1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn hay của Thảo Hảo - Phan Thị Vàng Anh

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi nhl81, 01/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. den_dom_dom

    den_dom_dom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Đất đỏ -Phan Thị Vàng Anh
    1. Anh phụ lái vỗ đùng đùng vào hông xe, và cái xe than dừng lại một cách khó nhọc, đít xe mở ra xọc xạch, thả xuống hai đứa con gái rã rượi như hai con bụi đời. Hai bên bờ là rừng cao su đều tăm tắp quy củ mà hoang sơ trong trời xám đất đỏ, trước sau, đường nhựa uốn dốc, tôi và Hà nhìn nhau bối rối: " Sao mới đến mà đã buồn thế này?"
    Hai đứa đi giữa lô cao su, vắng lặng và trơn trợt, Hà chỉ lên cao:''Chén đựng mủ kìa!" xong nhìn tôi thăm dò xem thử may ra mấy cái vặt vãnh lạ lùng ấy có thể làm tôi vui lên chăng. Tôi chưa từng có một mùa hè vui, hè nào cũng đau ốm, hoặc không thì nhân tình nhân ngãi bỏ, mà chủ yếu là nhân tình nhân ngãi bỏ. Để đỡ buồn, tôi làm vài việc, khi thì học cắt giấy, tỉa tót những nét tranh bằng cái kéo to cộ; khi thì cùng một đám bạn đi sưu tầm các quán cà phê và ngồi quán nào cũng thấy buồn... Hè năm nay, một chuyện hiểu lầm vặt vãnh, và Tuyển biến mất, tôi hiểu rằng đó chỉ là một cái cớ và người ta đi chỉ vì người ta chán, vậy nên tôi nằm nhà, lôi một chồng tạp chí cũ ra xem, vừa xem vừa ngủ vật vờ, chán nản. Hà bảo:"Mày thảm quá, xem tao này, tao có buồn đâu nên tao mập!" Tôi cười, nó mập thật, mặt không một nếp nhăn, mắt không một quầng thâm mất ngủ... Rồi nó cười:" Ở Suối Tre, nhà cậu tao, mùa này chôm chôm nhiều lắm!.."
    2. Có vườn chôm chôm nào đâu, nhà cậu Hà nằm cô độc trên một khu đất không biết nên gọi là đồi hay ụ. Một ngôi nhà kiểu Tây đỏ quạch đất bùn, quanh nhà, cỏ mọc ẩm ướt, buồn thảm. Vài đứa trẻ con trông cũng uể oải như cảnh vật, ngồi trên thành xi măng bể nước, dùng mấy cành cây ngó ngoáy xuống mặt đất... Thấy Hà, bọn nó nhảy xuống, rồi nắm níu, rồi hỏi han:"Mẹ đâu, bố đâu?.." ầm ĩ; còn tôi, hoàn toàn dửng dưng, tôi chỉ muốn có ngay một cái giường để ngủ!
    Trong nhà đầy trẻ con. Đứa nào cũng lem nhem, tưởng chừng như đất đỏ ngấm vào da thịt chúng. Cơm chiều, cả nhà quây quần lại nghiêm túc, mấy đứa bé lâu lâu lại kêu:"Nhặt con đậu đen kìa, cạnh bát canh kìa"... Hà trấn an tôi:"Đừng sợ, con này không bẩn, không cắn". Cả nhà nhìn tôi vẻ hơi ngộ nghĩnh rồi lại tiếp tục ăn, chỉ một người, chị tóc dài, thưa thớt, vàng hoe, mặt thuột ra, chị buông bát đũa, nhìn tôi chăm chú và cười, cười mãi. Mợ Hà đút bát vào tay chị, và chị ăn, chậm rãi, có vẻ ăn cho mợ vui lòng, vậy thôi, còn công việc chính lúc này là phải nhì tôi, nhìn cái đứa sợ giống đậu đen hiền lanh kia, và cười. Hà thầm thì:"Chị Hai đó, ăn đi!", rồi nó ngạc nhiên hỏi:"Hoài đâu". Cậu mợ thản nhiên:"Nó đi chơi rồi"
    3. Bọn trẻ con vác bộ cờ cá ngựa ra, giảng giải:"Ở đây tối chảng có chỗ nào để đi, mưa nữa, bẩn lắm..." Sáng mai em dẫn chị ra vườn mua sầu riêng... Mấy chị chơi cá ngựa không?" Và cứ hai người một màu ngựa mà đấm đá lẫn nhau. Hà trầm ngâm trước bàn cờ:"Bọn này hiếu chiến lắm, mình muốn về chuông mà không được. Tao với mày đi như thế này nhé, đá là chủ yếu, đừng có cho đứa nào qua!" Rồi rình rập nay, trẻ con cay cú hờn dỗi, người lớn mưu mô,rồi la hét ầm ĩ, giường chiếu run bần bật... Tôi dựa lưng vào cái bàn máy may kê đầu giường, thấy chị Hai đứng đó từ lúc nào, tóc xoã, miệng vẫn cười cười, măt ngây ngô vô hồn. Tôi bảo:"Ngồi xuống giường này, chị Hai, đứng chi cho mỏi!". Không mọt tiếng nào, chị vuốt ve cạnh bàn, ngơ ngẩn. Hà lại hét lên:"ConThảo sắp về chuông, bỏ mẹ rồi!", thế là huỳnh huỵch đuổi theo con ngựa của Thảo, những cục xí ngầu vội vàng tung lên, rơi xuống, bọn trẻ con lại rên rỉ...
    Cứ vậy đến đêm, mưa ngoài kia rả rích, đậu đen rớt xuống bàn cờ, tôi quay lại, vô tình tìm thấy chị Hai, và hoảng sợ. Trong ánh đèn nêông xanh xao khuất óng, một khuân mặt biến dạng, nó dài ra kỳ lạ, u uẩn như chìm trong một cơn đau dai dẳng. Tôi bấm tay Hà:"Chị Hai kìa!" Hà ngước lên nhìn rồi bình htản bảo tôi:"Tại tụi mình vui quá đó!", quay lại, chị đã biến mất, như ma, và tôi không còn tâm trí đâu mà chặn đường đấm đá với mấy con ngựa nữa.
    4. Ván cờ kết thúc trong những cái ngáp dài, những bóng dáng trẻ con, người lớn nghiêng ngả dựa nhau. Hà bảo:"Không có tiền là không thắng nổi"...bọn trẻ hỏi:"Hai chị ngủ đâu?". "Cho tao cái giường cạnh cửa sổ, không cần gối, với một ly nước để nửa chừng tỉnh dậy tao uống". Rồi hai đứa tựa thành cửa nhìn xuống khoảng đất dông dốc mờ ảo ngoài kia. Mưa đã tạnh và trời lạnh lẽo, cây lá thả nước lộp độp theo mỗi trận gió, tôi chợt thắt lòng mà nghĩ đến Tuỷên,giờ này hắn đang ngủ, mắt xếch mày dài khép lại, cái mặt luôn hờn dỗi ngộe qua một bên gối, và tôi thấy buồn cười... Chợt Hà lẩm bẩm:"Vì tình!". Tôi hỏi:"Cái gì?". Nó chỉ về một gốc cây gần bể nước:"Chị Hai!". CHị Hai ngồi đấy, một cái bóng thẳng đuột như một khúc cây trông có vẻ ngây ngô, biếm hoạ hơn là u uẩn hay mơ mộng. Tôi hỏi Hà:"Lâu chưa! Vì ai vậy?". Nó cười ruồi:"Mấy năm. Thằng cha nào làm bên bệnh viện, xưa kia bả cũng tàng tàng rồi, cái ông quỷ kia chỉ là cái cớ thôi...". Tôi cười:"Tàng tàng mà cũng có người yêu sao?".Hà phì cười:"Yêu hồi nào? Bả lên khám bệnh, mê ổng, còn ổng có biết chị Hai tao là ai đâu!..."À thế là điên thật, điên có sẵn! Tôi thấy buồn cười, trước đây tôi vẫn quen với hình ảnh những thiếu nữ thất tình xinh đẹp của tiểu thuyết, đầu đội hoa chẳng hạn, quần áo vẫn sạch sẽ, đi lang thang vơ vẩn giữa những hàng cây, để lại sau lưng những chuyện tình đẹp như truyền thuyết. Còn chị Hai của Hà, một mối tình "độc mã", một gương mặt dài ngây dại, một dáng ngồi thẳng đơ giữa một đêm miền Đông, trong tiếng côn trùng rỉ rả chán đời!
    Hà khép hai cánh cửa sổ ẩm ướt lại:"Ngủ đi, mai còn ra rẫy". "Có gọi chị Hai vào không?''."Không, hồi nữa tự chị vào, mày ngủ đi".Tôi chui vào màn, chăn chiếu nồng mùi nước đái, nước dãi trẻ con mê sảng nhả ra trong đêm, thật khó ngủ, Hà cũng vậy, nó xoay xở như con mấy lộn, gãi lưng gãi cổ:"Có kiến".Cửa lớn vẫn mở hé, gió lùa vào lạnh toát, tôi lay Hà:"Sao không ai gọi chị vào, cảm lạnh chết?"/"Gọi thì không vào, mà không ai muốn nhắc đến chị Hai"."Cậu mợ mày không thương chị sao?". Hà thì thào:"Dĩ nhiên cậu tao không thương, mợ tao thương nhưng ngượng, mà chán nữa. Chị Hai là"kỷ vật" của mối tình đầu đó, tưởng cái kỷ vật ấy nó lãng mạn làm sao, cuối cùng lại tòi ra cái của này!". Rồi Hà cười, khịt khịt mũi có vẻ rất vênh váo, bề trên...
    Tôi không thích cái lối kể về những ngóc ngách tối tăm của gia đình một cách lạnh lùng như thế. Tự nhiên tôi sợ, tôi quay mặt vào tường, nghe bên ngoài rào rạt lá, biết đâu sẽ có lúc Hà kể lại chuỵện không hay của tôi cho một người bạn thân khác nghe, rôì cũng khịt khịt mũi giễu cợt như đêm nay?
    5. Chúng tôi tỉnh giấc vì qua cửa sổ, nắng chiếu thẳng vào mặt. Ngoài kia, một giống chim gì đó loé choé, kêu chứ không phải hót. Giường bên kia, một đứa con gái lạ, đầu mới gội, mặt đẹp và ngang tàng nhổ tóc ngứa cho chị Hai, Hà hỏi:"Mày đi đâu bây giờ mới về hả Hoài?", nó đùa:"Đi ngựa" rồi hỏi lại:"Hai chị ăn xôi nha. Ăn đi rồi đi vườn chơi". Hà rỉ tai tôi:"Hoài, em tao, quậy lắm". "Nó học lớp mấy rồi?", tôi hỏi, "Đang đợi kết quả rớt đại học. Nó mà học gì, bồ không hà". Tôi lại liếc nhìn Hoài, nó cũng nhìn tôi , cười vui vẻ, ý như muốn nói:"Thôi tôi biết tỏng các chị đang thì thầm cái gì rồi. Mà đâu có sao, phải không?"Chị Hai ngồi dưới chân giường, mắt vẫn lờ đờ, miệng cười cười, thỉnh thoảng kêu lên:"Ôi,đau.Nhổ đau quá!". Hoài ấn vai chị:"Im để tôi tết lại nào", rồi nó bảo:"Chừng nào em có tóc bạc, tới phiên chị Hai nhổ cho em nha".Tôi nằm, nhìn tóc Hoài đen nhánh che nửa mặt, nửa mặt còn lại trắng như ngọc với mắt rợp, miệng ngang, đẹp như những hình quảng cáo trong hoạ báo nước ngoài... mà nghĩ:"Đẹp thế này làm sao già nổi".
    ... Cả lũ kéo nhau vào rẫy. Trời chợt âm u, đường đi lúc lên dốc, lúc xuống dốc... đến mệt. Hoài khoác tay chị Hai đi cạnh Hà và tôi, mấy đứa em ríu rít sau lưng, bọn nó gọi:"Xuống rẫy ông Cụt nha chị Hoài" Hoài giải thích cho chúgn tôi:"Vào rẫy ông Cụt là thoải mái nhất, vừa bán vừa cho...", rồi nó dựa vào người chị Hai, cười:"Mốt em có rẫy, cho chị Hai coi việc bán trái cây, nha. Bán được không?"Chị Hai cười, ngơ ngẩn:"Được". Mấy đứa trẻ con kêu lên:"Trời. Ai dám cho bà ở chung, thấy bả, ai dám mua mà bán". Tôi giật mình, thầm trách bọn trẻ sao mà độc miệng. Hoài cũng vừa quay đầu lại, nó hất tóc ra sau, không có vẻ gì là giận dữ:"Không ở với tụi mày thì ở với tao", rồi lại ngả vào chị Hai, cặp chặt tay chị hơn, nó hỏi:"Bà chịu về với tôi không?", chị Hai lại đờ đẫn cười:"Chịu".
    Vào đến rẫy thì trời đổ mưa. Cả lũ chạy vào một căn nhà lụp xụp, trongnhà ngào ngạt mùi sầu riêng, một ông già cụt tay đang hút thuốc lào lọc xọc, nhìn tụi tôi, nói:"Mới sáng mà đã mưa há tụi bay". Trên cái võng mắc chéo ở góc nhà một anh chàng mắt một mí, có vẻ như mới tập để ria, đang nằm.Thấy Hoài vào, anh ta ngồi bật dậy, lúng túng nhường võng, Hoài "ứ" một cái rồi liếc nhìn anh:"CHủ nhật mà không đi chơi sao ông?" "Có ai đâu mà đi". Hoài giới thiệu với tụi tôi:"Anh Lương, bác sĩ bệnh viện công ty". Bọn trẻ con lại lao nhao với tôi:"Công ty cao su gần nhà đó".
    ... Mưa tạnh, ông Cụt vô ý giục anh bác sĩ"Tạnh rồi kìa. Đi lẹ không lại mưa", anh chàng đến góc nhà, xách một túi to đầy chôm chôm, giải thích:"Người nhà anh dưới Sài Gòn lên. Anh về nha". Hoài lại "ứ",liếc anh:"Về sao, vậy thôi sao?. Anh bác sĩ hiểu ra, cười:"Em thích gì, lựa đi". Hoài bảo"Cho chị Hai lựa sầu riêng đó", và chị Hai tình ngay vào góc nhà lựa trái, anh bác sĩ sung sướng trả tiền cho người đẹp , lũ trẻ cn lem nhem đứng cười rạng rỡ, nghĩ rằng phe ta kỳ này thế là đã thắng to.
    Loanh quanh trong vườn được một chút, trời lại mưa, lần này mưa dai dẳng, trời sũng nước, mấy đứa bé sau khi đã ăn chôm chôm mỏi miệng, đòi:"Về luôn đi chị Hai, không tạnh đâu". Hà cũng nhìn tôi:"Về luôn nha". Hoài nhìn trời, "ước lượng", rồi "ừ". Nó bảo ông Cụt:"Bác cho con mượn cái áo mưa, con đưa chị con về, lát hồi con đem qua". Ông Cụt chỉ lên vách:"Có tấm ni lông với cái nói thôi, tao không có áo". Hoài cười:"Tốt rồi" xong gọi:"Chị Hai lại đây". Nó đội nón cho chị, choàng tấm ni lông qua vai rồi buộc lại bằng một cái nút to tướng ở ổ, nó ra lệnh:"Đưa chân ra đây tôi xắn quần không té", rồi dặn:"Đi từ từ thôi nhe Hai". Chị Hai cừơi, ngơ ngơ, lũ em, tay xách giỏ, tay nắm quần, cùng cười. Cả bọn lại dò dẫm trên đường về nhà, đất đỏ giờ nhảo ra, trơn như sáp. Những lô cao su bên đường vắng lặng, gây cảm giác sờ sợ... Tôi thì thầm vào tai Hà:"Hoài nó thương chị Hai quá ha", Hà gật đầu, cười:"Ờ cả nhà được mình nó, hên mà có nó, không có nó, sau này chị Hai biết sống với ai". Tôi thấy điều này hơi ngây ngô, tin sao được tình cảm của một đứa bé mười tám, mười chín, nhất là lại một đứa lang bạt như Hoài. Vậy nên, tôi chỉ cười nghi hoặc, Hà trợn mắt nhìn tôi:"Thật đó, nó đi suốt, nhưng nó mà ở nhà là đừng có ai hó hé với chị Hai", rồi cũng như nghĩ lại, Hà buông một câu:"Mà bây giờ thì thế, sau này còn bao nhiêu chuyện khác, phải không?
    6. Về thành phố , nghỉ được một tháng, đi học lại được khoảng hai tuần nữa thì tôi nhận được tin Hoài mất. Một cái chết đuối như mọi trường hợp chết đuối khác, rủi ro xảy ra trong một cuộc picnic nào đó trên hồ. Người ta phải đau lòng chờ trực để vớt được xác Hoài, đã căng đầy nước và hồn phách có lẽ đang lang thang ở một góc trời nào đó. Đưa Hoài về, chị Hai hỏi mợ:"Em đâu?", mọi người lại oà khóc, khóc nhiều hơn là khi nghe các câu kể lể than thở khác. Tôi muốn biết chị Hai có khóc không, Hà bảo:"Tao không hỏi". Có lẽ cũng không ai để ý đến điều này.
    Lại mưa, mùa mưa. Tôi nghĩ rừng cao su, với những chiếc chén đựng đầy mủ đeo bên hông cây, giờ này hẳn buồn lắm. Và ttrong cái nhà ẩm mốc đó quạch màu đất bazan ấy, chị Hai chắc đang ngơ ngẩn nhìn mưa trong đồi cỏ, tóc dài không ai tết hộ, lại xoã ra, vô hồn.
  2. muademSaigon

    muademSaigon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Download file chm "Tuyển tập truyện ngắn Phan thị Vàng Anh" và "Tuyển tập tản văn Thảo Hảo"
    - Tuyển tập truyện ngắn Phan thị Vàng Anh (35 truyện)
    http://www.esnips.com/doc/48407948-13a9-4533-bec5-f5c0223f5c83/PhanthiVangAnh
    - Tuyển tập tản văn Thảo Hảo (48 bài)
    http://www.esnips.com/doc/f2587816-d7c2-4f63-949d-0fc93f16d992/ThaoHao
  3. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục nào...
    Học phí trả bằng máu​
    Mấy bạn trẻ có dùng email chắc hẳn đã có lần được bạn bè gởi cho cái file này, đại khái như sau:
    Tôi đang đạp xe vòng vòng
    Thì thấy một cô nằm trên đường
    (Hai người tán tỉnh, linh tinh?.Khoảng 12 hình.)
    ? Chín tháng sau, cô ta từ nhà thương gọi điện về.
    Tôi lên chức bố
    Công việc tôi tiêu tùng
    Bây giờ tôi đi bộ
    Hỏi như ngôn ngữ quảng cáo, thì: ?oLần cuối cùng bạn quan tâm đến biển báo giao thông là khi nào??
    Chắc hẳn là nhiều người không nhớ nữa, vì lâu quá rồi, từ cái thời học quáng quàng lấy cho xong cái bằng lái, rồi thôi.
    Hay như tôi, là từ cái lần lần nhận được file trên. Sau đó thì không có dịp nào để nghĩ ngợi về ý nghĩa của biển báo giao thông cũng như luật giao thông nữa.
    *
    Chuyện này không biết có chính xác không, nhưng xét ra nếu không chính xác thì cũng không có hại, cho nên xin kể ra:
    Ở một nước thứ ba kia, nông dân đổ vào thành phố kiếm sống thật là đông.
    Người ta vẫn còn giữ thói quen đi xe trên những đường làng vắng, và nếu đọc báo thì vẫn thích đọc quảng cáo hơn là đọc bài.
    Chính phủ ra yêu cầu, các tờ báo lớn trong thành phố, như một hình thức làm việc công ích, mỗi tháng phải thay phiên nhau đăng liền tù tì một trang, trong mục quảng cáo, với nội dung chỉ toàn là giải thích biển báo giao thông (đương nhiên là không phải nội dung như cái file trên kia), in đẹp và to, như quảng cáo bia với lại xà phòng?
    Nói cụ thể, tháng này 30 ngày, tôi đăng nội dung 10 cái biển báo. Tháng sau đến lượt anh đăng nội dung 10 cái khác. Tháng sau nữa tới báo của cô đăng nội dung của 10 điều luật giao thông?
    Và tiền phạt vi cảnh của nước đó, ôi thôi, cao thật là cao, đau như một vết dao, ngang với thất tình, chẳng hạn.
    *
    Ði xe cũng là một hoạt động xã hội, giao tiếp con người có anh có tôi, càng nguy hiểm thì càng cần có văn hóa: tôi học nói năng cẩn thận để không làm anh đau lòng, và cũng cần học đi xe tử tế để không làm anh nhẹ thì cáu tiết, chửi um; nặng thì đổ máu.
    Nhưng muốn đi cho tử tế, thì cũng cần phải học. Không phải chỉ một khóa sơ sài, kết thúc bằng bài thi đi vòng vèo theo vạch phấn số 8 trong sân cơ quan hay Sở Giao thông Công chánh; cũng không phải trong một chương trình phổ thông lớp nào đấy xa xăm; mà là học mỗi ngày, cho thành phản xạ.
    Có người sẽ nói, dạy sao cho xuể? Mở lớp à?
    Có người nói, nhà nước trăm công nghìn việc, sao mình không tự đọc sách luật giao thông?
    Nhưng, cho dù có là người cẩn thận nhất, chăm chỉ nhất, thì chắc cũng không dành thời gian ngồi đọc sách luật giao thông mỗi ngày. Trong khi mỗi ngày đều phải áp dụng cái bộ luật đó. Và như cái nhà nước châu Phi nói ở trên kia, họ biết cái tâm lý không thể nào thay đổi được đó của số đông, cũng như biết rằng có những môn học chỉ cần tự nguyện, trong khi có những môn đòi hỏi phải nhồi sọ mỗi ngày, và có tốn bao nhiêu tiền thì cũng phải cố gắng mà trả học phí.
    Làm sao cho bớt đổ máu thì làm. Ðó là phương châm của chính phủ nước ấy. Máu trong chiến tranh hay máu trong thời bình thì cũng là máu. Lúc nào cũng quý hơn tiền.
    Thể thao-Văn hoá 2002
  4. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Hành trình của cây
    Nửa đêm
    Cái mầm cây trồi lên từ đất
    Lấm lét nhìn quanh rồi nở bung hai lá mầm rất mịn
    Trong lành.
    Sương, nắng, mưa, gió và tất cả những gì rơi xuống,
    những gì bao quanh nắn cho thân cây thẳng
    Mỗi năm choàng thêm một vòng vân
    Cái hành trình khó nhọc được thiên nhiên đánh dấu công bằng
    Ghi nhận mơ ước của đời cây là tán.
    Mơ ước của đời cây có là gỗ quan tài nổ bừng trong lửa?
    Hay trăm năm ấm áp gói hòm da thịt giữa đất đen?
    Khi vươn lên chẳng cây nào nghĩ mình rồi thành giường tủ
    Không một thân cây nào uốn mình cho giống hình khung cửa kéo rèm.
    Mỗi bài thơ tôi tôi giết một ước mơ cây giết đến tận cùng
    Thành bột giấy.
    (04.2006)
  5. tchyaK

    tchyaK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2007
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    hi. bây giờ em mới đọc được topic này. cảm ơn nhl81. ^^
    Ngày bé em cũng hay đọc truyện của PTVA trên hht, hay mực tím. Hơn 10 năm rồi giờ mới đọc lại.
  6. minhhai1506

    minhhai1506 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Bài viết:
    1.317
    Đã được thích:
    0
    em Spam cái
  7. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Tôi khá thích giọng văn dí dỏm của chị. Có điều nhiều truyện chỉ viết "nhẹ nhàng" quá.
  8. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Biển của riêng ai
    ********
    1. Sáng:
    * Nấu cám, cho heo ăn
    * Đi chợ
    * Làm vườn
    Trưa:
    * Hái rau, nấu cơm, ăn cơm
    * Cho heo ăn, tắm heo
    * Ngủ
    Chiều:
    * Quét lá, nhặt củi đun
    * Nấu cơm
    * Cho heo ăn
    Tối:
    * Ăn cơm
    * Coi T.V.
    * Ngủ
    Chị Nương sống bên bờ biển của Hội An. Nhưng tuyệt nhiên trong thời khóa biểu của chị không có mục tắm biển. Nhiều người cũng đã phí phạm như chị. Cho nên các nhà đầu tư đi ngang qua, dừng xe lại ngắm nghía bờ biển mà tiếc rẻ. Những bãi biển như thế, đúng nhất chỉ có làm resort.
    2. Và thế là từ đó, cả xóm chị Nương sống trong lơ lửng. Không ai xây nhà, không ai sửa nhà nữa, vì nghe nói sắp có nước ngoài đến làm khu du lịch ở đây. Đã có người đến đo nhà, đo đất của từng gia đình. Người ta bảo, các gia đình thuyền chài sẽ được cấp một mảnh đất (xa bờ biển), lại được bù một món tiền theo quy định. Với món tiền đó, họ sẽ cất một căn nhà trong khu quy hoạch, bước vào một đời sống mới, kiểu phố.
    ?oNhưng nếu tôi vẫn muốn ở lại, bên bờ biển??
    ?oKhông được, đất được quy hoạch hết rồi. Bờ biển chỉ làm du lịch thôi,? đến trẻ con trong xóm cũng thuộc lời giải thích này.
    Người nghèo trong xóm đua nhau trồng thêm xoài, vì nghe đâu khi đền bù người ta sẽ đếm đầu cây. Trong khi đó, đám ?onhà giàu? tối tối chạy sang nhà nhau, bàn bạc căng thẳng. Nếu chúng ta không đi thì sao? Chúng ta chỉ thích ở đây thôi mà? Chúng ta có kiện được không? Những kẻ đầu tư kia ở đâu ra mà bắt đời sống chúng ta bỗng nhiên bị đảo lộn thế này?
    3. Đó là một thị xã nhỏ yên bình. Vừa có khu phố cổ, lại có ruộng lúa, kênh rạch và bờ biển dài, Hội An là một trong những điểm du lịch đẹp nhất của Việt Nam. Có không ít người từ thành phố về đây mua đất làm nhà bên bờ biển. Họ trở thành những ?onhà giàu? của các xóm chài. Vào lúc này đây, chụm đầu bàn bạc với nhau, họ bỗng thấy ghét tất cả. Ghét bọn giàu hơn có đủ tiền làm resort để ép họ phải đi; ghét đám dân chài nghèo kia sống với biển mà không thiết tha tắm biển, lại không dám mặc cả, chỉ biết lục tục chuẩn bị chui vào những khu quy hoạch. Họ ghét cả chính quyền, chỉ nghĩ đến quyền lợi của nhà đầu tư mà không hỏi đến nguyện vọng của từng gia đình, xem ai thích ở lại làm dân biển, ai thích cầm một nắm tiền đền bù rồi vào trong phố.
    ?oThế cái đám dân chài vào phố rồi sẽ sống bằng gì nhỉ??
    ?oThì chuyển nghề. Chạy xe ôm, bán cà phê, tạp hóa??
    ?oÔi, ôm một cục tiền rồi tiêu vung hết đi cho mà xem.?
    Mọi người ngồi trầm ngâm, nghĩ tới những người như chị Nương rồi sẽ vào sống trong những căn nhà lát đá hoa sặc sỡ, đèn chùm, và không còn heo để nuôi, không còn rau để tưới, không còn lá để quét? một ngày chỉ biết có đi vào với đi ra để giết thì giờ. Và những thằng con trai của chị, thay vì mỗi chiều ra biển chơi, thì sẽ tiêu tiền trong quán xá.
    Họ là những cư dân sẽ bị thay đổi môi trường sống đến cùng cực mà không được chọn lựa, bất thình lình phải từ bỏ cái thời khóa biểu tưởng là đã ổn định cả đời. Trên mảnh đất cũ của họ, những khu resort sẽ mọc lên. Suốt một mùa đông dài chúng sẽ vắng tanh, dài cổ đợi đến mùa hè chỉ để một đám khách du lịch ào đến rồi lại đi ngay, vì ở Hội An không có sòng bài, không có đĩ điếm; chỉ có cảnh rất đẹp và người rất hiền.
    ?oThật ra thị xã chúng mình hay vì có những làng chài trong lành? Đâu cũng resort thì đúng là biển chết.?
    ?oMà bãi nào cũng thành resort hết, thế thì dân thường tắm ở đâu??
    ?oThì tắm chung với nhau ở bãi công cộng. Ai bảo nghèo. Nghèo thì cái gì cũng phải dùng chung.?
    À, hóa ra là thế đấy. Cả đám người nghèo chỉ được coi lù mù là ?omột khối?. Còn nhà đầu tư được coi trọng như là một ?ocá nhân?.
    ?oNhưng còn những bọn làng nhàng như chúng mình thì sao?? Đám ?onhà giàu? của xóm nghĩ đến mình, bỗng nhiên ngơ ngác. ?oChẳng lẽ ở những nước nghèo như chúng ta, người ta chỉ biết đến có hai loại người thôi sao: loại nghèo sẵn sàng tắm trong những bãi biển đông, và loại giàu được quyền một mình ngắm một mặt trời dưới tán dù resort??
    PTVA
    Được nhl81 sửa chữa / chuyển vào 12:25 ngày 03/08/2009

Chia sẻ trang này