1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn hay của Thảo Hảo - Phan Thị Vàng Anh

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi nhl81, 01/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Cha tôi
    Phan Thị Vàng Anh
    ***********************​
    Một ngày của cha tôi bắt đầu vào lúc bốn giờ. Cha tôi dậy sớm để nấu cơm, nấu nước, rồi sắp vào một cái khay con, một đôi đũa, một cái bát? xong hết mới gọi tôi dậy ăn.
    Cha đã để sẵn nước sôi trong nhà tắm, dắt sẵn xe đạp ra ngoài sân? Làm xong hết những việc ấy, cha đi học bài.
    Cha học cho đến lúc mẹ dậy. Học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ, học kịch, học văn, học văn chương và học cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa.
    ? Khoảng bảy rưỡi, cha, mẹ ăn sáng. Rồi cha tôi ngồi vào bàn, cái bàn mà tôi học bây giờ, ngày ấy ít ai dám đến gần khi cha đang viết. Trên bàn đầy giấy và sách, lâu lâu bình mực quên không đậy đổ một lần, khi ấy loạn cả nhà. Không ngày nào cha không ngồi viết, cả khi gãy tay, bó bột, ngày trước, ngày sau đã nguệch ngoạc viết bằng tay trái. Đôi lúc tôi thấy, nghề văn như một cái ách, người ta lúc nào cũng áy náy lo âu, sợ mình chưa đọc đủ, chưa viết đủ, chưa viết xong lại thấy bực bội như thể có điều gì oan trái trong lòng chưa nói ra hết được. Và tôi nghĩ, có lẽ cha tôi chọn cho mình một cái ách nặng. Cha luôn luôn tất bật, yêu hoa cỏ nhưng chưa bao giờ dám bỏ hàng giờ ra để ngồi uống trà thưởng hoa. Cha sợ những quán cà phê, nhìn chúng như nhìn những nấm mồ chôn thì giờ. Chỉ những đêm rằm, vườn nhà tôi đầy trăng, cha bảo: ?oTắt đèn! Ra ngoài hè ngồi xem!?. Chị em tôi theo ra, ngồi khen trăng được vài phút, cha lại quay sang bàn chuyện văn chương với mẹ, rồi tranh luận, có khi cãi cọ, quên cả trăng!
    Cứ vậy, đầu óc của cha tôi không lúc nào thảnh thơi, đôi lúc tôi nghĩ, cha đã già rồi, đã có một vị trí ít ai dám mơ tới trong văn học rồi, sao cha không nghỉ ngơi một chút. Cha dạy chúng tôi: ?oPhải học, học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!?. Cha cũng muốn tôi học, tôi đã có gần một chục quyển vở chép tay của cha, ở bìa ghi rõ: ?osách dạy cho Vàng Anh?, cha muốn hàng ngày đều có ít thì giờ để giảng cho tôi, nhưng tôi, vì đã không ý thức được những giờ học ấy quý như thế nào, tôi đã trốn bằng đủ mọi cớ, khi ấy, tôi chỉ thích làm thơ chứ không thích học thơ. Chỉ khi cha tôi vào nằm bệnh viện, tôi biết cha bệnh nặng, khó mà qua khỏi, mỗi chiều, sau khi đi học về, tôi vào thăm, cha luôn để dành cho tôi bánh kẹo hoặc một quả cam, và tôi dù mệt đến mấy cũng đề nghị cha giảng bài, không tiếp thu được bao nhiêu, nhưng tôi muốn cha được an tâm. Ở bệnh viện, cha tôi đã làm một phong bì to đựng các bài học của tôi, giờ đây chép thành giấy rời, cuối mỗi bài đều ký: ?oCha: Chế Lan Viên?, và ghi: ?oChợ Rẫy ngày? tháng? năm?? như đánh dấu từng chặng của một cuộc chạy đua tàn khốc.
    ? Thời khóa biểu của cha tôi cho một ngày thế nào cũng có giờ làm vườn. Thường vào khoảng mười giờ, khi viết lách, đọc sách đã mệt. Ra vườn, cha tôi đắp đất, làm cỏ như một nông dân, và cha tự hào về điều đó. Vườn nhà tôi rộng đủ để mọi người ?othí nghiệm? trồng cây này, cây nọ, kết quả là cây cối mọc lung tung. Một cây dừa mọc trên mô đất cao, nước quanh năm không với tới, những cây mận, cây cam tranh giành nắng, xúm xít cạnh nhau. Tuy vậy, tôi yêu khu vườn, bởi vì nó là nơi thân thiết nhất của cha, mẹ tôi, bởi vì, ở đâu trong vườn cũng có dấu tích của cha, những chậu phong lan cha tôi đem từ rừng về, một cây ổi cha trồng riêng cho tôi gần giếng nước, bụi hương nhu bên bờ ao cha trồng cho cả nhà gội đầu? Người ngoài ít ai biết rằng cha tôi lại có thể làm những việc li ti như vậy, còn chúng tôi vì quá quen với những việc li ti ấy nên lại thường không biết cha tôi có thể làm được những việc lớn như thế nào. Thỉnh thoảng, tôi đi theo cha đến các hội nghị hoặc các lớp học cha giảng thơ văn. Ở đấy, người ta dành cho cha ghế hàng đầu, rồi các cô, các chú đến chào, nhắc về vài bài viết, hay quyển sách mới của cha, tôi nghe và lần nào cũng lặp lại cái ý nghĩ: ?oTệ thật! Mình chẳng biết gì về cha cả!?. Khi ấy, tôi theo cha chỉ để đi chơi, cũng không để ý cha tôi giảng bài gì, phát biểu điều gì, chỉ để ý cha đã chải đầu chưa, cổ áo đã bẻ xuống chưa, có quên kính không? Trong những chuyện này, cha nhất nhất nghe tôi. Một lần khi tôi học lớp năm, theo cha xuống Cổ cò, người ta đón bằng một bữa tiệc, cha tôi uống rượu, thỉnh thoảng hỏi tôi: ?oMặt cha đỏ chưa??. Tôi bảo ?oChưa!?, mấy phút sau lại nghiêm mặt bảo cha: ?oĐỏ rồi! Cha đừng uống nữa!? Và cha tôi ngưng liền.
    Cha tôi nóng tính, điều đó ai cũng nói. Ở nhà không ai dám đùa với cha, ngoài chị Thắm. Chị là người duy nhất dám nhờ cha tôi dịch hộ bài học rồi ngang nhiên ngủ gật ngay bên cạnh. Chị Thắm cũng là người duy nhất biết nhổ tóc sâu và lấy ráy tai, và làm cũng tùy hứng, bất kể lúc đó cha tôi đang bận bịu đọc sách hay học bài. Ra trường, chị đi thực tập một năm ở An Giang, lâu lâu mới về một lần, thời gian đó, tóc cha tôi bạc hẳn. Tôi nhớ, khi chị đi được mấy ngày, một buổi tối, người yêu chị đi thăm về, tả lại cho cha tôi nghe cái cảnh lạ nước lạ cái của chị dưới quê, cha bảo: ?otội nghiệp!? Rồi hai người sụt sịt khóc, khi ấy, hai mẹ con tôi thấy cha thật là ủy mị!
    Rồi cha tôi bệnh nặng, những tháng cuối cùng, cha chỉ nằm trong phòng, không nói được, không biểu lộ tình cảm gì trên mặt, chỉ ngơ ngác nhìn trời qua cửa sổ. Vậy mà, theo thói quen, thấy tờ báo nào ở cạnh cha cũng cầm lên đọc, khi thấy mẹ tôi cầm quyển sách nào đi ngang cha cũng nhìn cho được cái gáy sách, dù đã không hiểu được gì nữa. Bạn của cha tôi đông lắm, họ đến thăm và ai cũng thấy rằng ông Trời sao thật tàn bạo, bắt một con người thông minh như cha phải sống như một đứa trẻ mới sinh. Tôi đi học về, vào giường ngồi chơi, nắm tay cha, gầy guộc, và khóc, có lần, cha tỉnh ra, nhìn tôi cau mày và cũng khóc theo. Sau đó ít ngày, cha mất.
    Sau lễ hỏa táng, anh Định và tôi được giao nghi lễ cuối cùng là đem tro của cha thả xuống sông. Tôi ngôi sau, ôm chặt cái túi còn ấm nóng. Đây là cha tôi, ngày nào còn ôm tôi, đứa trẻ con ngủ gật trên xe; đây là thầy giáo tôi? giờ thu lại trong hũ cốt và một bao tro. Chúng tôi ra sông Sài Gòn, khi tro được thả xuống, tôi biết từ nay mình đã mồ côi cha, chỗ dựa lớn nhất đời tôi đã mất, và tôi sẽ phải học, như cha dạy: ?oHọc không phải để vui, mà để không ai giết được mình!?. Học để thành người.
    Hết
  2. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Phan Thị Vàng Anh
    Mười ngày
    **********************​
    26 Tết. Anh bảo: ?oChiều nay về quê, mùng Năm anh lên?. Tôi làm tính nhẩm: Mười ngày. Mười ngày vừa tết, vừa đợi bằng một ngàn ngày thường, có nghĩa là tôi sẽ phải quét mạng nhện một mình, một mình đỡ những cánh cửa xuống, rồi một mình lắp vào chỗ cũ?
    Tôi hỏi: ?oSao lâu vậy?? Anh cười ?oX. Có gần đâu để anh đi đi về về như chuột!? Tôi lẩm bẩm: ?oBiết làm gì ở thành phố bây giờ??. Anh trả lời bằng cách lập cho tôi một thời gian biểu với những công việc nhàm chán đến nỗi thay vì làm chúng, thà tôi uống một thứ thuốc gì đó để ngủ liên tục mười ngày còn hơn.
    Rồi anh dặn: ?oNhớ viết thư!?. Tôi gật đầu, đây là sở thích của tôi.
    27 Tết:
    Tôi bước vào bưu điện thành phố để bỏ lá thư đầu tiên cho anh. Khi phong bì chui tọt vào thùng thư ?ocác tỉnh?, tôi bỗng cảm thấy hụt hẫng. Những giờ trước, khi cắm cúi trên tờ giấy cắt góc cẩn thận, những phút trước, khi bước tự tin trên những bậc tam cấp của bưu điện, tôi hoàn toàn nghĩ rằng anh đọc thư tôi.
    Lúc này, nhìn quanh, tôi thấy sao mà lo lắng cho cái thư nhỏ bé của tôi. Mọi người tất bật gọi điện, bôi hồ dán tem. Hàng trăm ngàn người như tôi nhưng xem ra họ đều bình tĩnh hơn tôi, xong việc là lạnh lùng bước ra ngoài trời nắng như ran, ngước mắt nhìn nhà thờ Đức Bà bên kia đường như thói quen của tất cả mọi người, rồi đi. Còn tôi, sau vài phút thẫn thờ, tôi ngượng nghịu nhìn quanh rồi cũng chuồn thẳng.
    28 Tết:
    Khách khứa nhà tôi đến chủ yếu vào những ngày trước Tết. Họ hỏi: ?oCháu đâu?? Mẹ tôi tự hào chỉ tay không định hướng: ?oNó đi làm kiệu, hành bên nhà bạn!?.
    Tôi thích mọi thứ không phải nhà mình, ăn cơm nhà khác, ngủ nhà khác, trèo lên một cây ổi nhà khác vặt quả? đều thích hơn làm tại nhà mình, thích hơn, bởi vì nó lạ, và tôi chỉ cần lạ.
    Tôi ngồi cắt rễ kiệu, hai chân tê dại. Châu thọc tay vào cái chậu của tôi, bĩu môi: ?oCon này keo, cắt kiệu hà tiện, để đuôi xanh lè!?. Tôi nghĩ, nếu đây cũng là một cách xem tướng, tôi sẽ phát cho các bạn trai của tôi, mỗi đứa một cái dao sắc, một nắm kiệu, không ai được nhìn và cắt. Hẳn kết quả sẽ là:
    A: Không cắt lá kiệu, chỉ cắt rễ.
    B: Cắt rễ sạch sẽ, kiệu giống như đang nẩy mầm.
    C: Thất thường hỗn độn.
    Và anh, tôi nghĩ, nắm kiệu sau khi đã lọt vào tay anh đành phải vứt đi vì đã cắt phạm đến cả thân kiệu.
    Châu hỏi: ?oMày cười cái gì??. Rồi không đợi tôi trả lời, nó ngoe nguẩy đi xuống bếp. Ngày Tết, không ai có thì giờ để làm điều gì đến nơi đến chốn.


    29 Tết:
    Tôi gửi cái thư thứ hai, hy vọng bưu điện sẽ làm việc đến 30 Tết, đủ kịp cho cái thư đầu đến anh. Anh đang quét mạng nhện chẳng hạn, né tránh một cách bản năng và vô vọng những đám bụi chắc chắn sẽ rơi lên đầu? Ông đưa thư dừng lại trước cửa, hét to: ?o Thư nha!?? rồi tôi hy vọng, cứ cái đà làm ăn nhanh chóng này, mùng Năm anh sẽ đọc cái thư thứ hai, anh sẽ tưởng tượng được cái cảnh tôi chen lấn trong chợ Tết, tôi hoa mắt chóng mặt ra sao trước một núi công việc.
    Ở chợ, dưa hấu nằm chồng chất lên rơm, đủ cỡ. Anh bán hàng xoen xoét xoen xoét về những quả dưa và tôi đâm nghi ngờ. Một người ăn mày bò lết dưới chân Uyển và tôi, lở lói, đầy bùn ?onhân tạo?. Uyển thì thầm: ?oXin tiền để lấy sức mà sống, sống để đi xin tiền, vậy sống làm gì?? Tôi nghĩ, nhiều khi, người ta kéo dài cuộc sống một cách vô ích, hình như ai cũng có, dù cụ thể hay mơ hồ, một cách hy vọng ngày mai khá hơn, người bệnh hy vọng khoa học phát hiện ra một thứ thuốc mới, người ăn mày hy vọng một ngày mai nhặt được vàng?
    Trong chợ, tôi gần như tựa vào Uyển mà bước. ?oĐông quá, ngộp quá!?. Tôi bảo. Uyển an ủi: ?oMỗi năm chỉ có một lần, chịu khó!?, rồi giở mục lục ra, lẩm bẩm: ?oCòn bóng heo, mộc nhĩ, măng khô??. Tôi thấy, hình như suốt mấy ngày qua, tôi chuẩn bị Tết không để cho gia đình tôi, tôi chuẩn bị cho những người khác chưa rõ mặt, cho một phong tục rắc rối không theo không được?
    Ở cửa, mẹ tôi bảo: ?oMẹ đã đặt bánh chưng cho con đỡ mệt?. Tôi cười, đỡ mệt thật nhưng cái Tết đã mất đi một nửa. Những cái bánh của Lang Liêu đã có người mang đến tận nhà, tôi sẽ không rửa lá, đãi đậu và cùng anh chị thức đêm ngoài vườn canh nồi bánh như xưa nữa, lúc còn cha.
    30 Tết:
    Tôi dồn lá vào một góc vườn và đốt, xong đứng hít thở mùi khói vườn. Trước sân, mai đã nở vàng. Con mèo đủng đỉnh ra chọn một khoảng đất sạch sẽ đầy ánh nắng, lăn lộn vài vòng rồi nằm ngửa ra bất động, đầu ngoẹo qua một bên, trông hơi giống một anh động kinh. Tôi nghĩ, nó hạnh phúc hơn tôi, nó không phải chờ đợi điều gì. Còn tôi, tôi đợi thư anh, sao đến giờ này vẫn chưa có.
    Châu tạt qua vài phút dặn: ?oTối xong hết việc, tao và mày đi một vòng rồi về đón giao thừa!? Đi một vòng Sài Gòn, vừa đi vừa nghĩ, một năm qua mình được gì mất gì? Tôi cũng thích cái trò này.
    ? Bẩy giờ tối, tôi thấy mẹ Châu còn ngồi may đồ. Nhà vắng hoe, vì sạch sẽ, gọn gàng nên trông càng vắng. ?oĐi chơi hết rồi, Châu cũng đi gội đầu rồi, chắc sắp về!? Cô bảo, rồi đưa tôi hộp mứt: ?oNgồi đợi nó một chút!? Tôi mở nắp hộp, tự nhiên thấy ngán ngẩm, như thể mấy ngày nay mình đã phải ăn những thứ này thay cơm? Tôi quay mặt đi, che miệng ngáp, tự nhiên giật mình, giờ này, mẹ tôi cũng đang ở nhà một mình giống như mẹ Châu. Vội vã, tôi chào cô, dặn lại vài thứ rồi ra về, trong những giờ phút cuối cùng này của năm cũ, người ta ?ongười? nhất.
    Tôi về, thắp một cây hương lên bàn thờ cha, rồi vào phòng nằm, nước mắt chảy dài trên má.
    ? Giao thừa, tôi có cảm giác một bàn tay vô hình cuốn lại tấm thảm cũ, trải ra trước mặt tôi một tấm thảm mới tinh, việc đầu tiên tôi làm trên đó là cùng mẹ tôi uống trà, ăn bánh và nghe pháo nổ. Pháo nổ khắp nơi, cả trong TV lẫn ngoài đường. Chó mèo hoảng hốt thật tội nghiệp, tôi ôm tất cả bọn lập cập đó vào lòng, thấy tràn ngập một cảm giác yêu thương cao cả.
    Mùng Một:
    Tôi mở mắt vì tiếng pháo xa gần khắp nơi, mùi thuốc pháo bay vào tận trong phòng. Mùng Một, trong nắng mới, trẻ con đóng bộ đi lại nhăng nhít trên con đường trước nhà. Mẹ tôi bảo: ?otrẻ con cả xóm hôm nay trông cứng như hộp?. Anh chị tôi và thằng bé đến xông nhà, anh tôi nhìn sân, hỏi: ?oSao không đốt pháo??. Tôi bảo ?oKhông dám!?. Anh treo pháo vào cành xoài, pháo nổ, các nhà bên cạnh cũng đì đẹt nổ theo, giống cái kiểu gà gáy đua bình minh. Chị tôi bịt tai, mắt rạng rỡ, tôi thấy, người á đông nhiều thú vui buồn cười, ngay cả ăn uống cũng vậy, lúc nào cũng thích có cảm giác pha trộn mâu thuẫn.
    Xác pháo hồng một khoảng sân lẫn những cành mai rụng. Mai vàng rực rỡ cùng lá mới, chị tôi đếm và hoan hỉ kêu lên: ?oToàn sáu cánh!?.
    Mùng Một, tôi phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói. Hàng xóm sang chúc Tết, như người xa lạ vì những lời chúc văn hoa. Tôi nghĩ, may mà mùng Một anh không đến, nếu đến chắc anh cũng thành người lạ.
    Mùng Hai:
    Mặc dù năm giờ chiều qua, chị tôi tuyên bố: ?oHết Tết!?, tôi vẫn cảm thấy hôm nay mới thật là Tết. Buổi sáng, khách và họ hàng ngập nhà. Trẻ con rủ nhau ra ngoài hè, mở những phong bao ra đếm tiền, so đo, tị nạnh. Trẻ con dưới sự chỉ đạo của bố mẹ, nói thật máy móc: ?oChúc dì (cô) có bồ!?. Tôi cười, thật là một lời chúc tốt đẹp cho tất cả những đứa con gái.
    Chiều, tối, Châu, Uyển và tôi đã khoác tay nhau trong Tao Đàn xem hoa phong lan và hòn non bộ. Châu bảo: ?oSao dáng hoa lan đều giống nhau??. Uyển hoang mang: ?oTao chịu, không biết đánh giá mấy cây cổ thụ này, thấy cũng giông giống mấy chỗ bán ngoài đường?.
    Đường phố đầy xác pháo, chợ búa vắng tanh. Đêm về, ngang qua quán cũ, tôi nhớ anh thắt ruột, Uyển hỏi: ?oMày nhận được cái thư nào chưa??. ?oChưa! Chắc bưu điện nghỉ!? ?oHôm nay làm việc rồi mà?? Uyển bảo, ?oCó bồ mệt nhỉ, tao không thích có bồ là vì vậy!?. Châu liếc: ?oThật không?? Ai cũng hiểu, trả lời là thừa.
    Về nhà, tôi trệu trạo nhai bánh chưng, nghe pháo lẹt đẹt đâu đó, biết rằng Tết đã qua rồi. Tôi ngồi vào bàn, viết một cái thư cho anh, đúng hơn là cho mình vì biết chắc rằng nó không tới kịp.
    Mùng Ba:
    Cũng như mọi năm, tôi ở nhà để đợi Lương tới. Lương bảo: ?oTụi mình làm gì ăn cho đỡ ngán bây giờ? Lương thèm ăn canh cải và củ đậu chiên chấm mắm ớt?. Tôi cười: ?oKiếm ở đâu ra để hầu ông đây??. Tụi tôi ngồi cuốn bánh tráng ngoài vườn mẹ tôi đi qua hỏi: ?oMấy đứa có muốn uống rượu mít không??.
    Lương hỏi: ?oAn còn giữ thư từ chứ?? - ?oCòn, khoảng 80 cái?. Có lẽ tôi cũng viết cho Lương khoảng chừng ấy thư, có thể hơn nữa. Không hiểu vì lẽ gì và bằng cách nào, tụi tôi đã hạ bậc tình cảm xuống chỉ còn là bè bạn và sự chuyển cấp thoải mái này chứng tỏ cái mà chúng tôi ngỡ là ?otình yêu? xưa kia chỉ là ngộ nhận.
    Rồi hai đứa đi thăm bạn bè cũ. Nhà nào cũng giống nhau ở bữa ăn thịt kho, dưa hành, khổ quá? Chủ, khách nói chuyện không tập trung nổi vì cắn hạt dưa lách tách, mọi người trêu chọc ?oChúc Lương và An năm nay??. Chúng tôi nhìn nhau cười, cố ý trêu chọc lại bằng cách làm cho mọi người hiểu lầm? Để đến tối, lúc chia tay, Lương mở đầu: ?oChúc An và?? cũng vậy, tôi lặp lại: ?oChúc Lương và?? một cơn mưa nhỏ bất chợt đổ xuống trái mùa, tôi tự hỏi, những lời chúc của mình có chân thành không?
    Mùng Bốn:
    Mãi mùng bốn, đám bạn chung của Uyển và tôi mới đến. Ồn ào như cái chợ dù chỉ có vài đứa, tụi nó trong giây lát tạo được không khí Tết vốn rất mờ nhạt trong nhà tôi. Phong ôm con chó tên Xịt đang ngoe nguẩy ngoài hiên vào lòng, leo lên xe rồi bảo: ?oVề nhà tôi!?.
    Phong dựng cái chòi xinh xắn để học bài trong khu vườn của ba mẹ nó. Trước cửa chòi, đầy xác pháo và vỏ hạt dưa. Tụi nhỏ kéo một cái ghế cho Xịt nằm xong lấy bài ra đánh. Uyển và tôi, hai ?ongười già? ngồi bổ dưa, dọn bánh thuẫn và pha trà, thỉnh thoảng hé mắt nhìn, không hiểu gì lắm.
    Từ xa, thấy anh đưa thư đạp xe tới, tôi chạy ra chặn đường hỏi thư, anh cười: ?oKhông!? Uyển bảo: ?oTao nghĩ, nó không viết gì cho mày đâu, chắc mải đi với em nào dưới đó!? Tôi thấy người ta thường mong người khác bất hạnh để được tỏ lòng thương hại, ai cũng vậy, có điều người khôn thì giấu đi, kẻ dại thì để lộ.
    Buổi chiều, cả bọn lên chùa, tụi con trai ngồi ngoài ghế đá đợi Uyển và tôi vào thắp nhang. Trên vòm điện chính, chim sẻ ríu rít bay chuyền qua các chùm đèn ***g, tôi đứng trước Phật và khấn:: ?oXin cho mẹ con mạnh khỏe và con được bình an?. Rồi tự hỏi, sao lần nào thắp nhang, tôi cũng chỉ xin ?obình an?.
    Rồi chụp hình, ông phó nhòm nói như ra lệnh cho đám loay hoay này: ?oNhìn tôi đi, nhìn tôi?. Phong lẩm bẩm: ?oÔng có đẹp gì mà nhìn?, rồi nó đưa hai ngón tay lên đầu tôi như hai cái sừng con, tôi cười, hơi thương hại, cái trò đùa này hàng trăm, ngàn kẻ đã làm, nó lặp lại làm gì cho nhàm chán?
    Mùng Năm:
    Anh lên thành phố với một dáng vẻ lạ lùng. Tôi hỏi: ?oAnh có nhận được thư?? Anh gật đầu, ?oSao anh không viết?? ?oAnh cũng không biết?. Tôi bảo: ?oVề đi, mệt lắm rồi? Rồi tôi ngồi đằng sau, nhắm chặt mắt cho đến khi xe dừng trước cửa nhà. Anh chúc: ?oNăm mới?? Tôi ngăn lại: ?oThôi đủ rồi!?. Vào nhà, tôi xé tờ lịch mùng năm, bỏ vào trong tủ.
    Đêm đó, trời Thanh Đa đầy sao, Châu Uyển và tôi trong một cái quán cùng những vỏ bia. Tôi bảo: ?oMượn cho tao ghế bố?, bên bờ sông, tôi nằm, nhìn lục bình trôi cùng gió lạnh, bờ bên kia là dừa nước, là những rặng cây hoang dại. Trong trạng thái lơ mơ, tôi nhớ lại mười ngày chờ đợi đã qua. Châu, Uyển nắm lấy vai và lau mắt cho tôi: ?oThôi, An!?. Cảm động, tôi mỉm cười, nghe trên sông, róc rách một chiếc thuyền chèo đêm

  3. zooty

    zooty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Mình mới mua cuốn Tản văn của Thảo Hảo-Nhân trường hợp chị thỏ bông,Đọc thấy thích và thấm thía đến từng câu từng chữ.Hôm nay mới được biết Thảo Hảo là Phan Thị Vàng Anh,cám ơn vì đã share truyện.
  4. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0

    Nhân trường hợp chị thỏ bông
    Thảo Hảo
    ******************************​
    Bạn tôi, vợ về quê thăm mẹ. Anh ở nhà, vào đúng ngày chủ nhật, thì buồn. Alô cho một người bạn, và cả hai đi mát-xa.
    Cô gái làm mát-xa cho anh rất xinh, mặt tỉnh bơ, vừa làm vừa kể chuyện cười. Cô kể chuyện chị thỏ bông đi lạc.
    "Chị thỏ bông có chồng là anh thỏ bông. Một hôm chị thỏ bông đi vào rừng tìm cà rốt. Lúc quay trở ra thì bị lạc. Chị đi một đoạn thì gặp anh thỏ trắng. Chị hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ trắng bảo, ''muốn biết thì ở lại đây đêm nay''. Chị thỏ bông đành ở lại.
    Ngày hôm sau, chị đi tiếp, mãi vẫn không thấy đường. Chị nhìn thấy anh thỏ nâu. Chị hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ nâu nói, ''muốn biết thì ở lại đây đêm nay''. Chị thỏ bông cắn răng ở lại đấy một đêm.
    Hôm sau nữa, chị đi tiếp. Vẫn lạc đường. Lần này thì gặp anh thỏ đen. Chị đến hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ đen cũng nói, ''muốn biết thì ở lại đây đêm nay''. Chị thỏ đen tặc lưỡi ở lại.
    Sáng hôm sau, chị tỉnh dậy, và lên đường. Ði được một đoạn thì thấy nhà, với anh thỏ bông đang đánh răng trước cửa. Chị về nhà được hai hôm thì biết mình có mang."
    Cô mát-xa đố: "Em đố anh, con của chị thỏ bông sẽ có màu gì?"
    Bạn tôi đoán, cà phê sữa bông, khoang đen bông..., mãi cũng sai, đành hỏi cô.
    Cô bảo: "Muốn biết thì ở lại đây đêm nay".
    Ðương nhiên là bạn tôi không phải thỏ bông nên không ở lại. Chỉ cười khà khà, tí sau rút ví ra, cho tiền boa, và về kể tôi nghe, tấm tắc khen mãi cô gái massage tinh ranh làm anh buồn cười - cái việc mà cả mấy năm nay vợ anh không làm được.
    *
    Thưa chị em phụ nữ,
    Không làm chồng cười được là một cái tội rất to. Nó khiến cho chồng các chị phải đi tìm nụ cười ở những nơi khác. Và đó là một cái quyền của đàn ông.
    Cái này không phải là mình tôi nghĩ ra và phát ngôn. Mà điều này, báo (dành cho phụ nữ) nào cũng có nói. "Khi anh ấy có người khác, bạn hãy xem lại mình." Nghe như một châm ngôn.
    Bởi vì các chị không biết kể chuyện chị thỏ bông, cho nên các anh phải đi nghe người khác kể lại câu chuyện ấy.
    Bởi vì các chị không biết mát-xa, cho nên các chị không thể cấm các anh đi mát-xa.
    Bởi vì các chị không biết quá nhiều thứ nên các anh phải đi lấy kiến thức từ nơi khác.
    Bởi vì các chị biết quá nhiều thứ nên các anh sẽ đi phổ biến kiến thức cho nơi khác.
    Bởi vì các chị quá hiền,
    Bởi vì các chị quá dữ,
    Bởi vì các chị quá ngăn nắp,
    Bởi vì các chị quá bừa bộn...
    Kiểu gì, như báo đã nói, cũng là lỗi của các chị thôi.
    Và báo (có lẽ đã ăn hối lộ của đàn ông) mà đề cao quá sức cái công dung ngôn hạnh, gần như đặt hẳn các chị lên bàn thờ, khiến các chị không leo xuống được để đấu tranh bình đẳng với đàn ông, cho nên các chị đành ở đó mà vui vầy với bếp núc cùng con cái.
    Trong khi đó,
    Thưa các chị,
    Một món quà nhân ngày phụ nữ mà tôi muốn tặng cho các chị, dù mở ra các chị có thể nhăn mặt, thấy vô đạo đức, gói lại không nhận, là phần phân tích sau vụ việc chị thỏ bông vừa qua để các chị biết thực lực các chị đến đâu:
    Các chị dễ rơi vào tình huống "chị thỏ bông" hơn các anh
    Có lẽ, chẳng ai nói cho chồng các chị biết rằng: phụ nữ có khả năng sa ngã hơn đàn ông rất nhiều. Lại không phải kiểu sa ngã ăn-bánh-trả-tiền-một-lần-rồi-quên như đàn ông, mà đây là sa ngã tinh thần, thương thương nhớ nhớ mà chồng các chị có biết thì chỉ có nát tim gan. Không báo nào răn đe người đàn ông rằng nếu anh cứ để bụng bia đi lại nghênh ngang trong nhà mà quăng quật vợ, thì vợ anh, tuy cúi mặt hiền thục nấu ăn trong bếp cho anh đó, nhưng tâm trí là hướng về người khác rồi; như một nơi an ủi, như một chốn yêu thương; chỉ rất may cho anh, rằng chị đã ở cái thế "bàn thờ" của phụ nữ Á đông, nên ít khi để cho mọi việc đến nơi đến chốn, chứ còn không thì...
    2. Luôn có những người khác mà chị không biết
    Chị thỏ bông chỉ cần đi ra đường cũng đã thấy muôn sắc thỏ đón chào mình. Anh thỏ bông có thể thấy vợ là nhàm, nhưng những anh thỏ khác thì không thế.
    Các chị cũng thế, để ra một ngày nhìn quanh mình đi, rồi các chị sẽ thấy, nếu các chị bật đèn xanh, sẽ có vài người đàn ông mong được các chị cười với họ một cái, hay ăn một bữa cơm của các chị nấu, hay được các chị xoa đầu.
    Lâu nay các chị vẫn được giáo dục trở thành một bông hồng duy nhất cho một người duy nhất. Ðó hình như là chiến lược của cánh đàn ông. Ðàn ông không nói với các chị rằng, nếu càng nhiều người ngắm, thì họ càng quý bông hồng của mình. Không đời nào họ nói như thế. Họ chỉ muốn an toàn, nên cố hướng dẫn các chị nở mãi một cách, tỏa hương mãi một loại; loại nào, cách nào công dung ngôn hạnh tiết liệt nhất. Thế rồi sau đó, khi đã đúc được chị thành bông hoa nhựa rồi, họ lại chỉ muốn tìm đến những bông hoa dại biết kể chuyện thỏ bông.
    Thường bao giờ họ cũng bắt các chị lựa chọn: hoặc là hoa dại và không có anh ấy, hoặc là thành hoa nhựa và có anh ấy; các chị sẽ chọn ngay con đường hoa nhựa.
    Các chị không biết, rằng nếu các chị cứng đầu làm hoa dại, thì các chị sẽ không mất gì cả, mà còn kích thích người ta giữ các chị lại hơn.
    Gia đình còn hay mất là do đạo đức các chị
    Chị thỏ bông có cái khả năng đi ba đêm về mà anh thỏ bông vẫn không biết, và trên đường có rất nhiều anh thỏ đen, nâu, trắng sẵn sàng rủ chị phiêu lưu. Cái gia đình thỏ bông thật ra còn hay mất là do chị, do đạo đức của chị đến đâu. Chị thỏ bông hoàn toàn có thể tạo ra những vụ việc đi lạc lần nữa để phiêu lưu mà chẳng mất gì. Nhưng trời phú cho chị thỏ bông (cũng như cho các chị em phụ nữ) cái khả năng nghĩ về đạo đức rất mạnh, cho nên anh thỏ bông mới còn vợ cùng nhai cà rốt với mình.
    **
    Tóm lại:
    Sau vụ việc chị thỏ bông này, hẳn các anh đã thấy mình cũng cần cảnh giác mà giữ vợ?
    Bởi vì con đường hư hỏng của phụ nữ không cần mất công như các anh đâu. Theo một thống kê mật, những lời đề nghị của phụ nữ được chấp nhận tới 8/10, trong khi đàn ông chỉ có 1.5/10 mà thôi.
    Bình đẳng với phụ nữ là cho họ biết vũ khí mà họ có, và để họ tùy nghi xử dụng sau khi đã cân nhắc được mất.
    Hôm nay, nhân vụ chị thỏ bông, tôi lấy lại chút bình đẳng cho các chị. Còn bây giờ, tôi phải đi. Có người đang đợi tôi để hỏi: muốn làm hoa dại hay hoa nhựa.
    Tôi nghĩ kỹ rồi. Tôi chỉ hung hăng thế thôi. Ðể không mất anh ấy, tôi sẽ làm hoa nhựa.
  5. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Ai dám nhận là mình xấu xí?
    1.
    Bạn đã đi Ðà Lạt chưa? Ðã đến Sài Gòn chưa? Ðã về những làng Bắc bộ chưa?
    Nếu chưa, thì bạn nên đi. Bạn nên đi sớm.
    Ði trước khi những biệt thự bị bỏ hoang đến tàn lụi.
    Ði trước khi rêu trên tường chùa bị cạo và tượng bị sơn son thếp vàng.
    Ði trước khi thành phố lớn muốn tạo những dấu chân hiện đại khổng lồ, dẫm lên chính những khẩu hiệu bảo tồn vốn cổ mà mình đã hô hào trước đó.
    2.
    Cách đây mới ba năm thôi, thành phố Hồ Chí Minh của tôi linh đình tổ chức kỷ niệm Sài Gòn 300 năm. Những ảnh cũ được đem ra, món ăn khẩn hoang nấu lại, nhà nhà nghe tên ông Nguyễn Hữu Cảnh, người người nghe lại những địa danh xưa: Gò Cây Mai, đình Thông Tây Hội, kinh Tàu Hủ với bến Bình Ðông...
    Bến Bình Ðông, thì năm nay, khi Sài Gòn bước vào tuổi thứ 303, người ta sắp dẹp nó, để mà làm đại lộ Ðông Tây. Cụ Nguyễn Ðình Ðầu đã phải kêu lên trên báo Tuổi Trẻ: "Xin giữ lấy cảnh quan của Sài Gòn sông nước trên bến dưới thuyền". Bạn phải đi qua khu vực này, thấy được vẻ đẹp (bị bỏ phí của nó) bạn mới hiểu được tiếng kêu của cụ. Thật chẳng khác nào lời kêu cứu và khẩn nài; không biết ví thế này có quá không, nhưng như tiếng kêu của cụ bà Sài Gòn, sau lễ thượng thọ phải nài xin con cháu đừng ném đi cơi trầu cũ với di ảnh cụ ông... Bến Bình Ðông, với hai bên bờ là nhà cổ, xưởng xay lúa, là những thứ mà cái túi "vốn cổ" của chúng ta chẳng có nhiều, nhất đây lại là cái thứ hữu hình, bằng nước, bằng gạch, bằng kiểu nhà, cách sinh sống; chứ không phải những thứ lù mù truyền thống, phục hồi lại mỗi nơi một màu cờ phướn và một kiểu đuôi nheo.
    Thế nhưng, nếu đại lộ Ðông Tây đi qua, số phận cảnh trên bến dưới thuyền rất Nam Bộ xưa của bến Bình Ðông sẽ chẳng khác gì số phận rêu trăm tuổi của tháp Rùa. Giải tán một khu vực thật chẳng khó, cũng như việc dọn rêu thôi, nhưng cái nỗi ám ảnh rằng mình đã phá tan chỗ trú ngụ của hàng trăm năm lịch sử có đeo đuổi được những người ký quyết định không?
    Và những người đó là ai? Họ nghĩ gì trong đầu nhỉ? Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách gì đây? Bằng cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là "thí điểm"? Bằng nhập xe máy Trung Quốc ồ ạt? Bằng cho phép đập biệt thự xưa để xây nhà kính? Bằng xóa sổ cái nhúm di tích vốn đã rất mỏng mảnh của nước ta với lý do để thuận tiện cho hiện đại hóa?
    Thử tưởng tượng hai mươi năm sau thôi, những khu nhà cổ (chưa bị đập) ngày hôm nay lên bưu ảnh. Và sẽ có những người chỉ cho con cái mình mà nói: "Chỗ này ngày xưa bố (mẹ) có đi qua, đẹp lắm." Và có những người sẽ không dám chỉ tay vào ảnh mà nói: "Cái khu này chính bố đã ký quyết định đập đi."
    3.
    Tôi lại đọc báo Tia Sáng, có bài của tác giả Vũ Khánh về tiếp thị một hình ảnh Việt Nam. Vậy đấy, cứ rành mạch liệt kê cái vốn ít ỏi của mình ra rồi khai thác triệt để thì khéo lại thành giàu có. Tác giả kể ra, chúng ta có áo dài, có nón, có phở, có nem. Nghe dễ chịu như nghe một người nói đơn giản: "Tôi là thợ may. Lương tôi đủ sống. Tôi thích mặc áo xanh." Một người như vậy cũng hấp dẫn lắm chứ! Cái mộc mạc của họ, cái nghề của họ, sở thích của họ không giống anh, không giống tôi. Việc gì cứ phải thổi phồng lên những gì mình không có, để rồi phá bỏ những cái (tuy ít mà) quý giá của mình?
    Nếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành... thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người.
    Chúng ta nói dối nhiều quá. Dối ở chỗ có nhiều việc chúng ta nói một đằng và làm một nẻo. Chúng ta nói, tôi là người có văn hóa và thích chơi đồ cổ, nhưng có con chuột chạy qua là chúng ta (quyết) ném chuột đến vỡ cả bình quý. Chúng ta cung kính ào ạt cho một lễ hội 300 năm Sài Gòn, rồi sau đó thì sẵn sàng thực thi một dự án có phá bỏ những phần cổ kính của Sài Gòn 303 tuổi. Chúng ta không tiếc cả kho tính từ mỹ miều cho cái Chùa Một Cột, nhưng lại tiếc một cái cột bằng gỗ cho nó, khiến bao nhiêu khách phương xa phải chưng hửng. Chúng ta biết mình nghèo mà cứ huênh hoang là mình giàu.
    Mà trong khi đó, có đứa con nào dám trách mẹ nghèo! Ừ, nước của tôi là thế đấy, nhưng mà chúng tôi tự hào, để tôi cho anh thấy: Cha ông để lại có một chút của (cẩn thận mở gói ra), chúng tôi gìn giữ còn được thế này đây (thấy vẫn còn nguyên), và chúng tôi sẽ giữ cho con cháu (cẩn thận gói lại). Anh cười thì mặc anh!
    4.
    Ông Bá Dương, tác giả người Trung Quốc, có viết một đoạn thế này: "Ðã nhiều năm nay, tôi muốn viết một quyển sách dưới tên gọi: ''''Người Trung Quốc Xấu Xí''''. Tôi nhớ quyển sách ''''Người Mỹ Xấu Xí'''' sau khi viết xong đã được Quốc vụ viện Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho sách lược của mình. Người Nhật cũng có một quyển sách ''''Người Nhật Xấu Xí". Tác giả là Ðại sứ Nhật tại Ác-hen-ti-na. Ngài đại sứ này (sau khi viết cuốn sách đó) liền bị cách chức. Ðấy có lẽ là cái khác nhau giữa Ðông phương và Tây phương..."
    Nhưng ở Trung Quốc, người ta đã in "Người Trung Quốc Xấu Xí" của ông Bá Dương.
    Và không phải vì thế mà người Trung Quốc bị nhìn là xấu hơn. Trái lại.
    (Thảo Hảo, Tia Sáng, 5/2002)
    Được andersen sửa chữa / chuyển vào 15:04 ngày 06/02/2007
  6. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Cái Đẹp, Cái Nết, Cái Nào Chết
    Thảo Hảo ​
    *************************​
    Mấy tuần qua, báo chí đã nói nhiều về cuộc thi "Hoa hậu Việt Nam qua ảnh", do một tờ báo của phụ nữ cùng một công ty mỹ phẩm chủ trì.
    Chung quy nội dung cuộc bàn luận, là: vì sao để các em (tuổi) còn bé thế mà đi thi. Bé quá, già như tôi khéo ngồi xem tuy có thích cũng phải hơi ngượng, thấy mình tự nhiên thiếu tư cách phụ huynh khi cứ nhìn chằm chằm vào người các cháu. Và theo lời một bà cụ xem T.V có biết tí Nguyễn Du, thì có thí sinh ở đây còn bé hơn cô Kiều lúc bán mình.
    Khía cạnh đạo đức, lợi hay hại, nên hay không nên, trách nhiệm thuộc về ai... thì mọi người đã bàn kỹ lắm rồi. Ở đây, tôi thì thấy hé ra một chuyện khác. Ấy là cái tính bất nhất của phụ nữ.
    Sự bất nhất của phụ nữ, ai cũng biết, muôn đời là cái đau đầu cho cả đàn ông (lẫn đàn bà).
    Sự bất nhất của Hội Liên hiệp Phụ nữ dĩ nhiên còn làm đau đầu gấp bội.
    Bởi vì Hội có tiếng nói của mình, ấy là báo Hội. Và tiếng nói này có tác động đến xã hội hẳn hoi. Thế mà hóa ra tiếng nói ấy cũng có lúc này, lúc khác, tuy phát âm kiểu gì cũng chặt chẽ, nhưng chính thế mới làm điên cái đầu chị em độc giả.
    Trước tiên, nếu bạn là độc giả cần cù của những tờ báo thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ, "mưa lâu thấm đất", bạn sẽ thấm nhuần cái câu mà khi còn trẻ, còn tí sắc, chẳng bao giờ bạn tin: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Báo của Hội, lúc nào cũng thế, mục nào cũng thế, từ hỏi đáp tâm tình cho đến mua sắm, nấu ăn... đều tôn vinh "cái nết", từ cái nết ăn mặc kín đáo (không anh ấy coi thường), cho đến cái nết cắn chặt răng sống đời trầm cảm, đợi qua cơn (anh ấy sẽ về mà, con ranh ấy chỉ là đồ mất nết!).
    Thế đấy! Biết bao nhiêu phụ nữ nước ta (nhất là phụ nữ không thể thi hoa hậu) đã tựa vai tin cẩn vào những trang báo Hội, như một điện thờ của sự đoan trang, một pháo đài của giữ gìn đạo đức gia đình, như một vòng tay an ủi những ai thừa hương mà thiếu sắc.
    Ấy nhưng, Chỉ cần có một nhà tài trợ, một ngày kia xách cặp đen đến rủ rê thôi, thì hỡi các chị em công nhân viên chức, các chị em nội trợ, buôn bán nhỏ! Chính tờ báo kia của Hội Liên hiệp Phụ nữ- chỗ dựa tinh thần của các chị - sẽ bắt tay với nhà tài trợ, dẹp qua một bên những lý thuyết "kín đáo" với "duyên ngầm", mà biểu diễn chứng minh cho các chị một câu nói lâu nay các chị vẫn ngấm ngầm lo: "Cái đẹp dẫm bẹp cái nết".
    Và, ác một cái, để cho các chị choáng váng, họ lại dùng đến rất nhiều "cái đẹp" bé tí teo, có khi mới lớp 9, lớp 10. Bé đến mức phải dùng đến chữ "vô đạo đức", khi ngày thường có thể chính các cô bé ấy bị bố mẹ cấm đi chơi quá 9h tối, nay lại được đem ra tỉ thí ba vòng; rồi thịt da trẻ con mềm như sữa, quay ngang cùng nghiêng ngửa cho hàng ngàn, hàng ngàn người già, người lớn xăm soi. So ra, chẳng khác nào tôi bảo con gái tôi, nào con mặc áo tắm vào, lên phòng khách lượn vài vòng cho mấy bác ở cơ quan mẹ xem một tí. Và người xem vừa xem vừa thắc mắc, chà, cái bà (Hội) phụ nữ này, bà thật là bất nhất. Ngày thường bà nói chuyện đạo đức trên báo, bà vẽ đường bày cách chính chuyên cho người ta kéo chồng về lại tổ ấm; rồi bây giờ cũng chính bà lại khuyến khích trẻ con gái
    nhà người ta sớm biết khoe thân.
    Nhưng sự bất nhất này cũng tìm được lý do. Bà Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - cũng là thành viên của Ban tổ chức cuộc thi, đã nói trên một báo khác: "Phụ nữ VN hiện nay ngày càng đẹp hơn và trí tuệ hơn trước."
    Như vậy, có thể hiểu rằng mọi việc đã ổn. Vòng đầu của các thí sinh đã to hơn xưa, đủ để "bảo lãnh" cho việc biểu diễn ba vòng còn lại trên sân khấu.
    Vả lại, đã có biết bao nhiêu số báo, bao nhiêu hoạt động để cổ vũ, động viên sự "đẹp nết", thế sao lại hẹp hòi với sự khuyến khích "đẹp người" nhỉ! Dù hình thức cổ động sự "đẹp người" lần này hơi khác thường một chút khi dùng cả đến học trò cấp II, nhưng xét cho cùng, cái đẹp cũng như cái nết, không phân biệt tuổi tác. Các chị tốt nết có thể giữ được cái nết đến tận khi đầu bạc răng long, thì tại sao các cháu bé kia không có quyền phô một vài vòng lúc vừa mới... thi chuyển cấp?
    Thế đấy! Các chị em vẫn đọc báo Hội! Sau cuộc thi này, có thể các chị sẽ hoang mang mất một lúc. Các chị không còn tin vào đường hướng thuần phong của Hội nhà nữa, và các chị đâm lo âu vào giá trị của mình.
    Thế nhưng, may thay, anh nhà là người tinh tế (và nhất là anh biết thương chị). Sau khi xem truyền hình trực tiếp cuộc thi xong, giấu nỗi buồn tuổi tác và "lực bất tòng tâm" thật kín đáo, anh xuống bếp rửa mặt rồi lên nhà, vừa ngáp vừa nhìn chị cười buồn bã: "Trẻ con mà toàn son phấn. Thua xa em giản dị mỗi áo dài!".
  7. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?
    Thảo Hảo
    ****************************​
    Cụ Rùa sống tại Hồ Gươm. Tổ tiên cụ đã làm một việc thiêng liêng tại chính cái hồ này, nên theo đúng luật thừa kế, cụ được sống tại hồ, được nhắc tới một cách trân trọng, được nâng lên hàng biểu tượng, và có nghĩa là, cụ rơi vào bi kịch của những gì tương tự cụ (di tích, thắng cảnh, bảo tàng?).
    Ông nhà báo Sáng Ánh, trong một bài viết về lối sống, đã từng có một câu: "Chừng mực là yếu tố làm nên sang trọng." Có lẽ lấy từ gương cụ Rùa. Không được oai hùng như tổ tiên ngậm lấy thanh kiếm của vua ngay giữa hồ sóng nổi, thì cụ Rùa cũng biết giữ gìn gia phong bằng cách chừng mực trong việc xuất hiện - chỉ vài lần phơi nắng ở bãi cỏ trên tháp Rùa giữa hồ: đủ thanh thiên bạch nhật để mà có người tụ tập xem rồi chụp ảnh, và cũng đủ thưa thớt để mà giữ được sự thiêng liêng, bí ẩn.
    Nhưng nếu chừng mực trong tác phong làm nên sang trọng, thì chừng mực trong vệ sinh lại làm hỏng chiến lược của cụ Rùa. Và vấn đề vệ sinh thì cụ hoàn toàn bất lực. Vệ sinh của cụ, phần bên trong mai là cụ đã đứng ra tự lo, nhưng phần ngoài mai (tức trong hồ), theo báo Hà Nội Mới Chủ Nhật (số 12537, 4. 1. 04), là thuộc một/và những cơ quan sau:
    * Quận Hoàn Kiếm (nơi tọa thủ cái hồ của cụ)
    * Sở Văn hóa thông tin thành phố Hà Nội
    * Sở Giao thông Công chính thành phố Hà Nội
    * Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội
    * ?
    Tất cả những cơ quan này, ngoài việc ngăn chặn người ta nhảy xuống hồ bơi lội, người ta chặt cây quanh hồ lấy củi, hay người ta vớt cụ Rùa lên xem chơi?, thì việc quan trọng nhất là phải quản lý nước cho cái hồ. Bởi vì không có nước thì không còn hồ. Đơn giản vậy. Thế nhưng mực nước này, bao lâu nay trông vẫn gợn sóng, cho cảm giác vua tôi cỡi thuyền ra trả kiếm, vừa rồi mới được biết, đã cạn đến mức chỉ cần thiếu ý thức và bất chấp pháp luật một tí, thì ai cũng có thể ung dung lội qua. Nơi sâu nhất còn có 1.2m, nơi nông nhất có 0.4m, mà từ đây đến mùa mưa còn những 5 tháng nữa! Trời chưa ra tay thì cũng không ai động thủ. Bơm nước vào hồ mỗi ngày một tí bù lượng bốc hơi? Nạo vét bớt bùn và rác cho lòng sâu thêm?... Tất cả còn phải bàn, phải đổ trách nhiệm cho nhau đâu vào đấy rồi mới thực thi. Trong khi đó, những cái hồ con con, không lịch sử, không quốc hồn quốc túy được dịp hả hê. "Hoàn Kiếm! Ai bảo mi chứa cụ Rùa! Thiêng liêng lắm rồi thành ra khó xử!"
    Giờ thì cụ Rùa đã hiểu thế nào là "lắm thầy thối mai". Nước chắc sẽ không cạn đến mức cụ phải bò đi kiếm ăn trên nền đất nẻ. Cái cụ lo là nước rồi sẽ cạn đến cái mức dung tục, để cụ bơi thế nào cũng lộ cả mai, cho trẻ con chỉ chỏ và bình phẩm. Trong khi đó, cái công thức làm nên sức hấp dẫn của Hồ Gươm chứa đến 50% là sự thiêng liêng, bí ẩn: có bao nhiêu cụ Rùa? Các cụ trông như thế nào? Cuộc sống của các cụ dưới đấy ra sao?... Quản lý một biểu tượng đâu phải chỉ là quản lý cái phần xác của biểu tượng đó, mà còn là quản lý cái phần hồn kìa. Nhưng than ôi, việc giữ cho nước Hồ Gươm đầy, nước Hồ Gươm sạch còn không xong, mong gì có được cái chiến lược cao cấp giữ cho Hồ Gươm được thiêng liêng, bí ẩn như một biểu tượng cần phải thế!
    Xét cho cùng, tất cả chỉ tại cụ Rùa. Cụ không thuộc một biên chế bộ nào rõ ràng để người ta quy trách nhiệm. Cụ là một niềm tự hào chung nên bắt buộc phải có những thiệt thòi riêng. Điều này, khi cho mượn kiếm, tổ tiên cụ đã không ngờ tới.
    Theo báo Thể thao-Văn hóa, 09.01.2004
  8. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    ?​
    Có một câu chuyện cười, rằng có một anh chuẩn bị đi thi môn Sinh vật. Anh có tới mấy giám khảo hỏi thi vấn đáp, và bài thì rất nhiều. Nhưng anh, không hiểu vì lý do làm sao, vì bận bịu hay vì đặc biệt ái mộ, mà lại chỉ chọn con bọ chét làm bài tủ để học. Vào phòng thi, giám khảo đầu tiên yêu cầu anh nói về mèo. Anh bảo, mèo thì con nào cũng có bọ chét. Và anh nói về bọ chét. Ðến giảm khảo thứ hai, ông này đề nghị anh nói về cá chép. Anh bảo, cá chép không có lông, chứ có lông thì ắt phải có bọ chét. Và anh lại nói về bọ chét... Ðại khái vậy, kết cục ra sao thì quên rồi, hình như nhạt nhẽo thôi. Nhưng thế cũng đã có chỗ cho tôi bấu víu vào. Ðó là năm nay, người ta nói tôi viết bài về ngựa. Năm nay là năm con ngựa - một con xa lạ với tôi về mặt tiếp xúc trực tiếp. Tôi ở gần hơn với một giống gần ngựa, cũng bốn chân, trung thành - con chó. Tôi sẽ viết về con chó vậy.
    *
    Có một người bạn gửi cho mấy trang kinh Phật, bảo tôi đọc đi mà biết kiếp trước mình là con gì, sau này mình là con gì, những con hiện nay đang ở cạnh mình xưa là gì, sau là gì.
    Những trang kinh Phật đó thật là rắc rối. Có quá nhiều từ Hán Việt, lại thêm những mối liên hệ lòng vòng, khiến tôi, để nắm được, đã phải chép lại thành bảng biểu trên... Excel.
    Ðại khái, theo những trang kinh Thủ Lăng Nghiêm đó, tôi biết rằng, những con chó mà nhà tôi đang nuôi đây, ở một kiếp xa xưa nào đó, bọn chúng là hạng người ưa bè phái, cấu kết. Chúng đã phải trả hết cái tội này trong những vạc dầu đâu đó nơi địa ngục trong ít hay nhiều kiếp. Rồi trước khi làm chó nhà tôi, bọn chúng đã phải trải qua một kiếp quỷ - truyền-tống-quỷ[1]. Kiếp quỷ hết, chúng mới trở về trần thế, làm nốt kiếp súc sinh, trả cho tôi cái món nợ nào đó, ở một kiếp xa xôi nào đó, đã có vay mà chưa có trả. Trả xong cái kiếp súc sinh rồi, những con chó cỏ này sẽ được làm người, lại là hạng người thông đạt, giỏi giang. Và đó cũng là số phận của bọn ngựa, của những "bọn quấn quít bên người" - như chữ của trang kinh viết.
    *
    Nghe nói ở Hà Nội, bây giờ người ta đã ăn thịt ngựa.
    Thịt chó thì người ta đã ăn từ lâu, bất kể mức độ quấn quít bên người của con vật đó.
    Tôi cũng ăn được thịt chó. Và quả thật, chẳng hề xúc động gì trước một đĩa thịt của một con chó mình không rõ mặt mũi, tính tình.
    Nhưng một hôm, trên đường đi làm, đi sau một chiếc xe Honda có chở một cái ***g nhốt vài con chó, nhìn những con chó cỏ đăm đăm ngó ra đường - con đường đến lò mổ - làm tôi nhớ tới những con chó nuôi ở nhà. Làm sao chúng có thể ngờ một ngày kia, cái người mà chúng lẽo đẽo chạy theo từ cổng vào nhà, cái người mà chúng ngước lên nhìn yêu thương, không chớp mắt, lại có thể bán chúng vào lò mổ!
    Người ta nói về việc ăn thịt chó với các sắc thái và động cơ khác nhau. Có người ăn mà chối bỏ việc này, có người xưng xưng nhận như một cách chứng minh nam tính, có người tỏ vẻ ghê tởm một cách theo thời và sang trọng, có người thờ ơ, có người hào hứng thật tình như hào hứng trước cua, tôm. Nhưng có nhiều người không thích ăn, không phải vì sợ đĩa thịt cụ thể trước mắt, mà chỉ vì nghĩ tới cái biểu tượng của lòng trung thành. Một khi người ta vẫn còn có thể làm thịt những biểu tượng một cách dễ dàng như thế, phải chăng người ta vẫn còn sơ khai, "dã man"?
    Hồi trước tôi đọc báo, có chuyện một ông đầu bếp hạng sang được thuê nấu món cá ngân long với giá rất đắt. Ông không nấu, vì con cá đó là biểu tượng của sự phú quý, và giết nó lúc này không dừng lại ở giết một con cá nữa.
    Nếu trao con cá đó cho một ngàn ông bán chó thịt, chắc cũng chẳng có ông nào dám giết, vì sợ rằng mình sẽ giết sự thịnh vượng của chính mình. Hoàn toàn khác với trường hợp những con chó, là biểu tượng của lòng trung thành. Ðó là chuyện của người khác, của những nền văn minh khác.
    Và đó cũng đang là số phận của con ngựa, ở đây.
    *
    Số phận của con ngựa, so với số phận của con cáo, thì con nào là may mắn hơn?
    Và tội dối trá, so với tội kết bè phái, thì tội nào nặng hơn?
    Vẫn theo mấy trang kinh đó, thì loài cáo vốn là những kẻ (ở kiếp xa xưa nào đó) mắc tội dối trá. Còn bọn chó, mèo, và ngựa - như đã nói, là những kẻ mắc tội kết vây kết cánh.
    Thế mà bọn cáo thoát được kiếp bị thuần hóa.
    Quá trình thuần hóa, nghĩ cho cùng, thật là hai mặt của một tấm huy chương. Trong số muôn loài, tự nhiên có vài loài trở thành "nổi tiếng", đang lẫn lộn giữa rừng xanh, một hôm được một ông quần áo da voi tiền sử đưa về, để rồi từ đó được nhắc tới thường xuyên trên cửa miệng con người, dù là dưới khía cạnh đáng buồn (thịt heo chẳng hạn). Có loài được bàn tay người vuốt ve thường xuyên (như mèo, như chó). Có loài lên phim nhiều, vào tranh nhiều, có khi ngốn hết cả một đời ông Từ Bi Hồng (như ngựa).
    Tôi cứ hay ngồi nghĩ lẩn thẩn, rằng cái tình bạn tiền sử đó khởi đầu là sao, có phải chính những con vật mà mình đang nuôi nấng/sử dụng/hành hạ/giết thịt... ngày nay, chính là những con vật đã đến gần đống lửa bên hang tiền sử nhất? Là những con vật dễ tin, thân thiện nhất... giữa đám dữ dằn cọp beo hay quá nhút nhát thỏ, rùa? Cái niềm tự hào được thuần hóa của chúng, (nếu chúng quả thật có tự hào về điều đó), thật đáng thương, như sự hớn hở của những chú cá heo sau màn xiếc nhảy lên nhận vài con cá lẻ làm phần thưởng, để rồi lại loanh quanh trong hồ, làm sao sánh được khi còn ở biển, hàng đàn, hàng đàn tung tăng đi theo tàu và tự do tuyệt đối để mà thể hiện tình yêu với mấy anh thủy thủ.
    Cũng như vậy, cái niềm tự hào "đã thuần hóa được" của con người biết đâu cũng là một niềm tự hào tội nghiệp. Họ chỉ mang về hang được những công dân hạng nhàng nhàng của rừng xanh. Họ mơ ước hổ nhưng đành hài lòng với mèo. Họ thèm muốn sư tử nhưng đành chấp nhận với chó. Họ say mê công nhưng chỉ mang về được gà...
    Nhưng trong bộ Ngón lẻ, có thể họ đã chọn được "công dân hạng nhất" là con ngựa.
    Cái con khởi thủy chỉ lớn hơn con mèo, rồi cứ tiến hóa dần để to hơn, đẹp hơn, chạy nhanh hơn. Trong sách giáo khoa hẳn hoi, người ta nói, cho đến giờ, ngựa vẫn còn đang trong thời kỳ tiến hóa để tăng vóc. Nó không có cái vẻ hài lòng về không gian của mình như chó hay mèo, nó đầy đủ văn minh mà có vẻ vẫn giữ được tự do, nó lúc nào cũng làm con người phải dành lại một chút nghi ngờ vào khả năng của bản thân trước cái cụm từ "con ngựa bất kham" mà không ai dùng cho con mèo hay con chó.
    *
    Rồi,
    Bây giờ đã rõ ra là tôi không biết gì nhiều về ngựa, đến nỗi thoạt tiên phải dùng con chó để nói thế chuyện con ngựa, và cuối cùng thì lại mượn chuyện con ngựa để mắng con chó.
    Nhưng ít ra, tôi có biết một câu chuyện cổ về ngựa tôi nghe hồi bé:
    Có một cô gái nhớ bố đang đi buôn đường xa. Mỗi ngày, cô ra vỗ về con ngựa "Tìm cha ta về cho ta, rồi ta lấy mi làm chồng." Con ngựa lên đường và một ngày kia dẫn ông bố về cho cô con gái.
    Có bố về rồi, cô gái quên lời hứa. Mỗi ngày cho ngựa ăn, ngựa hí như nhắc nhở, nhưng cô gái, dĩ nhiên, mặc kệ ngựa hí.
    Rồi con ngựa già, và chết. Người ta lột da nó phơi.
    Một hôm, cô gái đi qua tấm da ngựa phơi trên hàng rào, chợt nhớ tới lời hứa, bèn vuốt lên tấm da và nói: "Tao nói đùa thế mà mày cũng tin à, làm sao tao lấy mày được, mày chỉ là ngựa thôi."
    Vừa dứt lời, một trận cuồng phong nổi lên, và tấm da ngựa cuốn chặt lấy cô gái, bay đi mất.
    Ðó là sự tích cái kén của con tằm.
    Con tằm - có người từng nuôi tằm kể tôi nghe, khi sắp nhả tơ làm kén, thường ngỏng đầu trông hệt đầu con ngựa.
    Chuyện con tằm thì nhiều, và nhà tôi cũng có trồng một cây dâu. Nhưng con tằm thì không nằm trong mười hai con giáp. Và như thế, tôi cũng chẳng thể viết về con tằm trong một tờ báo Xuân nào được, trừ phi tiếp tục phong cách bọ chét ở đầu bài, tôi sẽ viết về con tằm vào năm con dê là con vẫn hay ăn lá dâu, theo tích Tàu.
    12. 11. 01 (Phan Thi Vang Anh)
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi trích ngang trong mục này, bởi lẽ thêm title mới thì không nên
    Ai có cuốn "Ba Người Khác" của Tô Hòai, có thể cho tôi đọc với được không?
    xin cảm ơn!
  10. nang_tien_tren_cong_co

    nang_tien_tren_cong_co Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này tản mạn mà sâu sắc quá
    Cô Vàng Anh này quả là đáng phục.

Chia sẻ trang này