1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn "Đường hầm tàu điện ngầm" ....

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi pumo, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pumo

    pumo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn "Đường hầm tàu điện ngầm" ....

    Đường hầm tàu điện ngầm
    Ông Bôrôđin rảo bước đi về phía cửa vào metro.Những ngày đầu tháng 7 thời tiết o Matxcơva đã trở nên nóng bức.Ngày nào cũng có những cơn mưa,không sáng thì chiều.Đường lầy lội bẩn thỉu.Ông Bôrôđin đi hết sức nhẹ chân,cố tránh những vũng nước đọng đen ngòm.?Ngày hôm nay mình phải hết sức chỉnh tề?,-ông tự nhủ thầm mình như thế.Ông chú ý để mũi giày không bị lấm bùn,gấu quần không bị ngấm nước nhăn nhúm.Tay ông nâng cao hộp đàn violon,ông sợ đất bẩn bắn lên nó.Hôm nay ông còn phải đi nhiều ga metro để tìm một ?ochỗ làm?.
    Đã bốn tháng nay ông không nhận được lương hưu.Gia đình thuê ông đến dạy nhạc cho cô con gái của họ đã lên đường sang Paris cách đây 2 tuần.Từ khi ông rời bỏ trường Quốc gia âm nhạc vì lý do về hưu, thì việc dạy tư là nguồn thu nhập chính. Phải lâu lắm mới có được một gia đình cần đến ông,đến rước ông về nhà dạy tư. Bây giờ họ đi rồi, ông bị hẩng hụt nguồn thu nhập. Vợ ông lúc trước là nhạc công đàn oocgan, nay đã già lại hay bệnh hoạn. Tiền ăn còn không đủ lại còn phải thuốc thang nữa.Một tuần ngồi không ở nhà, ông thấy xót xa cả ruột.Phải tìm một việc gì làm.Ông viết những mẩu giấy quảng cáo rao vặt: ?oBôrôđin A.C.Tốt nghiệp nhạc viện Tchaicôpxki,nguyên giáo sư trường quốc gia âm nhạc Matxcơva, nhận dạy tư piano,violon.Giá cả phải chăng.Điện thoại??.Ông viết hành nhiều tờ rồi đem đi dán ở các cọt điện vầ các cửa vào mêtrô.Ông hi vọng, tên tuổi của ông trước đây đã được nhiều người mến mộ qua các buổi trình diễn tại nhạc viện Tchaicôpxki, nay chắc có người cần đến ông.Ông chờ mấy ngày, không thấy ai gọi điện thoại.Ông biết việc này phải chờ lâu.Bà vợ ông nói phải: ?oThời buổi này không mấy ai học đàn piano.Đám trẻ bây giờ chạy theo nhạc điện tử. Họ thích sự ồn trên khấu hiện đại hơn là cái sự im lặng lắng sâu của nhạc cổ điển?. Ông quyết định không chờ đợi, mà phải chủ động đi tìm ?ochỗ làm?. Những lần có việc phải đi mêtrô, ông quan sát thấy trong các đường hầm có nhiều người đàn hát để xin của bố thí.Có thể ông cũng sẽ tìm được một chỗ nào đấy chăng.
    Với ý định đó, ông thử đi dạo một vòng qua tất cả các đường hầm chuyển ga.
    Tại đường hầm chuyển từ ga Tuốcghênhép sang Chixtưie Pruđư có hai nhóm nhạc và một nhười thổi kèn xẵcôphôn. Tại đường hầm chuyển từ ga ?oThư viện Lênin? sang ga Bôrôvitxkaia có hai nhóm thanh niên hoà tấu vioông với đàn ghita. Ông để ý thấy người qua đường cho tiền cũng không bao nhiêu. Chắc nhiều tháng nay họ không nhawnj được tiề lương hoặc phụ cấp, - ông nghĩ thế. Góc kia có một thương phế binh thời chiến tranh Chetnhia, cụt cả hai chân, đang ngồi thổi sáo. ?oMình còn hơn anh ta, - ông nghĩ, - may mà mình còn có tứ chi lành lặn?.
    Khi xuống đường hầm ga Arbat, ông bỗng nghe thấy tiếng hát dân ca Nga. Một tốp nữ nào đó hát khá ha. Ông tiến lại gần và vô cùng ngạc nhiên nhận ra đó là những cô giáo thanh nhạc cùng trường với ông trước kia. Bây giờ cá cô đã có tuổi, son phấn khôgn lộng lẫy như ở trường. Nhưng họ vẫn giữ được phong cách biểu diễn chính thống. Hoá ra người ta đã xuống đường hầm mêtrô kiếm sống từ lâu. Khổ! Cái cổ họng đau phải dây đàn, đến lúc trái gió trở trời, bị viêm họng, ho hen thì sao? Ông bỗn thấy thương cho các cô giáo này. Khổ! Ông chưa được biết có cái thời nào âm nhạc đã xuống đường rầm rộ, xuống cả đường hầm nữa như thời nay? Báo chí thì có loại báo lá cải. Âm nhạc cũng có âm nhạc lá cải sao? Nhìn những cô giáo đứng hát xin tiền kia, ông thấy đau cả lòng. Nhưng dù sao những bài hát dân ca kia cũng còn có người nghe. Còn nhạc của ông, cài thứ nhạc cổ điển mà ngày nào nó chỉ vang lên trong bốn bức tường trang nghiêm của nhạc viện hay Nhà hát Lớn, người đến nghe nhạc thậm chí cũng không dám để lọt một tiếng ho khẽ ra khỏi khăn tay, bây giờ nó sẽ vang lên trong tiếng ầm ầm tàu chạy, hàng ngàn người đi lại nói chuyện, cười đùa, chửi mắng nhau! Ông dừng chân, khôg dám bước tới nữa, sợ các cô nhìn thấy ông sẽ ngượng. Ông lặng le đi lùi lại, sang một đường hầm khac.
    Ông đến ga Lubianca. Tại đây mới chỉ có một vài người đứng hát ôpera. Ông này nom lạ lắm, khôgn biết từ nhà hát nào xuống đây? Các ca sĩ nhạc kịch nổi tiếng ông đều quen cả. Cánh nghệ sĩ với nhau mà! Nhưng tiếng hát hay thật, giọng trầm mượt mà như nhung, kĩ thuật thanh nhạc rất điêu luyện. Nhà hát Lớn Matxcơva rất cần giọng hát này. Ông Bôrôđin tiến gần lại. Bỗng ông thấy tim mình nhói lên như có cái kim đâm vào. Ông nhận ra người đàn ông này chính là nghệ sĩ ôpêra nổi tiếng Nhà hát Lớn Lêningrat mà bây giờ gọi là Xanh-Pêtecbua! Sao ông ta lại ở đây? Ông Bôrôđin nhìn kĩ: vẫn dáng điệu nghệ sĩ rất quen thuộc. Chỉ có khuôn mặt hơi lạ. Bộ râu cằm ông để dài và xén nhọn giống như của vua Ivan Grôznưi làm cho khuôn mặt của ông vốn đã dài lại càng dài thêm.Thôi, ta nên tránh mặt đi thì hơn, ông nghĩ. Ông định đi lùi lại, nhưng không kịp nữa. Ông Becstêin đã nhìn thấy ông. Giây phút ngượng ngùng trôi qua, hai nghệ sĩ chào hỏi nhau và ôm hôn nhau trước cặp mắt ngạc nhiên của người qua đường.
    -Sao ông bạn lại lạc loài ở đây?
    -Anh còn lạ gì cái mặt của tôi ở Lêningrad người ta đã nhẵn ra rồi. Gặp ai người ta cũng chào hỏi cung kính, thế thì làm sao mà đi hát kiếm tiền được. Tôi đã thử đi hát mấy lần ở đường hầm metro Lêningrad, hễ thấy tôi là người ta tránh mặt đi, chắc là để giữ thể diện cho thành phố. Ngay ở đây tôi cũng phải biến dạng như anh thấy đấy.
    Trông thấy chiếc đàn violon nổi tiếng của ông Bôrôđin, Becstêin hỏi:
    -Anh cũng định đi ?ophục vụ? như tôi ư?
    Ông Bôrôđin đỏ mặt nói:
    -Tôi đang đi tìm ?ochỗ làm?.
    Ông Becstêin nháy mắt lia lịa tỏ vẻ ngạc nhiên.Ông nhìn người bạn cũ trong ngành âm nhạc nhưng lại mới trong cuộc xuống đường làm ăn này bằng đôi mắt đầy thông cảm. Ông không thể tưởng tượng được rằng một nghệ sĩ công huân nổi tiếng như ông Bôrôđin đây lại rơi vào số phận hẩm hiu thế này. Ông nói như để truyền đạt một kinh nghiệm:
    -Tìm một ?ochỗ đứng? trong đường hầm metro không phải dễ đâu. Anh nên cẩn thận, cố gắng tráh những va chạm không cần thiết.
    -Những va chạm gì cơ?- ông Bôrôđin ngạc nhiên hỏi.
    -Thời thị trường thì đâu cũng là thị trường mà. Thị trường có luật lệ riêng của nó.
    Ông Bôrôđin chưa hiểu lắm. Thị trường gì ở đây? Nhưng thôi, hồi sau phân giải vậy.
    -Thôi, tôi không quấy phiền anh. Để lúc khác ta gặp nhau chén thù chén tạc rồi nhắc lại quá khứ.
    Hai ông bạn già chào nhau. Ông Bôrôđin đi được 1 đoạn thì nghe phía sau lưng mình vang lên tiếng hát trích đoạn ?o Đám cưới Phigađô? của Môda. Giọng hát nghe thật mượt mà, duy có yếu hơn mấy năm về trước. Tuổi già, giọng hát cũng già theo. Hơn nữa cũng tại đói cơm!
    Ga metro Kitaygôrôt. Đường hầm thật dài. Trước kia rộng rãi là thế, bây giờ hẹp lại chỉ còn phân nửa. Lối đi nhường chỗ cho những dãy hàng, quán bán đủ thứ tạp phẩm. Từ trong 1 quầy hàng vang lên điệu nhạc pop hiện đại, nghe xập xoàng đến điếc cả tai. Ăn mày khá đông. Có người mẹ dắt ra đây 3 đứa con nhỏ tuổi xấp xỉ bằng nhau để mong nhận được sự thương hại của người qua đường. Góc kia có người vợ đẩy xe cho ông chồng mù mằt, thương binh từ thời chiến tranh Vệ quốc. Ngực ông mang đến dăm chiếc huân chương sáng loáng. Người qua đường bỏ vào chiếc mũ của ông để ngửa trên xe vài tờ bạc lẻ.
    Những ga trung tâm quả khó kiếm được ?ochỗ làm?. Phải đến những ga xa trung tâm hơn thì may ra?Ông đi 1 mạch đến ga ?oQuảng trường Iliich?. Đường hầm này ngoài mấy người bán báo, 1 ông thầy tu quyên tiền xây dựng nhà thờ ?o Chúa cứu thế?, không có ai ca hát hoặc đàn địch gì cả. Thế là ông Bôrôđin quyết định tìm 1 chỗ thụân tiện cho việc ?obiểu diễn? của ông. Ông nhìn quanh như thể tìm 1 người nào trong số những người đứng quanh quẩn quanh đây.
    -À đây rồi,-ông chợt nhận ra 1 người công an đang đi về phía ông. Khi người công an đến gần, ông chào niềm nở rồi hỏi:
    -Thưa công dân công an, tôi định đứng đây kéo đàn, liệu có được phép không?
    Ông nghĩ, đến đâu cũng phải ?ođăng kí hộ khẩu? ở đấy cho chắc ăn. Đất có thổ công, sông có hà bá, mình sẽ không phải mang tiếng vi phạm pháp luật.
    Anh công an nhìn ông ngạc nhiên hết sức.?Cha già này không hâm cũng hấp?,- anh ta nghĩ bụng. Cuối cùng anh ta nói:
    -Tùy ông, muốn đứng đâu thì đứng,- nói rồi anh ta bỏ đi.
    Ông Bôrôđin mừng thầm vì như thế coi như mình đã ?ođăng kí hộ khẩu? được rồi. Ông đặt hộp đàn xuống, từ từ mở ra, cầm chiếc đàn săm soi 1 lúc. Chiếc đàn này ông có từ cách đây 40 năm. Cha ông mua lại của 1 người Ý khi ông cụ đi lưu diễn tại Florenxơ và tặng ông làm quà nhân dịp ông tốt nghiệp nhạc việc Tchaicốpxki. Bốn mươi năm nay chiếc đàn theo ông đi các nhà hát, các nhạc viện trong Liên bang Xô Viết. Nó cũng theo ông đi biểu diễn ở London, Roma, Bắc Kinh, Nhà hát Lớn Hà Nội, Thụy Sĩ và nhiều nơi khác trên thế giới. Bây giờ nó lại theo ông xuống đường hầm metro. Ông thương nó, quí nó, tri ân nó như 1 người bạn chung thuỷ. Chưa bao giờ và chưa ở đâu nó từ chối ông hay có 1 biểu hiện gì không theo ý ông. Bây giờ nó cũng già như ông, cái mặt ngoài của nó bị sờn, và xỉn màu. Nhưng âm thanh của nó vẫn tuyệt vời như xưa, miễn sao tay ông không run. Cũng có những phút ông chạnh lòng bắt gặp tiếng đàn run theo tay ông?Ông trân trọng cầm chiếc đàn đặt lên vai, chiếc ac-sê nhẹ nhàng lướt trên phím đàn. Hãy cố gắng lên, anh bạn nhé, hãy cố gắng lên.
    Vừa lúc ấy có 4 thanh niên, 3 nam 1 nữ kéo đến trước mặt ông. Một trong 4 thanh niên ấy, đầu cạo trọc hếu, chỉ thẳng vào mặt ông nói:
    -Lão già, xéo ngay khỏi đây. Lão tranh chỗ của ông hả?
    Ông Bôrôđin chưa kịp hiểu sự tình thế nào, thì đứa con gái nói:
    -Lão điếc đấy các cậu ạ!
    Một thanh niên khác:
    -Làm gì có nhạc sĩ điếc, chỉ có nhạc sĩ mù thôi,-hắn chõ mồm ngay vào mặt ông Bôrôđin nói, phả ra toàn mùi rượu nồng nặc.
    -Ê, mày ngu lắm,- thanh niên thứ 3 trề môi chê thằng vừa nói.- Lão Betthôven chẳng điếc là gì?
    Cả lũ cười rũ lên như đám chó điên, nhe những hàm răng vàng khè màu thuốc lá. Ông Bôrôđin bắt đầu thấy hơi hoảng. Ông đưa mắt tìm người công an lúc nãy, nhưng không hề thấy bóng dáng anh ta. Tên trọc đầu như đoán ra ý nghĩ của ông, liền nói:
    - Lão già định tìm ?omen? chứ gì? Lão tưởng ở đây, trong cái đường hầm này cũng có chính quyền sao? Luật pháp ở đây không có nghĩa gì cả. Chúng ông mới chính là luật pháp, lão già hiểu chứ? Lão mau cút khỏi nơi đây, Nếu không thì chỉ trong nháy mắt cái thùng rác của lão kia,- hắn chỉ vào chiếc đàn của ông,- sẽ biến thành củi mà cũng chẳng ai thèm nhặt đem về đun.
    - Tôi xin lỗi các cậu, hôm nay tôi mới ra đây lần đầu tiên, nên không biết chỗ này của các cậu. Tôi sẽ đi khỏi đây ngay,- ông Bôrôđin vội vã quơ lấy hộp đàn định đi. Tên đầu trọc nắm tay ông giữ lại.
    - Khoan đã, lão không dễ gì thoát khỏi tay chúng ông đâu. Có bao tiền bỏ cả ra đi.
    - Tôi không có tiền.
    - Lão nói dễ nghe nhỉ? Lão phải trả tiền thuê chỗ chứ. Lão đứng đây từ sáng đến giờ, mà không kiếm được đồng nào sao?
    - Các cậu thông cảm, tôi vừa mới đến đây chưa được 10 phút.
    - Nếu không có tiền thì để cây đàn lại đây. Khi nào lão đem tiền đến thì cây đàn lại thuộc về lão. Còn nếu không thì?hà hà hề hề?
    Cả bọn cười rống lên theo. Bất ngờ ông Bôrôđin đứng thẳng người lên ở tư thế quen thuộc trước khi biểu diễn, đặt cây đàn violon trên vai. Và tiếng đàn vút lên như 1 lời thách thức. Ông say sưa kéo đàn, không để ý gì đến xung quanh, không nhớ gì đến bọn lưu manh mới phút trước đây tìm cách trấn lột ông. Ông dạo khúc Allegro Moderato trong bản Conserto dành cho violon của Tchaicốpxki. Tiếng đàn lúc lên cao vút đến tận mênh mông trời xanh, lúc bất ngờ hạ thấp xuống bờ vực của hư vô làm khuấy động tâm hồn con người. Những âm thanh chợt lên cao chợt xuống thấp bất ngờ mở cửa tâm hồn, người hiền đón gió lành của đất trời thổi đến, kẻ ác từ giã quỷ sa tăng hằng ngự trị trong lòng. Nhiều năm nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc, ông Bôrôđin hiểu ra 1 điều rằng âm nhạc cổ điển có ma lực đặc biệt, cuốn hút người nghe vào cái thế giới mê hồn của sự hài hòa âm thanh và màu sắc, có sức cải tà quy chính rõ rệt. Không phải ngẫu nhiên Tchaicốpxki mở đầu Conserto của mình bằng khúc Allegro Moderato. Nó như 1 bộ lọc gạn đục khơi trong tâm hồn, chuẩn bị cho con người bước vào cõi tâm linh, thế giới vĩnh hằng của cái đẹp.
    Tiếng đàn của ông làm dừng chân những khách qua đường vội vã, giục bước những kẻ lang thang vô định. Ai ai cũng muốn được nghe trọn vẹn khúc nhạc quen thuộc từ tấm bé mà những tưởng họ sẽ không bao giờ có thể được nghe nữa.
    Khi ông Bôrôđin ngừng tay, ông có cảm giác mình đang trong trạng thái không trọng lượng.Ông quên rằng ông đang ở trong đường hầm metro, quên luôn cả cái mục đích mà vì nó ông đến đây, cái mục đích rất trần tục, rất cuộc sống.
    Tràng vỗ tay râm ran đã đưa ông trở lại với hiện thực. Ông bỗng nhận ra trước mặt ông là 1 đám người đứng thành hình vòng cung. Thoạt đầu ông không hiểu: họ đứng đây để làm gì nhỉ? Nhưng chỉ giây lát sau, niềm hạnh phúc dâng tràn trong lòng ông: họ đang thưởng thức tiếng đàn của ông. Ông cúi đầu nói lời cảm tạ các thính giả đang mỉm cười với ông. Như sực nhớ điều gì, ông đưa mắt nhìn quanh. Chúng nó biến rồi! Lũ tà ma đã bị tiếng đàn của ông xua đuổi đi rồi! Trước mặt ông là những người dân bình thường, có thể họ là người Nga hay người Ucraina, người Bạch Nga hay người Adechbaigian, nhưng tất cả họ đều mỉm cười với ông.
    Thế là từ nay ông đã có 1 ?ochỗ làm? được thừa nhận. Niềm vui truyền lên cánh tay ông, và tiếng đàn violon lai vút cao trong đường hầm điện ngầm Matxcơva.
    Thiên Can
  2. pumo

    pumo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tinh co co trong tay truyen ngan nay cua Thien Can, doc xong Pumo nghi ngay den dien dan nay nen man phep tac gia xin duoc dang no. Than gui den tat ca thanh vien trong box, dac biet nhung ai da tung song, gan bo voi nuoc Nga.Doc xong de thay du o hoan canh nao con nguoi luon giu vung duoc gia tri cua nguoi nghe si chan chinh, suc lay dong vinh cuu cua nghe thuat noi chung, cua am nhac co dien noi rieng.

Chia sẻ trang này