da đỏ - dù chính quyền bang có thấy chướng tai gai mắt đến đâu đi nữa - cũng không được quyền can thiệp, đánh thuế.
    Xin trở lại nói tiếp về vấn đề văn hoá. Cô Teresa lớn lên - mặc dù hưởng một nền giáo dục và các tiện nghi của nền văn hoá da trắng, nói chính xác hơn là nền văn hoá đề cao chủ nghĩa cá nhân và sự công bằng giữa các các nhân - nhưng về bản chất, cô là một người có một niềm tin và nếp sống vững chắc theo kiểu văn hoá bộ lạc. Nó gần với văn hoá Việt Nam hay văn hoá một số nước châu á. Tôi và cô Teresa thân với nhau - ngoài mối quan hệ công việc giữa một Giáo sư với trợ giảng - lý do chính có lẽ là vấn đề văn hoá. Trong số nhiều điều khác biệt giữa văn hoá bộ lạc với văn hoá Mỹ, điều khác biệt lớn nhất có lẽ là lối sống cá nhân và lối sống tập thể. Cho đến giờ, trong một bộ lạc da đỏ, người đứng đầu (được gọi dưới một số tên như Chief, The President, the Governor) vẫn được kính trọng nhất mực. Người da đỏ rất chú trọng thứ bậc trong bộ lạc; tôn trọng sự chia sẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Những thứ quan niệm mới của xã hội Mỹ - như quan hệ tách biệt tương đối giữa cha mẹ với con cái về tài chính và nơi ở; tính ngang bằng về quyền công dân giữa các cá thể trong cộng đồng, vv - vẫn chưa lan đến các bộ lạc. Mặc dù hiện tại đa số các bộ lạc dùng chế độ bầu cử để lựa chọn người đứng đầu bộ lạc thay vì chế độ tập tước cha truyền con nối như trước kia, và dù những tư tưởng dân chủ mà nền văn hoá Mỹ áp đặt lên người da đỏ đang bóc dần những thành trì cuối cùng của nền văn hoá bộ lạc, dường như sâu bên trong có những thứ bản năng thuộc về giống nòi, chủng tộc vẫn được duy trì, nhất là ở những người như cô Teresa và ông Joe Trumbly. Cũng có thể, chính vì nhu cầu tồn vong của bộ lạc mình, người da đỏ không cho phép nó lan tới, hoặc ít nhất là chưa lan tới. Mất văn hoá chính là cái làm cho một dân tộc bị xoá bỏ, chứ không phải sự mất mát về đất đai hay tài sản. Như tôi đã nói, người da đỏ ý thức rõ ràng rằng trên mảnh đất Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - vốn ngày xưa là đất đai của họ - họ không bao giờ còn có thể là chủ và là người chiến thắng. Có lẽ lịch sử lâu dài và đẫm máu của các cuộc chiến với người da trắng - trong đó người da đỏ là kẻ yếu và thua cuộc - đã buộc họ càng xích lại với nhau hơn và cố gắng gìn giữ văn hoá của mình.
    Cuộc chiến cuối cùng của người da đỏ chính là cuộc chiến giữ gìn văn hoá của họ.
  10. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    6. Been there, almost done that - Tôi đi đánh bạc lần đầu
    Tôi nói với cô Teresa lúc ở Omaha rằng tôi muốn đến một sòng bạc của người da đỏ để xem. Thế là buổi tối thứ hai trong tuần ở Oklahoma, chúng tôi đi đánh bạc.
    Hiện nay, hầu như bộ lạc da đỏ tập trung nào cũng mở sòng bạc trên đất của mình. Lý do thì có nhiều. Một phần vì mở sòng bạc kiếm được rất nhiều tiền mà lại không phải chịu thuế của bang cho loại hình kinh doanh đặc biệt này. Một phần khác là vì - do những lý do lịch sử - người da đỏ hình thành nên truyền thống đánh bạc và uống rượu. Ngoài ra, các sòng bạc của người da đỏ cho phép trẻ em trên 18 tuổi là được vào trong khi các sòng bạc khác bạn gặp ở Las Vegas hay bất kỳ nơi nào khác đòi hỏi bạn có giấy tờ chứng minh trên 21 tuổi. Xin nhắc lại rằng trên đất của người da đỏ, họ có quyền đặt các quy định mà chính quyền tiieủ bang không thể can thiệp. Còn chính quyền liên bang thì quá xa để lo cho những người vốn đã chịu quá nhiều thiệt thòi trong lịch sử Mỹ.
    Trên đường từ Omaha xuống Oklahoma, chúng tôi đã định vào một sòng bạc rất lớn ở Kickapoo thuộc bang Kansas. Đây là sòng bạc của bộ lạc Kickapoo. Trớ trêu là tôi không mang theo bất cứ giấy tờ nào có ghi ngày sinh để chứng minh mình đã qua tuổi 18; cho nên, sau một hồi thuyết minh, tôi và ông Joe đành ngậm ngùi quay ra. Dọc đường từ Kansas đi Pawhuska, tôi gặp ít nhất là ba sòng bạc lớn của các bộ lạc da đỏ: Kickapoo, Red Fox và Golden Eagle. Họ mở ngay gần sát đường lớn, lúc nào cũng đông người Mỹ đến đánh bạc.
    Dĩ nhiên là tôi vẫn không có giấy tờ tuỳ thân. Nhưng Pawhuska là đất của ông Joe Trumbly nên tôi không gặp phải trở ngại nào. Lúc tầm 9h tối ngày thứa Ba, tôi, ông Trumbly và cô Teresa vào đến sòng bạc của người Osage.
    Thực ra, nói đến sòng bạc nghĩa là phải có đánh bạc thực thụ. Còn sòng bạc mà tôi đến vẫn đang tiếp tục mở rộng phần đánh bạc; phần đã hoàn thiện rồi thì không có bàn đánh bạc ăn tiền theo ván mà chủ yếu chơi Bingo và một số các thể loại khác. Chơi bingo là dễ nhất vì bạn dùng các máy tự động để chơi, trên thực tế là tuỳ vào việc bạn may mắn hay không mà thắng chứ không dựa nhiều vào kinh nghiệm hay tài chơi bài. Sòng bạc này thuộc về bộ lạc Osage. Chính quyền bộ lạc bỏ tiền để xây, trang bị máy, quảng cáo, hưởng lợi nhuận và quyết định việc chia lợi nhuận giữa các thành viên trong cộng đồng. Những người làm ở đây chủ yếu là người da đỏ.
    Sau một màn chào hỏi giữa ông Trumbly với hai người quản lý sòng bạc - hai anh em da đỏ sinh đôi nhà Wallers, vẫn còn để tóc dài ngang lưng, tết ra sau - người ta dẫn tôi và cô Teresa ra quầy. Chúng tôi đọc tên, họ gõ trên máy tính và in ra một cái thẻ trắng, kích thước bằng một là thẻ tín dụng, có tên tôi và một hàng số. Thế là xong thủ tục, tôi có thể bắt đầu chơi.
    Xin được nói qua một chút về quang cảnh ở trong một cái sòng bạc thế này. Lúc tôi vào khu chơi bingo và chơi bạc đơn giản, trong một gian phòng rộng chừng 500 mét vuông, có khoảng gần 100 máy chơi các kiểu và có khoảng hơn 100 người. Khói thuốc mù mịt, đèn xanh đỏ nhấp nháy tứ tung, nhạc từ các máy chơi bingo kêu ỏm tỏi, tiếng tiền xu loảng xoảng, người qua người lại rộn ràng, rất là buồn cười. Hôm đó là thứ Ba và trời không đẹp lắm nên không phải ngày cao điểm của sòng bạc - tôi đoán thế. Vào ngày cuối tuần thì ở đây chắc là đông hơn. Tuy vậy, vẫn có thể nhận ra một số đặc điểm: những người đến đây đa phần là người lớn tuổi và rất nhiều người già; chủ yếu là nam giới. Họ là những người về hưu muốn đến giải trí, những người thất nghiệp, những người rảnh rỗi buổi tối trong một thị trấn chẳng có mấy vui vẻ, những người da trắng ở các vùng lân cận muốn tìm một chỗ tiêu tiền qua một tối thứ Ba ảm đạm, vv và vv...Nói chung thành phần rất phong phú. Hầu hết đều là ngưòi không giàu có, muốn đến thử vận may; hoặc là trung lưu muốn giải trí.
    Cũng xin được mở ngoặc nói thêm rằng một người Mỹ điển hình sẽ không quan niệm việc đến sòng bạc là một việc đi ngược lại các quy tắc đạo đức. Nếu bạn nghiện cờ bạc để đến mức tan nát nhà cửa, huỷ hoại cuộc đời, liên luỵ người khác thì chắc chắn là không tốt. Còn nếu đến sòng bạc giải trí thỉnh thoảng - họ cho như thế là hoàn toàn lành mạnh. Tất nhiên, những người Mỹ sùng đạo Cơ đốc thì phản đối việc đánh bạc dưới mọi hình thức: dù để kiếm tiền hay chỉ để giải trí. Nhưng phải thành thực mà nói rằng tín ngưỡng đang dần trở thành một phần của văn hoá Mỹ, một thứ mà ai cũng làm chỉ vì xã hội làm thế thay vì đức tin thực sự. Vì vậy nên Las Vegas vẫn thịnh vượng. Các sòng bạc của người da đỏ vẫn rất thịnh vượng.
    Ông Joe Trumbly khăng khăng cho tôi 20 đô để làm vốn cho lần đến sòng bạc đầu tiên. Tôi kiếm một cái máy chơi Bingo ở ngay phía ngoài, có tên là Fruit Shake để thử vận may trong lần đầu tiên đến một sòng bạc. Sau khi nhét cái thẻ và nhét tờ 20 đô vào máy, lập tức màn hình báo là tôi có 400 điểm ở trên thẻ. Cái máy mà tôi ngồi vào là cái máy đơn giản nhất: bạn cho thẻ vào, chọn mức đặt cọc cho mỗi ván rồi nhấn nút chơi; máy sẽ tự động quay rồi dừng giống như trò xổ số, nếu bạn được ba hàng có các hình giống nhau thì bạn sẽ thắng điểm, cứ mỗi điểm sẽ quy ra là 5 cents. Nó có 9 ô vuông, tạo thành 8 hàng: ba hàng dọc, ba hàng ngang và 2 hàng chéo. Bạn có thể tuỳ chọn đặt cọc bao nhiêu hàng, tốt nhất là nên chọn 8 hàng vì cơ hội trúng sẽ cao.
    Dĩ nhiên là tôi đặt cọc 8 điểm cho mỗi lần và bắt đầu chơi. Hahaha..cái trò này thật là buồn cười. Chẳng hiểu lúc ra khỏi nhà tôi bước chân nào ra trước mà tôi thắng liên tục; tiền xu rơi loẻng xoẻng, chuông báo kính cong, đèn xanh đỏ nhấp nháy loạn xị ngậu. Chơi 5 phút thì tôi lên được 700 điểm, tức là tôi đang thắng được khoảng 15 đô. Nếu tôi chơi ở máy Bingo nào đặt cọc 1 đô hay 5 đô một ván thì tôi đã sắp có đủ tiền để mua vé maý bay về nhà rồi...hì hì. Bàn bên cạnh, tôi thấy cô Teresa cũng đang hí hửng chơi như trẻ con. Quanh quanh có rất nhiều người cũng đang ra sức ấn nút, mắt dán vào màn hình. Tôi buồn cười muốn chết. Bây giờ tôi bắt đầu hiểu vì sao người ta nghiện cờ bạc: cái cảm giác lúc thắng bạc, nghe tiền xu đổ leng keng, nhạc reo tí toét, đèn xanh đỏ nhấp nháy rất là buồn cười. Bạn càng thua thì bạn càng muốn chơi tiếp để gỡ; khi bạn gỡ được, bạn lại muốn chơi thêm để thắng...cứ như vậy.

Chia sẻ trang này