1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn hài hước của AZIZ NESIN

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Julian, 02/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Không thể thành người
    ==================
    Trong bọn tôi chỉ cần có một kẻ nào đó hoài nghi kêu lên: "Không thể được, anh em ơi, lũ chúng ta không thành người được!" là lập tức mọi người gật đầu tán thưởng: "Đúng, chí phải, chí chí phải, không thể thành người!..." Và không bói đâu ra một người phản bác: "Sao lại thế! Phải tự trọng chứ!".
    Hồi còn trẻ, có một lần, dạo ấy tôi vào quãng 25 tuổi, bầu nhiệt huyết còn sôi sục, tôi đã cả gan chống lại luận thuyết đó.
    Lần ấy tôi đi tàu thuỷ ra đảo Hoàng Nam. Trên tàu bỗng có một người đàn ông đứng tuổi càu nhàu một mình, đến hung thần cũng không hiểu vì sao tự nhiên lại thế.
    -Xin lỗi các người, làm sao chúng ta có thể thành người được!
    Mọi người có mặt trong phòng khách lúc ấy đều gật đầu đồng ý.
    Riêng tôi thì nóng mắt cự lại:
    -Sao lại không thành?! Còn thành thế nào nữa!... Dứt khoát là thành!... Mà còn thành những người làm chấn động địa cầu là khác!
    Mọi người trong phòng khách tưởng như ăn ý với nhau từ trước, đồng thanh kêu ầm lên:
    -Bậy nào, bậy nào, không thể thành người được!...
    -Chúng ta còn lâu mới đuổi kịp thiên hạ!
    -Chúng ta không thể thành người được!
    Được mọi người hỗ trợ, ông già kia bớt nóng:
    -Nghe thấy chưa, con?... Các vị đây đều nhất trí ủng hộ tôi đấy. Như thế nghĩa là quả thật chúng ta không thành người được. Con xem, có ai buộc các vị kêu lên thế đâu.
    -Thành người!... Nhất định sẽ thành người! - tôi lặp lại.
    Ông già cười nhạt:
    -Đó, con vừa nói : "Nhất định sẽ thành người". Chữ sẽ như thế nghĩa là trước đây và bây giờ chưa thành người chứ sao.
    Từ bấy đến nay bao nhiêu năm trôi qua mà lúc nào tôi cũng băn khoăn "Vì sao chúng ta không thành người được?".
    Lần đi tù mới đây đã mở cho tôi đôi mắt : cuối cùng tôi đã tìm ra câu đáp.
    Trong tù tôi bị nhốt vào một khám lớn của tù chính trị. Quanh tôi la cả một xã hội trí tuệ: các nhà doanh nghiệp nổi tiếng, các nhân sĩ lỗi lạc, các ngài tỉnh trưởng, các quan đốc học, các cựu nghị sĩ, các chính khách xuất chúng, các vị đại thần, các bậc kỹ sư, các bác sĩ danh vang toàn cõi. Hầu hết những người này đều đỗ đạt tận Châu Âu, Châu Mỹ, đã từng xuất dương và biết đến vài ba thứ tiếng.
    Mặc dù cách nhìn đời của tôi và họ còn khác xa nhau, nhưng trước hết là nhờ có họ mà tôi hiểu ra được rất nhiều điều về cái sự tại sao chúng ta không thành người được.
    Những ngày tiếp người nhà, tôi được nghe toàn những tin xấu: lúc thì gia đình tôi không trả được tiền nhà, lúc thì chịu tiền ông chủ quán nước, và biết bao nhiêu chuyện dằn vặt khác nữa. Tôi thấy nặng nề, ủ dột.
    Tệ hơn nữa là tôi có mặc cảm tuyệt vọng.
    Bấy giờ chỉ còn một lối thoát: phải lập tức ngồi viết tiểu thuyết. May ra có một tờ báo nào chịu đăng tải thì tôi kiếm được ít tiền. Nội dung cuốn sách đó tôi cũng đã thai nghén từ lâu.
    Đã quyết là làm, tôi bèn đi kiếm một cây bút máy, một xấp giấy rồi ngồi chéo khoeo trên giường mà viết. Không được lãng phí thời giờ! Phải chấm dứt chuyện trò ba láp hoặc ngồi không nghĩ vơ nghĩ vẩn!
    Chưa viết được 10 dòng thì một vị phạm nhân, đều óc sáng láng đến gần tôi:
    -Chúng ta không thể thành người được! - vị ấy tuyên bố ngay - Quyết không, quyết không!
    Tôi nín im.
    -Anh nói sao tôi nghe nào? - vị ấy gặng - Tôi đã ăn học ở Thuỵ Sĩ, 6 năm làm việc ở Bỉ.
    Rồi ông ta kể lể dài dòng và cặn kẽ về cuộc sống ở 2 nước đó. Tôi phát rầu rĩ vì bị quấy quả đột nhiên, nhưng biết làm sao được. Thỉnh thoảng tôi đưa mắt nhìn xuống, cố ý cho ông ta hiểu rằng tôi rất bận và mong ông ta đứng dậy. Than ôi! bạn tôi nào có biết phán đoán. Ông ta cứ thế mà nhớ đâu rồi đấy:
    -Bên ấy anh sẽ thấy không ai không cầm sách vở. Một người Thuỵ Sĩ hoặc một người bỉ có được vài phút rỗi rãi là họ mở sách ra ngay. Đi ô tô, đi tàu hoả, chỗ nào cũng đọc. Mà giá anh thấy họ trong nhà cũng thế! Lúc nào cũng đọc, đọc và đọc...
    -Chà, ghê thật, ghê thật! - Tôi ngắt lời ông ta với hy vọng ông ấy tha cho tôi nhờ.
    -Ghê hẳn đi chứ lỵ! - ông ta nói tiếp - Còn bây giờ anh cứ thử nhìn những người quanh đây xem. Ai cũng nhận mình là trí thức mà không có ai cầm sách cả. Không, bạn thân mến của tôi ơi, chúng ta không thành người được.
    -Ông nói quả đúng - tôi đồng ý.
    Tôi vừa nói thế, ông ta liền hăng tiết lên gấp 2 lần và lại tiếp tục câu chuyện người Bỉ người Thuỵ Sĩ đọc sách mọi nơi mọi lúc.
    Đến giờ ăn trưa. Chúng tôi cùng đứng lên.
    -Chúng ta không thành người được. Bây giờ anh đã rõ vì sao như thế chưa? - Ông ta hỏi.
    -Rõ - tôi đáp.
    Thế là tôi mất đứt nửa ngày để nghe một bài giảng về lòng hiếu sách của người Thuỵ Sĩ và của người Bỉ.
    Nuốt vội vàng mấy hạt cơm trưa tôi lại leo lên giường viết sách. Tờ giấy trên đầu gối, cây bút trong tay, tôi vừa ngồi vừa nghĩ.
    Chưa viết được một chữ lại một người quen bước đến:
    -Anh làm gì vậy?
    -Tôi viết tiểu thuyết.
    -ở đây viết không ra cái gì đâu. Anh này ngộ thật!... Anh đã ở Châu Âu lần nào chưa!
    -Không, tôi chưa bao giờ ra khỏi đất Thổ.
    -Tiếc quá! Thế thì anh phải đi Châu Âu mới được. Sống bên đó, được tận mắt nhìn thấy mọi vẻ sinh hoạt là điều rất thú vị. Những chuyến đi ấy làm con người mở rộng được tầm mắt. Tôi đã đi hầu khắp Châu Âu, có lẽ không nước nào không đặt chân tới. Lâu nhất là thời kỳ tôi ở Đan Mạch, Hà Lan và Thuỵ Điển. ở các nước đó mọi người tôn trọng nhau hết sức. Thậm chí người ta không nói to để khỏi phiền người bên cạnh. Còn ở nước ta, anh xem! Muốn thủng hai màng nhĩ! Có lúc tôi muốn chợp mắt một tý, muốn đọc hoặc viết một tý, tôi thiếu gì việc phải làm hả anh, thế mà cũng không được. ồn như chợ vỡ thế này anh không viết tiểu thuyết được đâu. Không thể viết được.
    -ồn như chợ vỡ tôi cũng viết được. Tôi chỉ không viết được khi bị người khác lải nhải bên tai mà thôi.
    -Bạn thân mến ơi, nhưng được yên tĩnh thì thích hơn biết mấy. Có phải thế không? Mà họ có quyền gì quấy rầy anh kia chứ? Họ có thể nói nhỏ được quá chứ lỵ. ở Đan Mạch, Thuỵ Điển, Hà Lan không có ai bất lịch sự như thế bao giờ. Dân chúng người ta tân tiến vì biết tôn trọng lẫn nhau.
    Ông ta cứ nói lảm nhảm hết chuyện này chuyện khác, lôi ra trăm thứ dẫn dụ để minh hoạc cho trình độ lịch thiệp và giáo dục của người Châu Âu.
    Tôi cúi xuống mặt giấy và bắt đầu viết. Nói đúng hơn là tôi làm ra bộ viết. Hẳn như thế là bất nhã nhưng tôi còn biết làm sao khác được?
    -Đừng hoài công vô ích - ông bạn lại nói - không viết được gì đâu. Viết thế anh chỉ làm hỏng đầu óc. Nước Thổ chứ có phải là Châu Âu đâu. Anh có biết một người dân Châu Âu thì phải thế nào không? Trước hết là phải có lòng tôn trọng người bên cạnh mình. Còn ta thì sao? Bạn thân mến của tôi ơi, chính là vì lẽ đó mà chúng ta không nên người được đâu. Không, chẳng thể nào được!
    Chắc ông ta chưa chịu kết thúc ngay, nhưng may quá, luật sư của ông ta đến cứu nguy cho tôi.
    Sợ rằng lại có người khác đến ám, tôi cùi gằm hẳn mặt xuống.
    Vừa viết được 2 dòng, lại 1 ông bạn cùng xà lim bước đến.
    -Chúc anh thành công ! - ông ta nói.
    -Cám ơn bác - tôi đáp.
    Ông ta ngồi xuống giường tôi nói:
    -Còn xa chúng ta mới thành những người chân chính!...
    Tôi không hé răng nửa lời hòng chặn đứng câu chuyện ngay từ khởi thuỷ.
    -Anh đã sang Mỹ bao giờ chưa? - ông ta hỏi.
    -Chưa.
    -Tiếc thật! Anh được ở đó vài tháng anh sẽ hiểu ngay vì sao chúng ta lạc hậu thế này. Người Mỹ đâu có như ta, họ khôn thích tán gẫu. Bên họ có câu : "Time is money." "Thời gian là tiền bạc". Người Mỹ chỉ đến với anh khi có việc. Họ nói vài câu cần thiết rồi đi làm việc khác. Còn nước Thổ ta thì sao? Cứ lấy chúng ta mà xem. Chúng ta đang làm gì? Tán dóc chứ sao. Tán hết ngày này qua tháng khác! ở Mỹ như thế thì đừng có hòng. Chính vậy mà họ tân tiến.
  2. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Tôi thở dài liên tiếp, lòng thầm mong ông ta hiểu cho là tôi rất bận và ông ta đi đi cho rồi. Nhưng ông ta cứ tiếp tục khoa đại ngôn như chẳng hề hám chuyện gì cả.
    Đến giờ ăn tối. Trước khi cáo lui ông ta bảo:
    -Chúng ta không thành người được. Đúng thế. Cứ cái lôi sa đà trò chuyện thế này thì chẳng có bao giờ nên người.
    -Bác nói thật chí lý - tôi đáp.
    Khoắng vội cho xong bát cơm, tôi quay về làm việc. Tiểu thuyết! Phải viết tiểu thuyết!
    -Cái chính là phải lao động. Những việc khác là phụ - tôi bỗn nghe có tiếng người nói.
    Ngẩng đầu lên tôi tháy một bạn cùng khám đứng cạnh.
    -Theo anh thì sao? - anh ta hỏi và ngồi xuống giường bên.
    -Ai dám tranh luận chuyện đó? Lao động cần quá đi chứ - tôi đáp.
    -Bố mẹ tôi giáo dục tôi theo tinh thần nước Đức...
    Tôi giận đến tím ruột.
    Còn anh bạn thì sôi nổi tiếp tục:
    -Tôi tốt nghiệp trường li-xê Đức ở Xtămbun rồi sang Đức học đại học, sau đó tôi ở lại làm việc bên ấy nhiều năm. Người Đức chả có ai ăn không ngồi rồi cả. Còn bên ta thì thế nào? Cứ lấy tất cả những người trong khám này ra làm bằng mà xem. Không. Không, chúng ta không thể thành người được. Còn lâu chúng ta mới là những người chân chính!
    Tôi hiểu ra: ban ngày người ta không cho tôi viết tiểu thuyết. Cố viết, tôi chỉ giết chết thần kinh của mình mà thôi. Bây giờ chỉ còn nước đợi đến đêm cho mọi người đi ngủ cái đã.
    Anh bạn không mời mà đến của tôi lại thao thao về đất nước Đức.
    -ở Đức mà ngồi không ăn bám là điều sỉ nhục. Người Đức dù bị số phận xua đuổi đến đâu đi nữa cũng không bao giờ chịu ngồi bó gối, thế nào họ cũng phải tìm được một việc gì đó mà làm. Một lẽ đương nhiên là không thể không lao động được. Còn đây là một dẫn chứng phản diện: chúng ta đã nằm đây mấy tháng rồi, thử hỏi có ai làm gì hay không? Đụng đến chuyện ấy là người ta lấy làm lạ: trong tù thì làm gì được! Một người trí thức nước Đức sẽ không nói vậy. Ông ta sẽ ngồi viết hồi ký, viết báo, lo nghĩ công việc của mình hoặc đọc sách báo, tóm lại, ông ta không có chơi bời phí phạm. Còn chúng ta thì sao? Anh muốn nói gì thì nói, chúng ta không thể thành người được.
    Đến tận nửa đêm anh ta mới về. Bây giờ có thể làm việc được rồi. Không còn ai đến ngồi quấy phá và lên lớp cho tôi về chuyện để lý do khiến chúng ta không nên người được.
    Chao ôi, tôi đã lầm to: lại có người đến. Người này dã lăn lộn nhiều năm bên Pháp. Ông ta khe khẽ thì thầm sợ phiền đến giấc ngủ mọi người. Theo lời ông, người Pháp là người biết làm việc ra trò, nghỉ ngơi và vui chơi ra trò, dân tộc đó không bao giờ lẫn lộn thời gian làm việc với thời gian nghỉ ngơi. Rồi ông ta khuyên tôi không nên làm việc quá nửa đêm như thế.
    -Bây giờ anh đi ngủ ngay đi, sáng mai đầu óc tỉnh táo anh lại tiếp tục viết. Bên nước ta mọi tưứ cứ lùng chùng với nhau: lao động, nghỉ ngơi, giải trí, không cái gì ra cái gì cả. Lúc nghỉ thì mình làm việc, giờ làm việc mình lại muốn nghỉ. Đấy cứ bảo tại sao chúng ta không biết làm việc cho có năng suất. Không bao giờ chúng ta thành người được đâu. Không bao giờ!
    Lúc ông ta đi thì tôi cũng không còn sức để viết được nữa. 2 mí mắt tôi cứng lại. Tôi lăn ra ngủ vùi.
    Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm, lúc chưa ai dậy, và lại bắt tay vào việc.
    Có một người cùng khám mà tôi rất kính nể vừa đi ngoài về.
    Thấy tôi ông ta bước lại.
    -Mọi thứ ở bên Anh không có như ben ta - ông nhận xét - Anh đã ở bên Anh bao giờ chưa?
    -Chưa ạ.
    -Anh cứ hình dung như anh đang ở bên ấy và đang đi tàu. Người cùng phòng với anh suốt nửa ngày không thèm nói câu nào. Bên ta mà thế thì lại bảo : "Cái thằng kênh kiệu! Mặt lạnh như tiền!" Nhưng đó có phải tại người ta lạnh lùng và kênh kiệu đâu, đó là người rất có ý thức và rất tế nhị. Biết đâu anh không thích nói chuyện với người ta thì áo. Cơn cớ gì mà người ta làm phiền đến anh! Còn bên ta thì sao?... Anh ta có quen anh hay không, anh đang bận hay đang rỗi, mặc! Anh ta cứ mở miệng tán phét. Chính vì thế mà chúng ta chẳng bao giờ thành người được cả.
    Tôi vò nát tờ giấy trên đầu gối, quẳng xuống gậm giường và nhét bút vào túi.
    Thế là hết!... Thế là tiêu tan cái mộng tiểu thuyết của tôi. Phải, trong tù tôi không viết được gì cả. Nhưng mà tù đã mở ra cho tôi một chân lý trăm ngàn lần quý hơn cuốn sách thai nghén kia. Tôi đã hiểu ra vì sao chúng ta không thể thành người được.
    Bây giờ chỉ cần một người nào đó đứng bên tôi bảo rằng: "Không chúng ta không thể thành người được!..." thi lập tức tôi giơ tay hô lớn:
    -Tôi biết lý do rồi!
    Tôi trưởng thành hẳn lên.
  3. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Nếu tôi là đàn bà
    Xêliamét vào làm gác cổng cho một xưởng dệt kim. Hàng tháng hắn được lĩnh 80 đồng. Với 80 đồng ấy thì đến một phần tư con người cũng không sống nổi, chứ đừng nói đến một người. Nhưng hắn hy vọng ở sự cần mẫn của hắn. Cuối cùng rồi thế nào ông chủ cũng sẽ đánh giá đúng được tinh thần cố gắng của hắn mà tăng lương. Chức gác cổng đối với hắn thật quả là thấp kém, nhưng biết làm thế nào? Thời buổi này, có biết bao nhiêu người đi gác cổng cho những kẻ còn không đáng mặt làm nghề gác cổng nữa kia. Chủ nhà và người gác cổng đã thế chỗ cho nhau.
    Hắn làm ngày làm đêm, không quản công tiếc sức để hòng tiền lương được thêm đồng nào hay đồng nấy. Ôi, nếu như hắn có thể trở thành người gác đêm!... Người gác đêm ở xưởng này được lĩnh những 200 đồng một tháng. Mà công việc lại yên tĩnh hơn nhiều. Hết lòng mong muốn điều gì, người ta nhất định sẽ đạt được. Một ngày kia, lão chủ gọi hắn vào, bảo:
    -Ta rất hài lòng vì anh.
    -Đa tạ ông.
    Lão chủ hỏi:
    -Anh có vợ rồi chứ?
    Như thể bị vạch tội, hắn sượng sùng đáp:
    -Dạ vâng!
    Và để được yên lòng sau khi đã thú nhận hết tội lỗi của mình, hắn cúi đầu xuống nói tiếp:
    -Bẩm ông chủ, con còn 2 đứa con nữa ạ.
    Lão chủ vừa ra chiều thông cảm, vừa làm hắn hổ thẹn:
    -ái chà chà! Thế anh làm sao mà sống được?
    -Dạ, bẩm ông chủ, chật vật lắm ạ.
    -Ta làm ơn cho anh điều này nhé. Anh có thể vừa gác cổng, vừa canh đêm được không?
    -Được lắm, bẩm ông chủ.
    -Kể ra thì anh cũng chỉ phải đứng ở cửa có 6h. Cộng thêm với 8h gác đêm nữa, vị chi là 14h. Anh hãy còn những 10h tự do nữa. Bằng lòng không?
    -Xin đa tạ ông chủ.
    -Ta sẽ tăng thêm cho anh 30 đồng về công việc gác đêm nữa.
    -Dạ, xin đa tạ ông chủ.
    Người gác đêm vẫn lĩnh 200 đồng một tháng lập tức bị đuổi vì tội ngủ quá say và người ta lấy anh chàng gác cổng của chúng ta thế chân vào đấy. Ban ngày đứng canh cửa, còn ban đêm, đeo chiếc đồng hồ kiểm tra trên cổ hắn đi canh gác xưởng. Tiền lương của hắn bây giờ được 110 đồng.
    Hắn vốn là người chăm chỉ và cẩn thận. Hắn nghĩ: cuối cùng lão chủ cũng chẳng phải đồ ngốc, nhất định lão sẽ nhận thấy sự cố gắng của người làm và tất nhiên sẽ lại làm ơn cho hắn lần nữa. Chẳng hạn, lão sẽ giao cho hắn làm thư ký xưởng thì hay biết mấy! Thư ký được lĩnh những 300 đồng 1 tháng!...
    Hết lòng mong muốn điều gì, người ta nhất định sẽ đạt được. Một hôm lão chủ gọi anh chàng gác cổng vào:
    -Ta rất hài lòng về anh nên lại muốn làm ơn thêm cho anh 1 lần nữa. Ban đêm thực ra thì anh cũng không đến nỗi bận lắm. Anh có ưng làm công việc giấy tờ văn phòng không? Ta sẽ trả thêm cho anh 60 đồng nữa.
    Người gác cổng suy tính. Nếu vậy thì hắn sẽ được lĩnh 170 đồng...
    -Cầu trời phù hộ cho ông, bẩm ông chủ - hắn trả lời.
    Viên thư ký xưởng vẫn lĩnh 300 đồng 1 tháng lập tức bị đuổi về tội thường để cho những ý nghĩ vẩn vơ, cà phê và thuốc lá choán hết giờ làm việc của mình, và người ta lấy anh chàng gác cổng của chúng ta vào thế chân. Giờ đây, ban ngày đứng canh cửa, đêm đến lúc canh xưởng, hắn lôi máy chữ ra đánh các giấy tờ.
    Hắn làm việc đổ mồ hôi hột. Cuối cùng lão chủ cũng chẳng phải là kẻ ngu đần. Sớm muộn lão cũng sẽ phải nhận thấy mọi cố gắng của hắn và tất nhiên là sẽ thưởng công. Lão kế toán của xưởng lĩnh những 400 đồng 1 tháng. Chà, nếu như có thể làm kiêm cả chân kế toán nữa!...
    Hết lòng mong muốn điều gì, người ta nhất định phải đạt được. Một ngày kia lão chủ lại gọi hắn vào:
    -Tôi hiểu rằng ở thời buổi, chúng ta thì 170 đồng chưa thấm vào đâu - lão nói - nên tôi muốn tăng lương cho anh.
    -Xin đa tạ ông chủ ạ.
    -Anh hẳn là còn thì giờ rồi. Ngồi không ở nhà làm gì, anh nên nhận làm thêm việc tính toán sổ sách cho xưởng còn hơn.
    -Dạ vâng, bẩm ông chủ.
    -Hay lắm, tôi tăng thêm cho anh 45 đồng nữa.
    Viên kế toán của xưởng vẫn lĩnh 400 đồng 1 tháng lập tức bị đuổi về tội cứ nhầm trừ thành cộng, nhầm chia thành nhân.
    Bây giờ anh chàng gác cổng của chúng ta được lĩnh 215 đồng 1 tháng. Ban ngày hắn đứng canh cửa 6h, ban đêm 8h gác xưởng và đồng thời đánh máy, còn khi về nhà thì lại tính tính toán toán.
    Hắn làm việc thật nhiều, cần mẫn, cố làm cho nhiều hơn mức người ta đòi hỏi ở hắn. Giờ này hắn lại mơ tưởng đến chức thủ kho. Thủ kho được lĩnh những 450 đồng 1 tháng!
    Nếu như con người hết lòng mong muốn điều gì, điều đó nhất định phải đạt được. Lão chủ lại gọi hắn vào:
    -Tôi lại muốn làm ơn cho anh lần nữa. Anh nghĩ sao, nếu tôi mời anh nhận chức thủ kho?
    -Được như vậy con rất lấy làm mãn nguyện, bẩm ông chủ.
    -Hay lắm, lương anh sẽ được tăng thêm 35 đồng. Anh đi mà nhận kho!
    Viên thủ kho, một con người lơ đễnh - đã chở nhầm về nhà đôi thứ hàng mà đáng lẽ anh ta phải chở về kho, lập tức bị đuổi, và anh chàng gác cổng của chúng ta bắt đầu làm phận sự của mình.
    Hắn làm ngày làm đêm không quản sức, không tiếc thì giờ gì hết. Lão chủ chẳng phải con lừa, cuối cùng thế nào lão cũng đánh giá đúng mực sự hy sinh ấy. Và quả nhiên... Lão chủ gọi anh vào:
    -Cám ơn anh, tôi rất hài lòng về anh. Người làm việc tốt thì ai cũng biết đến! Các công việc khác thì anh vẫn cứ giữ nguyên, riêng việc gác cổng thật không xứng đáng với anh nữa. Và từ nay tôi bổ nhiệm anh làm quản đốc phân xưởng.
    Làm quản đốc? Hắn đâm ngơ ngẩn cả người! Lâu nay hắn vẫn nhăm nhe cái chân quản đốc. Hết lòng mong muốn điều gì, người ta nhất định sẽ đạt được. Và thế là hắn đã được làm quản đốc.
    -Tôi thêm lương cho anh 80 đồng - lão chủ nói.
    Kiêm làm quản đốc nên lương hắn được thêm 90 đồng, song vì thôi gác cổng lại mất 80 đồng, vậy cả thảy giờ đây hắn lĩnh 260 đồng 1 tháng.
    Viên quản đốc cũ vẫn lĩnh 500 đồng lập tức bị đuổi vì tội tán tỉnh cô thư ký của ông chủ.
    Trong phân xưởng có 40 công nhân, 2 thợ cả và 20 chiếc máy. Làm công nhân thì hắn chẳng màng, vì hắn có biết nghề ngỗng gì đâu, mà làm thợ cả thì lại càng không nổi. Hắn cũng không thể thay cho máy móc được... mà trong văn phòng thì ngoài hắn, chỉ còn có cô thư ký đánh máy nữa thôi.
    Lúc rảnh việc, hắn tán chuyện với cô thư ký, khen ngợi lão chủ.
    -Cầu trời phù hộ cho ông chủ, 1 con người quý hoá quá. Tôi vào làm gác cổng cho xưởng được 80 đồng 1 tháng. Ông chủ cho làm thêm chân gác đêm, thế là tôi được 110 đồng. Sau đó, ông còn cho tôi làm thư ký! Lương tôi tăng lên đến 170 đồng. Sau ông lại tin cẩn giao cho làm kế toán và trả tất cả 215 đồng. Rồi ông giao cho cả việc giữ kho, tôi được 250 đồng. Và bây giờ thì không kể mọi khoản tiền trên, tôi còn làm quản đốc. Và lương của tôi những 260 đồng!
    Cô thư ký cũng khen ngợi ông chủ:
    -Thoạt tiên, tôi vào làm chân quét dọn ở đây được 40 đồng. Sau đó tôi nhận thêm việc dọn dẹp. giặt giũ ở nhà ông chủ và được tất cả 60 đồng. Rồi tôi lại kiêm cả làm thư ký đánh máy. Lương tôi tăng lên đến 80 đồng. Sau tôi làm thêm việc nấu nướng và giúp đỡ việc nội trợ cho ông chủ, ông ta bèn tăng cho tôi lên 100 đồng. Rồi sau nữa... sau nữa anh biết đấy, tôi đã trở thành người có quan hệ thế nào với ông chủ. Và lương tôi được tăng thêm 15 đồng. Bây giờ tôi được lĩnh 115 đồng!
    Hắn bảo cô thư ký:
    -Cô làm việc nhiều như thế chắc mệt lắm đấy!
    Cô thư ký đáp lại là hắn nói rất có lý và cũng hỏi lại hắn:
    -Thế công việc anh làm không nhiều à? Lương anh như vậy không ít hay sao? Hay là anh không muốn được tăng lương nữa?
    Hắn nhìn cô thư ký. Hắn nhớ ra rằng trong văn phòng không còn ai ngoài hắn và cô thư ký nữa. Hắn nghĩ đến đống công việc của cô ta.
    -Không, không - hắn nói - Tôi không còn muốn một khoản nào thêm nữa. Cám ơn cô. Nhưng nếu như tôi là đàn bà thì sao? Thì hắn ông chủ sẽ đuổi cả cô và tăng lương cho tôi thêm 20 đồng... Không, không!... Như thế này tôi đã toại nguyện... vâng, nhưng... nếu tôi là đàn bà!
  4. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Phải ho lao mới được
    Chúng tôi lấy nhau, sự thể là như vậy... Con người khi lấy vợ rồi thì phải làm gì? Thì anh lấy vợ làm gì, một khi còn chưa biết điều gì đáng phải làm? Bây giờ thì tôi biết rõ lắm rồi! Người ta lấy vợ xong, việc đầu tiên là phải có than cho mùa đông. Tôi bèn đi hỏi bạn bè xem làm việc đó thế nào?
    -Ô hô! - họ nói - Anh đừng hòng mua được.
    -Sao lại thế?
    -Anh không thể nào mua được chứ sao nữa!
    -Nhưng tôi có quyền cơ mà! Ôi, Ala!
    Tất cả những kẻ nào bảo tôi: "Cậu đừng hòng mua than" đều được tôi lên lớp cho một bài ra trò về quyền công dân!
    Tôi đến nhà trưởng phố. Sau khi chờ 10' cho ông lão dứt cơn ho, tôi hỏi:
    -Cụ ủng hộ phe nào ạ?
    -Phe dân chủ! - Ông cụ làu nhàu nói.
    -Hay lắm! Cháu cũng ủng hộ phe dân chủ - tôi đáp - Cháu ở phố nọ, số nhà nọ, cháu muốn mua than. Cụ giúp chúng cháu với.
    -Thế là từ trước đến nay anh mua than ở đâu?
    -Cháu đã mua than bao giờ đâu. Đây là lần đầu tiên cháu định mua đấy.
    -Thế đầu đuôi làm sao mà anh lại đến đây?
    -Thưa cụ, cháu vừa mới cưới vợ. Trước kia thì cháu thế nào cũng xong. Bây giờ cháu muốn mua than để đôi chim trong tổ uyên ương chúng cháu được sưởi ấm vào mùa đông.
    Anh mang giấy chứng nhận nơi ở cũ của anh và của vợ anh đến đây.
    Thế là các điện khẩn, điện hoả tốc, điện kèm cước phí trả lời bay đi tứ tung, và một tháng rưỡi sau chúng tôi nhận được giấy chứng thực. Lần này trưởng phố bảo:
    -Anh phải viết đơn cho sở phân phối than.
    Chúng tôi nộp đơn. Họ đưa cho tờ giấy bảo là để trưởng phố điền vào. Nào ai bảo là tôi không mua được than nào?!
    Chúng tôi cầm tờ giấy. Trưởng phố điền vào. Chúng tôi lại mang đến sở phân phối than. Cần một chữ ký! Thế là xo...o...ong! Giờ thì cứ để họ xem tôi có mua được than hay không? Chữ ký có đây rồi. Phải, thưa các ngài, dân ta là cứ muốn mọi thứ kề sẵn miệng cơ! Bảo là "cho tôi một tấn than" rồi muốn người ta để than cho ngay lập tức cơ! Như thế mà được à! Đây có phải quầy bán thức ăn đâu! Đến quầy bán thức ăn cũng phải xếp hàng đợi đến lượt nữa là! ở đây lại có ngần ấy công thức, họ phải có việc gì mà làm chớ. Lại cần thêm một chữ ký nữa...
    Khi đã lấy đủ các chữ ký, viên công chức ngồi tận bàn ngoài cũng mỉm cười hỏi:
    -Than à?
    -Vâng! Than ạ! - tôi xác nhận.
    Nụ cười của viên chức công càng nở thêm ra:
    -Ra anh muốn mua than đấy.
    Tôi vốn ưa những người vui tính. Và tôi đáp, cố mỉm cười như viên công chức niềm nở vui tính này:
    -Vâng! Than! Ông xem, tôi muốn mua ít than ấy mà!
    Không biết các bạn có để ý thấy hầu hết các công chức của chúng ta đều có bộ mặt nhăn nhó khoong? Thế mà viên công chức này thì lại vui tính cười sằng sặc. Ông ta cười tướng lên:
    -Thế nghĩa là than đấy!
    Tôi cũng cười to gần như ông ta:
    -Than, hẳn rồi! Than ấy mà!
    Viên công chức lại càng cười khoẻ. Ông ta cười hô hố, còn tôi thì sao, chả lẽ tôi đứng nhìn à? ừ thì tôi cũng cười. Khi người bạn đang tiếp chuyện mình cười, lẽ nào anh lại nhăn nhó. Ông ta cười, và tôi cũng cười. Cứ thả sức cho hai ta cùng vui.
    -Thế ra, hahaha! Là than đấy! Haha! Haha!...
    Một khi người ta đã đến cơn cười thì khó lòng mà nín lại được. Tôi càng cười to hơn:
    -Than!... Hahahaha!...
    Chúng tôi ôm bụng mà cười đến chảy cả nước mắt. Chỉ thêm tí nữa là tôi ngất đi mất.
    -Ra là than à? Hahahaha!...
    -Hahaha!... Than, hẳn đi rồi!...
    -Thế thì không có.
    -Sa...a...ao! Không có? Thế sao ông lại cười?
    -Không có, thế nên tôi mới cười. Hahahaha!...
    Bây giờ thì đáng lẽ tôi không còn cười được nữa, mà phải khóc kia, nhưng tôi không kìm lại được. Chúng tôi cười vô hồi kỳ trận, cười không tự chủ được nữa. Nhờ giời là họ đặt tôi ngồi xuống ghế, cho cốc nước, bóp má mấy cái và cho ngửi nước đái quỉ. Khi hơi hồi lại, tôi hỏi:
    -Thế là chúng tôi không mua than được à?
    -Đến ngay bán cho các khách hàng quen chúng tôi cũng đã chật vật lắm rồi, huống chi ông là người mới. Ông thì chẳng có đâu.
    -Được rồi, nhưng lúc trời đông mưa rét thì tổ uyên ương của chúng tôi sẽ ra sao?
    -Ông có thể mua than với một điều kiện.
    -Điều kiện gì?
    -Nếu trong nhà ông có ai bị tê thấp, ông mang giấy chứng nhận lại đây, chúng tôi sẽ bán cho ông một phần tư tấn.
    -Nhà ta có ai bị tê thấp không? - tôi gào lên từ ngưỡng cửa.
    Bà mẹ vợ vội đáp:
    -Lạy giời, tìm được thuốc rồi à? Đã mười năm nay mẹ đến khổ vì bệnh tê thấp. Chỉ có giời biết được là thế nào!
    Bà mẹ vợ đã mở miệng thì còn đủ mọi chuyện... Vậy mà cũng có khi bệnh tê thấp của bà mẹ vợ lại được việc đấy. Và chúng tôi lấy được giấy chứng nhận.
    Chà, nếu lần này mà tôi mua được than thì không hiểu tôi sẽ làm gì với những kẻ bảo tôi: "Cậu không mua nổi than đâu!" Hừ, những giống bi quan! Đang có người ốm thì ai lại đi bán than cho người khoẻ cơ chứ. Cứ bị tê thấp đi, người ta sẽ bán than cho.
    Tôi mang giấy chứng nhận đến.
    -Giấy này không hợp lệ.
    Hẳn họ nghĩ là giấy làm giả mạo.
    Kể ra thì họ cũng có lý. Bây giờ thiếu gì các kỹ sư ẩm muội, các bác học giả danh, các thầy kiện cãi láo, các bác sĩ giả hiệu: họ làm sao mà biết được là bác sĩ thật hay giả đã cấp giấy chứng nhận. Vì thế nên họ đòi giấy chứng nhận của nội đồng y khoa cấp. Không lẽ cả hội đồng là giả hiệu được!
    Thủ tục xin giấy chứng nhận của hội đồng y khoa xem ra còn rắc rối hơn việc mua than nhiều!
    Đến đây thì đừng có tiếc công, cứ cậy cục đến cùng! Một tháng sau, tôi lấy được giấy chứng nhận của hội đồng.
    Tôi tóm tờ giấy và bây giờ mới yên lòng.
    Tôi đem giấy cho họ.
    -Rất đáng tiếc là... không được!
    -Sao? Giấy chứng nhận đây mà!
    -Giấy chứng nhận của ông là giấy chứng nhận có bệnh tê thấp.
    -Thì chính các ông đòi giấy chứng nhận bị tê thấp mà. Giá các ông có đòi giấy chứng nhận mắc bệnh ung thư thì chúng tôi cũng đem đến được.
    -Trước kia chúng tôi có bán than cho người bị tê thấp, nhưng nay than lại ít hơn trước nên chúng tôi không bán cho người bị tê thấp nữa.
    -Nguy to rồi!... thế chúng tôi lấy gì mà sưởi tổ ấm uyên ương?
    -Nhà ông có ai bị lao không?
    -Không!
    -Không thì chúng tôi biết làm thế nào? Muốn mua than thì phải bị ho lao mới được.
    Hừ, tôi ghét những giống bi quan ấy làm sao! Họ bảo: "người ta không bán than đâu.". Họ chẳng bán cho người bị ho lao đấy là gì?
    Các bạn cứ xem, nhờ giời, chúng tôi còn khoẻ mạnh sống qua được mùa đông này, đến sang năm tất cả nhà sẽ được mua than cho mà xem. Vì nói gì thì nói, chứ cứ sống ở chỗ lạnh lẽo không có gì sưởi ấm thì chắc chắn là được ho lao rồi.
    Tất nhiên là nếu đằng nào cũng phải bán than cho những người bị ho lao thì giá cứ bán ngay cho họ trước khi mắc bệnh có phải tốt hơn không... Không, như thế không được.
    Mà nếu bao giờ chúng tôi bị ho lao, có khi họ lại sẽ bảo: "Muốn mua than thì trước hết anh phải chết đi đã. Chúng tôi chỉ bán than để đun nước lau rửa cho người chết thôi."
    Thế mà có kẻ dám bảo: "người ta không bán than đấy". Đã có sự qui định, có luật lệ đặt ra để thi hành. Nếu anh không chết đi thì họ làm sao mà bán than cho anh được? Chuyến này tôi mua được than, tôi sẽ chở đến và vãi ra trước mũi những kẻ nào bảo "Cậu đừng hòng mua than" cho mà xem.
  5. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Thanh tra sắp đến
    Sở chúng tôi có 29 thầy phán và gần 20 loong toong. Chắc hẳn các bạn có nghe nói về hưu trí được hưởng nguyên lương. Tất cả mọi người chúng tôi đều ra sức thực hiện câu châm ngôn đó. Không, chúng tôi không có ai bỏ việc và trong giờ chính quyền mỗi người đàng hoàng một ghế... Có điều, thế có gọi là là làm việc hay không thì chưa biết? Làm lụng quái gì! Tôi ở Sở này được 9 năm mà không nhớ là có làm được việc gì hữu hiệu hay không. Xem chứng thượng cấp cũng quên chúng tôi. Có chúng tôi hay không có chúng tôi điều ấy thượng quan không cần biết. Đúng ra, cũng có một dạo Sở tôi làm việc. Một vị "tai to mặt nhớn" có đến nhưng rồi biến ngay. Từ đó không hiểu sao chúng tôi bị trên cũng quên mà dưới cũng chẳng nhớ. Tất nhiên, đúng lề đúng thói, thỉnh thoảng cũng thấy dội từ trên xuống mấy cái thông tri, vài cái trát đòi. Nhưng đến một hôm có trát đòi mà không có phục tín. Quan đốc Sở tôi, một người có đầu óc rất mực thực tế, đã không thèm nhìn nhận đến trát đòi của quan trên nữa. Còn quan trên thì cũng chẳng muốn quản ngại đến chúng tôi làm gì. Sở tôi muốn sao thì sao, các vị phủi tay hết. Người ta quên chúng tôi, tựa hồ chúng tôi không có mặt trên đời. Nhưng giải tán Sở này thì không ai nói đến nửa lời. Mà thực ra, làm sao giải tán được một công sở quốc gia to tát như thế chỉ vì nó không đáp ứng mấy cái trát đòi của quan trên?...
    Cuộc đời quan phán từng ấy năm dài đã mở mắt cho tôi nhìn ra được một chân lý. Tôi hiểu rằng ai làm nhiều, kẻ ấy bị tống thêm việc. Hy vọng làm cho chóng xong, tên viên chức khốn khổ kia ra sức mà cố gắng, nhưng liền ngay đó hắn bị giao thêm việc mới. Ngược lại, càng lười, càng thờ ơ, người ta càng ít muốn giao việc. "Thằng ấy đù đờ, bất tài lắm". Còn anh nào cố gắng thì tất nhiên người ta cũng càng cố gắng giao thêm nhiều việc. Xoay xở hết việc này việc kia, thế nào chẳng có sai sót. Thế là anh chàng phát bực, tính tình sinh ra cáu bẳn... ở đời bao giờ chả thế: làm nhiều thì có sai sót và tất nhiên người ta càng dễ công kích. Con người không làm gì thì lỗi lầm không có. Tâm hồn anh ta bao giờ cũng được thanh thản.
    Các công sở cũng thế mà thôi. Chẳng hạn có hai cơ quan: bệnh viện thú ý và sở hợp đồng thương mại. Sở này làm ăn tấp nập, ngược lại, bệnh viện thú ý chẳng làm gì hết.
    Thế thì sao, cuối cùng sự nghiệp thú ý nước nhà cũng chẳng đình đốn chỉ vì cái bệnh viện ấy ăn không ngồi rồi. Các bạn hãy tin rằng hoàn toàn không có chuyện gì xảy ra cả, chỉ có điều là những công việc dành cho bệnh viện thú ý sẽ chồng chất lên vai cái sở hợp đồng thương mại rất năng nổ và mẫn cán đó.
    Có thể có người biết một công sở siêng năng nào đó đang phải làm những phần việc của chúng tôi chăng? Cũng có thể chẳng ai làm thay chúng tôi vì chẳng ai cần đến chúng tôi cả!
    Cầu trời độ trì cho ngài quan đốc đã giúp cấp trên quên đi sự tồn tại của lũ chúng tôi.
    -Thế được rồi, nhưng cấp trên vẫn không quên trả lương các anh đấy chứ?
    -Khô... ô... ng! Việc đó chúng tôi giải quyết đến mức xuất sắc. Người ta không thể quên chúng tôi được. Giá chúng tôi cứ bỏ lỡ đi một hai tháng thì có lẽ người ta cũng quên thật. Nhưng tháng nào chúng tôi chả đi lĩnh lương. Kế toán thì lên sổ sách, chúng tôi thì ký tên. Một đại diện đến sở tài chính lĩnh tiền về chia. Nhân đây xin nói rằng ở Sở chúng tôi ký tên vào sổ đã được coi là công việc nặng nhọc nhất. Nếu không có cái khoản chức phận đó thì có thể cho rằng tiền lương ấy là tiền biếu không chúng tôi.
    Các bạn có biết những ý nghĩ gì thường nảy ra trong đầu mỗi khi tôi nghĩ đến Sở tôi, nơi tôi đã làm việc 9 năm hay không? Tôi thường tự bảo, giá cấp trên không quên hẳn chúng tôi thì không hiểu công việc có nhích lên chút nào hay không? Hay một trường hợp khác. Các bạn thử nghĩ, liệu có gì thay đổi không, nếu cấp trên quên hẳn đi một vài sở nữa, như họ đã quên chúng tôi? Trật tự trên trái đất liệu có bị phá vỡ không? Hay mọi sự vẫn như xưa? Hay biết đâu công việc lại chạy hơn! Tôi rất khao khát biết những điều ấy.
    Nhưng sự đời cái gì rồi cũng chấm dứt. Cuộc sống dông dài của chúng tôi kết thúc khi quan đốc tôi về hưu và có ngài Xápphét về thay. Tôi chỉ băn khoăn một điều: làm sao người ta biết được có cái ghế bỏ trống khi quan đốc tôi về hưu? Không những người ta biết mà còn cử được quan đốc khác đến ngồi cái ghế ấy! Thế mà trước đây tôi cứ tưởng rằng viễn cảnh cuối cùng của Sở tôi là lũ chúng tôi lần lượt xếp bút về hưu, không còn ai đến thay chỗ chúng tôi nữa. Rồi cùng với thầy phán nào về hưu cuối cùng, cả cái sở này sẽ nhắm mắt yên giấc vĩnh hằng.
    Bây giờ thì hoá ra quan trên không quên hẳn chúng tôi, một khi còn cử được về một quan đốc mới! Ngài Xápphét lập tức hăng hái bắt tay vào việc. Việc đầu tiên là ngài khiển trách bác làm vườn, anh thường trực, cậu loong-toong và bác gác cổng.
    Đúng 9h sáng ngài đến sở. Hiển nhiên là chưa ai đến. Không một bóng người. Các bạn nghĩ xem, mới 9h sáng!... Có ai đi làm giờ này? Tất nhiên, đến cũng được, nhưng đến làm gì? Giá thử có việc gì đó thì tôi xin lấy mạng sống tôi ra mà thề... anh em chúng tôi có thể đến được từ 8h chứ chẳng phải 9h đâu.
    Lại nói, ông ta đến lúc 9h, cửa còn khoá. Quan đốc phải đứng ngoài đợi. 10h bác gác cổng Maxta mới đến, bác ta đang định mở cổng thì quan đốc hỏi:
    -Bác là ai?
    Cần phải nói rằng Sở chúng tôi vẫn thường đảm bảo dân chủ tuyệt đối. Chẳng hạn, quan đốc cũng thế, nhân viên gác công cũng thế, ai cũng bình đẳng như ai. Vì vậy câu hỏi kia làm bác Muxta kinh ngạc. Vả lại, không kể những chuyện khác, đã nhiều năm nay trong Sở cũng như gần Sở, bác ta có gặp người lạ mặt bao giờ đâu. Vì thế, bác ta cũng hỏi lại đúng cái câu đó:
    -Vậy bác là ai?
    -Bác làm gì ở đây? - Quan đốc lên giọng.
    -Việc gì chẳng được! Còn bác làm gì ở đây? - Bác gác cổng ngỡ là gần Sở mới có một thằng ma cà bông lạ mặt, hoặc có thể là một gã mật thám, nên suýt nữa tóm cổ quan đốc mới vào đồn. Cũng may quan đốc kịp đoán ra:
    -Trước mặt nhà bác là quan đốc mới Sở này!
    -Còn trước mặt ngài là người gác cổng Sở này với 14 năm nghiệp vụ thâm niệm. Xin chào! - bác Muxta đáp lại.
    -Thế, ngoài bác ra ở đây không còn ai hay sao?
    -Sao lại không, tất nhiên là có chứ!
    Sau này hỏi bác Muxta, chúng tôi mới biết là ngài Xápphét còn hỏi thêm bác một câu:
    -Bây giờ 9h mà cửa còn khoá. Nếu nhân viên đến sớm hơn thì làm sao vào được?
    -Mỗi người họ có một chìa riêng. Ai đến sớm, người ấy tự mở. Ngài đừng lo, hôm nay tôi sẽ thửa riêng cho ngài một chìa.
    Lúc tôi đến nơi, không khí toàn Sở im lặng như trong huyệt mộ.
    -Xin chào các người anh em, có chuyện gì vậy? - tôi hỏi mọi người.
    -Gay rồi. Người ta đặt lên đầu chúng ta một lão quan đốc tởm tợm.
    Chúng tôi chưa kịp đôi hồi thì bác Muxta đã vào phòng bảo tôi:
    -Quan đốc gọi anh.
    Tôi lên phòng quan.
    Trước mắt tôi là một người mặt dài ngoẵng. Ông ta ngồi chống cùi tay lên tấm kính mặt bàn.
    -Tôi lấy làm hân hạnh được gặp ngài! - Tôi nói và đưa tay trước.
    Quan lưỡng lự giây lát ra chiều suy nghĩ có nên đưa tay ra không, cuối cùng ngài bắt tay tôi.
    -Công việc của ông là gì? - ngài hỏi.
    -Tôi ấy ạ, bẩm ngài?
    -Phải.
    -Dạ, nhân viên văn phòng.
    -"Nhân viên" là thế nào?
    Câu hỏi ngốc ơi là ngốc!
    -Dạ, tức là phán chức.
    -Tôi hiểu rồi, thưa ông, nhưng ông là phán chức gì? Ông đảm lãnh công việc gì?
    -Dạ, lạy trời, anh em chúng tôi không có sự phân biệt. Vậy nên...
    -Hàng ngày ông đến Sở lúc mấy giờ?
    -Tôi không dám nói chắc, nhưng bao giờ cũng trước bữa ăn trưa ạ.
    -Thế các ông không phải đến lúc chín giờ à?
    -Đến làm gì ạ, thưa ngài? Đến sớm thế tôi biết làm việc gì được?
    -Nếu vậy ông cứ ngồi nhà. Đừng bao giờ đến nữa.
    -Bẩm ngài xá cho, có thể nào người ta từ sáng đến tối chịu được tiếng vợ con eo xèo! ít lâu nữa ngài sẽ phải thừa nhận rằng khó có thể ngồi nhà được từ sáng đến tối. Thế nào ngài cũng phải mò đến Sở làm việc.
    Quan đốc không mời tôi ngồi, nhưng để ngài khỏi ngượng vì bất lịch sự, tôi bèn ngồi xuống ghế bành.
    Rồi tôi rút bao thuốc bóc ra đưa mời.
    Nhưng quan bảo:
    -Ông về được rồi.
    Lão ta tệ hại thật! Tôi đút thuốc vào túi, bước ra.
    Lão Xápphét không cho chúng tôi yên. Đầu tiên lão nghĩ ra (chết cha chúng tôi!) một kiểu điểm danh mới. Ai cũng phải đến đúng 9h sáng và không ai được về trước 5h chiều. Phút đầu và phút cuối phải ghi sổ.
    Lão tính rằng bằng cách đó lão sẽ phát hiện được ai đi làm, ai đi chơi, ai đi đúng giờ, ai đến muộn. Nhưng sổ ấy của lão Xápphét không đạt yêu cầu: chẳng ai buồn ghi vào cả.
    -Quét mạng nhện đi!
    -Lau cửa kính đi! - thỉnh thoảng lại thấy vang lên những tiếng quát lợm giọng của quan đốc. Ai quát nấy nghe. Chẳng ai để tai đến cả.
    -Ghi phiếu công vụ đi!
    -Phiếu công vụ là gì ạ?
    -Tất cả nhân viên đều phải làm lý lịch và nộp cho tôi!
    Lý lịch? Bố ai biết được đã bao nhiêu lâu rồi tôi chẳng làm một thứ lý lịch nào cả. Bụi trong tủ đầy đến đốt ngón tay.
    Mỗi ngày lão nghĩ ra một trò làm khổ chúng tôi.
    -Chúng ta sẽ lập một sổ đăng ký công văn!... Chúng ta sẽ lập một sổ kiểm tra hành chính.
    -Lạy trời, sổ đăng ký là cái quái gì? Chúng ta làm gì có công văn. Có gì mà đăng với ký?
    Ngày nào lão cũng có một tối kiến gì đó. Mặc xác lão! Chẳng ai để ý! Lão làm việc lão, chúng tôi làm việc chúng tôi. Một bữa, các bạn đồng sự yêu cầu tôi:
    -Cậu đi giải thích cho cái lão ấy biết nội tình của chúng ta chứ.
    Tôi đi luôn.
    -Thưa ngài - tôi nói - Ngài thật hoài công làm khổ chúng tôi. Sở này có như các Sở khác đâu. ở đây không có việc làm! Ngài bày việc ra làm gì!
    -Các ông có ăn lương không đấy? - lão hỏi.
    -Có chứ ạ - tôi đáp.
    -Vì sao các ông hưởng lương?
    -Thưa ngài, chúng tôi phụng sự quốc gia thì tất phải được tiền chứ ạ. Chẳng lẽ mang tiếng là nhân viên nhà nước mà lại không lương à?
    -Nếu vậy các ông phải làm việc!
    -Chẳng lẽ có việc mà chúng tôi không làm hay sao? Cái Sở này đã bị quên rồi, thậm chí chẳng còn ai biết đến nó nữa.
  6. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Quan đốc giận tím mặt. Ngài vung tay, gầm lên:
    -Việc nước phải cho ra việc nước. Tôi bắt các ông phải phục tùng tôi!
    Ông ấy cứ bắt đi mà xem! Có điều ông ấy phải lo thân trước đã.
    -Tôi sẽ phê vào lý lịch của ông...
    Ông cứ phê đi mà xem!...
    -Tôi sẽ bẩm lên thượng cấp!
    Ông cứ bẩm đi! Sợ gì?
    Ông ấy có làm gì cũng chẳng ăn thua. Không sao xoay nổi chúng tôi. Mạng nhện trên trần không quét được, bụi trong tủ không lau được. Vẫn như xưa, chẳng ai nhớ phải đi làm mấy giờ, tan sở mấy giờ, sổ kiểm danh cũng chẳng ai ghi. Rồi đến ưức chúng tôi phải gửi giấy lên quan đốc:
    "Ông cứ kệ thây chúng tôi. Ông cứ ngồi đâu ngồi đấy. Nếu ông không nhượng, chúng tôi sẽ đồng tình làm đơn khiếu ông."
    -Các ông muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không bao giờ thò mũi vào việc các ông nữa! - cuối cùng ngài Xápphét khoát tay nói.
    Chúng tôi lại trở lại cuộc đời xưa. Có quan đốc hay không, không ai cần biết. Thực ra, ngày nào ông cũng vẫn đến Sở đúng 9h sáng và ra về đúng 5h chiều. Cái lão khốn khổ ấy cứ ngồi từ sáng đến chiều thu lu trong văn phòng của mình. Lão làm gì chúng tôi không ai hay biết!
    Một hôm người đưa thư mang đến Sở một bì công văn màu vàng. Ala! Lạy thánh Ala! ở đâu thế này? Chúng tôi bối rối không biết làm gì. Mọi người xúm lại bảo nhau: "Anh bóc ra xem!" Nhưng không ai dám bóc cả.
    Ông Mucxin bảo bác Huyxammettin:
    -Nào, bác bóc ra đi!
    Bác Huyxammettin hoảng sợ, kêu lên:
    -Sao ông không làm mà lại xúi tôi?
    -Trời ơi, nhưng bác là phần văn thư kia mà!
    -Sao ông biết?
    Để khỏi cãi nhau, tôi cầm lấy phong bì, bảo:
    -Chúng ta bóc làm gì? Chỉ tổ mang thêm trách nhiệm. Cứ để cho quan đốc bóc lấy.
    Chúng tôi kéo nhau đến, tôi đi trước, anh em đi sau.
    -Thưa quan đốc - tôi nói - ngài có thư ạ.
    Quan đốc dùgn dao cắt giấy mở phong bì ngay trước mắt chúng tôi. Cái gì bên trong thế nhỉ? Quỉ thật! Mọi người chúng tôi đều hồi hộp chờ đợi một con thỏ nhảy chồm ra hay một con bồ câu bay vụt lên. Và lao quan nào là người nghĩ ra cái trò gửi công văn về Sở chúng tôi thế nhỉ? Cuối cùng, quan đốc lôi được trong phong bì ra một tờ công văn, liếc mắt rồi đọc:
    -Sở chúng ta xếp vào khu thanh tra thứ ba. Trong tháng 4 sẽ có kiểm tra công việc.
    -Trời ơi - ông Mucxim kêu lên.
    -Kiểm tra? Thanh tra sắp đến? - bác Huyxammettin không tin lỗ tai mình, lắp bắp - Cơ khổ!
    -Chẳng lẽ tháng 4 đã về?
    -Làm sao bây giờ, các người anh em?
    Chỉ riêng quan đốc còn giữ được vẻ bình thản:
    -Thanh tra chứ có phải thánh Ala đâu. Hắn chẳng làm gì chúng ta được.
    -Trời ơi, ngài Xápphét, ngài nói gì vậy. Hay là trong đời ngài chưa thấy thanh tra lần nào? Ngày xưa đã có lần thanh tra đến đây...
    -Thì lão ấy cũng không phải là Thần chết... Sao, lão ấy cắt cổ chúng ta à?
    -Chao ôi, nếu thế thì đã phúc tổ... đằng này lão ấy hành hạ còn chán. Lão ấy sẽ đuổi cổ chúng ta đi xa, sẽ ném chúng ta đi mỗi người một xứ như xua chim non vậy.
    -Tôi đã sắp đến kỳ tăng lương. Nếu phải đi tỉnh khác thì hỏng bét cả.
    -Tôi cũng vậy. Thằng cháu trai đang học trung học, còn cháu gái đại học!
    -Cái bọn thanh tra có bao giờ chịu hiểu hoàn cảnh người khác, chúng chỉ biết thải người cho gọn tay!
    Nhưng còn quan đốc thì sao? Tựa hồ lão ta chả can hệ gì.
    -Thanh tra thì mặc thanh tra! Họ chẳng làm gì được đâu. Nghĩ đến làm gì...
    Không, các bạn thử nhìn mặt thanh tra mà xem. Mỗi người chúng tôi đều còn nhớ những chuyện ngày xưa rắc rối vì cái lũ thanh tra ấy.
    -Ngày xưa có một lão thanh tra đến Sở mình. Các bạn nhớ lại mà xem, lão đuổi thẳng cánh ngay một thầy phán, cầu trời cho thầy Xulâyman ấy được mạnh giỏi chỉ vì thầy ấy có pha cà phê trong giờ làm việc.
    -Bọn thanh tra ấy có biết thương ai bao giờ. Có một lần chúng đến chỗ bọn mình...
    Nhưng lão quan đốc vẫn cứ bình chân như vại. Làm sao bây giờ? Chúng tôi đành xắn tay lên làm vệ sinh. Ala, lạy thánh Ala, bẩn ơi là bẩn. Rác rưởi chở đi hết xe này đến xe khác. Bụi bậm lưu cữu trong tủ thành một lớp dày đến nỗi người đến kẻ đi, không ai đừng được, ai cũng phải lấy ngón tay viết một dòng lưu niệm hay ít ra thì cũng vạch loằng ngoằng mấy nét rồng rắn.
    Một nhân viên nhìn thấy trên gương tủ, nơi vứt lỏng chỏng mấy thứ văn phòng phẩm dòng chữ:
    "Suban, con của Khưđưa, sinh năm 1330, làng Baylemgiu, tổng Xivát", nhưng anh ta cũng chẳng buồn lau.
    -Đây là bút tích bạn cũ của tôi, xoá đi sao đành! - anh khuyên chúng tôi.
    Bụi hết, rác sạch. Tường nhà quét vôi khang trang. Mọi người chung tay sơn cửa to, cửan hỏ. Anh nọ trách anh kia lơ là. Thế là có cái cầu thang ai cũng tranh nhau quét. Văn phòng trông khác hẳ. Đồ đạc bóng loáng. Sạch sẽ cũng thích thật. Có người nói lão thanh tra đến một huyện lỵ nọ. Lão kiểm tra một công sở. Lão rờ ngón tay vào một máy chữ và bảo: "Bụi này mấy chục năm rồi đây?" Tất nhiên, thế là sự nghiệp một quan phán nào đó đi tong.
    Bác làm vườn của chúng tôi đã cắt hết rau để trồng hoa. Đi đâu chúng tôi cũng kháo nhau về thanh tra. Toàn những tin đồn sấm sét: Đến công sở nào thấy ai bỏ giờ hành chính là đuổi ngay. Ai chểnh mảng công việc là có ngay tờ trình thượng cấp! Chúng tôi bèn đi làm không phải 9h, mà là 8h sáng.
    -Các người anh em ạ, vì Chúa, mỗi người anh em phải tìm lấy cho mình một việc mà làm. Có phải ngày xưa tháng nào chúng ta cũng làm một bản lập bô, phải không nhỉ?
    -Rút các tờ phiếu ra!
    -Chuẩn bị các bản thông báo đi!
    Chúng tôi triển khai hoạt động như điên. Cả guồng máy đã quay tít. Ngày nào chúng tôi cũng trình quan đốc giấy tờ các ban bệ, tổ nhóm. Chúng tôi vừa đệ báo cáo lên trên, đã thấy trên gửi trát xuống. Tha hồ các máy chữ lách cách, ngòi bút soàn soạt, các bản thảo được viết đi sửa lại. Văn phòng đã được khách làm ăn để mắt đến. Nhan nhản trên các mặt bàn là dấu tem thư, chữ ký, bản in, quyết định...
    -Mang cái này sang phòng bên!
    -Đưa sang bàn kia lấy chữ ký!
    -Trả cho tiền lệ phí!
    -Nộp 12 ảnh làm giấy chứng nhận!
    -Ông trưởng phòng hai có duyệt không ạ?
    -Cần một con tem 270 xu.
    Tin đồn về lão thanh tra ngày càng sấm sét hơn. Lão bước chân đến văn phòng nào thì ở đó rơi lông rụng cánh.
    Mỗi ngày chúng tôi không phải chỉ làm 8h, mà làm đến 10h, thậm chí chủ nhật cũng không bỏ ra khỏi công sở. Thế mà việc vẫn không hết.
    Rồi bỗng có tin báo là quan thanh tra sẽ đến vào ngày thứ 4. Cả văn phòng sôi lên. Để chờ ký giấy, các thầy xếp thành hàng dài. Điệu này nếu không cho thêm biên chế chúng tôi đến chết bẹp dưới đống giấy tờ tồn lại này mất.
    Chỉ riêng quan đốc biết quan thanh tra sắp đến mà vẫn không mất bình tĩnh.
    -Đến thì đến chứ sao! - ông lạnh lùng nói.
    -Bẩm ngài Xápphét, đến thì đến là thế nào ạ? Với lão ấy không đùa được đâu. Có những nguồn tin đáng tin cậy cho chúng tôi biết rằng thứ 4 này lão ta sẽ đến.
    -Lão ấy không ăn thịt được ta! Đến thì cứ đến!
    -Ngài chắc chưa bao giờ làm việc với thanh tra?
    -Các bạn thân mến, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì đây?
    -Dọn buồng riêng này, mở tiệc chiêu đãi này. Chẳng lẽ những việc ấy lại không cần hay sao?
    -Chả... a... a cần! - ngài Xápphét nói - Sở ta chẳng có xu nào để làm việc ấy cả.
    Từ xưa tới nay các bạn đã thấy người nào gàn như thế chưa? Vì lão thanh tra đến, suốt 2 tháng rưỡi nay chúng tôi đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt. Chúng tôi làm việc cật lực bởi vì rằng không nay thì mai lão ta sẽ đến. Mà ngày đó chúng tôi lại không tổ chức nổi một bữa tiệc hay sao. Bê bối không thể tưởng tượng được. Nếu không cho lão ta được một bữa chén thì công lao chúng tôi đều xuống biển hết.
    Thế là anh em đồng sự chúng tôi gom tiền nhau lại đặt một bữa tiệc vào thứ 4 tại câu lạc bộ thương mại.
    Đêm thứ 3 tôi không sao nhắm mắt được. Tôi dậy sớm rửa mặt, cạo râu rồi đi làm từ lúc 7h30. Thế mà vẫn là người cuối cùng. Tôi thấy ai nấy đều mặc quần áo mới cứng, người nào chỗ nấy đàng hoàng.
    Như thường lệ, quan đốc vẫn đến lúc 9h và vào phòng riêng làm việc.
    Cả sở tôi sôi động công việc. Ai cũng muốn làm tốt hơn, nhanh hơn. Mãi đến trưa cũng chẳng thấy tăm hơi thanh tra đâu cả.
    Hay là mai lão ấy mới đến? Chúng tôi bàn đến câu lạc bộ thương mại xin chuyển bữa tiệc sang ngày mai. Để một ngày thức ăn cũng có hỏng đâu mà sợ!
    Có tiếng chuông điện thoại, rồi có tin điện đến, mọi người nhớn nhác chờ tin thanh tra. Nhưng rõ ràng là không ai nghe được gì về lão, không ai nhìn thấy mặt lão.
    -Chính bác là người tung tin ra phải không?
    -Chết, bác nhớ lại xem, đây có phải là chuyện đùa đâu?
    Tối hôm đó chúng tôi tự khao mình một bữa. Mọi chuyện đều xoay quanh lão thanh tra:
    -Này, sao lão ta không đến nhỉ?
    -Bao giờ lão ấy mới đến?
    -Rồi xem, bao giờ lão ta cũng đến chộp chúng ta bất thình lình.
    Đến cuối bữa, không kìm được nữa, quan đốc mới cười phá lên:
    -Thưa các ngài ! Chẳng có thanh tra thanh triếc gì cả. Tin ấy chính là tôi tung ra đấy. Cái thư báo tin lão ấy đến cũng là tôi gởi.
    ái chà, đồ lừa đảo, khiếp quá, đồ đểu!
    -Thì tôi biết làm thế nào khác nữa? Mọi biện pháp của tôi đều không đạt kết quả gì! Tôi không sao đưa các ông vào nề nếp được. Chính các ông buộc tôi phải lừa dối, phải bịa ra chuyện quan thanh tra đến. Bây giờ các ông thấy không, công việc đã chạy đều răm rắp!
    Bữa tiệc chẳng làm chúng tôi vui lên tí nào. Những ngày sau dù chúng tôi có cố gắng bao nhiêu cũng không làm cho công sở trở lại trạng thái mấy hôm trước được, không khí nó cứ thế nào ấy.
    Nhưng bộ máy đã khởi động. Các cấp trên cũng đã biết đến chúng tôi và bắt đầu dội xuống trăm thứ giấy tờ lục vấn. Khách làm việc bắt đầu ra vào. Dù chúng tôi có cố tránh cũng không tránh được họ. Hơn nữa, họ còn quát tháo chúng tôi:
    -Cái nàh ông này, chúng tôi đến nộp thuế chứ làm gì. Chính tiền lương của các ông cũng nằm trong này cả đấy. Làm đi, làm việc đi chứ, chúng tôi lại bẩm quan trên bây giờ!
    Từ độ đó chúng tôi không chây lười được nữa. Sợ thay, công việc mỗi ngày một nhiều hơn, không sức đâu làm xuể được. Sở tôi đã nhận thêm 10 người mà việc vẫn không giảm. Tội vạ ấy chính là do cái lão già Xápphét lừa đảo kia mà ra cả.
    Thế đấy, chúng tôi chẳng thấy mặt mũi quan thanh tra đâu, nhưng đầu óc không lúc nào rời được lão. Bao giờ chúng tôi ngồi làm việc cũng dường như có con mắt cú vọ của lão theo dõi.
    Tối nào cầu nguyện, chúng tôi cũng chỉ xin một điều:
    -Lạy thánh Ala vĩ đại, xin người ban cho chúng tôi một viên giám đốc như viên giám đốc ngày xưa. Cầu cho lão ấy nhổ toẹt vào công việc trong sở và cấp trên quên hẳn chúng tôi!
  7. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Thanh tra sắp đến
    ==============
    Sở chỳng tụi cú 29 thầy phỏn và gần 20 loong toong. Chắc hẳn cỏc bạn cú nghe núi về hưu trớ được hưởng nguyờn lương. Tất cả mọi người chỳng tụi đều ra sức thực hiện cõu chõm ngụn đú. Khụng, chỳng tụi khụng cú ai bỏ việc và trong giờ chớnh quyền mỗi người đàng hoàng một ghế... Cú điều, thế cú gọi là là làm việc hay khụng thỡ chưa biết? Làm lụng quỏi gỡ! Tụi ở Sở này được 9 năm mà khụng nhớ là cú làm được việc gỡ hữu hiệu hay khụng. Xem chứng thượng cấp cũng quờn chỳng tụi. Cú chỳng tụi hay khụng cú chỳng tụi điều ấy thượng quan khụng cần biết. Đỳng ra, cũng cú một dạo Sở tụi làm việc. Một vị "tai to mặt nhớn" cú đến nhưng rồi biến ngay. Từ đú khụng hiểu sao chỳng tụi bị trờn cũng quờn mà dưới cũng chẳng nhớ. Tất nhiờn, đỳng lề đỳng thúi, thỉnh thoảng cũng thấy dội từ trờn xuống mấy cỏi thụng tri, vài cỏi trỏt đũi. Nhưng đến một hụm cú trỏt đũi mà khụng cú phục tớn. Quan đốc Sở tụi, một người cú đầu úc rất mực thực tế, đó khụng thốm nhỡn nhận đến trỏt đũi của quan trờn nữa. Cũn quan trờn thỡ cũng chẳng muốn quản ngại đến chỳng tụi làm gỡ. Sở tụi muốn sao thỡ sao, cỏc vị phủi tay hết. Người ta quờn chỳng tụi, tựa hồ chỳng tụi khụng cú mặt trờn đời. Nhưng giải tỏn Sở này thỡ khụng ai núi đến nửa lời. Mà thực ra, làm sao giải tỏn được một cụng sở quốc gia to tỏt như thế chỉ vỡ nú khụng đỏp ứng mấy cỏi trỏt đũi của quan trờn?...
    Cuộc đời quan phỏn từng ấy năm dài đó mở mắt cho tụi nhỡn ra được một chõn lý. Tụi hiểu rằng ai làm nhiều, kẻ ấy bị tống thờm việc. Hy vọng làm cho chúng xong, tờn viờn chức khốn khổ kia ra sức mà cố gắng, nhưng liền ngay đú hắn bị giao thờm việc mới. Ngược lại, càng lười, càng thờ ơ, người ta càng ớt muốn giao việc. "Thằng ấy đự đờ, bất tài lắm". Cũn anh nào cố gắng thỡ tất nhiờn người ta cũng càng cố gắng giao thờm nhiều việc. Xoay xở hết việc này việc kia, thế nào chẳng cú sai sút. Thế là anh chàng phỏt bực, tớnh tỡnh sinh ra cỏu bẳn... ở đời bao giờ chả thế: làm nhiều thỡ cú sai sút và tất nhiờn người ta càng dễ cụng kớch. Con người khụng làm gỡ thỡ lỗi lầm khụng cú. Tõm hồn anh ta bao giờ cũng được thanh thản.
    Cỏc cụng sở cũng thế mà thụi. Chẳng hạn cú hai cơ quan: bệnh viện thỳ ý và sở hợp đồng thương mại. Sở này làm ăn tấp nập, ngược lại, bệnh viện thỳ ý chẳng làm gỡ hết.
    Thế thỡ sao, cuối cựng sự nghiệp thỳ ý nước nhà cũng chẳng đỡnh đốn chỉ vỡ cỏi bệnh viện ấy ăn khụng ngồi rồi. Cỏc bạn hóy tin rằng hoàn toàn khụng cú chuyện gỡ xảy ra cả, chỉ cú điều là những cụng việc dành cho bệnh viện thỳ ý sẽ chồng chất lờn vai cỏi sở hợp đồng thương mại rất năng nổ và mẫn cỏn đú.
    Cú thể cú người biết một cụng sở siờng năng nào đú đang phải làm những phần việc của chỳng tụi chăng? Cũng cú thể chẳng ai làm thay chỳng tụi vỡ chẳng ai cần đến chỳng tụi cả!
    Cầu trời độ trỡ cho ngài quan đốc đó giỳp cấp trờn quờn đi sự tồn tại của lũ chỳng tụi.
    -Thế được rồi, nhưng cấp trờn vẫn khụng quờn trả lương cỏc anh đấy chứ?
    -Khụ... ụ... ng! Việc đú chỳng tụi giải quyết đến mức xuất sắc. Người ta khụng thể quờn chỳng tụi được. Giỏ chỳng tụi cứ bỏ lỡ đi một hai thỏng thỡ cú lẽ người ta cũng quờn thật. Nhưng thỏng nào chỳng tụi chả đi lĩnh lương. Kế toỏn thỡ lờn sổ sỏch, chỳng tụi thỡ ký tờn. Một đại diện đến sở tài chớnh lĩnh tiền về chia. Nhõn đõy xin núi rằng ở Sở chỳng tụi ký tờn vào sổ đó được coi là cụng việc nặng nhọc nhất. Nếu khụng cú cỏi khoản chức phận đú thỡ cú thể cho rằng tiền lương ấy là tiền biếu khụng chỳng tụi.
    Cỏc bạn cú biết những ý nghĩ gỡ thường nảy ra trong đầu mỗi khi tụi nghĩ đến Sở tụi, nơi tụi đó làm việc 9 năm hay khụng? Tụi thường tự bảo, giỏ cấp trờn khụng quờn hẳn chỳng tụi thỡ khụng hiểu cụng việc cú nhớch lờn chỳt nào hay khụng? Hay một trường hợp khỏc. Cỏc bạn thử nghĩ, liệu cú gỡ thay đổi khụng, nếu cấp trờn quờn hẳn đi một vài sở nữa, như họ đó quờn chỳng tụi? Trật tự trờn trỏi đất liệu cú bị phỏ vỡ khụng? Hay mọi sự vẫn như xưa? Hay biết đõu cụng việc lại chạy hơn! Tụi rất khao khỏt biết những điều ấy.
    Nhưng sự đời cỏi gỡ rồi cũng chấm dứt. Cuộc sống dụng dài của chỳng tụi kết thỳc khi quan đốc tụi về hưu và cú ngài Xỏpphột về thay. Tụi chỉ băn khoăn một điều: làm sao người ta biết được cú cỏi ghế bỏ trống khi quan đốc tụi về hưu? Khụng những người ta biết mà cũn cử được quan đốc khỏc đến ngồi cỏi ghế ấy! Thế mà trước đõy tụi cứ tưởng rằng viễn cảnh cuối cựng của Sở tụi là lũ chỳng tụi lần lượt xếp bỳt về hưu, khụng cũn ai đến thay chỗ chỳng tụi nữa. Rồi cựng với thầy phỏn nào về hưu cuối cựng, cả cỏi sở này sẽ nhắm mắt yờn giấc vĩnh hằng.
    Bõy giờ thỡ hoỏ ra quan trờn khụng quờn hẳn chỳng tụi, một khi cũn cử được về một quan đốc mới! Ngài Xỏpphột lập tức hăng hỏi bắt tay vào việc. Việc đầu tiờn là ngài khiển trỏch bỏc làm vườn, anh thường trực, cậu loong-toong và bỏc gỏc cổng.
    Đỳng 9h sỏng ngài đến sở. Hiển nhiờn là chưa ai đến. Khụng một búng người. Cỏc bạn nghĩ xem, mới 9h sỏng!... Cú ai đi làm giờ này? Tất nhiờn, đến cũng được, nhưng đến làm gỡ? Giỏ thử cú việc gỡ đú thỡ tụi xin lấy mạng sống tụi ra mà thề... anh em chỳng tụi cú thể đến được từ 8h chứ chẳng phải 9h đõu.
    Lại núi, ụng ta đến lỳc 9h, cửa cũn khoỏ. Quan đốc phải đứng ngoài đợi. 10h bỏc gỏc cổng Maxta mới đến, bỏc ta đang định mở cổng thỡ quan đốc hỏi:
    -Bỏc là ai?
    Cần phải núi rằng Sở chỳng tụi vẫn thường đảm bảo dõn chủ tuyệt đối. Chẳng hạn, quan đốc cũng thế, nhõn viờn gỏc cụng cũng thế, ai cũng bỡnh đẳng như ai. Vỡ vậy cõu hỏi kia làm bỏc Muxta kinh ngạc. Vả lại, khụng kể những chuyện khỏc, đó nhiều năm nay trong Sở cũng như gần Sở, bỏc ta cú gặp người lạ mặt bao giờ đõu. Vỡ thế, bỏc ta cũng hỏi lại đỳng cỏi cõu đú:
    -Vậy bỏc là ai?
    -Bỏc làm gỡ ở đõy? - Quan đốc lờn giọng.
    -Việc gỡ chẳng được! Cũn bỏc làm gỡ ở đõy? - Bỏc gỏc cổng ngỡ là gần Sở mới cú một thằng ma cà bụng lạ mặt, hoặc cú thể là một gó mật thỏm, nờn suýt nữa túm cổ quan đốc mới vào đồn. Cũng may quan đốc kịp đoỏn ra:
    -Trước mặt nhà bỏc là quan đốc mới Sở này!
    -Cũn trước mặt ngài là người gỏc cổng Sở này với 14 năm nghiệp vụ thõm niệm. Xin chào! - bỏc Muxta đỏp lại.
    -Thế, ngoài bỏc ra ở đõy khụng cũn ai hay sao?
    -Sao lại khụng, tất nhiờn là cú chứ!
    Sau này hỏi bỏc Muxta, chỳng tụi mới biết là ngài Xỏpphột cũn hỏi thờm bỏc một cõu:
    -Bõy giờ 9h mà cửa cũn khoỏ. Nếu nhõn viờn đến sớm hơn thỡ làm sao vào được?
    -Mỗi người họ cú một chỡa riờng. Ai đến sớm, người ấy tự mở. Ngài đừng lo, hụm nay tụi sẽ thửa riờng cho ngài một chỡa.
    Lỳc tụi đến nơi, khụng khớ toàn Sở im lặng như trong huyệt mộ.
    -Xin chào cỏc người anh em, cú chuyện gỡ vậy? - tụi hỏi mọi người.
    -Gay rồi. Người ta đặt lờn đầu chỳng ta một lóo quan đốc tởm tợm.
    Chỳng tụi chưa kịp đụi hồi thỡ bỏc Muxta đó vào phũng bảo tụi:
    -Quan đốc gọi anh.
    Tụi lờn phũng quan.
    Trước mắt tụi là một người mặt dài ngoẵng. ễng ta ngồi chống cựi tay lờn tấm kớnh mặt bàn.
    -Tụi lấy làm hõn hạnh được gặp ngài! - Tụi núi và đưa tay trước.
    Quan lưỡng lự giõy lỏt ra chiều suy nghĩ cú nờn đưa tay ra khụng, cuối cựng ngài bắt tay tụi.
    -Cụng việc của ụng là gỡ? - ngài hỏi.
    -Tụi ấy ạ, bẩm ngài?
    -Phải.
    -Dạ, nhõn viờn văn phũng.
    -"Nhõn viờn" là thế nào?
    Cõu hỏi ngốc ơi là ngốc!
    -Dạ, tức là phỏn chức.
    -Tụi hiểu rồi, thưa ụng, nhưng ụng là phỏn chức gỡ? ễng đảm lónh cụng việc gỡ?
    -Dạ, lạy trời, anh em chỳng tụi khụng cú sự phõn biệt. Vậy nờn...
    -Hàng ngày ụng đến Sở lỳc mấy giờ?
    -Tụi khụng dỏm núi chắc, nhưng bao giờ cũng trước bữa ăn trưa ạ.
    -Thế cỏc ụng khụng phải đến lỳc chớn giờ à?
    -Đến làm gỡ ạ, thưa ngài? Đến sớm thế tụi biết làm việc gỡ được?
    -Nếu vậy ụng cứ ngồi nhà. Đừng bao giờ đến nữa.
    -Bẩm ngài xỏ cho, cú thể nào người ta từ sỏng đến tối chịu được tiếng vợ con eo xốo! ớt lõu nữa ngài sẽ phải thừa nhận rằng khú cú thể ngồi nhà được từ sỏng đến tối. Thế nào ngài cũng phải mũ đến Sở làm việc.
    Quan đốc khụng mời tụi ngồi, nhưng để ngài khỏi ngượng vỡ bất lịch sự, tụi bốn ngồi xuống ghế bành.
    Rồi tụi rỳt bao thuốc búc ra đưa mời.
    Nhưng quan bảo:
    -ễng về được rồi.
    Lóo ta tệ hại thật! Tụi đỳt thuốc vào tỳi, bước ra.
    Lóo Xỏpphột khụng cho chỳng tụi yờn. Đầu tiờn lóo nghĩ ra (chết cha chỳng tụi!) một kiểu điểm danh mới. Ai cũng phải đến đỳng 9h sỏng và khụng ai được về trước 5h chiều. Phỳt đầu và phỳt cuối phải ghi sổ.
  8. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Lóo tớnh rằng bằng cỏch đú lóo sẽ phỏt hiện được ai đi làm, ai đi chơi, ai đi đỳng giờ, ai đến muộn. Nhưng sổ ấy của lóo Xỏpphột khụng đạt yờu cầu: chẳng ai buồn ghi vào cả.
    -Quột mạng nhện đi!
    -Lau cửa kớnh đi! - thỉnh thoảng lại thấy vang lờn những tiếng quỏt lợm giọng của quan đốc. Ai quỏt nấy nghe. Chẳng ai để tai đến cả.
    -Ghi phiếu cụng vụ đi!
    -Phiếu cụng vụ là gỡ ạ?
    -Tất cả nhõn viờn đều phải làm lý lịch và nộp cho tụi!
    Lý lịch? Bố ai biết được đó bao nhiờu lõu rồi tụi chẳng làm một thứ lý lịch nào cả. Bụi trong tủ đầy đến đốt ngún tay.
    Mỗi ngày lóo nghĩ ra một trũ làm khổ chỳng tụi.
    -Chỳng ta sẽ lập một sổ đăng ký cụng văn!... Chỳng ta sẽ lập một sổ kiểm tra hành chớnh.
    -Lạy trời, sổ đăng ký là cỏi quỏi gỡ? Chỳng ta làm gỡ cú cụng văn. Cú gỡ mà đăng với ký?
    Ngày nào lóo cũng cú một tối kiến gỡ đú. Mặc xỏc lóo! Chẳng ai để ý! Lóo làm việc lóo, chỳng tụi làm việc chỳng tụi. Một bữa, cỏc bạn đồng sự yờu cầu tụi:
    -Cậu đi giải thớch cho cỏi lóo ấy biết nội tỡnh của chỳng ta chứ.
    Tụi đi luụn.
    -Thưa ngài - tụi núi - Ngài thật hoài cụng làm khổ chỳng tụi. Sở này cú như cỏc Sở khỏc đõu. ở đõy khụng cú việc làm! Ngài bày việc ra làm gỡ!
    -Cỏc ụng cú ăn lương khụng đấy? - lóo hỏi.
    -Cú chứ ạ - tụi đỏp.
    -Vỡ sao cỏc ụng hưởng lương?
    -Thưa ngài, chỳng tụi phụng sự quốc gia thỡ tất phải được tiền chứ ạ. Chẳng lẽ mang tiếng là nhõn viờn nhà nước mà lại khụng lương à?
    -Nếu vậy cỏc ụng phải làm việc!
    -Chẳng lẽ cú việc mà chỳng tụi khụng làm hay sao? Cỏi Sở này đó bị quờn rồi, thậm chớ chẳng cũn ai biết đến nú nữa.
    Xót tiền dân
    -Khách sạn gì mà xây lâu đến thế kia chứ!
    -Chứ gì, ngần ấy thời gian thì xây được cả thành phố đâu phải chỉ một khách sạn.
    -Sao lại lâu thế nhỉ? Hay là ta chọn nhầm cách thầu khoán.
    -Khách sạn này cũng có mấy nhà thầu nước ngoài xin việc không hiểu sao các ông ấy lại ưng nhà này: cũng chẳng phải vì nhà ấy đòi ít, cũng chẳng phải họ làm tốt các hợp đồng khác cũng chẳng phải vì họ chiều mình. Sự thể ra sao tôi phải quan sát đã rồi mới dám nói.
    Hoá ra là quan trên cũng nhiều mà cung cách cũng lắm: nào mở tiệc ăn mừng, nào cắt băng khởi công, nào quan lớn tự tay đặt viên gạch đầu lấy mau. Rồi chiêu đãi dưới trên, ăn một miếng, nhớ một đời, rồi báo chí rùm beng, bài to, ảnh nhớn.
    ít lâu sau hàng rào khách sạn tương lai mọc lên.
    Một hôm có 3 chiếc xe con đò cạnh công trường. Nào phải ai xa lạ, chính là các vị quan chức nước nhà bước xuống xem xét bề thế công trường.
    -Sao hành lang lại hẹp thế nhỉ? - ngài trưởng nhóm hỏi.
    -Bẩm quan, cái đồ án thiết kế nó vậy - người kỹ sư đáp, hành lang đã rộng đến 5 mét...
    -Chắc ông cho rằng chúng tôi không thấy cái khách sạn nào bao giờ hẳn? Tôi đã ở các ô-ten ngoại quốc, hành lang của họ còn rộng nữa. Thôi được, cứ cho rằng hành lang theo thiết kết đi, nhưng số lượng hành lang ít quá... Khách sạn mà có mấy cái hành lang như thế. Không làm thì thôi, đã làm thì làm ra làm. Tiền dân, tiền nước! Phải biết xót chứ...
    Ông kỹ sư ngậm tăm.
    -Còn các ông nghĩ thế nào? Khách sạn lớn mà có mấy hành lang như thế chẳng phải là ít hay sao? - quan lớn hỏi bầy tuỳ tùng.
    -Hơi ít, thưa ngài.
    -Dạ bẩm ít ạ.
    -ít quá chứ ạ...
    Và thế là hợp đồng với nhà thầu ấy bị huỷ.
    Trong lúc chờ giám định phân xử, bản thiết kế được thay đổi: hành lang nhiều hơn, rộng hơn.
    Việc thi công đồ án mới đang triển khai thì một bữa kia lại có mấy chiếc xe con dừng bánh bên đường. Lại có mấy nhà đương chức đến nom việc. Đi đầu là một ngài bệ vệ nhất. Vừa thấy cái lỗ cửa ra vào, ngài hỏi liền:
    -Chỗ này làm gì đấy?
    -Dạ, phòng khách đấy ạ - đại diện hãng thầu mới đáp.
    -Phòng khách? Phòng khách quái gì mà thế này?
    -Dạ bẩm, việc chưa xong mai kia chúng con lát đá, sơn tường, kẻ hoa...
    -Hiểu rồi, tức nghĩa là phòng khách chứ gì... Nhưng ta hỏi, phòng khách có phải là nơi đấu ngựa không? Làm gì có phòng khách như bãi quần ngựa ấy? Tiền dân, nghĩ mà xót ruột...
    -Bẩm ngài, chúng con làm theo thiết kế...
    -Lạy chúa, cái mà các anh gọi là thiết kế, nó không phải là bài kinh Côran bất di bất dịch. Phải thay thiết kế, phải thay đi mới được.
    Nhà thầu chịu nghe không dám ho he. Theo ý mới, các phòng khách đều được thu nhỏ.
    Công việc đang chạy thì một hôm lại có mấy quan phóng xe con đến xem khách sạn. Ngài dương quyền dẫn đầu đội khảo hạch nói chung là vui, nhưng lúc ra đến cửa, ngài mới nhìn lên trần băn khoăn hỏi:
    -Thế không làm mái vòm, trần cuốn à?
    Câu hỏi làm nhà kiến trúc sư trẻ tuổi bủn rủn đầu gối, anh ta chết lặng đi mất mấy phút, bấy giờ mới đủ sức định thần để hỏi lại:
    -Xin ngài thứ lỗi, con không hiểu, ngài định nói mái vòm, trần cuốn thế nào ạ?...
    -Đó mới là kiến trúc lối Thổ. Những người vào khách sạn sẽ là khách nước ngoài, vì thế khách sạn phải theo lối Thổ ta... Anh xem nhà cửa nước Thổ bao giờ lại không có mái vòm, trần cuốn.
    -Nhưng thưa ngài, trong bản thiết kế...
    -Thiết kế là cái gì? Nhờ nhà thầu nước ngoài làm thiết kế bao giờ chả vậy. Họ biết gì về kiến trúc và tâm hồn ta nào?
    Các quan tuỳ tùng cúi cả đầu xuống.
    -Nhà thế này thì ai cần? Nhất thiết phải có mái vòm, trần cuốn. Trông thấy tiền dân, tiền nước mà xót cả ruột!
    Làm mái vòm trần cuốn cho cả nhà thì tổn phí quá, nhà thầu chỉ dám theo tinh thần dân tộc ở một đôi chỗ dễ nhất.
    Công việc xây cất đã đến lúc hòm hòm thì giới quyền chức lại theo bánh xe con lăn đến. Ngài quyền cao đi trước buồn rầu nhận xét:
    -úi dà! Sao lại làm nhiều hành lang thế nhỉ... Phòng thì ít, lối lại nhiều. ở đây dễ đến lạc như vào rừng... Thật xót tiền dân!...
    Làm đi làm lại mãi chẳng còn biết thời hạn ra sao? Công việc mịt mùng không dứt. Báo chí đã bắt đầu đưa đẩy. Muốn nhanh nhà thầu lại phải đổi kiểu mái. Nhưng những cuộc tranh luận bất đồng lại nổi dậy. Dùng ngói gì bây giờ? Ngói bản xứ hay ngói Mácxây. Cuối cùng phương án ngói bị đổ và mái được làm bằng bê-tông thường.
    Công việc gần xong thì bỗng bụi đường tung dưới bánh xe con.
    -Thế gạch men đâu? Khách sạn thổ mà không có gạch men là thế nào? - các quan khách kinh ngạc hỏi.
    Sau đó mọi người vào phòng khách. Phòng khách không có một cây cột. Ngài trưởng đoàn bảo:
    -ở đây không có cột, mà cột lại cần. Cầu trời cho mái đừng sập...
    -Bẩm ngài an tâm, không sập được đâu ạ, chúng con đã tính.
    -Đã tính? Đến lúc nó sập thì đem tính của các anh ra mà trừ à?
    Ngài quay lại đám sau lưng:
    -Thế nào, các ông, trần sập được chứ?
    -Bẩm, được ạ...
    -Thế nào cũng đổ, nặng thế kia cơ mà? Lại còn đồ đạc trên ấy nữa... Rồi người vào lại đông... Thế nào cũng đổ.
    -Nổ như bom ấy chứ...
    -Bao nhiêu là tiền vứt qua cửa sổ... Thật xót tiền nhà nước... Các anh nghe không? Ai cũng bảo đổ... Thêm mấy cái cột có phải lại lạ kiểu...
    Chiều ý mới, các phòng khách đã có thêm cột.
    -Một ngài dẫn đầu một đoàn lãnh đạo khác đã biến dãy cột vuông thành gạch vụn. Trong các sách giáo khoa thư ngài học hồi bé, ngài có thấy những bức ảnh đền đài Hy Lạp toàn cột tròn cả, chứ không lai căng thế này. Tiền nhà nước vứt ra cửa sổ thật là xót ruột.
    -Bẩm quan, dễ như trở bàn tay thôi, chúng con sẽ có cột tròn.
    Đến lúc tường ngoài đã chạm trổ hoa văn thì một quan lớn đến thăm, trách cứ:
    -Những công trình hiện đại người ta dựng mặt tiền bằng kính chứ!
    Cuối cùng rồi cũng đến lúc mọi việc coi là xong xuôi. Chỉ còn một việc cuối cùng. Một ngài quan khác nhận xét rằng cầu thang dốc quá, người đứng tuổi lên có phần mệt.
    -Bẩm quan, còn thang máy. Vị nào trọng tuổi thì có thang máy.
    -Nếu vậy thì xây cầu thang làm gì? Các anh chả biết xót tiền quốc gia! Cầu thang cũng phải có ích chứ?
    Sửa xong cầu thang, một nhà kiến trúc sư nổi tiếng nước ngoài đến thăm:
    -Một kiến trúc trứ tác! Xứng đáng làm đại bản doanh Liên hiệp quốc!
    Gạch men mặt tiền và trên tường, mấy hành lang, mái vòm, trần cuốn, chấn song sắt hình hoa kim hương, mái nhà có ô văng, những thứ đó hoàn toàn theo tinh thần Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại chóp mái lại theo đúng phong điệu Bắc Âu. Những cầu vồng phòng khách mượn lối cung đình Thổ. Phòng khách chính giống lối đại sản, thậm chí còn lớn hơn những đại sảnh Aten. Rồi lại còn những mẫu mực xuất sắc của lối kiến trúc ý... Nhà tắm, nhà vệ sinh theo kiểu Mỹ. Rồi lối xây ấn Độ, đường nét Trung Hoa... Tất cả cùng nhau chen vai thích cánh.
    -Tuyệt! - nhà đại kiến trúc ngoại bang thốt lên - làm sao các ông có thể đưa nổi mọi lối kiến trúc vào một lâu đài thế này.
    -Chúng tôi xây đi xây lại cái trứ tác này suốt chín năm đấy! Mà lại còn tằn tiện được bao nhiêu tiền dân! - ông chủ nhiệm công trình tự hào đáp lại.
  9. afl_vn

    afl_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    0
    "HỘI CỨU VỚT GIA ĐÌNH" - Thái Hà dịch
    Khoảng nay mai ở Mỹ sẽ phải xuất bản một cuốn sách mà tôi cam đoan là sẽ bán hết ngay lập tức. Tác giả của nó vốn là người tôi quen biết từ lâu. Trong những lần gặp nhau, hay qua thư từ, ông đã kể cho tôi nghe nhiều về nội dung cuốn sách. Cách đây chừng hai tháng, ông còn gởi cho tôi cả tập bản thảo đánh máy để tôi xem và cho ý kiến. Tôi đã trả lời ông rằng, tác phẩm của ông tất nhiên sẽ rất được hâm mộ, và được dịch sang tất cả các thứ tiếng. Bởi chính là trong toàn bộ cuốn sách không hề có một chút gì gọi là bịa đặt của tác giả, mà hoàn toàn là những sự việc và tư liệu có thật. Tác giả chỉ thay đổi đi một số tên người, vì câu chuyện có liên quan đến nhiều nhân vật tai to mặt lớn thuộc giới kinh doanh và chính trị của Mỹ.
    Nếu các bạn muốn biết, thì ddây, tôi xin tóm tắt lại nội dung cuốn sách. Cách đây mấy năm, 6 thanh niên ở bang California có lập ra một cái hội bí mật. Họ muốn làm giàu, nhưng tât nhiên là phải nhanh chóng, chắc chắn và ít nguy hiểm. Vì thế họ bèn nghĩ ra cách bắt cóc vợ các nhà triệu phú và tỷ phú để đòi một khoản tiền chuộc kếch sù. Không, họ hoản toàn không phải là hạng côn đồ hay du đãng gì, mà đều là những thanh niên tử tế hẳn hoi cả! Ba người thì tốt nghiệp đại học tổng hợp ra, người thứ tư thì hãy còn là sinh viên, người thứ năm làm ngề bná hàng, còn người thứ sáu làm nhân viên thư ký. Không những thế, họ còn tốt bụng và nhân đạo lắm: tuy chẳng ai bảo ai, nhưng cái ý định bắt cóc trẻ con là cả bọn không ai bàn đến! Họ chỉ bắt các người lớn thôi!
    Nhưng họ hiểu rằng muốn bắt đầu một sự nghiệp gì cũng vậy, trước hết, họ phải có một số vốn. Vì thế họ quyết định ai có bao nhiêu tiền thì đem góp hết vào cho hội. Tuy vậy, họ vẫn phải đi vay thêm, vì biết trước là sẽ rất phải tốn kém với các vị khách hàng tương lai của mình. Với lại, chỉ ở những nước lạc hậu người ta mới có thể đi ăn trộm nhà băng hay bắt cóc người mà không cần có tiền bạc gì cả. Chứ ở một nước văn minh và giàu có như nước Mỹ mà không có tiền, thì đừng hòng làm được trò trống gì!
    Theo kế hoạch của họ, người đầu tiên bị bắt cóc là vợ một ông trùm tài chính, giám đốc nhà băng ở San Francisco. Họ đến bắt bà này, đưa về một biệt thự tại một vùng thôn quê hẻo lánh, rồi cho công bố trên báo chí, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình rằng, trong thời hạn 3 ngày, nếu nhà triệu phú nọ không nộp đủ 80 nghìn $ tiền chuộc, thì vợ ông ta sẽ bị giết. Báo chí, phát thanh và vô tuyến truyền hình tất nhiên đã loan báo ngay điều kiện đó. Nhưng vì chuyện bắt cóc người bây giờ xảy ra như cơm bữa, nên tin ấy cũng chẳng làm ai sửng sốt hay thương cảm nữa. Thời hạn ấn định đã hết, mà nhà triệu phú vẫn im hơi lặng tiếng. Mấy anh chàng đi bắt người đâm ra khó xử, món hàng bán không trôi, quăng đi không được, mà giữ lại thì cũng dở. Vì tiền nuôi mụ quá tốn kém. Không những thế, mụ là một người kênh kiệu đỏng đảnh hết chỗ nói. Mụ đòi hỏi mọi thứ: nào gương lược, phấn sáp, nào son, thuốc móng tay, nào thuốc xoa bóp, thuốc ngủ...Thần kinh của mụ đúng là không bình thường. Bây giờ, tự nhiên thả mụ ra thì không được. CHỉ có cách là phải giết đi. Nhưng giết thì đúng là mấy chàng thanh niên này không có gan. Mà thả mụ ra bây giờ thì mọi chuyện sẽ vỡ lở và cảnh sát sẽ đến tóm cổ họ ngay. Chồng mụ thì vẫn cứ lặng thinh, không thấy đem tiền chuộc đến.
    Họ bèn quyết định phải đén gặp người chồng để điều đình. Sau khi suy nghĩ một lát, người chỗng nói với họ: "Các ông đòi nhiều tiền quá, bà ấy không đáng giá như thế đâu!" Họ bằng lòng hạ giá xuống còn 50 nghìn $. "Không! bà ấy vẫn không đáng giá đến thế!" Bọn người bắt cóc bảo ông ta: "Thôi được, giá cuối cùng là 40 nghìn". "Giá như các ông bắt vợ tôi cách đây hai mươi năm lúc đó tôi vừa cưới bà ấy thì tôi sẵn sàng chấp thuận ngay" "Thôi, 30 nghìn, không kém một xu" Người chồng vẫn chỉ nhìn họ lắc đầu. Giá 30 nghìn hạ dần xuống còn 20 nghìn, rồi 15 nghìn. Nhà triệu phú vẫn lặng thinh. Những người đi điều đình nhắc cho ông ta nhớ rằng, vừa năm ngoái, ông còn dám bỏ ra 15 nghìn cho "hội bảo vệ những con mèo không nhà cửa". Nhưng nhà triệu phú giải thích rằng, thứ nhất, là vì ông thích mèo, thứ hai, là vì hội ấy là một hội đứng đắn và hoàn toàn hợp pháp, nên số tiền có thể góp dần hàng năm, và chuyển số lãi nhà băng sang. Còn như mấy cái hội bất hợp pháp thì phải bỏ tiền túi ra mà đóng.
    Mấy chàng thanh niên lại quyết định giảm số tiền xuống còn mười nghìn $, và cố gắng giải thích cho người chồng hiểu rằng, rút cuộc, họ chỉ yêu cầu ông đền bù lại cho họ khoản tiền đã mất thôi: Họ đã phải tốn kém vào vợ ông gần hết số vốn của họ ... Người chồng không nói gì, chỉ buông một tiếng than và mời họ uống whiskey.
    Ra về tay không, các thành viên của tổ chức bí mật bàn định lại tình hình và quyết định hành động táo bạo hơn. Họ thả người vợ ra, nhưng ngay đêm đó, bắt cóc người chồng và tuyên bố số tiền chộc vẫn như cũ, nghĩa là 80 nghìn $ ! Nhưng thời hạn chuộc đã hết, mà kết quả vẫn như lần trước. Vợ nhà triệu phú tỏ ra còn cứng rắn hơn cả chồng. Bà ta tuyên bố nhất định không chịu trả một xu nào! Những người bắt cóc đe doạ là nếu vậy, chồng bà ta sẽ bị giết. "Tôi không có quyền can thiệp vào kế hoạch riêng của các ông". Bà ta trả lời như vậy bằng một giọng buồn râu, nhưng mắt thì ánh lên tia hy vọng.
    Trở về biệt thự, những người bắt cóc cho nhà triệu phú biết ông ta được tự do và muốn đi đâu thì đi. Nhưng ông này lại không chịu đi và bảo với họ: "Tôi muốn sống ở biệt thự này, hay thậm chí ở tù cũng được, miễn sao thoát được mụ đàn bà ấy".
    Cáu tiết, sãu chàng thanh niên xúm lại, túm lấy ông ta đẩy ra cửa. Nhà triệu phú hết sức chống cự lại và van vỉ:
    "Tôi sẽ cho các ông 10 ngàn, 10 ngàn! Nhưng xin các ông cho tôi ở lại đây!" Nghe thấy thế, trong đầu những người sáng lập ra tổ chức bí mật bỗng nảy ra một ý nghĩ tuyệt diệu. Họ bằng lòng cho nhà triệu phú được ở lại đại bản doanh của hội, nhưng bắt ông phải nộp đủ 80 nghìn$ ! Nhà triệu phú bằng lòng. Không những thế, ông ta còn thú thật với mấy chàng thanh niên tốt bụng rằng, giá như lần trước, họ đến nhà ông để khuyên ông đừng chuộc vợ về, mà nên thoát khỏi bà ta thì hơn, thì chắc chắn ông sẽ chẳng đắn đo gì mà trả ngay cho họ đủ số tiền như thế.
    Ngay tối hôm đó, những hội viên của hội lại đến thăm người vợ có chồng bị bắt cóc. Họ doạ bà ta rằng nếu bà ta không chịu trả 80 nghìn$, thì họ sẽ thả đức ông chồng của bà ta ra ngay lập tức. Quả nhiên họ lại được ngay một món tiền nữa. Của đáng tọi, mấy hôm trước họ đã phải chịu đựng cái tính khí bất thường của người đàn bà này.
    Cái ý định đặt tên là "Hội cứu với gia đình" nảy sinh ra chính là từ cái đó, và hoạt động của 6 chàng thanh niên thông minh ở bang California ngày càng phát triển. Hội của họ dần dần có chi nhánh ở tất cả các bang khác, rồi sau bắt đầu có cả cổ phiếu riêng để bán. Đồng thời, cái tên "Hội cứu vớt gia đình" cũng dần dần được thay thế bằng những tên khác nghe kêu hơn và lịch sự hơn như "Hội tình nguyện", "Hội từ thiện"... tuy rằng hoạt động của nó bẫn là bất hợp pháp, vì hội và khách hàng, tuy không ai bảo ai, nhưng cả hai đều muốn giữ bí mật tuyệt đối việc làm của mình. Hơn nữa, làm như thế họ còn đỡ được khoản thuế. Hoạt động của " Hội cứu với gia đình" cho đến ngày nay vẫn càng ngày càng phát đạt: trong khi phục vụ cho các ông chồng và các bà vợ, nó lấy được tiền của cả hai!
    Cuối cùng, tác giả cuốn sách còn cho bết thêm một chi tiết đặc biệt của các vị khách đàn ông (kể cả các nhà kinh doanh lẫn các nhà chính trị), là trong khi sẵn sàng trả rất nhiều tiền thuê người bắt cóc vợ mình, thì đồng thời họ cũng tình nguyện bỏ ra những số tiền rất lớn để chộc lại các cô thư ký bị bắt cóc. Điều này nói chung cũng dễ hiểu: việc mất đi những nhân viên có kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng ngay và trước hết đến công việc...
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Tự thuật của Aziz Nesin
    My father, an Anatolian village boy, came to Istanbul at the age of thirteen. My mother, from another Anatolian village, also came to Istanbul as a very small child. They had to make this long journey, meet in Istanbul and get married so that I could come into the world.
    The choice was not left to me, so I was born at a very unsuitable time--the bloodiest and most fiery days of World War I, in 1915. Again, the choice not being in my hands, my birth occurred not only at an unseemly time but also in an unfavorable place, on Heybeli Island. Heybeli lies offshore of Istanbul and was the summer residence of Turkey''s richest people. And since the rich couldn''t live without the poor--they had such a great need for them-- we, too, lived on the island.
    I don''t mean to imply with these remarks that I was unlucky. On the contrary, I consider myself as being quite fortunate in not coming from a rich, noble and famous family.
    They named me ''Nusret.'' In Turkish, this Arabic word means ''God''s Help.'' It was a name entirely fitting to us because my family, destitute of any other hope, bound all their hope in God.
    Ancient Spartans killed, with their own hands, offspring who were born weak and puny, raising only the strong and healthy. This process of selection for us Turks is performed by nature and society. When I disclose that my four brothers died in infancy, unable to endure their hostile environment, you will easily understand how stubborn I was in surviving. And my mother, unable to endure beyond her twenty-sixth year, died, leaving this beautiful world, so worth living in, to those who were strong.
    In capitalist countries the milieu is excellent for merchants, in socialist countries, most favorable for writers. That is, a man who knows his business must become a writer if he''s in a socialist state, or a merchant if he''s in a capitalist one. How contrary a man I was going to be was already evident in my childhood, for even at the age of ten, in a country like Turkey--a capitalist scrap pile--I''d determined to become a writer though no one in my family could read or write.
    My father, like every good father who gives thought to his son''s future, advised, ''Forget this silly idea of writing and take a good honest job, one you can make a living at!'' I was beyond listening to him.
    My obstinacy didn''t stop there. Although I wished to be a writer, yearned to take pen in hand, I entered a school where they would thrust a rifle in my hand.
    During my early years I couldn''t do what I liked, and didn''t like what I did do. I wanted to become a writer, but became a soldier. At that time, the only schools where poor, penniless children could study free were military schools; therefore I was forced to enter a military boarding school.
    In 1933
    Invariably I came last in any kind of scramble; I was no different in this one for nice surnames. No surname remained that I could take pride in, so I assumed the name of ''Nesin'' (What-are-you?). I wanted to think of what I was and pull myself together whenever anyone called ''What-are-you? ''In 1937 I became an officer, you know, a Napoleon. Well really, I was merely one of the Napoleons. Every new officer thinks himself Napoleon. Some of them never recover from this sickness; it lasts a whole lifetime. Others are cured after awhile. ''''Napoleonitis'''' is a dangerous and contagious disease. The symptoms are these: The victims think only of Napoleon''s victories, never of his defeats; they are prone to tuck a right hand between jacket buttons; they stand before a map of the world, drawing arrows with a red crayon and, after subjugating and occupying the entire world in five minutes, regret that the world is so small. Victims of this disease rave as in a high fever. There are other dangers. In later stages, they may fancy themselves Tamerlane, Ghengis Khan, Attila, Hannibal, Moltke, even Hitler or others such as these.
    As a fresh young officer, twenty-two or twenty-three, I conquered the world a few times on the map with a red crayon. My Napoleon complex lasted only a year or two. However, even during this malady, I never leaned toward fascism.
    From childhood on, I desired to be a playwright. In the army were infantry, cavalry, artillery and tank corps, but no military playwright branch, so I looked for a way out and was discharged in 1944.
    Even after becoming generals, some officers still had an ache in their craws to be poets or writers and wrote poems or novels, much to the amazement of everyone but themselves. Yet how nonsensical and comical it would seem to them if a fifty-year-old poet should want to become an army commander.
    I began story writing during my military service. Since in those times a soldier who wrote for the newspapers was looked upon with disfavor by his superiors, I didn''t write in my own name but under my father''s, Aziz Nesin. My real name, Nusret Nesin, was obscured by this first pseudonym and forgotten.
    In those times they referred to me as the young writer. My father was a gray bearded old man. When this graybearded old man had business in a government office and introduced himself as Aziz Nesin, nobody believed it and they gave him a hard time. My father persisted in trying to prove his identity as Aziz Nesin in various official bureaus until he died.
    Years later, when my books were translated into foreign tongues, in order to collect my copyright royalties which had come to the bank in the name of Aziz Nesin, I fought to prove that I was Aziz Nesin although ''Nusret Nesin'' was written on my identity papers.
    L
    These days, many of those who claim the title of poet continue to think that what they produce is poetry, because they have no respect for poetry. I believe that poetry is a great art because many writers, being unsuccessful as poets, are pushed into becoming successful, famous writers. I''m not saying this about myself, for I won great popularity by showing just how badly poetry could be written. The large amount of interest shown in my published poems was not due to their beauty; it was because a woman''s signature appeared at the bottom. My poems were published under a female pseudonym and stacks of love letters poured in addressed to that name.
    From childhood on, it''s been my ambition to set down words that would make people weep. I took a story, written with this intent, to a magazine. The e***or-in-chief, who should have been sobbing as he read my story, showed such a lack of understanding that he laughed long and loud, then, wiping the tears of laughter from his eyes, said ''Bravo! Very good. Write more stories like this and bring them to us.''
    This, my first disillusionment in writing, continues: My readers laugh at most of the things I''ve written to make them cry. Even when I became known as a writer of humor, I didn''t know what humor was. I can''t say that I really know now, but I can tell you as much as I do know. I learned humor by doing it. Often I''m asked what humor is made of, as if it were a recipe or formula. In summation of what I''ve learned about the subject, I''ll give such a formula: Humor is a very serious business.
    In 1945, when those in power incited several thousand reactionaries to demonstrate and demolish the Tan Newspaper, where I worked, I was left unemployed and could find no work with any paper. They would not accept any writing under my name. Thus it was that I commenced writing for newspapers and magazines under more than two hundred assumed names. These were writings of all types including e***orials, anecdotes, reports, interviews, police novels and stories. Upon a newspaper owner''s discovery that a pseudonym was mine, I invented a new one.
    Many many mix-ups occurred because of these assumed names. For example, I published a monologue children''s book under the name ''Oya Atesh,'' a combination of my daughter''s and son''s names. Those in power were unaware I''d penned these monologues, and they were used in almost every elementary school in ad***ion to being recited at evening entertainments. ''Oya Atesh'' was listed as a woman author in the ''Bibliographie of Turkish Women Writers'''' which was published later on.
    Another story I wrote, which was published in a magazine under a French pseudonym, was accepted in an anthology of world humor as an example of French humor.
    Still another of my stories, which I published under an invented Chinese name, later appeared in a second magazine as a translation from Chinese.
    During the times I couldn''t work as a writer, though I tried many jobs like grocer, salesman, accountant, newspaper peddler and photographer, I was a failure at all of them.
    As a result of my writing I''ve been imprisoned five and a half years. Six months of those years were caused by King Farouk of Egypt and the Iranian Shah, Riza. King Farouk and Shah Riza claimed that I insulted them in my articles and through their ambassadors in Ankara had me brought into court, the end result being a six-month''s jail sentence for me.
    From my first wife I have two children, and two from my second--altogether, four children.
    At my first arrest (1946), the question the police asked me continually for six days was this:
    ''''Who is the real writer of these articles that came out under your name?''
    They wouldn''t believe that I wrote them.
    Not long after this event--two years--the opposite occurred. This time the police claimed I wrote articles with other signatures. The first time I''d tried to prove I wrote, the second, that I didn''t write. On one such occasion an expert witness testified that I''d written an article under another name, so I was imprisoned sixteen months for an article I didn''t write.
    My first wife and I were married and walked under the sabers of my officer friends as the orchestra played the tango, ''Comparasita.'' I exchanged wedding rings with my second wife through the bars of the prison. You see that this was not a shining beginning.
    I was thin. Languishing again and again in prison, I put on weight.
    In 1956 I took first place at the International Humor Contest and won the Golden Palm. Newspapers and magazines which would not publish my writings with my own signature before my winning of the Golden Palm, hastened to do so afterwards. But this didn''t last long.
    Then once more writings under my own name were banned from the newspapers and I was forced to enter the contest again in 1957 to win another Golden Palm. After this, my name reappeared in newspapers and magazines. In 1966, at the International Humor Contest, held in Bulgaria, I took first place and won the Golden Hedgehog.
    Upon the political revolution in Turkey on 27 May 1960, in my joy I donated one of the Golden Palms to the State Treasury. A few months after this event I was again thrown into jail. I''m saving the second Golden Palm and the Golden Hedgehog for future joyful days, saying to myself that they''ll be needed.
    People are amazed that to this date I''ve written more than two thousand stories. Really there is nothing surprising in this. If my family, whom I''m obliged *****pport, numbered twenty instead of only ten, I should have had to write more than four thousand stories.
    I am fifty-three years old, have fifty-three books, forty thousand lira in debts, four children and one grandchild. I live alone. My writings have been translated into twenty-three languages, my books into seventeen; my plays have been performed in seven countries.
    Only two things can I hide from others: one my fatigue, the other my age. Excepting these two, all of me is exposed and open. It''s said that I look young for my age. It must be that I am so busy working I don''t have time to age.
    I''m not one who says, ''Had I the chance to come to this world again, I would do the same things all over again.'' On my second coming I would want to do more than on my first, much much more and much much better.
    If in the entire history of mankind had just one immortal been found, I would have looked to him for guidance and tried to achieve immortality too; but what am I to do without a model? It''s not my fault--I''ll die like everyone else.
    I love humanity so much, so excessively, that I can even be angry with them.
    This is my as yet unfinished story. I realize that readers are generally bored with long articles so I think the conclusion won''t take long. The thing I am most curious about is the end of this story which I will never be able to learn.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này