1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn hài hước của AZIZ NESIN

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Julian, 02/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lwt

    lwt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0

    xin fép bốt một bài ngược với dòng cảm hửng của các bạn/
    Azit Nexil là một nhà Văn châm biếm chứ ko fải là hài hước/
    Khía cạnh hài hước chỉ một góc nhỏ nhưng khi đưa lên ở mức độ châm biếm thì đã nói lên toàn XH, bạn có thể vào chỉnh cái tiêu đề được chăng/
    Mình cũng rất thích Truyện của Azit Nexil đấy/
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nếu tôi là đàn bà ( I )
    Xêliamét vào làm gác cổng cho một xưởng dệt kim. Hàng tháng hắn được lĩnh 80 đồng. Với 80 đồng ấy thì đến một phần tư con người cũng không sống nổi, chứ đừng nói đến một người. Nhưng hắn hy vọng ở sự cần mẫn của hắn. Cuối cùng rồi thế nào ông chủ cũng sẽ đánh giá đúng được tinh thần cố gắng của hắn mà tăng lương. Chức gác cổng đối với hắn thật quả là thấp kém, nhưng biết làm thế nào? Thời buổi này, có biết bao nhiêu người đi gác cổng cho những kẻ còn không đáng mặt làm nghề gác cổng nữa kia. Chủ nhà và người gác cổng đã thế chỗ cho nhau.
    Hắn làm ngày làm đêm, không quản công tiếc sức để hòng tiền lương được thêm đồng nào hay đồng nấy. Ôi, nếu như hắn có thể trở thành người gác đêm!... Người gác đêm ở xưởng này được lĩnh những 200 đồng một tháng. Mà công việc lại yên tĩnh hơn nhiều. Hết lòng mong muốn điều gì, người ta nhất định sẽ đạt được. Một ngày kia, lão chủ gọi hắn vào, bảo :
    - Ta rất hài lòng vì anh.
    - Ða tạ ông.
    Lão chủ hỏi :
    - Anh có vợ rồi chứ?
    Như thể bị vạch tội, hắn sượng sùng đáp :
    - Dạ vâng!
    Và để được yên lòng sau khi đã thú nhận hết tội lỗi của mình, hắn cúi đầu xuống nói tiếp :
    - Bẩm ông chủ, con còn 2 đứa con nữa ạ.
    Lão chủ vừa ra chiều thông cảm, vừa làm hắn hổ thẹn :
    - Ái chà chà! Thế anh làm sao mà sống được?
    - Dạ, bẩm ông chủ, chật vật lắm ạ.
    - Ta làm ơn cho anh điều này nhé. Anh có thể vừa gác cổng, vừa canh đêm được không?
    - Ðược lắm, bẩm ông chủ.
    - Kể ra thì anh cũng chỉ phải đứng ở cửa có 6h. Cộng thêm với 8h gác đêm nữa, vị chi là 14h. Anh hãy còn những 10h tự do nữa. Bằng lòng không?
    - Xin đa tạ ông chủ.
    - Ta sẽ tăng thêm cho anh 30 đồng về công việc gác đêm nữa.
    - Dạ, xin đa tạ ông chủ.
    Người gác đêm vẫn lĩnh 200 đồng một tháng lập tức bị đuổi vì tội ngủ quá say và người ta lấy anh chàng gác cổng của chúng ta thế chân vào đấy. Ban ngày đứng canh cửa, còn ban đêm, đeo chiếc đồng hồ kiểm tra trên cổ hắn đi canh gác xưởng. Tiền lương của hắn bây giờ được 110 đồng.
    Hắn vốn là người chăm chỉ và cẩn thận. Hắn nghĩ : cuối cùng lão chủ cũng chẳng phải đồ ngốc, nhất định lão sẽ nhận thấy sự cố gắng của người làm và tất nhiên sẽ lại làm ơn cho hắn lần nữa. Chẳng hạn, lão sẽ giao cho hắn làm thư ký xưởng thì hay biết mấy! Thư ký được lĩnh những 300 đồng một tháng!...
    Hết lòng mong muốn điều gì, người ta nhất định sẽ đạt được. Một hôm lão chủ gọi anh chàng gác cổng vào :
    - Ta rất hài lòng về anh nên lại muốn làm ơn thêm cho anh một lần nữa. Ban đêm thực ra thì anh cũng không đến nỗi bận lắm. Anh có ưng làm công việc giấy tờ văn phòng không? Ta sẽ trả thêm cho anh 60 đồng nữa.
    Người gác cổng suy tính. Nếu vậy thì hắn sẽ được lĩnh 170 đồng...
    - Cầu trời phù hộ cho ông, bẩm ông chủ - Hắn trả lời.
    Viên thư ký xưởng vẫn lĩnh 300 đồng một tháng lập tức bị đuổi về tội thường để cho những ý nghĩ vẩn vơ, cà phê và thuốc lá choán hết giờ làm việc của mình, và người ta lấy anh chàng gác cổng của chúng ta vào thế chân. Giờ đây, ban ngày đứng canh cửa, đêm đến lúc canh xưởng, hắn lôi máy chữ ra đánh các giấy tờ.
    Hắn làm việc đổ mồ hôi hột. Cuối cùng lão chủ cũng chẳng phải là kẻ ngu đần. Sớm muộn lão cũng sẽ phải nhận thấy mọi cố gắng của hắn và tất nhiên là sẽ thưởng công. Lão kế toán của xưởng lĩnh những 400 đồng một tháng. Chà, nếu như có thể làm kiêm cả chân kế toán nữa!...
    Hết lòng mong muốn điều gì, người ta nhất định phải đạt được. Một ngày kia lão chủ lại gọi hắn vào :
    - Tôi hiểu rằng ở thời buổi, chúng ta thì 170 đồng chưa thấm vào đâu - Lão nói - nên tôi muốn tăng lương cho anh.
    - Xin đa tạ ông chủ ạ.
    - Anh hẳn là còn thì giờ rỗi. Ngồi không ở nhà làm gì, anh nên nhận làm thêm việc tính toán sổ sách cho xưởng còn hơn.
    - Dạ vâng, bẩm ông chủ.
    - Hay lắm, tôi tăng thêm cho anh 45 đồng nữa.
    Viên kế toán của xưởng vẫn lĩnh 400 đồng một tháng lập tức bị đuổi về tội cứ nhầm trừ thành cộng, nhầm chia thành nhân.
    Bây giờ anh chàng gác cổng của chúng ta được lĩnh 215 đồng một tháng. Ban ngày hắn đứng canh cửa 6h, ban đêm 8h gác xưởng và đồng thời đánh máy, còn khi về nhà thì lại tính tính toán toán.
    Hắn làm việc thật nhiều, cần mẫn, cố làm cho nhiều hơn mức người ta đòi hỏi ở hắn. Giờ này hắn lại mơ tưởng đến chức thủ kho. Thủ kho được lĩnh những 450 đồng một tháng!
    Nếu như con người hết lòng mong muốn điều gì, điều đó nhất định phải đạt được. Lão chủ lại gọi hắn vào :
    - Tôi lại muốn làm ơn cho anh lần nữa. Anh nghĩ sao, nếu tôi mời anh nhận chức thủ kho?
    - Ðược như vậy con rất lấy làm mãn nguyện, bẩm ông chủ.
    - Hay lắm, lương anh sẽ được tăng thêm 35 đồng. Anh đi mà nhận kho!
    Viên thủ kho, một con người lơ đễnh - đã chở nhầm về nhà đôi thứ hàng mà đáng lẽ anh ta phải chở về kho, lập tức bị đuổi, và anh chàng gác cổng của chúng ta bắt đầu làm phận sự của mình.
    Bờ cỏ dại lạnh lưng trần ngoan quáEm là ta , ta mãi là em.
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nếu tôi là đàn bà ( II )
    Hắn làm ngày làm đêm không quản sức, không tiếc thì giờ gì hết. Lão chủ chẳng phải con lừa, cuối cùng thế nào lão cũng đánh giá đúng mực sự hy sinh ấy. Và quả nhiên... Lão chủ gọi anh vào :
    - Cám ơn anh, tôi rất hài lòng về anh. Người làm việc tốt thì ai cũng biết đến! Các công việc khác thì anh vẫn cứ giữ nguyên, riêng việc gác cổng thật không xứng đáng với anh nữa. Và từ nay tôi bổ nhiệm anh làm quản đốc phân xưởng.
    Làm quản đốc? Hắn đâm ngơ ngẩn cả người! Lâu nay hắn vẫn nhăm nhe cái chân quản đốc. Hết lòng mong muốn điều gì, người ta nhất định sẽ đạt được. Và thế là hắn đã được làm quản đốc.
    - Tôi thêm lương cho anh 80 đồng - lão chủ nói.
    Kiêm làm quản đốc nên lương hắn được thêm 90 đồng, song vì thôi gác cổng lại mất 80 đồng, vậy cả thảy giờ đây hắn lĩnh 260 đồng một tháng.
    Viên quản đốc cũ vẫn lĩnh 500 đồng lập tức bị đuổi vì tội tán tỉnh cô thư ký của ông chủ.
    Trong phân xưởng có 40 công nhân, 2 thợ cả và 20 chiếc máy. Làm công nhân thì hắn chẳng màng, vì hắn có biết nghề ngỗng gì đâu, mà làm thợ cả thì lại càng không nổi. Hắn cũng không thể thay cho máy móc được... mà trong văn phòng thì ngoài hắn, chỉ còn có cô thư ký đánh máy nữa thôi.
    Lúc rảnh việc, hắn tán chuyện với cô thư ký, khen ngợi lão chủ.
    - Cầu trời phù hộ cho ông chủ, một con người quý hóa quá. Tôi vào làm gác cổng cho xưởng được 80 đồng một tháng. ông chủ cho làm thêm chân gác đêm, thế là tôi được 110 đồng. Sau đó, ông còn cho tôi làm thư ký! Lương tôi tăng lên đến 170 đồng. Sau ông lại tin cẩn giao cho làm kế toán và trả tất cả 215 đồng. Rồi ông giao cho cả việc giữ kho, tôi được 250 đồng. Và bây giờ thì không kể mọi khoản tiền trên, tôi còn làm quản đốc. Và lương của tôi những 260 đồng!
    Cô thư ký cũng khen ngợi ông chủ :
    - Thoạt tiên, tôi vào làm chân quét dọn ở đây được 40 đồng. Sau đó tôi nhận thêm việc dọn dẹp. giặt giũ ở nhà ông chủ và được tất cả 60 đồng. Rồi tôi lại kiêm cả làm thư ký đánh máy. Lương tôi tăng lên đến 80 đồng. Sau tôi làm thêm việc nấu nướng và giúp đỡ việc nội trợ cho ông chủ, ông ta bèn tăng cho tôi lên 100 đồng. Rồi sau nữa... sau nữa anh biết đấy, tôi đã trở thành người có quan hệ thế nào với ông chủ. Và lương tôi được tăng thêm 15 đồng. Bây giờ tôi được lĩnh 115 đồng!
    Hắn bảo cô thư ký :
    - Cô làm việc nhiều như thế chắc mệt lắm đấy!
    Cô thư ký đáp lại là hắn nói rất có lý và cũng hỏi lại hắn :
    - Thế công việc anh làm không nhiều à? Lương anh như vậy không ít hay sao? Hay là anh không muốn được tăng lương nữa?
    Hắn nhìn cô thư ký. Hắn nhớ ra rằng trong văn phòng không còn ai ngoài hắn và cô thư ký nữa. Hắn nghĩ đến đống công việc của cô ta.
    - Không, không - hắn nói - Tôi không còn muốn một khoản nào thêm nữa. Cám ơn cô. Nhưng nếu như tôi là đàn bà thì sao? Thì hắn ông chủ sẽ đuổi cả cô và tăng lương cho tôi thêm 20 đồng... Không, không!... Như thế này tôi đã toại nguyện... Vâng, nhưng... nếu tôi là đàn bà!
    Bờ cỏ dại lạnh lưng trần ngoan quáEm là ta , ta mãi là em.
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    MỤC LỤC​
    Trang 1: http://www.ttvnol.com/tacphamvanhoc/133840.ttvn
    Cái kính
    Quê ta vạn tuế
    Có nên làm bác sĩ không con
    Điệp viên OX-13
    Cả một ổ

    Trang 2: http://www.ttvnol.com/tacphamvanhoc/133840/trang-2.ttvn
    Không thể thành người
    Nếu tôi là đàn bà
    Phải ho lao mới được
    Thanh tra sắp đến
    ''Hội cứu vớt gia đình''
    Tự thuật của Aziz Nesin ( in English )
    Trang 3: http://www.ttvnol.com/tacphamvanhoc/133840/trang-3.ttvn
    Những điều trớ trêu của kỹ thuật
    Diễn văn trong lễ khánh thành
    Xin mời bác cứ đến chơi
    Giá không có ruồi
    Cơn ác mộng
    Trang 4: http://www.ttvnol.com/tacphamvanhoc/133840/trang-4.ttvn
    Secmenđi sinh ngày nào?
    Quan hệ hữu nghị
    Tình yêu cuồng nhiệt
    Một đêm khủng khiếp
    Đúng là thời buổi bây giờ
    Hội nghị các nhà giải phẫu
    Trang 5: http://www.ttvnol.com/tacphamvanhoc/133840/trang-5.ttvn
    Nếu tôi là đàn bà
    Bờ cỏ dại lạnh lưng trần ngoan quáEm là ta , ta mãi là em.
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật lật đổ chính phủ
    Có thể một ngày mào đó, bạn bỗng nhiên muốn lật đổ chính phủ . Thế bạn có biết làm việc đó thế nào không ? Còn nếu như bạn không muốn lật đổ ai cả- thì thôi, chả cần - nhưng đằng nào cũng bổ ích nếu biết được việc đó làm thế nào. Kiến thức biết thêm không phải là gánh nặng trên đường đi.
    Bây giờ tôi sẽ kể cho bạn biết, người ta lật đổ chính phủ như thế nào.
    Bạn sẽ hỏi :"Ở đâu ra mà anh có những kiến thức đó ? Chính anh đã lật đổ được ai chưa ?"
    Tôi xin trả lời :
    -Không, chính bản thân tôi chưa tham gia vào các cuộc đảo chính, nhưng đã nhìn thấy chuyện ấy làm thế nào - trên các trang sách. Nói cách khác là tôi đã được đọc.
    Mới đây tôi vớ được một cuốn sách đáng chú ý. Cuốn sách cấm ! Tên của nó:"Nghệ thuật lật đổ các chính phủ". Người ta gửi cho tôi cuốn sách này từ nước ngoài qua đường bưu điện. Ai gửi tôi không biết. Tôi chỉ ngạc nhiên: làm sao nó tới được tay tôi, vượt qua được móng vuốt kiểm duyệt ? Cuốn sách được in ở thành phố Pashđjoskilmes. Tôi suýt bị gãy lưỡi khi cố phát âm từ này. Xem trong tập bản đồ - không tìm thấy tên gọi đó. Chắc cuốn sách được in bí mật và tác giả của nó không muốn để lộ ra chỗ ở của mình. Trên trái đất này không có thành phố Pashđjoskilmes.
    Trong lời tựa có nói:
    "Chúng tôi in cuốn sách này bằng tiếng Anh vì đó là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Nó sẽ được bí mật gửi đến các nhân vật mà theo ý chúng tôi, được trời phú cho thiên tài lật đổ. Về phần bạn, xin hãy đọc nó cho những người quen nào của mình mà có biểu lộ xu hướng hoạt động chống chính phủ và theo ý bạn có thể đạt được thành công trong lĩnh vực đó. Chúng tôi cũng đề nghị mở các lớp bí mật cho những người muốn nghiên cứu khoa học phức tạp này. Còn đối với những người bạn không hoàn toàn tin cậy, thì chỉ nên gửi cho họ những chương quan trọng nhất của cuốn sách được đánh máy lại
    Việc lật đổ chính phủ phải trở thành mục đích thiêng liêng của bạn. Chúng tôi xin chúc các bạn độc giả thành công trong hoạt động của mình.
    Không một chính phủ nào, dù là chính phủ vững mạnh nhất; có thể chống lại được các phương pháp trình bày trong cuốn sách của chúng tôi.
    Xin gửi lời chào kính trọng !"
    Tôi có cảm tưởng là cuốn sách được in bởi một tổ chức vô chính phủ đang bí mật tiến hành hoạt động phá hoại.
    Thoạt tiên tôi rất hoảng sợ. Phải làm sao đây ? Tôi thấy chóng mặt.Sau đó tôi tỉnh táo lại và quyết định đem cuốn sách tới cảnh sát theo nghĩa vụ của một công dân toàn tâm toàn ý trung thành với chính phủ thân yêu của mình. Kế đó tôi nghĩ lại: ngộ nhỡ trong chúng ta có những người khao khát muốn lật đổ chính phủ thì sao ? Nếu vậy thì tại sao lại không cho họ cơ hội nắm vững nghề nghiệp này ?
    Cuốn sách "Nghệ thuật lật đổ các chính phủ" được viết theo văn phong các loại sách chỉ dẫn, đại loại như "Quy tắc ăn nói lịch sự", "Dùng dồ trang điểm như thế nào?". "Nấu ăn ngon và bổ".
    Cuốn sách chia thành nhiều chương, nói về cách lật đổ chính phủ tùy theo các đặc điểm của nó, đặc trưng của đất nước, các phương pháp của nhửng kẻ âm mưu. Sách được viết bằng ngôn ngữ sinh động, đầy hình tượng, đồng thời lại chính xác và cụ thể, tựa như giảng giải cho bạn nấu món ăn này hay món khác - thí dụ như món thịt kho kiểu Viên. Chính cái duyên dáng đặc biệt của nó là ở đấy.
    Thực ra thì tác giả của nó là những nhà tâm lý rất khá. Bất cứ ai đọc xong cũng tràn đầy nguyện vọng muốn lật đổ một chính phủ nào đó. Bạn sẽ ước mơ :"Chà, làm sao mình thực hiện được một cuộc đảo chính đây !"
    Đây là đầu đề của một số chương:
    "Lật đổ một chính phủ phản dân như thế nào"
    "Tiêu diệt chính quyền độc tài như thế nào"
    "Sử dụng những kẻ nhát gan để lật đổ chính phủ"
    "Nổi dậy khởi nghĩa như thế nào nhằm chống chính quyền của những kẻ tiếm đoạt. Kích động dân chúng như thế nào"
    "Vị trí của những kẻ nhút nhát trong quá trình lật đổ chính phủ"
    "Các phương pháp lật đổ chính phủ không thực hiện các lời hứa hẹn của mình"
    "Khi nào thì cách mạng là phương tiện hợp pháp để lật đổ chính phủ"
    "Lật đổ ách chuyên chế tự cho mình là chính quyền hợp pháp"
    "Lật đổ chính phủ ở các nước lạc hậu và chậm phát triển"
    "Cần phải chú ý tới điều gì, khi lật đổ chính phủ ở các nước nóng bức"
    "Đảo chính trong một nước văn minh"
    "Lật đổ chính phủ ở các nước rừng núi như thế nào"
    Ngoài những chương đó còn có các chương khác, trong đó vấn đề lật đổ chính quyền được xem xét từ những quan điểm khác. Chương cuối cùng bao gồm phần liệt kê đó và trình bày tỉ mỉ mọi phương pháp có thể để lật đổ chính phủ.Trong chương này có viết những dòng sau đây:
    "Nếu như sau khi đã áp dụng tất cả các phương tiện kể trên mà bạn vẫn không lật đổ được chính phủ của mình, thì bạn cũng đừng ngã lòng. Chúng tôi đảm bảo rằng chính quyền không bị lật đổ bởi các phương pháp kể trên, sẽ không đứng vững nổi trước phương pháp mà chúng tôi sẽ kể ở chương cuối của cuốn sách của chúng tôi. Không một chính phủ nào chịu nổi phương pháp này. Bạn hãy áp dụng thử. Bạn chẳng có gì phải e ngại. Bạn sẽ chẳng mất gì cả. Một lần nữa xin chúc bạn thành công!"
    Tiếp đó là phần mô tả cái phương pháp hữu hiệu này.
    Cần phải nhận xét rằng việc trình bày các phương pháp này hay phương pháp khác để lật đổ chính phủ đều có kèm theo những thí dụ cụ thể, lấy từ lịch sử các nhà nước mà phương pháp này đã được áp dụng ở đó. Địa điểm và thời gian chính xác được chỉ rõ, các tư liệu tương ứng được dẫn ra, có chỉ dẫn tỉ mỉ các điều kiện sử dụng phương pháp này để đạt được kết quả tối ưu. Trong sách dẫn ra các sự kiện lịch sử rất lý thú, đôi khi rất đáng buồn, có thể làm xúc động độc giả tận đáy tâm hồn hay làm họ phải rùng mình kinh hãi.
    Bây giờ tôi giới thiệu với các bạn bản dịch chính xác thí dụ lịch sử được dẫn ra ở chương cuối. Khuyên các bạn hãy đọc nó thật chăm chú. Sau khi đọc xong không nhất thiết phải lật đổ chính phủ. Tuy nhiên tôi tin chắc rằng các bạn sẽ không kiềm được mình và sẽ muốn thử khả năng của mình.
    Điều sau đây rất quan trọng: lật đổ chính phủ bằng phương pháp này tuyệt đối an toàn. Bạn đừng e sợ, bạn sẽ không bị đe dọa bởi giá treo cổ hay nhà tù. Lẽ nào tôi lại giới thiệu phương pháp ẩn chứa nguy cơ tương tự hay sao ? Hãy sử dụng phương pháp này - chính phủ sẽ bị lât đổ và không một ai biết được rằng chính bạn làm điều này.
    Vậy tôi xin bắt đầu.
    Vào năm 19... ở vùng tây nam của lục địa Haparia, giữa núi Japeros và sông Vernazut, tại địa phương miền núi có nhà nước Tustukia. Người Tustukia nổi tiếng là hay khoe khoang và thích đùa nhưng nói chung họ là những người chất phác mà cứ tưởng mình là ranh ma nhất thế giới.
    Cho tới tháng hai năm 19...Ở Tustukia chính quyền nằm trong tay đảng Nhà-nước-muôn -năm. Trong cuộc bầu cử vào tháng hai năm ấy đảng Nhà-nước-muôn-năm bị thất bại. Đảng "Những người con của Tổ quốc" lên nắm quyền. Việc thay đổi chính phủ này là một sự kiện lớn trong lịch sử Tustukia.
    Đứng đầu đảng "Những người con của Tổ quốc" là ngài Caphacan, một người rất xứng đáng. Không thể chê trách ông ta điều gì, ngoại trừ ông ta ngủ thật say trong các hội nghị quốc tế và khi thức giấc thì bắt đầu lấy ngón tay ngoáy mũi.
    Caphacan trở thành thủ tướng. Các lãnh tụ phe đối lập mà bây giờ là đảng Nhà-nước-muôn-năm, hết sức phẫn nộ vì Caphacan giữ chức vụ đứng đầu nhà nước. Họ quyết định bằng mọi cách gạt cho được đảng "Những người con của Tổ quốc" ra khỏi chính quyền. Việc người giữ chức vụ thủ tướng không lúc nào rút ngón tay ra khỏi lỗ mũi đã đụng chạm tới danh dự công dân của họ.
    Báo chí đưa tin rằng Caphacan và những cộng sự thân tín nhất của ông ta là những kẻ ăn cắp. Người dân Tustukia không coi chuyện đó vào đâu.
    "Là kẻ cắp cũng được - họ quyết định - miễn là quản lý đất nước cho tốt!"
    Dân chúng có lý vì đảng Nhà-nước-muôn-năm khi còn cầm quyền cũng ăn cắp ra trò.
    Những người đối lập thấy việc tuyên truyền của họ không có kết quả bèn tuyên bố rằng Caphacan là kẻ độc tài và là kẻ thù của tự do dân chủ.
    Dân chúng cũng chẳng để ý đến chuyện này.
    Nói tóm lại, đảng Nhà-nước-muôn-năm muốn quay trở lại nắm chính quyền, đã thử dùng mọi phương pháp dân chủ, nhưng không đạt được kết quả. Cố lật đổ chính phủ Caphacan bằng bất cứ giá nào, họ xúi giục dân chúng nổi dậy.
    Đó là con đường căn bản sai lầm bởi vì các nhà lãnh đạo đối lập không tính đến đặc điểm của đất nước và đặc trưng phát triển lịch sử của nó, họ cứ sao chép các phương pháp cách mạng đã được áp dụng ở các nước khác. Dân Tustukia không thể nổi loạn và đi chống lại chính phủ của mình. Đơn thuần họ không có truyền thống đó. Để cho những người Tustukia nổi dậy thì cần phải có chỉ thị của chính phủ:" Mỗi người công dân của đất nước phải nổi dậy ! Kẻ nào trốn tránh việc nổi loạn sẽ bị pháp luật nghiêm trị !" . Nói tóm lại, không có lệnh của chính phủ và lãnh đạo thì người dân Tustukia không có khả năng hoàn thành cách mạng. Sau khi đảng Nhà-nước-muôn-năm đã thử hết mọi cách mà họ biết để lật đổ chính phủ Caphacan nhưng không thành công, chủ tịch đảng này là Volk Santor bèn triệu tập cuộc họp các lãnh tụ và đọc diễn văn sau đây:
    - Thưa các bạn ! Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc tại sao mọi mưu toan của chúng ta lật đổ chính phủ hiện nay đều không thành công. Chúng ta cứ ngoan cố lấy các phương pháp cách mạng được áp dụng ở các nước khác để làm mẫu. Thế nhưng chúng ta không được quên về các đặc điểm của dân tộc chúng ta, chúng ta không được bỏ qua tinh thần dân tộc. Mỗi nước có đặc trưng riêng của mình và chúng ta phải tìm kiếm cho được con đường riêng của mình để lật đổ chính phủ Caphacan, một con đường duy nhất đúng, phù hợp với tinh thần dân tộc của chúng ta. Trong khi suy ngẫm mọi chuyện này, tôi đã nghiên cứu lịch sử nước ta và tim được phương pháp đáp ứng với các đặc điểm dân tộc của chúng ta. Với phương pháp này chúng ta sẽ dễ dàng lật đổ chính quyền mà ta không ưa. Đó sẽ là một cuộc đảo chính mà lịch sử nhân loại chưa từng biết đến. Nếu các bạn thi hành chính xác các chỉ dẫn của tôi, thì Caphacan không giữ nổi chính quyền trong hai tháng. Nó sẽ bị tiêu tan.
    Tất cả đều hân hoan đáp lại lời vị chủ tịch.
    -Xin ông hãy mau mau kể về phương pháp của ông lật đổ chính phủ Caphacan ! - Người ta đề nghị.
    Volk Santor trả lời:
    -Xin các bạn hãy nhớ lại, đảng ta đã mất chính quyền như thế nào. Chính bằng cách đó chúng ta sẽ lật đổ chính phủ hiện nay. Chúng ta quên mất chuyện gì đã xảy ra với chính chúng ta nên cứ định dùng các công thức có sẵn, có hiệu quả trong việc lật đổ chính phủ ở các nước khác. Đó là sai lầm lớn của chúng ta. Vậy thì chúng ta hãy nhớ lại xem tại sao chúng ta mất chính quyền. Đảng ta bị thất bại trong cuộc bầu cử do lỗi của các đảng viên của chính đảng chúng ta. Nhân dân đã quay lưng lại, không muốn chúng ta lãnh đạo, tước bỏ quyền lực của chúng ta. Lẽ nào không phải vậy sao ?
    -Phải rồi !...-Mọi người đồng thanh nói - Chính là như vậy !
    -Đã như vậy - Volk Santor nói tiếp - thì chúng ta phải ra khỏi đảng của mình và gia nhập đảng "Những người con của Tổ quốc ". Chúng ta sẽ tràn ngập đảng của Caphacan và khi ấy nhân dân sẽ quay lưng lại với đảng đó, tước bỏ quyền lực của nó. Các bạn thấy thế nào ?
    -Mọi ý tưởng thiên tài !
    -Làm sao mà trước đây ta lại không nghĩ ra !
    -Sự sáng suốt của người thật đáng ngợi ca !
    Có ai đó hỏi:
    -Được rồi. Nhưng sau khi vào đảng "Những người con của Tổ quốc" thì chúng ta phải làm gì ?
    Volk Santor của đảng Nhà-nước-muôn-năm nhếch mép cười:
    -Chúng ta sẽ không làm gì cả . Lẽ nào chúng ta mất chính quyền không phải vì đã không làm gì cả đó sao ? Sau khi vào đảng "Những người con của Tổ quốc" chúng ta sẽ cư xử đúng như vậy. Vậy thì ta hãy dần dần ra khỏi đảng Nhà-nước-muôn-năm của chúng ta và gia nhập đảng của Caphacan. Chúng ta sẽ làm như ý như khi đảng ta còn đang cầm quyền, tức là không làm gì cả.
    Quyết định của cuộc họp này được thông báo đến các tổ chức cơ sở của đảng Nhà-nươc-muôn-năm. Các đảng viên đảng Nhà-nước-muôn-năm bắt đầu rời hàng ngũ của đảng mình và gia nhập đảng "Những người con của Tổ quốc".
    Thủ tướng Caphacan sướng rơn lên, khi thấy số người theo ông ta tăng lên rất nhanh...Đảng "Những người con của Tổ quốc" mạnh lên, còn phe đối lập thưa thớt.
    Hội nghị của đảng "Những người con của Tổ quốc" được triệu tập. Thủ tướng Caphacan bước lên diễn đàn.
    -Các b... - ông ta nói vào ống phóng thanh.
    Những tràng vỗ tay vang dội nổi lên.
    -Các b... - ngài Caphacan nhắc lại.
    Ông ta định nói: "Các bạn..." - nhưng sự hoan hô như bão táp đến nỗi ông ta chỉ nói được âm đầu tiên.
    Các đảng viên cũ của đảng Nhà-nước-muôn-năm, nay là đảng viên của đảng "Những người con của Tổ quốc", cư xử hệt như cái thời đảng cũ của họ còn nắm quyền, tức là vỗ tay không biết mệt, hoan hô vị chủ tịch của mình.
    -Các b...các b...các b... - ngài Caphacan lặp đi lặp lại. Vỗ tay như sấm.
    -Các bạn, xin các bạn hãy...
    Nhịp vỗ tay tăng lên.
    -Các bạn, xin các bạn hãy...
    Nhịp vỗ tay tăng lên.
    -Các bạn làm hơi quá đấy!...
    Sự hoan hô không ngớt đi.
    -Thôi đủ rồi mà!...Các b...
    Vỗ tay vang dội hồi lâu.
    Caphacan mặt đỏ như gấc.
    -Tôi nói là đủ rồi mà ! Thôi đi nào !
    Phòng họp tiếp tục vỗ tay.
    Sự giận dữ của thủ tướng chuyển sang bối rối:
    -Thôi ngay đi nào ! Làm bậy thế đủ rồi ! Các b...
    Vỗ tay không ngớt.
    Thủ tướng Caphacan bắt đầu nói, không để ý tới sự hoan hô như bão táp vẫn tăng lên. Nhưng ngay chính của ông ta cũng không nghe thấy tiếng nói của mình. Ông ta kết thúc vội vã bài nói chuyện và rời khỏi diễn đàn.
    Cả sau cuộc hội nghị, dù bất kì gặp thủ tướng ở đâu, số đảng viên chuyển đảng cũng vỗ tay ông ta nồng nhiệt. Caphacan ho - vỗ tay, hắt hơi - vỗ tay, ngáp - vỗ tay, thiu thiu ngủ - vỗ tay, thò ngón tay ngoáy mũi - vỗ tay.
    Thời gian đầu những chào mừng này làm thủ tướng bực tức, ông ta định phản đối:
    -Thôi đi nào ! Tôi xin các bạn đấy ! Làm gì kì cục vậy !
    Nhưng dần dần những tràng vỗ tay thôi không còn làm Caphacan giận dữ. Sau đó ông ta quen với chúng và cuối cùng, bắt đầu chờ đợi chúng. Có khi ông ta máy mắt - nếu người xung quanh quên vỗ tay, ông ta tức giận và nhìn mọi người bằng con mắt giận dữ : tại sao lại không vỗ tay ?!
    Càng về sau càng tồi tệ hơn.
    Khắp nước lan đi những lời đồn đại. Người ta nói với nhau là thủ tướng Caphacan phát khùng.
    Mà người ta còn chờ đợi gì ở người điên ? Thế là kết thúc không kèn không trống cuộc đời chính trị của thủ tướng Caphacan và đảng do ông ta cầm đầu. Chẳng bao lâu chính phủ bị lật đổ và đảng "Những người con của Tổ quốc" bị mất quyền.
    Cuộc đảo chính chưa từng có trong lịch sử ấy là bài học hữu ích cho tất cả chúng ta.
    Như vậy đó, nếu đã thử mọi phương pháp kể trên và không cái nào giúp bạn lật đổ được chính phủ, xin bạn hãy sử dụng biện pháp cuối cùng này. Chính phủ bền vững nhất cũng không giữ nổi chính quyền và sẽ tiêu tùng.
    Chúng tôi một lần nữa xin chúc bạn thành công trong hoạt động của mình !
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 00:53 ngày 04/04/2004
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    ặN CHsA
    ỏằz Ka'ặkiô tôi phỏÊi vỏƠt vỏÊ lỏm mỏằ>i chen lên 'ặỏằÊc toa thỏằâ hai cỏằĐa chiỏc tàu 'iên 'i vỏằ phưa Bôstangi. TỏĂi chỏằ- 'ỏằâng ỏằY cuỏằ'i 'oàn tàu có tĂm ngặiỏằ chen chúc nhau. Ai câng phỏÊi loay hoay xoay xỏằY tơm cho mơnh mỏằTt chỏằ-. MỏằTt ông già xĂch mỏằTt cĂi 'ỏôy nỏãng phỏÊi tơ nó vào thành cỏằưa sỏằ. cuỏằ'i toa tàu. Nhơn thỏƠy rà 'ôi chÂn ông 'i 'ôi dâp trong nhà bỏng len thô, bỏp chÂn quỏƠn vỏÊi. Trên 'ỏĐu ông già 'ỏằTi mỏằTt chiỏc mâ lông câ 'Ê sỏằn hỏt. MỏằTt hành khĂch cỏằĂ tuỏằ.i trung niên 'ỏãt cĂi giỏằ bên trên phỏằĐ rặĂm lên cĂi cỏĐn phanh tàu 'iỏằ?n. Sau khi 'ỏãt xong ông nói vỏằ>i ông khĂch có khuôn mỏãt tai tĂi:
    -BĂc cỏân thỏưn 'ỏằâng tơ tay vào giỏằ nhâ, ỏằY trong có trỏằâng 'ỏƠy.
    Thỏ là suỏằ't dỏằc 'ặỏằng hành khĂch toàn nói chuyỏằ?n vỏằ trỏằâng. Thỏưt ra, nỏu không có trỏằâng, ngặỏằi ta vỏôn tơm 'ặỏằÊc chỏằĐ 'ỏằ 'ỏằf nói chuyỏằ?n. Ngặỏằi ta sỏẵ nói vỏằ nhỏằng cĂi 'inh, vỏằ thỏằi tiỏt. Vơ lỏẵ nào chúng tôi lỏĂi bỏằ lỏằĂ dỏằi giĂ hai lia, sĂng nay 'Ê lên hai lia rặỏằĂi rỏằ"i. Ai mà chỏằi lỏưp tỏằâc góp chuyỏằ?n:
    -Mỏằi thỏằâ 'ỏằu 'ỏt, nhặng tiỏằn nhà là 'ỏt nhỏƠt !
    Thỏ là mỏằi ngặỏằi lỏĂi 'ỏằ"ng thanh kêu: "Đ-ú-ú-ng!"
    MỏằTt sỏằ' thơ than thỏằY vỏằ nỏĂn tfng giĂ, tiỏằn nhà cao, sỏằ' khĂc phàn nàn vỏằ chuyỏằ?n không thỏằf nào tơm mua 'ặỏằÊc nhỏằng vỏưt dỏằƠng cỏĐn thiỏt, sỏằ' thỏằâ ba thơ hỏưm hỏằc kêu vỏằ chuyỏằ?n ngặỏằi ta phĂ bỏằ nhỏằng ngôi nhà 'ang còn ỏằY 'ặỏằÊc. Thú thỏưt, tôi phỏÊi kiỏằm chỏ không kỏằf lỏĂi 'Ây tỏƠt cỏÊ nhỏằng gơ hỏằ nói ra. Nhỏằng ngặỏằi này bỏằm hay muỏằTn cĂc vỏằi cĂc ông khĂch, nhặng vơ sỏằÊ nên tôi lỏĂc mỏƠt cỏÊ giỏằng. Mà 'ỏằâng bên cỏĂnh nhỏằng ngặỏằ lỏm chuyỏằ?n nhặ vỏưy 'Ê là nguy hiỏằfm rỏằ"i, nói gơ 'ỏn chuyỏằ?n khuyên rfn hỏằ. Hỏằ sỏẵ 'Ănh và chỏằưi anh ngay ! Tôi cỏằâ 'ỏằâng tĂch ra mỏằTt mơnh và tỏằ nhỏằĐ tỏằ't nhỏƠt là nên im lỏãng.
    Khi tàu rỏằi khỏằi bỏn Iôguôcchu, làn sóng bỏằc tỏằâc cuỏằ'i tàu 'Ê dỏằc ta cĂi gơ câng có !
    Tôi lo sỏằÊ hỏằT con ngặỏằi 'Ê có hành 'ỏằTng nông nỏằ.i. Có thỏằf sỏẵ nỏằ. ra cÊi nhau to. BỏÊy ngặỏằi 'ỏằâng ỏằY cuỏằ'i toa có thỏằf sỏẵ xông vào anh ta. Tôi 'ặa mỏt nhơn tỏằông ngặỏằi. Còn hỏằ thơ nhơn chỏằông chỏằông vào cĂi ngặỏằi mỏãc Ăo da. TỏĂi cuỏằ'i toa bỏằ-ng trỏằY nên im lỏãng. BỏÊy ngặỏằi dặỏằng nhặ không hiỏằfu ngặỏằi mỏãc Ăo da nói gơ. Anh ta nói 'ạa hay nói thỏưt 'Ây ?
    -Mỏằ"m lúc nào câng kêu "không có, không có" - trong khi 'ó ngặỏằi mỏãc Ăo da vỏôn tiỏp tỏằƠc - không có cĂi gơ ? Nỏu tơm thơ, ặĂn Chúa, cĂi gơ câng có thỏằf tơm thỏƠy cỏÊ !
    BỏÊy ngặỏằi còn lỏĂi 'ỏằâng ngÂy ra. Ngặỏằi 'ỏĐu tiên tỏằ?nh lỏĂi là ông có giỏằ trỏằâng.
    -ặn Chúa, tỏƠt nhiên là cĂi gơ câng có thỏằf tơm mua 'ặỏằÊc !
    Nhỏằng ngặỏằi khĂc lỏĂi 'ỏằ"ng thanh hạa theo:
    -ặn Chúa !
    -CỏÊ cĂi nỏĂn tfng giĂ không còn chỏằc chúng ta cĂi gơ câng có, ặĂn Chúa !
    -ặn Chúa !
    -ặn Chúa !
    -ĐÂy, 'ỏằf tôi tưnh cho cĂc vỏằi ngặỏằi lĂi xe tỏÊi bÂy giỏằ mặỏằi lia mỏằTt ngày anh ta câng không coi là tiỏằn.
    -Không coi là tiỏằn, ặĂn Chúa !
    "ng già 'ỏằTi mâ lông nói:
    -Chưnh chúng ta là ngặỏằi có lỏằ-i trong tỏƠt cỏÊ mỏằi chuyỏằ?n. Có ngặỏằi nào 'ó kêu lên "Không có trà !" thỏ là mỏằi ngặỏằi 'ỏằ. xô 'i mua hàng nfm, mặỏằi gói. Sau 'ó lỏĂi kêu "Không có trà". TỏƠt nhiên, sỏẵ không còn trà nỏằa - ặĂn Chúa, mỏằi thỏằâ 'ỏằu có !
    -ặn Chúa, thỏằâ gơ câng ê hỏằ !
    -ặn Chúa !
    MỏằTt ông khĂch miỏằ?ng luôn mỏằ"m nói "ặn Chúa, ặĂn Chúa !" xuỏằ'ng tỏĂi bỏn Phênecpôl.
    Ngặỏằi mỏãc Ăo da nhỏưn xât:
    -TỏƠt nhiên, ỏằY nặỏằ>c ta công nghiỏằ?p 'ang tfng trặỏằYng, vơ thỏ chúng ta chỏằ? bĂn hàng hóa ra nặỏằ>c ngoài, mà không mua gơ ỏằY 'ó cỏÊ. Vơ vỏưy nên mỏằTt sỏằ' thỏằâ hàng hặĂi khó kiỏm.
    MỏằTt trong cĂc hành khĂch luôn mỏằ"m nhỏc 'i nhỏc lỏĂi:"ặn Chúa !" nói:
    -ặn Chúa, khó kiỏm.
    Sau 'ó chỏằÊt nhỏằ> ra và lỏưp tỏằâc sỏằưa lỏĂi ngay:
    -PhỏÊi, phỏÊi, tfng trặỏằYng, chỏằ? có vài thỏằâ là hặĂi khó kiỏm. Nhặng trong tặặĂng lai chúng sỏẵ xuỏƠt hiỏằ?n, ặĂn Chúa.
    -ặn Chúa !
    -ặn Chúa ! - Ngặỏằi mỏãc Ăo da vỏôn không thôi -cĂi thành phỏằ' Xtfmbun này, tỏằô khi nó trỏằY thành Xtfmbun, chặa bao giỏằ 'ặỏằÊc chỏằâng kiỏn cỏÊnh tặỏằÊng xÂy dỏằng nhặ vỏưy.
    -Chặa chỏằâng kiỏn, ặĂn Chúa ! Và bÂy giặĂ 'ang chỏằâng kiỏn. CỏÊ mỏằTt loỏĂt khu phỏằ' mỏằ>i mỏằc lên, ặĂn Chúa !
    -Ngặỏằi ta 'ỏưp phĂ mỏằi thỏằâ, ặĂn Chúa !
    -Đỏưp phĂ khỏp nặĂi ! Nghâa là...ngặỏằi ta xÂy dỏằng 'ặỏằng xĂ !
    Cỏằâ thỏ, miỏằ?ng lúc nào câng nói "ặĂn Chúa" chúng tôi 'ỏn bỏn Gia'ebostan. Hành khĂch 'ỏằâng ỏằY cuỏằ'i toa lỏĐn lặỏằÊt xuỏằ'ng tàu. Sau ga Gia'ebostan, tỏĂi chỏằ- 'ỏằâng ỏằY cuỏằ'i toa chỏằ? còn lỏĂi tôi và ngặỏằi 'àn ông mỏãc Ăo da.
    Bỏằ-ng anh ta hỏằi tôi :
    -Còn ông nghâ thỏ nào ? Tỏằô 'ỏĐu 'ỏn giỏằ ông không nói cÂu nào cỏÊ.
    Tôi nhún vai, rỏằƠt cỏằ., dang tay nhặ muỏằ'n bỏÊo:"Tôi không biỏt tôi có thỏằf nói gơ !". Tôi không phỏÊi ngặỏằi bi quan 'ỏn mỏằâc phỏÊi vỏằ hạa vỏằ>i nhỏằng kỏằ khặĂi mào cÂu chuyỏằ?n, câng không lỏĂc quan 'ỏn mỏằâc muôn mỏằ"m nói hai chỏằ "ặĂn Chúa!"
    Ngặỏằi mỏãc Ăo da lỏĂi hỏằi tôi:
    -Thỏ ông cho là thỏ nào ?
    Nỏu tàu 'iỏằ?n không chỏĂy nhanh là tôi 'Ê nhỏÊy ngay xuỏằ'ng 'ặỏằng rỏằ"i.
    Ngặỏằi mỏãc Ăo da cỏằâ âp tôi. Tôi lỏĂi rỏằƠt cỏằ. lỏĂi, dang hai tay ra và bâu môi.
    Ngặỏằi mỏãc Ăo da nói:
    -Có nhỏằng loỏĂi ngặỏằi hăn hỏĂ 'ỏn thỏ !
    -LoỏĂi ngặỏằi nào ? - tôi hỏằi.
    -Nhỏằng ngặỏằi lúc nào câng nói "ặĂn Chúa"
    -Ph-ỏÊ-ỏÊ-i!
    -BÂy giỏằ tỏƠt cỏÊ bỏằn hỏằ chỏc sỏẵ chỏằưi tôi. Tôi biỏt hỏằ thỏằY bỏng gơ, ngay cỏÊ khi mỏằY mỏằ"m nói "ặĂn Chúa !". Dạ ai nói gơ hỏằ câng 'ỏằu nói theo. LoỏĂi dÂn chúng nhặ vỏưy thỏưt chỏÊ trông mong gơ 'ặỏằÊc !
    Tàu 'iỏằ?n 'ang tiỏn vào bỏn Erenkiô.
    -Thỏ ông nghâ thỏ nào, ỏằY nặỏằ>c ta có chuyỏằ?n tfng giĂ hàng hay không ?
    CÂu hỏằi này 'ỏây tôi vào tơnh thỏ khó xaotôi không 'oĂn biỏt 'ặỏằÊc tay mỏãc Ăo da này chỏằ 'ỏằÊi cÂu trỏÊ lỏằi nhặ thỏ nào.
    -Có thỏằf kiỏm 'ặỏằÊc thỏằâ hàng mà ông cỏĐn hay không ? Có tơnh trỏĂng tfng giĂ hay không ?
    -ặn Chúa - tôi 'Ăp.
    Tàu 'ỏằ- lỏĂi. Tôi nhỏÊy ngay xuỏằ'ng 'ặỏằng, và "ặĂn Chúa", thoĂt khỏằi cĂi gÊ mỏãc Ăo da.
    Bỏằ cỏằ dỏĂi lỏĂnh lặng trỏĐn ngoan quĂEm là ta , ta mÊi là em.
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    ĐỪNG CÓ LẮM LỜI !​
    Anh ta sinh vào năm 1915. Ở nhà người ta không cho khóc. Mẹ giơ ngón tay dọa:
    -Im đi !
    Cười không được, khóc không được. Cha ra lệnh :
    -Khẽ mồm !
    Nếu nhà có khách, người ta đe trước:
    -Ngồi yên, đừng có làm ồn !
    Nếu mẹ ở nhà một mình, bà nói:
    -Im đi, cho mẹ ngồi yên một lúc !
    Cứ tiếp tục như thế cho tới khi bảy tuổi.

    Tới trường học. Anh ta mới thốt ra một lời trong giờ học là thầy giáo đã la:
    -Không được nói chuyện !
    Gọi lên bảng, người ta đe trước:
    -Chỉ nói cái gì người ta hỏi thôi . Đừng có lắm lời !
    Cứ tiếp tục như thế cho tới mười hai tuổi.

    Lên học cấp hai. Vừa mới mở miệng, người ta đã ngăn lại :
    -Đâu có hỏi anh.
    Hiệu trưởng nhắc nhở câu châm ngôn : "Lời nói là bạc, im lặng là vàng".
    Thầy giáo dạy môn quốc văn nói:
    -Hãy nghe hai lần,trả lời một lần. Người ta có hai tai và một miệng.
    -Khẽ chứ !
    -Im đi !
    -Đừng có lắm lời !
    Cứ tiếp tục như thế cho tới mười lăm tuổi.

    Vào trường trung học. Điều đầu tiên anh ta nghe thấy là:
    -Im lặng tốt hơn là lắm lời !
    -Đừng có bẻm mép !
    -Ngậm miệng lại !
    -Không được nói chuyện !
    Cứ tiếp tục như thế cho tới năm mười chín tuổi.

    Thi đậu vào trường đại học. Ở nhà dặn dò anh ta:
    -Khi người lớn nói, người ít tuổi phải lắng nghe.
    Mẹ dạy:
    -Lời nói dành cho người lớn, nước uống dành cho người ít tuổi.
    Vị giáo sư nhiều lần nói:
    -Hãy giữ mồm giữ miệng !
    Cứ tiếp tục như thế cho tới năm hai mươi ba tuổi.
    Vào quân đội. Chỉ huy đơn vị ra lệnh:
    -Câm mồm, đồ chó đẻ !
    Trung sĩ:
    -Chấm dứt chuyện ba láp !
    Đại úy :
    -Không nói chuyện !

    Gọi lên cơ quan cảnh sát. Viên cảnh sát thét lên:
    -Người ta không hỏi mày !
    Viên thanh tra nói :
    -Suỵt !

    Ra làm việc. Các bạn bè để tay vào môi :
    -Suỵt !
    -Xin hãy vì chúa mà ngậm miệng lại giúp cho ! Lại gây vạ cho mình bây giờ ! Hãy thận trọng !
    Thủ trưởng răn đe:
    -Đừng có thọc vào chuyện người khác !
    -Không liên quan đến anh !
    -Đâu có dính dáng gì tớí anh ?
    -Đừng có can thiệp vào !

    Lấy vợ. Vợ bảo :
    -Em xin anh, đừng có dính dáng vào !
    Sinh con đẻ cái. Lũ trẻ lớn lên. Chúng nói:
    -Cha ơi, chuyện này cha không hiểu được đâu. Cha hãy lánh qua một bên thì hơn.

    Con người ấy là một phần tôi, một phần là các bạn, một phần là tất cả chúng ta.
    Thuở xưa người ta bảo phụ nữ trộn lẫn cúc gai vào thức ăn để làm chồng mất lưỡi. Vậy thì các bạn hãy coi là người ta cũng đã cho chúng ta ăn cúc gai rồi. Hãy coi thử xem các bạn còn lưỡi không ? Chúng ta đã nuốt mất lưỡi rồi ! Chúng ta có miệng , nhưng lưỡi thì không.
    Bây giờ chính con người ấy, cái người mà một phần giống tôi, một phần giống các bạn, đang đòi tự do ngôn luận. Anh ta muốn nói.
    Nhưng người ta ra lệnh cho anh ta:
    -Im đi !
    Tôi muốn nói với anh ta:
    -Hãy nói đi ! Hãy nói đi ! Nói đi nào ! Nhưng nói về cái gì ? Nói thế nào ? Mà lưỡi của chúng ta ở đâu kia chứ ?
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    TIỂU THUYẾT CỦA TÔI ĐƯỢC ẤN HÀNH NHƯ THẾ NÀO ?​
    Tôi viết xong cuốn tiểu thuyết. Cực khổ trăm chiều vì nó trong suốt hai tháng ròng. Phải ngồi suốt ngày suốt đêm.
    Cuốn tiểu thuyết không đến nỗi nào và chẳng phải mắc cỡ mỗi khi nhắc đến nó. Tôi mang bản thảo đến tòa soạn một tòa báo.
    -Chúng tôi không đăng những tiểu thuyết sáng tác.
    -Thì các ông cứ thử đọc đi cái đã.
    -Không cần thiết, độc giả chẳng thích đọc các tác phẩm sáng tác.
    Tôi bèn đem bản thảo tới một nhà xuất bản. Tôi còn chưa kịp nói :"Tôi có một bản thào dành cho các ông..." thì đã nhận được câu trả lời:"Chúng tôi chỉ đăng các truyện dịch thôi."
    Lại mang đến một nơi khác. Họ cũng không nhận:
    -Có bản dịch nào xin cứ mang tới, còn cái món sáng tác thì chúng tôi không mua đâu.
    Tới chỗ nào tôi cũng chỉ nhận được độc một sự khăng khăng từ chối như vậy. Thế là cuốn tiểu thuyết tôi viết ròng rã trong hai tháng trời, làm việc không hề có lúc ngưng nghỉ và chứa đựng bao niềm hy vọng của tôi, vẫn cứ nằm trơ trong tay tôi như chiếc bào thai của một mối tình tội lỗi, như đứa hài nhi bị vứt bỏ bên lối vào thánh đường. Trong đầu tôi chợt nảy ra một ý nghĩ. Đâu có ít đồng nghiệp của tôi đã lấy cắp truyện ngắn của các nhà văn Pháp, Đức,Anh,Ý và các nước khác, thay tên Giônxơn thành Ahmed, Mart thành Fatima, sau đó kí tên mình rồi đưa đăng báo đấy sao ? Vậy thì đâu có gì ngăn cản tôi làm ngược lại ?
    Tôi bèn ngồi hì hục sửa hết các tên Thổ thành tên Mỹ. Tôi nghiên cứu kĩ bản đồ New York. Thế là mọi địa danh cũng trở thành của Mỹ cả. Bây giờ đến lượt tác giả. Tôi bèn cho ra đời một nhà văn Mỹ có cái tên là Mark O''Brian.
    Xong xuôi tôi lại mang bản thảo tới tòa soạn báo đó.Đón tôi là tiếng gắt đầy vẻ sốt ruột:
    -Cơ mà chúng tôi chỉ đăng những tiểu thuyết dịch thôi !
    -Thì tôi mang đến cho các ông bản dịch cuốn tiểu thuyết của Mark O''Brian đây mà.
    -Vậy ư ! Thế thì hay lắm ! Mark O''Brian là ai kia ?
    -Ủa, ra ông chưa nghe danh ông ta ư ? Một nhà văn nổi tiếng bật nhất đấy ! Sách của ông ta đã được dịch ra tất cả các thứ tiếng trên thế giới rồi đấy !
    Sau lời tuyên bố như vậy, không còn cần gì đến chuyện phải đọc trước bản thảo nữa và tiền tạm ứng được đưa ngay. Người ta chỉ yêu cầu tôi làm có một việc: viết đôi dòng giới thiệu cuốn sách và tác giả.
    Tôi cầm cây viết:
    "Thành công mới nhất của Mark O''Brian mang tựa đề CUỘC ĐẤU VÌ ĐÀN BÀ. Cuốn sách đã gây chấn động nước Mỹ. Số lượng phát hành là bốn mươi vạn bản. Đây là một tác phẩm vô giá, đã được dịch ra tất cả các thứ tiếng trên thế giới, cuối cùng đã hiện diện trên đất nước chúng ta dưới nhan đề ĐẦU LẠC ĐÀ."
    Nhưng cái ông Mark O''Brian đó là ai bây giờ ?...
    Chẳng phải ngẫm ngợi lâu la gì, tôi phịa ra ngay tiểu sử Mark O''Brian:
    "Là đứa con út trong một gia đình mà ngoài cậu ra còn có mười tám đứa nhỏ nữa. Cha là một chủ trang trại ở Philađenphia, muốn con trở thành mục sư nhưng chú bé Mark, lúc đó chỉ mới mười bốn tuổi mà đã quá ư là cà chớn, đã bị đuổi khỏi trường vị tội lấy kim châm vào bàn tọa ông thầy dạy môn thần học(nói chung đấy là những nét điển hình trong cuộc đời các nhà văn Mỹ). Đã từng hành nghề câu cá, buôn lậu, một thời gian đi tìm vàng (đều là những điều chúng ta ai cũng biết cả). Sau cùng, vào năm bốn mươi mốt tuổi, đã gởi đăng báo truyện ngắn đầu tiên của mình "Nào, ta mi nhau đi !". Ngôn ngữ và cách viết của ông tồi đến mức..."
    Như các bạn thấy đấy, một tiểu sử dài dằng dặc đã được hoàn tất. Giờ thì xin hãy cẩn thận cầm lấy những cuốn tiểu thuyết của chúng tôi !
    Các nhà xuất bản liền xô nhau đuổi theo tôi :
    -Nào, giao cho chúng tôi bản dịch tác phẩm của ông Mark O''Brian đó đi !
    Tôi đã dịch đúng mười tám tiểu thuyết của Mark O''Brian. Chừng nào còn sống thì tôi còn dịch tiếp. Nhưng mọi chuyện không chỉ giới hạn ở đó. Các bạn hẳn đã biết có một tay thám tử lừng danh tên là Jack Lemmer. Mọi người đều say sưa đọc tác phẩm của ông ta. Tôi đã dịch sáu cuốn sách của tác giả đó. Việc này hiện tôi còn đang làm tiếp . Tôi cũng đã dịch qua cả thứ tiếng Hinđu, tiếng Trung Quốc, và còn vô khối thứ tiếng khác nữa.
    Độc giả thân mến !...Các bạn đâu có biết rằng trong một trăm truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài các bạn đọc trên báo chí của chúng ta thì có tới chín mươi chín truyện là "thứ dỏm". Và những thứ mà các bạn vẫn yên trí là truyện dịch lại là do chính tay những người đồng hương của bạn viết ra đấy. Chỉ có tên người tên đất là của nước ngoài thôi.
    Dẫu sao thì cũng có được một điều an ủi tôi. Đến một ngày nào đó, khi nghiên cứu lịch sử văn học Mỹ, người ta sẽ phải đọc các tiểu thuyết Thổ. Lúc đó, mơ ước thiết tha của tôi thế là đã được thực hiện - chiếm một chỗ trong nền văn học Mỹ, dưới cái tên Mark O''Brian !
    Hoàng Anh dịch
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    CÁNH CỬA XE TẮC-XI
    Người lái xe vừa kêu xong tên bến cuối " Cuôctulusơ", tôi đã bám ngay ở cửa xe. Nhưng giật mãi cánh cửa vẫn không mở. Tay nắm không tài nào xoay được. Người lái xe bảo:
    -Vặn về bên trái !
    Tôi vặn về bên trái. Tay nắm vẫn không xoay. Người lái xe lại hét to từ bên trong :
    -Bên trái ! Đã bảo là bên trái cơ mà ! Anh chưa bao giờ ở trong quân đọi hay sao ?
    Tôi nghĩ, chả lẽ mình quên mất đâu là tay sao đâu là tay phải thật rồi sao ? Đằng sau xe chúng tôi đã ùn lại một dòng xe : cả xe con, xe tải, xe chở khách. Cảnh sát giao thông hú còi inh ỏi.
    -Xoay sang trái đi !
    Vẫn không mở được.
    Người lái xe nhoài người ra mở cửa, và tôi chui lên xe. Ô tô chuyển bánh. Người lái xe cáu thực sự. Sao lại có người tối dạ đến như thế được nhỉ ! Đến giờ vẫn không phân biệt được đâu là bên trái, đâu là bên phải. Người nào cũng giải thích. Mà một việc quá đơn giản. Xoay sang trái một cái là xong !
    Không phải nói khoe, nhưng tôi được cái tính rất tốt nhịn. Một khi tôi đã sai thì mặc cho người ta chửi mắng đến mấy, cũng không bao giờ tôi cãi lại một câu.
    Anh lái xe tiếp tục lầu bầu :
    -Không hiểu loại người đến cửa xe tắc-xi cũng không biết mở thì sống trên đời này làm gì nữa !
    Mặt tôi đỏ bừng vì xấu hổ. Nhưng suy cho cùng, anh ta đúng, và hành khách ai cũng đồng tình với anh ta.
    -Chẳng qua là do tính bừa bãi cẩu thả thôi anh ạ.
    Một ông béo chêm vào.
    -Cái dân ta cẩu thả lắm !
    -Ôi tôi ngán quá rồi ! Có lẽ phải mở lớp riêng chuyên dạy cách mở cửa xe mất !
    -Ồ không, anh bạn ơi, có dạy người ta những thành tựu văn minh cũng vô ích thôi. Kẻ nào sinh ra đã ngu rồi thì dạy mấy cũng chẳng làm hắn ta thông minh lên được đâu.
    Đến quảng trường Êminhiô ông béo kia muốn xuống. Thì đây đến lượt ông ta mở cửa không được. Lần này anh lái xe quát tháo với ông ta:
    -Bên phải ! Vặn tay nắm sang bên phải !
    -Không mở được anh ạ .
    -Ai bảo ông vặn sang trái ? Đ.mẹ cái nhà ông "tẩm" ! Ở ngoài thì vặn sang trái, còn ở trong phải vặn sang phải chứ !
    -Nhưng cái tay nắm chết tiệt này không thể nào xoay được. Sang trái sang phải đều không được.
    Anh lái xe lại phải nhoài người ra mở hộ. Ông béo cố lách người chui ra ngoài. Người lái xe lúc nãy đã cáu lắm, quay sang chửi tục liên mồm. Không đủ sức chịu đựng những cái đó, tôi bỏ ý định đến Cuôctulusơ, nhưng không dám xuống vì sợ không mở được cửa.
    -Ngu như bò!...
    -Bác tài ơi, tôi xuống đây...
    Tôi cầm tay nắm xoay sang phải. Đội ơn thánh Ala, tôi đã ra được ngoài. Ban nãy tôi để ý cách người lái xe mở cửa quả không uổng công. Tôi chờ xe khác.
    -Đi Cuôctulusơ à ?
    -Vâng.
    Xe đỗ ngay trước mặt tôi. Không đợi người lái xe chửi , tôi thử xoay sang bên trái . Nhưng không xoay được. Tôi ấn mạnh hơn. Mạnh đến tê cả tay.
    -Ấn lên trên ! Ấn lên trên ! - Người lái xe kêu to.
    Tôi kéo tay nắm lên trên - cửa mở ra. Anh lái xe bắt đầu càu nhàu:
    -Dân Xtămbun toàn những đồ vô tích sự !
    -Chỉ được cái nhong nhong suốt ngày ngoài đường !
    -Cửa xe Tắc-xi cũng không biêt mở thì đừng sống trên đời này làm gì nữa, cũng mang tiếng là người!...
    Các bạn thử chịu đựng những câu nói mỉa mai châm chọc như vậy xem ! Cả lái xe và hành khách đều cho là tôi có lỗi.
    Đến Carakiô có người muốn xuống nhưng không mở được cửa.
    -Kéo lên trên ! - Anh tài xế không nói, mà quát lên.
    -Nó không lên !
    -Ấn nào !
    -Ấn rồi, nhưng vẫn không lên.
    Anh lái xe thò tay mở cửa, ông khách bước xuống, tôi cũng vội bước theo. Vì chỉ sợ lúc nữa chính tôi cũng không mở cửa được. Vậy là tôi xuống Carakiô. Vất vả lắm mới bắt được xe tắc-xi. Tôi xoay tay nắm sang trái, không được, sang phải, cũng không được. Kéo lên - Ôi ! Ấn xuống - Chà ! Không làm sao mở nổi. Tôi đã cầm chắc bị nghe chửi. Xoay nắm bốn phía đều vô hiệu.
    -Đẩy mạnh ! Đẩy thật mạnh !
    -Về phía nào ?
    -Về phía phải đẩy chứ còn về phía nào ! Thế anh không biết đẩy hay sao ? Đẩy mạnh vào trong !
    Từ bé tôi chưa thấy cửa tăc-xi phải đẩy vào trong để mở.
    -Không đẩy cửa mà đẩy tay nắm !
    À, đây rồi, may quá ! Cửa đã mở ! Còn anh lái xe ?
    Bạn tưởng anh ta im lặng sao ?
    -Không người nào là không phải dạy...
    -Không phải người, mà là lừa ! Ông khách ngồi ngay phía ngoài chêm vào.
    -CỬa chưa đóng ! - Anh lái xe quát to ngắt lời ông ta.
    Ông khách mở cửa rộng hơn một chút rồi "sập" mạnh một cái - không được ! Ông ta "sập" mạnh cái nữa - vẫn không được.
    -Kéo mạnh vào, - người bên cạnh nhắc ông ta.
    Bốp ! Xình ! Xình !
    -Nhẹ thôi, nhẹ thôi - anh lái xe mắng ngay.
    -Không tôi phạt ông hai nhăm curusơ bây giờ !
    Nhoài người ra đóng cửa, anh lái xe vẫn chưa thôi !
    -Tuần nào cũng chữa cửa ! Kiếm được bao nhiêu vào tiền chữa cửa hết ! Không phải công việc nữa, mà đúng là cực hình ! Ở nhà ông không có cửa hay sao ? Cửa này giống như đồng hồ ấy, chỉ sập nhẹ một cái là đóng thôi !
    Một hành khách muốn xuống bến Galataxarai. Cửa không mở được. Lại quát tháo, chửi mắng, lại sang phải, sang trái, lên trên, xuống dưới...Cuối cùng cửa cũng mở, và tôi lại theo ông khách bước xuống ngay.
    -Xe đi Cuôctulusơ phải không ?
    -Phải,xin mời !
    Nói "xin mời" thì dễ, nhưng cứ thử lên xem ! Tôi cầm lấy tay nắm. Nâng lên trên không được, kéo xuống dưới cũng không được, vặn sang trái, sang phải đều không ăn thua, đẩy vào trong cũng vậy...
    Mẹ kiếp ! Tôi cố hết sức. Đến đại lực sĩ Iuxun sống lại cũng không mở được cánh cửa này.
    -Kéo về phía mình !
    Chà ! Hóa ra bí quyết là ở chỗ đó ! Tất nhiên bác tài lập tức lên lớp cho tôi một bài. Nhưng không, tôi không thể nhịn được nữa:
    -Này, người anh em - tôi bảo anh ta - Mỗi xe cấu tạo một khác. Chúng tôi có lỗi gì trong chuyện đó ? Loại thì vặn sang bên phải, loại vặn sang bên trái, loại kéo lên, loại ấn xuống, loại đẩy vào trong, loại thì kéo ra ngoài...
    Anh tài xế điên tiết thật sự:
    -Chả nhẽ những cái vặt vãnh như thế mà cũng không nắm được hay sao ? Xe "Ford" thì tay nắm xoay sang bên trái, "Studebaker" thì tay nắm xoay sang phải, "Chevrolet" thì đẩy vào trong, "Khimanôp" thì kéo về phía mình, "Fiat" thì đầu tiên vặn sang phải, rồi ấn mạnh, "Biuki" thì đơn giản nhất: lúc đầu xoay sang trái, sau đó sang bên phải, rồi hơi kéo về phía mình một chút, sau đó hơi nâng lên một chút rồi kéo thật mạnh xuống, sau đó lại hơi kéo về phía mình một chút, ấn nhẹ một cái rồi đẩy vào - thế là xong, cửa mở ngay...
    Anh lái xe cứ liến thoắng kể tên các loại xe và cách mở cửa của từng loại. Nghe anh ta nói mới ngọt làm sao ! Nhưng cuối bài diễn thuyết của mình anh ta vẫn mắng cho tôi mấy câu:
    -Chỉ có đồ ngu mới không biết những chuyện đơn giản như thế !
    Có một ông khách cũng lên tiếng ủng hộ anh ta:
    -Đúng là ngu quá sức ! Cả thảy có độ hai ba chục loại ô tô. Sống ở Xtămbun mà không thuộc nổi những chuyện như vậy thì đem vứt xuống biển cho rồi...
    -Đúng thế - anh lái xe sung sướng họa theo - người như thế chết quách đi, sống làm gì !
    -Ngữ ấy chỉ đáng nhai rơm rạ...
    Ông khách vừa lên tiếng sát mạt tôi xuống bến tăc-xi. Nhưng ông ta chưa kịp chui ra khỏi xe bỗng kêu váng lên:
    -Ái-ái-ái ! Ái-ái-ái !
    -Cái gì thế ? Làm sao vậy ?
    Cho chết. Đồ con lợn ! Hắn bị cánh cửa kẹp ngón tay cái. Máu chảy ròng ròng, còn hắn thì cứ đứng và chửi :
    -Cái cửa ******** ! Trong đời này chưa bao giờ thấy cánh cửa nào chết tiệt như vậy !
    Trong khi hắn cứ đứng than vãn, người lái xe đã cho tăng hết ga và chúng tôi lao về phía Khabie. Ở chỗ đó có một ông khách muốn lên xe nhưng không sao mở được cửa. Cửa xe nặng như cửa pháo đài. Tôi nói không sai, giá như quốc vương Mêchmet Phatikhơ, người hồi xưa cứ mỗi tuần mở cửa thành phố một lần, có sống lại cũng không thể mở nổi.
    -Ấn vào! Tôi bảo ông ấn hộ cái ! - Người lái xe hét to .
    -Ấn vào cái gì ?
    -Lần đầu tiên ông đi ô tô hay sao ? Ấn vào cái nút chứ còn ấn vào cái gì !
    Các bạn có biết cái nút ấy nó nằm ở đâu không ? Nếu không các bạn đoán thử xem. Nó nằm ở trong xe, sau tấm kính cửa sổ. Tôi ấn vào nút, còn ông khách ở ngoài ấn vào tay nắm, và cửa mở ra. Tôi từ từ nhảy xuống đường.
    Tôi quyết định đoạn còn lại sẽ đi bộ.
    Nhưng một chiếc xe ở đâu bỗng đỗ ngay bên cạnh tôi.
    -Bác về đâu ?
    -Cuôctulusơ !
    Tôi nhìn bác tài. Một người đứng tuổi. Tôi nghĩ bụng, chắc ông này không chửi bới. Trong xe có ba hành khách. Mọi chuyện đều tốt đẹp, nếu như...cửa mở ra được. Bây giờ tôi đã biết mỗi loại xe đều có cách mở riêng của nó. Nên trước khi sờ tay vào nắm xe tôi hỏi ngay:
    -Xe mác gì đây bác ?
    -"De Soto"
    -"De Soto" à ? Loại xe này mở như thế nào nhỉ ? Không thấy cái tay nắm nào cả...
    -Đẩy !
    Tôi đẩy.
    -Ấn !
    Tôi ấn.
    -Kéo ! Kéo về phía mình ! Xoay đi !
    -Tôi xoay rồi.
    -Xoay mấy vòng ?
    -Hai.
    -Không, xoay lại đi. Phải ba vòng cơ!...
    Bác tài giúp tôi, nhưng chính bác ta cũng không mở được. Cuối cùng, với sự hợp tác của tất cả - lái xe và hành khách bên trong - Tôi thì ở ngoài- chúng tôi mới mở được cửa. Nhưng bây giờ lại không đóng được. Tôi kéo, người lái xe kéo - không đóng ! Thấy vậy tôi bèn lấy hết sức đóng thật mạnh làm cả cái xe rung ầm ầm...Không biết ở chỗ nào nghe "sập" !
    -A ha ! Đóng được rồi ! - Bác tài vui vẻ reo lên.
    Chúng tôi bắt đầu lên đường. Ông tài không lúc nào ngơi mồm. Xe ông ta giá những năm chục ngàn lia, vậy mà trong vòng có một năm hành khách đã khéo biến nó thành mớ sắt vụn ! Không ai có chút hiểu biết gì về cách lên xe, cách đóng mở cửa...Tháng nào cũng phải sửa...Và những lời kêu ca khác đại loại như vậy. May mà lần này những lời mắng nhiếc ấy không nhằm vào tôi.
    Bến cuối cùng - Cuôctulusơ. Một hành khách định mở cửa. Lập tức tôi muốn khoe ngay những hiểu biết của mình:
    -Đây là xe "De Soto". Nhấc tay nắm lên rồi kéo về bên trái.
    Hành khách thứ hai vội chạy đến giúp, tiếp đó là hành khách thứ ba. Đích thân bác tài vừa càu nhàu vừa ra mở hộ. Nhưng không ai mở được. Chúng tôi bắt đầu đẩy mạnh từ phía bên kia- cũng không ăn thua gì. Chắc chúng tôi bị kẹt ở đây mất. Bác tài hì hục toát mồ hôi, văng ra đủ mọi thứ tục tĩu nhất...Một số chúng tôi loay hoay với cánh cửa bên phải còn số khác thì cố nậy cánh bên trái. Nhưng cả hai cánh cứ như những cánh cửa sổ ma trong chuyện cổ tích - cố thế nào chúng cũng không chịu mở.
    -Kéo nút ra ! Ấn vào ! Tì thật mạnh !
    Phía sau chúng tôi ùn cả lại một dòng xe điện, xe ô tô. Có tiếng còi cảnh sát giao thông. Bác tài phải đánh xe vào sát vỉa hè. Một ông khách nóng toát mồ hôi phải cởi áo vét. Một người lấy chân đá thình thịch vào cánh cửa. Một bà đi cùng xe với chúng tôi cứ hét toáng lên:
    -Cứu tôi với ! Cứu tôi với !
    -Khẽ mồm chứ bà ! Đừng làm người ta thêm hoang mang. Người ta lại tưởng chúng tôi bị bắt cóc bà.
    Một viên cảnh sát chạy đến. Người bắt đầu xúm đông lại.
    -Có chuyện gì thế ?
    -Cửa không mở được. Người trong xe không ra được. Bà khách khóc thút thít, ông tài thì văng những lời lẽ tục tằn nhất chửi hành khách làm hỏng cả cánh cửa, đám đông thì cứ ôm bụng cười...
    -Có ai có rìu không ?
    -Rìu không mở được đâu. Phải dùng búa !
    -Tốt nhất là gọi thợ đến...
    Trời đã bắt đầu tối. Chúng tôi vẫn bị nhốt trong xe. Khán giả và những người quân tử mỗi lúc một đông . Cửa thì vẫn không mở được. Một anh lái xe khác mách nước cho bác tài của chúng tôi:
    -Này, anh bạn, hãy cho xe đến Ênisekhia. Ở đó có ông thợ rèn tên là Yankô, ông ta mở được đấy ! Hôm qua tôi chở khách đi Biucđere cũng gặp chuyện như vậy. Vặn hết hơi cửa vẫn không mở. Đến năm hiệu sửa xe nhờ mở cũng không được, cuối cùng đến ông Yankô mới mở được đấy !
    Nghe lời khuyên của anh ta, chúng tôi đến Ênisekhia tìm hiệu sửa chữa của ông Yankô. Tất nhiên ông đã về nhà. Người ta cho người đến nhà tìm ông. Chúng tôi thì sắp chết ngạt trong xe. Một giờ, có khi đã hai giờ trôi qua. Cuối cùng ông thợ đến. Ông loay hoay với cánh cửa của chúng tôi một lúc rồi bảo:
    -Các ông phải đến Taclabasư, ở đấy có ông thợ tên à Ybô, chuyên môn chữa khóa, ông ta sẽ mở được.
    Chúng tôi đi tìm ông Ybô.
    -Cái lẫy khóa bị rơi vào bánh răng - Ông Ybô giải thích.
    -Thế phải làm thế nào bây giờ ?
    -Bây giờ tối rồi, không làm được đâu. Để mai ban ngày xem may ra thì chữa được.
    Nghe thấy thế chúng tôi ai nấy van nài:
    -Ông Ybô, xin hãy cứu chúng tôi, bao nhiêu hy vọng đặt cả vào ông ! Ông muốn lấy bao nhiêu chúng tôi cũng xin trả. Một trăm, hai trăm cũng được.
    Bà khách lại bắt đầu thút thít:
    -Trời ơi ! Làm sao bây giờ ? Làm thế nào báo được cho chồng tôi bây giờ ?
    Cuối cùng ông Ybô cũng thương hại chúng tôi và bắt tay làm. Nhưng đến khoảng mười hai giờ đêm ông kiệt sức.
    -Không được. Việc này mất thời gian lắm. Phải chui qua cửa sổ mà ra vậy !
    Mọi người để bà khách ra đầu tiên. Bà này thò đầu qua cửa sổ, những người ở ngoài đường kéo bà ta ra. Có một ông khách béo quá đẩy thế nào cũng không qua lọt. Tiếp theo đến lượt tôi. Cuối cùng tôi lại được hít thở bầu không khí tự do ! Sau đó chúng tôi lại bắt tay kéo ông béo. Người ta gọi cả tôi đến giúp một tay. Khi lôi được một nửa thì ông ta hoàn toàn bị mắc kẹt trong cửa sổ, kéo ra không được mà đẩy vào cũng không xong ! Thành thử ông ta cứ nằm vật người trên thành cửa sổ, nửa người trong xe, nửa người ở ngoài.
    -Cố giúp tôi với - ông béo lạy van. Lúc này chúng tôi muốn đẩy ông trở lại cũng không được nữa.
    Lát sau tôi cũng bỏ đi nên không biết sự việc cuối cùng kết thúc ra sao. Nhưng các bạn có thể dễ dàng đoán ra được, kể từ đó không bao giờ tôi dám đi ô tô đến Cuôctulusơ.
    Thái Hà dịch
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    XÓT TIỀN DÂN​
    -Khách sạn gì mà xây lâu đến thế kia chứ ?
    -Chứ gì, ngần ấy thời gian thì xây được cả một thành phố chứ đâu chỉ là một khách sạn.
    -Sao lâu thế nhỉ ? Hay là ta chọn nhầm cách thầu khoán.
    -Khách sạn này cũng có mấy nhà thầu nước ngoài xin việc, không hiểu sao các ông ấy lại ưng nhà này, cũng chẳng phải vì nhà đó đòi ít, cũng chẳng phải vì họ làm tốt các hợp đồng khác, cũng chẳng vì họ chiều mình. Sự thể ra sao tôi phải quan sát đã rồi mới dám nói.
    Hóa ra là quan trên cũng nhiều mà cung cách cũng lắm; nào mở tiệc ăn mừng, nào cắt băng khởi công, nào quan lớn tự tay đặt viên gạch đầu lấy may. Rồi chiêu đãi dưới trên, ăn một miếng nhớ đời, rồi báo chí rùm beng, bài to, ảnh nhớn.
    Ít lâu sau hàng rào khách sạn tương lai mọc lên.
    Một hôm có 3 chiếc xe con đỗ cạnh công trường. Nào phải ai xa lạ, chính là các vị quan chức nhà nước xuống xem xét bề thế công trường.
    -Sao hành lang lại hẹp thế nhỉ ?- Ngài trưởng nhóm hỏi.
    -Bẩm quan, cái đồ án thiết kế nó vậy- Người kĩ sư đáp - hành lang đã rộng đến 5 mét...
    -Chắc ông cho rằng chúng tôi không thấy cái khách sạn nào bao giờ hẳn ? Tôi đã ở các Hô-ten ngoại quốc, hành lang của họ còn rộng nữa. Thôi được, cứ cho là hành lang theo thiết kế đi, nhưng số lượng hành lang ít quá...Khách sạn mà có mấy cái hành lang như thế; không làm được thì thôi, đã làm thì làm cho ra làm. Tiền dân, tiên nước ! Phải biết xót chứ...Ông kĩ sư ngậm tăm.
    -Còn các ngài nghĩ thế nào ? Khách sạn lớn mà có mấy cái hành lang như thế chẳng phải là ít hay sao ?- Quan lớn hỏi bầy tùy tùng.
    -Hơi ít, thưa ngài.
    -Dạ bẩm ít ạ.
    -Ít quá chứ ạ...
    Và thế là hợp đồng với nhà thầu ấy bị hủy.
    Trong lúc chờ giám định phân xử, bản thiết kế được thay đổi: hành lang nhiều hơn, rộng hơn.
    Việc thi công đồ án mới đang triển khai thì một ngày kia lại có mấy chiếc xe con dừng bánh bên đường. Lại có mấy nhà đương chức đến nom việc. Đi đầu là một ngài bệ vệ nhất. Vừa thấy cái lỗ cửa ra vào, ngài hỏi liền:
    -Chỗ này làm gì đây ?
    -Dạ, phòng khách đấy ạ - Đại diện hãng thầu mới đáp.
    -Phòng khách ? Phòng khách quái gì mà thế này ?
    -Dạ bẩm, việc chưa xong, mai kia chúng con lát đá, sơn tường, kẻ hoa...
    -Hiểu rồi, tức nghĩa là phòng khách chứ gì...Nhưng ta hỏi, phòng khách có phải là nơi đấu ngựa không ? Làm gì có cái kiểu phòng khách như bãi quần ngựa ấy ? Tiền dân, nghĩ mà xót ruột...
    -Bẩm ngài, chúng con làm theo thiết kế...
    -Lạy thánh Ala, cái mà các anh gọi là thiết kế, nó không phải là bài kinh Coran bất di bất dịch. Phải thay thiết kế, phải thay đi mới được.
    Nhà thầu chịu nghe không dám ho he. Theo ý mới, các phòng khách đều được thu nhỏ.
    Công việc đang tiến tới, thì một hôm lại có mấy quan phóng xe con tiến tới xem khách sạn. Ngài đương quyền dẫn đầu đội khảo hạch nói chung là vui, nhưng đúng lúc ra đến cửa, ngài mới nhìn lên trần băn khoăn hỏi:
    -Thế không làm mái vòm, trần cuốn à?
    Câu hỏi làm nhà kiến trúc sư trẻ tuổi bủn rủn đầu gối, anh ta chết lặng đi mấy phút, bây giờ mới đủ sức định thần để hỏi lại:
    -Xin ngài thứ lỗi, con không hiểu, ngài định nói mái vòm, trần cuốn thế nào ạ...?
    -Đó mới là kiến trúc lối Thổ. Những người vào khách sạn sẽ là người nước ngoài vì thế khách sạn phải theo lối Thổ ta...Anh xem nhà cửa nước Thổ bao giờ lại không có mái vòm, trần cuốn.
    -Nhưng thưa ngài, trong bản thiết kế...
    -Thiết kế là cái gì ? Nhờ nhà thầu làm thiết kế bao giờ chả vậy. Họ biết gì về kiến trúc và tâm hồn ta nào ?
    Các quan tùy tùng cúi cả đầu xuống.
    -Nhà thế này thì ai cần ? Nhất thiết phải có mái vòm trần cuốn. Trông thấy tiền dân, tiền nước mà xót cả ruột.
    Làm mái vòm trần cuốn cho cả nhà thì tốn phí quá , nhà thầu chỉ dám theo tinh thần dân tộc ở một đôi chỗ dễ nhất.
    Công việc xây cất đã đến lúc hòm hòm thì giới chức quyền lại theo bánh xe con lăn đến. Ngài quyền cao đi trước buồn rầu nhận xét :
    -Úi dà ! Sao lại làm nhiều hành lang thế này ?...Phòng thì ít, lối lại nhiều. Ở đây dễ đến lạc như vào rừng...Thật xót tiền dân...
    Làm đi làm mãi chẳng còn biết thời hạn ra sao ? Công việc mịt mùng không dứt. Báo chí đã bắt đầu đưa đẩy. Muốn nhanh nhà thầu phải đổi kiểu mái. Nhưng những cuộc tranh luận bất đồng lại nổi dậy. Dùng ngói gì bây giờ ? Ngói bản xứ hay là ngói Macxây. Cuối cùng phương án ngói bị đổ và mái được làm bằng bê tông thường.
    Công việc gần xong thì bỗng bụi đường tung dưới bánh xe con.
    -Thế gạch men đâu ? Khách sạn Thổ mà không có gạch men là thế nào ?- Các quan khách kinh ngạc hỏi.
    Sau đó mọi người vào phòng khách. Phòng khách không có một cây cột. Ngài trưởng đoàn bảo:
    -Ở đây không có cột, mà cột lại cần. Cầu trời cho mái đừng sập...
    -Bẩm ngài an tâm, không sập được đâu ạ, chúng con đã tính...
    -Đã tính ? Đến lúc nó sập thì đem tính của các anh ra mà trừ à ?
    Ngài quay lại đám sau lưng :
    -Thế nào, các ông, trần sập được chứ ?
    -Bẩm, được ạ...
    -Thế nào cũng đổ, nặng thế kia mà ? Lại còn đồ đạc trên ấy nữa...Rồi người vào lại đông...Thế nào cũng đổ...
    -Nổ như bom ấy chứ...
    -Bao nhiêu là tiền vứt qua cửa sổ...Thật xót tiền nhà nước...các anh nghe không ? Ai cũng bảo đổ...Thêm mấy cái cột có phải là lạ kiểu...
    Chiều ý mới, các phòng khách đã có thêm cột.
    Một ngài dẫn đầu một đoàn lãnh đạo khác đã biến dãy cột vuông thành gạch vụn. Trong saách giáo khoa thư ngài học hồi bé, ngài có thấy ảnh đền đài Hy Lạp toàn cột tròn cả, chứ không lai căng thế này. Tiền nhà nước vứt ra cửa sổ thật là xót ruột.
    -Bẩm quan, dễ như trở bàn tay thôi chúng con sẽ có cột tròn.
    Đến lúc tường ngoài đã chạm trổ hoa văn thì một quan lớn đến thăm, trách cứ:
    -Những công trình hiện đại người ta dựng mặt tiền bằng kính chứ !
    Cuối cùng cũng đến lúc mọi việc coi là xong xuôi. Chỉ còn một việc cuối cùng. Một ngài quan khác nhận xét rằng cầu thang dốc quá, người đứng tuổi đi lên có phần mệt.
    -Bẩm quan, còn thang máy. Vị nào trọng tuổi thì còn thang máy.
    -Nếu vậy thì xây cầu thang làm gì ? Các anh chẳng biết xót tiền quốc gia ! Cầu thang cũng phải có ích chứ.
    Sửa xong cầu thang, môt nhà kiến trúc sư nổi tiếng nước ngoài đến thăm.
    -Một kiến trúc trứ tác ! Xứng đáng làm đại bản doanh Liên hợp quốc.
    Gạch men mặt tiền và trên tường, mấy hành lang, mái vòm, trần cuốn, chấn song sắt hình hoa kim hương, mái nhà có ô văng, những thứ đó hoàn toàn theo tinh thần Thổ Nhĩ Kì. Ngược lại, chóp mái lại theo đúng phong điệu Bắc Âu. Những cầu vòng phòng khách mượn lối cung đình Thổ. Phòng khách chính giống lối đại sảnh, thậm chí còn lớn hơn những đại sảnh Aten. Rồi những mẫu mực xuất sắc của lối kiến trúc Ý...Nhà tắm, nhà vệ sinh rập theo kiểu Mỹ. Rồi lối xây Ấn Độ, đường Trung Hoa...Tất cả cùng chen vai thích cánh.
    -Tuyệt ! - Nhà đại kiến trúc ngoại bang thốt lên -làm sao các ông có thể đưa nổi mọi lối kiến trúc vào một lâu đài như thế ?
    -Chúng tôi xây đi xây lại cái trứ tác này suốt chín năm đấy ! Mà lại tằn tiện được bao nhiêu tiền dân !-Ông chủ nhiệm công trình tự hào đáp lại.

Chia sẻ trang này