1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn hay của Thảo Hảo - Phan Thị Vàng Anh

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi nhl81, 01/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Bản lĩnh đàn ông
    ******​
    Lưu bị bong gân cổ tay trái đã được bốn ngày. Bạn anh - bác sĩ Hóa - nói anh nên quấn một cái băng thun. ?oĐể phòng bạn bè là chính?, Hóa nói.
    Sáng nào Lưu cũng đến quán cà phê Con Tàu. Bốn ngày nay, hễ thấy một người quen nào tiến tới, Lưu đều có phản xạ thu bàn tay đau ra sau lưng, phòng người kia bắt tay. Thế mà vẫn có người nắm được lấy cái tay ấy, lắc lắc. Lưu đau đến tái mặt, nhưng vẫn nhất quyết không đến bệnh viện để Hóa băng cho cái băng thun.
    Từ khi bị bong gân, Lưu đi xe máy một tay. Tay đau thu thu trên đùi. Đến chỗ đông, Lưu khẽ vươn cánh tay ra, tì gượng gượng lên ghiđông, luồn lách. Khi đi xe một tay như thế này, Lưu không nghĩ được gì đến nơi đến chốn. Bác sĩ Hóa nói Lưu không nên đi như thế, vì như thế cũng nguy hiểm nốt. ?oNhưng chẳng lẽ tôi đi taxi? Hay đi xe ôm??. Xe ôm là một giải pháp theo Hóa là tối ưu, không tốn lắm. Vả lại, theo Hóa, tiền mình kiếm ra cũng là để một lúc nào đó phục vụ mình, chứ không phải cứ cất vào két. Lưu rất giận câu này của Hóa, vì Lưu nghĩ mình không phải người keo kiệt, mình chi tiêu cái gì là đúng cái đó, giờ Hóa lại nhìn như Lưu keo. Lưu giận lắm, nên sau một tuần vẫn thấy đau không giảm, Hóa bảo Lưu nên đi chụp phim xem có mẻ xương không, Lưu nhất quyết không đi.
    Nhưng cái ý tưởng về mẻ xương đã len vào đầu Lưu từ đấy. ?oKhông thể mẻ được - Lưu lập luận - Mẻ là một việc rất khó. Thà rằng gãy... Mà đây chắc chắn không phải gãy?. Mỗi ngày phải có đến hơn mười lần cái thắc mắc ?ocó mẻ xương không nhỉ?? nổi lên trong đầu Lưu. Và cũng có đến hơn mười lần, chính Lưu lại phản bác cái thắc mắc ấy.
    Vợ Lưu bảo, anh gàn lắm cơ, sao anh không băng cái băng thun vào cho em nhờ, cho con nhờ; chúng em nhiều khi cũng căng thẳng vì lắm lúc không phân biệt được tay nào của anh đau, cứ sợ va vào. Lưu gắt vợ: ?oKhông nhớ được tay nào của tôi đau thì cả nhà cứ tha hồ va vào?. Và phải mất đến hai hôm sau đó, gần như Lưu không nói câu gì với vợ, cũng không chơi tu tu xịch với hai đứa con.
    Vào chiều chủ nhật, băng Con Tàu đồng loạt nhận được tin nhắn của Vinh: ?o6g30 ở Con Tàu, sau đó biểu quyết xem đi đâu. Vinh chi?. Khi gửi cái tin này đi, Vinh dừng lại ở tên Lưu. Có nên gọi Lưu đi không? Nó đang đau tay, vợ nó hay lục máy, đọc được lại càu nhàu... Cho nên tin nhắn cho Lưu có hơi khác một tí. ?oNếu không vướng cái tay đau thì 6g30 ở Con Tàu, sau đó biểu quyết xem đi đâu. Vinh chi?.
    Lưu nhận tin khi đang buồn nẫu cả người. Cả chiều thứ bảy, cả sáng chủ nhật đã ở nhà. Nghe máy tít tít, Lưu vồ lấy, đọc tin, rồi tắt phụt luôn. Lưu nghĩ mình không muốn nhìn mặt Vinh nữa. Hóa ra cái tay đau của mình làm nó ?ovướng? thế đấy. Lưu cám cảnh đời. Bây giờ mới là cái tay đau mà mình đã làm ?ovướng? người ta. Một ngày kia nếu mình gặp chuyện gì nặng hơn cái tay đau, bạn bè khi ấy sẽ còn thấy ?ovướng? thế nào.
    Băng Con Tàu lục tục đến quán từ trước 6g. Ai đến sớm hơn thì đọc báo, hút thuốc. Tất cả đều hỏi nhau ?oLưu đâu??. Xong đều bốc máy gọi Lưu và lần nào cũng chỉ nghe tiếng tò te tí, báo hiệu máy đã không liên lạc được. Mọi người đoán ?ochắc nó đau tay nên ngại đi?. Rồi biểu quyết, tất cả nhất trí chọn bãi bia Hùng Rơm, và sau đó sẽ đi hát ở Thủy Ly.
    Đã mười bốn ngày, Lưu nâng bát cơm bằng tay đau vẫn thấy ngại ngần. Nhưng trong bữa cơm, Lưu vẫn cầm bát bằng cái tay đau trước cả nhà, mặt không cau lại, tuy cũng không cười được. Đang ăn, con Xít bảo: ?oBóng đèn nhà tắm cháy rồi đấy, bố thay đi không tối con không dám vào?. Vợ Lưu bảo: ?oBố đau tay, để tí mẹ chở con đi?. Lưu chỉ lừ mắt: ?oĐiện đóm để đấy bố?.
    Ăn cơm xong, Lưu đi xe ra cửa hàng điện quang cách đó hai ngã tư, mua một bóng đèn tuýp. Bàn tay đau cầm khư khư cái bóng đèn dài, cứ tuồn tuột dưới lớp giấy bọc trơn như da của một loài cá, Lưu đi xe chầm chậm về nhà bằng một tay còn lại, nghĩ mình quả là một người đàn ông đúng nghĩa của gia đình, bất cứ hoàn cảnh nào cũng vẫn chu toàn được, không phải phiền vợ con... Vừa nghĩ tới đó thì cái xe vấp cục gạch, nảy lên một phát. Cái bóng đèn như một con cá quả, ngay lập tức chuồi khỏi cái bao trơn, nhảy xuống đường. Một tiếng ?otanh? mỏng manh, mảnh thủy tinh tan trên mặt đường. Trên tay chỉ còn cái bao giấy không thõng thượt, Lưu dừng xe nhìn, và trong thoáng chốc, nhớ ra mình đã từng trải qua biết bao nhiêu mất mát kiểu không ngờ thế này, mà lại còn nặng nề hơn. Dù sao, đây cũng chỉ là một cái bóng đèn, bằng hai bát phở Mai, vẫn có thể làm lại. ?oVới đàn ông, không cái gì có tên là bất ngờ? - Lưu rắn rỏi.
    Trở lại hàng đèn, cô bán hàng hỏi: ?oVợ dặn hai mà mua một à??. Lần này, Lưu bảo cô gái buộc túm hộ cả hai đầu cái bao giấy bọc đèn, rồi dựng thẳng lên trên yên, cho nó tựa vào vai, xong bàn tay đau thong thả ép nó vào sát ngực. Lưu nghĩ cái quan trọng ở người đàn ông là phải nắm được qui luật.
    Qui luật ở đây là: ?oPhải biết tình trạng mà giao việc?. Thất bại lúc nãy là do mình tưởng cái tay đau vẫn làm được việc của một cái tay lành, trong khi nó còn có những vấn đề của nó. Vấp phải cục đá, phản xạ của nó là thu lại để bảo vệ chính nó khỏi đau, việc giữ cái bóng đèn kia chỉ là phụ... Dùng người thì cũng thế thôi... Nghĩ xong, Lưu thấy mình đúng là ?obản lĩnh đàn ông?. Đàn ông hơn đàn bà ở chỗ đó. Trong thất bại bao giờ cũng rút ra được bài học. Đàn bà thì không bao giờ rút ra được bài học, chỉ giỏi rút ra được một câu chuyện để kể cho mấy con mụ đồng nghiệp nghe vào ngay ngày hôm sau.
    Lưu khoan khoái phóng xe vào nhà xe khu tập thể. Cái khung cửa hẹp làm tay lái Lưu hơi loạng choạng, đầu bóng tuýp đập luôn vào xà ngang. Chỉ nghe ?obụp? một phát, và cái bao giấy đang đứng dựng bỗng đổ oặt xuống ngay trên vai Lưu. Chuyện bất ngờ quá khiến Lưu bật cười to lên thành tiếng. Lưu thấy hiện ra ngay cái qui luật thứ hai: ?oViệc dễ hỏng khi phải cáng đáng?. Lần này thì cái tay lành. Cái tay lành đã phải điều khiển cả một chiếc xe; đúng ra mình không được làm một lúc hai việc: vừa lái xe, vừa giữ bóng đèn.
    ?oTa sẽ làm đến cùng, thật cẩn thận, và không thể hỏng được nữa. Là thằng đàn ông, hễ muốn là phải được?. Lưu ném cái bóng đèn vỡ vào thùng rác, rồi trở ra, quyết đi bộ suốt hai dãy phố, quay lại hàng bóng đèn.
    Cửa hàng đã đóng, cô bán hàng đang loay hoay treo giỏ xách vào đầu xe máy. Cô bảo, sao anh phải mua lắm bóng đèn thế, làm nhà mới à. Lưu cầm cái bóng bằng tay lành, sải những bước vững chãi, về nhà. Tháng ba, trên đường chẳng có cây gì thơm hoa thơm lá, chỉ có trời sương âm ẩm dìu dịu lạnh. Lưu nhớ rằng phải đến chục năm rồi mình và vợ không đi bộ với nhau trong những buổi tối như thế này. Đúng ra là từ khi có con. Khi mới lấy nhau, cứ ăn xong là hay đi dạo dạo, dạo dạo, rồi ghé vào uống chè lá, vợ ăn thêm cái kẹo lạc... Rồi cái nhu cầu nói thủ thỉ với nhau bớt đi, mất đi. Vợ thì nói nhiều hơn, to hơn, nhưng không phải là cho riêng Lưu nữa, mà như một thói quen của miệng phải phát ra âm thanh, trước bất kỳ việc gì đập vào mắt. Đã có vợ nói quá nhiều, Lưu chỉ còn biết thu về nghĩ ngợi trong đầu, hoặc có nói thì nói với bọn Con Tàu.
    ... Lưu vào nhà, đi thẳng ngay tới khu nhà tắm, trèo lên gỡ cái bóng cũ, thay cái bóng mới, bật công tắc lên. Bóng đèn mới, nhà tắm sáng bừng. Lưu rửa tay, nhìn mình trong cái gương soi, mỉm cười. Thế mới là đàn ông chứ. Thế mới là hiểu qui luật chứ. Rồi tắt đèn, ra ghế phô-tơi giả da nằm xem truyền hình.
    ... Lưu đang thiu thiu ngủ quên thì nghe tiếng con Xít hét lên: ?oBố, bố thay kiểu gì thế hả??. Con Xít có thói quen cứ đến tối mới đi nặng. Giờ nó cau có đứng ở cửa nhà tắm. Cái bóng đèn lúc nãy mới chói lòa như thế, nay đã không sáng nữa. Chuyện này thì rõ ràng là không dính gì đến tay lành hay tay đau, và đó mới là điều làm cho Lưu vụt chốc suy sụp hẳn. Chẳng còn lại bài học nào của ý chí ở đây. Chỉ thấy bàn tay thô bỉ của số phận thò ra bóp bẹp ý chí con người. Cố đến mấy, gan đến mấy cũng phải thua nó thôi.
    ?oBướng bỏ mẹ. Nói mãi rồi cứ không chịu đổi sang bóng tròn cho nó ấm áp mà dễ thay?. Vợ Lưu vừa loay hoay thắp một cái nến trong nhà tắm cho con Xít đi ị, vừa làu bàu. Lưu không thiết cãi lại. Anh lên gác, chui vào cái hốc của mình, vừa nằm vừa nghĩ đến tuổi già có cưỡng mấy rồi cũng sẽ đến, vừa không hiểu vì sao đàn bà chúng nó biến đổi nhanh như thế, từ một thiếu nữ chưa chồng và tinh tế sang một mụ ít thông cảm và lắm điều.
    Lưu nói với Hóa rằng anh muốn chụp phim cổ tay xem có mẻ không. Hóa mừng rỡ dẫn anh vào phòng X - quang, và buổi chiều Lưu đã ung dung ra bãi bia uống cùng băng Con Tàu, với cổ tay bó mấy vòng băng thun, trông lại có vẻ nam tính và đầy chất thể thao. Vinh bảo, ông bao giờ cũng thế, ông Lưu ạ. Ông quá chủ quan, quá tin vào phán đoán của ông, như thế này có phải nhẹ nhõm không. Lưu muốn hắt cả cốc bia vào mặt Vinh, nhưng Vinh đã lại quay sang nói chuyện với Hóa.
    Trời ụp tối rất nhanh, và hình như có gió mùa về. Lưu thấy tức ngực. Anh ho một chút.
    Khoảng sáu tháng trở lại đây, Lưu thấy mình hay tức ngực về chiều, ho từng tràng khan khan. Bác sĩ Hóa bảo Lưu nên đi khám. Vợ Lưu cũng bảo anh nên đi chụp phim, và vác về cho anh mấy chai bổ phế có vẽ hai lá phổi trên nhãn. Lưu thấy mình có phải là đàn bà đâu mà hở tí là đi khám, hở tí là đi khám... Ngoài chuyện ho chút chút đó ra thì hoàn toàn khỏe mạnh, cho nên Lưu không uống thuốc và cũng chẳng làm gì. Nhưng mỗi khi húng hắng và tức ngực, ý nghĩ ?ocó gì không nhỉ? lại len vào đầu Lưu, rồi sau đó cũng lại chính Lưu dập tắt. Một ngày như thế phải có đến hơn chục lần...
    (Phan Thị Vàng Anh - Tuổi trẻ)
  2. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Cái bệnh hòn non bộ
    Thảo Hảo
    **************​
    Năm nào cũng thế, cứ đến dịp Tết là có hội Hoa Xuân, thi mai kiểng, lan đủ màu, với hòn non bộ. Tôi rất thích xem khu hòn non bộ. Ðúng như một bài viết, lâu rồi (của nhà văn Sơn Nam? Trên Tuổi Trẻ?), đã giải thích vì sao người ta thích hòn non bộ, ấy là vì cái gì nó cũng có: một tí nước, một tí núi, một tí cá, một tí tiều phu, một tí lãng mạn, một tí hoang sơ, một tí chỉn chu, một tí hùng vĩ, một tí tí...
    Nhưng không phải cứ "một tí" là thích. Cho nên mới có hòn non bộ đẹp và hòn non bộ xấu.
    Một người chơi non bộ nói với tôi: hòn non bộ đẹp khác hòn non bộ xấu ở chỗ có để lộ ra cái tính chất "mỗi thứ một tí" đó của mình hay không. Hay nói cách khác nữa, hòn non bộ đẹp là thu vạn vật lại trên một đầu kim, trong khi hòn non bộ xấu là lấy kim chọc mỗi nơi một tí.
    Nếu bạn đang ở Hà Nội, bạn có thể đến Fansland, xem một bộ phim Việt Nam có tên là Vua Bãi Rác. Tôi gọi phim này thuộc nhóm "hòn non bộ xấu".
    **
    Khoảng 20 phút đầu của phim quả thật đã làm được cái mà các phim Việt Nam khác hiếm khi làm được, đó là: cuốn hút người xem.
    Câu chuyện mở ra bằng một anh chàng đi chơi gái. Anh gặp một cô gái trinh trắng, bị bố ép làm "gái". Anh đưa cô về nơi mình sống. Hệt như chuyện Vua Sáo, cô biết được người yêu mình chính là một ông vua, với vương quốc là bãi rác ngoại thành Hà Nội, cùng những thần dân móc rác một lòng kính nể, và những luật lệ chỉ có ở riêng đây...
    Quả thật, một cái tứ khởi đầu như thế đã có thể là một miếng mồi ngon cho nhiều nhà biên kịch. Chỉ khai thác đời sống lạ lùng ở bãi rác, cùng cá tính của ông vua rác kia thôi, mà khai thác đến cùng, hợp logic, thì đã có thể hấp dẫn hết sức; bởi đó là mảnh đất (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) mà đa phần chúng ta không biết gì về nó. (Chúng ta chẳng phải đã từng bị những phim về maphia, về gái điếm, về đua xe... thu hút sao? Với điều kiện, thông tin về những thế giới xa lạ ấy phải "thật", phải "giàu có"...)
    Nhưng trong Vua Bãi Rác, bạn chỉ gặp một bãi rác uể oải, nhợt nhạt, không mùi, thiếu thông tin, đến mức bạn có thể thay bãi rác bằng bãi gì cũng được: bãi bốc vác, khu chích hút, bãi cá... Có vẻ như một hôm, cái tứ hay hay "làm-vua-trên-đống-rác" bay qua đầu đạo diễn, và thế là ông quyết định xin kinh phí làm phim; Chứ bộ phim không phải là một sự thôi thúc đến điên người của tác giả, muốn làm cho được một bộ phim, để thể hiện cho hết những hiểu biết của mình về đời sống cơ cực tại bãi rác, về số phận một ông vua bãi rác; hay để trình bày một triết lý về người-trong-rác... đủ sâu, đủ đầy.
    Và có lẽ cũng là cái bệnh chung của phim ta. Hình như luôn luôn cái tứ (là cái tóm tắt trong 2- 3 dòng, đủ cho nghệ sĩ rung đùi) thì nhiều, còn phần tư liệu, phần vốn sống (là phần mồ hôi, khổ nhọc đi thực tế của nghệ sĩ) để nâng cái tứ đứng được, thì mỏng. Thiếu thông tin của bối cảnh xảy ra câu chuyện, thiếu một triết lý đủ sâu sắc và mạch lạc, chỉ với cái tứ đơn thuần và chút chi tiết hời hợt, người làm phim không tài nào đi hết được 90 phút phim.
    Ý chính không đủ lớn để đi hết đường, thì sa vào ôm đồm ý tưởng (vặt). Và thế là lâm vào thế "chọc mỗi nơi một tí" của hòn non bộ xấu. Quả thật, bộ phim "Vua Bãi Rác" như một người dùng một cái que cời rác chọc vào mỗi nơi một tí (sau khi đã chọc vào bãi rác một cách hời hợt): chọc vào du côn, chọc vào tình yêu, chọc vào tình người, chọc vào tranh vẽ, chọc vào (cả) nghệ thuật sắp đặt...
    Chọc vào mỗi nơi một tí xong hình như lại hoang mang, sợ mình không đủ cao, không đủ sâu, không đủ trữ tình, không đủ dữ dội..., và thế là cứ đắp thêm vào tiếp, tung ra tiếp trăm thứ bà rằn cho cái tư tưởng của phim dầy dặn lên, bề bộn lên.
    Nhưng, tung ra cho lắm rồi không quản nổi, nhân vật, tình huống như con nhà đông anh em, bỏ đi lúc nào, bất nhất lúc nào, chết lịm đi ở đâu..., đạo diễn cũng như buông tay, tặc lưỡi cho rồi. Phim cứ đuội dần, đuội dần theo các câu chuyện giải quyết vội vàng, đơn giản. Cái hấp dẫn trong khoảng 20 phút đầu đã bị cái ham muốn làm hòn non bộ đè cho nhợt nhạt suốt 70 phút còn lại.
    **
    Viết đến đây, tôi nhớ ra và phải nói ngay, rằng nếu bạn chưa xem, thì có lẽ bạn nên thuê băng về xem, một bộ phim của Mỹ có tên là "Chiến Hữu".
    Phim lâu rồi, cốt truyện không có chuyện. Chỉ là một quãng đời của một tay anh chị. Cả phim là lời kể. Toàn là những chuyện bình thường, sinh hoạt "bình thường": lấy vợ đẻ con buôn thuốc phiện giết người... của tay anh chị; và đạo diễn chỉ tập trung vào cái gọi là "chiến hữu" trong thế giới maphia ấy; Dùng tất cả kiến thức của mình về thế giới maphia, với dày đặc chi tiết đời sống (mà hẳn là đã phải khổ công tìm hiểu), cắm cúi đi theo một chủ đề, bám theo nó tới cùng. Xem xong phim, đảm bảo bạn sẽ ngẩn ngơ mất ít nhất nửa ngày, như nhớ lại một cuộc thám hiểm một thế giới lạ lùng, và ngẫm nghĩ mãi về điều mà đạo diễn muốn nói, (đạo diễn nói gì, tôi xin không nói lộ ra với bạn.)
    Nhưng thôi, đó là phim người ta, nói nhiều bạn lại bảo tôi là vọng ngoại. Quay lại với "Vua Bãi Rác", nếu bạn vẫn còn đọc tới đây, thì tôi khuyên bạn nên đi xem ngay phim này. Ít ra bạn được thấy 20 phút đầu hấp dẫn hiếm hoi của phim Việt Nam. Còn khoảng 70 phút sau, nếu bạn đang học lớp biên kịch trường Ðiện Ảnh, thì bạn thử làm bài tập này xem: rằng bạn có thể san bỏ bớt phần nào, đào sâu thêm khúc nào, để khối chất liệu làm phim đó không trở thành một hòn non bộ xấu.
  3. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Rồi sẽ yêu ai
    *****​

    "Hoàn ơi, có thằng mết mày lắm đấy . Ở cùng tổ mày, nhà trên đường mày về. Mày đứng, nó ngồi thì cao bằng nhau". Cả bọn ngồi vắt vẻo trên lan can nhìn tôi chờ đợi .
    "Tao biết rồi, thằng Tường chứ gì? Nó đáng tuổi em tao!".
    Tôi biết có nói cũng thừa Giờ này trường vắng tanh. Văn phòng, căng tin đều đóng cửa . Thực tập xong, chúng tôi ở lại một chút để tán dóc. Con gái 19, 20, chuyện nào cũng quay về chuyện tình yêu . Tôi băn khoăn nhìn Lan và Xuân, không hiểu tụi nó nói đùa hay thật về cái tin lúc nãy nhỉ?
    Tường nhỏ hơn tôi ba tuổi . Hôm qua là sinh nhật nó, tôi vào căng tin mua một gói me: "Mừng oắt con thêm một tuổi nhé". Tường không cười, chăm chú nhìn gói me: "Sao lại không thêm được ba tuổi nhỉ". Vì sao hôm qua tôi lại không nghĩ gì cả. Trong thâm tâm, tôi coi nó như em, con gái trong lớp cũng coi nó như em út.
    Tôi đọc một quyển truyện nói về tình yêu giữa một cô bé và một người lớn tuổi . Vì chênh lệch nên họ xưng hô là "ông" và "em". Khép sách lại, tự nhiên tôi nảy ra ý nghĩ vô cùng bất ngờ là mình phải có một người lớn để yêu và phải hơn tôi nhiều tuổi để có thể áp dụng cách xưng hô của truyện. Người ta bảo con gái hay coi thường con trai bằng tuổi, và tôi, tôi đã chán cái cảnh ngồi cãi nhau om lên với mấy thằng bạn trong lớp chỉ vì chép khác nhau một chữ trong bài .
    Tôi hỏi mẹ: "Nếu bồ mình lớn tuổi quá thì mình gọi là ông, xưng là em hả". Mẹ đang đếm tiền nên cáu: "Im đi, tao nhầm bây giờ. Mà mày bồ với người lớn làm gì? Để con rể là bạn của tao với ba mày à?".
    Sáng nay không có nắng, trời lại có vẻ muốn mưa. Gửi xe xong tôi đi vòng vòng qua cây thị xem may ra có nhặt được quả nào không. Tổ trực đêm qua đã vơ vét hết, chỉ để lại mấy quả nát bét trên sân. Ở sân hành lang, tôi gặp Tường, nó đi ngược lại, xòe năm ngón tay ngó ngoáy như định móc mắt tôi, cái miệng non choẹt méo qua một bên. Tôi bảo: "thằng điên!". Tường bỏ vào túi tôi một quả thị con rồi cùng đi vào giảng đường. Hai tiết đầu là Sinh Vật, tôi luôn luôn quên đem viết chì. Thầy Sinh vật chưa già nhưng dáng đi chậm chạp, các bạn của tôi gặp thầy đi chợ mua toàn những bó rau bé tí, phòng thầy ở trọ cũng bé tí. Tôi nghe kể bỗng thấy mũi mình cay cay . Lan ngồi cạnh tôi, mặt bé như con chuột con, chép miệng như một bà già: "Trí thức chân chính là khổ thế đấy!". Tôi nhìn nó, phì cười, không hiểu cô ả học phong cách người lớn ấy ở đâu .
    Tôi ở lại trường buổi trưa . Tất cả lên hành lang các phòng thực tập ngủ. Con gái ở lầu hai, con trai ở lầu ba. Đôi khi có những cậu sinh viên lớ ngớ xuống nhầm lầu làm các cô nháo nhác như gà phát hiện ra trong chuồng mình có chuột. Ngủ dậy, ở vòi nước rửa mặt, tôi gặp Bảo Bảo chờ tôi, nôn nóng: "Đi uống nước, Hoàn!" - "Sắp đến giờ rồi!". "Còn mười phút nữa mà!".
    Bảo bằng tuổi tôi nhưng người lớn hơn, là một nhân viên chép bài hộ khi tôi nghỉ học. Nước chanh ở trường tôi rẻ và dở hơn bất cứ nơi đâu, vị ngọt của nó làm người ta càng khát hơn. Ở cuối căng tin, Tường ngồi với mấy đứa bạn, nhìn tôi buồn bã, miệng hút thuốc phì phèo . Bảo nói với tôi ra vẻ đàn anh: "Tường nó đang tập thở ra vòng tròn!". Tôi không hiểu hút thuốc thì ngon lành gì nhỉ. Ở phòng thực tập, Tường úp mặt lên cái túi của tôi trông thảm não lắm. "Tường đau đầu hả, xin nghỉ đi!". "Không, sao Hoàn lúc nào cũng muốn tôi nghỉ học?". Tôi nhìn cái gáy trẻ con của nó, tóc có cái đuôi dế mèn, người ta bảo đây là dấu hiệu của trẻ con ăn tham. Tôi đi mượn dầu, dù biết rằng dầu chẳng có tác dụng gì trong việc nàỵ "Thôi đi Hoàn, tôi có bệnh đâu mà cần dầu". Tôi thừa hiểu cái giọng trách móc ấy nhưng cố giả ngu ngơ "Vậy Tường buồn khổ cái gì mà thảm vậy. Ai làm khổ Tường?". "Chẳng ai cả, tôi làm khổ tôi" rồi nó bỏ sang bàn thực tập bên cạnh. Tôi thắng 1-0.
    Hình như tôi đã có tình cảm gì đó dành cho Tường. Rất dịu dàng, mơ hồ... không thể hiểu nổi . Mặt Tường non choẹt, răng khểnh dùng vào việc nhe ra trêu tôi hơn làm dùng để cười duyên. Cả lớp hình như lờ mờ đoán ra, nhưng Tường chỉ bằng tuổi em tôi! Buổi chiều tôi, Xuân, Lan ngồi học bài trên hành lang dẫn vào thư quán. Một chỗ ngồi lý tưởng trên đầu là tán me, nhìn xuống hồ cá như một quả tim xây theo kiểu tượng trưng. Ba đứa ngồi xa nhau để tránh nói chuyện. Chợt tôi nghe Lan rít lên nho nhỏ: "Em mày kìa Hoàn!" rồi tôi nghe rất rõ bước chân Tường đang tới gần, gần lắm rồi đi mất, không có gì thêm. "Sao kỳ vậy Hoàn, mày và nó giận nhau hả?" - "Không, quen vậy rồi, xem kẽ một ngày là lơ, một ngày vồn vã, hai đứa điên mà!". "Tếu vậy! Tụi mày làm vậy để làm gì?". Tôi cũng chịu, không hiểu cả cái trò ú tim này dùng để làm gì. Có lẽ, cả tôi lẫn Tường đều sợ người kia đoán được tình cảm của mình cho nên có ngày, cả hai cùng vui quá mức, có ngày lại lạnh như tiền. Chị tôi bảo "Đồ con nít!". Tôi vặn lại: "Khi đi học, bà có vậy không! Bà chị tôi đanh mặt: "Tao không điên như mày!". Có lẽ tôi điên thật!
    Ban đêm, trường tôi như khác hẳn, vắng lặng. Tự nhiên xuất hiện mấy con mèo to tướng, mắt sáng quắc, chạy vụt trong sân tối . Tôi ngồi trên bệ tường, đằng sau là cây mận hương hoa ngai ngái dễ chịu; phiá dưới là voì nước khóa không kỹ, nhỏ tí tách, tí tách. Tôi muốn ngồi một mình như thế này mãi không phải nói chuyện với ai, thở cái không khí mát mẻ, lạ lùng của ngôi trường ban đêm. Đêm nay, chúng tôi trực, không chèn cháo vì trường sẽ cúp nước. Mỗi tổ viên mang theo một loại bánh kẹo để liên hoan chung.
    Có tiếng chân bước lại, tôi biết là Tường nên quay mặt về phía sân trường nơi ánh sáng của mấy ngọn đèm neon xanh xao hắt xuống. Quay đi như thế này sẽ làm tôi đỡ bối rối hơn. "Vô lâu chưa Hoàn?" - "Mới. Tường mới vào" - "Ừ. Mệt quá!". Sau cái câu muôn thuở đó, chúng tôi ngồi im. Ngày thường tôi vẫn hay tưởng tượng một hoàn cảnh như tối nay, ngồi cạnh Tường, tôi sẽ kể mọi thứ chuyện cho Tường nghe. Vậy mà lúc này, đầu óc tôi trống rỗng, bối rối cực độ...
    Tường ngắt một cái lá mận, vò vò rồi đưa tôi: "Hoàn gửi thử coi, giống như sắp được ăn mận vậy!" Tôi cầm lấy và thấy bàn tay mình bị giữ lại một cách vụng về của trẻ con. Mọi ngày, tôi vẫn mong sẽ hiểu được tình cảm Tường giành cho tôi, yêu hay không yêu, đừng ú tim nữa . Nhưng lúc này, một tiếng nói khác trong tôi, rã rời: "Thôi, thế là hết, chẳng còn gì là bí mật nữa!". Tôi cười: "Tường còn trẻ con lắm, đừng bao giờ làm cái trò này nữa nhé!". Mắt Tường bối rối rồi cụp xuống hối hận, cả tôi cũng hối hận ngay lúc đó. Tường bỏ ra bàn trực cách không xa nơi tôi ngồi. Hai phút sau đã nghe tiếng cười của Tường và tôi bắt đầu rối trí.
    Đêm trực đi qua, Tường hút thuốc và đánh cờ như mọi khi và tôi càng bối rối. Sáng ra, Tường lấy xe về trước, để tôi lại sau. Mặt Tường bình thản, còn tôi, tôi hối hận vì sao đêm qua, mình thốt ra cái câu điên rồ ấy... Có lẽ, chẳng bao giờ Tường tỏ tình lần thứ hai với tôi ?
    Tôi mua những đặc san về tình yêu, không thấy hoàn cảnh nào như vậy. Mỗi sáng, tôi mong vào trường gặp lại Tường, nhìn quanh quất giảng đường, tìm cái dáng cao cao quen thuộc. Chiều nay, trời mưa và tôi buồn hơn. Tường không vào ôn bài nữa. Mặt Tường không tỏ vẻ buồn bã nhưng lạnh lùng, xã giao với tôi hơn xưa. Giờ thì đến lượt tôi khổ vì Tường, Tường không chào bằng những cái méo để tôi có thể mắng "Thằng điên" được nữa, bây giờ Tường gật đầu như người lớn chào nhau. Tôi đưa Tường cái kẹo, Tường cười: "Cảm ơn nhé!". Tôi muốn vặn cổ hai chữ "cảm ơn".
    Tôi hỏi mẹ: "Mẹ này, yêu người nhỏ tuổi hơn thì buồn lắm nhỉ!" - "Không biết, sao chẳng bao giờ mày hỏi về yêu cùng tuổi thì như thế nào, lúc thì đòi chơi với ông già lúc thì đòi chơi với trẻ con!" - "Không phải con mẹ ạ! Con bạn con..."
    Mẹ ngủ rồi, tờ báo rơi bên cạnh. Ngày mai, tôi sẽ mua một quyển sổ làm nhật ký. Không thể tâm sự cùng ai những trò ấm ớ nàỵ
    (Phan Thị Vàng Anh)
    Được andersen sửa chữa / chuyển vào 06:02 ngày 27/02/2007
  4. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Si tình
    ******​
    M ười một giờ đêm, khách đã bắt đầu lục đục ra về, anh và em đã bắt đầu ngáp vặt, (chúng mình thân nhau quá mà, điều này đâu còn phải là cái để gọi là ?oxúc phạm? nhau như hồi mới quen cách đây hai năm!).
    Trình tự một buổi cà phê đã diễn ra đủ: đã kể chuyện cơ quan anh, ở lớp em cho nhau nghe, đã chửi người này, khen người nọ, xong đến chuyện hai đứa, lại giận nhau, rồi khóc, rồi xin lỗi? và đến mục kể chuyện cười, những chuyện không vui lắm cũng cười (đôi lúc, trong bóng tối, em cảm thấy mình thật giả dối, những cơ cười cứ nhệch ra cầu tài?)
    Mười giờ đêm, trời bắt đầu lạnh. Anh vu vơ hỏi em tên một nhà văn nữ. Em bảo em có đọc và ái mộ lắm lắm con người ấy, đôi mắt mở to ấy? mà có lần em được nhìn thấy ngoài đời thật. Anh bảo: ?oĐọc truyện thấy ngồ ngộ?. Anh mà cũng đọc truyện sao? (Một lần, anh bảo: ?oGhét tiểu thuyết, anh chỉ đọc sách vớ vẩn, đại loại ?oBạn biết gì về cá voi? hay ?oTâm lý phụ nữ?? chẳng hạn, đọc trong lúc nghỉ ăn cơm, vớ được một quyển, hay tối về, đợi giờ đến nhà em??)? Vậy nên em hào hứng kể cho anh nghe về những gì của chị X. mà em đọc được, mười giờ đêm, em mơ màng với những cốt truyện nhân ái em yêu. Anh lại bảo: ?oEm về tìm lại cho anh mượn nhé!?. Và em ?oVâng!?, và sự khổ sở trong tình yêu của em lại có thêm một chi tiết mới.
    II.
    Từ đấy, anh không quay lại nữa. Ngày hẹn, am mặc áo xanh thêu hai hàng lá đen mọi rợ, đợi anh đến. Mẹ em bảo: ?oTao nghi lắm, nó luôn luôn sai hẹn!? Em cũng nghi lắm (kinh thật, sao em có thể chịu đựng được tình trạng phập phồng này trong suốt hai năm nhỉ?)? Rồi cũng như những lần trước, em nằm vật ra, úp mặt vào cái chăn lông vịt, thấy mình như chết lặng đi, em nghĩ: ?oHết rồi!?
    Lần này bình tĩnh hơn, em nằm xuống, vạch ra ngay trong đầu một kế hoạch sống mà không có anh, một đời sống gần như là tu hành, có điều, không có vị thần nào để em thờ phụng cả. Mẹ em bước vào phòng, dè dặt: ?oCon có đến cơ quan tìm nó không?? - ?oĐể làm gì??, em thấy, thật chẳng để làm gì. Mẹ em dè dặt mà giận: ?oNó tệ quá!?, em phì cười: ?oTệ gì, người ta không yêu, ép sao được!?. Ép sao được, càng ngày em càng thấy anh chủ tâm xử tệ để em đừng yêu nữa, có lẽ em cảm thấy anh tốt quá, phần ?onghĩa? của em đè nặng lên vai anh quá, nếu nói trắng ra: ?oThôi nhé, tôi không yêu nữa?, thì có vẻ hơi kinh, nên anh chọn cách nhân đạo hơn, anh làm những việc không ra gì để em tự quyết định? Và rồi cũng có hiệu quả, em cũng đau đớn nhận ra chuyện tình của mình gồm tám phần nghĩa, hai phần tình. Thật khốn nạn cái thân em, từ bé vẫn mơ mộng một mối tình với tám phần tình, hai phần nghĩa!
    Em nằm, rứt mấy cọng chiếu ngo ngoe, mẹ em mắng: ?oĐừng rứt ra nữa, mấy bữa mà hư!?. Buồn cười thật, mẹ em lúc nào cũng tỉnh táo mà quan sát mọi việc, nhượng bộ em vài cọng chiếu này cũng không được sao? Nó an ủi em phần nào đấy chứ!
    III.
    Em cầm cái chổi lông gà đã bị bầy chó con gặm chơi hết một nửa, một cái ghế đẩu, xuống nhà phụ đựng sách. Ở đây có năm dãy kệ cao hai thước, đứng xếp hàng, mạng nhện nhiều vô kể và mái tôn hầm hập nóng. Trên kệ, vô thiên lủng tổ tò vò, một con tò vò đang cong đít bên cái tổ như cái nậm rượu, em lấy cán chổi đụng vào nó, tò vò hoảng hốt bay đi, rồi vo một nùi mạng nhện, em nhét vào cửa nhà nó. (Một lần thấy em làm thế, có điều, em nhét bằng cơm nguội, anh bảo: ?oEm ác quá!?. A, anh là người luôn luôn mắng em ác!)
    Em đi lần lượt từ cái kệ sát tường, từ tầng dưới lên tầng trên, hắt hơi liên tục vì bụi. Trong đầu em chỉ còn một hình ảnh duy nhất là cái bìa sách có vẽ một mảng cỏ úa làm nền cho hai chữ tựa sách bằng mực đen to cộ. Sách ra đã được năm năm, em đọc đi đọc lại cũng vài lần, một tập truyện về những khu vườn, những người yêu nhau, về một ông thầy giáo già? (Em nghĩ, nếu anh được đọc, có thể anh sẽ bắt đầu một kỷ nguyên mới: Thích đọc truyện).
    ? Em đi lẩn thẩn giữa những hàng kệ tăm tối, ẩm mốc. Trong đống báo cũ, em nhặt được một quả trứng gà ( gà nhà em có tật xấu đẻ rơi khắp nơi), trong đầu em ngay lập tức tưởng tượng ra cái cảnh tường thuật lại cho anh chi tiết này. Em lục được một chồng hồ sơ cũ, hồi ấy chữ còn tròn trịa, chữ ?og? có một cái đuôi như một cái móc tay mời gọi. Sổ nào cũng ép vài tờ thư dở dang hay vài trang nhật ký. Không phải tờ nào cũng viết về anh, em sửng sốt vì thấy rằng mình cũng có lúc đau lòng vì người này, người nọ, khi đã có anh. Em yêu mình lắm, nên em không kết cho em cái tội ?ongoại tình?, em gọi là ?ochọn lựa?? Em chợt hoảng lên, trước khi em lấy chồng một tháng, hẳn em sẽ phải giở lại từng quyển sách trong nhà, nhặt lại hết những tờ giấy ma mãnh này và ông chồng em sẽ an tâm rằng mình là mối tình đầu!
    ? Thất bại thảm hại, quyển sách không có gì ở đây. Em kê cái ghế ra trước cửa phòng ngồi hóng gió. Gió không có, nắng như đổ lửa, chị em hái đậu quyên mà mặt nhăn nhăn nhó nhó, hỏi: ?oTìm sách cho nó à??. Em thách thức: ?oờ?, rồi em lảo đảo muốn ngã, anh có cần lấy sách đâu, anh hỏi vu vơ thôi mà, lúc ấy khuya rồi, hết chuyện rồi, anh hỏi vu vơ thế thôi, còn em, em thần thánh mỗi lời anh nói, em cầm cái chổi lông gà xông pha vào đống mạng nhện, vào đống bụi, vì anh.
    IV.
    Rồi một người hiền đến với em. Tối thứ bẩy hàng tuần (sách vở như bao cặp tình nhân khác!), ?oNgười hiền trên núi? ấy lặng lẽ ngồi ở cái bàn học của em, chờ đợi. Nếu may mắn trời mưa, em sẽ ở nhà, nếu trời tạnh ráo, em biến đi từ sớm cùng vài đứa bạn gái, để chín giờ tối về, đảo qua đảo lại vài câu rồi xin lỗi, vào buồng nằm thẳng cẳng, nghe ngoài kia, tiếng chào lí nhí và tiếng xe buồn bã lùi xa. Một lần, tụi bạn mách em, anh đi đâu ngoài phố, với một thằng bạn trai, anh phóng xe như bay, đẹp lắm với cái đầu vô cùng lạ mắt. Tụi bạn an ủi: ?oThứ bẩy mà đi chơi với bạn trai, chắc là chưa có bồ mới!? (Trời ơi, tụi nó vô tình nhắc lại thói quen của hai ta, anh và em căm ghét ngày thứ bẩy, nó chật chội, đông đúc, ai cũng như ai. Và em trọn ngày thứ Tư làm thứ bảy để hẹn hò).
    ? Tối thứ bảy đó, em nằm nhà. Người hiền kia lại đến, gõ lạch xạch vào cái cổng tôn han rỉ phủ đầy tigôn rồi lí nhí mời em đi ?ouống nước?. (Anh ấy không dám dùng từ ?ocà phê?, sợ rằng sẽ xúc phạm em. Tội nghiệp!). Em ngồi sau xe, thẳng đơ, hai tay khoanh lại, ngửa mặt nhìn trời. Hai bên đường là đất mờ mờ ánh trăng, xe đi ngang vạt đất trồng vạn thọ, em hít thở hương hoa hồng ấy mà ứa nước mắt. Em bảo: ?oĐừng đi xa, mệt lắm rồi!?. Vào một quán nước bé tí, ghế mây thấp lè tè trên nên cát sỏi sạch sẽ, một anh chủ quán bé tí ưỡn ẹo đi ra, hỏi: ?oAnh chị dùng chi??, anh bạn lại quay sang lịch sự: ?oEm dùng gì??, em cáu tiết: ?oCho bình trà!?, rồi em lấy tay ôm mặt, trong cái tư thế bất lịch sự ấy, em ngồi, nghe một người đang chịu đựng em, như em đã chịu đựng anh, như anh đang chịu đựng ai (biết đâu!), và cũng biết đâu, có một đứa con gái hiền lành đang chịu đựng anh bạn ngồi cạnh em bây giờ! Luẩn quẩn, em tưởng tượng ra một cuộc rượt bắt vĩ đại, em thấy mình mệt quá rồi, thấy mình ngu dại, sao không quay lại mỉm cười với cái người đang đuổi mình, rồi cả hai sẽ cùng nghỉ mệt dưới một bóng cây, như cây xoài ở cái quán này chẳng hạn.
    V.
    Đến lúc này, em đã có người yêu mới, một người làm em thanh thản đến mức có thể ngủ quên đến tận giờ hẹn mỗi tối thứ bẩy, nghe tiếng gọi cửa, em bật dậy cười thầm: ?oThế này sao gọi là yêu??. Một người thật đến độ em không nỡ nói dối. Anh sẽ hỏi: ?oCòn nhớ không??, nhớ lắm chứ, nhớ đến phát điên. Cơ quan của anh, căn nhà quét vôi hồng ấy em không dám đi qua lần nào, em đi học bằng một nẻo vòng vèo khác, ngang qua một khu chợ nhỏ, có một anh giữ xe đạp mắt lác vẹt đứng căng dây từ tờ mờ đất, qua một trường cấp một, trẻ con buổi sáng mắt nhắm mắt mở, khăn quàng xộc xệch đến lớp? Em đi cái đường vòng vèo ấy, xa xôi cốt để cho anh không phải thấy mặt, để anh không bị ám ảnh bởi cảm giác có một đứa theo đuổi, làm phiền.
    Hàng ngày em làm việc như một cái đồng hồ. Sáng nghe bính boong chuông lễ, em mở mắt ra, việc đầu tiên là nghĩ đến anh như một thói quen, kế đến là bình thường an tưởng đến người hiền. Rồi em rửa mặt, đánh răng, nấu một nồi cơm, nhét chặt cùng rau thịt vào một cái lon guygô mà đến lớp. (Em tưởng tượng anh sẽ cười khi biết em bắt đầu có cái trò làm nhà lành này!). Ở lớp em lặng lẽ làm đủ số việc được giao, buổi trưa, ở một góc hành lang, em lặng lẽ mở nắp lon cơm đọng đầy nước, rồi ngủ một giấc ngắn ngủi với vài cơn mơ lẫn lộn? Sáu giờ tối, em về nhà. Ở cửa, em hỏi mẹ: ?oCó thư không??, mẹ em sẽ uể oải: ?oKhông!?. Em sẽ vào nhà, ăn cơm, nghỉ một chút rồi học bài. Để tám giờ ba mươi tối, ngày nào cũng đúng giờ ấy, em dành mười lăm phút để mở lại báo cũ xếp thành từng chồng lớn trong nhà, em tìm ở trang ?oSáng tác? cái tên X. hay những gì liên quan đến X. rồi em cắt ra, tỉa góc tròn, phủi bụi, cho vào một cái phong bì to dán bằng bìa cứng, mà ở một góc, em đề chữ tắt, tên anh.

  5. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Tự lập
    *****​

    1
    Anh nhổm người với lấy cái muỗng, quay sang hỏi Ngà: ?oVề hả, trễ rồi??. Anh gõ keng keng vài cái vào cái ly thuỷ tinh, từ một xó nào không rõ, một cô gái nhỏ bé đi nhanh lại chỗ hai người, vén cành lá loà xoà, thần mặt làm một con tính nhẩm rồi lễ phép: ?oDạ! Tất cả là...? Ngà giữ tay anh: ?oĐể em, hôm nay em có lương!? Cô gái giơ những đồng tiền lên, hứng ánh nắng từ ngoài hắt vào để ?okiểm tra?. Anh cười: ?oEm đang thất nghiệp cơ mà, sao có lương?. Ngà vỗ nhẹ vào cái túi, thấy mình hơi vênh váo: ?oGói bánh đó! Em nói anh rồi mà!?.
    Anh chở Ngà đi ngang cầu đá, đêm đầy mây hồng nặng nước và sẫm nghe như từ một bầu trời xa xôi nào khác chứ không phải của bầu trời này, vẳng lại. Leo đến giữa cầu anh dừng xe, Ngà ra vịn thành cầu nhìn xuống con thuyền nhỏ đốt đèn vàng đi cô độc trên dòng sông rộng và tối đen. Anh vặn cổ rắc rắc bảo: ?oThằng nào mà tóm được mình đang đứng như thế này thế nào cũng nghĩ mình lãng mạn lắm!?. Ngà hơi sựng: ?oChứ không phải vậy sao?? Anh cười: ?oTại anh mệt, nghỉ một chút đã!? - ?oChừng nào anh về nhà??. Ngà hỏi, vẻ cầu khẩn - ?oChừng nào hết giận thì về!?, mặt anh sa sầm lại, và ngà lo âu quay đi, ở cuối trời chớp lại nháy sáng xa xôi và trên sông gió nồng nồng, lành lạnh.
    2
    Tổ hợp thông báo ngắn gọn: ?oHết hàng!?. Ngà đã ngủ sớm dậy trễ, ở nhà được ít bữa, thấy không đi đâu mà tiền trong túi có vẻ lại vơi đi nhanh hơn, bèn sang xưởng bánh ở bên cạnh làm thêm, chờ thời. đó là một cái nhà cao lêu đêu, thơm ngào ngạt mùi bột đường và nước hoa bưởi, sàn nhà dinh dính và người ta phải trải mấy cái chiếu cói cho thợ gói bánh. Đám thợ này ngồi bên những mẹt bánh in, bánh đậu xanh, cứ hai người chung nhau một cái đèn dầu, gói rồi hơ lửa, cằm tì đầu gối, cứ đều như vậy, dưới sự giám sát ?omật? của một bà dì, có lẽ là ?ogián điệp? của chủ nhà cài vào đám thợ để chống ăn vụng. Họ cứ lừ đừ bên cái mẹt ấy từ sáng đến chiều tối ngồi xiêu vẹo trên một nửa tầng hai. Ngồi một lúc là dàn ra cả lối đi, và suốt quá trình dời chỗ âm thầm và vô tư ấy, cô cứ lan man và vụn vặt nghĩ: ?oCái nghề chính của mình là gì nhỉ? Nghề của Lãng là nghề gì nhỉ? Bỏ đi với nhau bây giờ thì sống bằng gì??. Vừa nghĩ vừa gói, vừa dàn ra lối đi như thế cho đến mười một giờ thì một anh thợ nhô đầu lên khỏi cầu thang gọi: ?oĂn cơm!?. Khi ấy mọi người mới vặn mình, nối đuôi nhau xuống nhà.
    3
    Lãng giận nhà, bỏ đi đã hơn mười ngày. Lúc đi xách theo một túi xốp quần áo, phân vân không hiểu có nên lấy chiếc cub đi luôn không, rồi mơ hồ cảm thấy thế nào rồi cũng phải quay về nên vào nhà xe, chọn lấy cái xe đạp tốt nhất mà đi thẳng một mạch xuống nhà Tiến. Tiến yêu Lãng như em ruột, vợ Tiến còn bé tí cũng bắt chước chồng, coi Lãng như em. Hai vợ chồng sống bằng nghề may gia công, Lãng ví họ là Phật bà, còn nghìn mắt nghìn tay là các cô hàng xóm. Công việc đã được sắp xếp như thế này: buổi sáng, Lãng đi giao hàng, lấy vải, Tiến và vợ cắt vải theo cái mẫu bằng bìa cứng, các cô gái đến nhận về may. Người ta cứ làm như thế từ ngày này sang ngày khác, đôi khi vừa đạp máy vừa nghĩ: ?oSao mà lắm kiểu áo này thế, ai mặc nhỉ??
    ... Tiến nói: ?oXong việc mày muốn đi đâu thì cứ đi?. Lãng chẳng thiết đi đâu, anh nằm dài trên ghế bố, sai trẻ con đi thuê truyện, đọc chán lại ra quán hớt tóc gần nhà chơi. Được ba ngày, Ngà đến thăm, đã thấy anh có cái đầu kỳ quái y hệt đám thanh niên trong xóm. Cô bảo: ?oAnh dở lắm, đến vùng nào là trông giống ngay dân vùng ấy!?. Rồi họ đi chơi, thường là ra công viên gần đó để chèo thuyền, mỗi đêm trở về, Tiến hỏi: ?oChừng nào tụi mày cưới??. - ?oTrời ơi, trong tay đã có gì đâu??. Lãng kêu lên. Vợ Tiến cúi đầu nói như một kẻ thoát nạn giờ quay lại thương xót người đang kẹt lại: ?oThôi, sớm cưới đi, tội nghiệp lắm!?. Lãng cũng lơ mơ thấy tội nghiệp, hai vai mỏi nhừ, anh nằm vật ra, và ngủ mất.
    4
    Chọn mãi cũng được một cái thuyền với đủ mái chèo, phao bơi và nước trong lòng thuyền chỉ lềnh bềnh xâm xấp màu rêu cặn. Những cái thuyền bên cạnh có lẽ lâu rồi không ai đụng tới. Nước đã ngập đầy, mũi quay vào bờ, bị kéo vào một sợi dây buộc vào cái cọc sắt gỉ cắm trên bệ cỏ. Ngà lên trước, Lãng gỡ dây, phóng lên sau và cái thuyền chòng chành lùi xa bờ, họ cười vang và chia nhau mỗi người một cái chèo. Trên cầu ván có lan can sơn xanh đỏ như đồ mã, mấy anh bán vé tò mò nhìn theo, họ nghe hai người cười, họ thấy cái thuyền vừa quay mòng vừa tiến ra giữa dòng và hai mái chèo quơ quàng khều mặt nước.
    Sáu giờ, nắng tắt đi nhanh chóng trên những ngọn cây. Lãng nói: ?oChèo ra bãi sen nha?. Ngà thở dài: ?oEm mệt lắm rồi, đừng chèo nữa, để im gió cũng đẩy thuyền tới đó mà!?. Cô không cười nổi nữa, cô cáu tiết tuy thấy mình hơi vô lý, vì sao anh cứ vô lo như thế mãi, hình như đàn ông con trai ai cũng thế cả, càng lớn càng lơ mơ, dửng dưng với chuyện vợ con... Lãng vẫn bặm môi, hướng về những đoá sen ngả tím dần trong trời chiều, chèo hăng hái như một thằng trẻ con. Ngà thở dài ?oTụi mình rút cuộc chẳng nghề ngỗng gì cả!? Lãng tròn mắt: ?oAnh biết chạy mánh!?. Ngà buột miệng: ?oTrời! Mánh cò con! Cái đấy không ổn định!? Lãng thẫn thờ tay chèo: ?oBiết làm gì ổn định bây giờ? Sửa xe à? Hay sửa điện? Hay thi vào một trường nào vậy?? Ngà kêu lên: ?oThi không nổi đâu!?, rồi thấy Lãng quay lại, mặt đầy tự ái, cô thu mình lại: ?oAnh bỏ lâu quá mà?.
    Họ im lặng tiến về bãi sen. Trên bờ vắng, mấy ông cụ dưỡng sinh đã bắt đầu thu dọn tấm trải. Góc hồ, một anh thanh niên đầu dinh chèo chiếc thuyền nhỏ của đội bảo vệ la to: ?oKhông được hái sen nha. Hái: phạt!?, rồi lại nhắc nhở một ai đó: ?oNgồi xuống giùm tôi đi!?. Lãng nhếch mép: ?oThằng này cũng có một nghề, nghề rình rập!?. Ngà cau mày: ?oNhưng ổn định, ít ra hàng tháng nó có lương!?. Lãng nổi cáu: ?oLấp hồ thì cũng thất nghiệp, như tổ hợp của em cũng làm em thất nghiệp!? Ngà lí nhí: ?oThì lúc đó lại bằng anh!?. Lãng sẵng giọng: ?oEm nói như con điên. Im đi là vừa!?. Ngà tì cằm trên đầu gối nước mắt nhoè nhoẹt, cô thoáng nghĩ: ?oCái mũi mình đang đỏ lên đây!?, rồi nhìn thấy trên ghế đá bờ hồ có hai người đang đùa với nhau, cô tủi thân lại khóc nhiều hơn. Lãng bối rối, nói vẻ khó chịu: ?oTrời, thôi nín đi!?. Rồi anh quàng lấy vai cô, Ngà lo lắng, thấy bàn tay này sao mà vô hồn và cô không dám gạt xuống, cô nghĩ: ?oGạt xuống là giận luôn!?, nên ngồi im, lưng còng xuống, như một đứa trẻ con đang chơi ô ăn quan.
    Họ đã nhắc đi nhắc lại chuyện đi bụi này của Lãng không biết bao nhiêu lần để cuối chuyện kết luận: ?oKhông hiểu chừng nào tụi mình thoát được khỏi gia đình??. Thỉnh thoảng, Lãng vẫn nửa mơ màng, nửa láu cá nhắc đến một cô A hay cô B nào đó ở xóm thợ may đã mua cho anh thuốc lá, rồi mấy hôm sau đổi ý lại tặng anh kẹo ngậm để cai thuốc, anh lắc cái đầu: ?oCon gái tức cười!?. Anh đã về nhà được khoảng một tháng, đã lấy Honđa chạy đi chơi vung vít trở lại, bây giờ thì không thích chèo thuyền nữa, than: ?oMệt!?, rồi thanh minh: ?oTại lúc ấy công việc gần nhà thằng Tiến!?. Ngà bảo: ?oAnh học một nghề gì đi!?, rồi nửa đùa nửa thật, cô cười: ?oHọc đi! Xong rồi em với anh đi bụi!?. Lần nào cũng vậy, anh lại cũng nhíu mày nghĩ ngợi: ?oHọc cái gì bây giờ?. Nghĩ mãi không ra lại tự biện bạch rằng mình đã già rồi, xong lại rủ Ngà đi chơi, đêm về trên đường lại rủ rỉ với nhau rằng mình chưa có gì trong tay mà mong tách khỏi gia đình, và thế là khoan bàn về ngày cưới.
    (Phan Thị Vàng Anh,09-1993)

  6. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Giao trứng cho ác
    Thảo Hảo
    *************​
    Hãy làm bài tập nhỏ này (*):
    Tìm từ trái nghĩa của các từ sau:
    Nàng dâu
    Chị dâu
    Con rể
    Chú
    *
    Bạn chịu khó làm một tí, rồi hẵng đọc tiếp...
    *
    Nếu bạn đang có con học lớp nhỏ, thì hãy luyện cho cháu làm những bài tập như trên, bởi vì, đề năm nay đã ra như thế rồi.
    Như báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 23.5.02, đã đưa tin: ngày 21.5.02, Sở GD-ÐT Cần Thơ ra đề thi tốt nghiệp tiểu học, trong đề có cái câu dễ thương sau: "Một hôm, Sẻ được bà ngoại gửi cho một chiếc hộp đựng đầy hạt kê." Rồi Sở ra một yêu cầu hóc búa là: tìm và ghi ra từ trái nghĩa với từ "bà ngoại" trong câu trên.
    Ðáp án của Sở là "bà nội".
    *
    Cuộc tranh chấp giữa bà ngoại - bà nội, ai cũng biết, là một cuộc tranh chấp mang tính truyền thống gia đình, kiểu mẹ chồng - nàng dâu, anh vợ - em rể.
    Tôi có đứa cháu gái, mỗi lần về nhà chơi, bà ngoại thể nào cũng lén lút hỏi một câu: "Yêu bà nội hay yêu bà ngoại?" và các dì vẫn trêu nó: "Mày là thuộc bên nội, không phải bên ngoại," làm con bé tức đỏ mặt tía tai.
    Thế nên, xét về nguyên nhân tâm lý sâu xa, người ra cái đáp án trên hẳn không phải là vô lý, nếu không nói là quá đúng.
    Thế nhưng, đề ra ngày hôm trước, ngày hôm sau, cũng theo báo Tuổi Trẻ, Sở GD - ÐT Cần Thơ đã họp với các trường tiểu học. Tại đây, sau nhiều tranh luận, cuối cùng Sở đồng ý đưa thêm các đáp án là "ông nội", "ông ngoại".
    Vì sao lại là ông ngoại?
    Ông ngoại quả là địch thủ của bà ngoại, điều này rõ quá rồi. Những cặp vợ chồng già, suốt ngày câu mâu nhau, khiến những cảnh ông ngoại râu bạc khề khà chịu để cho bà ngoại tóc trắng chăm cho mình mà không gắt um lên, thật chỉ có trong những clip quảng cáo sâm hay trà thanh nhiệt. Thế nên Sở GD - ÐT Cần Thơ có cái lý của họ.
    Thế ông nội dính gì vào đây?
    Ðúng là ông nội thường chỉ liên hệ rất mờ mịt với bà ngoại, ông nghe nói về bà mà thấy xa xôi chẳng khác gì nghe về một bà bán hàng ngoài chợ. Ông sinh hoạt tổ hưu và chỉ đọc báo phần "Diễn đàn Bạn đọc" mỗi ngày cũng đủ bực mình với những điều chướng tai gai mắt trong xã hội. Ông lên thăm con trai mỗi hai tháng một lần để gấp máy bay cho cháu nội. Và trong suốt thời gian được con dâu chăm sóc, ông không bao giờ nghĩ đến mẹ của cô ta. Bà như một đám mây mù mịt, nếu bà có đến chơi, ông cũng chỉ hỏi vài câu lấy lệ rồi ông xem tiếp phần thời sự thế giới trên T.V. Ông cũng không quan tâm đến chồng của bà, tức là ông ngoại. Tóm lại, giữa ông nội và bà ngoại là không có thù oán, đối địch nhau. Cho nên, đáp áp cho từ trái nghĩa với "bà ngoại" là "ông nội" thì đã có nhiều phần không đúng.
    Tôi không thích đáp án này.
    Tuy vậy, xét về mặt "đối chan chát" thì đáp án này khả dĩ hơn cả.
    "Bà" đối với "ông"
    "Ngoại" đối với "nội",
    (làm tôi nhớ bài tập của tôi hồi bé tí là làm câu đối, tôi đã làm:
    "Chị mèo đi vào nhà
    Anh chó chạy ra sân" )
    Nhưng như thế, những đáp án "bà nội", "ông ngoại" là vứt đi à?
    Tóm lại, Sở GD - ÐT Cần Thơ đã chọn đáp án "từ trái nghĩa với bà ngoại" theo tiêu chí nào? Quan hệ xã hội hay đối chan chát?
    *
    Bạn đã thấy tôi lẩn thẩn chưa? Ðó là nãy giờ tôi mới chỉ lảm nhảm viết một mình thôi đấy. Trong khi đó, xin nhắc lại, cả một Sở GD - ÐT Cần Thơ đã phải họp với các trường tiểu học trong địa phận Cần Thơ, tốn bao nhiêu giờ đồng hồ, uống bao nhiêu là nước, cãi bao nhiêu là lời lẽ, về một cái đề thi mà phải dùng cái từ trái nghĩa của "thông minh" để mô tả... thì bạn mới thấy mức độ lẩn thẩn của tôi so với độ lẩn thẩn của ngành sư phạm nước ta thật chẳng thấm tháp gì.
    Cứ tưởng tượng chừng đó con người, hàng ngày sẽ là người đưa con cái chúng ta vào khu vườn tri thức mênh mông và mới lạ, một hôm có thể tụ tập lại (theo lệnh triệu tập), để bàn bạc một cách nghiêm túc, xem từ trái nghĩa với bà ngoại là gì, mà kinh. Trong số những người dự cuộc họp như vậy, có mấy người coi chuyện đó là điên rồ, là ngớ ngẩn? Ðể đến nỗi sau cả một cuộc họp như thế, cái đề thi ấy vẫn giữ nguyên. Và hôm sau, thí sinh tiểu học vào phòng, ngơ ngác khi lần đầu trong đời biết được (bằng văn bản) là bà ngoại cũng có đối thủ.
    *
    Hai chị em tôi học chung một trường, đứa trước đứa sau. Cả hai đứa đều học qua chung một số thầy, cô. Thỉnh thoảng ngồi nhắc lại, có những người chúng tôi xuýt xoa mãi, vì sự giỏi giang, uyên bác của họ. Những người thầy ấy, ngay trước khi bước vào trường sư phạm, họ đã là những học sinh rất giỏi. Họ chọn ngành sư phạm vì họ biết mình giỏi, và người giỏi hình như bao giờ cũng có một nỗi khao khát được đứng trên bục giảng, truyền lại những điều mình say mê cho những cái cây còn non, còn có thể uốn được.
    Nhưng hình như, cũng có những người bước vào ngành sư phạm vì trình độ của họ trái nghĩa với "giỏi", và họ chỉ có thể vào cái trường lấy điểm tương đối thấp này. Cái sự dốt đeo đuổi, ám ảnh họ, làm họ sợ rừng kiến thức. Họ phải giới hạn nó lại bằng những bài tập mẫu, bằng chép-nguyên-xi-mới-được-điểm-cao; Họ sợ nhất học sinh đi lang thang vào rừng, bứt về một bông hoa lạ và hỏi họ: "Cái gì đây?" Cái gì vượt quá sức họ là họ thấy nguy hiểm. Và đối với những con sâu của ngành sư phạm, không gì nguy hiểm hơn là sự sáng tạo, tự do tìm hiểu của học trò.
    Vấn đề của giáo dục nước mình, là hình như không có thuốc trừ sâu, nếu không nói rằng đây còn là môi trường cho sâu phát triển. Và với một nền giáo dục dung dưỡng cho những sự lẩn thẩn như đã dẫn chứng ở trên, thì việc đẻ con ra, ngoài những lo âu về tài chính, sức khỏe, nuôi nấng..., bạn còn phải tính đến một nỗi lo khác - nỗi lo "giao trứng cho ác" - là một ngày kia nó sẽ phải đến trường!

    (*) Ðáp án (theo phong cách Cần Thơ) là:
    Mẹ chồng
    Em chồng
    Mẹ vợ
    Thím
    Dượng

    2.12.04
    Được nhl81 sửa chữa / chuyển vào 13:34 ngày 27/02/2007
  7. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói...
    Thảo Hảo
    *************​
    Chuyện như sau:
    Có một anh phóng viên(*) gặp một quan chức ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Nói trắng ra cho rồi: ông Phó Cục trưởng.
    Anh phóng viên so sánh kiểu "chạm tự ái": nước người ta có những công trình lớn, nghiên cứu các mầm ngộ độc, để kịp thời phát hiện mà cảnh báo cho dân. Còn nước ta ít làm như thế. Ðợi ngộ độc rồi mới (bị động) lật ra xem đó là cái gì.
    Ông Cục phó bảo, anh nói sai rồi. Hai năm nay, chúng ta cũng nghiên cứu, phải gọi là "chủ động" chứ!
    Anh phóng viên (là người hay ăn hoa quả?) cãi lại: thế cái nghiên cứu cách đây hai năm, về độc chất trong hoa quả Trung Quốc, sao mãi các ông không "chủ động" đưa kết quả ra cho dân biết?
    Ông Cục phó nói, kết quả có rồi. Nhưng tại chúng tôi đưa táo lê Tàu đi 3 nơi xét nghiệm. Mà ba nơi này, mỗi nơi thiết bị, thuốc thử, phương pháp khác nhau, nên cho kết quả khác nhau, không thống nhất được, nên không thông báo được. Vả lại, mẫu táo, lê chúng tôi đem đi xét nghiệm ít quá, không nói được.
    Anh phóng viên bảo, gì mà kỳ vậy, thế theo Tiến sĩ (ông này tiến sĩ nhé), chừng nào mới có một cách làm việc khoa học để có kết quả chính xác?
    Ông Cục phó nói: À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói...
    Anh phóng viên vẫn dai dẳng: thế sao không thuê chuyên gia nước ngoài xét nghiệm cho chính xác? Cả một dân tộc ăn táo lê Tàu cơ mà...
    Ông Cục phó nói, thôi đi, đắt lắm. Vả lại, cái gì chúng ta đã làm rồi thì không làm nữa. Hơn nữa, xét nghiệm chỉ là xét nghiệm, trong khi chỉ cần "chủ động" nhìn lâm sàng (trợn mắt, tê môi, co giật, chết?) thì biết ngay là ngộ độc chứ gì!
    Và giải pháp cuối cùng cho vệ sinh và an toàn thực phẩm, theo ông, là: giáo dục dân, "địch vận" các cơ sở kinh doanh, sản xuất. Tuyên truyền là hàng đầu.
    ***
    Tuyên truyền, giáo dục là hàng đầu. Nhưng cho đến bây giờ, chỉ vì kết quả của ba phòng thí nghiệm cho ra khác nhau mà những bà nội trợ chúng ta vẫn chỉ nghe phong thanh về chất độc trong hoa quả Trung Quốc, cho nên vẫn khó mà cầm lòng được trước sự mơn mởn, rực rỡ của chúng. Không ai cho một bảng phân chất rõ ràng, cho nên chúng ta đành chỉ biết thắc mắc về sự quá trắng của bún, quá dòn của rau câu, quá to của đu đủ... Và cái nền ẩm thực của chúng ta đây phải chăng là một nền ẩm thực đầy nghi ngờ? Bố mẹ vẫn can con cái bằng một câu mơ hồ: "Ðừng ăn cái đó, độc lắm." Ðộc cái gì, may mà con cái không vặn lại, vặn lại thì bố mẹ bí. Sự bí lời giải thích cũng như sự nghi ngờ bao giờ cũng đến từ sự thiếu thông tin. Ở đây lại là cái thiếu thông tin từ một Cục với ông Cục phó quan niệm rằng công việc mình chủ yếu là thông tin cho dân đầy đủ!
    Cứ xét theo tên gọi, thì nếu bạn là vua, có phải Cục Quản lý Chất lượng Vệ sinh An toàn thực phẩm phải là kẻ nếm trước bạn? Phải là kẻ nhìn thấy đôi đũa bạc ngả xám đen trước khi bạn thấy? Còn nếu để bạn trợn mắt, chảy dãi rớt rồi, kẻ kia mới chạy đến và (chủ động) hô to: "Thạch tín!", thì kẻ ấy đáng chịu tội gì?
    "À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói..."
    Bởi vì, ông Cục phó kia đã giải thích việc phân chia quyền lực như sau: quản rau sạch là bộ Nông nghiệp. Quản thuốc trừ sâu không đúng cách là Cục Bảo vệ thực vật. Tác động của rau bẩn, thuốc độc thì không thấy nói ai quản, chỉ thấy anh bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vùi đầu vào nghiên cứu. Thậm chí có báo cáo lên là có tác động đến sức khỏe thì Bộ Y tế chỉ có chỉ đạo, đề xuất thôi, chứ cũng không quản. "Vấn đề nào thì Bộ ấy nghiên cứu", ông nói. "Ðược hay không là do phối hợp liên ngành".
    Cho nên cái Cục của ông muôn đời chẳng bị sao cả. Nhưng cái đáng buồn ở đây là cái thái độ của ông. Ông là quan chức mà không hề điên tiết lên trước cái cơ chế "đổ tội liên ngành" - một cơ chế tù mù không quan tòa tối thượng làm người ta nhụt chí làm việc. Ông ẩn náu vào đó mà ung dung trả lời phỏng vấn. Nếu bạn đọc tận mắt bài phỏng vấn này, thì bạn sẽ thấy thái độ của ông thật chẳng khác gì thái độ của một... ông Tây thực dân, nghĩa là thờ ơ với tính mạng con người và với cả... thức ăn bản xứ; như thể cái mà dân ta đưa vào miệng không phải là cái mà ông đưa vào mồm.
    Thế ông đưa cái gì vào mồm?
    "À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói..."

    Theo báo "Thể Thao-Văn Hoá" năm 2002

  8. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Ai cho mày chê con tao xấu?
    Thảo Hảo
    *****************​
    Tôi xin tóm tắt một tí cho tiện dòng theo dõi:
    Phim Vua Bãi Rác được chiếu ở rạp. Tôi đi xem về và viết bài chê. (*)
    Sau đó đạo diễn của phim (ông Ðỗ Minh Tuấn) viết lại một bài chê cái bài chê của tôi, mắng là tôi đã chê sai. (**)
    Rồi bây giờ tôi được phép viết thêm một bài nữa.
    Nhưng lần này tôi không đi cãi nhau chuyện Vua Bãi Rác làm gì nữa. Cái việc khen chê là của người đi xem phim (cũng như tôi đã là người đi xem phim). Vả lại chê thế là đủ rồi, cũng "hết chỗ chê" rồi, tôi đang thấy những chân trời mới hé lộ ra tươi sáng hơn cho bài tuần này đây.
    Ðó là tôi thấy cái bệnh:
    AI CHO MÀY CHÊ CON TAO XẤU?
    1.
    Hãy tưởng tượng, bạn là nhà đạo diễn phim, 50 năm sau, nếu may mắn phim của bạn chưa mốc trong kho lưu trữ, nó sẽ được chiếu lại trong rạp. Rồi một khán giả về nhà viết lại cảm xúc hôi hổi của mình về bộ phim. Bài viết đăng lên báo. Bài viết có thể sai bét (theo bạn), người viết chẳng hiểu gì ý đồ của bạn, không thấy hết cái mà bạn muốn nói, lại còn áp đặt những ý đồ của anh ta vào...
    Giả sử, lúc đó bạn đã "xanh cỏ" rồi, bạn làm gì nào?
    Bạn hiện hồn về bóp cổ?
    Bạn đi đến từng nhà độc giả của tờ báo, nói thì thầm ma quái giữa cơn mơ: "Sai bét rồi!"?...
    Tóm lại, bạn chẳng làm gì được. 300 năm sau, người ta khóc hay cười cho phim của bạn, bạn cũng phải chịu thôi.
    2.
    Một trong những cái thú nhất của người chuyên làm báo tường trong cơ quan như chúng tôi là: rình rập.
    Khi báo dán lên cái bảng chung rồi, cả bọn nhấp nhổm rình xem phòng tài vụ đã lên đọc chưa? Phòng quản trị đã tới xem chưa? Có cười không? Có cau mày không?... Ai cau mày không hiểu thì xông ra hỏi liền, vì sao cau mày? Rồi giải thích ngay, viết thế có nghĩa là thế này, thế này... Một cái cơ quan bé tí, chỉ có chừng 40 nhân viên, rình chừng hai ngày là đã có đủ danh sách ai thích, ai không thích, và cũng có thể thu phục hết cái đám không thích mình.
    Nhưng ở một nước 70 triệu dân, thì rình mò dư luận như thế là chuyện thật không nên làm (làm sao cho xuể!), chưa nói đến chuyện cố bịt dư luận, là việc nghệ sĩ (thật) không nên bắt chước bọn làm báo tường mà dính vào.
    Một bộ phim anh chiếu ra, thì tốt nhất là anh nên coi nó như sự đã rồi, và mình đã chết rồi. Tiền (nhà nước) đã mất, tâm sức (anh) đã bỏ vào, việc bây giờ là của người xem. Anh không có nhiều phép như Tôn Ngộ Không để hóa thành 100 anh con con, bám vào tai của 100 khán giả trong rạp, thuyết minh cho họ cái chủ đề của anh, giải thích cái triết lý của anh, ngăn chặn kịp thời cái cau mày của họ. Họ có quyền có những nhận xét của họ, tùy theo kinh nghiệm và trình độ cá nhân, và cái tính đa chiều lắm hướng đó trong cảm nhận tác phẩm mới là cái hấp dẫn của nghệ thuật.
    Chưa kể, quay lại phần 1 của bài, nếu anh đã chết rồi, thì vô phương, nghệ sĩ ạ. Tác phẩm của anh như con mồ côi, anh không bảo vệ nó được nó rồi. Muốn bảo vệ nó, đáng ra anh phải chuẩn bị cho nó có những phẩm chất đủ để chống chọi ngay khi không có mặt anh kìa. Có nghĩa là, thưa đạo diễn, phim của ông làm ra rồi thì cũng như con ông vứt ra giữa chợ. Chúng tôi thấy nó xinh thì chúng tôi khen. Chúng tôi (mắt mù) thấy nó xấu thì chúng tôi chê. Ðó là quyền của khán giả - người đi chợ. Nếu ông hỏi: "Ai cho chúng mày chê con tao xấu?", thì chúng tôi sẽ trả lời: "Tại ông đã tự nguyện vứt nó ra giữa ''rạp đời''."
    3.
    Hỡi nghệ sĩ, đừng bắt chước bọn báo tường chúng tôi. Hãy tập câm, tập mù, tập điếc. Ai khen không cười, ai chê không giận, cắm cúi mà làm việc. Người ta không hiểu mình trong khi mình có giá trị thật thì trăm năm sau thể nào cũng có thằng sáng mắt nhìn ra. Mà nếu may thì có khi cũng chẳng phải đến trăm năm sau, ngay tuần sau, số báo sau, đã có người nhận ra mình rồi, và kinh phí làm phim năm sau lại rơi vào tay mình tiếp. Chưa kể còn hàng ngàn khán giả âm thầm khen mà mình không biết (tại họ không viết thành bài), và cũng không loại trừ được trường hợp xấu là có hàng ngàn khán giả khác đang chê ở nhà mà mình không hay. Hì hục phá cái chóp con của tảng băng trôi làm gì cho nó mệt.
    Nhưng thôi, tôi chưa có con, hoặc đứa con tinh thần của tôi cũng vớ vẩn, nên tôi chưa hiểu được tâm lý quý con. Có lẽ phải làm nghệ thuật thực thụ, mà là làm nghệ thuật như một số người ở Việt Nam kìa, chừng đó mới thông cảm được với những bậc phụ huynh múa gậy giữa đường cấm không cho ai chê con mình xấu.
  9. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng là lè luỡi
    Thảo Hảo
    ****************​
    - Lè lưỡi để làm gì?
    - Ðể liếm ghế.
    - Ghế gì?
    - Ghế cô giáo.
    Ai đọc mẩu đối thoại trên mà không hiểu thì đúng là chưa đọc báo Tiền Phong, số ra ngày 9.03.2003, với câu chuyện có thật sau mà tôi xin tóm tắt lại:
    Cô giáo Phương Lan, 26 tuổi, dạy tiếng Anh, vào lớp, thấy ghế của mình đã bị trò nào vẽ đầy phấn. Cô nổi điên, không chịu để lớp thay ghế mới, không chịu để lớp lau ghế cũ, mà bắt thủ phạm phải tự ra khai báo và lau.
    Thủ phạm không đầu thú.
    Hình phạt của cô dành cho cả tập thể dung dưỡng tội phạm là: cả lớp lên liếm cho sạch ghế của cô.
    47 học sinh lớp 7 của trường PTCS Liên Hoa, Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã lên liếm sạch ghế cho cô.
    Nhưng, cô chưa hả giận. Cô bắt bỏ phiếu kín khai báo thủ phạm. 47 cái phiếu thu về toàn phiếu trắng.
    Cô tức giận ra lệnh: lên liếm ghế đợt hai, và không được liếm dối.
    47 học trò lớp 7 lại lên liếm lần nữa, ngoan ngoãn.
    *
    Phần tôi, đọc xong, thấy giận cái "con" cô giáo kia 1, thì giận đám học trò kia 47 (bởi có 47 trò mà!). Giả sử tôi có con học trong cái lớp ấy, nếu đi học về cháu mách, bố mẹ ơi hôm nay con phải liếm ghế cho cô,
    - Thế mày không dám bỏ ra khỏi lớp rồi lên mách ông hiệu trưởng à?
    - Không ạ!
    thì tôi ắt sẽ quật cho cháu nó một trận đến... thụt cả lưỡi vào. Bởi vì, cái nỗi xấu hổ có con mất dạy đánh thầy, làm sao bằng nỗi nhục có con ngoan ngoãn liếm ghế cô!
    Và sau khi đánh con xong, phụ huynh (như tôi) sẽ nghiến răng trèo trẹo:
    "Hừ hừ... hừ hừ... Ðể xem cái ngành giáo dục lần này xử ra sao, xử ra sao... Thật tức quá, giận quá, tức quá!..."
    Rồi lật tung sách Ðạo Ðức của con mình ra, xem thử có bài nào dạy về lòng tự trọng hay không.
    *
    Lòng tự trọng, đó là cái mà từ nhiều năm nay, ngành giáo dục nước ta đã tước dần tước mòn của học sinh, khởi đầu bằng những việc tưởng như nhỏ.
    Hồi bé, là lớp phó học tập, khi tôi làm bài, có trò ngồi bên luôn quay cóp. Tôi để yên cho chép nhưng rất khinh. Một lần, trò nhìn không rõ, còn nhấc cánh tay tôi lên. Tôi cáu, mắng: "Không có lòng tự trọng à!" Trò ấy giận, xin đổi chỗ, đến ngồi cạnh một trò khác dốt hơn tôi.
    Ôi, cái thời hoàng kim ấy qua rồi! Cái thời mà trẻ con học giỏi học ngu rất phân minh, và nhận đúng những gì mình đáng nhận. Lòng tự trọng của trẻ con được kích thích, khi thước đo giá trị của chúng được rõ ràng.
    Nhưng giờ đây, cuộc tỉ thí giữa học trò cũng đã hết. Ðề thi có khi còn được thầy cô cho biết trước. Có khi thầy cô lại còn đọc bài cho chép. Còn nếu mày không cho tao quay bài, mày để cho lớp tụt hạng thì mày chết với cô!
    Và lòng tự trọng của lũ học trò chết dần, khi dễ dãi nhận những danh hiệu "giỏi", "xuất sắc" mà mình chưa đáng hưởng, khi ngoan ngoãn thủ tiêu "cái tôi" để làm theo văn mẫu, bài mẫu... Chúng trẻ con mà! Vả lại, có về nói với bố mẹ thì bố mẹ biết thế, nhưng cũng chẳng xui con mình bóp quả cam; tặc lưỡi nói con thôi chấp nhận sự giả dối đi, cho yên chuyện lên lớp.
    Ðể rồi từ đó đến việc muốn cho yên chuyện thì liếm ghế, quả thật cũng không xa.
    *
    Ðấy là chuyện của học trò cấp nhỏ. Ðến sinh viên đại học, thì cái sự lôi thôi tự bằng lòng lại là một hình thức thiếu tự trọng khác.
    Tôi nhớ có lần đi ngang một trường đại học lớn ở nước mình. Hông trường có những hàng cà phê "cóc", với các "cử nhân" tương lai ngồi đó, mà nhiều người trong số ấy, xin lỗi, trông nhem nhuốc, tối tăm. Trông họ rất "hãm" cả về quần áo lẫn thần sắc. Cứ nghĩ bụng, không biết đám sinh viên này thiếu một cái gì nhỉ?... Ừ, có lẽ họ thiếu sự kiêu căng về bản thân. (Tôi dùng chữ "kiêu căng" là mức hợm nhất đi, vô lối nhất đi, mức "chiếc áo" của ông "thầy tu" thôi đấy, chưa dám nói đến "kiêu hãnh", mà họ cũng không có được). Họ không thấy mình oai, không tự phục mình vì những gì mình đang có trong đầu. Họ chẳng làm cho đám thanh niên bán CD lậu bên đường ghen tị gì cả, vì cứ nhìn bên ngoài thì có gì khác nhau lắm đâu!
    *
    Ôi, cái sự kiêu hãnh về bản thân... Vì sao nó cứ dần teo tóp...
    Còn nhớ khi bạn mới vào lớp 1 không? Bạn tự hào biết bao nhiêu phải không? "Con học lớp 1.", nói mà mặt nghiêm trang, không đùa đâu đấy! Cả gia đình "lợi dụng" sự kiêu hãnh này để ép bạn ăn thêm một bát cơm ("Mình lớp 1 mà!"), để nói bạn đừng trêu em ("Lớp 1 người lớn ai lại trêu em!")...
    Rồi lòng kiêu hãnh ấy mất dần. Chẳng ai khuyến khích nữa. Thế rồi một ngày kia, cái đứa trẻ cách đây mới có bảy năm, bướng bỉnh nhưng đầy tự trọng khi bước vào lớp 1, qua bao nhiêu lửa luyện của một lối giáo dục, đã sẵn sàng cúi đầu liếm cái ghế sạch như lau.
  10. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Món nợ của ngành giáo dục
    Thảo Hảo
    ***************​
    1.
    "Ai bảo chăn trâu là khổ?
    Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Ðầu tôi đội nón mê như lọng tre. Tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông **** lượn trên đám cỏ. Trong khoảng trời xanh, lá biếc, tôi với con trâu thảnh thơi vui thú, tưởng không còn gì sung sướng cho bằng!"
    Một trong những truyện ngắn của Sơn Nam mà tôi thích nhất là "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư", nói về cái tình cảm gắn bó giữa những con người dùng chung một hệ thống sách giáo khoa với nhau.
    Trong truyện, một anh nhà báo đi thu tiền bạn đọc nợ quá hạn, khó đòi. Ðến nơi, sau ít câu trò chuyện, hai người phát hiện ra cùng từng học qua bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Họ cùng nhắc lại những bài học trong sách. Và cái "tình nghĩa giáo khoa thư" này đủ làm cho anh phóng viên không nỡ đòi nợ nữa.
    Nhắc lại một tí, bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư này dùng cho hệ Tiểu học suốt gần nửa đầu thế kỷ 20, do nhà nước giao cho 4 ông, đứng đầu là ông Trần Trọng Kim, soạn. Nội dung sách dễ hiểu, dễ nhớ. Những bài trong sách không quá hay. Nó vừa phải, chừng mực thôi, nhưng mẫu mực giáo khoa. Tiếp theo lại có những câu hỏi dễ thương để trò nhỏ tóm được cái chân lý mà ông thầy muốn dạy, thí dụ trong bài trên, là:
    Ta thường chăn trâu ở đâu?
    Ta chăn trâu để làm gì?
    Ði chăn trâu có gì là thú vị?
    Lại cẩn thận tóm tắt cuối bài bằng một câu ngộ nghĩnh, không sai vào đâu được; Trong bài trên, câu tóm tắt đó sẽ là:
    Dắt trâu ra đồng cho nó ăn cỏ.
    Quay lại với sách giáo khoa ngày nay, các thế hệ học trò Việt Nam mình, trải qua bao đợt cải cách sách giáo khoa, có thể khó mà có được cái tinh thần "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư" như ngày xưa nữa. Ngay cả trong một gia đình bây giờ, cái hố ngăn cách giữa bố mẹ và con cũng đã lù lù, do mẹ không thể dạy con vì không hiểu sách của con nói gì, và con thì chê mẹ dốt vì sách lớp 6 của con mà mẹ đọc mãi không hiểu thì đúng là mẹ dốt rồi.
    (Quả thật, chẳng cần bạn là người yếu bóng vía, chỉ cần đọc sách giáo khoa của các thời kỳ rồi so sánh, cũng sẽ sợ hãi và hoang mang, nghĩ hay là thế hệ mình kém quá chăng, khi bọn trẻ con ngày nay giỏi thế, hiểu được những câu đặc từ kép Hán Việt, mà điểm số cuối năm vẫn cao ngút trời.
    Thí dụ, nghĩ tới cảnh con mình, 11 tuổi, non nớt và ngây thơ, thỉnh thoảng còn đái dầm, mà đã có thể hiểu được và học thuộc lòng được đoạn "bác học" sau trong sách Ngữ Văn cải cách lớp 6, ngay bài 1:
    Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
    Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

    ... thì bạn chẳng hãnh diện sao? Vì đó rõ ràng là bằng chứng sống của sự tiến hóa (theo hướng tích cực) của loài người mà!)
    2.
    Soạn sách Giáo khoa chắc không phải chuyện đùa, cho nên ngày trước đã phải dùng tới tận ông Trần Trọng Kim để soạn cái bộ sách Tiểu học.
    Không phải đùa, vì có lẽ, loại sách này, ngoài cái nhiệm vụ khai mở trí năng (tôi dùng từ Hán Việt nhé), hẳn còn phải làm thêm cái việc liên kết các thế hệ. Trong gia đình cũng có một thứ "tình nghĩa giáo khoa thư", khi ông bà, bố mẹ có chung với con, với cháu một loại kỷ niệm "xuyên thời gian" là những bài văn mẫu mực, hợp tuổi, của sách giáo khoa.
    Nhưng, như đã nói ở đầu bài, nếu sách giáo khoa cải cách xoành xoạch, thì cái sợi dây nối thế hệ ấy đừng mong mà có.
    Và, sự cải cách sách giáo khoa chỉ tránh khỏi (hay chậm lại) được, khi mà những bài học trong đó thật mẫu mực, "thời nào cũng thuộc được", với giá trị trải qua mấy chục năm vẫn không đổi.
    Chuyện đó hơi khó với sách giáo khoa mình, khi còn những đoạn sau, nằm nghiễm nhiên trong sách giáo khoa (cũng sách Ngữ văn cải cách lớp 6, trang 29):
    "Chiều ngày 3. 4. 2002, trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba với chủ đề "Ấn tượng Huế - Việt Nam 2002" đã khai mạc tại công viên 3. 2, mở đầu các hoạt động nghệ thuật của Festival Huế 2002. Tham gia trại lần này có 27 tác giả quốc tế từ 18 nước của 4 châu lục và 11 tác giả Việt Nam. Giúp việc cho các nhà điêu khắc có gần 100 thợ đá, gò, hàn lành nghề và 15 sinh viên khoa điêu khắc của Trường Ðại học Nghệ thuật Huế. Trại bế mạc vào ngày 11. 5. 2002. Tất cả tác phẩm sẽ được tặng cho địa phương để xây dựng một vườn tượng tại Huế.
    (Báo Thanh Niên, ngày 4. 4. 2002)

    Thật chẳng có gì sai cả, cái đoạn báo này. Nó đúng ngữ pháp, nó có thông tin, nhưng hình như nó thiếu một cái tiêu chuẩn gì đó để đưa vào sách giáo khoa - Một cái tiêu chuẩn gì đó tôi không biết gọi tên, nhưng nó mang "chất giáo khoa", rất mẫu mực đặc trưng, không cũ với thời gian, để các thế hệ học trò cùng thuộc, cùng nhớ.
    Thế rồi sao? Thế rồi một vài năm sau, chắc lại có người thắc mắc, người ta nói, đưa như thế thì đoạn báo nào chẳng đưa vào giáo khoa được. Và người ta sẽ lại đòi thay đổi, thay những đoạn văn đại loại như trên bằng những đoạn văn khác, và học trò sẽ lại có sách cải cách.
    Nhưng học trò không phải là thứ để chúng ta thí nghiệm. Cái sợi dây "đồng môn" giữa các thế hệ học trò cũng không thể là thứ nạn nhân "bao cấp" của các nhà cải cách giáo dục. Và nếu sách cải cách cứ như thế này, thì cái món nợ "tình nghĩa giáo khoa thư" của ngành giáo dục đối với các thế hệ người Việt Nam chỉ càng chồng chất mãi lên thôi.
    (Nguồn: Thể thao-Văn hoá 2002 )

Chia sẻ trang này