1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn ĐHL

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Xuanbattan, 05/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Xuanbattan

    Xuanbattan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2006
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Một sự cứu rỗi
    Hồi hôm, anh bạn tôi ghé qua nhà tôi chơi. Sau một tuần trà thuốc, hàn huyên trên giời dưới đất, anh ấy mới kể cho tôi nghe một câu chuyện có thật 100%. Xin kể ra đây cùng các quý vị, ngõ hầu đem lại cho quý vị một ví dụ về lòng trắc ẩn , một trong những giá trị làm nên phẩm giá của con người .Chuyện thế này :
    ?oMột ngày như mọi ngày.
    Cùng với sự thức dậy của trời đất là sự thức dậy của loài người. Phố phường lại hối hả bắt đầu vào một ngày mới
    Đã thành thói quen, sáng sáng tôi thường điểm tâm trước khi đi làm, trừ ngày nghỉ ở nhà thì thôi. Món sở trường của tôi là phở. Chưa phải là bát phở cao sang gì, chỉ là một bát phở của một quán phở bình dân ở một ngõ chợ nho nhỏ trên con phố của khu tập thể này, với cái giá 5000 đồng một bát mà thôi.
    Chị hàng phở đã coi tôi là khách quen, vì đã có ?othâm niên? ăn phở tại quán của chị cũng ít nhất 3 năm nay rồi, nên khi thấy tôi vào quán dù tôi không cần phải nói, chị cũng đã biết tính tôi thường thích ăn phở chín. Chị cứ ?oautomatic? mà làm. Mà lại là làm cho tôi trước !Ra thời nào cái sự quen biết vẫn cứ hơn. Xưa nay người Việt ta vẫn nặng tình lắm . Sự nặng tình ấy nếu để mà ăn ở với nhau thì còn gì bằng, nhưng mà cái sự nặng tình ấy lặn lội vào công việc thì lại làm cho nguời ta giải quyết sự việc theo lối cảm tính, thiên lệch , thiếu khách quan dẫn đến những sai lầm tai hại, bất lợi cho số đông . Không tin ông cứ nghĩ mà xem !Đi bất cứ đâu, làm bất cứ gì, có quen đa phần vẫn được lợi hơn những người khác.Nếu ông cho con đi học, mà có người nhà trong trường, hẳn ông sẽ được người ta xếp cho vào 1 lớp tốt nhất, vào lớp tốt nhất rồi thì lại có chỗ ngồi tốt nhất, chỗ ngồi tốt nhất rồi thì lại có thầy cô giáo dạy tốt nhất. Còn nếu ông xin đi làm, mà có người quen thì ông lập tức được vào cơ quan hay nhất, vào cơ quan hay nhất rồi thì lại có được một phòng làm việc hay nhất, vào phòng làm việc hay nhất rồi thì sẽ lại được một vị trí làm việc hay nhất?. Ấy đó, cái sự dây mơ rễ má đã từ cổ chí kim.Sáng nay cũng thế, chị hàng phở thấy tôi đã ưu tiên cho tôi một bát trước cả hàng chục người còn đang chờ đến lượt. Việc làm của chị là một bất công đối với khách hàng nhưng lại là một ân huệ mà chị muốn tặng cho tôi vì lý do tôi đã ?ochung tình? với cái quán phở của chị mà chưa hề phản bội bao giờ.
    Ông biết không ? Thực tình mà nói, tôi cũng không muốn nhận cái tấm chân tình đặc biệt của chị ta, vì nó cũng không thuận mắt cho lắm, lắm lúc còn làm tôi phải phát ngượng nữa.Nhưng chị ta cứ cười cười mà bảo tôi? Cậu không việc gì phải ngại, đấy là tấm lòng của chị .?Vâng. Mong sao tấm lòng của chị đối với ai cũng thế.
  2. Xuanbattan

    Xuanbattan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2006
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Tôi tìm một chỗ ngồi quanh mấy dãy bàn đông đúc của quán chị. Phần nhiều là dân lao động và công chức quèn như tôi hiển hiện ở cái vẻ bề ngoài không lẫn vào đâu được. Có câu : hãy xem anh ta ăn gì, mặc gì, đi bằng xe gì, đọc gì, xem gì,?để biết anh ta là ai ! Quả không sai . Những người vào quán bình dân này để ăn bát phở bình dân, thì họ không là bình dân, chẳng lẽ lại là quý tộc ?
    Vừa đón lấy bát phở ?onằm?nóng, thơm phưng phức, đặt xuống bàn, chưa kịp hành sự thì tôi thấy ngoài của quán đã xảy ra một chuyện gây sự chú ý của tất cả các thực khách.
    Thoạt tiên người ta tưởng đó là một cuộc trình diễn thời trang ấn tượng ngoài đường phố của 1nhà tạo mẫu danh tiếng thế giới ! Nhưng không ! Đứng trước cửa quán là một người ăn mày, tiều tuỵ trong trang phục của những bộ tộc thời cộng sản nguyên thuỷ cách đây hàng vạn năm. Khác một chút ở chỗ những mảnh lá cây được thay bằng những mảnh vải vá chằng vá đụp, màu đất tả tơi.Một chiếc nón lá , một chiếc gậy thần thông và một chiếc bị cói . Tất cả những thứ đồ nhặt nhạnh ấy được khoác lên một cái thân thể như một cái lá úa chỉ chực lìa cành bất cứ lúc nào.
    Không thể biết được người ấy là đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ. Mà đã là ăn mày thì cần gì tuổi tác, cần gì giới tính? Đó chỉ còn là một sinh vật đói thì ăn, khát thì uống, buồn ngủ thì ngủ, một cách hoàn toàn bản năng.. Người ấy sống một cuộc sống như người nguyên thuỷ, lang thang khắp nẻo sông hồ, lấy đầu đường xó chợ làm nhà cửa, lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu. Không có thời gian, không có ngày tháng.Không có sự liên hệ với đời.Không có bất cứ một thứ gì hết. Thật là một kỷ lục của sự vô sản vậy.
    Nếu chủ ý làm ra vậy , ta có thể nghĩ ngay đến bức chân dung Quỷ Cốc Tử vui thú yên hà hoặc những nhà nho xưa kia ẩn tích mai danh chạy trốn cảnh đời đen bạc mà tiêu dao ngày tháng. Nhưng hỡi ôi. Không phải là người chối bỏ đời mà là đời chối bỏ người, vậy nên cái bề ngoài vô sự kia có vẻ như là một bậc siêu thoát, mà trong cái tâm thì lại nặng nợ trần gian.
    Vậy thì sao biết đó là con người ? Thưa với ông rằng, người ta chỉ còn nhận biết được rằng đấy vẫn là một đồng loại của chúng ta ở chỗ người ấy biết nói tiếng người và đi bằng hai chân.
  3. Xuanbattan

    Xuanbattan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2006
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Ông biết đấy ! Hẳn nhiên người ăn mày ấy, cũng đã từng có cha có mẹ, có anh em họ hàng, cũng có người thân ? Quê hương bản quán ở đâu ? Mà sao ra nông nỗi này ? Mà lang bạt kỳ hồ đến đây ? Mà để ngửa tay ra van xin sự thương hại trước con mắt kinh sợ của đồng loại.? Có phải vì một lẽ cái dạ dày kia vẫn biết đói và khát.và vì cái bản năng sống vẫn còn là một thuộc tính cố hữu quan trọng nhất của bất cứ một loài sinh vật nào ?
    Một mùi hôi hám đặc trưng, từ một cơ thể sống sau nhiều ngày giữ nguyên ?obản chính ?o không tắm rửa, toát ra nồng nặc. Nhiều người khách nhăn mặt đưa tay bịt mũi. Sợ mất khách , chị chủ bảo đứa giúp việc đem ra cho người ăn mày 1000 đồng, rồi xua tay bảo người ấy đi đi. Nhưng hình như người ấy cũng đang đói lắm, không đi nổi nữa. Cây gậy trong tay người ăn mày run rẩy như thể nó bị nhiễm từ tính của đói khát từ thân chủ của nó.
    - Lạy? ông ?lạy? bà, cho con? xin bát? cơm.-Người ăn mày thều thào
    - Đi đi, không có đâu mà cho. -Một vị khách cấm cẳn
    - Đi chỗ khác mà xin. Sáng ngày ra đã ám cửa hàng nhà người ta rồi. Khỉ lắm . -Một chị hàng rau xua đuổi..
    - Đói hử ? Đói hay là xin tiền về xây nhà hở cụ ? Hay là xin tiền về đi bia ôm ? Gớm , thời buổi nảy đâu ra lắm ăn mày thế không biết.Như thể ăn mày cũng là một nghề. Mà có người làm giầu vì nghề ăn mày rồi đấy. Hay ho nhỉ ? Rõ không biết xấu hổ !Sức dài vai rộng, không chiu lao động chỉ muốn ăn không của người à ? Cụ ơi ! Tôi đây cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có bát mà ăn, vậy mà lắm lúc vẫn còn phải túng thiếu, nào đâu có dư dả gì mà cho cụ? - Một chị bán thịt lợn cho thêm dấm vào.
    - Lạy ông, lạy ...bà, ?con lỡ ?đói khát?giời... làm bão gió? lũ... lụt mất cả, thân thích ?không ?còn một ai?.phải... tha phương ..cầu thực, cúi ?mong ông bà .. niệm tình?thương xót?.con xin? đội ơn ?lắm lắm ?.Người ăn mày khó nhọc đánh vần từng chữ một.
    - Thì biếu cụ tiền rồi đấy thôi, cụ ơi ! Chị chủ quán ngẩng lên.- Cụ đi đi chứ, cho người ta còn bán hàng.
    Trước những sự xua đuổi đồng lòng như thế, chừng như người ăn mày ấy đã tuyệt vọng, trong ánh mắt mờ đục đã tắt lịm những tia sáng cuối cùng như thể thấy ngày tận thế ! Đến đấy, tôi không thể ngồi im được nữa.:
    - Cụ ơi. Mời cụ vào đây. Cụ ngồi chỗ tôi đây. Rồi tôi xin biếu cụ bát phở.
    - Con...Con ?xin? đội ?ơn ông
    - Không có gì đâu thưa cụ.
    Tôi ngồi xích ra, nhường chỗ cho người ăn mày.Quay ra chị hàng phở, tôi bảo :
    - Chị cho em bát phở cho cụ đây nhé.
    Chị chủ thoáng chút kinh ngạc . Nhưng rồi thấy tôi thành thật rõ ra là không phải nói chuyện chơi nên lẳng lặng gật đầu.
    Người ăn mày để cái nón rách và cái bị cói xuống đất rồi lẩy bẩy ngồi xuống ghế. Mấy người khách ngồi bên cạnh lập tức như sao đổi ngôi, xẹt sang một vị trí khác.
    Trong con mắt của những vị khách trong quán bấy giờ, có lẽ tôi đã trở thành một con người kỳ quặc, một sinh vật lạ, một người không bình thường giữa chốn bình thường! Một người không thể hiểu nổi!
    Vâng. Thế giới vẫn hay có những sự kỳ quặc mà người thường không thể hiểu nổi và những người tinh đời đã không bỏ lỡ cơ hội hiếm có để biên tập lại những sự kỳ quặc không hiểu nổi ấy thành sách nhằm lưu truyền cho hậu thế, và vì thế danh tiếng của họ cũng được thơm lây!
    Về phần mình, tôi đã quyết định nhịn một bữa sáng trong kế hoạch chi tiêu mà nhà quản lý (manager) là vợ tôi đã định trước cho tôi, nhưng trong bụng đã không sợ cái đói ngày mai mà lại cảm thấy còn no hơn là lúc được ăn phở.
    Ông đã được thấy ăn mày ăn phở bao giờ chưa ? Chưa hả ? Thì đây ! Hãy thử tưởng tuợng rằng cảnh ấy không khác gì một kẻ tiện nhân mà được nhà vua cho ăn tiệc!
    Tôi ngồi xem người ăn mày ăn phở, mà thương cảm cho cái nỗi thống khổ của con người . Trong khi bát phở ấy đang làm nhiệm vụ cứu cánh đối với một sinh linh khốn khổ khỏi cơn đói khát , thì tôi cũng kịp nghiệm ra rằng, chính nó đã là một sự cứu rỗi đối với ít nhiều những linh hồn vị kỷ trong kiếp nhân sinh trong đó có tôi.?
    Anh bạn tôi ngừng kể. Cả hai chúng tôi cùng im lặng .
    Cho đến một lúc lâu sau, không ai nói thêm điều gì.
    Sau cùng, tôi siết chặt tay bạn tôi Một sự đồng thuận không cần phải phô diễn bằng lời. Phải nói rằng hành xử của anh tuy không làm thay đổi được một thân phận , nhưng chí ít đã giúp cho một con người vợt bớt phần nào nỗi đau nhân thế.
    Thưa các quý vị ! Nếu thế gian này có nhiều người như anh bạn tôi đây, tôi xin đảm bảo với các quý vị rằng, chắc chắn loài người đã sớm vượt qua bể trầm luân mà thành chính quả.

Chia sẻ trang này