1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn hay của Thảo Hảo - Phan Thị Vàng Anh

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi nhl81, 01/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Chào bạn,
    ... Đó là những tiểu luận, những mẩu chuyện nho nhỏ mà ý thì thật nhiều. Đọc xong lâu rồi mà vẫn cười mãi ...
    [/quote]
    CHỈ CẦN KHÔNG BỊ MẮNG
    *****​
    Còn hai tháng nữa là N sinh em bé. Đề tài mọi người hay đem ra thảo luận nhất mỗi lần gặp nhau là : sinh ở đâu.
    Ở cái thành phố nhỏ này ?" nơi N đang sống ?" không có nhiều lựa chọn. Nhất là với một phụ nữ không còn trẻ như N. Phụ nữ trẻ có thể sinh ở những nhà hộ sinh nho nhỏ, nằm khiêm tốn nơi góc phố, thường là vắng người, nghe đồn vắng quá còn có ma. Phụ nữ ?o già ? thì vào bệnh viện. Nhưng bệnh viện nào ? Nhất là khi N sinh con một mình, không có chồng bên cạnh.
    Cả đại gia đình họp lại, gồm bà mẹ già chủ trì, với bốn anh chị ruột cùng hai chị con dâu.
    Sau rất nhiều phương án, cuối cùng có ba bệnh viện vào chung kết :
    * bệnh viện I giỏi nhất, nhưng thường đông nghẹt, có khi ba người nằm chung hai giường, ?o trở đầu đuôi ?, nhân viên bận bịu quá nên hay cáu.
    * bệnh viện II nằm thích nhất, nhưng đắt tiền, bác sĩ tuy rất dịu dàng nhưng không phải giỏi, năm ngoái còn làm chết cả mẹ lẫn con, kiện loạn cả lên.
    * bệnh viện III gần nhà, lắm bác sĩ quen, phòng rộng rãi. Chỉ có điều bác sĩ ở đây đỡ đẻ thì tốt nhưng lại không biết cấp cứu trẻ sơ sinh.
    Xong xuôi, mọi người hỏi ?o nhân vật chính ? :
    ?o Thế N, em thích đẻ ở đâu ? ?
    ?o Ở đâu mà tốt nhất cho con em mà em không bị mắng, em lại được nằm phòng riêng.?
    Quả là một đề bài hóc búa. Tìm đâu ra cái bệnh viện nào trong thành phố này có thể thoả mãn được hết các điều kiện trên ?
    Nhưng cái đại gia đình này, vốn đã trải qua thời chiến tranh, giờ thấy việc gì trong thời bình cũng là vặt vãnh, giải quyết được hết, sau chưa đến nửa phút suy nghĩ thì đồng thanh hô to :
    ?o Không lo, không lo.?
    Một tuần sau, nhờ người giới thiệu, chị dâu thứ tổ chức được cho N gặp mặt ?o thần hộ mệnh ? : một bác sĩ giỏi của bệnh viện I. Ông cười ha ha trước những băn khoăn của N, và cho rằng sinh ở bệnh viện I là chính xác nhất rồi còn gì nữa. Nó có giỏi thì nó mới đông. Mình có quen biết thì sẽ đăng ký được phòng vắng. Còn bị mắng, theo ông, ở đâu mà chả bị mắng, cả thành phố có mỗi bệnh viện II không bao giờ mắng bệnh nhân thì lại lấy đắt gấp 10 lần, thế chẳng phải là còn tệ hơn bị mắng à ?
    Yên tâm, ông dặn lại. Lúc nào cần cứ gọi, còn từ đây tới đó thì thư thả cho em bé nhờ.
    Nhưng thấy N không thư thả nổi trước nguy cơ bị mắng treo lủng lẳng trên đầu, chị dâu cả lại âm thầm móc nối được một y tá trưởng, cũng của bệnh viện I. Theo chị, bác sĩ ít khi mắng, chỉ có y tá mới là hay mắng. Nắm được đầu mối y tá và nắm được cội nguồn của sự dịu dàng.
    Chị y tá trưởng hoá ra cũng chỉ bằng tuổi N, tháo vát, nhanh nhảu, hứa sẽ thu xếp được phòng ốc để N không phải chầu chực đợi dùng phòng vệ sinh chung, không phải nằm trở đầu đuôi ngửi mùi tất sản phụ nằm cùng giường. Đã là người quen của chị thì sẽ tịnh chẳng ai dám mắng N. Nhưng khi kể ra, cái êkíp của chị lại không có ông bác sĩ quen kia. Chị dâu thứ và chị dâu cả nhìn nhau, bối rối.
    ?o Nhờ người này mà không nhờ người kia thì cũng chết, người ta lại mắng cho, ? họ lo lắng.
    ?o Hay là nhờ sếp của cả hai người kia ? ? Anh cả đề xuất.
    Và thế là tuần sau, anh cả hớn hở về khoe, đã gián tiếp gửi gắm được N cho bà phó giám đốc viện I, là sếp lớn của cả ông bác sĩ kia lẫn cô y tá trưởng nọ. Bà phó giám đốc mà lệnh xuống thì ai mà chẳng phải chung sức chăm N, lại nương nhẹ không dám mắng mỏ.
    ?o Nhưng anh đã gặp trực tiếp bà ấy chưa ? ? Chị dâu cả vặn hỏi chồng.
    ?o Làm sao mà gặp được, nhờ ông bạn trong cơ quan gửi thôi. Chẳng quen gì, bây giờ tự nhiên đến nói người ta lại mắng cho.?
    ?o Nhờ thế thì cả nước nhờ được...?
    Nhanh như cắt và đầy kinh nghiệm, ông anh cả lủi ngay lên lầu, trước khi kịp để cho vợ mắng, để lại N ở lại với các bà chị dâu trước một tương lai mờ mịt.
    (Phan Thị Vàng Anh)
  2. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Sự hấp dẫn của lưu manh
    Thảo Hảo
    **************​
    Chiều 30 Tết, mọi việc đã xong, ngồi mở báo ra xem chương trình TV Tết năm nay có gì. Sau khi chọn qua chọn lại, cuối cùng tôi xem phim ?oNhững người hết thời? (*).
    Tóm tắt, phim nói về hai ông bộ đội già, vào năm 2000 đi tìm mộ đồng đội mất cách đó khoảng 30 năm. Trên đường đi, hai bác gặp hai thằng lưu manh chuyên sống bám vào bãi đào vàng. Hai thằng lưu manh nghi hai ông già đi đào lại kho báu nên ăn cắp cái bản đồ. Mất bản đồ, hai bác đành chỉ biết đi theo tiếng gọi tâm linh. Tới nơi, mộ đã được đào rồi, và hai thằng lưu manh sì sụp lạy trước bộ hài cốt. Hài cốt được đưa về lại với gia đình. Tình đồng đội vậy là trọn vẹn.
    Tôi chỉ kể cốt chuyện phim ra cho bạn dễ theo mạch bài, chứ thực ra cũng không có gì đáng chê trách trong cốt phim cả. Cốt phim nào, nói cho cùng, cũng có thể làm phim hay được. Và ngược lại, một cốt phim hay, bao giờ cũng có thể khai triển thành một phim dở được, không khó.
    Ở đây, cái muốn nói, là cả phim, chỉ những đoạn nào có dính đến hai thằng lưu manh thì mới hấp dẫn. Lời thoại tự nhiên hẳn, giọng nói lưu loát, sinh động. Tình tiết thật hẳn lên.
    Còn lại, là giả và ẩu hết. Từ những chi tiết li ti.
    Một bộ hài cốt suốt hai mươi mấy năm chưa đi tìm. Ðến năm thứ ba mươi tìm không ra thì ai nấy sụt sùi như thể người chết đuối ba ngày nay xác sao không thấy nổi lên. Nhạy cảm vậy, tình cảm vậy, nhưng khi hai cụ già này, trong lúc đi rừng, thấy có một xác thanh niên còng queo, thì lại thản nhiên như thể tôi gặp con gà con chết ngoài vườn, quấn lại, đem chôn, cũng không hề có tâm lý bối rối thời bình bàn chuyện báo xã, trình công an... Chôn xong, một trong hai cụ rửa tay qua loa bên suối (cụ kia không rửa), cùng nhau nhắc lại kỷ niệm chiến trường và bàn nhau chuẩn bị xơi cơm lam. Và từ đó cho đến hết phim, cái xác không bao giờ được nhắc lại nữa.
    Ðó chỉ là đơn cử ra cho có cái gọi là dẫn chứng cụ thể. Còn nếu liệt kê ra hết, thì phải mất ít nhất 80 trang (tức ít nhất 80 phút phim).
    Cứ mỗi năm, ở Hà Nội, người ta lại tổ chức một lớp học, kéo dài khoảng vài tuần, do những giảng viên từ Pháp sang, phụ trách.
    Giảng viên là những đạo diễn lớn, nhà biên kịch lớn, hoặc là người làm nghề sửa kịch bản - tìm ra những cái yếu, cái dở của một kịch bản, và sửa.
    Cứ mỗi năm, vào mùa đông, học viên lại đến, và càng ngày càng thưa. Có người đến một buổi rồi đi, bảo: ?oToàn những điều mình biết rồi.? Có người đùa cợt, nói: ?oNói không hơn gì mình.? Có người lại đưa ra cái cớ: ?oÐiện ảnh Pháp chứ có phải điện ảnh Mỹ đâu mà học.?
    Trong lớp, có khi giảng viên lấy vài trang kịch bản của học viên ra phân tích. Toàn những lỗi mà chúng ta thấy trên màn hình hôm nay: lời thoại giả, tình tiết giả, tâm lý vô lý, thiếu nhất quán, và giảng viên chê không tiếc lời, nhiều khi động đến phần tự ái nhạy cảm người Việt ta, có người đâm bực mình. Ngoài ra, có lẽ các giảng viên cũng đã phạm phải một sai lầm: đó là bắt người ta đối mặt với sự yếu kém của chính mình nhiều quá. Giảng viên nói, các bạn phải đọc sách, các bạn phải xem phim đi thôi, phải nghe nhạc đi thôi, phải SỐNG đi thôi; Các bạn thiếu quan sát, các bạn thiếu tập trung, các bạn thiếu nghiêm túc, thế thì các bạn bỏ nghề đi. Các bạn hãy nhìn xem, có phải mảng đời sống nào, khu vực kiến thức nào mà các bạn hiểu kỹ nhất, thân thuộc nhất, chịu khó đổ công cho nó nhất, thì các bạn mới làm ra được những thước phim hấp dẫn người xem không? Còn lại, chỉ là giả...
    Các giảng viên đi lại như những lò lửa trong lớp học, và hẳn đã làm chạnh lòng một số con người đã nguội lạnh việc làm nghệ thuật, họ làm như trả nợ, cho có cái mà phát sóng. Họ không hiểu được cái sự sôi sục kia, bảo: ?oLàm gì mà hăng thế nhỉ??
    Hăng là phải, vì người ta còn lửa.
    Bạn cứ xem những cái phim như ?oNhững người hết thời? đi, rồi bạn sẽ hiểu thế nào là sự mất lửa của người làm nghệ thuật thế này. Những tia leo lét còn lại chỉ lóe lên thỉnh thoảng ở một vài đoạn phim thật sự hấp dẫn - những đoạn không làm anh đạo diễn mất công lắm trong lao động, tìm hiểu tâm lý, sự ăn khớp thời gian, thí dụ như những đoạn của hai anh lưu manh - một mảng đời sống dễ gặp, dễ hay khi đưa lên hình, không phải mất công nghiên cứu nhiều.
    Tóm lại, ?olưu manh cứu cả thế giới?. Không có hai anh lưu manh, hai cụ trong phim đã không tìm ra hài cốt đồng đội. Và nếu không có hai anh lưu manh, thì bộ phim này chắc vẫn còn đang luẩn quẩn bên bờ suối với những kỷ niệm chiến tranh nhắc lại bằng phong cách giả tạo nhất mà một người làm phim có thể có.
    _____________________
    (*) Bộ phim được Huy chương Vàng Liên hoan phim Truyền hình Toàn quốc năm 2001
  3. trieuvan01

    trieuvan01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Thanks for your post.
  4. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    CHUYỆN HÀNG NGÀY Ở CHUNG CƯ
    ******​
    Cứ đến khoảng 10g tối là cả khu chung cư lại phát điên : con chó ở tầng một bắt đầu sủa.
    Đó là một con béc-giê to dềnh dàng, nghe nói đã từng được đi học (may mà đã đi học). Chủ của nó trốn nợ nên không dám về nhà ngủ hàng đêm. Ban ngày anh ta nhờ mấy cô bán cá mở cổng vào cho ăn. Cả sáng, cả chiều con chó im thin thít. Đến đêm, nó đói khát và buồn, nên nó sủa.
    Người trong khu tập thể gặp nhau, cứ sau câu chào là có câu : ?o Con chó sủa điên quá nhỉ ! ?. Có thể nói, cứ nhìn mặt thì đoán được trong đầu ai cũng có ý nghĩ, ?o Đánh bả nó chết đi cho xong.? Tuy nhiên, chẳng ai dại gì nói ra miệng cái câu đấy. Giải pháp gọn nhất là đến gõ cửa ông tổ trưởng cụm dân cư, đề nghị ông, với cương vị của mình, phải làm cho con chó thôi sủa.
    Ông tổ trưởng hơn lúc nào hết nhận rõ vai trò của mình là cầu nối giữa dân với chính quyền, bèn ăn mặc chỉnh tề, đi tìm anh cảnh sát khu vực. Anh bảo, phải giải quyết tận gốc. Phải bắt ông chủ của con chó cho nó ăn đêm, để nó ?o căng da bụng, chùng da mắt ?.
    Anh cảnh sát khu vực sau đó vài bận tạt qua nhà đương sự. Cổng lúc nào cũng khóa im ỉm, ban ngày con chó ngủ như chết. Anh bèn viết một mẩu thư, quăng vào sân, yêu cầu chủ nhà lên phường làm việc. Vài ngày sau lại đến, dòm vào sân, thấy cái thư vẫn nằm nguyên chỗ cũ, nhem nhuốc đến thảm thương.
    Thấy anh cảnh sát bất lực, nhân dân bèn hiến bao nhiêu là kế : thay khoá cổng để chính chủ nhà cũng không vào được, phải lên phường làm việc ; mời thú y đến bắn thuốc mê cho con chó ngủ rồi đưa nó đi nhốt tạm một nơi nào đó, bắt chủ nhà phải xuất hiện để nhận về ; cùng đóng tiền để thuê chị bán cá cho con chó ăn thêm bữa chiều để nó no... Kế nào cũng bất thành vì không ai chịu đứng ra làm. Ba, bốn ?o đầu gấu ? của khu tập thể cũng vì chuyện này mà xuống thớ hẳn, vì đúng lúc cần ra tay du đãng thì lại cứ xử sự như người lương thiện.
    Đang như thế thì xuất hiện cô nhà báo đến thuê nhà trong khu tập thể. Cô sống một mình, mặt mũi lúc nào cũng căng thẳng, tay lăm lăm cái điện thoại di động. Được một tuần, cô sang nhà ông tổ trưởng, đặt vấn đề con chó lên bàn, cạnh đó là vấn đề năng lực yếu kém của chính quyền địa phương trong giải quyết vụ việc, cạnh đó nữa là vấn đề thiếu ý thức của cộng đồng. Không biết có phải là một cách doạ không, nhưng cô nói nếu viết chuyện này lên báo thì sẽ rất ?o ê ? cho địa phương đấy. Chuyện để chó sủa ồn là vi phạm luật rành rành mà không giải quyết được.
    Ông tổ trưởng mát mẻ, vâng, cô quen biết nhiều, nhờ cô kiện hộ chúng tôi, nhờ cô phản ánh lên báo giúp chúng tôi, cho cái con ******** ấy nó chết hẳn thì tốt quá.
    Cô nhà báo về nhà, nghĩ mình mà kiện chuyện này thì người ta nói mình điên mất. Nước mình chưa có cái lệ này. Ở nước mình, cứ dính đến kiện cáo thì bất kể thắng thua, trong mắt người ngoài mình đã như một kẻ điên. Chưa kể đây là kiện về một con chó. Mình lại chưa chồng, mọi người sẽ nghĩ tại mình khó tính...
    Nhưng thôi, ít nhất cũng phải gửi một cái thư chính thức cho chính quyền địa phương, trong đó có chữ ký của các hộ chung cư, để xem dưới áp lực của số đông thì họ giải quyết ra sao chứ.
    Cô lại sang nhà ông tổ trưởng, hỏi địa chỉ chính xác của nhà ?o con chó ?. Ông đọc cho cô, nhưng lưu ý cô rằng ngoài con chó này, khoảng một tuần nay, hai con chó của nhà giữ xe cũng sủa theo ghê lắm. Cùng là béc-giê cả nên nghe khá giống nhau...
    Cô nhà báo ra ban công nhìn xuống. Dưới kia, trong bóng đêm, hai con chó nhà giữ xe đuổi nhau huỳnh huỵch...
    Chẳng lẽ mách tội con kia mà không mách tội hai con này ? Nhà giữ xe, cô suy tính, thuộc đối tượng cần phải lấy lòng, vì nếu làm cho họ ghét mình, họ sẽ không nhận giữ xe cho mình nữa, lúc ấy mới thực là tai hoạ...
    Từ đó tới nay đã một năm rồi, cả khu tập thể chẳng ai màng tới tiếng chó sủa nữa. Vả lại, nhiều con sủa quá, cũng chẳng phân biệt được rõ con nào với con nào để mà còn tức điên lên.
    (Phan Thị Vàng Anh)
  5. phamdamca

    phamdamca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2003
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    có bạn nào kiếm được hoặc sở hữu tập truyện "khi người ta trẻ" của Vàng Anh không? cho tớ xin với, đang cần gấp...
    cảm ơn nhiều nhiều
  6. LNVanTinh

    LNVanTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Hi
    Trong topic này bác chủ đã post một số truyện ngắn có trong tập Khi người ta trẻ rồi đấy. Còn ko bạn chịu khó lục lọi trên net cũng đủ số truyện. Còn bản in ở ngoài thì có lẽ ra hiệu sách cũ.
  7. phamdamca

    phamdamca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2003
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    cám ơn lời khuyên của bác, vậy bác cho em xin cái mục lục được không ạ?
  8. SourceCode

    SourceCode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    bác nào có đủ "Gửi VB" post lun nhỉ
  9. Meobeo84

    Meobeo84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn nhl81 !Tớ rất thích cái nhìn sâu sắc và thâm thúy trong truyện của cô Vàng Anh.Post tiếp nhé!
    Được Meobeo84 sửa chữa / chuyển vào 19:23 ngày 10/09/2007
  10. den_dom_dom

    den_dom_dom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0

    Hồng ngủ​
    - P.T.V.A
    Cảm giác đầu tiên mà Đà Lạt mang đến cho tôi là sự buồn cười. Khi tôi còn nhỏ quá, còn khoẻ lắm, tưởng như mưa hay nắng đều phải lè lưỡi khi thấy tôi. Tôi cười khi thấy ở Đà Lạt vào tháng tám ai cũng mặc áo lạnh ra đường, còn mình phong phanh cái áo rộng. Tôi chạy vào nhà tắm, nước lạnh như trong suối. Ở bên ngoài, tôi nghe tiếng Bảo rên rỉ:"Trời ơi. Mới sáng sớm, không sợ chết lạnh sao?". Boả là con của người bạn dì tôi. Tôi lên Đà Lạt lần đó với dì, lâu rồi nhưng tôi vẫn nhớ mang máng rằng đây không phải là một cuộc đi chơi ngắm cảnh, chụp hình như người ta vẫn đi. Dì và bà bạn đi suốt, để tôi lở nà với mấy bà chị lớn, họ nhìn tôi từ đầu đến chân như một thứ làm phiền chính cống và có lẽ tôi đã gánh hộ cái nhìn ấy cho cả dì. Chỉ có Bảo, Bảo hơn tôi hai tuổi, ân cần như bảo mẫu, luôn giúi vào tay tôi cái áo lạnh mà tôi cảm thấy khó xử không biết nên cầm tay hay len lét vứt lại.
    ... Được ba ngày , dì đưa tôi sang một nhà khác, một biệt thự chìm giữa vườn cây mênh mông. Ở đây tôi lại buồn cười, đến bữa, người ta nhổ cải, hái su, bẻ đậu vào nấu liền, không như ở thành phố cái gì cũng ra chợ. Nhà chị có một bà cụ, còn bạn chủa dì đã lên Sài Gòn. Bà cụ bảo:"Có lẽ nay mai hắn về, cô và cháu cứ ở lại chơi". Đang uống trà, cả ba giật mình vì cửa vườn kêu ầm một cái, rồi một phút sau, một thằng bé xông vào. Nó sạch như một đồng xu, cao to lừng lững, cái mặt non choẹt , phụng phịu đáng ghét. Bà cụ phì cười giải thích cho hai dì cháu tôi choắt cheo như hai con chuột trước nó:"Thằng cháu nội ở Sài Gòn lên chơi".
    Từ hôm ấy, tôi có nó làm bạn và làm kẻ thù. Nó bắt tôi gọi nó bằng anh, anh Quang."Anh Quang" chứng tỏ cái uy quyền của mình bằng cách đá mấy con chó quanh quẩn vô tội trong bếp một cách ngẫu hứng để tôi phải thắc mắc:" Nó có lỗi gì đâu?"/// Cái gì cũng hù doạ tôi, cả những cánh cửa trong nhà này với lối đóng mở được "chế" lại sao đó đến nỗi lỡ một chút là tôi có thể bị nhốt trong, hoặc bị nhốt ngoài, còn Quang nhăn răng cười mỗi khi thấy tôi giằng co với cái nắm đấm cửa...
    Buồn bã, tôi mượn được cái xe đạp mini trong bếp và phóng ra đường. Mọi người nhìn tôi phong phanh đạp xe lên dốc, xuống dốc không thèm dắt. Lần đầu tiên, tôi hiểu thế nào là tự do, tự do mà cử động tay chân mới lớn của tôi, tự do nhìnĐa Lạt kể từ lúc đến đây. Ở đây, hoa mọc như cỏ, trời mát như thạch. Tôi chạy đến hồ Than Thở ; buồn quá, lại quanh quẩn đồi Cù. Còn buồn hơn, mọi thứ đều lặng lờ, tôi muốn thét lên một tiếng thật to, may ra có cái gì sẽ vỡ, sẽ nổ và biết đâu sẽ vui hơn. Rồi chẳng cần biết đường, tôi đạp một mạch, một nẻo xa lắm,vắng và đẹp, có điều mệt quá vì cứ lên dốc mãi. Đến một góc đưòng ,tôi quay xe lại và sung sướng nhìn trò chơi mới, tôi sẽ được thả dốc đền bù đây. Gió vù vù bên tai , tôi sợ nhưng thấy vui, vạt áo bay tung toé. Tôi thấy Bảo đâu đó bên đường, trwóc một cái cổng tôn đầy hoa hồng hồng. Bảo trợn mắt ngơ ngác, còn tôi thì không dám bóp thắng vì sợ lộn cổ. Về đến nơi, tôi lại rón rén đi giữa những sân những vườn, luẩn quẩn cắp rổ theo bà cụ người Húê nghe kể về cây hồng, cây đậu. Còn Quang, nó nhảy xuống từ một cành cao, nhét vào tai tôi một tiếng cười:"Quỷ con, sáng nay đạp xe đi đâu như điên vậy?"
    .... Đợi mãi không được, dì và tôi về thành phố. Đêm trước khởi hành, cả hai quay lại nhà Bảo gần bến xe ngủ lại. Đêm đó, Bảo đi sinh nhật về trễ, tôi nằm vùi trong chăn, nghĩ tới ngàu mai đã đươc thoát khỏi đây mà sung sướng, và tôi ngủ mất. Bốn giờ sáng, tôi được dẫn đi rửa mặt rồi ngồi vào bàn uống trà, ăn sáng, được vài phút thì Bảo xuống, co ro trong cái áo dạ đen, Bảo nhìn dì cháu tôi và cười:"Con cũng ra bến xe".
    Còn sớm, sương và đèn nêông mái chợ hoà vào nhau lành lạnh.tôi leo lên xe rồi có quyền vênh váo nhìn tất cả quang cảnh buồn bã của thành phố mà nghĩ:"Thôi nhé, cho tao tiền tao cũng không đến nữa, buồn quá đi". Mọi người chào nhauvà tôi nghe tiếng Bảo loáng thoáng ngoài cửa xe:" Con ghé chợ một chút". Và một chút đó là cho tôi. Khi xe sắp chạy, tôi thấy Bảo níu áo tôi, rồi một bó lá lạnh tanh, khum khum che lũ hồng đang ngủ. "Cầm đi Dao. Bảo lạ quá, sao Dao lên đây mà kkhông mặc áo lạnh, không mua hoa?". Rồi Bảo đi, không để tôi kịp nói gì. Tôi không kịp nói gì nhưng từ phút đó, Đà Lạt đã trở nên đáng yêu hẳn. Tôi cảm động nhìn lại đường phố của nó, mặt hồ mờ mịt sương khói, rồi cúi xuống cẩn thận mà vụng về, tôi ru lũ hoa hồng ngủ tiếp, tưởng tượng về đến thành phố, tụi nó sẽ thức dậy, nở ra, khi ấy hẳn sẽ đẹp lắm. Dì tôi bảo:"Bỏ lên trên cái giá kia", nhưng làm sao tôi dám làm điều ấy, đường xóc lắm và tụi hồng mỏng manh làm sao! Vậy là một lần nữa, mọi người lại nhìn tôi một cách quái đản.
    Rồi từ đấy, tôi không quay lại Đà Lạt, tôi cũng không gặp lại Bảo, chỉ một lần, mười hai giờ trưa, tôi đạp xe vội vã đến lớp học thêm, chợt bên đường có đứa làm tôi giật mình, nó gọi:"Ê, quỷ con". Thằng Quang. Trên đường Sài Gòn, dễ gì tôi gọi nó bằng anh, cả hai đều bình đẳng mà, có ai chủ ai khách đâu. Vậy là tôi vênh mặt lên, hất hàm một cái rồi đạp tiếp, lạnh như tiền. Đạp xe được mười thước, tôi quay đầu nhìn cái bóng của Quang lầm lũi, và chợt Đà Lạt đầy thông và sương trở về: rõ ràng lắm, tôi thấy mình lại tha thẩn trong vườn cải, vườn su, thấy mình đạp xe, vù vù thả dốc và thấy một lũ hoa hồng nằm ngủ trong lòng.
    Được den_dom_dom sửa chữa / chuyển vào 18:39 ngày 23/09/2007

Chia sẻ trang này